Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Dien van be mac hoi nghi 4 trung uong khoa 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.52 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành


Trung ương Đảng khoá XI



<i>Ngày 3/1/2012. Cập nhật lúc 10h<sub> 30' </sub></i>


<i>Thưa các đồng chí Trung ương, </i>
<i>Thưa các đồng chí tham dự Hội nghị, </i>


Sau 6 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần đổi mới, thiết thực, Hội nghị lần thứ
tư Ban Chấp hành Trung ương đã hồn thành tồn bộ nội dung chương trình đề ra. Các đồng
chí Uỷ viên Trung ương và các đồng chí tham dự Hội nghị đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao,
phát huy dân chủ, trí tuệ, thẳng thắn thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng vào các đề án,
báo cáo. Đã có gần 400 lượt ý kiến phát biểu ở tổ và Hội trường; nhiều đồng chí gửi ý kiến bằng
văn bản hoặc sửa trực tiếp vào các dự thảo nghị quyết. Bộ Chính trị đã tiếp thu tối đa và giải
trình những vấn đề cịn có ý kiến khác nhau; Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất cao
thông qua nội dung các nghị quyết của Hội nghị và đã bầu bổ sung Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra
Trung ương với kết quả rất tập trung. Trước khi kết thúc Hội nghị, thay mặt Bộ Chính trị, tơi xin
phát biểu mấy ý kiến, làm rõ thêm một số vấn đề và khái quát lại những kết quả quan trọng của
Hội nghị.


<i><b>1- Về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố</b></i>
<i><b>giai đoạn 2011 - 2020 </b></i>


Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần quyết định thực hiện thắng lợi mục tiêu phát
triển nhanh và bền vững, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tại Hội nghị này,
Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận và quyết định ban hành Nghị quyết để lãnh đạo, chỉ
đạo phát triển kết cấu hạ tầng từ nay đến năm 2020.


Hội nghị nhất trí đánh giá: Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã dành sự
quan tâm lớn đến đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội. Nhờ đó, hệ thống kết cấu hạ
tầng có bước phát triển, từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước, góp phần


bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội, giảm nhẹ
thiên tai và bảo đảm an ninh - quốc phòng, nâng cao đời sống nhân dân, rút ngắn khoảng cách
giữa các vùng, miền. Một số cơng trình hiện đại đã được đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn khu vực
và quốc tế, góp phần tạo diện mạo mới cho đất nước. Năng lực công nghệ và chất lượng nguồn
nhân lực trên các lĩnh vực xây dựng, quản lý và vận hành kết cấu hạ tầng được nâng lên. Nguồn
lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ngày càng lớn và đa dạng. Các hình thức đầu tư xây dựng,
vận hành, kinh doanh được đa dạng hoá, mở rộng; đầu tư của các doanh nghiệp vào các dự án
giao thông ngày càng nhiều; sự đóng góp tự nguyện của nhân dân vào các cơng trình xây dựng
hạ tầng ở nơng thơn ngày càng lớn.


Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, lạc hậu, thiếu
đồng bộ, chưa đáp ứng kịp yêu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Hạ tầng đơ thị kém chất
lượng và quá tải. Hạ tầng xã hội chất lượng thấp, thiếu về số lượng, kém về chất lượng, hiệu quả
sử dụng chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là về y tế, giáo dục. Hạ
tầng thông tin phát triển chưa đi đôi với quản lý, sử dụng một cách hiệu quả. Cơ sở hạ tầng nông
thôn phát triển chậm, chưa đồng đều, nhất là ở các tỉnh miền núi và đồng bằng Sơng Cửu Long.
Nhiều cơng trình chậm tiến độ, kém chất lượng, chi phí cao; cơng nghệ vận hành dịch vụ hạ tầng
cịn thấp, hạn chế tính cạnh tranh của nền kinh tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

các công trình trọng điểm, thiết yếu; chưa có kế hoạch phân bổ vốn trung và dài hạn, nhiều khi
vẫn nặng về cơ chế xin - cho; chưa phát huy được nhiều tiềm năng và nguồn lực cho phát triển
kết cấu hạ tầng; thiếu chế tài kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm...


Để phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém, tập trung phát
triển mạnh mẽ hơn nữa hệ thống kết cấu hạ tầng trong 10 năm tới, Hội nghị nhấn mạnh phải
quán triệt <i>các quan điểm và tư tưởng chỉ đạo sau đây </i>:


- Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội phải đồng bộ giữa các ngành, từng bước
hiện đại hoá trên phạm vi cả nước, từng ngành, từng vùng và từng địa phương; có phân kỳ đầu
tư và thứ tự ưu tiên. Lựa chọn những dự án quan trọng, tạo sự đột phá và có tác động lan toả


lớn để tập trung đầu tư.


- Có cơ chế, chính sách huy động mọi nguồn lực của xã hội, bảo đảm lợi ích hợp lý để thu hút
các nhà đầu tư, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội;
đồng thời tiếp tục dành nguồn vốn của Nhà nước đầu tư vào các cơng trình thiết yếu, quan trọng,
khó huy động các nguồn lực xã hội.


- Phát triển kết cấu hạ tầng vừa là lợi ích vừa là nhiệm vụ của tồn xã hội, mọi người dân đều có
trách nhiệm tham gia đóng góp, trước hết là trong thực hiện chính sách đền bù, giải phóng mặt
bằng; Nhà nước bảo đảm lợi ích hài hoà giữa Nhà nước, người dân và nhà đầu tư.


- Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phải kết hợp với bảo đảm quốc phòng, an ninh; thu hẹp
khoảng cách vùng miền, gắn với tiết kiệm đất canh tác, bảo vệ mơi trường, tăng trưởng xanh và
ứng phó với biến đổi khí hậu.


Với các quan điểm và tư tưởng chỉ đạo như vậy, Trung ương xác định <i>mục tiêu </i>phát triển hệ
thống kết cấu hạ tầng từ nay đến năm 2020 là : Tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư,
giải quyết cơ bản những tắc nghẽn, quá tải, bức xúc và từng bước hình thành hệ thống kết cấu
hạ tầng kinh tế, xã hội tương đối đồng bộ, bảo đảm cho tăng trưởng nhanh, bền vững, tăng
cường hội nhập quốc tế; bảo vệ mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng,
an ninh và giữ vững chủ quyền quốc gia, xây dựng nông thôn mới, thu hẹp khoảng cách vùng
miền và nâng cao đời sống của nhân dân. Cơ bản xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối
đồng bộ, với một số cơng trình hiện đại, đáp ứng yêu cầu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trên cơ sở đó, chỉ rõ những định hướng phát triển
10 lĩnh vực hạ tầng chủ yếu, bao gồm : giao thông, năng lượng, thuỷ lợi, đô thị, khu công nghiệp,
thương mại, thông tin, giáo dục - đào tạo và khoa học - cơng nghệ, y tế, văn hố - thể thao và du
lịch. Trong đó, tập trung cho 4 lĩnh vực trọng tâm là : hạ tầng giao thông, hạ tầng cung cấp điện,
hạ tầng thuỷ lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu, hạ tầng đơ thị.


<i>Về định hướng các giải pháp, </i>Trung ương yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao hiệu


lực, hiệu quả quản lý nhà nước, hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách về đầu tư; bảo đảm
thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra.


Về tư duy<i>, </i>cần nhận thức và phát huy đầy đủ, đúng đắn vai trò của Nhà nước, thị trường và các
thành phần kinh tế - xã hội trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Nhà nước phải thực hiện tốt
cả hai chức năng : chức năng quản lý nhà nước và chức năng chủ đầu tư, chủ sở hữu nhà
nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

nói chung và thực thi quy hoạch, kế hoạch đầu tư nói riêng. Giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, tăng
cường đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí trên lĩnh vực này.


Thực hiện chức năng chủ đầu tư, chủ sở hữu nhà nước, các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là các tập
đoàn kinh tế và doanh nghiệp nhà nước, cần tăng cường, nâng cao năng lực, bảo đảm đủ sức
khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, kỹ thuật và nguồn nhân lực hiện có. Phát huy vai
trị chủ đạo của kinh tế nhà nước, vị trí then chốt của doanh nghiệp nhà nước trong đầu tư xây
dựng, quản lý, vận hành, kinh doanh các cơng trình huyết mạch, có tầm chiến lược, nhất là các
cơng trình liên quan đến quốc phịng, an ninh, khơng thể xã hội hố.


Để phát huy vai trị của thị trường, Nhà nước cần vận dụng sáng tạo cơ chế thị trường, tạo được
môi trường đầu tư thật sự hấp dẫn, thuận lợi đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngồi.
Đa dạng hố các hình thức đầu tư; đẩy mạnh việc áp dụng hình thức đầu tư kết hợp cơng - tư
(PPP), hình thức đầu tư xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) và các dạng tương tự (BT,
BTO, BLO...). Sớm triển khai việc bán hoặc nhượng quyền kinh doanh, khai thác các cơng trình
kết cấu hạ tầng đã hồn thành, thu hồi vốn để tiếp tục đầu tư vào các dự án kết cấu hạ tầng mới.
Sửa đổi, bổ sung chính sách về tài chính, thuế, phí, lệ phí... để tăng tính thương mại của dự án.
Đổi mới, hoàn thiện, nâng cao chất lượng và tăng cường kỷ cương, kỷ luật thi hành luật pháp,
chính sách về đầu tư, xây dựng, đấu thầu. Chú trọng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư đối
với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, trong nước và nước ngoài.


Muốn phát huy vai trò của xã hội, phải thống nhất nhận thức, coi phát triển kết cấu hạ tầng là sự


nghiệp chung, động viên cộng đồng xã hội và toàn dân tham gia đóng góp xây dựng, quản lý, sử
dụng bằng nhiều hình thức, cấp độ đa dạng, phong phú và phù hợp. Mở rộng hình thức Nhà
nước và nhân dân cùng làm; khuyến khích, vinh danh các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp
trong xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào
dân tộc.


<i><b>2- Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay </b></i>


Tại Hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương đã thẳng thắn thảo luận với tinh thần trách nhiệm
rất cao và thống nhất về sự cần thiết phải ban hành Nghị quyết của Trung ương <i>"Một số vấn đề</i>
<i>cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay"</i> với 3 nội dung trọng yếu : (1) Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng
suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên,
nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. (2) Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là
ở cấp trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập
quốc tế. (3) Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền
trong mối quan hệ với tập thể cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, đơn vị. Ba nội dung này có quan hệ
mật thiết với nhau, trong đó nội dung thứ nhất là trọng tâm, xuyên suốt và cũng là vấn đề cấp
bách nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Tổ quốc ta, dân tộc ta chưa bao giờ có
được cơ đồ như ngày nay.


<i>Thưa các đồng chí, </i>


Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân ta đang đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố, phát
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập quốc tế, thực hiện hai
nhiệm vụ chiến lược, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa bảo vệ Tổ quốc, nhằm mục tiêu đến
năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Bối cảnh quốc
tế và tình hình trong nước vừa có thuận lợi, thời cơ, vừa có khó khăn, thách thức. Đảng ta đang
đứng trước nhiều vấn đề mới phải xử lý, nhiều việc hết sức phức tạp. Không ít vấn đề lý luận và


thực tiễn chưa đủ sáng tỏ, cho nên ý kiến thường rất khác nhau. Trong khi đó, trình độ nhận
thức, trí tuệ của chúng ta có mặt cịn hạn chế. Bên cạnh mặt tích cực, thành tựu, công tác xây
dựng Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên cũng còn những tiêu cực, yếu kém đáng lo ngại, nhất là
tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận đội ngũ cán bộ,
đảng viên; tình trạng quan liêu, xa dân, tổ chức không chặt chẽ, nhiều nguyên tắc của Đảng bị vi
phạm. Đó là chưa kể các thế lực thù địch đang tìm mọi cách tiến cơng phá hoại sự nghiệp cách
mạng của nhân dân ta. Chúng ra sức xuyên tạc, vu cáo Đảng ta, Nhà nước ta, đánh thẳng vào
hệ tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng, kích động chia rẽ nội bộ Đảng, chia rẽ
Đảng, Nhà nước với nhân dân, hòng làm tan rã Đảng ta, chế độ ta từ gốc, từ bên trong, hết sức
thâm độc và nguy hiểm.


Trong tình hình ấy, nếu Đảng ta khơng thật vững vàng về chính trị, tư tưởng; khơng thống nhất
cao về ý chí, hành động; không trong sạch về đạo đức, lối sống; không chặt chẽ về tổ chức;
không được nhân dân ủng hộ, thì khơng thể đứng vững và đủ sức lãnh đạo đưa đất nước đi lên.
Vì vậy, lần này Trung ương quyết định phải tiếp tục tiến hành củng cố xây dựng, chỉnh đốn Đảng
với tinh thần tích cực và kiên quyết hơn, mạnh mẽ hơn, nhằm tạo ra một bước chuyển biến mới
trên các mặt, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thối, củng cố sự kiên định về mục tiêu, lý
tưởng cách mạng; tăng cường sự thống nhất ý chí và hành động; củng cố tổ chức chặt chẽ, tăng
cường mối liên hệ mật thiết với nhân dân; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng, coi đây là vấn đề sống còn của Đảng ta, chế độ ta.


Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy, đây là công việc không đơn giản, dễ dàng; trái lại, vơ cùng
khó khăn, phức tạp, thậm chí có thể nói là một cuộc đấu tranh gay go, gian khổ diễn ra ngay
trong mỗi con người, mỗi tổ chức. Nó địi hỏi<i> tồn Đảng phải có nỗ lực rất cao, mỗi cá nhân và</i>
<i>tập thể phải quyết tâm rất lớn, phấn đấu bền bỉ, kiên trì với những biện pháp thật kiên quyết, tích</i>
<i>cực.</i>


<i>Về các biện pháp,</i> Trung ương thống nhất phải tiến hành đồng bộ nhiều công việc cụ thể, thiết
thực, tập trung vào những việc cần thiết cấp bách và có thể làm ngay trên cơ sở thực hiện
nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng, các quy định của pháp luật; dựa vào sự giám sát, giúp


đỡ của nhân dân và phát huy trách nhiệm của bản thân mỗi cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng.
Trung ương đặc biệt nhấn mạnh, muốn có được sức mạnh và uy tín thì Đảng phải tự rèn luyện,
tự củng cố, đổi mới, chỉnh đốn; khơng ai có thể làm thay được. Từng tổ chức đảng, mỗi cán bộ,
đảng viên, trước hết là cán bộ cấp cao, cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành phải nhận thức sâu
sắc, đầy đủ yêu cầu cấp bách của nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình hiện nay,
thấy đầy đủ trách nhiệm của mình trước nhân dân, trước Đảng để tự giác làm. Từng cán bộ,
đảng viên từ cấp cao đến cơ sở cùng làm. Nếu mỗi người tự chỉnh đốn bản thân mình trước thì
cả tổ chức sẽ chuyển động. Ở đây, sự gương mẫu của Trung ương là cực kỳ quan trọng, có ý
nghĩa quyết định. Từng đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư tự
giác, gương mẫu làm trước; tự phê bình, kiểm điểm, nhìn lại mình; cái gì tốt thì phát huy, cái gì
xấu thì tự gột rửa; tránh xa mọi cám dỗ về danh lợi, vật chất, tiền tài; tránh rơi vào vũng bùn của
chủ nghĩa cá nhân ích kỷ tệ hại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

phạm kỷ luật đảng, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, khẩn trương nghiên cứu, tổng kết, đề
xuất các cơ chế, chính sách, các quy chế, quy định phù hợp với yêu cầu, điều kiện mới, nhất là
về chế độ sinh hoạt đảng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng; công tác cán bộ,
công tác kiểm tra; công tác giáo dục, rèn luyện, quản lý đảng viên. Phát huy vai trị giám sát của
nhân dân, của báo chí, cơng luận. Có chế độ, chính sách hợp lý bảo đảm cho cán bộ, cơng chức
có mức sống ổn định và có điều kiện giữ <i>liêm,</i> đồng thời chống đặc quyền, đặc lợi.


<i>Thưa các đồng chí, </i>


Nhân đây, tơi muốn nói sâu thêm một chút về <i>tự phê bình và phê bình</i>. Đây là khâu mấu chốt
nhất nhưng thực hiện cũng có nhiều khó khăn nhất. Bởi vì, nó địi hỏi mỗi người phải tự phân
tích, mổ xẻ những ưu, khuyết điểm của chính bản thân mình; phải nhận xét, đánh giá về người
khác. Nếu không thật tự giác, chân thành, cơng tâm thì rất dễ chủ quan, thường chỉ thấy ưu
điểm, mặt mạnh của mình nhiều hơn người khác; trong khi chỉ thấy khuyết điểm, mặt yếu của
người khác nhiều hơn mình. Nếu khơng hết lịng vì sự nghiệp chung, khơng có dũng khí, khơng
thật sự cầu thị thì khơng dám nói hết khuyết điểm của mình và khơng dám phê bình người khác,
nhất là phê bình cấp trên. Thái độ nể nang, hữu khuynh, "im lặng là vàng", hoặc thái độ cực


đoan, muốn lợi dụng phê bình để đả kích người khác, gây rối nội bộ, đều là khơng đúng. Tự phê
bình và phê bình địi hỏi mỗi người phải có tinh thần tự giác rất cao, có tình thương u đồng chí
thật sự và phải có dũng khí đấu tranh thẳng thắn, chân tình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

góp phê bình cán bộ, đảng viên, và phải nghiêm túc tiếp thu những ý kiến phê bình đúng đắn.
Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là để làm cho Đảng mạnh hơn; cán bộ, đảng viên gương mẫu hơn; tổ
chức đảng có sức chiến đấu cao hơn; đoàn kết nội bộ tốt hơn; gắn bó với nhân dân mật thiết
hơn; thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ chính trị đạt kết quả cao hơn; chứ không phải ngược lại.
Tập trung chỉ đạo cuộc đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu gắn với trách
nhiệm quản lý về mặt nhà nước của mỗi bộ, ngành, địa phương, mỗi cơ quan, đơn vị. Lãnh đạo
các cấp uỷ và người đứng đầu các bộ, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị phải trực tiếp chịu trách
nhiệm về các hiện tượng tham nhũng, tham ơ, lãng phí xảy ra tại đơn vị mình. Các cơ quan kiểm
tra của Đảng, các cơ quan thanh tra, kiểm toán của Nhà nước cần làm tốt việc điều tra, kịp thời
có kết luận về các đơn, thư tố cáo và các khiếu nại về những việc làm trái quy định, pháp luật,
nhất là các vụ việc tiêu cực lớn, dư luận xã hội bức xúc. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng
phí, chống quan liêu chỉ thu được kết quả tốt nếu được các cấp uỷ đảng chỉ đạo chặt chẽ, kết
hợp với việc tăng cường quản lý và xử lý nghiêm minh của cơ quan nhà nước; thực hiện tốt các
quy chế dân chủ ở cơ sở; nêu cao vai trò kiểm tra của các cơ quan chức năng; sự giám sát của
nhân dân, của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, của các phương tiện thông tin đại
chúng; tăng cường trách nhiệm và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng. Toàn bộ các chế
độ sinh hoạt đảng, như sinh hoạt lãnh đạo, sinh hoạt học tập, sinh hoạt tự phê bình và phê
bình,... cần đưa thành nền nếp, làm tốt việc phân công và kiểm tra công tác của cán bộ, đảng
viên để nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng.


Nếu làm tốt những việc nêu trên, chắc chắn chúng ta sẽ thực hiện có kết quả Nghị quyết Trung
ương lần này về xây dựng Đảng, đóng góp vào thắng lợi chung của tồn Đảng. Tuy nhiên, cũng
cần nói thêm rằng, cơng tác xây dựng, đổi mới, chỉnh đốn Đảng nói chung, tự phê bình và phê
bình nói riêng, là cơng tác xây dựng tổ chức, xây dựng con người, <i>là công tác con người </i>, rất hệ
trọng, phức tạp, tinh tế, không thể làm nóng vội, làm một lần là xong. Ngược lại, phải làm rất kiên
trì, bền bỉ; làm thường xuyên, liên tục; làm đi làm lại nhiều lần như đánh răng, rửa mặt, quét nhà,


rửa bát hằng ngày. Có khi giải quyết xong vấn đề này lại nảy sinh vấn đề khác, làm được việc
này lại xuất hiện việc khác. Nếu không xác định như vậy thì mỗi khi thấy có sự việc tiêu cực trong
Đảng dễ mất bình tĩnh, nảy sinh tư tưởng bi quan, hoài nghi, hoặc mất niềm tin, phủ nhận mọi sự
cố gắng và kết quả chung.


<i>Thưa các đồng chí, </i>


Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thành công tốt đẹp. Chúng ta đã bàn
bạc và thống nhất cao trên tất cả các vấn đề đặt ra. Đất nước ta cũng vừa đi qua năm 2011
-năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội XI - đầy ắp các sự kiện, với biết bao khó khăn, cam
go, thử thách và đã giành được những kết quả ban đầu hết sức có ý nghĩa. Đã giải quyết thành
cơng khơng ít vấn đề về đối nội và đối ngoại; kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm
an sinh xã hội, đồng thời vẫn đạt mức tăng trưởng kinh tế gần 6%; chủ quyền quốc gia, an ninh
chính trị, trật tự an tồn xã hội được bảo đảm; quốc phịng, an ninh được tăng cường; vị thế
nước ta trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao. Đó là cơng lao của tồn dân, tồn Đảng,
của cả hệ thống chính trị, trong đó có sự đóng góp to lớn, quan trọng của đội ngũ cán bộ, đảng
viên, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, nhạy bén của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban
Bí thư.


Bước sang năm 2012, đất nước vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, nhưng bước đầu
đã có những thành quả của năm 2011 tạo đà để đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Nghị quyết
Đại hội XI. Chúng ta có thêm niềm tin mới, khí thế mới, quyết tâm mới.<i> Vấn đề mấu chốt bây giờ</i>
<i>là phải chỉ đạo tổ chức thực hiện một cách quyết liệt những nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, nhất là</i>
<i>những quyết sách mà Trung ương vừa thông qua tại Hội nghị này. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

thực hiện và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện thật tốt các Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần
này, cũng như toàn bộ Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.


<i>Thưa các đồng chí, </i>



Chỉ cịn khoảng 14 giờ đồng hồ nữa sẽ bước vào năm 2012 và chuẩn bị đón Xn Nhâm Thìn.
Xin chúc các đồng chí và gia đình sang năm mới dồi dào sức khoẻ, tràn đầy khí thế và niềm tin,
hồn thành tốt nhiệm vụ trên mỗi cương vị cơng tác của mình.


</div>

<!--links-->

×