Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

KDQT Lợi thế cạnh tranh của cafe việt nam khi xuất khẩu sang thị trường đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.48 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING
------

MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI NHÓM:

“LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM SO VỚI CÀ PHÊ
BRAZIL KHI XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG ĐỨC”

GVHD: TS. Đinh Thị Thu Oanh
Lớp: LT22FT01
Sinh viên thực hiện: Nhóm 1

MỤC LỤC


1.TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM..............................................................2
2.PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM SO VỚI BRAZIL
SANG THỊ TRƯỜNG ĐỨC THEO MƠ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA MICHAEL PORTER. .5
2.1.YẾU TỐ THÂM DỤNG............................................................................................................5
2.2.YẾU TỐ NHU CẦU.................................................................................................................7
2.2.1.TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM.............................................................................................7
2.2.2.TẠI THỊ TRƯỜNG BRAZIL..................................................................................................8
2.3.YẾU TỐ HỖ TRỢ VÀ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP LIÊN QUAN................................................8
2.4.CHIẾN LƯỢC, CẤU TRÚC CỦA CÁC XÍ NGHIỆP VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH......................10
2.5.YẾU TỐ THỜI CƠ VÀ MAY RỦI............................................................................................13
2.6.YẾU TỐ CHÍNH PHỦ............................................................................................................14


LỜI MỞ ĐẦU


Việt Nam đi lên từ một nước nông nghiệp vì có lợi thế về địa lý kinh tế và khí hậu của vùng
nhiệt đới gió mùa, vì vậy mà các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là nơng sản.
Trong đó, ngành cà phê là một ngành đang rất phát triển ở Việt Nam, cà phê hiện nay đã trở
thành một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đứng vị trí thứ 2
sau gạo là cây lương thực truyền thống. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê đứng thứ 2
thế giới sau Brazil. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê năm
2016 đạt 1,78 triệu tấn với kim ngạch 3,34 tỷ USD, tăng 32,8% về khối lượng và tăng 24,7%
về giá trị so với năm 2015, điều này góp phần khơng nhỏ cho sự tăng trưởng kinh tế Việt
Nam, giảm thâm hụt thương mại và một phần giải quyết vấn đề việc làm cho người dân, đặc
biệt là vùng Tây Nguyên.
Xuất khẩu cà phê trong năm 2016 tăng trưởng ở hầu hết các thị trường so với năm 2015, tuy
nhiên Đức và Hoa Kỳ vẫn tiếp tục là 2 thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam. Cụ
thể, năm 2016 xuất sang Đức 275.679 tấn, đạt 493,8 triệu USD (chiếm 15,5% về lượng và
chiếm 14,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước); xuất sang Hoa Kỳ
237.195 tấn, thu về gần 450 triệu USD (chiếm 13,3% về lượng và chiếm 13,5% kim ngạch).
Bên cạnh đó, ở các thị trường này Việt Nam vẫn ln có một đối thủ cạnh tranh rất mạnh đó
là Brazil. Chính vì vậy, bài tiểu luận này sẽ tập trung phân tích lợi thế cạnh tranh của cà phê
Việt Nam dựa trên mơ hình kim cương của Michael Porter để biết được các điểm mạnh và
điểm yếu của ngành cà phê Việt Nam so với đối thủ là Brazil khi xuất khẩu vào thị trường
Đức, từ đó có được cái nhìn khách quan về ngành cà phê nước nhà.

1


1. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM
Trong năm 2016, xuất khẩu cà phê ở hầu hết các thị trường đều tăng, trong đó các thị trường
tăng trưởng mạnh về kim ngạch là: Mexico (tăng 194%), Philippines (63,6%), Algeria
(64,5%), Ấn Độ (tăng 63%), Nam Phi (tăng 60%), Thụy SĨ (tăng 52%), Trung Quốc
(39,3%), Hoa Kỳ (43,6%), Đức (37,6%).
Năm 2016, diện tích cà phê trên cả nước đã tăng nhẹ trở lại đạt 645.400 ha. Sản lượng cà phê

đạt khoảng 1,47 triệu tấn mặc dù năng suất cà phê giảm 0,4% so với 2015 do ảnh hưởng của
hạn hán tại Tây Nguyên hồi đầu năm.
Điều đáng lưu ý là trong năm 2016 xuất khẩu sản phẩm cà phê chế biến tăng cao. Xuất khẩu
cà phê chế biến của Việt Nam được dự báo sẽ còn tăng mạnh trong những năm tới do nhiều
doanh nghiệp trong và ngoài nước đã và đang tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực này.
Đơn cử như Nestle đã đầu tư gần 300 triệu USD và đưa vào hoạt động nhà máy chế biến cà
phê hịa tan tại tỉnh Đồng Nai. Các cơng ty trong nước như: Trung Nguyên, Mê Trang,
Vinacafe… đang mở rộng quy mô sản xuất.
Các chuyên gia cũng cho rằng, Việt Nam ký các hiệp định thương mại tự do với EU, Liên
minh Kinh tế Á – Âu, Hàn Quốc… cũng sẽ tạo cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu cà phê chế biến
của Việt Nam.
Nếu như trước đây chỉ cà phê nhân của Việt Nam xuất khẩu vào những thị trường này mới
được hưởng mức thuế 0%, còn các sản phẩm cà phê chế biến phải chịu mức thuế cao từ 15 20%, thì nay với những hiệp định thương mại tự do, cà phê chế biến của Việt Nam chỉ chịu
thuế 0 – 5% sẽ tạo điều kiện cho việc xuất khẩu vào các thị trường đã ký FTA trở nên dễ
dàng, thuận lợi hơn.

2


Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu cà phê năm 2016
ĐVT: USD
Năm 2016

+/-(%) Năm 2016
so với năm 2015

Năm 2015

Thị trường
Lượng

(Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng
(Tấn)

Trị giá (USD)

Trị giá
(USD)

Trị giá
(USD)

Tổng cộng

1.781.642

3.335.507.673

1.341.839

2.674.238.962

+32,78

+24,73

Đức


275.679

493.812.127

191.644

358.821.179

+43,85

+37,62

Hoa Kỳ

237.195

449.914.633

157.117

313.337.829

+50,97

+43,59

Italia

136.223


245.436.895

105.578

198.562.436

+29,03

+23,61

Tây Ban Nha

115.466

211.420.634

117.600

230.597.074

-1,81

-8,32

Nhật Bản

104.450

202.984.072


84.169

169.559.854

+24,10

+19,71

Bỉ

86.747

165.386.550

61.491

124.280.458

+41,07

+33,08

Nga

59.812

118.466.683

46.164


103.959.909

+29,56

+13,95

Angeria

64.050

112.963.206

36.793

68.655.545

+74,08

+64,54

Philippines

59.025

111.107.579

31.644

67.925.423


+86,53

+63,57

Trung Quốc

46.204

106.687.643

29.987

76.588.284

+54,08

+39,30

Mexico

52.093

89.522.349

16.912

30.440.685

+208,02 +194,09


Ấn Độ

45.790

79.437.331

27.398

48.662.236

+67,13

+63,24

Anh

43.035

77.346.561

32.093

65.282.722

+34,09

+18,48

Thái Lan


38.912

74.084.701

22.850

54.282.922

+70,29

+36,48

Pháp

40.030

70.624.406

32.613

61.358.156

+22,74

+15,10

Hàn Quốc

33.150


64.273.393

28.450

55.841.952

+16,52

+15,10

Malaysia

29.404

56.366.568

19.408

39.972.404

+51,50

+41,01

Hà Lan

17.227

33.179.708


13.588

27.175.631

+26,78

+22,09

Australia

16.193

31.766.356

12.646

26.779.166

+28,05

+18,62

Ba Lan

14.754

31.170.138

15.004


34.488.812

-1,67

-9,62

Indonesia

17.443

29.948.596

13.528

31.611.790

+28,94

-5,26

Israel

8.644

21.831.568

7.998

20.629.706


+8,08

+5,83

Bồ Đào Nha

12.178

21.809.071

11.931

22.613.190

+2,07

-3,56

Ai Cập

13.139

20.352.073

7.905

13.859.707

+66,21


+46,84

Nam Phi

9.773

16.472.128

5.832

10.305.388

+67,58

+59,84

Canada

7.011

13.758.995

5.660

11.537.934

+23,87

+19,25

3


Hy Lạp

7.387

13.609.939

5.139

9.790.813

+43,74

+39,01

Rumani

5.039

10.795.775

5.089

12.758.985

-0,98

-15,39


Singapore

2.380

8.503.417

3.443

10.980.911

-30,87

-22,56

Thụy Sĩ

3.875

6.852.381

2.284

4.502.467

+69,66

+52,19

Đan Mạch


1.782

3.089.959

1.388

2.596.504

+28,39

+19,00

NewZealand

817

1.462.736

2.148

3.932.476

-61,96

-62,80

Campuchia

328


1.450.235

306

1.364.379

+7,19

+6,29

Nhìn vào bảng số liệu, ta dễ dàng nhận thấy Đức là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của
Việt Nam. Việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Đức về sản lượng và trị giá USD năm
2016 tăng đáng kể so với năm 2015. Cụ thể sản lượng tăng từ 191.644 tấn lên lên 275.679
tấn (tăng 43.85%).
Đức là nước tiêu thụ cà phê lớn nhất EU, chiếm 21% trong tổng mức tiêu thụ cà phê của
tồn EU. Mức tiêu thụ bình qn đầu người của Đức cao hơn mức trung bình của EU. Hơn
nữa, Đức là thị trường kinh doanh cà phê lớn nhất. Chính vì thế mà Đức trở thành đối tác
nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam. Tuy vậy, trong những năm qua Việt Nam cũng chỉ
đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê sang Đức sau Brazil. Do đó Brazil là đối thủ cạnh
tranh hàng đầu của Việt Nam khi xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường Đức.

4


2. PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM SO VỚI
BRAZIL SANG THỊ TRƯỜNG ĐỨC THEO MÔ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA
MICHAEL PORTER
2.1.


Yếu tố thâm dụng

Yếu tố thâm dụng gồm 2 nhóm yếu tố liên quan là yếu tố cơ bản (basic factors) và yếu tố
nâng cao (advanced factors):
* Yếu tố cơ bản:
Việt Nam
Khí
hậu:

Việt Nam nằm trong vành
đai nhiệt đới với khí hậu
nhiệt đới gió mùa chia làm
hai miền rõ rệt:
- Phía nam với khí hậu
nhiệt đới nóng ẩm thích
hợp cho việc trồng cà phê
Robusta.
- Miền bắc có mùa đơng
lạnh và mưa phùn thích hợp
với cà phê Arabica.

Brazil
Các trang trại cà phê ở
Brazil tập trung chủ yếu ở các
bang miền đông nam như
Minas Gerais, São Paulo và
Parana, với mơi trường và khí
hậu lý tưởng.
Khác với Việt Nam, khí hậu
Brazil khơng chia theo miền

và có thể trồng cùng lúc hai
loại cà phê Arabica và
Robusta ở những vùng đất có
độ cao khác nhau. Cà phê
Brazil thường có vị thanh,
ngọt và ít chua.
Tuy nhiên, Brazil là nước
duy nhất bị sương mù ảnh
hưởng, và những trận sương
mù có thể ảnh hưởng đến giá
cà phê trên tồn cầu do thị
phần lớn của Brazil.

Đất
đai

địa
hình:

Việt Nam có đất đỏ bazan
thích hợp cho việc trồng
cây cà phê, tập trung chủ
yếu ở hai vùng Tây Nguyên
và Đông Nam Bộ, với diện
tích hàng triệu ha.
Việt Nam có đủ các yếu

Cây cà phê của Brazil sinh
trưởng ở những vùng đất
không cao từ 700m đến

1300m. Điều này làm cho hạt
cà phê Brazil ít chua hơn, kích
thước lớn và có màu sáng.
Trái cà phê có xu hướng trịn,
5


tố nước và đất đáp ứng cho
cây cà phê phát triển tạo
nên lợi thế mà các nước
khác khơng có được.
Việt Nam có đường bờ
biển dài, hệ thống sơng
ngịi chằng chịt tạo nên vị
trí thuận lợi cho cả giao
thơng đường thủy, đường
biển nên việc vận chuyển
cà phê sang các nước khác
dễ dàng. Hơn nữa, các vùng
sản xuất cà phê chính ở
Việt Nam đều gần các cảng
biển. Điều này làm giảm
đáng kể chi phí vận chuyển.

ngọt và màu sắc hấp dẫn hơn.
Một lợi thế đáng kể là Brazil
là có vị trí tiếp giáp với tất cả
các nước ở Nam Mỹ khác trừ
Ecuador và Chile, có đường
bờ biển dài 7367 km tiếp giáp

với Đại Tây Dương, tạo thuận
lợi rất nhiều trong việc vận
chuyển sang các nước thuộc
Nam Mỹ theo đường bờ biển.

* Yếu tố nâng cao:
Việt Nam
Ng
uồn
nhân
lực

Việt Nam với dân số hơn
90 triệu người trong đó hơn
58% là trong độ tuổi lao
động. Đây là đội ngũ lao
động khá dồi dào, cung cấp
cho mọi hoạt động trong
nền kinh tế.

Brazil
Brazil là quốc gia có diện
tích rộng thứ 5 thế giới và dân
số cũng đứng hàng thứ 5 thế
giới. Lợi thế này cũng tạo nên
một nguồn nhân lực dồi dào
cho ngành cà phê ở đất nước
này.

Theo dự tính thì việc sản

xuất cà phê xuất khẩu thu
hút khá nhiều lao động.
Đặc biệt vào thời điểm
chăm sóc, thu hoạch con số
này lên đến hơn 1 triệu
người. Như vậy với nguồn
lao động dồi dào như nước
ta hiện nay có thể cung cấp
lực lượng lao động lớn cho
ngành cà phê.
Bên cạnh đó, người nơng
dân Việt Nam có đức tính
chịu khó cần cù, có tinh
6


thần học hỏi tiếp thu khoa
học công nghệ để áp dụng
vào việc trồng và chế biến
cà phê xuất khẩu.

quyết
cơng
nghệ

Những biện pháp kỹ thuật và cơng
nghệ có ý nghĩa rất lớn với ngành
cà phê vì cho năng suất cao hơn,
chất lượng tốt hơn mà còn hạn chế
được những tác hại, ảnh hưởng

của thiên tai, dịch bệnh.
Việt Nam cũng đã có một thành
tựu là tạo ra máy thu hoạch cà phê
“made in Vietnam”, là sự kết hợp
giữa máy cắt cỏ đeo lưng và máy
thu hoạch cà phê của Brazil. Máy
thu hoạch này đã giúp cho năng
suất của việc thu hoạch cà phê
tăng gấp bảy lần. Nếu th nhân
cơng một ngày thì tổng lượng thu
hái dao động từ 150 đến 200 kgs
cà phê tươi nhưng nếu dùng máy
do một người thao tác, hai người
phụ kéo bạt và cho cà phê vào bao
tải thì số lượng đạt được là từ
1.200 đến 1.500 kgs cà phê tươi.
Sử dụng phương pháp canh tác
thâm canh mạnh với việc ứng
dụng cao các loại phân bón đầu
vào và nước tưới đã giúp Việt
Nam đạt năng suất bình quân là
1,3 tấn/ha, nhiều nơi đạt từ 4 đến 5
tấn/ha, hơn hẳn các nước như
Brazil, Ấn Độ đạt khoảng 0,8
tấn/ha, các nước Châu Phi và
Indonesia đạt 0,3 - 0,35 tấn/ha.

2.2.

Ở Brazil thì người nông dân trồng cà

phê tăng cường cơ giới để giảm chi
phí. Tại miền nam Minas Gerais, khu
vực nắm giữ 1/4 lượng cà phê của
Brazil, một nửa diện tích đã được
thu hoạch tự động.
Với 2 chiếc máy, mỗi ngày có thể thu
hoạch thay cho 100 nhân cơng. Bây
giờ, chi phí thu hoạch của Bruno đã
giảm từ 300 Reais xuống còn 100
Reais/ha nhờ tự động hóa.
Braxin có giống tốt và đồng bộ, quy
trình và kỹ thuật sản xuất và chế biến
tiên tiến. Brazil được đánh giá là
nước có những phương cách và quy
trình chế biến cà phê tuyệt nhất trên
thế giới. Ở Brazil có bốn loại quy
trình chế biến cà phê và việc sử dụng
quy trình này khơng nhất định trên
cùng một trang trại trong cùng một
mùa vụ.
Sản phẩm cà phê của Brazil rất có uy
tín trên thị trường thế giới nói chung
và tại Đức nói riêng nhờ chất lượng
cao và đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt
các quy định về cà phê của ICO
((International Coffee Organization:
Tổ chức cà phê quốc tế).

Yếu tố nhu cầu


2.2.1. Tại thị trường Việt Nam
* Nhu cầu tiêu thụ nội địa của cà phê Việt Nam còn thấp:
7


Vào những năm trước cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 thì nhu cầu tiêu thụ cà phê nội
địa của Việt Nam còn thấp. Do hầu hết cà phê nhân được sản xuất ra là để phục vụ xuất
khẩu. Một trở ngại khác khiến cho cà phê Việt Nam khó tiêu thụ nội địa là do xu hướng uống
cà phê “công nghiệp” trong giới trẻ ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu nhanh trong nhịp
sống hiện đại. Cà phê hòa tan trở nên xu hướng tiêu dùng chủ đạo hiện nay, càng đa dạng
hương vị và đáp ứng mọi nhu cầu càng hấp dẫn. Song việc đầu tư sản xuất cà phê hòa tan đòi
hỏi nguồn vốn lớn và chi phí chuyển giao cơng nghệ, trở thành một cái khó cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Kết quả, doanh nghiệp vẫn tận dụng xuất khẩu cà phê nhân hoặc bột mà
bỏ qua thị trường nội địa.
* Tiềm năng của thị trường nội địa:
Do khủng hoảng kinh tế toàn cầu và rảo cản thương mại nên các doanh nghiệp đã chú
trọng hơn đến thị trường nội địa. Với nền kinh tế đang trên đà phát triển, nếp sống ngày càng
hiện đại thì việc tiêu dùng cà phê đang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là ở giới văn
phòng và giới trẻ. Trong tương lai đây sẽ là thị trường rộng lớn, đem lại nhiều lợi nhuận cho
các nhà sản xuất và kinh doanh cà phê.
* Kích cầu nội địa để phát triển ngành cà phê:
Hơn 90% sản lượng cà phê của Việt Nam là để xuất khẩu. Tỷ lệ xuất khẩu cao là một
áp lực cho ngành sản xuất cà phê. Mỗi khi thị trường cà phê thế giới có biến động thì ngành
cà phê nước ta dễ rơi vào khủng hoảng thừa. Chính vì vậy, cần có một lượng tiêu thụ lớn ổn
định tại thị trường nội địa để mỗi khi thị trường xuất khẩu có vấn đề thì các doanh nghiệp
vẫn có thể bám trụ được.
Song song đó, nhu cầu tiêu dùng cà phê nội địa phát triển sẽ hình thành được nét riêng
cho cà phê Việt Nam. Qua đó thị trường dễ dàng nhận biết và tiếp thu.
Nhiều cơng ty tại Đức chỉ u thích loại cà phê Arabica. Vì vậy mà nhà xuất khẩu từ
các nước đang phát triển có thể tìm kiếm cơ hội bằng cách cung cấp cà phê Arabica hữu cơ.

Đây cũng là một lợi thế cho cà phê Việt Nam.
2.2.2. Tại thị trường Brazil
Brazil vốn có truyền thống uống cà phê được hình thành từ lâu, hơn nữa ngành cơng nghiệp
chế biến cà phê rất phát triển, do đó cà phê được tiêu thụ rất nhiều tại thị trường nội địa. Nhờ
xây dựng được thương hiệu mạnh ở thị trường trong nước, các doanh nghiệp cà phê Brazil
đã dễ dàng có được vị thế cao trong thị trường xuất khẩu. Cà phê chế biến của Brazil được
8


tin tưởng bởi những thương hiệu như Purity Seal (cà phê thuần khiết) đã được người tiêu
dùng trong nước ủng hộ mạnh mẽ.
2.3.

Yếu tố hỗ trợ và các ngành công nghiệp liên quan

Theo mơ hình đàn nhạn bay, một ngành then chốt phát triển mạnh chắc chắn sẽ kéo
theo sự phát triển đồng bộ của nhiều ngành hỗ trợ và có liên quan. Bên cạnh đó, các ngành
hỗ trợ và có liên quan phát triển sẽ giúp ngành then chốt có lợi thế cạnh tranh, giúp giảm chi
phí đầu vào, cải thiện chất lượng dịch vụ, hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất.
Ngành cơng nghiệp hỗ trợ và có liên quan đến ngành cà phê như ngành sản xuất phân
bón và thuốc bảo vệ thực vật, vận tải chuyên chở, công nghệ chế biến, công nghệ sinh học…
Ngành sản xuất phân bón phát triển sẽ giúp hạn chế việc phải nhập khẩu phân bón từ nước
ngồi, giá phân bón thấp hơn, từ đó giúp người nơng dân giảm chi phí đầu vào. Vận tải
chuyên chở phát triển giúp quá trình chuyên chở hiệu quả, đảm bảo giao hàng đúng hạn,
nâng cao uy tín và năng lực cơng ty xuất khẩu. Công nghệ chế biến phát triển giúp tạo ra
nhiều sản phẩm cà phê có giá trị gia tăng cao, chất lượng được cải thiện, từ đó từng bước xây
dựng thương hiệu cho cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Như vậy, các ngành hỗ trợ và có liên
quan có ảnh hưởng rất lớn đến mặt hàng cà phê xuất khẩu.
Việt Nam
Công

nghệ
sinh học

Ở Việt Nam những giống
cà phê năng suất vẫn ln
được nghiên cứu và phát
triển khơng ngừng nhờ có
tiến bộ trong nghiên cứu
sinh học.
Dự án sản xuất giống cà
phê, ca cao giai đoạn
2011-2015 của Viện Khoa
Học Kỹ Thuật nông lâm
nghiệp Tây Nguyên đã
cung cấp mỗi năm 20 tấn
hạt đa dịng cà phê vơi, 2
tấn hạt giống cà phê chè
chất lượng cao, đồng thời
cung cấp 2 triệu chồi ghép
phục vụ nhu cầu tái canh

Brazil
Brazil có giống tốt và đồng
bộ, quy trình sản xuất và kỹ
thuật tiên tiến. Hiện nay,
Brazil là nước thứ 2 đứng
sau Hoa kỳ về ứng dụng
công nghệ sinh học trong
nơng nghiệp.
Những lợi ích về mơi

trường, xã hội thông qua
công nghệ sinh học của nền
nông nghiệp Brazil làm giảm
gần 3 triệu tấn CO2, tiết
kiệm 1,1 tỷ lit nhiên liệu,
không sử dụng 120.000 hoạt
chất thuốc trừ sâu, tiết kiệm
130 tỷ mét khối nước tưới…

9


và trồng mới mỗi năm
20.000 – 22.000 ha cà phê.
Kiểm
tra và
giám
định

Việc kiểm tra và giám
định ở thị trường Việt Nam
vẫn chưa được chú trọng.
Cà phê Việt Nam xuất
khẩu chủ yếu ở dạng nhân
xô, phân loại theo tiêu
chuẩn cũ.
Hiện tại Việt Nam cũng
đã có nhiều cơng ty về
kiểm tra, giám định chất
lượng, nhưng việc giám

định vẫn rất đơn giản,
khâu nếm thử chỉ thực
hiện khi có yêu cầu, trong
khi quốc tế là bắt buộc.

Cải thiện chất lượng sản
phẩm thông qua việc tạo ra
“Thương hiệu cà phê nguyên
chất” vào năm 1989 nhằm
công nhận chất lượng của cà
phê chế biến trong nước và
Chương trình “Chất lượng
cà phê (PQC)” năm 2004,
theo đó ban hành tem chất
lượng cho một số thương
hiệu cà phê trong nước và
công bố loại cà phê hạt được
dùng cũng như hương vị sản
phẩm khi sử dụng loại hạt
đó.

Kết luận: Brazil có các ngành hỗ trợ và liên quan phát triển hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho
ngành xuất khẩu cà phê, giúp Brazil có lợi thế cạnh tranh về sản phẩm cũng như chi phí so
với Việt Nam và các quốc gia khác.

2.4.

Chiến lược, cấu trúc của các xí nghiệp và khả năng cạnh tranh

* Chiến lược cạnh tranh của các công ty

Trong tình hình kinh tế thế giới cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc giành lấy thị
trường, gia tăng năng lực sản xuất, doanh thu là vấn đề không chỉ riêng của bất kỳ công ty
nào. Giống như những cơng ty của các ngành kinh tế khác, thì các công ty cà phê của Việt
Nam cũng đang đứng trước nhiều thử thách khi cạnh tranh với các công ty khác trong cùng
thị trường nội địa và cả trên thế giới không chỉ riêng ở thị trường Đức.
Mức cạnh tranh của ngành cà phê trên thị trường nội địa sẽ ảnh hưởng đến sự thành
công của các doanh nghiệp trong nước trên thị trường quốc tế. Thành công của một doanh
nghiệp trong nước sẽ thu hút các đối thủ mới gia nhập ngành và khiến cho các đối thủ hiện
tại ra sức tìm kiếm các cách cải tiến hiệu quả sản xuất, làm gia tăng sức mạnh của doanh
nghiệp. Mức độ cạnh tranh trong nước gia tăng sẽ tạo ra sức ép cho sự cải tiến, sáng tạo,

10


nâng cao chất lượng, giảm chi phí và đầu tư vào việc nâng cấp các yếu tố tiên tiến, giúp các
doanh nghiệp ngày càng có sức mạnh cạnh tranh hơn trên cả thị trường trong nước và quốc
tế.
Để có được con số ấn tượng về sản lượng xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 vào thị trường
Đức, các công ty Việt Nam cũng đã có những giải pháp chiến lược để đưa cơng ty mình đi
lên cạnh tranh với các công ty khác (đặc biệt là Brazil). Các chiến lược đó bao gồm :
- Nâng cao chất lượng cà phê mà trước hết là cà phê Robusta. Một số chuyên gia cà
phê trên thế giới nhận xét rằng Việt Nam ta có một lợi thế đó là có sản lượng cà phê Robusta
(cà phê vối) lớn nhất và giá thành sản xuất thấp nhất thế giới.
- Bên cạnh cà phê nhân, cà phê hòa tan Việt Nam đang âm thầm tiến mạnh ra thị
trường tồn cầu.
- Tiêu chuẩn thơng quan cần được Nhà nước thực hiện triệt để và quyết liệt.
- Xây dựng thương hiệu thông qua: tiếp thị, quảng cáo để thu hút khách hàng, mở
rộng thị trường xuất khẩu, củng cố các đại lý thu mua cung cấp hàng hóa để đảm bảo nguồn
xuất khẩu. Tạo ra mối liên kết thương hiệu bền vững trong tâm thức người tiêu dùng chứ
khơng để rơi vào tình trạng “chết yểu” thông qua các chiến dịch quảng cáo dài hạn cũng như

các hoạt động tiếp thị sáng tạo và mới lạ.
- Nâng cao mức tiêu dùng trong nước
- Kết nối cà phê tồn cầu

* Khả năng cạnh tranh:
Việt Nam
T
h
ơ
n
g
ti
n
th

tr
ư


- Vẫn chưa được chủ động
cung cấp những thông tin về thị
trường, đối thủ cạnh tranh từ
hiệp hội và các cơ quan ban
ngành.

Brazil
- Brazil vẫn là nước xuất khẩu cà
phê lớn nhất thế giới, với sản lượng
tương đối ổn định. Thành tựu này
đạt được một phần là nhờ nước này

có hệ thống giám sát nguồn cung cà
phê hiệu quả, để đưa ra thông tin và
dự báo thị trường cà phê chính xác,
được cơng bố qua Hội thảo triển
vọng thị trường được tổ chức hàng
năm tại Brazil.

11


n
g

Quy mơ
và Khoa
học kỹ
thuật

T
hị
tr
ư

n
g
ti
êu
th

tr

o

- Dak Lak là tỉnh có diện tích cà phê
đứng đầu cả nước, song về cơ cấu diện
tích lại khá manh mún, bởi 85% các
vườn cà phê đều do các hộ cá thể quản
lý. Vì vậy, để triển khai đồng bộ những
tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư chế
biến nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng cà phê từ khâu sản xuất, thu
hoạch đến xuất bán còn nhiều bất cập.
Hiện, phần lớn các vườn cà phê trong
tỉnh (khoảng 80%) đều được người dân
trồng bằng cây thực sinh tự ươm hạt
của cây bố mẹ mà không qua chọn lọc
và kiểm nghiệm của các ngành chức
năng. Do vậy, năng suất cà phê khơng
cao, kích thước hạt nhỏ, khơng đồng
đều, chín khơng tập trung và dễ bị
nhiễm bệnh gỉ sắt. Những năm gần đây,
diện tích cà phê trong tỉnh đang lên tăng
đột biến và hầu hết đều nằm ngoài quy
hoạch.

- Sản phẩm cà phê của
Brazil rất có uy tín trên thị
trường thế giới nhờ chất
lượng cao. Mặc dù điều kiện
đất đai của nước này chưa
hẳn đã tốt hơn Việt Nam,

nhưng cà phê được trồng
trên những nông trường lớn
chuyên canh tạo thuận lợi
cho Brazil có giống tốt và
đồng bộ, quy trình và kỹ
thuật sản xuất và chế biến
tiên tiến. Thành tựu này đạt
được là nhờ Brazil có hệ
thống nghiên cứu khoa học
rất tốt, do Chính phủ đầu tư
tồn bộ, có những chính
sách tín dụng hỗ trợ cho
doanh nghiệp nghiên cứu và
phát triển sản phẩm xuất
khẩu.

- Việt Nam nước xuất khẩu cà
phê robusta đứng đầu thế giới
nhưng người dân Việt Nam được
cho là uống rất ít cà phê. Mức
tiêu thụ cà phê tính theo đầu
người của Việt Nam hiện nay chỉ
vào khoảng 1,15 kg một năm,
theo số liệu của Mintel trụ sở ở
Luân Đôn chuyên nghiên cứu về
tiêu dùng thực phẩm và thức
uống trên thế giới.

- Brazil là nước có sản lượng tiêu
thụ cà phê lớn tính theo đầu người

khoảng 5,8kg một năm tính chung
chiếm 40% tổng sản lượng cà phê
sản xuất ra, giúp giảm bớt sự phụ
thuộc vào thị trường bất ổn trên thế
giới.

12


n
g
n
ư

c
C
ác
hi
ệp
h
ội

tổ
ch

c

- Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam
(Vicofa): Liên kết chặt chẽ trong các
hoạt động sản xuất kinh doanh, giải

quyết những vấn đề kinh tế, kỹ thuật
trong sản xuất và chế biến, cùng nhau
xây dựng thị trường xuất khẩu ổn định,
bảo vệ lợi ích của các thành viên và của
toàn ngành cà phê Việt Nam trên thị
trường thế giới. Hiệp hội vẫn chưa chủ
động cung cấp những thông tin về thị
trường, đối thủ cạnh tranh hoặc chưa
thường xuyên hỗ trợ các công cụ, trang
thiết bị hiện đại trong việc thu hoạch,
sản xuất, chế biến cũng như tìm nguồn
tài trợ cho các thành viên.

- Ngành cà phê của Brazil có 4
nhóm tổ chức chính: Tổ chức của
các nhà sản xuất (bao gồm các nhà
sản xuất nhỏ lẻ và các hợp tác xã),
Tổ chức của các nhà rang xay; Tổ
chức của các nhà sản xuất cà phê
hoà tan và tổ chức của các nhà xuất
khẩu. Các tổ chức ngành hàng này
đại diện cho từng nhóm người khác
nhau, tham gia vào quá trình:
(i) thảo luận, hoạch định và thực
hiện chính sách;
(ii) xác định, điều chỉnh, giám sát
và đánh giá nghiên cứu kỹ thuật cà
phê;
(iii) thực hiện các chương trình xúc
tiến thương mại, tăng cường chất

lượng cà phê. Bộ Nơng nghiệp
Brazil có chức năng nghiên cứu,
hoạch định chính sách, chịu trách
nhiệm về các vấn đề vệ sinh an tồn
thực phẩm, phịng chống bệnh dịch.
Có riêng 1 tổ cơng tác cà phê
Barista Brazil, chịu trách nhiệm đi
ra nước ngoài và quảng bá thương
hiệu cà phê Brazil.
- Brazil xây dựng và phát triển hệ
thống hợp tác xã ngành hàng cà phê
hoạt động rất hiệu quả và nhịp
nhàng. Sản xuất cà phê của các
Hợp tác xã chiếm tới 35% tổng sản
lượng cà phê của cả nước.

13


T

- Hãng Cà phê Trung Nguyên
đã làm tốt việc tăng sản lượng,
nâng cao chất lượng của cà phê
và quảng bá thương hiệu cà phê
Việt Nam ra thế giới.

h
ư
ơ

n
g
hi
ệu
q
u
ốc
tế

-Brazil vẫn chưa tạo dựng
được thương hiệu nổi tiếng
cho những người yêu thích
cà phê. Mọi người chỉ mới
biết Brazil là nước có sản
lượng cà phê và xuất khẩu cà
phê lớn nhất thế giới.

* Cạnh tranh ngành:
Hiện tại, các doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu cà phê của Việt Nam có số lượng
không nhỏ, khá đa dạng về sản phẩm, quy mô, tạo sức ép cạnh tranh trong nước, mang lại lợi
ích cho ngành.
2.5.

Yếu tố thời cơ và may rủi

* Việt Nam:
- Yếu tố thời tiết thường xuyên ảnh hưởng đến giá cá và sản lượng cà phê
- Sự biến động của tỷ giá tiền tệ, giá xăng dầu, giá vàng cũng tác động lớn đến tình
hình sản xuất và xuất khẩu cà phê.
- Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO tạo ra cơ hội để mở rộng thị trường, rất nhiều

nước trên thế giới đã biết đến cà phê Việt Nam, đem lại nhiều cơ hội làm ăn hơn.
- Khi khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra năm 2008 cũng gây ảnh hưởng không nhỏ
đến thị trường cà phê nói chung, và Việt Nam nói riêng.
* Brazil:
- Thời tiết vừa là yếu tố giúp đỡ cho việc trồng cà phê ở Brazil, nhưng cũng chính là
mặt hạn chế. Trong những năm gần đây, do thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng xấu đến
việc trồng cây cà phê, nên sản lượng cà phê giảm.
- Brazil nằm ở khu vực Mỹ La Tin, là nơi có nhu cầu tiêu thụ cà phê lớn, nên thị
trường của Brazil tương đối rộng và ổn định.

14


2.6.

Yếu tố chính phủ

* Việt Nam:
- Cà phê là mặt hàng nơng sản xuất khẩu chính của Việt Nam nên được Nhà nước có
nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ xuất khẩu.
- Ở tỉnh Nghệ An, các hộ trồng cà phê chè Cotimor được hỗ trợ 100% giá trị bầu
giống. Ngồi ra ngân sách tỉnh cịn hỗ trợ 50% lãi suất vay cho việc đầu tư thủy lợi tưới tiêu
trong 2 năm đầu.
- Ngồi ra, những năm qua Chính phủ cũng có nhiều quan tâm trong việc xây dựng cơ
sở hạ tầng phục vụ cho việc xuất khẩu cà phê.
- Với cà phê nhân xuất khẩu thì khơng chịu thuế xuất khẩu tức thuế xuất khẩu của cà
phê là 0%, mặt khác cũng như các mặt hàng xuất khẩu khác thì cà phê xuất khẩu cũng khơng
phải chịu thuế giá trị gia tăng, nên khi xuất khẩu các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê được
hoàn thuế.
* Brazil:

- Brazil là nước xuất khẩu cà phê đứng đầu thế giới nhưng mỗi năm chính phủ Brazil
vẫn dành ra một khoản khá lớn để hỗ trợ cho ngành xuất khẩu cà phê của họ.
- Brazil cịn áp dụng mức lãi suất tín dụng đặc biệt cho phép thực hiện các hoạt động
Marketing cho vụ 04/05 và thời hạn lâu hơn.
- Chính phủ ln quan tâm đến phát triển khoa học kĩ thuật phục vụ cho ngành cà phê,
có hệ thống nghiên cứu khoa học rất tốt do chính phủ đầu tư tồn bộ và hoạt động có hiệu
quả, như Bộ tiêu chuẩn chung của cộng đồng cà phê 4C mà hiện nay Việt Nam đang áp
dụng.
- Chính phủ liên kết với Hiệp hội các nhà rang xay cà phê Braxin, thực hiện chiến
dịch kích cầu cho thị trường nội địa, mở rộng trên khắp cả nước, với qui mô đầu tư rất lớn.
kết quả của chiến dịch này là nhu cầu cà phê cuả Braxin tăng mạnh, đứng thứ hai thế giới sau
Mỹ về nhu cầu tiêu thụ cà phê nội địa.
Như vậy, ngành cà phê được chính phủ Brazil hết sức ưu ái, và được hưởng nhiều
chính sách của chính phủ. Nhờ sự đầu tư chu đáo, nên cà phê Brazil luôn giữ vị trí số 1 thế
giới.

15



×