Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

tam ly hoc dai cuong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.27 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>9) So sánh văn bản QPPL với văn bản áp dụng pháp luật +Gióng nhau: -Cả hai loại văn bản đều do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, nên cả hai loại đều mang tính quyền lực nhà nước. -Nhà nước là chủ thể bắt buộc của các quan hệ pháp luật mà tính chất của nó là quan hệ bất bình đẳng. -Hộ gia đình: Những hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất, trong hoạt động Sản xuất kinh doanh: nông – lâm – ngư nghiệp và trong những lĩnh vực kinh doanh khác do pháp luật quy định, thì hộ gia đình là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự đó. Trách nhiệm tài sản của ộ gia đình: Hộ gia đình chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản. Vì vậy, nếu tài sản chung của cả hộ không đủ thực hiện nghĩa vụ chung, thì các thành viên liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ bằng tài sản riêng. -Tổ Hợp tác: Những tổ hợp tác từ 3 cá nhân trở lên được hình thành một hợp đồng hợp tác có chứng nhận của UBND phường xã, thị trấn cùng đóng góp tài sản, công sức và cùng hưởng lợi thì tổ hợp tác là chủ the63cua3 quan hệ pháp luật dân sự đó. Trách nhiệm tài sản của tổ hợp tác: Tổ hợp tác chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản, nếu tài sản chung của cả tổ không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung, thì các thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm chung theo phần tương ứng với vốn góp của tổ. 10) Trình bày nội dung của quan hệ pháp luật -Nội dung của quan hệ pháp luật: là tổng thể các quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật được nhà nước xác lập và bảo đảm thực hiện. -Quyền chủ thể của các bên của quan hệ pháp luật: là khả năng của một bên chủ thể được hưởng những lợi ích nhất định mà nhà nước cho phép. =>Nội dung của quyền chủ thể pháp luật: Khả năng chủ thể được xử sự theo một cách thức nhất định mà nhà nước cho phép. Khả năng của chủ thể yêu cầu các chủ thể khác chấm dứt hành vi cản trở mình thực hiện quyền hoặc yêu cầu chủ thể khác tôn trọng các nghĩa vụ tương ứng phát sinh từ quyền của mình. Khả năng của chủ thể yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ các quyền, lợi ích của mình do giả thiết bị xâm hại. =>Nghĩa vụ pháp lý của các bên quan hệ pháp luật: Là cách xử sự bắt buộc mà các chủ thể phải tiến hành nhằm đáp ứng quyền của chủ thể bên kia của quan hệ pháp luật Chủ thể phải tiến hành các xử sự bắt buộc, khi không thực hiện các xử sự bắt buộc chủ thể phải gánh chịu các hậu quả bất lợi. =>Khách thể của quan hệ pháp luật: Là cái mà chủ thể quan hệ pháp luật hướng tới tác động vào những lợi ích vật chất, tinh thần mà pháp luật bảo vệ cho các chủ thể trong quan hệ pháp luật đó. =>phân loại khách thể của quan hệ pháp luật:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Tài sản: vật có thực Tiền và các giấy tờ, giá trị bằng tiền. Các quyền của tài sản là hành vi và các dịch vụ. =>khách thể của quan hệ pháp luật là kết quả lao động tinh thần sáng tạo, là các giá trị nhân văn, danh dự, nhân phẩm cua con người. 11) Trình bày khái niệm, các bộ phận của ý thức pháp luật -Khái niệm: Ý thực pháp luật là tổng thể học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm thịnh hành trong xã hội, thể hiện các mối quan hệ của con người đối với pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật cần phải có, thể hiện sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử sự của con người cũng như trong tổ chức hoạt động của cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội. -Các bộ phận của ý thức pháp luật: Căn cứ vào nội dung, tính chất của bộ phận hợp thành, ý thức pháp luật có hai loại: tâm lý pháp luật và hệ tư tưởng pháp luật. Tâm lý pháp luật: là những thái độ, tình cảm, xúc cảm của con người đối với pháp luật hình thành trong đời sống xã hội. Hệ tư tưởng pháp luật: là tổng thể các tư tưởng, quan điểm, học thuyết mang tính khoa học, tính hệ thống về nội dung. 12) Phân tích mối quan hệ giữa ý thức pháp luật với pháp luật và ngược lại Ý thức pháp luật và pháp luật là hai hiện tượng xã hội khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Ý thức pháp luật và pháp luật khác nhau về chức năng. Chức năng của pháp luật là chức năng điều chỉnh, còn ý thức pháp luật là chức năng nhận thức, đánh giá những sự kiện trong đời sống xã hội liên quan đến pháp luật. Ý thức pháp luật và pháp luật là những hiện tượng có đời sống riêng và được nghiên cứu trong mối quan hệ khác nhau, ý thức pháp luật được nghiên cứu trong mối quan hệ với tồn tại xã hội, còn pháp luật được nghiên cứu trong mối quan hệ với cơ sở hạ tầng. Mối quan hệ giữa pháp luật với ý thức pháp luật thể hiện: -Ý thức pháp luật là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Mỗi một chế độ xã hội đều có một hệ tư tưởng chính thống. Hệ tư tưởng xã hội và hệ tư tưởng pháp lý là tiền đề của việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Không có những quan niệm, quan điểm, tư tưởng đúng đắn về pháp luật thì không thể có được hệ thống QPPL hoàn thiện. -Ý thức pháp luật là nhân tố bảo đảm và thúc đẩy thực hiện pháp luật: Chức năng của ý thức pháp luật là nhận thức, đánh giá. Nếu chủ thể thực hiện pháp luật hiểu được pháp luật, có văn hóa pháp.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> lý cao thì sẽ tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp lý cao thì sẽ tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật. -Ý thức pháp luật là cơ sở để đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật đúng đắn. Áp dụng pháp luật là quá trình cá biệt hóa quyền, nghĩa vụ. Quá trình này đòi hỏi chủ thể áp dụng phải có quan điểm tư tưởng pháp lý đúng đắn, phải nắm vững pháp luật. -Pháp luật là cơ sở để hình thành và phát triển ý thức pháp luật thông qua việc ghi nhận, ngăn cấm, hạn chế, cho phép, khuyến khích, pháp luật có tác dụng củng cố, nâng cao ý thức pháp luật, nâng cao văn hóa pháp lý. 13) Khái niệm pháp chế, trình bày các yêu cầu cơ bản của pháp chế Khái niệm: Pháp chế chính là sự đòi hỏi mọi chủ thể phải thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh và triệt để. Nội dung của pháp chế: -Pháp chế là nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bô máy nhà nước. -Pháp chế là nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội. -Pháp chế là nguyên tắc xử sự của công dân. Các yêu cầu cơ bản của pháp chế: -Phải tôn trọng tính tối cao của hiến pháp và luật. -Phải thống nhất trên quy mô toàn quốc. -Các cơ quan xây dựng pháp luật, thực hiện, bảo vệ pháp luật, thực hiện các hoạt động của mình một cách chủ động, tích cực và hiệu quả. -Không tách rời công tác pháp chế với văn hóa và văn hóa pháp lý. 14) Hiệu lực hồi tố của văn bản QPPL được quy định dựa trên nguyên tắc nào? Theo nguyên tắc chung, văn bản QPPL cần để điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh sau khi văn bản đó đã có hiệu lực, nó không có hiệu lực trở về trước (hiệu lực hồi tố). Nguyên tắc này có một ý nghĩa quan trọng để củng cố pháp chế XHCN, thiết lập một trật tự pháp luật phù hợp với tính chất và đặc điểm của CNXH. Trong những trường hợp thật cần thiết người làm luật cần dự liệu chính xác để thể hiện trong một quy phạm cụ thể, nhưng không đặt thành quy định chung về hiệu lực trở về trước của văn bản QPPL cần dựa trên cơ sở tính nhân đạo của pháp luật CNXH. 15) Nội dung của quan hệ PL đồng nhất với năng lực pháp luật vì nó bao gồm quyền và nghĩa vụ Cả hai loại văn bản đều có giá trị phải thực hiện đối với đối tượng có liên quan..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Cả hai loại văn bản đều được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước. Khác nhau: QPPL: -Nội dung luôn chứa đựng quy tắc xử sự chung của mọi người, chứa đựng QPPL. -Được áp dụng nhiều lần trong thực tế cuộc sống và việc áp dụng nó đối với một đối tượng cụ thể nào đó cũng không làm chấm dứt giá trị thi hành ADPL: -Nội dung chỉ chứa đựng quy tắc xử sự cụ thể cho một các nhân hoặc một tổ chức cụ thể. -Chỉ có giá trị thi hành một lần và chấm dứt giá trị thi hành khi áp dụng nó đối với một đối tượng cụ thể. 16) Trong các giai đoạn áp dụng PL, giai đoạn nào là quan trọng nhất Trong các giai đoạn áp dụng PL, giai đoạn nào cũng quan trọng như nhau. Vì: -Ở giai đoạn đầu, giai đoạn phân tích, đánh giá đúng và chính xác mọi tình tiết, hoàn cảnh, điều kiện của vụ việc cần phải giải quyết như thực tế đã xảy ra, thu thập đủ chứng cứ là căn cứ cho hoạt động áp dụng PL. Để áp dụng đúng PL, để cá biệt hóa các QPPL vào từng trường hợp cụ thể, trước hết phải phân tích, đánh giá làm rõ nội dung, bản chất của sự kiện và đặc tính pháp lý của nó. -Chọn QPPL phù hợp để giải quyết vụ việc. Nội dung, bản chất, đặc trưng pháp lý của sự kiện cần áp dụng quy định ngành luật và quy phạm cần lựa chọn để áp dụng. Vì vậy, để chọn đúng quy cần thiết, chủ thể áp dụng PL phải hiểu đúng nội dung, ý nghĩa, giá trị pháp lý của quy phạm. -Ban hành văn bản áp dụng PL để giải quyết vụ việc. Đây là giai đoạn rất quan trọng, vì bằng việc ra văn bản áp dụng PL thì quyền và nghĩa vụ của chủ thể hoặc trách nhiệm pháp lý của chủ thể được cá biệt hóa. Việc ban hành văn bản đòi hỏi phải có sự sáng tạo, nhưng phải bảo đảm căn cứ pháp lý và phải phú hợp với thực tiễn áp dụng PL trong từng giai đoạn. -Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng PL đã có hiệu lực PL trên thực tế. Đây là giai đoạn cuối cùng, nhưng cũng không kém phần quan trọng vì nếu văn bản áp dụng PL không được thực hiện hoặc tổ chức thực hiện không tốt thì quyền và nghĩa vụ của chủ thể sẽ không được thực hiện đầy đủ. PL sẽ không thể đi vào cuộc sống. 17) Phân biệt hệ thống Pl và hệ thống văn bản QPPL, chỉ ra mối quan hệ giữa hệ thống PL và hệ thống văn bản QPPL HTPL:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> -Là tổng thể các QPPL có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được quy định bởi trình độ phái triển kinh tế, chính trị, xã hội được phân định thành các chế định PL, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản QPPL và NN. -HTPL bao gồm cà hệ thống văn bản QPPL, hệ thống PL nhấn mạnh đến cấu trúc bên trong của PL. HT VB QPPL: -Là tổng thể các văn bản QPPL có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung và hiệu lực pháp lý. * Mối quan hệ giữa hệ thống PL và HT VB QPPL: -Đây là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. -Hệ thống PL là cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL, thể hiện trong hoạt động tập hợp hóa và pháp điển hóa. -Hệ thống văn bản QPPL là hình thức thể hiệ cấu trúc bên trong của PL..

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×