Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

đánh giá hiệu quả kinh tế của cây sắn dây trên địa bàn huyện nam đàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.75 KB, 45 trang )

Lời Cảm Ơn
Trong q trình thực hiện đề tài tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình,sự
đóng góp q báu của các tập thể, cá nhân ,đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi
hồn thành bài tập lớn,tơi xin ghi nhận và chân thành cảm ơn.
Trước tiên tôi xin cảm ơn cô giáo Trần Thị Tuyến giảng viên bộ mơn
đánh giá cảnh quan ,khoa Địa Lí –QLTN,trường Đại học Vinh đã trực tiếp
hướng dẫn tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn các hộ gia đình tại các xã Nam Anh,Nam Xuân và
anh Trần Văn Hịa,Lê Văn Thắng đã giúp đỡ tơi trong q trình thu thập số liệu
trên địa bàn.
Tuy nhiên bài tập lớn này sẽ khơng tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Vì
vậy, tơi rất mong nhận được sự nhận xét và đánh giá của cơ giáo và tồn thể các
bạn
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn
Sinh viên
Nguyễn Đức Thịnh

1


Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện phát triển kinh tế -xã hội hiện nay , việc nắm bắt được các
thành phần của tự nhiên cũng như các quy luật đặc tính của nó giúp cho chúng ta
có những cái nhìn tổng qt nhất, tạo điều kiện cho phát triển lãnh thổ.Mỗi địa
hình với những điều kiện tự nhiên khác nhau lại thích hợp với một loại hình
canh tác khác nhau.Hiệu quả kinh tế của trồng các loại cây làm ngun liệu sản
xuất thường có gí trị cao hơn,phát triển các loại cây này cịn có tác dụng tận
dụng nguồn tài nguyên, phá thế độc canh trong nơng nghiệp và góp phần bảo vệ
mơi trường.Trồng các loại cây này tận dụng được đất trung du miền núi, góp
phần nâng cao thu nhập cho người dân


Nam Đàn là một huyện có cả miền núi có cả đồng bằng nằm ở hạ lưu
sơng Lam về phía nam đơng nam của tỉnh Nghệ An, nhờ có điều kiện thuận lợi
nên trong những năm vừa qua ngày càng phát triển.Mặc dù vậy trong cơ cấu
kinh tế,nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ yếu với nhiều loại cây nông
nghiệp khác nhau.Tuy nhiên việc quy hoạch và cơ cấu cây trồng vẫn chưa thực
sự hợp lí.Vì vậy làm như thế nào để có thể cơ cấu cây trồng, khai thác hết tiêm
năng là vấn đề được chính quyền quan tâm nghiên cứu nhằm xây dựng một cách
hợp lý các phương án sử dụng cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất để
nâng cao dời sống cho người dân.Góp phần vào cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa
nơng thơn,xây dựng thành cơng nông thôn mới.
Nhu cầu về củ sắn dây ngày nay rất lớn và dùng nhiều trong đông y (cát
căn thuốc chữa bệnh), tinh bột sắn dây dùng làm nước giải khát trong mùa hè
nắng nóng và là thuốc giảm sốt khi bị cảm… Vì vậy trồng cây sắn dây ở Việt
Nam nói chung, Nghệ An nói riêng là việc cần làm, và đất để trồng cây sắn dây
có thể nói là rất nhiều: Đất đồi vệ, đất khai hoang phục hóa, đất trồng xen cây
lâm nghiệp, đất trang trại, đất màu đồng cao cưỡng… nên từng bước hình thành
các vùng trồng tập trung thành vùng hàng hóa lớn gắn với thu mua và chế biến
thành một chuỗi giá trị khép kín để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
2


Nhiều dự án thực hiện trong nơng nghiệp có thể đảm bảo điều kiện thích
nghi sinh thái cảnh quan nhưng không đánh giá đầy đủ về kinh tế cảnh quan,cụ
thể là chi phí cảnh quan khơng được tính hết,đặc biệt là yếu tố thị trường và các
chi phí phát sinh trong q trình nghiên cứu,nên đã khơng thành cơng.
Chính vì những lí do trên,đề tài “đánh giá hiệu quả kinh tế của cây sắn
dây trên địa bàn huyện Nam Đàn” nhằm mục đích đó.
2, Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2,1 Mục đích nghiên cứu
Phát triển kinh tế tại những vùng có điều kiện thích hợp đang là một trong

những định hướng phát triển kinh tế của nước ta trong những năm tới .Đảng và
nhà nước ta đang khuyến khích sản xuất nông nghiệp tập trung nhằm đạt hiệu
quả kinh tế cao trong sản xuất.Mục đích chính của đề tài là đánh giá hiệu quả
kinh tế của cây sắn dây trên địa bàn huyện Nam Đàn –tỉnh Nghệ An .Làm cơ sở
để đề xuất phương hướng sản xuất cây sắn dây .
2,2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đề tài “đánh giá hiệu quả kinh tế của cây sắn dây trên địa
bàn huyện Nam Đàn” cần thực hiện những nhiệm vụ sau
- Nắm vững lý thuyết đánh giá hiệu quả kinh tế,đây là cơ sở quan trọng
để đánh giá kinh tế một loại cây trên một đơn vị lãnh thổ cụ thể
- Làm rõ được đặc điểm tự nhiên,kinh tế xã hội của địa bàn đánh giá
-Hiểu rõ đặc điểm của địa tổng thể cần nghiên cứu
- Thu thập thông tin ,chỉnh lý số liệu của việc sản xuất cây sắn dây
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế của cây sắn dây.
3, Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp rất quan trọng với tất cả các ngành nghiên cứu khoa
học đặc biệt là đối với ngành địa lý.Trong quá trình thực hiện đề tài đã đi thực
tế địa bàn nghiên cứu,tìm hiểu…
+ Phỏng vấn trực tiếp người dân
3


+ Một số bài báo viết về cây sắn dây trên địa bàn huyện
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn người dân
- Phương pháp thu thập xử lí số liệu
- Phương pháp phân tích chi phí- lợi ích
(+) Chọn trục thời gian và chiết khấu
Tùy dạng cảnh quan và loại hình khai thác,sử dụng cảnh quan để chọn

khoảng thời gian (t) thích hợp,đối với cây lâu năm thì t=1,2,3…,n,Sắn dây là cây
trồng một lần thu hoạch trong nhiều năm vì vậy chọn t=1,2,3 để đánh giá kinh
tế cây sắn dây,hệ số chiết khấu bằng lãi suất khi gửi ngân hàng
(+) Xác định giá trị hiện thời : cho phép xác định lợi nhuận tại một năm
nào đó, giá trị này khơng cho phép so sánh hiệu quả đầu tư giữa các năm.
PV =Bt - Ct
Trong đó + PV giá trị hiện thời
+ Bt lợi ích năm thứ t
+ Ct chi phí năm thứ t
(+) Xác định giá trị hiện ròng: xác định giá trị lợi nhuận ròng hiện thời
khi chiết khấu ròng và lợi ích chi phí trở về năm thứ nhất .
NPV =
(+)Tỷ suất lợi ích – chi phí tỷ lệ của tổng giá trị hiện tại của lợi ích so với
tổng giá trị hiện tại của chi phí
R=
+ BCR >1 có nghĩa là dự án đầu tư có tổng thu nhập đã chiết khấu > tổng
chi phí đã chiết khấu, phương án đầu tư có lãi và chấp nhận tốt
+ BCR <1 phương án đầu tư bị thua lỗ và không chấp nhận được, bởi vì
tổng thu nhập đã chiết khấu nhỏ hơn tổng chi phí đã chiết khấu
+ BCR =1, Tổng thu nhập đã chiết khấu = tổng chi phí đã chiết khấu, dự
án có lãi thơng thường bằng lãi suất thanh tốnphân tích chi phí – lợi ích
4.Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu
4


*Thứ nhất: Giúp bản thân thu thập được những kinh nghiệm và kiến thức
thực tế, củng cố và áp dụng những kiến thức đã học, từ đó nâng cao kiến thức
chuyên ngành tài nguyên – môi trường,là tài liệu tham khảo cho các đề tài khác
*Thứ hai :giúp mọi người có cái nhìn tổng quan về cây sắn dây trên địa
bàn huyện,hiệu quả kinh tế mà nó đem lại cho người dân nơi đây .

5.Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi lãnh thổ: Huyện Nam Đàn
- Thời gian nghiên cứu : 15/12/2015-10/1/2016
- Phạm vi nội dung tự nhiên,kinh tế - xã hội huyện Nam Đàn
+ một số thông tin về cây sắn dây
+ hiệu quả kinh tế của cây sắn dây trên địa bàn huyện Nam Đàn
6. Cấu trúc của đề tài
- phần 1: mở đầu
- phần 2:nội dung
+ Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của nghiên cứu đánh giá hiệu quả
kinh tế cảnh quan
+ Chương 2: Điều kiện tự nhiên , kinh tế xã hội của huyện Nam
Đàn.Khái quát chung về cây sắn dây
+ Chương 3:Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây sắn dây
– Phần 3 Kết Luận

5


Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN
CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CẢNH QUAN
1,1 Lý luận chung về nghiên cứu cảnh quan
1.1.1 Các khái niệm
a,Quan niệm về cảnh quan
một số quan điểm về cảnh quan trên thế giới
+ X .Berg (1913) Cảnh quan là một miền, trong đó đặc điểm địa hình, khí
hậu, thực vật và lớp phủ thổ nhưỡng hợp nhất với nhau thành một thể toàn vẹn,
cân đối lặp lại một cách điển hhình trong phạm vi đới ấy trêntrên trái đất.
+XV Kalenik: Cảnh quan địa lí là một bộ phận của trái đất,về mặt định
tính,khác hẳn với các bộ phận khác, được bao bao bọc bởi ranh giới tự nhiên và

là tập hợp các đối tượng , hiện tượng tác động lẫn nhau một cách có quy luật và
thống nhất trong bản thân nó, được biểu hiện một cách điển hình trên khơng gian
rộng lớn và có quan hệ khơng tách rời về mọi mặt với lớp vỏ địa lí ,
+ AG Ixatsenko : Cảnh quan là một địa tổng thể thống nhất về mặt phát
sinh,đồng nhất về mặt phát sinh , đồng nhất về các dấu hiệu địa đới và phi địa
đới, bao gồm đặc trưng của hệ liên kết bậc thấp
Như vậy : Cảnh quan là địa tổng thể được tạo nên bởi sự tác động tương
hỗ, có quy luật của các nhân tố tự nhiên và tác động của con người.
b,Các nhân tố thành tạo cảnh quan
- Nền rắn cảnh quan: mỗi cảnh quan có một nền địa chất đồng nhất về cấu
trúc địa chất,thành phần nham thạch và thế nằm của đá.Nền địa chất trong thành
tạo cảnh quan thành những đơn vị hình thái.Sự biến động,diễn biến phức tạp của
điạ hình,nham thạch,đá mẹ và quá trình hình thành thổ nhưỡng.
- Thổ nhưỡng : đất là nhân tố thể hiện rõ tương tác giữa nhân tố địa đới và
phi địa đới.Đặc điểm phân hóa thổ nhưỡng được xem xét trong việc phân chia
các đơn vị cảnh quan,đặc điểm là các loại đất khác nhau hình thành trên các
đámẹ khác nhau

6


- Khí hậu :những đặc trưng khí hậu với đặc điểm vị trí , sự phân hóa địa
hình thể hiện rõ nét đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của cảnh quan nước
ta ,các quá trình trao đổi vật chất năng lượng trong cảnh quan sẽ có những đặc
trưng bao trùm trong đó.
- Thủy văn: các q trình thủy văn tham gia vào quá trình trao đổi vật chất
năng lượng giữa các lớp.Loại cảnh quan và trên toàn hệ thống ,nó đảm bảo sự
cân bằng vật chất và năng lượng của hệ thống đó làm cho hệ thống đó có những
đặc trưng riêng.Trong chừng mực nào đó,về lâu dài q trình này có thể thay đổi
các loại cảnh quan.

- Sinh vật: là dấu hiệu phân loại rõ nhất và là nhân tố dễ biến đổi nhất của
cảnh quan.Các kiểu thảm thực vật là hạt nhân của các kiểu phụ cảnh quan.
1.1.2 Đánh giá cảnh quan
1.1.2.1 Lý luận chung về đánh giá cảnh quan
Đánh giá cảnh quan: là việc so sánh các địa tổng thể (với phân hóa cảnh
quan) với yêu cầu hoạt động sử dụng cảnh quan.Đánh giá cảnh quan có vai trị
quan trọng trong việc sử dụng hợp lí tài ngun thiên nhiên và bảo vệ mơi
trường.Là vị trí trung gian giữa điều tra cơ bản và quy hoạch lãnh thổ .
Nội dung việc đánh giá cảnh quan là phục vụ cho các ngành nông
nghiệp ,công nghiệp , lâm nghiệp nhằm quy hoạch rừng đầu nguồn và các cảnh
quan chung.
Các nội dung đánh giá cảnh quan bao gồm:
- Đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan
- Đánh giá kinh tế cảnh quan
- Đánh giá ảnh hưởng môi trường trong sử dụng cảnh quan
- Đánh giá hiệu quả xã hội trong đánh giá cảnh quan
a,Đánh giá thích nghi sinh thái
Đánh giá thích nghi sinh thái là việc đánh giá các đăc điểm của địa tổng
thể.So Sánh chúng với yêu cầu sinh thái của cây trồng và lựa chọn những địa
tổng thể phù hợp ,thuận thuận lợi với đối tượng sử dụng.Địa tổng thể không
7


những là phức hợp trong đó xảy ra tương hỗ giữa các bộ phận cấu thành mà cịn
là khơng gian cho quá trình phát triển địa tổng thể diễn ra quá trình trao đổi vật
chất và năng lượng làm thay đổi hoặc biến đổi địa tổng thể theo thời gian.
Để đánh giá thích nghi của cảnh quan cần đảm bảo những yêu cầu sau
- Đặc tính của địa tổng thể , các bộ phận cấu thành nên các địa tổng thể và
mối quan hệ giữa các thành phần đó với nhau
- Yêu cầu sinh thái của đối tượng cần đánh giá, các chỉ tiêu sinh thái mà

đối tượng sinh thái cần để sinh trưởng và phát triển tốt trong các địa tổng thể
Nghiên cứu cảnh quan tại địa tổng thể và nhu cầu sinh thái của đối tượng
chính là xây dựng hệ thống chỉ tiêu dánh giá.
b,Đánh giá kinh tế cảnh quan
Đánh giá kinh tế cảnh quan là xác định hiệu quả kinh tế trên một đơn vị
sử dụng cảnh quan (/ha) .Tiến hành bằng những cách khác nhau,trong đó
phương pháp phân tích chi phí và lợi ích được sử dụng phổ biến và hiệu quả
nhất.Một chi phí hoạt động cảnh quan và thu lại từ cảnh quan từ đó lựa chọn sử
dụng cảnh quan
Các chi phí bỏ ra và chi phí thu được đều được đưa về bằng tiền tệ,trong
đánh giá cần lưu ý thị trường bền vững và khoảng cách giao thông , cơ sở hạ
tầng đề lưu thơng hàng hóa.Đầu vào bao gồm các thơng tin về chi phí bỏ ra đầu
tue cảnh quan, lợi ích mà các hoạt động cảnh quan có thể mang lại.Trong đó cần
lưu ý nhất là tính tốn đầy đủ các chi phí có thể phải đầu tư và phát sinh trong sử
dụng cảnh quan,đặc biệt chi phí bỏ ra cho việc lưu thơng hàng hóa,lợi ích thu về
tính tất cả các loại thu nhập mà hoạt động sử dụng cảnh quan thu được:sản phẩm
chính, sản phẩm phụ ….
* Hiệu quả kinh tế : Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm
chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức độ tăng khối lượng kết quả hữu
ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm
lợi ích của xã hội, của nền kinh tế quốc dân.
* Quy trình đánh giá kinh tế cảnh quan
8


(1) lựa chọn phương pháp
Phương pháp phân tích chi phí lợi ích
Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng dất sản xuất nông nghiệp
(2) Thu thập số liệu phục vụ dánh giá
Để tính tốn hiệu quả kinh tế , địi hỏi phải có các số liệu thu thập từ thực

tế,phương pháp này chủ yếu là khảo sát người dân bằng các phiếu hỏi kết hợp
phương pháp chuyên gia,đồng thời cần thu thập các số liệu thứ cấp để đối chiếu
tăng độ tin cậy.
(3) thực hiện tính tốn theo phương pháp đã chọn
(4) Đưa các giá trị tính tốn về đơn vị cảnh quan
c, Đánh giá ảnh hưởng môi trường trong sử dụng cảnh quan
Đánh giá ảnh hưởng môi trường trong sử dụng cảnh quan là đánh giá
hoạt động sử dụng cảnh quan có thể tác động như thế nào? Nếu tác động xấu thì
có thể khắc phục được đến mức nào của cảnh quan.Đồng thời xác định khả năng
chịu tải của môi trường và mức độ bền vững của cảnh quan đối với các hoạt
động này
Cần phải đánh giá các nội dung sau : xác định nguy cơ gây ô nhiễm, suy
thối tài ngun và khả năng cải thiện mơi trường.Xác định mức độ chịu tải của
môi trường và độ bền vững cảnh quan chống lại các hiện tượng cực đoan như
xói mịn đát, khơ hạn, lũ lụt ….
d,Đánh giá hiệu quả xã hội trong sử dụng cảnh quan
Trong đánh giá cảnh quan tính đến độ bền vững về mặt xã hội cần được
xem xét, phân tích ở trên các khía cạnh: truyền thống, tập quán canh tác,khả
năng tiếp thu kinh tế xã hội của cộng đồng với định hướng phát triển của nhà
nước.Bên cạnh đó khi dánh giá hiệu quả xã hội chúng ta cần lưu ý đến các chỉ
tiêu mức sống người dân như thu nhập, giáo dục y tế,sức khỏe trong vùng mà
tác động cảnh quan tác động tới .Cho phép các nhà quản lí ,nhà hoạch định
chính sách lựa chọn các phương pháp phù hợp để đầu tư phát triển kinh tế ở địa
phương.
9


Tuy nhiên các yếu tố như yếu tố tri thức bản địa,khả năng phù hợp với tập
quán canh tác của cư dân địa phương cần được đem vào.Như vậy hiệu quả xã
hội được thể hiện ở các chỉ tiêu như : khả năng tạo việc làm, nâng cao thu nhập,

bảo tồn và phát huy tri thức bản địa …..

10


CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN
NAM ĐÀN.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÂY SẮN DÂY
2.1 Điều kiện tự nhiên huyện Nam Đàn
a. Vị trí địa lí .
Huyện nằm ở hạ lưu sông Lam. Kéo dài từ 1834’ đến 1847’ vĩ bắc và
trải rộng từ 10524’ đến 10537’ kinh đơng, huyện Nam Đàn có diện tích là
293.900 ha trong đó diện tích đất nơng nghiệp chiếm 48%, còn nữa là đất lâm
nghiệp và đồi núi, ao hồ.Với 23 xã, 1 thị trấn. Huyện Nam Đàn,phía đơng giáp
huyện Hưng Nguyên và huyện Nghi Lộc,phía tây giáp huyện Thanh
Chương,phía bắc giáp huyện Đơ Lương,phía nam giáp huyện Hương Sơn và
huyện Đức Thọ thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Huyện lỵ của Nam Đàn đóng ở Thị trấn
Nam Đàn.
Huyện Nam Đàn cách Thành phố Vinh 21 km về phía tây.trên địa bàn
huyện có 2 tuyến đường giao thơng chính đó là quốc lộ 15 chạy theo hướng
Đông –Tây và quốc lộ 46 chạy theo hướng Đơng –Tây, có sơng Lam , sơng Đào
chảy qua với địa phận là nằm ở hạ lưu sông Lam,giáp ranh với nhiều huyện đã
tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho huyện trong việc mở rộng giao lưu với phát
triển kinh tế xã hội với các địa phương trong và ngồi tỉnh
b, Địa chất và khống sản
Tham gia vào cấu trúc địa chất của tỉnh Nghệ An có các thành tạo trầm
tích,phun trào phát triển tử Proterozoi đến Kainozoi với tổng chiều dày trên
12.000m được chia thành các phân vị địa tầng.
Địa chất của huyện Nam Đàn nằm trong hệ tầng sông Cả, nền địa chất
khá ổn định với đá phiến sét là chủ yếu xen kẽ giữa đó là các lớp phù sa cổ,có
dạng bên ngồi rất đặc trưng và dễ nhận biết trong các vùng phân bố khác nhau

của nó.Trong một vài phần mặt cắt của hệ tầng có dạng flis biểu hiện rất rõ
ràng.Các phần dưới của mặt cắt chủ yếu là cuội kết,cát kết,sét than,dá phún trào
11


axit và đá carbonat,chúng có màu tím gụ,chứa hóa thạch chân gù.Tại các địa
hình thấp hơn thì bao gồm bột kết,cát kết ,đá phiến sét…lượng đá carbonat giảm
và trầm tích lục nguyên tăng.Đá phiến cơ bản là đá phiến sét,thường là đá flis
màu xám có chứa một lượng silics
Chiều dày địa chất của sơng Cả rất lớn có thể vượt q 4000-5000m.trong
các đá hệ tầng khơng phát hiện được hóa thạch vì vậy vấn đề tuổi của các hệ
tầng này vẫn chưa được giải quyết
Tài Nguyên khoảng sản: Tài nguyên khống sản trên địa bàn huyện Nam
Đàn khơng nhiều kể cả về chủng loại và trữ lượng. Gồm các loại khống sản
sau:
- Đất sét làm vật liệu xây dựng: có hầu hết ở các xã, tuy nhiên tập trung
nhiều ở Nam Thái, Nam Kim, Nam Giang, Nam Lĩnh, Khánh Sơn,được sử dụng
để làm gạch ngói,hiện nay trên địa bàn có một số công ty vật liệu xây dựng như
gạch tuynel Nam Đàn …
- Cát vàng: tập trung chủ yếu dọc sơng Lam
- Đá xây dựng: có trữ lượng khá lớn, tập trung chủ yếu ở dãy núi Đại Huệ.
Tuy nhiên do môi trường sinh thái nên việc khai thác hạn chế, chỉ cho phép khai
thác tại một số điểm của Nam Thanh, Nam Nghĩa, Nam Hưng
- Quặng sắt, mangan: Nam Đàn cịn có các mỏ sắt, mangan ở dãy núi
Thiên Nhẫn (Nam Tân, Nam Lộc, Khánh Sơn, Nam Kim) tuy nhiên trữ lượng ít,
hàm lượng thấp và chưa được khai thác, tài nguyên này đang nằm trong dạnh
tiềm năng

12



Bảng: Một số loại khoáng sản và nơi khai thác của huyện Nam Đàn
THỨ TỰ

TIÊU ĐỀ HỒ SƠ

Tên mỏ

LOẠI KHOÁNG
SẢN

Huyện Nam Đàn
Xã Nam Tân
1

C.ty Hợp tác KT QK4

Quặng Mangan

2

C.ty CPĐT KS Thái An

Quặng Mangan

XÃ NAM THANH
3

C.ty CPĐTXD Phú Sơn


Khe Vang

Đá XD

4

C.ty CPĐTXD Phú Sơn

Khe Vang

Đá XD

5

C.ty CPĐTXD Phú Sơn

Khe Vang

Đá XD

6

C.ty CPĐTXD Phú Sơn

Khe Vang

Đá XD

7


C.ty CPĐTXD Phú Sơn

Khe Vang

Đá XD

8

Trại giam số 6-Bộ Công an

Khe Mưa

Đá XD

9

Trại giam số 6-Bộ Cơng an

Khe Mưa

Đá XD

10

C.ty TNHH Hịa Hiệp

Khe Trữa

Đất san lấp


XÃ KHÁNH SƠN(NAM PHÚC)
11

C.ty TNHH Bắc Sơn

Đập Bể

Quặng Mangan

12

C.ty CPĐT&XD Hịa Bình

Khe Su

Sắt-mangan

13

C.ty TNHH Tân Xn

Khe Su

Sắt-mangan

14

C.ty TNHH Nam Trung

Rú Bùi


Đất sét

Xã Nam Lộc
15

C.ty Hợp tác KT QK4

Quặng Mangan

16

C.ty TNHH XDTM Hoàng Gia

Rú Đùng

Quặng Mangan

17

C.ty TNHH XLTM Hoàng Gia

Quặng Mangan

18

C.ty TNHH Vina Hoa Trang

19


C.ty CPTM Vina Hoa Trang

Rú Đùng
Đồi Khe
Hương
Đồi Khe

13

Đá sét
Đất sét


Hương
20

C.ty CPVTTMXNK Thiên Tài

Rú Nậy

Sắt-mangan

Xã NAM GIANG
21

C.ty CT giao thông 482

Rú Mượu

Đá XD


22

C.ty CT giao thông 482

Rú Mượu

Đá XD

23

C.ty khai thác Đá N.An

Rú Mượu

24

C.ty khai thác Đá N.An

Rú Mượu

Đá XD

25

HTX KT CBVLXD Nam Giang

Rú Khe thi

Đá XD


26

XN Gạch ngói Nam Giang

Trót mu ngỡ

Đất sét

27

XN Gạch ngói Nam Giang

Trót mu ngỡ

Đất sét

28

XN Gạch ngói Nam Giang

Xóm 12

Đất sét

29

XN Gạch ngói Nam Giang

Mỏ Sét


Đất sét

XÃ NAM THƯỢNG+TRUNG
30

C.ty TNHH Phú Thành Long

Xóm 8

Cát sỏi

31

C.ty TNHH Phú Thành Long

Xóm 8

Cát sỏi

32

C.ty TNHH Phú Thành Long

Xóm 8

Cát sỏi

XÃ NAM THÁI
33


C.ty CPĐT Phát triển Thiên Sơn

Đất sét

34

C.ty CPĐT Phát triển Thiên Sơn

Đất sét

Xã Nam Nghĩa
35

DN Tư nhân Tây Hưng

Khe luồng

Đá XD

Động Bằng

Đá XD

Xã Xuân Hòa
36

C.ty CP KS Quyết Thắng
XÃ NAM LĨNH


37

C.ty TNHH Hòa Hiệp
XÃ NAM KIM

38

C.ty CP luyện kim Đông Á
Khe lau
Quặng sắ
(Nguồn : sở tài nguyên và môi trường tỉnh nghệ an )
14


c. Địa hình
Nam Đàn nằm ở phía nam đơng nam của tỉnh Nghệ An,nằm ở rìa ngồi
của miền Đơng Nam.Trong hệ thống các miền tự nhiên Việt Nam đang được
nâng cấp lên.
Địa hình Nam Đàn được chia làm ba phần rõ rệt là dạng địa hình đồi núi
thấp và nằm giữa đó là các đồng bằng.Địa hình chia cắt bởi sông Lam
+Đồng bằng ven sông
Chủ yếu nằm ở hai bên dọc sông Lam và một phần nhỏ thuộc sông Đào ở
độ cao tầm 15-20m chiếm hơn 2/3 diện tích tự nhiên bao gồm các xã Hùng Tiến,
Hồng Long,Xuân Lâm, Khánh Sơn …,thường xuyên được bồi tụ bởi phù sa của
sông Lam.Vùng này chủ yếu trồng lúa,cây hằng năm và các loại rau màu khác
+Địa hình đồi thấp
Phần lớn nằm ở độ cao 100-150m,chủ yếu là dạng đồi riêng lẻ, không có
kiểu các đồi lượn sóng,độ dốc thấp từ 5-7, đây là dạng địa hình chiếm diện tích
nhỏ nhất,tập trung hầu hết ở các xã nằm về phía tiếp giáp với các huyện Thanh
Chương, Đơ Lương, là vùng có tiềm năng để trồng các loại cây ăn quả như

chanh,bưởi …trồng cây lâm nghiệp.
+ Địa hình dạng núi
Chủ yếu là dạng núi thấp ở độ cao từ 250-350m,chiếm diện tích khơng
lớn lắm,tập trung tại các xã như Nam Anh,Nam Xuân ,Nam Thanh,Nam Nghĩa
và một phần nhỏ tiếp giáp với Đức Thọ như xã Nam Kim …đại hình núi chạy
theo dải, có đỉnh núi cao Đại Tuệ ,thuận lợi trồng các cây như sắn,cây ăn quả
d. thổ nhưỡng
Tổng diện tích đất của huyện Nam Đàn là 293.900 ha (năm 2010) bao
gồm hai hệ dất chính là đất feralit và đát phù sa
Nam Đàn có 13 loại đất được chia thành 5 nhóm như sau:
+ Nhóm cát thơ ven sơng: có diện tích 384 ha, chiếm 1,3% tổng diện tích
tồn huyện, phân bố rải rác ở các xã ven sông Lam.

15


+ Nhóm đất phù sa : Nhóm đất phù sa phân bố ở các xã phía Nam của
huyện và được hình thành do sự bồi đắp phù sa sơng Lam, có phản ứng trung
tính đến ít chua, thuận lợi cho canh tác lúa nước, trồng Ngơ. Nhóm đất phù sa có
diện tích 10.282 ha chiếm 34,84% diện tích tồn huyện.
+ Nhóm đất xám bạc màu: có diện tích 2.485ha, chiếm 8,41% diện tích
tồn huyện. Nhóm đất này do bị rửa trơi nên bạc màu, nghèo chất dinh dưỡng.
+ Nhóm đất đỏ vàng: có diện tích 11.302 ha, chiếm 38,28% diện tích tồn
huyện. Phù hợp trồng cây ăn quả, trồng rừng và trồng cây công nghiệp ngắn
ngày như lạc, đậu đỗ.
+ Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ 112 ha, chủ yếu sử dụng cấy 1
vụ lúa.
e .Khí hậu
Huyện Nam Đàn nằm trong kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và mang
những đặc điểm riêng của khí hậu miền Trung.Khí hậu chia làm hai mùa rõ

rệt,mùa mưa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 hằng năm,mùa lạnh bắt đầu từ tháng
11 đến tháng 3 năm sau
- Nhiệt độ
+ Nhiệt độ trung bình hằng năm :24,5
+ Nhiệt độ tháng cao nhất : tháng 7 (>39)
+ Nhiệt độ tháng thấp nhất : tháng 1
- Độ ẩm khơng khí
Độ ẩm khơng khí cao với trung bình là hơn 85 % cao nhất vào các tháng
11,12,1 thấp nhất vào các tháng 6,7
- Lượng mưa
Lượng mưa hàng năm cao nhất là 2,228 mm, thấp nhất là 1,402 mm,
trung bình là 1,428 mm. Bão lụt thường xảy ra vào tháng 9 và tháng 10 dương
lịch, gây úng lụt trên diện tích rộng, có lúc kéo dài trong một thời gian dài.
- Nắng

16


Số giờ nắng trong năm là 1520h/ năm.Các tháng nóng nhất trong năm là
5,6,7 với trung bình 7-8h trong một ngày.các tháng ít nắng nhất là tháng 1,2
- Gió
Trên địa bàn huyện có hai loại gió thổi chính
+ Gió Tây-Nam hay cịn gọi là gió Lào bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào
tháng 8 tập trung cao nhất vào tháng 5, tháng 6.Đây là loại gió đặc trưng của
tỉnh Nghệ An ,huyện Nam Đàn nói riêng và khu vực Bắc Miền Trung nói chung,
gây hiệu ứng phơn khơ nóng ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống của người dân.
+ Gió mùa Đơng –Bắc: thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau gây mưa
phùn và rét,có hiện tượng sương mù, sương muối gây ảnh hưởng tới các loại hoa
màu ,
f. Thủy văn

* Nước mặt
Nguồn nước mặt chủ yếu gồm hệ thống sơng ngịi và hồ đập.
Sơng Lam chảy qua địa phận Nam Đàn với chiều dài 16km, diện tích lưu
vực là 23.000km2, nguồn nước dồi dào và chất lượng tốt, được dùng làm nguồn
nước cấp sinh hoạt. Lưu lượng dịng chảy bình qn trong năm là 21,9 l/s.km2,
phân bố khơng đều. Tháng có lưu lượng dịng chảy lớn nhất là tháng 9, thường
gấp 5-6 lần lưu lượng trung bình trong năm. Vào mùa kiệt, mực nước tại cống
Ba ra Nam Đàn là + 1,05m. Ngoài ra trong huyện cịn có 2 con kênh lớn là kênh
thấp (sơng Đào) và kênh Lam Trà và một số con suối nhỏ có nước quanh năm.
Trên địa bàn huyện Nam Đàn có trên 40 hồ đập lớn, nhỏ với trữ lượng
hơn 19 triệu m3, trong đó có những hồ có trữ lượng khá lớn như: Tràng Đen,
Thủng Pheo (Nam Hưng); Cửa Ông (Nam Nghĩa); Đá Hàn, Rào Băng, Hủng
Cốc (Nam Thanh); Thanh Thủy (Vân Diên); Ba Khe (Nam Lộc); Hao Hao, Vực
Mấu (Khánh Sơn); Hồ Thành (Nam Kim). Các hồ, đập này ngồi giá trị cao về
mặt kinh tế (ni trồng thủy sản, cấp nước cho sinh hoạt và tưới tiêu) cịn có vai
trị cực kì quan trọng trong việc điều hịa khí hậu và là điều kiện tiên quyết cho

17


việc xây dựng các khu nghỉ mát và điều dưỡng (một hướng phát triển kinh tế
trọng điểm của huyện cho đến năm 2020).
* Nước ngầm:
Theo kết quả điều tra của liên đoàn địa chất 4 (năm 1995), Nam Đàn nằm
trong phức hệ chứa nước vỉa, lổ hổng, vỉa khe núi các trầm tích lục nguyên xen
phun trào Trias, trữ lượng nước ngầm ở vào mức trung bình. Độ sâu bình quân
8-12m, vùng đồi núi có nơi đến hơn 20m.
Theo “báo cáo tổng hợp hiện trạng môi trường tỉnh Nghệ An năm 2007”,
Huyện Nam Đàn thuộc khu vực thuần nông, việc cấp nước sinh hoạt được lấy
chủ yếu từ sông Lam và giếng đào nên trữ lượng nước ngầm còn rất dồi dào, hầu

như chưa bị khai thác. Do hệ thống nước mặt cũng chưa bị ô nhiễm đáng kể nên
chất lượng nước ngầm của Nam Đàn tốt.
g. sinh vật
Nam Đàn có nguồn tài ngun sinh vật rất phong phú, ngồi các loại cây
trồng truyền thống, như: Lúa, ngô, khoai, sắn, đậu đỗ, các loại cây ăn quả:
Hồng, chanh, nhãn, vải, xoài, chuối, cam, quýt... Đặc biệt ở huyện Nam Đàn có
diện tích đất lâm nghiệp 7.816,83 ha với nhiều cây rừng có nguồn gen q, như:
Thơng, trám, keo,...
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2009, Nam Đàn hiện có 7.816,83 ha
đất lâm nghiệp, chiếm 26,58% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó: đất rừng sản
xuất là 3.621,41ha; rừng phịng hộ là 3.663,32 ha; rừng đặc dụng là 532,10 ha,
gồm 2 khu: khu lăng mộ thân mẫu Chủ Tịch Hồ Chí Minh và khu di tích núi
Chung được nhà nước đầu tư, tôn tạo và bảo vệ với chủng loại cây rừng phong
phú.
Rừng Nam Đàn chủ yếu là thông nhựa, tập trung chính ở chân núi Đại
Huệ và dãy núi Thiên Nhẫn. Rừng Nam Đàn cơ bản đáp ứng yêu cầu phịng hộ
mơi trường và tạo cảnh quan cho các di tích lịch sử văn hóa. Cùng với các hồ
đập dọc các chân núi, rừng đã tạo nên nhiều ảnh quan đẹp phù hợp cho phát
triển du lịch sinh thái.
18


- Nhân văn và cảnh quan mơi trường
Nam Đàn có cảnh quan môi trường rất đẹp, nên thơ. Đặc biệt trên địa bàn
huyện có khu du di tích Kim Liên thuộc xã Kim Liên, quê hương chủ tịch Hồ
Chí Minh và các di tích lịch sử được Bộ Văn hố xếp hạng di tích lịch sử văn
hóa cấp quốc gia, đó là: Nhà lưu niệm Phan Bội Châu ở thị trấn Nam Đàn, Mộ
Lê Hồng Sơn và Đền Tán Sơn xã Xuân Hòa, Mộ và Đền thờ Mai Hắc Đế ở thị
trấn và xã Vân Diên, Đền thờ Nhạn Pháp ở xã Hồng Long, Đình Hồnh Sơn ở
xã Khánh Sơn, Đình Trung Cần, Mộ Tống Tất Thắng ở xã Nam Trung, Mộ La

Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp ở Nam Kim, Thành Lục Niên trên dãy núi Thiên
Nhẫn, tạo nên một quần thể du lịch rất có giá trị. Do vậy Nam Đàn được coi là
trọng điểm du lịch của tỉnh Nghệ An
Người dân Nam Đàn cần cù chịu khó, đức độ, sáng tạo với bản chất vốn
có, giàu truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết, sẽ là nguồn động lực để
khơi dậy và khai thác các lợi thế vốn có về Tài nguyên thiên nhiên phục vụ có
hiệu quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước góp phần xây dựng quê
hương Nam Đàn ngày càng giàu đẹp, văn minh
2.2 Đặc điểm của cảnh quan cần nghiên cứu
Là cây chịu hạn rất tốt, nên chẳng bao giờ mất mùa vì hạn, sắn dây được
trồng chủ yếu trên đất đồi vệ, đất dưới chân núi, đất nương rẫy, đất trang trại và
đất tận dụng trong nương, vườn. Địa phương trồng nhiều cây sắn dây hiện nay ở
Nam Đàn (Nghệ An) có các xã: Nam Thanh, Nam Nghĩa, Nam Xuân, Nam Anh,
Nam Lộc, Vân Diên,… Trong đó, xã Nam Anh là xã có truyền thống và kinh
nghiệm trồng sắn dây lâu đời nhất ở Nam Đàn.
Ở đây tôi đánh giá cảnh quan cho địa tổng thể nằm ở địa bàn của hai xã
Nam Anh và Nam Xuân,
- Địa chất : địa chất ở khu vực này ổn định,các tầng sâu phía dưới chủ yếu
là đá phiến sét và một ít là cuội kết

19


- Địa hình: chủ yếu là dạng địa hình đồi núi thấp và thoải,một phần nhỏ
vùng đồng bằng nơi có sơng Đào chảy qua,Địa hình thấp dần về phía đơng,độ
dốc từ 0,5-3o
- Thổ nhưỡng: có 5loại đất là Fs (đất feralit đỏ vàng),đất D (đất dốc
tụ),đất Pk (đất phù sa khơng được bồi tụ),đất E (đất mịn trơ sỏi đá),đất Fb (đất
nâu vàng trên phù sa cổ ) với ba nhóm chính
+ Nhóm đất xám bạc màu: Nhóm đất này do bị rửa trôi nên bạc màu,

nghèo chất dinh dưỡng.
+ Nhóm đất đỏ vàng:. Phù hợp trồng cây ăn quả, trồng rừng và trồng cây
công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu đỗ.sắn dây ….tập trung ở dưới chân núi Đại
Huệ
+ Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ chủ yếu sử dụng cấy 1 vụ lúa.
-Khí hậu: mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa,có hai mùa rõ rệt,
Nhiệt độ
+ Nhiệt độ trung bình hằng năm :240C,
+ Độ ẩm khơng khí tương đối cao,trên mức 80%
Một năm có từ 1400-1450h nắng thuận lợi cho việc chế biến tinh bột sắn dây
Lượng mưa
Lượng mưa hàng năm cao nhất là 2.000 mm, thấp nhất là 1.400 mm
- Thủy văn: Ở đây có sơng Đào chảy qua có vai trị cực kì quan trọng
trong việc điều hịa khí hậu,và phục vụ tưới tiêu
- Sinh vật:Tài nguyên sinh vật phong phú,với nhiều loại cây trồng hoa
màu như cải,su hào,lạc,ngơ,tuy nhiên diện tích trồng sắn dây tương đối nhiều
hơn cả so với các loại cây khác
2.3 đặc điểm kinh tế xã hội
2.3.1 dân cư và nguồn lao động
a. Dân cư
Dân số huyện Nam Đàn năm 2010 là 159.000 người
+ Mật độ dân số là 541 người /km2
20


+ Dân số chủ yếu là dân tộc kinh , khơng có đồng bào các dân tộc khác
+ Cơng tác kế hoạch hóa gia đình được chú trọng và thu được nhiều kết
quả tốt, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên 0,7%vào năm 2005
+ Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được quan tâm đúng
mức, 100% trẻ em cóa hồn cảnh khó khăn,tàn tật được giúp đỡ

+ Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm : năm 2005 > 30% ,năm 2010
<15 %
+ Về phân bố dân cư: Dân số chủ yếu sống ở nông thôn, những năm gần
đây dân số đô thị đã tăng lên đáng kể
Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đã tạo nên bản tính con người Nam Đàn
dẻo dai, bền bỉ,chịu đựng mọi gian khó,thương yêu đùm bọc, thương thân
thương ái và kiên trì lao động sáng tạo trong cơng tác sản xuất, người dân Nam
Đàn nổi tiếng hiếu học.Họ đã và đang góp bàn tay của mình vào cơng cuộc xây
dựng quê hương Nam Đàn ngày càng giàu đẹp..
b.Nguồn lao động
Là huyện có kết cấu dân số trẻ,Nam Đàn có lực lượng lao dộng khá đơng
đảo ,mỗi năm tạo thêm việc làm cho 2100 lao động, tạo điều kiện cho 1200 lao
dộng đi xuất khẩu lao động.
Bảng cơ cấu lao dộng theo các ngành kinh tế huyện Nam Đàn năm 2010
Cơ cấu lao dộng theo ngành
Nông-lâm-ngư
Công nghiệp-xây dựng
Dịch vụ

Tỉ lệ (%)
42.7%
37.2
20.1%

Lao động được đào tạo tay nghề chiếm tỉ lệ ngày càng cao, lao dộng tuy
trẻ nhưng đã có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông –lâm nghiệp là tiền đề
cho sự phát triển kinh tế. Trong thời kì hội nhập, mở rộng giao lưu bn bán thì
đây là một lợi thế giúp huyện nhanh chóng nắm bắt cơ hội,tiếp thu khoa học kĩ
thuật để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế
2.3.2 Cơ sở hạ tầng,kĩ thuật


21


a, hệ thống giao thông vận tải
Giao thông huyện Nam Đàn bao gồm giao thông đường bộ và giao thông
đường thủy, giao thông ngày càng được xây dựng và mở rộng ,hoàn thiện tạo
điều kiện đi lại cũng như phục vụ cho sản xuất trên địa bàn của huyện
- Giao thơng đường bộ
Trên địa bàn huyện có hai quốc nlooj chạy qua đó là quốc lộ 15 và quốc lộ
46. Nhìn chung hệ thống giao thơng phủ kín khắp tồn 23 xã và một thị trấn , ô
tô đi đến được vào các vùng nguyên liệu ở các xã còn khó khăn như Nam Anh,
Nam Thanh …Trong những năm qua hệ thống giao thông trên địa bàn huyện
được quan tâm đâu tư rất lớn,hằng năm huy dộng sức dân tu sửa các tuyến
đường giao thông liên xã liên thôn.
-Giao thông đường thủy
Huyện có 16km giao thơng đường thủy trên sơng Lam,do nằm ở hạ lưu
sông Lam và gần thành phố Vinh nên giao thông đường thủy rất thuận lợi,tuy
nhiên lượng hàng hóa được vận chuyển qua đây cịn thấp
b, Thơng tin liên lạc
Mạng lưới thông tin liên lạc của huyện ngày càng được hồn thiện ,tồn
huyện có một trung tâm phát thanh truyền hình chính,100% số xã có điện
thoại,internet có ở tất cả các xã.
2.3.3 Thực trạng phát triển kinh tế
Trong những năm qua phát huy thuận lợi và từng bước khắc phục khó
khăn với sự nỗ lực phấn đấu, tập trung cao trong lãnh đạo, chỉ đạo và sự chủ
động của nhân dân cả huyện nên tình hình kinh tế, xã hội huyện Nam Đàn có
bước phát triển khá.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005-2010 là 9,05% năm.
- Giá trị sản xuất tăng từ 1.081.569 triệu đồng năm 2005 (giá hiện hành),

đến năm 2010 là 2.600.690 triệu đồng (giá hiện hành).
- Giá trị tăng thêm tăng từ 369.779 triệu đồng năm 2005 lên 548.198
triệu đồng năm 2010 (theo giá năm 1994) và đến năm 2010 là 1.356.452 triệu
22


đồng (theo giá hiện hành). Bình quân giá trị tăng thêm trên đầu người tăng từ
2,33 triệu đồng năm 2005 lên 3,19 triệu đồng năm 2009 (theo giá 1994) và năm
2010 là 3,5 triệu đồng (theo giá 1994) 8,66 triệu đồng theo giá hiện hành.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng:
+ Nông - lâm - ngư nghiệp năm 2005 chiếm 62,56 %, năm 2009 chiếm
56,99 %, năm 2010 chiếm 54,43%.
+ Công nghiệp - xây dựng năm 2005 chiếm 15,47%, năm 2009 chiếm
19,94%, năm 2010 chiếm 21,8 %.
+ Dịch vụ năm 2005 chiếm 21,97%, năm 2009 chiếm 23,07%, năm 2010
chiếm 23,77%.
a,Sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp:
Thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng chuyển từ độc
canh trồng cây lúa sang sản xuất nông nghiệp hàng hố huyện Nam Đàn đã tích
cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống cây con, chuyển đổi cơ cấu
mùa vụ - cây trồng, hình thành các vùng sản xuất rau an toàn, hoa cây cảnh, cải
tạo vườn tạp, phát triển mạnh nghề nuôi trồng thuỷ sản, trang trại, vườn đồi. Giá
trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiêp trên địa bàn năm 2005 đạt 356.756 triệu
đồng (giá năm 1994), năm 2009 là 449.072 triệu đồng (theo giá 19 94) vằ năm
2010 là 468.513 triệu đồng (giá năm 1994).
Tốc độ tăng trưởng bình quân trên địa bàn năm 2005 là 5,8%, giai đoạn
2005-2010 là 4,7%/năm.
Tính trong giai đoạn 2005-2010, một số sản phẩm nông - lâm - ngư
nghiệp huyện Nam Đàn quản lý đã có bước chuyển biến theo định hướng
chuyển dịch cơ cấu phù hợp và bền vững:

- Sản lượng lương thực năm 2005 là 84.261 tấn, năm 2010 là 84.000tấn.
- Sản lượng lúa năm 2005 là 65.689 tấn tăng lên 79.231 tấn năm 2010.
- Sản lượng cá thịt tăng từ 3.396 tấn năm 2005 lên 5.014 tấn năm 2010.
- Sản lượng thịt các loại tăng từ 6.582 tấn năm 2005 lên 10.210 tấn năm
2010.
23


b. Sản xuất công nghệp - xây dựng:
Sản xuất công nghiệp - xây dựng qua 5 năm có bước phát triển khá. Giá
trị sản xuất công nghiệp - xây dựng năm 2005 là 295.572 triệu đồng, năm 2009
là 504.388 triệu đồng, đến năm 2010 là 658.818 triệu đồng (giá 1994), riêng
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2005 đạt 73.305 triệu đồng chiếm
24.80%, năm 2010 đạt 223.519 triệu đồng chiếm tỷ trọng 33,94%.
Tốc độ tăng trưởng bình quân trên địa bàn giai đoạn 2005 - 2010 là
9,05%/năm.
- Trong các loại hình kinh tế ngồi Quốc doanh, phần lớn các Công ty
TNHH và doanh nghiệp tư nhân hoạt động ổn định và phát triển. Kể từ khi Luật
doanh nghiệp ra đời, kèm theo một số loại giấy phép được bãi bỏ, số lượng các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh được thành lập mới tăng lên và chủng loại sản
phẩm cũng đa dạng hơn. Số doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2005 là đến
2010 là 81doanh nghiệp.
-Đối với các hợp tác xã sau khi chuyển đổi và đăng ký lại (theo NĐ 16/CP
của Chính phủ) nhìn chung chuyển biến cịn chậm, hiệu quả sản xuất kinh doanh
chưa cao, thu nhập của xã viên thấp. Tổng số hợp tác xã nông nghiệp trên địa
bàn hiện nay là 36hợp tác xã, số hợp tác xãtín dụng là 5 hợp tác xã.
- Số hộ cá thể chuyên kinh doanh sản xuất thủ công nghiệp chiếm số
lượng tương đối lớn và phát triển ổn định. Năm 2005 là 1.482 hộ, năm 2009 là
1.934 hộ, năm 2010 khoảng 2.000 hộ. Sản xuất chủ yếu trong các ngành: chế
biến nông sảng, thực phẩn, chế biến gỗ, đồ mộc, phế liệu, may mặc, khai thác và

sản xuất vật liệu xây dựng. Riêng sản xuất vật liệu xây dựng có chiều hướng
giảm.
Chỉ tính trong giai đoạn 2005-2010, một số sản phẩm huyện Nam Đàn
quản lý đã có mức tăng trưởng khá như:
- Khai thác cát 475.730 m3 năm 2005, năm 2010 đạt 1.100.000m3
- Khai thác đất 42.100m3 năm 2005, năm 2010 đạt 470.000m3

24


- Tương các loại tăng từ 420.000 lít năm 2005 lên 472.000 lít năm 2009,
500.000 lít năm 2010.
- Gạch các loại năm 2005 là 41.960.000

viên, năm 2010 là

1.000.000.000 viên.
- Cửa nhôm, sắt các loại tăng từ 8.591 m 2 năm 2005 lên 15.000 m2 năm
2010.
- Đồ mộc tăng từ 8.900 sản phẩm năm 2005 lên 9.000 sản phẩm năm
2010.
- Gỗ thành phảm tăng từ 3.209 m3 năm 2005 lên 8.900 m3 năm 2010.
c,Dịch vụ :
Lĩnh vực dịch vụ phát triển đa dạng. Tốc độ tăng trưởng bình quân trên
địa bàn qua 5 năm 2005 - 2010 là 11,15 %/năm. Giá trị sản xuất năm 2005 đạt
125.495 triệu đồng, năm 2010 đạt 222.229 triệu đồng (giá 1994).
Nhìn chung, hàng hố cung ứng trên thị trường tương đối phong phú, nhất
là hàng tiêu dùng thiết yếu. Các hoạt động dịch vụ đều có mức tăng trưởng khá.
Các đơn vị kinh tế hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại và du lịch tăng
trưởng mạnh và khá đa dạng, đặc biệt là số hộ kinh doanh trong lĩnh vực dịch

vụ, tăng từ 2.780 hộ năm 2005 lên 3.884 hộ năm 2009 và 4.000 hộ năm 2010.
Mạng lưới thương mại, dịch vụ phát triển khá nhanh cả về số lượng, quy mô và
chất lượng. Thương nghiệp ngoài quốc doanh phát triển nhanh, đảm bảo nắm
được 80-90 % lưu chuyển hàng hoá bản lẻ và gần 95% lưu chuyển bán bn.
Tính riêng giá trị hàng hoá bán lẻ trên thị trường năm 2005 là 128 triệu đồng,
năm 2010 đạt 395 triệu đồng.
Cơ sở vật chất ngành dịch vụ, thương mại và du lịch được tăng cường. Hệ
thống bưu chính viễn thơng và các loại hình dịch vụ ngân hàng phát triển, từng
bước được hiện đại hoá. Cơ sở vật chất các ngành như nhà hàng, nhà nghỉ, dịch
vụ, du lịch và vận tải được tăng thêm.

25


×