Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

De thi thu tot nghiep THPT TX Lai Chau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.42 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ (Đề thi có 04 trang). KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2013 Môn thi: SINH HỌC – Giáo dục trung học phổ thông Thời gian làm bài: 60 phút.. I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 32 câu, từ câu 1 đến câu 32) Câu 1. Trong mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình, vùng mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã là A. vùng điều hoà, vùng mã hoá. B. vùng mã hoá nằm ở đầu 5’ của mạch mang mã gốc. C. vùng kết thúc, vùng mã hoá D. vùng điều hoà nằm ở đầu 3’ của mạch mang mã gốc. Câu 2. Một đoạn gen có trình tự các nuclêôtít như sau 3’ TXG XXT GGA TXG 5’ ( Mạch mã gốc) 5’AGX GGA XXT AGX 3’ Trình tự các nuclêôtit tương ứng trên mARN được tổng hợp từ đoạn gen trên là A. 5’AGX GGA XXU AGX 3’. B. 5’AXG XXU GGU UXG 3’. ’ ’ C. 5 UGX GGU XXU AGX 3 . D. 3’AGX GGA XXU AGX 5’. Câu 3. Tế bào sinh dưỡng của thể tứ bội (4n) chứa bộ nhiễm sắc thể, trong đó A. một cặp NST nào đó có 4 chiếc. B. một số cặp NST mà mỗi cặp có 4 chiếc. C. tất cả các cặp NST mà mỗi cặp đều có 4 chiếc. D. bộ NST lưỡng bội được tăng lên 4 lần. Câu 4. Vùng nào của gen không được phiên mã ? A. Vùng mã hoá. B. Vùng kết thúc. C. Vùng điều hoà. D. Cả B và C. Câu 5. Ở sinh vật nhân thực, sau khi phiên mã phân tử mARN được biến đổi nhờ A. cắt bỏ các đoạn intron, nối các êxôn với nhau. B. cắt bỏ một phần đoạn giữa mARN . C. nối các mARN với nhau. D. xoắn lại tạo nên cấu trúc kép. Câu 6. Pôliribôxôm là A. một chuỗi gồm nhiều ribôxôm gắn kết với nhau. B. nhiều ribôxôm cùng hoạt động trên một phân tử mARN. C. nhiều ribôxôm cùng tổng hợp một chuỗi pôlipeptit. D. nhiều ribôxôm cùng hoạt động trên lưới nội chất có hạt. Câu 7. Bộ ba mở đầu ở trên mARN có trình tự tương ứng ở trên mạch gốc của gen là A. 3’TAX5’. B. 3’AUG5’. C. 3’ATX5’. D. 5’TAX3’. Câu 8. Ở cà chua, gen A qui định quả đỏ, gen a qui định quả vàng Cho P.quả đỏ x quả đỏ → F1. 3 đỏ : 1 vàng, kiểu gen của P là A. AA x AA B. Aa x Aa C. AA x Aa D. Aa x aa Câu 9. Cho đậu Hà lan thuần chủng hạt vàng, trơn và hạt xanh nhăn lai với nhau được F1 đều hạt vàng , trơn. Các gen qui định các tính trạng trên phân li độc lập. Cho F1 lai phân tích thì sự phân li kiểu hình ở đời con là A. 1 vàng, trơn :1 xanh, nhăn B. 4 vàng, trơn : 4 xanh, nhăn : 1 vàng, nhăn :1 xanh, trơn. C. 3 vàng, trơn :1 xanh, nhăn. D. 1 vàng, trơn :1 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn. Câu 10. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 : 2 : 1 ? (biết rằng các gen liên kết hoàn toàn, gen trội là trội hoàn toàn) AB aB AB AB Ab Ab A. x B. x C. x ab aB ab aB aB aB AB AB D. x ab ab Câu 11. Phương pháp xác định tần số hoán vị gen chủ yếu dựa vào phép lai A. thuận nghịch. B. phân tích. C. tự thụ phấn. D. phân tích giống lai. Câu 12. Biết một gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd x AaBbDD cho đời con có A. 18 kiểu gen, 4 kiểu hình B. 27 kiểu gen, 8 kiểu hình C. 28 kiểu gen, 8 kiểu hình D. 27 kiểu gen, 4 kiểu hình Câu 13. Tính trạng do gen nằm trên NST X qui định (không có alen trên Y), thì di truyền tuân theo qui luật A. di truyền ngoài nhân. B. di truyền thẳng. C. di truyền theo dòng mẹ. D. di truyền chéo..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 14. Một gen có 2 alen, gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Số kiểu gen tối đa có thể có trong quần thể là A. 3 B.6 C.4 D.5 Câu 15. Tiến hành các phép lai thuận và lai nghịch ở cây hoa phấn, người ta thu được kết quả như sau Lai thuận P. mẹ lá xanh x bố lá đốm → F1. 100% lá xanh Lai nghịch P. mẹ là đốm x bố lá xanh → F1. 100% lá đốm Màu sắc lá di truyền theo qui luật A. di truyền theo dòng mẹ. B. di truyền liên kết với giới tính. C. di truyền tương tác gen. D. Di truyền phân li độc lập. Câu 16. Ở một quần thể thực vật, thế hệ xuất phát 100% cá thể mang kiểu gen Bb. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn, tính theo lý thuyết thì tỷ lệ thể dị hợp Bb trong quần thể là A. 1/4. B. 1/8. C. 1/16. D. 1/32. Câu 17. Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền? A. 0,32 AA : 0,64Aa : 0,04aa. B. 0,04 AA : 0,64Aa : 0,32aa. C. 0,64 AA : 0,04Aa : 0,32aa. D. 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa. Câu 18. Để nối đoạn ADN của tế bào cho vào ADN của plasmit trong kỉ thuật di truyền người ta sử dụng enzim A. ligaza B.restrictaza C. ADN pôlimeraza D. ARN pôlimeraza Câu 19. Plasmit là cấu trúc di truyền nằm trong tế bào chất của A. tế bào động vật D. tế bào thực vật C. virut D. vi khuẩn Câu 20. Trong chọn giống vật nuôi người ta thường không sử dụng phương pháp A. lai khác giống. B. gây đột biến đa bội. C. tạo các giống thuần chủng. D. lai kinh tế. Câu 21. Muốn tìm hiểu vai trò của kiểu gen và ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện tính trạng ở người thì dùng phương pháp nghiên cứu A. phả hệ B. trẻ đồng sinh. C.phân tử D. tế bào Câu 22. Cánh của bướm và cánh của chim có cấu trúc và nguồn gốc khác nhau nhưng chức năng lại giống nhau, đây là A. cặp cơ quan tương đồng. B. cặp cơ quan tương ứng. C. cặp cơ quan tương tự. D. cặp cơ quan thoái hoá. Câu 23. Người đầu tiên đưa ra một học thuyết có tính hệ thống về sự tiến hoá là A. Đacuyn. B. Lamac. C. Menđen. D. Kimura. Câu 24. Theo thuyết tiến hoá hiện đại, thực chất của CLTN là A. đào thải biến dị có hại, tích luỹ các biến dị có lợi cho sinh vật. B. phân hoá khả năng sống sót của các cá thể trong loài. C. phân hoá khả năng sinh sản của các cá thể trong loài. D. phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. Câu 25. Tiến hoá lớn A. diễn ra trên phạm vi rộng, thời gian dài, không thể nghiên cứu bằmg thực nghiệm. A. diễn ra trong thời gian ngắn, phạm vi hẹp, có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm. B. diễn ra trong thời gian dài, phạm vi rộng, có thể chứng minh bằng thực nghiệm. D. hình thành các đơn vị phân loại dưới loài như nòi, các loài phụ, các chi. Câu 26. Các nhân tố làm thay đổi tần số tương đối của các alen không theo một hướng xác định là 1- đột biến. 2- chọn lọc tự nhiên. 3- yếu tố ngẫu nhiên 4- di nhập gen. Phương án đúng A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 4. C. 2, 3, 4. D. 1, 2, 3, 4. Câu 27. Các bằng chứng hoá thạch cho thấy loài xuất hiện sớm nhất trong chi Homo là A. Homo habilis. B. Homo erectus. C. Homo neandectan D. Homo sapiens. Câu 28. Biển khơi thường chia hai tầng, tầng trên có năng suất sơ cấp còn tầng dưới thì không có năng suất này. Nhân tố sinh thái giới hạn đã tạo nên sự khác nhau đó là A. nhiệt độ. B. nước. C. ánh sáng. D. nhân tố hữu sinh. Câu 29. Tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể sinh vật? A. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> B. Những con gà trống và mái nhốt cùng ở một góc chợ. C. Những con chim sống trong rừng. D. Những con cá sống trong một cái hồ nhỏ. Câu 30. Hiện tượng “thủy triều đỏ” làm cho hàng loạt loài động vật có xương sống chết vì nhiễm độc. Hiện tượng trên thuộc mối quan hệ sinh thái A. cạnh tranh giữa các loài. B. gây ngộ độc đối với sinh vật. C. ức chế cảm nhiễm. D. quan hệ đối địch. Câu 31. Cá ép sống bám trên cá lớn là mối quan hệ A. hội sinh. B. cộng sinh. C. hợp tác. D. kí sinh. Câu 32. Hệ sinh thái bao gồm A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân hủy. B. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh cảnh. C. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân hủy và sinh cảnh. D. Tất cả sinh vật trong quần xã. II. PHẦN RIÊNG A. Theo chương trình chuẩn ( 8 câu, từ câu 33 đến câu 40) Câu 33. Trong cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hoà là A. nơi tiếp xúc với enzim ARN pôlimeraza. B. mang thông tin qui định prôtêin điều hoà. C. mang thông tin qui định enzim ARN pôlimeraza. D. nơi liên kết với prôtêin điều hoà. Câu 34. Tại sao nhiều đột biến thay thế một cặp nuclêôtit là đột biến trung tính? A. Do tính chất thoái hoá của mã di truyền, đột biến làm biến đổi côđon này thành côđon khác nhưng cùng mã hoá cho một loại axít amin. B. Do tính chất thoái hoá của mã di truyền, đột biến không làm biến đổi côđon này thành côđon khác. C. Do mã di truyền có tính chất phổ biến, đột biến làm biến đổi côđon này thành côđon khác. D. Do tính chất đặc hiệu của mã di truyền, đột biến làm biến đổi côđon này thành côđon khác làm prôtêin biến đổi. Câu 35. Kết luận nào sau đây không đúng khi nói về ưu thế lai? A. Ưu thế lai là hiện tượng con lai có năng suất cao, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng, phát triển cao vượt trội các dạng bố mẹ. B. Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong phép lai khác dòng, biểu hiện cao nhất ở F1. C. Người ta thường sử dụng con lai để làm giống nhằm tận dụng ưu thế lai. D. Chỉ có một số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có thể cho ưu thế lai cao. Câu 36. Biến dị cá thể có các đặc điểm 1- xuất hiện riêng lẽ trong quá trình sinh sản hữu tính. 2- xuất hiện đồng loạt, theo một hướng xác định. 3- là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá. 4- giúp sinh vật thích nghi thụ động với môi trường. Phương án đúng là A. 1, 2 B. 2, 3. C. 3, 4. D. 1, 3. Câu 37. Dấu hiệu đặc trưng của một quần thể giao phối thể hiện ở A. tỷ lệ các loại kiểu hình có trong quần thể. B. tỷ lệ cá thể đồng hợp và dị hợp của quần thể. C. tần số của các alen về một gen tiêu biểu. D. vốn gen và cấu trúc di truyền của quần thể. Câu 38. Đặc trưng nào sau đây là đặc trưng cơ bản nhất của quần thể sinh vật ? A. Tỷ lệ đực, cái. B. Mật độ. C. Tỷ lệ các nhóm tuổi. D. Sức sinh sản. Câu 39. Nguyên nhân của diễn thế sinh thái là A. tác động của ngoại cảnh lên quần xã. B. tác động của quần xã đến ngoại cảnh. C. chính tác động của con người. D. tất cả các phương án trên. Câu 40. Trong nông nghiệp, ứng dụng khống chế sinh học là A. sử dụng các loại thuốc trừ sâu phòng trừ các sinh vật gây hại và dịch bệnh. B. sử dụng các loài sâu hại để tiêu diệt các thiên địch. C. sử dụng thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại và dịch bệnh. D. sử dụng thiên địch để tăng cường quá trình quang hợp..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> B. Theo chương trình Nâng cao ( 8 câu, từ câu 41 đến 48) Câu 41. Ở cà chua gen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định quả vàng, khi cho cây tứ bội có kiểu gen AAaa giao phấn với cây tứ bội có kiểu gen Aaaa; các cây này giảm phân bình thường cho giao tử 2n. Sự phân li kiểu hình ở đời sau là A. 35 đỏ : 1 vàng. B. 11 đỏ : 1 vàng. C. 3 đỏ : 1 vàng. D. 15 đỏ : 1 vàng. Câu 42. Cơ thể có kiểu gen BBB là cơ thể thuộc dạng A. thể tam bội. B. thể ba nhiễm. C. thể tam bội hoặc thể ba nhiễm. D. thể lưỡng bội. Câu 43. Giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β - ca roten (tiền chất tạo ra vitaminA) trong hạt được tạo ra nhờ A. phương pháp lai giống B. công nghệ tế bào C. gây đột biến nhân tạo D. công nghệ gen Câu 44. Khi nói về đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật, điều nào sau đây không đúng? A. Mỗi đặc điểm thích nghi trên cơ thể chỉ có giá trị tương đối. B. Sự hình thành mỗi đặc điểm thích nghi là một quá trình lịch sử. C. Sự hình thành các đặc điểm thích nghi luôn dẫn tới hình thành loài mới. D. mỗi đặc điểm thích nghi đều là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên. Câu 45. Thuyết tiến hoá trung tính của Kimura chỉ nghiên cứu tiến hoá ở cấp độ A. giao tử. B. phân tử. C. tế bào. D. cá thể và quần thể. Câu 46. Nhóm cây ưa bóng không có đặc điểm nào dưới đây? A. Cây nhỏ sống dưới tán cây khác. B. Phân bố dưới tán cây hoặc trong bóng rợp. C. Lá nhạt, mặt trên của lá có lớp cutin dày. D. Lá to, xếp xen kẻ, so le nhau. Câu 47. Loài đặc trưng của quần xã là A. loài có số lượng cá thể nhiều, thường gặp. B. loài có sinh khối lớn, phân bố ở vùng trung tâm. C. loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn và có vai trò quan trọng so với các loài khác. D. loài có tính chất hoạt động mạnh trong quần xã. Câu 48. Trong các hệ sinh thái sau, thông thường hệ sinh thái nào có độ đa dạng sinh học cao nhất? A. vùng ven bờ biển. B. vùng biển ngoài khơi. C. sông, suối. D. ao, hồ nuôi cá..

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×