Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất rau theo quy trình VietGAP trên địa bàn xã mai phụ, huyện lộc hà, tĩnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.46 KB, 25 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Chúng ta ai cũng biết Việt Nam là một đất nước mạnh về nơng nghiệp,
trong đó việc đáp ứng nhu cầu rau, củ cho thị trường trong và ngoài nước trong
thời kỳ hội nhập quốc tế cũng được coi là thế mạnh của nước ta và nó có thể
thúc đẩy phát triển để kinh tế nước ta trong thời kỳ này. Nhưng những thách
thức của thị trường nơng sản là rất khó xác định được tác nhân sản xuất, nguồn
gốc sản phẩm và kiểm sốt chất lượng nơng sản trong tồn chuỗi cung ứng.
Thực trạng rau không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, các chỉ tiêu về
lượng thuốc bảo vệ thực vật hay thuốc kích thích quá cao đang được bày bán
tràn lan và mất kiểm soát. Trong khi nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch và nhất là
các loại rau đảm bảo chất lượng ngày càng cao và yêu cầu của các nước nhập
khẩu mặt hàng này là rất khắt khe nhưng hiện nay các cơ sở sản xuất rau sạch
đảm bảo chất lượng cịn khá ít và quy mô nhỏ và vừa nên chưa đáp ứng được
nhu cầu của thị trường trong và ngồi nước.
Thực hành nơng nghiệp tốt (viết tắt là GAP) đã được chứng minh là một
công cụ hiệu quả để vượt qua các thách thức trên. Hiện nay, thực hành nông
nghiệp tốt được thừa nhận và thực hiện ở cả cấp độ toàn cầu (EUREPGAP/
GlobalGAP), cấp độ khu vực (AseanGAP) và cấp độ quốc gia (ThaiGAP,
ChinaGAP, JGAP,...). Ở Việt Nam ngày 28 tháng 01 năm 2008, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) đã ban hành Quyết định số 379/QĐBNN-KHCN:
“Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn
tại Việt Nam (VietGAP)” để đáp ứng các yêu cầu của thị trường, tuy nhiên ở
thời điểm hiện tại còn quá ít các cơ sở sản xuất rau áp dụng bộ tiêu chẩn này nên
em chọn đề tài “ đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất rau theo quy trình
VietGAP trên địa bàn xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tĩnh Hà Tĩnh” để biết được
liệu đầu tư tròng rau vietGAP có mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân
hay không?
1



2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế của sản xuất rau theo quy trình
VietGAP của các hộ nơng dân tại xã Mai Phụ; Phân tích những khó khăn và
thuận lợi trong q trình sản xuất và tiêu thụ rau VietGAP để đánh giá mức độ
phù hợp của sản xuất rau sạch trên địa bàn xã Mai Phụ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất rau VietGAP trên địa bàn xã
Mai Phụ cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Cần nắm rõ đươc điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn xã Mai
Phụ để làm cơ sở cho việc đánh hiệu quả kinh tế của sản xuất rau VietGAP.
- Cần khảo sát địa bàn để biết được các khu vực có điều kiện phù hợp cho
vệc sản xuất rau VietGAP.
- Nắm bắt giá cả hiện thời của các mặt hàng thiết yếu để sản xuất rau
VietGAP để chuẩn bị cho công tác đánh giá.
- Thực hiện đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sản xuất rau VietGAP.
- So sánh hiệu quả kinh tế giữa sản xuất rau VietGAP với các nông sản
trước đây các hộ nông dân sản xuất.
- Đưa ra kết luận về hiệu quả kinh tế của sản xuất rau VietGAP trên địa
bàn xã.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- phương pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp rất quan trọng với tất cả các ngành nghiên cứu khoa
học đặc biệt là đối với ngành địa lý.Trong quá trình thực hiện đề tài đã đi thực
tế địa bàn nghiên cứu,tìm hiểu các vấn đề cần thiết phục vụ nghiên cứu.
- phương pháp thu thập xử lí số liệu
5. Cấu trúc đề tài.
Ngồi phần mở đầu và kết luận, phần nội dung đề tài đề tài có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đánh giá kinh tế cảnh quan và sản xuất rau
VietGAP.
2



Chương 2: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà,
tĩnh Hà Tĩnh và các chỉ tiêu của rau VietGAP.
Chương 3: Đánh giá kinh tế vệc sản xuất rau VietGAP trên địa bàn xã Mai
Phụ.

3


B. NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận về đánh giá kinh tế cảnh quan và sản xuất rau
VietGAP.
1.1 Các khái niệm liên quan.
1.1.1 Lý luận chung về đánh giá cảnh quan.
Đánh giá cảnh quan: là việc so sánh các địa tổng thể (với phân hóa cảnh
quan) với yêu cầu hoạt động sử dụng cảnh quan.Đánh giá cảnh quan có vai trị
quan trọng trong việc sử dụng hợp lí tài ngun thiên nhiên và bảo vệ mơi
trường.Là vị trí trung gian giữa điều tra cơ bản và quy hoạch lãnh thổ .
Nội dung việc đánh giá cảnh quan là phục vụ cho các ngành nông
nghiệp ,công nghiệp , lâm nghiệp nhằm quy hoạch rừng đầu nguồn và các cảnh
quan chung.
Các nội dung đánh giá cảnh quan bao gồm:
- Đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan
- Đánh giá kinh tế cảnh quan
- Đánh giá ảnh hưởng môi trường trong sử dụng cảnh quan
- Đánh giá hiệu quả xã hội trong đánh giá cảnh quan
1.1.2 Đánh giá kinh tế
Đánh giá kinh tế cảnh quan là xác định hiệu quả kinh tế trên một đơn vị
sử dụng cảnh quan (/ha) .Tiến hành bằng những cách khác nhau,trong đó

phương pháp phân tích chi phí và lợi ích được sử dụng phổ biến và hiệu quả
nhất.Một chi phí hoạt động cảnh quan và thu lại từ cảnh quan từ đó lựa chọn sử
dụng cảnh quan
Các chi phí bỏ ra và chi phí thu được đều được đưa về bằng tiền tệ, trong
đánh giá cần lưu ý thị trường bền vững và khoảng cách giao thơng, cơ sở hạ tầng
đề lưu thơng hàng hóa.Đầu vào bao gồm các thơng tin về chi phí bỏ ra đầu tư
cảnh quan, lợi ích mà các hoạt động cảnh quan có thể mang lại.Trong đó cần lưu
ý nhất là tính tốn đầy đủ các chi phí có thể phải đầu tư và phát sinh trong sử
dụng cảnh quan, đặc biệt chi phí bỏ ra cho việc lưu thơng hàng hóa, lợi ích thu
4


về tính tất cả các loại thu nhập mà hoạt động sử dụng cảnh quan thu được: sản
phẩm chính, sản phẩm phụ …..
- Quy trình đánh giá kinh tế cảnh quan
+ Lựa chọn phương pháp
Phương pháp phân tích chi phí lợi ích
Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng dất sản xuất nông nghiệp
+ Thu thập số liệu phục vụ đánh giá
Để tính tốn hiệu quả kinh tế , đồi hỏi phải có các số liệu thu thập từ
thực tế,phương pháp này chủ yếu là khảo sát người dân bằng các phiếu hỏi kết
hợp phương pháp chuyên gia,đồng thời cần thu thập các số liệu thứ cấp để đối
chiếu tăng độ tin cậy.
+ Thực hiện tính tốn theo phương pháp đã chọn
+ Đưa các giá trị tính tốn về đơn vị cảnh quan
- Phương pháp phân tích chi phí lợi ích
+ Chọn trục thời gian và chiết khấu
Tùy dạng cảnh quan và loại hình khai thác, sử dụng cảnh quan để chọn
khoảng thời gian (t) thích hợp, đối với cây lâu năm thì


t = 1,2,3…,n.

+ Xác định giá trị hiện thời: cho phép xác định lợi nhuận tại một năm nào
đó, giá trị này khơng cho phép so sánh hiệu quả đầu tư giữa các năm.
PV =Bt - Ct
Trong đó: + PV giá trị hiện thời
+ Bt lợi ích năm thứ t
+ Ct chi phí năm thứ t
+ Xác định giá trị hiện ròng: xác định giá trị lợi nhuận rịng hiện thời khi
chiết khấu rịng và lợi ích chi phí trở về năm thứ nhất

5


n

NPV = ∑
t =1

Bt − Ct

( 1+ r )

t −1

+ Tỷ suất lợi ích – chi phí tỷ lệ của tổng giá trị hiện tại của lợi ích so với
tổng giá trị hiện tại của chi phí.
n

R=



t =1
n


t =1

Bt

( 1+ r )
Ct

( 1+ r )

t −1

t −1

Phương án được quyết định là phương án có BCR lớn hơn 1,trong trường
hợp có nhiều phương án khác nhau phải lựa chọn thì phương án được quyết định
là phương án có BCR lớn hơn 1 và lớn nhất cảnh quan.
1.2 Sản xuất rau VietGAP
1.2.1 Khái niệm về rau VietGAP
VietGAP (là viết tắ của cụm từ: Vietnamese Good Agricultural Practices)
có nghĩa là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam đựa trên 4 tiêu
chuẩn:
- Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất.
- An tồn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo khơng có hóa chất độc
hại khi sản xuất và nhiễm khuẩn hoẵ ô nhiễn vật lý khi thu hoạch.

- Môi trường làm việc mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao
động của nơng dân.
- Truy tìm nguồn gốc sản phẩm: tiêu chuẩn này cho phép xác định
những vấn đề từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm.

6


CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ MAI
PHỤ, HUYỆN LỘC HÀ, TĨNH HÀ TĨNH VÀ CÁC CHỈ TIÊU CỦA RAU
VietGAP
2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
Mai Phụ là xã thuộc vùng biển cửa của huyện Lộc Hà, cách trung tâm huyện
4km về phía Nam, cách thành phố Hà Tĩnh. 10 km về phía Bắc. Là một vị trí quan
trọng cho việc phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá và an ninh quốc phòng của huyện Lộc
Hà, tỉnh Hà Tĩnh cũng như khu vực Miền Trung.
+ Ranh giới xã tiếp giáp:
Phía Bắc giáp: xã Thạch Châu.
Phía Nam giáp: xã Hộ Độ.
Phía Đơng giáp: xã Thạch Bàn
Phía Tây giáp: xã Thạch Mỹ.
2.1.2 Địa hình
Là xã có địa hình thấp trũng, độ dốc thoải về phía Đơng Nam. Có địa
hình vùng đồng bằng và có địa hình vùng ven sơng nên đã tạo ra sự phong phú,
đa dạng các sản phẩm như: Muối, thuỷ sản
Xã Mai phụ có 3 vùng địa hình như sau:
- Vùng đồng bằng sản xuất nông nghiệp.
- Vùng ngập mặn sản xuất muối.
- Vùng ngập mặn ven sông nuôi trồng thuỷ sản.

2.1.3 Thổ nhưỡng
Xã Mai Phụ có diện tích nhiễm mặn bởi dịng sơng Cửa Sót và kênh C2
bao bộc. Có các loại đất như sau:
- Đất vùng đồng bằng sản xuất nông nghiệp
- Đất nhiễm mặn sản xuất muối và nuôi trồng thuỷ sản.
- Đất ngập mặn ven sông nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.
Xã Mai Phụ có diện tích tự nhiên: 607.09 ha trong đó:
7


- Đất nông nghiệp:

298.71 ha

chiếm 49.19%

- Đất phi nông nghiệp:

280.31 ha

chiếm 46.17%

- Đất chưa sử dụng:

28.07 ha

chiếm 4.64%

2.1.4 Khí hậu, thủy văn
2.1.4.1 Khí hậu: Xã Mai Phụ mang đặc tính chung của khí hậu nhiệt đới

gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: Mùa khơ từ tháng 4÷10, thời kỳ đầu có gió Tây Nam
nắng nóng; Mùa mưa từ tháng 11÷3 năm sau. Cụ thể như sau:
+ Chế độ nhiệt:
- Nhiệt độ trung bình năm từ 22÷240c.
- Nhiệt độ cao nhất trung bình năm là 34 0c, nhiệt độ trung bình năm thấp
nhất là 90c.
- Nhiệt độ mùa hè từ tháng 4÷10, thời tiết nóng ẩm nhiệt độ cao, có gió
Tây Nam nắng nóng, nhiệt độ có ngày lên đến 38÷400c, tháng nóng nhất là
tháng 6, 7.
- Nhiệt độ mùa Đơng từ tháng 11÷3 năm sau, có gió mùa Đơng Bắc mang
theo khơng khí lạnh gây mưa dầm gío rét, nhiệt độ bình qn là 19 0c, có những
ngày xuống 9÷100c.
- Số giờ nắng trung bình trong các tháng mùa Đơng là 93h.
- Số giờ nắng trung bình tróng tháng mùa hè là 178h.
+ Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm 2000mm và phân bố theo
mùa. Số ngày mưa trên 190 ngày/năm. Mùa mưa lượng mưa tập trung 70÷90%
lượng mưa cả năm thường gây ngập lụt. Mùa khô lượng mưa thấp nên thường
thiếu nước gây khô hạn cho cây trồng.
+ Độ ẩm: Độ ẩm khơng khí bình qn 86%, tháng khơ nhất 60% (tháng
1÷3), tháng ẩm nhất 90% (tháng 8, 9).
+ Lượng bốc hơi: Bình quân 638mm, tháng cao nhất 82mm (tháng 4, 6),
tháng thấp nhất 22mm (tháng 12, 1, 2).
+ Chế độ gió: Có 2 loại gió chính:

8


- Gió Tây Nam thổi từ tháng 4÷9, tốc độ gió trung bình 1,5÷2m/s, mang
theo khơ hậu khơ nóng. Gió (Lào) thường xuyết hiện từ tháng 4÷8 mang theo
thời tiết khơ nóng đã làm hạn chế sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật

nuôi và sức khoẻ của con người.
- Gió Đơng Bắc thổi từ tháng 10÷3 năm sau, tốc độ gió 0,6m/s, gió mùa
Đơng Bắc mang theo nhiệt độ thấp kèm theo mưa phùn và rét kéo dài, làm giảm
khả sinh trưởng của cây trồng và phát sinh dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Do
đó cần có các biện pháp phòng chống rét cho người và vật nuôi.
2.1.4.2 Các hiện tượng thời tiết khác
+ Bão: Mai Phụ chịu ảnh hưởng trực tiếp các trận bão từ vịnh Bắc Bộ đổ
vào. Bão thường xuất hiện từ tháng 7÷10. Có năm phải chịu ảnh hưởng của 3
trận bão. Tốc độ gió đạt 40m/s, gió mạnh nhất thường xuất hiện theo hướng Bắc,
Tây Bắc, Đông Nam. Bão thường kéo theo mưa lớn, kèm theo nước thuỷ triều
dâng đã gây ra ngập lụt trên diện rộng xã Mai Phụ và các xã lân cận.
2.1.4.3 Đặc điểm chế độ thuỷ văn:
+ Chế độ thuỷ triều: Trên địa bàn xã có tuyến sơng Cửa Sót đi qua với
chiều dài 2,3 km. Dịng sơng này thuộc loại nhật triều khơng đều, có tháng từ
11÷14 ngày thuỷ triều, có 2 lần nước lên và nước xuống và chênh lệch giữa thời
gian triều dâng và thời gian triều rút khá lớn (hơn 5h). Biên độ cường đạt tới
2,5÷3m.
+ Nước ngầm: Trong vùng chưa có tài liệu nghiên cứu đánh giá nguồn
nước ngầm nhưng qua quan sát thực tế và điều tra một số vùng có giếng khơi,
giếng khoan cho thấy mực nước ngầm khá nông, ở một số điểm không bị nhiễm
phèn chua mặn chỉ đào sâu 4÷6m là có nước
2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
2.2.1 Dân cư và nguồn lao động
2.2.1.1 Dân cư
Theo số liệu thống kê năm 2014, tổng dân số toàn xã Mai Phụ là 5913
khẩu, 1480 hộ, là dân tôc Kinh. Trong đó 1500 khẩu 250 hộ theo đạo thiên chúa
9


giáo, quy mơ trung bình 4 người/hộ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,7%(2014), mật

độ dân số 974 người/km2.
BẢNG TỔNG HỢP DÂN SỐ NĂM 2014
Xã Mai Phụ - huyện Lộc Hà - tỉnh Hà Tĩnh

STT

Xóm (xóm)

Số hộ (hộ)

Số khẩu
(người)

Bình qn
(khẩu/hộ)

1

Tổng số
Xóm Mai Lâm

1480

5913

152

596

3.9


2

Xóm Đơng Thắng

192

769

4

3

Xóm Hợp Tiến

224

819

3.7

4

Xóm Đơng Vĩnh

145

695

4.8


5

Xóm Liên Tiến

225

844

4.8

6

Xóm Sơn Phú

238

941

3.9

7

Xóm Đồng Sơn

304

1249

8.3


2.2.1.2 Nguồn lao động.
Tồn xã có 2888 lao động (chiểm 48.84% dân số tồn xã). Trong đó lao
động Nơng; Diêm nghiệp; thuỷ sản 1021 người (chiếm 35.35%), lao động
TTCN; TMDV; XKLĐ; Xây dựng và ngành nghề khác 1867 người (chiếm
64.65%).
Bảng tổng hợp phân bố theo độ tuổi xã Mai Phụ
Năm 2014
TT

Độ tuổi

Số lượng
(người)

Tỷ lệ (%)

1 Từ 1÷14 tuổi

1347

22.78

2 Từ 15 đến trên 60 tuổi

4566

77.22

5913


100

Tổng cộng

( theo số liệu 2014)
Trong tổng số lao động 2888 người được phân bố như sau:
10


- Nông; Diêm nghiệp; thuỷ sản 1021 người (chiếm 35.35%),
- Lao động TTCN; TMDV; XKLĐ; Xây dựng và ngành nghề khác 1867
người (chiếm 64.65%).
Biểu cơ cấu lao động phân theo nghành nghề
Năm 2014
Hạng mục
Lao động Tỷ lệ %
Tổng
1. Nông; Diêm nghiệp; Thuỷ sản
2. TTCN; TMDV; XKLĐ; XD và ngành nghề khác
Đánh giá chung:

2888
1021
1867

100
35.35
64.65


Nhìn chung nguồn nhân lực lao động trên địa bàn xã khá cao chiếm
48.84% dân số toàn xã.
Số lao động qua đào tạo được cấp bằng chứng chỉ chiếm tỷ lệ thấp mới được
khoảng 10 % tổng số lao động.
Cơ cấu lao động trong độ tuổi lao đồng trong lĩnh vực nơng nghiệp cịn
chiếm tỷ lệ cao (64.65%) so với tiêu chuẩn (≤35%) .
2.2.2 cơ sở hạ tầng kỹ thuật
+ Giao thông vận tải: Trên địa bàn xã có 2.07 km đường tỉnh lộ 9 đi qua, với
mặt đường 22m, nền 14 m. Đã được nhựa hóa, xã Mai Phụ có 3.428 km đường liên
xã. Gồm 2 tuyến có chiều rộng nền từ 12 m. Mặt nền 7 m, kết cấu bê tông dày 25cm
mới thi công. Thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa.
+ Giao thơng nội đồng và kênh mương cấp nước và thoát nước: hiện nay
hệ thống giao thông nội đồng và kênh mương cấp thốt nước trên địa bàn tồn
xã đã và đang được xây dựng nhằm cải thiện thực trạng canh tác phụ thuộc theo
thời tiết mà chuyển sang canh tác quanh năm nên rất thuận lợi cho việc tưới tiêu
cụ thể: Toàn xã có 37 tuyến giao nội đồng. Có tổng chiều dài 16.3 km. Hệ thống
giao thơng có bề mặt nhỏ 3-4m, hệ thống kênh thoát nước đi qua địa bàn xã có
2.746 km, Tồn xã có tổng chiều dài 13.7km mương nội đồng.
2.2.3 Thực trạng sản suất nông nghiệp.

11


Ngành trồng trọt
a. Cây hàng năm
Diện tích gieo trồng 2014 là 244.66 ha. Cây trồng chính trong xã là lúa, cây
công nghiệp ngắn ngày, một số cây rau màu và cây ăn quả.
* Cây lúa:
- Năm 2014, diện tích đất là 167.96 ha, năng suất lúa cả năm 2014 đạt
21.2 tạ/ha, sản lượng đạt 356.8 tấn.

Trong đó:
Lúa Đơng Xn diện tích gieo trồng năm 2014 là 88 ha, năng suất đạt 40
tạ/ha; sản lượng đạt 352 tấn.
Lúa Hè Thu mùa diện tích gieo trồng 79.96 ha, năng suất 6 ta/ha; sản
lượng đạt 4.80 tấn.
- Về cơ cấu mùa vụ: Diện tích vụ Đơng Xn chiếm 52.39%, vụ Hè Thu
chiếm 47.61%. Về sản lượng vụ Đông Xuân chiếm 98.65%, vụ Hè Thu chiếm
1.35%.
* Cây khoai lang:
- Cây khoai lang được trồng ở xã Mai Phụ có với diện tích 25 ha, khoai được
trồng vào vụ Đông Xuân, năng suất đạt 50 ta/ha.
* Cây lạc:
- Cây lạc là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Diện tích trồng
Lạc của xã năm 2014 ở vụ Đơng Xn diện tích 122.5 ha, năng suất đạt 23.83 tạ/ha,
sản lượng là 250 tấn.
* Cây đậu:
- Cây lạc là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Diện tích trồng
Đậu của xã năm 2014 ở vụ Đông Xuân trồng xen với diện tích 8 ha, năng suất đạt
18.75 tạ/ha, sản lượng là 150 tấn.
* Cây Vừng:
- Cây vừng được trồng vào vụ hè thu với diện tích 38 ha năng suất đạt 3.16
tạ/ha sản lượng đạt 12 tấn
12


* Cây ngô
- Cây Ngô được trồng vào vụ Đông Xuân với diện tích trồng xen 102 ha, năng
suất 24.51 ta/ha, năng suất đạt 250 tấn
* Cây rau màu:
Các loại rau trên địa bàn xã được trồng quanh năm nhưng tập trung chủ yếu

vào vụ Đông với các loại rau như: bắp cải, xu hào, cải canh,... Các vụ khác chủ yếu
trồng các loại rau địa phương như: rau muống, rau dền, mùng tơi và các loại rau bản
địa khác. Đậu, rau các loại sản xuất ra chỉ đủ phục vụ cho tiêu dùng hàng ngày của
các hộ dân trong xã. Năm 2014 diện tích trồng rau: 38 ha, năng suất 3.16 tạ/ha, sản
lượng 12 tấn/năm.
b. Cây lâu năm.
Diện tích trồng cây lâu năm của xã 51.7 ha, trong đó:
Diện tích trồng cây ăn quả 25 ha, diện tích cịn lại trồng rau các loại. Cây ăn
quả đựợc trồng trong vườn hộ gia đình chủ yếu là ổi, bưởi, cam, xồi, ...Do người
dân trồng mang tính tự phát, diện tích trong hộ nhỏ lẻ nên sản phẩm hoa quả tươi chủ
yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ tại chỗ của gia đình, sản phẩm ít được bán ra thị trường
và chưa trở thành hàng hóa.
Bảng tổng hợp sản lượng nơng nghiệp trong năm 2014 của xã Mai Phụ
Loại cây

Khoai
Lạc
lang

Lúa

Đậu

Vừng

Rau
màu

ngơ


Tổng

Diện
tích(ha)

167.9
6

25

122.5

8

38

102

38 501.46

Sản
lượng(tấn)

356.8

125

250

150


12

250

12 1255.8

Giá (triệu
đồng/ tấn)

7

12

22

20

30

5

12

Thành
2497.
tiền(triệu
1500 5500 3000
360
1250

144
6
đồng)
2.3 Khái quát chung về địa tổng thể nghiên cứu, đánh giá.

13

108
14252


Đề tài nghiên cứu thuộc địa bàn xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tĩnh Hà Tĩnh.
Để đánh giá hiệu quả kinh tế cho việc sản xuất rau VietGAP cao hay thấp hơn so
với rau màu đang được sản xuất trên địa bàn.
- Về vị trí địa lý và diện tích: Địa tổng thể nghiên cứu có tổng diện tích
4 ha/vụ.
Địa tổng thể tiếp giáp:

+ Phía bắc giáp với xã Thạch Châu
+ Phía nam giáp với xóm Đơng Vĩnh
+ Phía đơng giáp với xóm Hợp tiến(trung tâm xã)
+ Phía tây giáp xóm Sơn Phú

Địa tổng thể nghiên cứu thuộc quản lý của xóm Sơn Phú.
- Về địa hình: địa hình địa tổng thể khá bằng phẳng có chiều hướng thoải
dần về phía đơng nam( về phía kênh C2)
- Về đất đai thổ nhưỡng: trên địa tổng thể nghiên cứu laoji đất chủ yếu là
đất thịt nhẹ, từ trước tới nay được người dân trồng hao màu và rau màu.
- Về dân cư: Xóm Sơn Phú có tổng là 238 hộ dân với 941 nhân khẩu
đông thứ hai trong xã chiếm 15,9% dân số toàn xã, đáp ứng được nhu cầu lao

động cho việc sản xuất rau VietGAP trên địa bàn.
- Về thực trạng sản xuất rau màu: Sơn Phú là xóm chun về sản xuất
nơng nghiệp, khơng có diêm nghiệp. Người dân ở đây chủ yếu là sản xuất hao
màu, rau màu và lúa nước quanh năm. Sống dựa vào nông nghiệp nên khản
năng, kỹ thuật chăm sóc hay ước tính mùa vụ gieo trồng khá tốt, đó là điều kiện
thuận lợi cho việc sản xuất rau VietGAP. Mỗi năm trên diện tích 24ha rau màu
cũa xóm cho sản lượng 7,5 tấn rau màu cho thị trường.
Vì chưa áp dụng nhiều vào khoa học kỹ thuật nên sản lượng đạt được
hàng năm còn rất thấp, chỉ mới đáp ứng được nhu cầu rau màu của thị trường
trong huyện và một số huyện lân cận, cũng vì thế mà chất lượng sản phẩm còn
kém và hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật cịn cao chưa có nguồn tiêu thụ cố định
mà chỉ mới dừng lại ở cung ứng cho các chợ gần địa bàn.

14


Thực trạng sản xuất rau cịn nhỏ lẻ, diện tích nhiều nhưng chưa có sự quy
hoạch tính tốn nên cịn nhiều diện tích bỏ trống ở một số mùa vụ.
2.4 Các chỉ tiêu của rau VietGAP
2.4.1. Giống, gốc ghép
a) Sử dụng giống có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất,
kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn ban hành, đang có hiệu
lực hoặc giống địa phương, giống cây trồng bản địa đã được sản xuất, tiêu dùng,
không gây độc cho người.
b) Hạt giống, cây giống, gốc ghép sử dụng có nguồn gốc rõ ràng.
2.4.2. Phân bón
a) Sử dụng phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản
xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng
thơn ban hành, đang có hiệu lực.
b) Phân bón sử dụng có nguồn gốc rõ ràng.

c) Khơng được sử dụng trực tiếp phân tươi (chất thải của người, động
vât). Trường hợp sử dụng các loại phân này phải được xử lý hoai mục và đảm
bảo vệ sinh môi trường.
d) Các dụng cụ, nơi phối trộn và lưu giữ phân bón sau khi sử dụng được
vệ sinh thường xuyên.
2.4.3 Thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất khác
a) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực
vật được phép sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ban hành, đang có hiệu lực.
b) Dụng cụ pha, bình bơm phun thuốc bảo đảm an toàn và được vệ sinh
thường xuyên.
c) Phải mua thuốc bảo vệ thực vật từ các cửa hàng được phép kinh doanh
thuốc bảo vệ thực vật.
d) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc;
đúng nồng độ, liều lượng; đúng lúc; đúng cách.
15


đ) Thuốc bảo vệ thực vật phải giữ nguyên trong bao bì, thùng chứa
chuyên dụng với nhãn mác rõ ràng. Nếu đổi sang bao bì, thùng chứa khác, phải
ghi rõ đầy đủ tên hóa chất, hướng dẫn sử dụng như bao bì, thùng chứa hóa chất
gốc.
e) Thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng phải ghi chép, ký hiệu để theo
dõi và lưu giữ tại nơi an toàn cho đến khi xử lý theo qui định của nhà nước.
f) Các loại nhiên liệu, xăng, dầu và hóa chất khác cần được lưu trữ riêng
nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm
2.4.4. Thu hoạch
a) Dụng cụ thu hoạch, bao bì tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải phù hợp
quy định tại QCVN 12-1:2011/BYT, QCVN 12-2:2011/BYT và QCVN 123:2011/BYT của Bộ Y tế.
b) Thiết bị, dụng cụ thu hoạch phải đảm bảo chắc chắn và vệ sinh sạch sẽ

trước và sau khi sử dụng.
c) Thu hoạch sản phẩm đúng thời gian cách ly theo hướng dẫn sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật và phân bón.
d) Sản phẩm sau thu hoạch không được để tiếp xúc trực tiếp với đất.
đ) Phương tiện vận chuyển cần được làm sạch trước khi vận chuyển sản phẩm.
Không vận chuyển sản phẩm chung với các hàng hóa có nguy cơ gây ô nhiễm.
2.4.5. Chăn thả vật nuôi
Không thả rông vật ni trong vùng sản xuất. Nếu chăn ni thì phải có
chuồng trại và biện pháp xử lý chất thải đảm bảo không gây ô nhiễm cho khu
vực sản xuất và sản phẩm sau thu hoạch.
2.4.6. Xử lý chất thải
a) Vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật được thu gom thường xuyên, xử lý,
tiêu hủy theo quy định Nhà nước.
b) Các chất thải khác trong quá trình sản xuất phải được thu gom, đưa ra
khỏi khu vực sản xuất hoặc xử lý thường xuyên, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm ở
khu vực sản xuất, nguồn nước và sản phẩm.
16


2.4.7. Quy trình sản xuất
Có quy trình sản xuất với các biện pháp kỹ thuật cụ thể phù hợp với từng
lồi, nhóm cây trồng và các quy định tại quy chuẩn kỹ thuật này.
2.4.8. Hồ sơ lưu trữ
Thông tin cần ghi chép và lưu giữ tối thiểu 01 năm, tính từ ngày thu hoạch
để truy xuất nguồn gốc gồm:
a) Giống, gốc ghép: tên giống, nơi sản xuất, hoá chất xử lý và mục đích
xử lý (nếu có).
b) Phân bón: tên phân bón, nơi sản xuất, thời gian sử dụng, liều lượng,
phương pháp bón, thời gian cách ly.
c) Thuốc bảo vệ thực vật: tên dịch hại, tên thuốc, nơi mua, thời gian sử

dụng, nồng độ, liều lượng, dụng cụ phun, người phun thuốc, thời gian cách ly.
d) Sản phẩm: tên sản phẩm, ngày thu hoạch, mã số lô, khối lượng, tên và
địa chỉ khách hàng.
2.4.9. Kiểm soát, đánh giá
Cơ sở sản xuất phải có quy định nội bộ, trong đó phân cơng rõ trách
nhiệm duy trì các điều kiện bảo đảm an tồn thực phẩm trong q trình sản xuất,
thực hiện đánh giá và lập báo cáo đánh giá nội bộ ít nhất mỗi năm một lần.
2.5 Đánh giá chỉ tiêu rau VietGAP đối với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tĩnh Hà Tĩnh.
Theo khảo sát và số liệu có thể thấy xã Mai Phụ có thể đáp ứng được các
yêu cầu 9 chỉ tiêu của rau VietGAP, với điều kiện tự nhiên khá phù hợp, nguồn
nhân lực dồi dào và đủ khản năng đáp ứng yêu cầu nhân lực của việc sản xuất
rau VietGAP, xét về mặt này xã Mai Phụ đủ điều kiện để quy hoạch sản xuất rau
sạch.

17


CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KINH TẾ VIỆC SẢN XUẤT RAU
VietGAP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MAI PHỤ.

3.1 Theo khảo sát địa bàn ta biết:
Thực tế áp dụng cho rau bắp cải.
Thời gian gieo trồng: có 3 vụ chính
* Vụ sớm: Gieo cuối tháng 7 đầu tháng 8. Trồng cuối tháng 8 và trong
tháng 9. Thu hoạch vào tháng 11 và 12.
* Vụ chính: Gieo trong tháng 9 và tháng 10. Trồng từ giữa tháng 10 đến
hết tháng 11. Thu hoạch vào tháng 1, tháng 2 năm sau.
* Vụ muộn: Gieo trong tháng 11, trồng voà giữa tháng 12. Thu hoạch vào
các tháng 2-3 năm sau.
3.1.1


Chi phí đầu tư cho 1 ha rau(rau bắp cải) VietGAP như sau:

Tháng 1:
+ Giống: 4kg/ha/vụ, 1kg = 75.000 đồng. 4kg = 300.000 đồng.
+ Công:
* Làm đất: 60 công, 1 công = 120.000 đồng => 60 công = 7.200.000 đồng.
* Chăm sóc: 1 cơng = 120.000 đồng , 90 công = 10.800.000 đồng.
+ Thuốc bảo vệ thực vật: 250.000 đồng.
+ Phân bón:
* Phân chuồng: 1 tấn = 600.000 đồng. 5 tấn = 3.000.000 đồng.
* Đạm Urê: 1kg = 10.000 đồng, 80 kg = 800.000 đồng.
* Kali: 1kg = 15.000 đồng, 80kg = 1.200.000 đồng.
* Supe lân: 1kg = 15.000 đồng, 80kg = 1.200.000 đồng.
+ Chi phí chăm sóc( máy bơm nước, tiền điện, …) 1.000.000 đồng.
=> Tổng chi phí tháng thứ nhất: 25.750.000 đồng.

18


Tháng 2:
+ Cơng: chăm sóc: 1 cơng = 120.000 đồng , 90 công = 10.800.000 đồng.
+ Thuốc bảo vệ thực vật: 250.000 đồng.
+ Phân bón:
* Đạm Urê: 1kg = 10.000 đồng, 60 kg = 600.000 đồng.
* Kali: 1kg = 15.000 đồng, 40kg = 600.000 đồng.
* Supe lân: 1kg = 15.000 đồng, 40kg = 600.000 đồng.
+ Chi phí chăm sóc( máy bơm nước, tiền điện, …) 1.000.000 đồng.
=> Tổng chi phí tháng thứ 2: 13.850.000 đồng
Tháng 3:

+ Cơng:
* Chăm sóc: 1 công = 120.000 đồng , 90 công = 10.800.000 đồng.
* Thu hoạch: 1 công = 120.000 đồng, 100 công = 12.000.000 đồng.
+ Thuốc bảo vệ thực vật: 200.000 đồng.
+ Phân bón:
* Đạm Urê: 1kg = 10.000 đồng, 60 kg = 600.000 đồng.
* Kali: 1kg = 15.000 đồng, 40kg = 600.000 đồng.
* Supe lân: 1kg = 15.000 đồng, 40kg = 600.000 đồng.
+ Chi phí chăm sóc( máy bơm nước, tiền điện, …) 1.000.000 đồng.
=> Tổng chi phí tháng thứ 3: 25.800.000 đồng.
3.1.2 Thu nhập từ 1 ha rau bắp cải:
Theo chi phí bỏ ra thì mỗi năm cây bắp cải cho sản lượng là 15 tấn/ha/vụ
tướng ứng với giá là 7.000 đồng/kg thì mỗi vụ thu được: 105.000.000
đồng/ha/vụ.

19


BẢNG THỐNG KÊ CHI PHÍ LỢI CỦA CÂY CẢI TRÊN ĐỊA TỔNG
THỂ ĐANG XÉT
Đơn vị
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8


Tháng

(Triệu đồng/vụ/4ha)
Giống
Cơng

Làm đất
Chăm sóc
Thu hoạch
Phân chuồng
Phân bón Đạm Urê
Kali
Supe lân
Thuốc bảo vệ thực vật
Chi phí chăm sóc
Tổng chi phí
Lợi ích

1

2

3

1,2
28,8
43,2
0
12

3,2
4,8
4,8
1
4
103
0

0
0
43,2
0
0
2,4
2,4
2,4
1
4
55,4
0

0
0
43,2
48
0
2,4
2,4
2,4
0,8

4
103,2
420

3.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế cây bắp cải theo phương pháp phân
tích chi phí lợi ích.
- Chọn trục thời gian và chiết khấu: rau bắp cải là loại cây trồng ngắn
ngày một năm làm được 3 vụ, nên trục thời gian được chọn sẽ là t = 1,2,3 tương
ứng với tháng thứ 1, thứ 2, thứ 3. Hiện tại vốn vay ngân hàng phát triển nơng
thơn có lãi suất là 0,75%/năm nên sẽ chọn chiết khấu r = 0,75/12 = 0,0625
- Xác định giá trị hiện thời PV.
PV1 = Bt1 - Ct1 = 0 – 103.000.000 = -103.000.000 đồng.
PV2 = Bt2 – Ct2 = 0 – 55.400.000 = - 55.400.000 đồng.
PV3 = Bt3 – Ct3 = 420.000.000 – 103.200.000 = 316.800.000 đồng.
- Xác định giá trị hiện tại ròng NPV.
n

NPV1 = ∑
t =1

B1 − C1

( 1+ r )

t −1

20

=


0 − 103
= −103
(1 + 0, 0625)0


B2 − C2
= −155,14
(1 + 0, 0625) 2

NPV2 = NPV1 +

NPV3 = NPV1 + NPV2 +

B3 − C3

( 1 + 0, 0625 )

2

= 316,8

- Xác định tỷ suất lợi ích – chi phí:
n

R=


t =1

Bt


( 1+ r )

n


t =1

Ct

( 1+ r )

t −1

t −1

B1

R1 =

( 1 + 0, 0625)

0

=0

C1

( 1 + 0, 0625)


0

B1

R2

( 1 + 0, 0625)
=
( 1 + 0, 0625)

0

+

( 1 + 0, 0625 )
=

0

+

( 1 + 0, 0625 )

0

C1
B1

R3


+

0

C1

0

( 1 + 0, 0625)
=

0

( 1 + 0, 0625)

0

103

+
+

+

B2

( 1 + 0, 0625 )

1


=0

C2

( 1 + 0, 0625 )

1

B2

( 1 + 0, 0625 )

1

C2

( 1 + 0, 0625 )
0

( 1 + 0, 0625 )

1

55, 4

( 1 + 0, 0625 )

1

+

+

1

+
+

B3

( 1 + 0, 0625 )

2

=

C2

( 1 + 0, 0625 )

2

420

( 1 + 0, 0625 )

2

≈ 1,509

103, 2


( 1 + 0, 0625 )

2

BẢNG TỔNG HỢP CÁC GIÁ TRỊ PHÂ N TÍCH(triệu đồng)
TT
Tháng
1. Chi phí(Ct)
2. Doanh thu(Bt)
3. Pv

1
103
0
-103

21

2
55,4
0
-55,4

3
103,2
420
316,8



4.
5.


NPV
BCR

-103
0

-155,14
0

125,49
1,509

Sản xuất rau VietGAP trên địa tổng thể đang xét là có lợi ích khá

cao gấp 1,5 lần so với vốn ban đầu trong vòng 3 tháng.

22


C . KẾT LUẬN
Qua công tác nghiên cứu và đánh giá kinh tế của việc sản xuất rau
VietGAP trên địa bàn xã Mai Phụ có thể thấy: Mai Phụ là xã có điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội khá phù hợp với phát triển việc sản xuất này. Với diện tích
4ha địa tổng thể được xét có diện tích bằng phẳng, hệ thống kênh mương và chế
độ cấp thoát nước rất phù hợp với việc sản xuất rau, địa tổng thể nằm trên địa
bàn xóm Sơn Phú là xóm có khản năng đáp ứng nhu cầu nhân lực là rất cao vì

có số lao động lớn thứ 2 trên địa bàn xã.
Hiện nay việc phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững là một xu thế của
cả thế giới và Việt Nam nói chung và trên địa tổng thể đang nghiên cứu nói
riêng, việc phát triển kinh tế nơng nghiệp bền vững trên địa tổng thể đang
nghiên cứu giúp phát triển kinh tế của cả địa bàn mà hạn chế được nhiều tác
nhân gây ảnh hưởng đến con người ở thế hệ hiện tại và lợi ích của thế hệ tương
lai. Ngồi ra khi thực hiện thành cơng thì sẽ tạo công ăn việc làm cho nhiều hộ
dân để phát triển kinh tế nông thôn.
Hơn nữa việc đáng giá kinh tế cho việc sản xuất rau VietGAP trên địa
tổng thể nghiên cứu cho ta thấy được lợi ích mang lại cho những hộ nông dân
khi thực hiện là khá cao, khơng chỉ dừng lại ở lợi ích kinh tế mà nó cịn góp
phần lớn vào sự phát triển xã hội ngày càng giàu mạnh và bền vững hơn so với
hiện tại và tương lai nếu không quy hoạch. Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng đối với tình hình sản xuất nơng nghiệp của nước ta nói chung và địa tổng
thể nghiên cứu nói riêng trong thời kỳ hiện nay.

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Cao Huần (2005), Đánh giá cảnh quan (theo hướng tiếp cận
kinh tế sinh thái), NXB ĐHQGHN
2. Nguyễn Cao Huần, Trần Thị Tuyến, Lương Thị Thành Vinh (2014),
Cảnh quan huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Kỷ yếu Hội nghị Địa lý
Toàn quốc lần thứ 8
3. Trần Thị Tuyến, Bài giảng Đánh giá cảnh quan phục vụ QLTN &
BVMT
4. Báo cáo Kinh tế xã hội xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh năm
2014


24


MỤC LỤC
Trang

25


×