Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH bài THUỐC bát TIÊN TRƯỜNG THỌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.1 KB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỌC VIÊN: TRẦN HỒNG PHÚC

TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH BÀI THUỐC BÁT TIÊN TRƯỜNG THỌ

NGÀNH: Y HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 357204623
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN PHƯƠNG DUNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN..........................................................................................2
1.1. Nguồn gốc xuất xứ bài thuốc..............................................................................2
1.2. Phân tích theo Y học Cổ truyền...........................................................................2
1.2.1. Phối phương.................................................................................................2
1.2.2. Bào chế, liều dùng, cách dùng:....................................................................3
1.2.3. Tác dụng:.....................................................................................................3
1.2.4. Phân tích bài thuốc.......................................................................................3
1.2.5. Ứng dụng lâm sàng......................................................................................8
1.3. Phân tích theo tác dụng Y học Hiện Đại..............................................................8
1.3.1. Thục địa (rễ) Radix Rehmanniae glutinosae................................................8
1.3.2. Hoài sơn (củ) Radix Dioscoreae Oppsitae..................................................10


1.3.3. Sơn thù (quả) Fructus Corni Officinalis.....................................................11
1.3.4. Trạch tả (rễ củ) Rhizoma Alismatis Plantago-aquaticae)............................13
1.3.5. Phục linh (nấm ký sinh trên rễ cây thông) Sclerotium Poriae Cocos)........14
1.3.6. Đơn bì (vỏ rễ) Corte Moutan Radicis.........................................................16
1.3.7. Mạch mơn (củ già) Tuber Ophlopogonis....................................................18
1.3.8. Ngũ vị tử (quả chín) Schisandra Chinensis................................................20
1.4. Thành phần hóa hoạc chính của bài thuốc:........................................................22
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT VÀ ĐỊNH TÍNH BÀI THUỐC.........22
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT DẠNG BÀO CHẾ...............................................................24
CHƯƠNG 4. DANH SÁCH CHỐNG CHỈ ĐỊNH KẾT HỢP VỚI BÀI THUỐC.......24


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Nguồn gốc xuất xứ bài thuốc
Trước vua Vũ đế nhà hán bên Trung Hoa cầu làm thần tiên uống nhiều thuốc đan sa,
rồi phát sốt khát nước nhiều, tiểu tiện nhiều, ông trương trọng cảnh (tên hiệu là Tràng Sa)
chế ra phương thuốc “bát vị hoàn” để chữa cho mà bệnh của nhà vua được khỏe. Từ bài
bát vị ông Trương Trọng Cảnh bỏ ra hai vị quế và phụ biến ra bài lục vị hoàn để chữa cho
trẻ con, từ bài lục vị ông lại thêm hai vị ngũ vị tử và mạch môn biến ra bài “Bát tiên
trường thọ” còn gọi là (mạch vị địa hồng hồn).

1.2. Phân tích theo Y học Cổ truyền
1.2.1. Phối phương
Bát tiên trường thọ (Mạch vị địa hoàng hoàn) gồm 8 vị sau:
STT

VỊ THUỐC

VAI
TRỊ


1

Thục Địa

Qn

2

Hồi sơn

Thần

3

Sơn Thù

Thần

4

Trạch tả



5

Phục linh




6

Đơn bì



7

Mạch mơn

Sứ

8

Ngũ vị tử

Sứ

1.2.2.
Bào chế, liều dùng, cách dùng:
Được ghi chép lại trong y văn Đều
tán thành bột rồi hòa với nước tiết của
vị thục địa hay là nước của vị thục địa
đã lâu thành cao, lại thêm mật ong làm
thành thuốc viên (hồn), to bằng hạt
ngơ đồng mỗi lần uống bảy hay tám
mười viên vào lúc đói.

1.2.3. Tác dụng:

Bổ thận, tư phế. Trị phế thận âm hư ra ho máu, sốt về chiều, đêm ra mồ hôi, như trong
trường hợp lao phổi.
1.2.4. Phân tích bài thuốc
Vị thuốc

Tính vị

Quy kinh

Cơng năng, chủ


trị
Thục địa

Cam, đạm, bình

Can, vị

Tư âm, bổ huyết,
ích tinh, tủy
Chủ trị: can, thận
âm hư, thắt lưng,
đầu gối mỏi yếu,
cốt chưng, triều
nhiệt, mồ hôi trộm,
di tinh, âm hư ho
suyễn, háo khát.
Huyết hư, đánh
trống ngực hồi hộp,

kinh nguyệt khơng
đều, rong huyết,
chóng mặt, ù tai,
mắt mờ, táo bón.

Hồi sơn

Ngọt, tính bình

Tỳ, vị, phế và
thận

Có tác dụng
mạnh bổ tỳ vị, chỉ
tả, bổ phế thận, sinh
tân chỉ khát, bình
suyễn, sáp tinh
Chủ trị: Có tác
dụng mạnh bổ tỳ vị,
chỉ tả, bổ phế thận,
sinh tân chỉ khát,
bình suyễn, sáp tinh

Sơn thù

chua, sáp

can và thận.

Ôn bổ can thận,

sáp tinh
Chủ trị: Dùng để
chữa di tinh, tiểu
tiện ra tinh dịch,
tiểu tiện nhiều lần,
kinh nguyệt không
đều, không ra, mồ
hồi trộm

Trạch tả

ngọt, tính hàn

bàng quang và
thận.

Chủ yếu làm
thuốc thơng tiểu
Chủ trị: bệnh


thủy thủng trong
bệnh viêm thận
Phục linh

ngọt, tính nhạt

tâm, phế, thận, tỳ
Có tác dụng lợi
và vị

thủy thẩm thấp, bổ
tỳ, định tâm
Chủ trị: tiểu tiện
khó khăn, thủy
thủng trướng man,
tiết tả, phục thần
định tâm, an thần
chữa hồi hộp mất
ngủ

Đơn bì

cay, đắng, tính
hơi hàn

tâm, can, thận và
tâm bào

Có tác dụng
thanh huyết nhiệt,
tán huyết ứ
Chủ trị: chữa
nhiệt nhập doanh
phận, phát cuồng
kinh giản, thổ
huyết, máu cam, lao
nhiệt cốt chưng,
kinh bế. Hiện nay
mẫu đơn được dùng
làm thuốc trấn kinh

giảm đau, chữa
nhức đầu, đau lưng,
kinh nguyệt đau
đớn, đau khớp. Cịn
dùng chữa kinh
nguyệt khơng đều,
những bệnh sau
sinh nở

Mạch mơn

ngọt, hơi đắng,
tính hàn

tâm, phế và vị

Có tác dụng
thanh tâm, nhuận
phế, dưỡng vị sinh
tân, hóa đờm, chỉ
ho
Chủ trị: hư lao,
ho, thổ huyết, ho ra
máu, miệng khô


khát, bệnh nhiệt tân
dịch khô. Những
người tỳ vị hư hàn,
đại tiện lỏng không

được dùng. Dùng
làm thuốc ho long
đờm, thuốc bổ
(bệnh phổi, gầy
còm), chữa thiếu
sữa, lợi tiểu, chữa
sốt khát nước
Ngũ vị tử

chua, mặn, tính
ơn khơng độc

phế và thận.

Có tác dụng liễm
phế, cố thận, cố
tinh, chỉ mồ hôi,
dùng làm thuốc trừ
đờm, tu bổ, cường
âm, ích khí, bổ ngũ
tạng, thêm tinh trừ
nhiệt
Chủ trị: ho, hơi
thở hổn hển, ho
khan, còn dùng làm
thuốc cường dương,
chữa liệt dương,
mệt mỏi và biếng
hoạt động. Tuy
nhiên đối với người

có biểu tà, có thực
nhiệt thì khơng nên
dùng

Thục địa, hồi sơn, sơn thù: Thục địa tư âm bổ thận, thêm tinh ích tủy mà sinh huyết,
là chủ dược, Sơn thù ôn bổ can thận, thu sáp tinh khí, sơn dược kiện tỳ cố tinh là “tam
bổ” trong bài thuốc, nhưng lấy thục địa bổ thận làm chính, sơn thù bổ can, hồi sơn bổ
thận làm phụ, vì vậy mà liều lượng thục địa gấp đôi vị kia.
Trạch tả, phục linh, đơn bì: Đơn bì lương huyết thanh nhiệt mà tả hỏa ở can thận, giảm
bớt tính ơn của hồi sơn, trạch tả thanh tả thận hỏa, giảm bớt tính nê trệ của thục địa,


phục linh lợi thủy thẩm thấp, giúp hoài sơn kiện tỳ. Đơn bì, trạch tả, phục linh là “tam tả”
của bài thuốc này. Vì bài thuốc này bổ là chính nên liều lượng các vị thuốc tả dùng ít thơi.
Mạch môn, ngũ vị tử: Mạch môn nhuận phế, dưỡng âm, ích vị sinh tân, thanh tâm trừ
phiền, nhuận tràng, Ngũ vị tử liễm phế tư nhuận, sinh tân liễm hãn, sáp tình chỉ tả, định
tâm an thần.
1.2.5. Ứng dụng lâm sàng
Bài này có thể dùng đối với các chứng bệnh như: suy nhược thần kinh, suy nhược cơ
thể, lao phổi, tiểu đường, viêm thận mạn tính, huyết áp cao, xơ mỡ mạch, phong tai biến
mạch máu não ở người lớn tuổi.

1.3. Phân tích theo tác dụng Y học Hiện Đại
1.3.1. Thục địa (rễ) Radix Rehmanniae glutinosae
Rễ củ tươi hay sấy khơ của cây địa hồng [Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch.],
họ Hoa mõm chó (scrophulariaceae).


Cịn gọi là địa hồng, sinh địa. Sinh địa trước đây hoàn toàn phải nhập từ Trung Quốc
và Triều Tiên. Từ năm 1958, chúng ta đã di thực thành công cây sinh địa. Hiện nay đang

phát triển ở khắp các địa phương
1.3.1.1.

Mơ tả:

Can địa hồng: củ khơ hình dạng khơng đều hoặc hình thn, khoảng giữa phình to,
hai đầu hơi nhỏ, dài 6-12cm, đường kính 3-6cm. Loại củ nhỏ hình dải hơi dẹt, cong queo
hoặc xoắn lại, mặt ngoài màu nâu đen hoặc xám nâu, nhăn nheo nhiều, có các đường vân
lượn cong nằm ngang không đều. thể nặng chất tương đối mềm, dai, khó bẻ gãy. Mặt bẻ
màu nâu đen hoặc đen bóng, dính, mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt
1.3.1.2.

Vi phẩu:

Lớp bần gồm nhiều hàng tế bào hình chữ nhật. Mô mềm bao gồm các tế bào thành
mỏng, các tế bào tiết với chất tiết màu hồng. Trong libe cũng có tế bào tiết nhưng ít gặp
hơn. Libe gỗ cấp 2 khá phát triển. Mạch rây gần tầng sinh libe gỗ. Tầng sinh libe gỗ xếp
thành vòng liên tục. Gỗ cấp 2 chạy vào đến tâm, gồm những bó gỗ thưa và phân cách bởi
tia ruột rộng, gồm nhiều hành tế bào.
1.3.1.3.

Bột:

Can địa hoàng: bột màu nâu thẫm. Mảnh bần màu nâu nhạt, nhìn từ mặt bên các tế bào
hình chữ nhật xếp đều đặn, tế bào mơ mềm gần tròn, tế bào tiết chứa giọt dầu màu vàng
cam hay đỏ cam, mạch mạng đường kính tới 92μm.
1.3.1.4.

Thành phần hóa học:


Trong sinh địa có chất manit, rehmanin, glucoza, caroten, ankaloid
1.3.1.5.

Tác dụng dược lý:

Tác dụng đối với đường huyết: có tác dụng hạ đường huyết.
Tác dụng đối với mạch máu: liều nhỏ làm co mạch, liều lớn làm dãn mạch.
Tác dụng lợi tiểu: sinh địa có tác dụng lợi tiểu.


Có tác dụng cầm máu.
Tác dụng đối với vi trùng: tác dụng ức chế sự sinh trưởng kén một số vi trùng.
1.3.2. Hồi sơn (củ) Radix Dioscoreae Oppsitae

Cịn được gọi là sơn dược, khoai mài, củ mài, chính hồi. Củ mài mọc hoang ở khắp
những vùng núi nước ta. Trước đây giữa các vụ thu hoạch nhân dân ta vẫn đi đào củ mài
để ăn chống đói. Nhiều nhất tại các tỉnh Hà Bắc, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An,
Hà Tĩnh, Quảng Bình
Mùa đào củ mài tốt nhất vào thu đông và đầu xuân (từ tháng 10 – 11 đến tháng 3 – 4)
muốn có hồi sơn phải chế như sau: Củ mài đào về, rủa sạch đất, gọt vỏ rồi cho vào lò
sấy diêm sinh trong hai ngày hai đêm, lấy ra phơi khô là được.
1.3.2.1.

Mô tả:

Rễ củ phình to có nhiều hình dạng, thường có hình trụ, thẳng hay cong, dài từ 5 cm trở
lên, có thể dài tới 1 m, đường kính 1 – 3 cm, có thể tới 10 cm, mặt ngồi màu vàng nâu,
nhẵn, chất chắc, vết bẻ có nhiều bột màu trắng ngà, khơng có xơ. Dược liệu có thể được
thái thành những lát mỏng, mặt ngoài màu trắng hoặc vàng nhạt, thể chất giòn, dễ vỡ, vết
bẻ màu trắng, nhiều tinh bột.



1.3.2.2.

Bột:

Nhiều hạt tinh bột hình trứng hay hình chng, dài 10 – 60 mm, rộng khoảng 15 –
50 mm, có vân đồng tâm, rốn lệch tâm, hình chấm hay hình vạch. Tinh thể calci oxalat
hình kim dài 35 – 50 mm. Mảnh mô mềm gồm các tế bào màng mỏng, chứa tinh bột.
Mảnh mạch mạng.
1.3.2.3.

Thành phần hóa học:

Saponins, choline, d-abscisin II, vitamin C, mannan, phytic acid.
1.3.2.4.

Tác dụng dược lý:

Điều trị ung thư
Tăng lipid máu
Viêm và nhiễm trùng
Các rối loạn thần kinh: Parkinson, Alzheimer, viêm thần kinh và thiếu máu cục bộ
Điều trị đái tháo đường.
1.3.3. Sơn thù (quả) Fructus Corni Officinalis


Còn gọi là sơn thù du, thù nhục. Cây sơn thù du cho vị thuốc gọi là sơn thù hay sơn
thù du là quả khơ của cây sơn thù. Vì sơn thù du hiện cịn hồn tồn phải nhập khẩu chủ
yếu từ Trung Quốc. Tại Trung Quốc cây này mọc hoang và được trồng ở Thiểm Tây, Hà

Nam, Sơn Đông, An Huy, Triết Giang, Tứ Xuyên. Vị thuốc là quả đã loại hạt rồi phơi hay
sấy khơ.
Tại những nơi có sơn thù mọc ở Trung Quốc, vào các tháng 10 – 11 người ta thu hoạch
lấy quả, cho vào giá tre hong cho khơ rồi bóc bỏ hạt, rồi tiếp tục sấy cho khơ hẳn, loại
này tốt hơn. Vì có nơi hái quả về đem đồ cho hơi chin hay cho vào nước sơi trong 10 phút
rồi lấy ra bóc bỏ hạt, loại này thịt mỏng và được xem như chất lượng kém hơn loại trên.
1.3.3.1.

Mô tả:

Quả bị vở, nhăn nheo do bị tách bỏ hạt. Quả hình trứng, dài 1 cm đến 1,5 cm. Mặt
ngồi màu đỏ tía đến tím đen, nhăn nheo, sáng bóng. Đỉnh quả có vết sẹo hình trịn của
đài, đáy quả có vết của cuống quá. Chất mềm, mùi nhẹ, vị chua, đắng nhẹ.
1.3.3.2.

Bột:

Màu nâu đỏ. Tế bào biểu bì vỏ quả màu vàng cam, hình đa giác hoặc hình chữ nhật,
đường kính 16 um đến 30 um, mặt ngồi tế bào biểu bì dày, sần sùi, cutin hóa. Khoang
chứa sắc tố màu vàng cam nhạt. Tế bào vỏ quả giữa màu nâu vàng cam, phần nhiều bị
nhăn. Khối inulin với những đừng vằn dạng quạt, đường kính 23 um đến 105 um. Cụm
tinh thể calci oxalate có đường kính 12 um đến 32 um ít thấy. Tế bào đá hình vng, hình
trứng, hình chữ nhật, các lỗ rõ và có một khoang lớn. Nhiều hạt tinh bột hình trứng, đơi
khi có rốn phân nhánh và vân mờ. Mảnh mạch điểm, mạch vạch, mạch vòng.
1.3.3.3.

Thành phần hóa học:

Saponin (13%) verbenalin, ursolic acid, tannin, vitamin A
1.3.3.4.


Tác dụng dược lý:

Chống dị ứng
Chống viêm


Chống oxy hóa.
1.3.4. Trạch tả (rễ củ) Rhizoma Alismatis Plantago-aquaticae)

Cịn có tên là cây mã đề nước, cây này mọc hoang ở những nơi ẩm ướt ở Lào Cai, Lai
Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn. Hiện được trồng ở nhiều tỉnh như Nam Hà, Thái Bình, Hà
Tây, Hịa Bình. Hái lấy rể củ, rửa sạch, cạo hết rễ nhỏ, phơi khô và sấy khơ.
1.3.4.1.

Mơ tả:

Thân rễ hình cầu, hình trứng hay hình con quay, dài 2 cm đến 7 cm, đường kính 2 cm
đến 6 cm. Mặt ngồi màu trắng hơi vàng hay nâu hơi vàng, có các rãnh nơng, dạng vịng
khơng đều ở ngang củ, có nhiều vết sẹo rễ nhỏ dạng bướu, ở đầu thân rễ có vết của thân
cây cịn sót lại. Chất chắc, mặt bẻ gãy màu trắng vàng, có tinh bột, nhiều lỗ nhỏ. Mùi
thơm nhẹ, vị hơi đắng. Trạch tả thái lát: Các lát dày hình trịn hoặc hinh bầu dục. Bên
ngồi màu trắng ngà hoặc nâu vàng nhạt, có các vết sẹo nhỏ của rễ con nhơ lên. Mặt
phiến màu trắng ngà, có tinh bột, nhiều lỗ nhỏ. Mùi thơm nhẹ. vị hơi đắng.


1.3.4.2.

Bột:


Màu nâu hơi vàng. Có nhiều hạt tinh bột, hạt tinh bột đơn hình trứng dài, hình cầu
hoặc hình bầu dục, đường kính 3 µm đến 14 µm , rốn hạt hình chữ Y, hình khe ngắn hoặc
hình chữ V. Hạt tinh bột kép gồm 2 đến 3 hạt đơn. Tế bào mơ mềm hình gần trịn có
nhiều lỗ hình bầu dục hợp thành các khoảng lỗ trống. Tế bào nội bì có thành lồi lên, uốn
lượn, tương đối dày, hóa gỗ, có ống lỗ nhỏ, rải rác. Khoang chứa dầu phần lớn bị vỡ,
những khoang cịn ngun vẹn có hình gần trịn, đường kính 54 µm đến 110 µm, đơi khi
thấy trong tế bào tiết có giọt dầu.
1.3.4.3.

Thành phần hóa học:

Alosol A, alisol B, A monacetate, alisol B monacetate, epialisol A asparagine (15)
choline, tinh dầu, alcaloit, vitamin B12, kali có hàm lượng 147,5 mg%
1.3.4.4.

Tác dụng dược lý:

Chống viêm tiền liệt tuyến
Chống lại bệnh gan nhiễm mỡ
Xơ mỡ động mạch
1.3.5. Phục linh (nấm ký sinh trên rễ cây thông) Sclerotium Poriae Cocos)


Cịn có tên gọi là bạch phục linh, phục thần, phục linh hiện phải nhập của Trung Quốc,
loại tốt nhất mọc ở Vân Nam gọi là vân linh. Thứ ở Quảng Đơng có thể khơng tốt bằng
thứ ở Vân Nam. Năm 1977 phát hiện thấy có ở vùng đà lạt (Lâm Đồng) ở nước ta.
1.3.5.1.

Mô tả:


Thể quả nấm Phục linh khơ: Hình cầu, hình thoi, hình cầu dẹt hoặc hình khối khơng
đều, lớn, nhỏ khơng đồng nhất. mặt ngồi màu nâu đến nâu đen, có nhiều vết nhăn rõ và
lồi lõm. Thể nặng, rắn chắc. Mặt bẻ sần sùi và có vết nứt, lớp viền ngồi màu nâu nhạt,
phần trong màu trắng, số ít có màu hồng nhạt. Có loại bên trong cịn mấy đoạn rễ thơng
(Phục thần). Nấm phục linh khơng mùi, vị nhạt, cắn dính răng. Phục linh bì: Là lớp ngồi
Phục linh tách ra, lớn, nhị, khơng đồng nhất. Mặt ngoài từ nâu đến nâu đen, mặt trong
màu trắng hoặc nâu nhạt. Chất tương đối xốp, hơi có tính đàn hồi. Phục linh khối: Sau
khi tách lớp ngồi, phần cịn lại được thái, cắt thành phiến hay miếng, lớn nhỏ không
đồng nhất, màu trắng, hồng nhạt hoặc nâu nhạt. Xích phục linh: Là lớp thứ hai sau lớp
ngoài, hơi hồng hoặc nâu nhạt. Bạch phục linh: Là phần bên trong, màu trắng. Phục thần:
Là phần nấm Phục linh ôm đoạn rễ thông bên trong.
1.3.5.2.

Bột:

Màu trắng tro. Soi kính hiển vi thấy: Có những khối sợi nấm dạng hạt không đều và
những khối phân nhánh, không màu, sợi nấm không màu hoặc màu nâu nhạt, mảnh dẻ,
nhỏ, dài, hơi cong, phân nhánh, đường kính 3 μm đến 8 μm, ít khi có sợi nấm đường kính
tới 16 μm. Ngâm bột dược liệu trong dung dịch cloral hydrat khoảng 30 min, sẽ thấy bột
tan dần (bột có hiện tượng trong dần).
1.3.5.3.

Thành phần hóa học:

Beta-pachyman, beta-pachymanase, pachymic acid, tumulosic acid, 3-betahydroxylanosta-7, 24-trien-21-oilic acid, chitin, protein, mỡ, gluco, sterol, histamin,
lecithin, gum, lipase, choline, adenine.
1.3.5.4.
Chống u

Tác dụng dược lý:



Cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ
1.3.6. Đơn bì (vỏ rễ) Corte Moutan Radicis

Cịn gọi là mẫu đơn bì, đơn bì phấn, hoa vương, mộc thược dược, thiên hương quốc
sắc, phú quý hoa. Cây hoa mẫu đơn có nguồn gốc ở Trung Quốc sau khi di thực sang
Châu Âu làm cảnh. Tại các nước này hoa nở vào tháng 5 – 7, kết quả vào tháng 7 – 8, tại
Việt Nam ta mới di thực được cây này trong phạm vi thí nghiệm ở vùng mát. Trước đây
vào gần ngày tết, nước ta có nhập từ Trung Quốc cả cây vào để làm cảnh trong dịp tết,
nhưng giá rất đắt. Gần đây ít nhập cây, mà chỉ nhập vỏ cây dùng làm thuốc. Hiện nay, ta
có điều kiện để di thực và giữ giống hơn ngày xưa. Từ năm 1960 ở sapa ta đã thí nghiệm
di thực và giữ giống thành công một số cây.
Tại Trung Quốc người ta thu hoạch vỏ rễ ở những cây đã trồng được 3 – 5 năm, vào
tháng 9 đào lấy rễ, rửa sạch đất cát, bổ dọc vỏ rễ, phơi khô. Hoặc trước khi bổ vỏ dùng
dao nứa hay mảnh bát, mảnh thủy tinh cạo sạch vỏ rồi mới nậy lấy vỏ phơi khơ. Cách
trên cho vị ngun đơn bì, cách dưới cho vị qt đơn bì (mẫu đơn bì cạo vỏ). Có khi
người ta còn sao cho vàng đen gọi là mẫu đơn bì than mới dùng.


1.3.6.1.

Mơ tả:

Mẫu đơn bì hình ống hoặc nửa hình ống, có khe nứt dọc, hai mép thường cuộn cong
vào trong hoặc mở ra, dài 5 cm đến 20 cm, đường kính 0,5 cm đến 1,2 cm, dày 0,1 cm
đến 0,4 cm. Mặt ngồi màu nâu hay vàng nâu, có nhiều lỗ bì nằm ngang và vết sẹo rễ
nhỏ, nơi tróc vỏ bẩn, có màu phấn hồng. Mặt trong của vỏ màu vàng tro hoặc nâu nhạt,
có vân dọc nhỏ, rõ, thường có nhiều tinh thể nhỏ sáng. Chất cứng giịn, dễ bẻ gẫy. Mặt
gãy gần phẳng, có tinh bột, màu phớt hồng. Vị hơi đắng và se. Mùi thơm đặc biệt.

1.3.6.2.

Bột:

Màu nâu đỏ nhạt, hạt tinh bột rất nhiều, hạt đơn loại hình trịn hoặc hình đa giác,
đường kính 3 µm đến 16 µm, rốn có dạng điểm hoặc vạch hoặc hình chữ V, hạt kép 2
đến 6. Những bó tinh thể calci oxalat có đường kính 9 µm đến 45 µm, đơi khi các tế bào
chứa các tinh thể này lại đứng liền nhau, xếp thành các cụm bó tinh thể, có khi một tế
bào lại chứa nhiều bó calci oxalat. Tế bào bần hình chữ nhật, thành hơi dày màu đỏ
nhạt.
1.3.6.3.

Thành phần hóa học:

Paeonol, paeonoside, paeonolide, paeoniflorin, oxypaeononiflorin, campesterol.
1.3.6.4.

Tác dụng dược lý:

Chống viêm
Chống dị ứng
Chống tế bào ung thư bang quang
Chống xuất huyết


1.3.7. Mạch mơn (củ già) Tuber Ophlopogonis

Cịn có tên gọi là mạch đông, cây lan tiên, người ta dùng rễ củ phơi hay sấy khơ của
cây mạch mơn đơng. Vì lá giống lá lúa mạch, về mùa đông lá vẫn xanh tươi nên gọi là
mạch đông. Mọc hoang và được trồng ở Việt Nam để lấy củ dùng làm thuốc, nhiều nhất ở

Phùng (Hà Tây), Nghĩa Trai (Hưng Yên), Ninh Hiệp (Hà Nội).
Thường hái vào tháng 6 – 7 ở những cây đã được 2 – 3 năm. Chọn những củ già, cắt
bỏ sạch rể con, rửa sạch đất, củ to trên 6 mm bổ làm đôi, củ nhỏ để ngun phơi khơ tước
bỏ lõi trước khi dùng. Có khi hái về, dùng móng tay rạch củ, tước bỏ lõi, rang với gạo
cho đến khi gạo có màu vàng nhạt, bỏ gạo lấy mạch môn mà dùng. Củ mạch môn hình
thoi, màu vàng nhạt, hơi trong, dài 10 – 15 mm. Mùi đặc biệt, vị ngọt.
1.3.7.1.

Mơ tả:

Rễ hình thoi, hai đầu hơi nhỏ lại, dài 1,5 cm đến 3,5 cm, đường kính phần giữa từ 0,2
cm đến 0,8 cm. Mặt ngồi có màu vàng nâu hoặc trắng ngà và nhiều nếp nhăn dọc nhỏ;
trong mờ; một đầu thấy lõi giữa nhỏ. Chất mềm dẻo; Mặt cắt ngang có lớp vỏ mỏng màu
nâu nhạt, phần ruột trắng ngà, có lõi nhỏ ở chính giữa. Mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt sau đó
hơi đắng. Dính răng khi nhai.


1.3.7.2.

Vi phẩu:

Lớp bần mỏng cấu tạo bởi những tế bào có thành dày, có những chỗ bị rách bong ra.
Hạ bì gồm vài lớp tế bào nhỏ thành hơi dày. Vùng mô mềm vỏ rộng gấp 3 đến 4 lần
vùng mơ mềm tủy. Các tế bào mơ mềm có thành mỏng, hình trịn hay nhiều cạnh ở phần
ngồi, tế bào kéo dài theo hướng xuyên tâm ở phần trong; rải rác có tinh thể calci oxalat
hình kim đơi khi là hình cầu gai. Tế bào nội bì có thành dày ở phía trong và hai bên như
hình chữ u. Trụ bì gồm 1 lớp tế bào có thành mỏng. Các bó gỗ cấp 1 xếp thành dãy,
mạch lớn phía trong và mạch nhỏ phía ngồi xếp xen kẽ với bó libe cấp 1. Vùng mô
mềm ruột hẹp gồm các tế bào có thành mỏng, kích thước nhỏ hơn tế bào mơ mềm vỏ,
rải rác có tế bào chứa bó tinh thể calci oxalat hình kim thường nhỏ hon các tế bào xung

quanh.
1.3.7.3.

Bột:

Mảnh bần gồm những tế bào nhiều cạnh có thành dày. Mảnh mơ mềm gồm tế bào có
thành mỏng, hình trịn hoặc nhiều cạnh, có chứa tinh thể calci oxalat hình kim dài 40
µm đến 70 µm. rộng 2 µm đến 4 µm, đừng riêng rẽ hay xếp thành từng bó. Tế bào mơ
cứng hình chữ nhật có thành dày, khoang rộng, có ống trao đơi rõ, thường xếp thành
từng đam, có nhiều tinh bột.
1.3.7.4.

Thành phần hóa học:

Paeonol, paeonoside, paeonolide, paeoniflorin, oxypaeoniflorin, campesterol.
1.3.7.5.

Tác dụng dược lý:

Chống viêm
Chống oxy hóa


1.3.8. Ngũ vị tử (quả chín) Schisandra Chinensis

Vị thuốc có đủ năm vị: Ngọt, chua, cay, đắng và mặn do đó đặt tên. Trên thị trường,
người ta phân biệt ra hai loại ngũ vị tử:
Bắc ngũ vị tử còn gọi là ngủ vị tử, liêu ngũ vị, sơn hoa tiêu (Hắc Long Giang) là quả
chín phơi hay sấy khơ của cây bắc ngũ vị tử. Bắc ngũ vị tử mọc ở Trung Quốc (Hắc Long
Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh, Hà Bắc, Sơn Tây, Hồ Bắc, Thiểm Tây, Cam Túc, Nội

Mông), vùng viễn đông nước Nga, Triều tiên. Ngũ vị tử Triều tiên được coi là loại tốt.
Đến mùa thu, quả chín, hái về loại bỏ cuốn và tạp chất phơi hay sấy khơ. Những quả
màu đỏ, hay tím đỏ, thịt dày, mẫm, bóng được coi là tốt. Trong quả có một hay hai hạt
hình thận màu vàng nâu. Điều cần chú ý là trong sách Bản thảo cương mục của Lý Thời
Trân thì ngũ vị tử chia hai loại: Nam ngũ vị tử có mau đỏ, bắc ngũ vị tử được coi là tốt
hơn.
Nam ngũ vị tử là quả chín phơi hay sấy khô của cây nam ngũ vị tử hay cây nắm cơm.
Tuy gọi là Nam ngũ vị tử nhưng là nam đối với Trung Quốc. Cả hai ngũ vị tử hiện ta vẫn
còn phải nhập. Nam ngũ vị tử chỉ được khai thác dùng tại chỗ nên chưa chắc có bán sang
Việt Nam.


1.3.8.1.

Mơ tả:

Q hình cầu khơng đều hoặc hình cầu dẹt, đưịng kính 5 mm đén 8 mm. Mặt ngồi
màu đỏ, đị tía hoặc đỏ thẫm, nhăn nheo, có dầu, thịt quả mềm. Có trường hợp mặt
ngồi màu đỏ đen hoặc phù lớp phấn trắng. Có 1 hạt đến 2 hạt hình thận, mặt ngồi
màu vàng nâu, sáng bóng. Vỏ hạt mỏng, giòn. Thịt quả mùi nhẹ. vị chua. Sau khi đập vỡ.
nhân hạt màu trắng, có mùi thơm, vị cay, hơi đắng.
1.3.8.2.

Vi phẩu:

Vỏ quả ngoài gồm một hàng tế bào hình vng hoặc hình chữ nhật, thành hơi dày, bên
ngồi phủ lớp cutin, rải rác có tế bào dầu. Vỏ quả giữa có 10 hàng tế bào mơ mềm hoặc
hơn, chứa hạt tinh bột, rãi rác có những bó mạch chồng chất, nhỏ. Vỏ quả trong gồm 1
hàng tế bào mơ mềm hình vng nhỏ. Lớp ngồi của vỏ hạt có 1 hàng tế bào mơ cứng,
gồm các tế bào xếp xuyên tâm kéo dài, thành dày, có các lỗ nhỏ dày đặc và các ống.

Ngay bên dưới lớp ngoài của vỏ hạt có vài hàng tế bào mơ cứng gồm các tế bào hình gân
trịn, hình tam giác, hoặc hình đa giác có lỗ lớn hơn. Bên dưới lớp tẽ bào mơ cứng có vài
hàng tế bào mơ mềm. Phần sống nỗn của hạt có các bó mạch; có một hàng tế bào hình
chữ nhật chứa các giọt dẩu màu vàng nâu, dưới nữa là 3 hàng đến 5 hàng tế bào nhỏ. Tế
bào vỏ trong của hạt nhỏ, thành hơi dày, xếp thành hàng. Tế bào nội nhũ chứa giọt dầu
béo và hạt alcuron.
1.3.8.3.

Bột:

Màu tía thẫm, tế bào mơ cứng của vỏ hạt có hình đa giác hoặc đa giác kéo dài khi
nhìn trên bề mặt, đường kính 18 µm đến 50 µm, thành dày với các ống lỗ nhỏ, sít nhau;
các khoang chứa chất dầu màu nâu sẫm. Tế bào mô cứng của lớp trong vỏ hạt có hình đa
giác, hình trịn hoặc các dạng hình khơng đều, đường kính tới 83 µm, thành hơi dày với
lỗ to. Tế bào vỏ quả ngồi hình đa giác khi nhìn trên bề mặt, thành tế bào phía ngồi lồi
lên tạo thành dạng chuỗi hạt, phủ lớp vân cutin; rải rác cỏ tế bào dầu. Tế bào vỏ quả
giữa nhăn nheo, chứa chất màu nấu vả hạt tinh bột.


1.3.8.4.

Thành phần hóa học:

Sesquicarene, beta-bisabolene, beta-chamigrene, a-ylangene, schizadrin pseudogamma-schizandrin, deoxyschysan-drin, schizandrol, citral, stigmasterol, tinh dầu, acid
hữu cơ, vitamin C, vitamin E.
1.3.8.5.

Tác dụng dược lý:

Bảo vệ tế bào thần kinh

Chống oxy hóa
Bảo vệ gan.

1.4. Thành phần hóa hoạc chính của bài thuốc:
axit gallic, ligustrazine, paeoniflorin, paeonol, axit ferulic, z- liguistilide, senkyunolide
A, butylphthalide, và catalpol.

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT VÀ ĐỊNH TÍNH BÀI THUỐC
2.1. Phương pháp chiết xuất
Lấy thang thuốc trong bài thuốc đem ngâm chiết rồi lấy dịch để kiểm tra hàm lượng
chất tan ứng theo từng lần chiết (dịch 1, dịch 2, dịch 3, …) bằng phương pháp trọng
lượng. Thời gian cho mỗi lần chiết là 60 phút với phương pháp chiết: Lượng nước cho
vào ngập dược liệu, đun sôi xong tắt bếp ủ để đấy
Dịch 1: sắc sau 60 phút, sau 120 phút, sau 180 phút hàm lượng như nhau là 0,03g/ml,
không tăng. Sau khi chắt hết dịch ra cho thêm nước nóng vào sắc tiếp.
Dịch 2: sau 240 phút hàm lượng là g/ml, lại chắt hết dịch ra thêm nước vào sắc.
Dịch 3 : sau 300 phút hàm lượng là g/ml lại chắt hết dịch ra thêm nước vào sắc.
Dịch 4 : sau 360 phút hàm lượng là g/ml.
Qua các kết quả nghiên cứu khuyến nghị:


Các dược liệu nên được xay nhỏ (hoặc băm) có kích thước hạt cỡ 2-3mm, nếu là hoa,
lá khơng nhất thiết phải xay.
Các dược liệu đã xay nhỏ chỉ cần đổ nước sôi vào ngâm chiết (chiết hãm), các dược
liệu chưa xay nhỏ thì cho nước vào đun sơi khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
Sau khi có dịch chiết đem đi định tính xác định các thành phần hóa dược trong bài
thuốc.

2.2. Phương pháp định tính
Lấy dịch chiết của bài thuốc lại đem chiết xuất bằng:

 Chiết dịch chiết ether
 Chiết dịch chiết cồn
 Chiết dịch chiết nước

2.3. Sau đó phân tích sơ bộ thành phần hóa học:
2.3.1. Xác định các chất tan trong dịch ether:







Tinh dầu
Triterpenoid
Alkaloid
Coumarin
Anthraquinone
Flavonoid

2.3.2. Xác định các nhóm hợp chất tan trong dịch chiết cồn:







Alkaloid
Coumarin

Flavonoid
Tannin
Saponin
Acid hữu cơ

2.3.3. Xác định các nhóm hợp chất từ dịch chiết cồn thủy phân:
 Triterpenoid
 Coumarin


 Anthraquinone
 Flavonoid
2.3.4. Xác định các chất tan trong dịch chiết nước:






Alkaloid
Flavonoid
Tannin
Saponin
Acid hữu cơ

2.3.5. Xác định các nhóm hợp chất từ dịch nước thủy phân:
 Triterpenoid
 Anthraquinone
 flavonoid


CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT DẠNG BÀO CHẾ
Đề xuất dạng viên hoàn:
Theo các y văn thì bài thuốc đã được làm viên hồn từ thời của Trương Trọng Cảnh
bên Trung Hoa, dễ sử dụng, bảo quản được lâu hơn, an toàn khi dùng thuốc.

CHƯƠNG 4. DANH SÁCH CHỐNG CHỈ ĐỊNH KẾT HỢP VỚI BÀI
THUỐC
Hiện tại khơng tìm được tài liệu ghi chép nghiên cứu về các hóa dược tương tác với
các thành phần hóa dược của bài thuốc “Bát tiên trường thọ”.

KẾT LUẬN
Bài thuốc khơng những có tác dụng theo y văn của Y học cổ truyền, mà ngày nay có
nhiều cơng trình nghiên cứu chứng minh rằng trong thành phần hóa dược của bài thuốc
có tác dụng chữa bệnh đái tháo đường, chống ung thư, suy nhược thần kinh…v…v…


Tóm lại qua bài tiểu luận có thể thấy được phương thuốc cổ truyền khơng những có tác
dụng lâu đời mà ngày nay đã được chứng minh một cách khoa học bằng các phương pháp
hiện đại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Tất Lợi (1986), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”. Nhà xuất bản Y
học, chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh.
2. Bộ Y Tế (2018), “Dược điển V”. Nhà xuất bản Y học,
3. Hoàng Duy Tân, Hoàng Anh Tuấn (2009), “Phương tễ học”. Nhà xuất bản
Thuận Hóa”, Huế.
4. Hứa Văn Thao (2018), “Nghiên cứu phương pháp chiết xuất các bài thuốc”. Tạp
chí Y học bản địa.
5. Bangrong Cai,Ying Zhang, Zengtao Wang, Dujuan Xu, Yongyan Jia, Yanbin
Guan, Aimei Liao, Gaizhi Liu, Changju Chun, Jiansheng Li (2020),

“Therapeutic Potential of Diosgenin and Its Major Derivatives against
Neurological Diseases: Recent Advances”.
6. Subrat Kumar Bhattamisra, Kah Heng Yap, Vikram Rao, Hira Choudhury
(2019). “Multiple Biological Effects of an Iridoid glucoside, Catalpol and Its
Underlying Molecular Mechanisms”
7. Terry Yam Chuen POON, Kwok Leung ONG, Bernard Man Yung CHEUNG
(2011), “Review of the effects of the traditional Chinese medicine Rhemannia
Six Formula on diabetes mellitus and its complications”.



×