Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

luc dan hoi o vi tri bat ki

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.5 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Lực đàn hồi ở vị trí bất kì 1. Treo vật M vào 1 lò xo làm lò xo giãn 10cm, lực đàn hồi tác dụng lên vật là 1N. Tính độ cứng của lò xo là: A.200N/m B.10N/m C.100N/m D.1N/m 2. 1 con lắc lò xo dộ cứng k, đầu dưới có vật m=100g. Chọn gốc tọa độ O tại VTCB, trục Ox thẳng đứng. Kích thích cho vật dao động với pt x=4cos(20t-π/3)cm. Độ lớn của lực do lò xo tác dụng vào giá treo khi vật đạt vị trí cao nhất là: A.1N B.0,6N C.0,4N D.0,2N 3. 1 con lắc lò xo treo thẳng đứng, đầu dưới có vật m=0,5kg; cho biết gốc tọa độ trùng VTCB chiều dương hướng xuống và ptdđ của vật là x=10cos(πt- π/2)cm. Lực tác dụng vào điểm treo vào thời điểm 0,5s là: A.1N B.5N C.5,5N D.0N 4. 1 con lắc lò xo treo thẳng đứng, đầu dưới có vật m=0,5kg; cho biết gốc tọa độ trùng VTCB chiều dương hướng xuống và ptdđ của vật là x=10cos(πt- π/4)cm. Lực tác dụng vào điểm treo vào thời điểm 0,5s là: A.1N B.5N C.4,5N D.0N 5. Gắn 1 vật khối lượng 400g vào đầu còn lại của lò xo treo thẳng đứng thì khi vật cân bằng lò xo giãn 1 đoạn 10cm. Từ VTCB kéo xuống 1 đoạn 5cm theo phương thẳng đứng rồi buông cho vật dao động điều hòa. Kể từ lúc thả vật cho đến lúc vật đi được 1 đoạn 7cm, thì lúc đó độ lớn lực đàn hồi tác dụng lên vật là bao nhiêu? A.2,8N B.2N C.4,8N D.3,2N 6. 1 hệ gồm 2 lò xo l1,l2 mắc song song với nhau có độ cứng k1=60N/m, k2=40N/m, 1 đầu gắn cố định, đầu còn lại gắn vào vật m có thể dđđh theo phương ngang như hình vẽ. Khi ở trạng thái cân bằng lò xo l 1 bị nén 2cm. Lực đàn hồi tác dụng vào m khi vật có li độ 1cm là: A.1,0N B.2,2N C.0,6N D.3,4N. Lực đàn hồi cực đại 7. 1 con lắc lò xo độ cứng k treo thẳng, đầu trên cố định, đầu dưới gắn vật. Độ giãn tại VTCB là ∆l0. Cho con lắc dđđh theo phương thẳng đứng với biên độ A (A<∆l0). Trong quá trình dao động lực tác dụng vào điểm treo có độ lớn nhỏ nhất là: A. F=0 B.F=k(∆l0-A) C.F=k(∆l0+A) D.F=k∆l0 8. 1 con lắc lò xo độ cứng k treo thẳng, đầu trên cố định, đầu dưới gắn vật. Độ giãn tại VTCB là ∆l0. Cho con lắc dđđh theo phương thẳng đứng với biên độ A (A>∆l0). Trong quá trình dao động lực tác dụng vào điểm treo có độ lớn nhỏ nhất là: A.F=0 B.F=k(A-∆l0) C.F=k(∆l0+A) D.F=kA+∆l0. 9. Treo quả cầu khối lượng m vào lò xo tại nơi có gia tốc trọng trường. Cho quả cầu dđđh với biên độ A theo phương thẳng đứng. Lực đàn hồi cực đại của lò xo là: A.Fmax=kA B.Fmax=kA+mg C.Fmax=mg-kA D. Không có đáp án đúng 10. 1 con lắc lò xo có độ cứng k, treo quả nặng có khối lượng m. Hệ dao động với biên độ A, chu kì T. Giá trị cực đại của lực đàn hồi là: A. Fmax=k(2A+mg/k) B. Fmax=k(-A+mg/k) C. Fmax=k(A+mg/k) D. Fmax=k(A+2mg/k) 11. 1 con lắc lò xo gồm vật m=0,1kg và k=40N/m treo thẳng đứng. Cho con lắc dao động với biên độ 3cm. Lực cực đại tác dụng vào điểm treo là: A.2,2N B.0,2N C.0,1N D.Tất cả đều sai 12. 1 con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng m=0,2kg treo vào lò xo có độ cứng k=100N/m. Cho vật dđđh theo phương thẳng đứng với A=1,5cm. Lực đàn hồi cực đại là: A.3,5N B.2N C.1,5N D.0,5N 13. 1 con lắc lò xo nằm ngang dđđh với A=0,1m, T=0,5s. Khôi lượng quả lắc m=0,25kg. Lực đàn hồi tác dụng lên quả lắc có giá trị là: A.0,4N B.4N C.10N D.40N 14. 1 lò xo độ cứng k treo thẳng đứng, chiều dài tự nhiên l 0=20cm. Khi cân bằng chiều dài lò xo là 22cm. Kích thích cho quả cầu dđđh với pt x=2cos(ωtπ/2)cm. Trong quá trình dao động lực cực đại tác dụng vào điểm treo có cường độ 2N. Khối lượng quả cầu là: A.0,4kg B.0,2kg C.0,1kg D.10g 15. 1 con lắc lò xo gồm vật m=1kg, g=10m/s 2 dao động không ma sát. Nếu lực đàn hồi cực đại khi vật dao động theo phương thẳng đứng là 16N thì lực đàn hồi cực đại của lò xo khi vật dao động trên mặt phẳng nghiêng 30 0 cùng với biên độ với dao động thẳng đứng sẽ là: A.8N B.11N C.13N D.16N. Lực đàn hồi cực tiểu 16. 1 con lắc lò xo gồm vật m=0,1kg và k=40N/m treo thẳng đứng. Vật dđđh với biên độ 5cm. Lực cực tiểu tác dụng vào điểm treo là: A.1N B.0,5N C.0 N D.Tất cả đều sai 17. 1 con lắc lò xo gồm vật m=0,2kg và k=200N/m. Vật dđđh với A=4cm. Lực đàn hồi cực tiểu tác dụng vào vật trong quá trình dao động là: A.3N B.2N C.1N D.0 N 18. 1 con lắc lò xo gồm vật m=0,5kg và k=100N/m. Vật dđđh với A=3cm. Lực đàn hồi cực tiểu có giá trị là: A.3N B.2N C.1N D.0N.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 19. 1 lò xo treo thẳng đứng đầu dưới có 1 vật m dđđh với pt x=2,5cos(10√5 t)cm, Lực cực tiểu tác dụng vào điểm treo là: A.1N B.2N C.0N D.Không xđ được vì chưa biết m 20.1 lò xo dao động ở phương thẳng đứng có k=40N/m, m=200g. Từ VTCB kéo vật hướng xuống 5cm rồi buông nhẹ cho vật dao động. Giá trị cực đại và cực tiểu của lực đàn hồi là: A.Tmax=2N,Tmin=2N B.Tmax=4N,Tmin=2N C.Tmax=2N,Tmin=0N D.Tmax=4N,Tmin=0N 21. 1 lò xo dao động ở phương thẳng đứng có m=100g, lấy g=10m/s 2. Giữ vật ở vị trí sao cho lò xo ở trạng thái tự nhiên rồi thả cho vật dao động. Giá trị nhỏ nhất của lực đàn hồi là: A.1N B.2N C.0N D.Không xđ được vì chưa biết k 22. Treo 1 vật m=200g vào 1đầu lò xo, đầu còn lại của lò xo cố định. Từ VTCB nâng vật lên theo phương thẳng đứng đến khi lò xo không biến dạng rồi thả nhẹ thì lực cực đại và cực tiểu mà lò xo tác dụng vào điểm treo lần lượt là: A.4N, 0N B.2N, 0N C.4N, 2N D.Không đủ dữ kiện để tính 23. 1 lò xo độ cứng k=100N/m, m=100g treo thẳng đứng, dđđh với A=3cm. Xác định lực đẩy và lực kéo cực đại của lò xo tác dụng lên điểm treo: A.2N, 3N B.2N, 4N C.0N, 3N D.0N, 2N. Tỉ số lực đàn hồi 24. 1 con lắc lò xo treo thẳng đứng khối lượng không đáng kể. Hòn bi đang ở VTCB thì được kéo xuống dưới theo phương thẳng đứng 1 đoạn 3cm rồi thả cho nó dao động. Hòn bi thực hiện 50 dao động mất 20s. Tỉ số đô lớn lực đàn hồi cực đại và cực tiểu của lò xo khi dao động là: A. 5 B. 4 C. 7 D. 3 25. 1 con lắc lò xo treo thẳng đứng, lò xo có chiều dài tự nhiên 125cm đầu dưới có 1 vật m dao động với pt x=10cos(ωt-π/3)cm, chiều dương hướng lên. Tỉ số đô lớn lực đàn hồi cực đại và cực tiểu của lò xo khi dao động là 7/3. Tần số dao động và chiều dài ban đầu của con lắc là: A.1Hz, 145cm B. 1/2Hz, 145cm C. 1/2Hz, 125cm D. 1Hz, 125cm 26. Con lắc lò xo treo thẳng đứng. Đầu dưới của lò xo treo 1 vật m dao động với A=10cm. Tỉ số đô lớn lự.c đàn hồi cực đại và cực tiểu của lò xo khi dao động là 13/3. Tần số dao động của con lắc là: A. 2,5Hz B.0,25Hz C.0,5Hz D.1,25Hz. 27. 1 con lắc lò xo treo thẳng đứng, khi treo vật lò xo giãn 5cm. Kích thích cho vật dđđh. Trong quá trình dao động lực đàn hồi cực đại gấp 4 lần lực đàn hồi cực tiểu của lò xo. Biên độ dao động là: A.2cm B.3cm C.2,5cm D.4cm 28. 1 con lắc lò xo có độ cứng k treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới gắn với vật. Gọi độ giãn của lò xo khi ở VTCB là ∆l 0. Cho con lắc dđđh theo phương thẳng đứng với biên độ A (A<∆l0) . Trong quá trình dao động, lò xo: (Chọn đáp án sai) A. bị giãn cực đại 1 lượng là A+∆l0 B. Có lúc bị nén có lúc bị giãn có lúc không biến dạng C. Lực tác dụng của lò xo lên giá treo là lực kéo D. Bị giãn cực tiểu 1ượng là ∆l0-A 29. 1 con lắc lò xo có m=100g, k=50N/m dđđh theo phương thẳng đứng. Nếu vật m nối với lò xo bằng dây mềm, không giãn thì biên độ A phải nằm trong giới hạn nào thì vật dđđh: A. A≤1cm B. A≤2cm C. A≤3cm D. A≤4cm 30. Hai dây cao su vô cùng nhỏ, có độ dài tự nhiên bằng nhau l 0. Một chất điểm m được gắn với 1 đầu của mỗi đầu của dây, các đầu còn lại được kéo căng theo phương ngang sao cho mỗi dây có chiều dài l. Tìm biên độ dao động cực đại của m để dao động đó là dđđh. Biết rằng dây cao su không tác dụng lên m khi nó bị trùng A.(l-l0)/2 B.2 (l-l0) C.l0 D. l-l0.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×