Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

tiểu luận môn QTSX lập kế hoạch sản xuất cty DRC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.99 KB, 19 trang )

BÀI TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
Đề tài: Lập kế hoạch đầu tư sản xuất lốp radial toàn thép cho Công
ty DRC

Lời mở đầu
Trong giao thông vận tải đường bộ hiện đại, xe ôtô lưu thông trên đường cao tốc
hầu hết sử dụng lốp radial là loại lốp có nhiều tính năng sử dụng vượt trội so với lốp
truyền thống. Có thể nói săm lốp ơtơ là loại sản phẩm tiêu dùng mang tính xã hội hóa
cao, ở khía cạnh nào đó nó cịn phản ánh mức độ phát triển của nền kinh tế và sự tiên tiến
của sản xuất công nghiệp.
Việt nam là nước đang phát triển, đang phấn đấu trở thành nước công nghiệp vào
năm 2020 với những kế hoạch dài hạn, trong đó có các dự án phát triển cơ sở hạ tầng
giao thông. Điều này tạo ra cơ hội cho các đơn vị sản xuất săm lốp ôtô trong nước đồng
thời cũng tao ra thách thức lớn. Đó là lốp ơtơ trong nước đang sản xuất là loại mành chéo
(bias), để chuyển sang sản xuất lốp radial yêu cầu phải đầu tư lớn, phải có đội ngũ lao
động qua đào tạo, được huấn luyện kỹ và tuân thủ chặt chẽ kỷ luật công nghệ đồng thời
phải chịu sự cạnh tranh với sản phẩm cùng loại nhập khẩu. Tuy nhiên sản xuất lốp radial
là mục tiêu mà các nhà sản xuất lốp ôtô đều hướng tới. Công ty cổ phần cao su Đà nẵng
cũng trong xu thế đó. Với thế mạnh là nhà sản xuất lốp xe tải hàng đầu ở Việt nam, trong
thời gian tới Công ty định hướng đầu tư sản xuất lốp xe tải radial toàn thép (TBR). Yêu
cầu đặt ra là dây chuyền sản xuất phải đạt các chuẩn mực tiến tiến của thế giới, sản phẩm
làm ra đạt chất lượng quốc tế, có cơng suất thiết kế phù hợp khả năng tổ chức sản xuất và
tiêu thụ, đồng thời đảm bảo hiệu quả kinh tế đầu tư. Theo tính tốn và kinh nghiệm thực
tiễn của tư vấn nước ngoài, để đảm bảo hiệu quả kinh tế đầu tư cao thì dây chuyền sản
xuất lốp xe tải radial tồn thép cơng suất phải từ 1.000.000 sản phẩm/năm và tối thiểu
phải đạt 600.000 sản phẩm/năm. Với diện tích đất dự kiến dành cho Dự án (DA), với khả
năng tổ chức sản xuất, quy mô thị trường ban đầu và kỳ vọng mời gọi các nhà đầu tư
trong và ngồi nước, Cơng ty chọn cơng suất DA ở mức tối thiểu 600.000 lốp/năm. Khi
cần tăng sản lượng chỉ thêm các modul thiết bị sản xuất. Do vậy, lập kế hoạch đầu tư sản
xuất lốp radial cho công ty DRC là rất cần thiết.
1




Lập kế hoạch đầu tư sản xuất lốp radial toàn thép cho Công ty DRC

Phần I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
Nếu phân loại theo góc của sợi mành trên thân lốp với mặt phẳng kinh tuyến đi
qua trục quay thì lốp ơtơ có hai loại là Bias và Radial. Lốp bias dùng vải mành nylon với
kết cấu sợi chéo góc so với mặt phẳng kinh tuyến (hoặc chéo góc so với đường chu vi
lốp) (Hình 1), để sản xuất loại lốp theo kết cấu này yêu cầu công nghệ không quá phức
tạp, mức độ đầu tư không quá cao. Các công ty cao su lớn trong nước hiện sản xuất loại
lốp này.
Lốp radial có kết cấu hồn tồn khác. Để sản xuất loại lốp này yêu cầu đầu
tư thiết bị đồng bộ và các bí quyết cơng nghệ với chi phí đầu tư khơng nhỏ, tuy nhiên
chính kết cấu lốp tạo nên các tính năng ưu việt hơn hẳn lốp bias về các chỉ tiêu kinh tế-kỹ
thuật, đặc biệt như : lực cản lăn thấp cho phép xe chạy ổn định ở tốc độ cao, giảm tiêu
hao nhiên liệu so với lốp bias (giảm 12-16% theo kiểm chứng thực tế của hãng Michelin
tại Việt Nam), độ cứng vững độ bền cao gấp 2 lần lốp bias, sinh nhiệt thấp tản nhiệt
nhanh, giảm chấn tốt, gia tốc nhạy cảm, hiệu suất phanh hãm cao cho phép xe chạy tốc
độ cao nhưng rất ổn định; tính năng chịu mài mịn tốt, lý trình chạy cao, tuổi thọ cao; cho
phép đắp lại nhiều lần…. Nhờ những đặc tính sử dụng ưu việt này mà lốp radial được sử
dụng rộng rãi tại các nước công nghiệp phát triển, ở các nước khác tỷ lệ sử dụng lốp
radial cũng ngày càng tăng.
Ở Việt nam các dự án phát triển cơ sở hạ tầng được Chính phủ đặc biệt quan
tâm đầu tư, những năm gần đây nhiều dự án đường cao tốc được đồng loạt triển khai cho
thấy trong 5-10 năm tới hệ thống giao thơng sẽ tốt hơn nhiều so với hiện tại, vì thế nhu
cầu sử dụng lốp radial cũng tăng lên và đây là xu thế tất yếu. Theo khảo sát chưa đầy đủ,
trên thị trường nội địa 90% lốp xe con, xe tải nhẹ và 100% nặng, xe bus sử dụng lốp
radial nhập ngoại, hầu hết xe bus, xe tải đường dài đã chuyển sang sử dụng lốp bố thép
2



(TBR) thay cho lốp bố nylon. Thị phần lốp radial hồn tồn do các cơng ty nước ngồi
nắm giữ.
Theo một dự báo của FORD VIỆT NAM, do Công ty cổ phần thiết kế cơng nghiệp
hóa chất (CECO) trích dẫn, dự báo nhu cầu lốp radial tiêu thụ tại Việt nam đến 2020 như
sau:
Đơn vị : 1000
Phương tiện

2007

2008

2009

2010

2020

Xe con, xe tải nhẹ (cỡ vành ≤16” 1.105

1.380

1.775

2.347

4.580

325


400

510

663

1.270

1.430

1.780

2.285

3.010

5.850

-lốp PCR)
Xe tốc độ cao ( cỡ vành ≥20”
-lốp TBR)
Cộng

Lốp ôtô DRC đã tạo dựng được uy tín trên thị trường trong và ngồi nước. Riêng
xuất khẩu doanh thu hàng năm hơn 10 triệu đô-la Mỹ. Có nhiều đơn đặt hàng lốp TBR
nhưng Cơng ty chưa sản xuất.
Hội đồng quản trị Công ty cổ phần cao su Đà nẵng đã thông qua định
hướng phát triển chiến lược đến năm 2010-2015 xây dựng nhà máy sản xuất lốp radial
theo công nghệ tiên tiến. Sản phẩm của Dự án, ngồi thương hiệu DRC, cịn có thể gia

cơng theo thương hiệu đặt hàng của khách hàng. Kỳ vọng qua Dự án này lốp xe tải radial
toàn thép thương hiệu DRC sẽ tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong và
ngồi nước.
Việt nam có nguồn cao su thiên nhiên là lợi thế lớn trong cung ứng
nguyên liệu-cho phép đưa ra sản phẩm có giá cả cạnh tranh hơn đồng thời triển khai Dự
án sẽ góp phần giảm xuất khẩu ngun liệu thơ theo chủ trương của Chính phủ.

Phần II. GIỚI THIỆU VỀ LỐP RADIAL

3


Lốp radial có thiết kế hồn tồn khác lốp bias (Hình a), sợi mành trên thân lốp tạo
với mặt phẳng kinh tuyến góc 0o từ vịng tanh này sang vịng tanh kia ,vng góc với
đường chu vi lốp (Hình b).

Vết mặt phẳng kinh tuyến

Kết cấu lốp radial gồm có các thành phần cơ bản như sau:
- Tầng hoãn xung gồm các lớp mành thép tráng cao su, hướng sợi thép tạo góc nhỏ (10 0300) với chu vi lốp tạo nên độ cứng vững, chống biến dạng lốp khi thay đổi hướng
chuyển động, nhờ đó giảm nhiệt nội sinh;
- Bên ngồi tầng hỗn xung là lớp mành thép có tác dụng chống lại sự dãn nở của lốp do
lực ly tâm sinh ra trong quá trình xe chạy tốc độ cao;
- Mặt lốp là phần tiếp xúc trực tiếp mặt đường với hoa lốp được tính tốn thiết kế đảm
bảo bám đường, đuổi nước, dễ tách dị vật ra khỏi rãnh hoa khi lốp vận hành, đồng thời
đảm bảo độ ồn không vượt tiêu chuẩn cho phép;
- Hông lốp được thiết kế mỏng có khả năng chịu uốn gập tốt do đó lốp chạy ổn định, bám
đường tốt hơn và lượng mài mịn ít hơn lốp bias, việc điều khiển xe vì thế cũng nhẹ
nhàng hơn;
- Lớp cao su lót trong (Innerliner) là phần đặc biệt quan trọng của lốp khơng săm, tạo độ

kín ngăn khơng cho khí nén thốt ra khỏi lốp xe khi đã bơm căng.
Lốp radial do Hãng Michelin (Pháp) nghiên cứu từ năm 1938, được cấp bằng
sáng chế năm 1946, đưa ra thị trường lần đầu tiên vào năm 1949 và thu được thành công
lớn nhờ những tính năng ưu việt mà nó đem lại so với lốp bias vào những năm đó, dần
4


dần các nước khác cũng triển khai nghiên cứu sản xuất và ngày nay đã trở thành xu thế
tất yếu của ngành công nghiệp sản xuất lốp ôtô phục vụ giao thông đường bộ hiện đại.
Bản vẽ mặt cắt ngang mơ tả các chi tiết chính của lốp radial trên Hình 3.

Hình 3. Kết cấu của lốp radial khơng săm
1- Lớp hoãn xung; 2-Lớp cao su mặt chạy; 3-Lớp mành radial thân lốp;
4-Lớp cao su hông lốp; 5-Lớp chống thấm khí ; 6-Vùng gót lốp; 7-Tanh.
A/Quy trình sản xuất lốp radial:
Quy trình sản xuất lốp ơtơ bias và radial tương tự như nhau, tuy nhiên do kết cấu khác
nhau cơ bản như sau :
-Trên lốp bias sợi mành chéo góc 38o-42o với chu vi lốp. Hai lớp vải mành liền kề nhau
được ghép chéo theo hai hướng đối xứng. Để tăng mức độ chịu tải phải tăng số lớp vải và
số vịng tanh (Hình 4a);
-Trên lốp radial sợi mành xếp theo hướng kính tạo góc 90 o với chu vi lốp. Sợi mành
không đặt chéo mà song song với nhau, tuỳ theo đặc tính sử dụng có thể dùng tồn sợi
kim loại (lốp toàn thép-TBR) hoặc kết hợp nylon+vải mành kim loại (lốp bán thép-PCR).
5


Để thay đổi mức độ chịu tải của lốp người ta điều chỉnh đường kính sợi thép, kết cấu sợi
thép, và mật độ sợi trên lốp (Hình 4b).
nên cơng nghệ sản xuất lốp radial khác và phức tạp hơn nhiều so với sản xuất lốp bias.
Cụ thể là:

· Về mặt hình học mỗi quy cách lốp có thành phần, kích thước khác nhau với các yêu cầu
nghiêm ngặt về độ chính xác cũng như các biện pháp kiểm tra trong quá trình sản xuất và
kiểm tra trước khi xuất xưởng.

Hình 4. Vị trí các lớp vải mành trên thân lốp
a- Trên lốp Bias; b- Trên lốp radial
a) Lốp Bias
b) Lốp Radial
6


· Về đơn pha chế : các loại cao su, hố chất, phụ gia cũng được tính tốn định lượng theo
từng mục tiêu đáp ứng các tính năng cơ lý hóa từng khu vực trên lốp, cụ thể là:
+ Mặt lốp phải có khả năng chịu mài mịn cao, lực cản lăn thấp, chống lão hóa tốt,....;
+ Hơng lốp chịu uốn gập tốt, khả năng chống lão hố ozơn cao;
+ Thân lốp phải bám dính tốt với sợi thép và vải mành, với cao su mặt lốp, hông lốp;
+ Lớp cao su lót trong lốp (Innerliner) phải chống thấm khí tốt;
+ Cao su bọc tanh và cao su tam giác phải đủ cứng vững để giữ vòng tanh và bảo vệ vùng
gót lốp.
+ v.v ….
Dây chuyền sản xuất lốp radial gồm 7 cơng đoạn chính như sau:
1) Luyện
2) Cán tráng
3) Gia công tanh
4) Ép đùn các thành phần mặt lốp, hơng lốp
5) Thành hình
6) Lưu hố
7) Kiểm tra thành phẩm
B. Xác định cấu hình nhà máy:
Cơng suất của nhà máy sản xuất lốp radial phải xem xét trên các vấn đề sau:

- Nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu;
- Nguồn nhân lực cho DA;
- Khả năng cung ứng nguyên vật liệu;
- Khả năng cạnh tranh của sản phẩm với hàng nhập khẩu và với các nhà máy khác trong
nước.
Như đã nêu ở Phần I, căn cứ các dự báo nhu cầu tiêu thụ và tình hình phát triển mạng
lưới đường cao tốc của Việt nam, thị trường trong nước có nhu cầu lớn về lốp radial và
tương thích với quy mơ đầu tư tối thiểu để có một nhà máy sản xuất lốp radial tiên tiến.
7


Về tiêu thụ nội địa Cơng ty đã có hệ thống đại lý phân phối trên mọi tỉnh thành trong cả
nước. Về xuất khẩu, hiện chưa thể thiết lập mạng lưới phân phối quốc tế, nhưng có thể
tham gia vào hệ thống phân phối đang có bằng cách mời gọi chính các nhà phân phối
tham gia đầu tư vào DA và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường thế giới. Khi triển khai DA
sẽ không tổ chức xây dựng nhà xưởng và mua sắm đồng bộ trang thiết bị mà sẽ phân kỳ
đầu tư theo thời gian để phù hợp tiến độ thực hiện DA và khả năng huy động vốn, phù
hợp chiến lược marketting sản phẩm mới. Sau đây sẽ phân tích thêm các yếu tố khác, cụ
thể là:
- Về nguồn nhân lực: Đà nẵng là trung tâm của miền Trung, là nơi tập trung nhiều trường
đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Mỗi năm các trường cho ra hàng trăm kỹ
sư, cử nhân các chuyên ngành, hàng ngàn cơng nhân có tay nghề nên việc thu hút nhân
lực cho nhà máy sản xuất lốp radial với u cầu nhân sự khoảng một nghìn người có thể
giải quyết được;
- Về cung ứng nguyên vật liệu: với vị trí địa lý của Đà nẵng nằm trên trục giao thơng
đường bộ Bắc-Nam, có cảng biển, sân bay nên cung ứng nguyên vật liệu phục vụ kế
hoạch sản xuất là hoàn toàn khả thi;
- Về khả năng cạnh tranh của sản phẩm với hàng nhập khẩu và với các nhà máy khác
trong nước: đây là nhà máy sản xuất lốp radial đầu tiên của Việt nam nên vấn đề chủ yếu
là khả năng cạnh tranh đối với hàng nhập khẩu. Về mặt kỹ thuật, sản phẩm phải đạt các

tiêu chuẩn kỹ thuật của Châu Âu (ETRTO), Bắc Mỹ (DOT) và Nhật bản (JIS) theo yêu
cầu sử dụng của khách hàng và cũng là mục tiêu của Chủ đầu tư khi thiết lập DA. Lốp
làm ra tại Việt nam với một số nguyên vật liệu trong nước (đặc biệt là cao su thiên nhiên)
nên chi phí sản xuất sẽ rẻ hơn. Mặt khác với hệ thống đại lý trải đều khắp Việt nam và
công tác marketting linh hoạt sẽ đưa ra giá bán phù hợp với người tiêu dùng nên việc
cạnh tranh được với hàng nhập khẩu là có cơ sở.
Vấn đề cịn lại là quy mơ sản xuất thương mại và phương án sản phẩm. Về quy mô sản
xuất đã có nhiều tính tốn cho thấy cơng suất của nhà máy càng lớn suất đầu tư càng thấp
và lợi nhuận càng cao. Tất nhiên điều này còn phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ, khả năng
huy động vốn cho DA cũng như các yếu tố tác động tương hỗ khác. Về lý thuyết, để đảm
bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, công suất của dây chuyền sản xuất lốp radial toàn thép
tối thiểu phải 600.000 sản phẩm/năm. Tuy sản phẩm yêu cầu công nghệ cao và phức tạp
8


nhưng với quy mô 600.000 lốp/năm Công ty đủ khả năng chia sẻ cán bộ quản lý, cán bộ
kỹ thuật và huấn luyện công nhân để tổ chức sản xuất. Tiêu thụ sản phẩm tương đối thuận
lợi do sản lượng ban đầu khơng q cao. Khi có nhu cầu tiêu thụ chỉ cần tăng thêm
modul thiết bị để sản xuất tăng sản lượng. Do đó sẽ chọn cơng suất DA 600.000 lốp/năm.
C. Định hướng công nghệ sản xuất lốp radial cho DA:
Từ những năm bẩy mươi thế kỷ trước Trung quốc tiến hành làm lốp radial trên cơ sở mua
thiết bị đồng bộ và know-how của nhiều nước trên thế giới, quá trình từ thử nghiệm đến
sản xuất hàng loạt đã tích hợp được ưu điểm của nhiều hãng khác nhau và đã “Trung
quốc hóa” cơng nghệ làm lốp radial. Hiện Trung quốc có khoảng 300 doanh nghiệp sản
xuất lốp ôtô trong đó có 33 doanh nghiệp làm lốp radial bán thép và 32 doanh nghiệp làm
lốp toàn thép. Theo số liệu của Hiệp hội cao su Trung quốc sản lượng năm 2006 là 280
triệu lốp ơtơ, trong đó 178,6 triệu lốp radial chiếm 63,7% (gồm 140 triệu lốp bán thép và
38,6 triệu lốp tồn thép). Tìm hiểu khảo sát thực tế cho thấy học tập công nghệ làm lốp
radial của Trung quốc có tính khả thi cao, các nhà tư vấn Trung quốc sẵn sàng tham gia
góp vốn đầu tư bằng bí quyết cơng nghệ, tư vấn trong thời gian lập DA, tư vấn lựa chọn

thiết bị và tham gia trực tiếp vào quá trình điều hành và quản lý sản xuất cho đến khi sản
phẩm đạt chất lượng yêu cầu, giúp tránh tỷ lệ phế phẩm cao, tổn hao vật tư lớn, chất
lượng sản phẩm không ổn định nhờ đó giảm được nhiều tổn thất vật chất, giảm tỷ lệ phế,
đồng thời khi sản phẩm đạt chuẩn chất lượng quốc tế sẵn sàng đặt hàng gia công lốp để
tiêu thụ trong mạng phân phối toàn cầu. Ngoài ra cịn có nhiều thuận lợi khác trong việc
đào tạo nguồn nhân lực tại Trung quốc và Việt nam. Vì vậy sẽ định hướng sản xuất lốp
radial tồn thép theo cơng nghệ Trung quốc.
D. Chất lượng sản phẩm và dự kiến kế hoạch sản xuất:
Chất lượng nguyên vật liệu đầu vào và các tiêu chuẩn phân tích kiểm nghiệm nguyên vật
liệu cũng như kiểm tra chất lượng sản phẩm phải tuân theo tiêu chuẩn Việt nam (TCVN)
và yêu cầu của Hãng chuyển giao công nghệ. Mặt khác đây là DA chuyển giao công nghệ
đồng bộ nên yêu cầu chất lượng sản phẩm phải đáp ứng được các tiêu chuẩn của châu Âu
(ETRTO), Mỹ (DOT) và Nhật bản (JIS).

Phương án sản phẩm với các quy cách và sản lượng tương ứng
theo bảng dưới đây

9


TT Quy cách

Sản lượng

Lốp có săm

250.000

1


10.00R20

80.000

2

12.00R24

60.000

3

11.00R20

50.000

4

12.00R20

30.000

5

14.00R20

30.000

Lốp khơng săm


350.000

1

315/80R22.5

100.000

2

295/80R22.5

80.000

3

11.00R22.5

70.000

4

385/65R22.5

50.000

5

12.00R22.5


30.000

6

275/70R22.5

20.000

TỔNG CỘNG

600.000

Lần đầu tiên tại Việt nam xây dựng nhà máy sản xuất lốp radial công nghệ tiên tiến, trang
thiết bị hiện đại nếu cùng lúc tổ chức xây dựng và mua sắm trang thiết bị đạt công suất
thiết kế ngay sẽ không ổn định được chất lượng sản phẩm và gây lãng phí vốn đầu tư. Do
đó sẽ phải lập chương trình sản xuất theo hướng công suất tăng dần qua các năm như sau:
Thời gian

Công suất

Năm thứ 1

40 %

Năm thứ 2

60 %

Năm thứ 3


100 %

10


phấn đấu ra sản phẩm sau 18-24 tháng xây dựng. Giai đoạn 2 chỉ mua sắm thiết bị nâng
công suất.
Sản phẩm của DA dự kiến xuất khẩu 40% và tiêu thụ trong nước 60%. Q trình sản xuất
kinh doanh có thể thay đổi tỷ lệ này cho phù hợp với điều kiện thực tế
E. Các yếu tố phải đáp ứng:
Trên cơ sở quy trình cơng nghệ sản xuất lốp radial toàn thép và sản lượng sản phẩm đã
dự kiến mặt bằng tổng thể toàn nhà máy sản xuất với các phân khu chức năng, từ đó xác
định nhu cầu phải đáp ứng như sau:
Tổng diện tích đất sử dụng cho Dự án là 80.000 m2 (8 hec-ta) có tính đến cả kho bãi.
1) Các cơng trình xây dựng gồm có: kho nguyên vật liệu, xưởng luyện, xưởng sản xuất
lốp Radial, kho thành phẩm, trạm bơm nước phòng cháy chữa cháy, trạm thu hồi và xử lý
nước thải, kho cao su nguyên liệu và kho phế phẩm, trạm điện tổng và văn phòng.
- Kho nguyên vật liệu (một tầng) rộng 24m x dài 103m =2472m2, chiều cao cột 5 m.
- Xưởng luyện cao su rộng 69m x dài 117m =8073m 2 ,4 tầng, chiều cao mỗi tầng lần
lượt là 7.8m; 7.5m; 6m và 6m.
- Xưởng sản xuất lốp Radial (một tầng) rộng 96m x dài 384m = 36.864m 2, chiều cao trần
7,8m.
- Kho thành phẩm (một tầng) rộng 36m x dài 105m = 3.780m2 , chiều cao cột 5m.
- Trạm bơm nước phòng cháy chữa cháy, rộng 12m x dài 27m = 324m 2 và bể nước sạch
1000m3
- Trạm thu hồi nước và xử lý nước thải rộng 12m x dài 27m=324m 2. Bể chứa nước thải
500m3
- Kho phế phẩm sau lưu hoá rộng 18m x dài 48m =864m2
- Trạm điện tổng rộng 24m x dài 48m =1.152m2
- Văn phòng kết cấu 2 (hoặc 3) tầng , rộng 15m x dài 48m =720m 2, chiều cao mỗi tầng

3m được thiết kế ghép cùng xưởng SX chính.
Tổng diện tích chiếm đất của các cơng trình xây dựng là 54.573m2
Diện tích đường nội bộ, bãi : 15.000 m2
11


2) Các hạng mục cơng trình phụ trợ cơ bản:
1- Lò hơi cấp nhiệt
2- Trạm biến áp hạ thế
3- Trạm bơm nước quá nhiệt
4- Trạm khí nén
5- Trạm nước làm mát cơng nghệ
6- Trạm làm lạnh
7- Hệ thống điều hồ thơng gió
8- Đường ống trong và ngồi nhà xưởng
9- Dây và cáp điện
10-Hệ thống phịng cháy chữa cháy tồn nhà máy
11-Hệ thống mương, cống thoát nước, hệ thống xử lý nước thải
3) Yêu cầu về điều kiện bên trong nhà xưởng:
- Xưởng cắt vải và thành hình: nhiệt độ 24±2oC; độ ẩm tương đối không quá
50%;
- Các xưởng khác (trừ xưởng lưu hố) nhiệt độ mùa hè khơng q 35oC , mùa
đông không dưới 15oC. Độ ẩm tương đối không quá 50%.
4) Năng lượng sử dụng:
a)Điện : Dung lượng lắp máy 24.000 KW
Dung lượng cần thiết 12.000 KW
Lượng tiêu thụ một năm khoảng 51.000.000 KWh
b) Hơi nóng : Áp lực 0,8-1,2 MPa (8-12 KG/cm2)
Tiêu thụ mùa hè: max. 44Tấn /h, bình qn 30 Tấn /h;
Tiêu thụ mùa đơng: max. 49Tấn /h, bình quân 35 Tấn /h.

c) Nước: Lượng dùng lúc nhiều nhất 103 m3/h, bình quân sử dụng
83 m3 /h, lượng tiêu thụ trong năm khoảng 800.000 m3/năm.
12


d) Khí nén:Áp lực 0,8-1,2 MPa (8-12 KG/cm2), lưu lượng sử dụng
max. 90 m3/phút, bình quân 65 m3/phút.
5) Nhân sự và chế độ làm việc:
- Nhân sự: số lượng công nhân 790 người. Trong đó:
Bộ phận sản xuất 562 người
Bộ phận sản xuất phụ trợ 112 người
Bộ phận quản lý 80 người
Các bộ phận khác 36 người
- Chế độ làm việc chung: 8 giờ/ca ; 3 ca/ngày; 300 ngày/năm.
Ghi chú:
+ Công đoạn luyện, cán tráng, ép đùn, cắt và thành hình làm 7,5giờ/ca.
+ Cơng đoạn lưu hố và kiểm tra thành phẩm làm 8 giờ/ca.
+ Nhân viên quản lý làm 8 giờ/ca.
Khối lượng công việc thực hiện
- Xây dựng mới nhà xưởng, văn phịng, cơng trình hạ tầng và các cơng trình phụ trợ khác
trên mặt bằng dành cho DA.
- Mua trang thiết bị đồng bộ phù hợp với công suất sản xuất và cơ cấu sản phẩm
Kế hoạch xây dựng và mua sắm trang thiết bị được tính tốn phù hợp với chương trình
sản xuất tăng dần sản lượng qua các năm.
F. Địa điểm xây dựng nhà máy:
Xây dựng dây chuyền đồng bộ sản xuất lốp radial loại toàn thép cơng suất 600.000
lốp/năm diện tích 8 hec-ta trên mặt bằng 15,7 hec-ta Công ty đã thuê trong khu công
nghiệp Liên chiểu (quận Liên chiểu-TP Đà nẵng). Phác thảo tổng mặt bằng và các khu
vực chính trên bản vẽ kèm theo.
I. Đánh giá tác động môi trường:

DA phải đáp ứng mọi tiêu chí liên quan đến mơi trường theo quy định của pháp luật. Cơ
quan tư vấn độc lập sẽ tiến hành xem xét, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trên
13


cơ sở các tài liệu kỹ thuật của DA đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất lốp radial công suất
600.000 lốp/năm.

Phần III. TÍNH TỐN HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN
Căn cứ dự kiến kế hoạch sản xuất, sản lượng và định mức nguyên vật liệu cho mỗi
sản phẩm, cơ sở để tính tốn hiệu quả kinh tế của DA như sau:
- Đời DA : 20 năm kể từ khi đi vào vận hành;
- Chi phí nguyên vật liệu tính theo định mức cho lốp đại diện (10.00R20 và lốp
11.00R20);
- Chi phí khấu hao cơ bản tính theo quy định của Bộ Tài chính. Giá trị phải tính KHCB
bao gồm tồn bộ chi phí trước thuế của tổng mức đầu tư (trừ vốn lưu động);
- Chi phí tiền lương cơng nhân sản xuất tính bằng 8% chi phí SX trực tiếp, chi phí bảo
hiểm bằng 5% tiền lương ;
- Chi phí quản lý : 1,5% chi phí SX trực tiếp;
- Chi phí bảo dưỡng sủa chữa 1,5% chi phí SX trực tiếp;
- Chi phí bán hàng, marketting : 1,0% chi phí SX trực tiếp;
- Tiền thuê đất trả hàng năm theo Hợp đồng đã ký với Ban quản lý khu CN Liên chiểu
4.200đ/m2.năm
- Phí sử dụng cơ sở hạ tầng khu CN : 0,20 USD/m2.năm;
- Phí xử lý nước thải : 0,22 USD/m2.năm.
Tính tốn hiệu quả kinh tế của DA với sản phẩm là 2 quy cách lốp đại

diện. Sau khi phân tích so sánh giá bán sản phẩm cùng loại nhập
khẩu đã định giá bán trung bình (có tính cạnh tranh nhất) như
sau:

- Quy cách 10.00R20

: 192 USD/lốp

- Quy cách 11.00R20

: 227 USD/lốp

14


Với chính sách tiền tệ hiện nay lãi suất vay thương mại sẽ còn tiếp tục hạ, tuy nhiên đây
là DA dài hạn nên để thuận tiện sẽ tính tốn tổng mức đầu tư và đánh giá hiệu quả kinh tế
của DA theo mức lãi suất vay đầu tư 10%/năm. Chi tiết tính tốn trong Phụ lục kèm theo.
Bảng tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của DA
TT Các chỉ tiêu chủ yếu

Đ/vị

Giá trị

Giá

trị

tương

đương USD
1


Công suất

Lốp/năm 600.000

2

Tổng mức đầu tư

đồng

2.375.268.413.055 135.729.624

2.1 Vốn đầu tư cố định

-

1.916.204.265.055 109.497.387

-Chi phí thiết bị

-

780.158.400.000

44.580.480

-Chi phí xây lắp

-


666.706.959.240

38.097.541

-Chi phí dự phịng

-

159.683.688.755

9.124.782

-Lãi vay trong thời gian XD

-

159.683.688.755

9.124.782

-

459.064.148.000

26.232.237

2.2 Vốn lưu động
3

Thời gian thu hồi vốn


7 năm 1 tháng

4

Doanh thu bình quân năm

đồng

2.119.292.952.000 121.102.454

5

Thuế TNDN bình quân năm

-

52.608.269.182

3.006.187.

6

Lợi nhuận thuần bình quân năm -

143.801.427.766

8.217.224

7


Điểm hoà vốn BEP

65,9 %

8

Giá trị hiện tại thực NPV (CK -

2.733.578.000.000 156.204.457

9,61%)
9

Chỉ số sinh lời (CK 9,61%)

1,46

10

Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ IRR

14,7 %

Phần IV. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
4.1. Về tên Dự án: DA : “sản xuất lốp radial công suất 600.000 lốp/năm ”.
15


4.2. Về phương thức tổ chức thực hiện Dự án và hình thức đầu tư

Đây là DA sản xuất lốp radial quy mô lớn đầu tiên ở Việt nam, cách tổ chức thực
hiện thông thường nhất là thành lập Công ty cổ phần mới-là công ty con của Công ty cổ
phần cao su Đà nẵng sản xuất lốp radial mang thương hiệu DRC. Cách này có thuận lợi
là Cơng ty mới, trên cơ sở vốn điều lệ và vốn vay, ra quyết định đầu tư, triển khai xây
dựng nhà máy, tổ chức sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế, chịu trách nhiệm trước
Hội đồng quản trị và cổ đơng của mình về bảo tồn và phát triển vốn của Cơng ty. Tuy
nhiên mơ hình này sẽ gặp những khó khăn sau:
- Phải trả tiền thuê đất một lần cho suốt đời DA trong khi vừa bắt tay vào xây dựng, điều
này sẽ làm tăng gánh nặng tài chính, giảm hiệu quả kinh tế của DA. Giả sử DA thuê đất
ngay trong khu CN Liên chiểu với giá 25-30 USD/m 2.39 năm thì sẽ phải trả tối thiểu
2.000.000 USD (34 tỷ đồng) trước khi động thổ.
- Trong tương lai sẽ vơ cùng khó khăn khi muốn hợp nhất cơng ty mẹ (sản xuất lốp bias)
và công ty con (sản xuất lốpradial)
Trường hợp coi DA lốp radial là đầu tư mở rộng sản xuất sản phẩm mới thì sẽ
khơng gặp phải những khó khăn nêu trên vì Cơng ty cổ phần cao su Đà nẵng đã thuê 15,7
hec-ta trong khu công nghiệp (CN) Liên chiểu với giá ưu đãi và thanh toán tiền thuê đất
hàng năm theo hợp đồng với Ban quản lý khu CN (hiện mới xây dựng và di dời vào mặt
bằng này xí nghiệp luyện và đắp lốp ơtơ cùng các cơng trình phụ trợ với diện tích hơn 4
hec-ta). Đồng thời giảm được nhiều thời gian và công sức cho việc tổ chức thành lập
công ty cổ phần mới và thuận tiện hơn trong mời gọi các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu
tư chiến lược.
Vì vậy, đề nghị coi DA lốp radial là đầu tư mở rộng sản xuất sản phẩm mới của
Công ty cổ phần cao su Đà nẵng với hình thức đầu tư đồng bộ nhà máy sản xuất lốp
radial công suất 600.000 lốp/năm trên diện tích 8 hec-ta trong khu đất Công ty cổ phần
cao su Đà nẵng đã thuê (Lô G-khu CN Liên chiểu, quận Liên chiểu-Thành phố Đà nẵng),
trong đó phân kỳ đầu tư qua các năm theo hướng sản lượng tăng dần cho đến khi đạt
công suất thiết kế.
4.3. Về phương thức huy động vốn:
Tổng mức đầu tư: 2.375.268.413.055 đồng tương đương 135.729.624 USD,
16



trong đó
- Vốn cố định : 1.916.204.265.055 đồng tương đương 109.497.387 USD
- Vốn lưu động : 459.064.148.000 đồng tương đương 26.232.237 USD
Nguồn vốn đầu tư gồm vốn đối ứng và vốn vay thương mại. Vốn đối ứng chiếm
30% tổng mức đầu tư, phần còn lại vay thương mại.
Với tổng mức đầu tư gần 136 triệu USD tương đương 2.380 tỷ đồng (tỷ giá
17.500đ/USD), để triển khai DA theo quy định hiện hành phải có vốn đối ứng (30%)
tương đương 714 tỷ đồng. Dự kiến DA giải ngân vốn đầu tư trong vịng 3 năm, nhà đầu
tư phải góp vốn điều lệ tương ứng trong thời gian đó. Kế hoạch giải ngân từng năm sẽ có
số liệu chính xác sau khi lập Dự án. Ở đây giả thiết giải ngân theo tỷ lệ

30-60-10% trong 3 năm từ đó xác định lượng vốn điều lệ huy
động như sau:
Tỷ lệ

Giá trị (tỷ đồng)

Năm thứ nhất 30%

214,2

Năm thứ hai

60%

428,4

Năm thứ ba


10%

71,4

CỘNG

100% 714
Trong các phương án huy động vốn cho DA, tỷ lệ vốn Nhà nước (Tổng cơng ty

hố chất Việt nam) tại Cơng ty cổ phần cao su Đà nẵng giữ cố định 50,5%.
Dưới đây phác thảo các phương án huy động như sau:
PHƯƠNG ÁN 1:
Cổ đơng hiện hữu góp vốn theo tỷ lệ sở hữu tăng Vốn điều lệ theo kế hoạch giải ngân để
có nguồn làm vốn đối ứng thực hiện DA.
Đơn vị : tỷ đồng
Vốn điềuTổng
lệ

CtyCổ đông

HCVN

hiện hữu khác

17


Vốn điều lệ hiện tại153,85


77,69

76,15

(2008)

100%

50,5%

49,5%

Tăng vốn lần 1 (2009)

214,2

+108,18

+106,03

Vốn điều lệ 2009

368,05

185,87

182,18

- Giá trị


100%

50,5%

49,5%

Tăng vốn lần 2 (2010)

428,4

+216,34

+212,06

Vốn điều lệ 2010

796,45

402,21

394,24

- Giá trị

100%

50,5%

49,5%


Tăng vốn lần 3 (2011)

71,4

+36,06

+35,34

Vốn điều lệ 2011

867,85

438,26

429,58

- Giá trị

100%

50,5%

49,5%

- Giá trị
- Tỷ lệ sở hữu

- Tỷ lệ sở hữu

- Tỷ lệ sở hữu


- Tỷ lệ sở hữu
PHƯƠNG ÁN 2:
Mời gọi cổ động chiến lược tham gia góp vốn cùng với cổ đông hiện hữu theo phương
thức tăng Vốn điều lệ dần theo kế hoạch giải ngân.
Cơ quan tư vấn chứng khoán sẽ xem xét hồ sơ DA để ấn định các mức giá phát hành cổ
phiếu cho các nhà đầu tư và xác định quyền Về cổ đông chiến lược: qua nhiều lần trao
đổi các nội dung liên quan đến DA, Tập đồn cơng nghiệp cao su Việt nam (gọi tắt là
VRG) và các công ty thành viên của VRG tại miền Trung đồng ý tham gia góp vốn, với
18


tư cách là cổ đơng chiến lược bằng hình thức mua cổ phiếu do DRC phát hành cho Dự
án. Theo cách này, sau khi đàm phán với DRC về giá cổ phiếu, VRG sẽ mua cổ phiếu
DRC theo mức giá dành cho cổ đông chiến lược. Mức này cao hơn giá cổ phiếu DRC
đang giao dịch tại Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh tại thời điểm ký
hợp đồng.
Ngồi ra, VRG có thể đăng ký mua thêm cổ phiếu của các cổ đông hiện hữu khác do từ
chối quyền mua.
PHƯƠNG ÁN 3: phát hành trái phiếu cho cổ đông hiện hữu, nhà đầu tư chiến lược và cổ
đông đại chúng.
PHƯƠNG ÁN 4: kết hợp 3 phương án trên
Nhận xét:
- Phương án 1 đơn giản nhất nhưng không khả thi do sự trầm lắng của thị trường chứng
khoán trong khi lượng tiền cần huy động lớn có khả năng vượt tiềm lực của cổ đông hiện
hữu;
- Phương án 2&3 khả thi hơn do có thêm các nhà đầu tư khác.
- Phương án 4 có nhiều tính khả thi nhất
Sau khi xác định được tổng mức đầu tư sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan tư vấn chuyên
ngành xem xét chọn các phương án thích hợp với những nội dung cụ thể để huy động vốn

cho DA.
Đề nghị Đại hội đồng cổ đông uỷ quyền cho Hội đồng quản trị thu xếp huy động phần
vốn đối ứng (30%) trên cơ sở đề xuất của cơ quan tư vấn tài chính.

19



×