Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.31 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>BIÊN ĐỘ TRONG SÓNG CƠ PC 1. Trên mặt nước rộng vô hạn, sóng được phát ra từ một nguồn dao động điều hoà O và tạo thành sóng có dạng là các đường tròn đồng tâm O (hình vẽ). Xét trên cùng một phương truyền sóng OAB có 2 quả bóng A và B nhẹ, kích thước đủ nhỏ nổi bồng bềnh trên mặt nước. Trong quá trình O A B sóng truyền từ O đến A rồi đến B, quả bóng A di chuyển theo chiều nào? A. Lên xuống B. Từ trái sang phải C. Từ phải sang trái D. Đứng yên PC 2. Một sóng truyền theo phương AB. Tại một thời điểm nào đó, hình dạng sóng được biểu diễn như hình vẽ. Biết rằng phần tử M trên mặt nước đang đi lên vị trí cân bằng. Hỏi khi đó điểm N trên mặt nước đang chuyển động như thế nào? N A A. Đang đi lên B. Đang đi sang bên phải B C. Đang đi xuống D. Đang đi sang bên trái M. PC 3. Một sóng ngang tần số 50 Hz truyền trên một sợi dây nằm ngang với vận tốc 40 m/s. A và B là hai điểm trên dây cách nhau 3m và sóng truyền theo chiều từ A đến B. Chọn trục biểu diễn li độ cho các điểm có chiều dương hướng lên trên. Tại một thời điểm nào đó B có li độ dương và đang chuyển động đi xuống. Hỏi tại thời điểm đó A sẽ có li độ và chiều chuyển động tương ứng là như thế nào? A. Âm, đi xuống B. Âm, đi lên C. Dương, đi xuống D. Dương, đi lên PC 4. Một sóng ngang truyền trên mặt nước với tần số f = 60 Hz. Tại một thời điểm nào đó một phần mặt nước có dạng như hình vẽ. Trong đó khoảng cách từ vị trí cân bằng của A đến vị trí cân bằng của D là 60 cm và điểm C đang đi xuống qua vị trí cân bằng. Hỏi chiều C truyền sóng và vận tốc truyền sóng là như thế nào? A A. Từ A đến E với vận tốc 48 m/s B. Từ A đến E với vận tốc 36 m/s E C. Từ E đến A với vận tốc 36 m/s D. Từ E đến A với vận tốc 48 m/s D PC 5. Sóng có tần số 10 Hz truyền trên mặt thoáng nằm ngang của một chất lỏng, với tốc độ 1 m/s, gây ra các dao động theo phương thẳng đứng của các phần tử chất lỏng. Hai điểm M và N thuộc mặt thoáng chất lỏng cùng phương truyền sóng cách nhau 25cm. Biết điểm M nằm gần nguồn sóng hơn. Tại thời điểm t, điểm N đang lên cao nhất. Hỏi sau đó thời gian ngắn nhất là bao nhiêu thì điểm M sẽ đến vị trí cân bằng? A. 1/5 s B. 1/10 s C. 1/15 s D. 1/20 s PC 6. Một sóng cơ học được truyền theo phương Ox với biên độ không đổi. Phương trình dao động tại p nguồn O có dạng u = 4Cos( t) (cm). Tại thời điểm t li độ của điểm O là 2 cm. Tính li độ tại điểm O sau thời 3 điểm đó một khoảng 9s. A. 2 cm B. –2 cm C. 4 cm D. –4 cm PC 7. Nguồn sóng ở O được truyền đi với biên độ không đổi là 10cm, có tốc độ truyền sóng v = 60 cm/s và tần số sóng là 8 Hz. Xét trên cùng một phương truyền sóng có 2 điểm A và B cách nhau 20 cm. Nếu tại thời điểm nào đó A có li độ là 5cm thì li độ tại B là bao nhiêu? A. 5 cm B. –5 cm C. 2,5√3 cm D. –2,5√3 cm PC 8. Một sóng cơ học được truyền từ O đến A với vận tốc v = 40 cm/s, biết phương trình sóng tại O có p dạng là u = 5sin( t) cm. Biết tại thời điểm t thì li độ của phần tử A là 3 cm và đang tăng. Hỏi sau đó 7 s thì 2 li độ của M là bao nhiêu? A. –2 cm B. –3 cm C. –4 cm D. –5 cm PC 9. Nguồn sóng ở O được truyền đi với bước sóng 1,8 m và vận tốc 1,5 m/s. Hai điểm A và B cùng nằm trên một phương truyền sóng và cách nhau một khoảng 30 cm. Tại thời điểm t thì A và B có li độ lần lượt là +3 cm và –3 cm. Biết A ở gần nguồn O hơn so với B. Hỏi sau thời gian ngắn nhất là bao lâu thì A đạt tới li độ cực đại? A. 0,4 s B. 0,2 s C. 1 s D. 1,2 s.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> PC 10. Nguồn sóng ở O được truyền đi với chu kỳ T = 3s. Hai phần tử M và N cùng nằm trên một phương truyền sóng và cách nhau một khoảng 0,25l cm. Tại thời điểm t thì M và N có li độ lần lượt là –4,5 cm và –6 cm. Biết M ở xa nguồn O hơn so với N. Hỏi thời gian ngắn nhất sau đó là bao lâu để M đạt đến vận tốc cực đại? A. 1,75 s B. 1,25 s C. 1 s D. 0,25 s PC 11. Hai điểm M, N cùng nằm trên một phương truyền sóng cách nhau λ/3. Tại thời điểm t thì M đạt vận tốc cực đại và đang đi xuống. Biết sóng truyền từ N đến M. Hỏi thời điểm gần nhất ngay sau đó thì N đạt vận tốc bằng nửa vận tốc cực đại của chính nó là bao lâu? A. 2T/3 B. T/2 C. T/3 D. T/6 PC 12. Nguồn sóng tại O truyền theo đường thẳng với biên độ không đổi. Ban đầu điểm O tại vị trí biên âm. Ở thời điểm t = T/2 một điểm cách nguồn một khoảng d = 1,5λ có li độ là –10 cm. Biên độ của sóng là: A. 10 cm B. 10√2 cm C. 10√3 cm D. 20 cm PC 13. Một nguồn sóng tại O có phương trình u0 = Acos(ωt + p/3) cm lan truyền trên một phương truyền sóng. Ở thời điểm t = 2,5T, một điểm M cách nguồn bằng 5λ/6 có li độ là –10 cm. Biên độ của sóng là: A. 10 cm B. 10√2 cm C. 10√3 cm D. 20 cm PC 14. Một nguồn sóng tại O có phương trình u0 = Acos(ωt + p/4) cm lan truyền trên một phương truyền sóng. Ở thời điểm t = T/4, một điểm M cách O khoảng λ/4 có li độ là –10 cm. Biên độ của sóng là: A. 10 cm B. 10√2 cm C. 10√3 cm D. 20 cm PC 15. Tại thời điểm đầu tiên, đầu O của dây cao su căng thẳng nằm ngang bắt đầu dao động đi lên với biên độ 5 cm, chu kỳ T = 6 s. Hai điểm gần nhau nhất trên dây dao động ngược pha là 3 cm. Coi biên độ không đổi. Hỏi thời điểm đầu tiên để điểm M cách O đoạn 9 cm đi lên được 2,5cm là bao lâu? A. 8,5 s B. 9 s C. 9,5 s D. 10 s PC 16. Hai chất điểm A và B trên mặt nước cùng nằm trên một phương truyền sóng cách nhau một khoảng 0,39λ. Tại thời điểm t độ cao của A và B so với mặt nước lần lượt là 2 cm và 6 cm. Hỏi điểm B có thể lên cao nhất so với mặt nước là bao nhiêu? A. 8 cm B. 10 cm C. 12 cm D. 14 cm PC 17. Tại thời điểm đầu tiên t = 0 đầu O của sợi dây cao su căng thẳng nằm ngang bắt đầu dao động đi lên với tần số 2 Hz. Gọi P và Q là 2 điểm cùng nằm trên một phương truyền sóng cách O lần lượt là 8cm và 16cm. Biết vận tốc truyền sóng trên dây là 24 cm/s và coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Hỏi sau thời gian ngắn nhất là bao lâu thì 3 điểm O, P, Q thẳng hàng? A. 0,125 s B. 1/6 s C. 0,25 s D. 5/12 s PC 18. Tại thời điểm đầu tiên t = 0 đầu O của sợi dây cao su căng thẳng nằm ngang bắt đầu dao động đi lên với biên độ 9 cm và tần số 2 Hz. Gọi P và Q là 2 điểm cùng nằm trên một phương truyền sóng cách O lần lượt là 7cm và 14cm. Biết vận tốc truyền sóng trên dây là 24 cm/s và coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Hỏi sau thời gian là bao lâu thì 3 điểm O, P, Q thẳng hàng lần thứ 2? A. 1/4 s B. 19/24 s C. 25/24 s D. Vô nghiệm PC 19. Cho 2 sợi dây cao su giống nhau dài 3m căng thẳng nằm ngang song song cùng độ cao so với mặt đất có đầu là O1 và O2. Tại thời điểm đầu tiên cho O1 bắt đầu dao động đi lên với tần số 0,25 Hz. Sau đó 10s cho O2 bắt đầu dao động đi xuống với tần số 0,5 Hz. Hai sợi dây đều tạo sóng dạng hình sin với cùng biên độ A và bước sóng là 60cm. Hỏi sau thời gian ngắn nhất bao lâu kể từ khi O2 bắt đầu dao động thì hình dạng của hai sợi dây giống hệt nhau? A. 10 s B. 11 s C. 12 s D. 13 s PC 20. Cho 3 sợi dây cao su giống nhau dài 4m căng thẳng nằm ngang song song cùng độ cao so với mặt đất có đầu là O1; O2 và O3. Tại thời điểm đầu tiên cho O1 bắt đầu dao động đi lên với tần số 0,2 Hz. Sau đó 15s cho O2 bắt đầu dao động đi lên với tần số 0,4 Hz. Tiếp sau đó 10s cho O3 bắt đầu dao động đi xuống với tần số 0,5 Hz. Cả 3 sợi dây đều tạo sóng dạng hình sin với cùng biên độ A và bước sóng 80cm. Hỏi sau thời gian ngắn nhất là bao lâu kể từ khi O1 bắt đầu dao động thì hình dạng của 3 sợi dây giống hệt nhau? A. 40 s B. 42 s C. 42,5 s D. 45 s.
<span class='text_page_counter'>(3)</span>