Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

KDQT Nghiên cứu môi trường văn hóa, môi trường kinh tế của u a e và rút ra bài học kinh nghiệm đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1006.22 KB, 36 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ
----------------------------------

BÀI TIỂU LUẬN

KINH DOANH QUỐC TẾ
Đề tài:
“NGHIÊN CỨU MƠI TRƯỜNG VĂN HĨA, MƠI
TRƯỜNG KINH TẾ CỦA CÁC TIỂU VƯƠNG QUỐC ẢRẬP THỐNG NHẤT (U.A.E) VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM”
GVHD: TS. Đinh Thị Thu Oanh
Lớp: LT22-FT001
Nhóm: 09

TP.HCM, Tháng 11/2018


LỜI NĨI ĐẦU
Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, việc giao lưu kinh tế - văn hóa với các quốc
gia trên thế giới là điều tất yếu của Việt Nam. Để chuẩn bị tốt hơn cho việc hội nhập kinh
tế quốc tế, những doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt các kiến thức về kinh tế - văn hóa của
các quốc gia và từ đó đúc kết được bài học kinh nghiệm khi tham gia hội nhập vào thị
trường này. Bên cạnh việc phát triển giao lưu với các thị trường quen thuộc, các doanh
nghiệp Việt Nam đã không ngừng học hỏi, trao dồi kinh nghiệm với các quốc gia tiềm
năng khác, cụ thể là giao lưu kinh tế - văn hóa với các tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất
(U.A.E).
Trên cơ sở những kiến thức đã học, tìm hiểu thơng tin qua sách, báo chí, internet
và đặc biệt là giáo trình “Kinh doanh quốc tế hiện đại” của tác giả Charles W.L.Hill
được biên dịch bởi tập thể giảng viên Khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing – Trường


Đại học Kinh tế TP. HCM. Nhằm mang đến cho Cô và các bạn kiến thức tổng quan về
Mơi trường văn hóa và Môi trường kinh tế của các tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất, từ
đó đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường này. Nhóm 9
– Lớp FT01LT22 đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu mơi trường văn hóa, mơi
trường kinh tế của các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (U.A.E) và rút ra bài học
kinh nghiệm đối với Việt Nam”.
Do kiến thức còn hạn hẹp và thời gian thực hiện nghiên cứu khơng nhiều nên chắc
hẳn đề tài của nhóm 9 cịn nhiều sai sót, hạn chế. Mặc dù đã rất cố gắng tìm hiểu, nghiên
cứu đề tài nhưng để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn, chúng em rất mong nhận
được sự góp ý, sửa chữa của Cơ và các bạn.
Trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
I.

TƠNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG UAE............................................................................1
1.

Quốc kỳ............................................................................................................................1

2.

Quốc huy..........................................................................................................................2

3.

Vị trí địa lý.......................................................................................................................2

4.


Khí hậu.............................................................................................................................3

5.

Dân số..............................................................................................................................3

6.

Múi giờ và ngơn ngữ........................................................................................................3

7.

Chính trị...........................................................................................................................3

8. Các ngày lễ.......................................................................................................................4
9.
10.

Trang phục.......................................................................................................................5
Một số địa điểm nổi tiếng ở UAE:...............................................................................6

II. MƠI TRƯỜNG VĂN HĨA...............................................................................................10
1.

Văn hóa xã hội...............................................................................................................10

2.

Văn hóa kinh doanh.......................................................................................................10


3.

Giáo dục.........................................................................................................................11

4.

Phong tục tập quán.........................................................................................................11

III. MÔI TRƯỜNG KINH TẾ..................................................................................................11
1.

Giới thiệu chung.............................................................................................................11

2.

Thị trường xuất nhập khẩu.............................................................................................12

3.

Mặt hàng xuất nhập khẩu...............................................................................................13

4.

Chính sách ngoại thương...............................................................................................14

5.

Hoạt động ngoại thương................................................................................................16


IV. ƯU ĐÃI CHO NHÀ ĐẦU TƯ...........................................................................................16
1.

Ưu đãi thuế quan............................................................................................................16

2.

Ưu đãi cho nhà đầu tư....................................................................................................19

3.

Thuận lợi, khó khăn cho nhà đầu tư...............................................................................23

V. MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ UAE.................................................................24
1.

Xuất khẩu đi UAE..........................................................................................................24

2.

Nhập khẩu từ UAE.........................................................................................................25


3.

Cách tiếp cận thị trường UAE........................................................................................25

4.

Triển vọng:.....................................................................................................................26


5.

Bài học kinh nghiệm......................................................................................................28

KẾT LUẬN

32


I.
1.

TƠNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG UAE
QUỐC KỲ

HÌNH 1: QUỐC KỲ CỦA CÁC TIỂU VƯƠNG QUỐC Ả RẬP THỐNG NHẤT
Có bốn màu: đỏ, lục, trắng, đen. Bốn màu này là màu của Pan Arabi, đại diện cho
mấy vương triều đời sau của Mohammed. Bên phía cán cờ là hình chữ nhật đặt đứng màu
đỏ, bên phải là ba hình chữ nhật nằm ngang song song màu lục, trắng, đen. Các màu đều
mang một ý nghĩa riêng của nó như sau:
• Màu trắng tượng trưng cho các thành tựu và sự quang minh của tổ quốc.
• Màu lục tượng trưng cho mặt đất và đồng cỏ.
• Màu đen tượng trưng cho sự chiến đấu.
• Màu đỏ tượng trưng cho Tổ quốc.
Ngày 1 tháng 12 năm 1971, sáu tiểu vương quốc là Abu Dhabi, Dubai, Sharjah,
Ajman, Fujayrah, Al Umm al Qaiwain liên tiếp thành lập liên hợp các tiểu vương
quốc Ả Rập. Ngày 11 tháng 2 năm 1972, vương quốc Khaimah, Ras al cũng tuyên bố
gia nhập liên bang. Quốc kỳ trên được chế định khi Liên Hiệp các tiểu vương quốc Ả
Rập tuyên bố độc lập.



2.

QUỐC HUY

HÌNH 2: QUỐC HUY CỦA CÁC TIỂU VƯƠNG QUỐC Ả RẬP THỐNG NHẤT
Chủ thể là một con chim cắt màu vàng đầu ngoảnh về phía trái, cánh màu trắng và
vàng xen nhau, lơng đi màu trắng. Trên hình trịn trước ngực chim cắt có vẽ một chiếc
thuyền buồm Ả Rập truyền thống mà nhân dân các quốc gia vùng Vịnh thường dùng lúc
căng gió đạp sóng tiến lên, tượng trưng cho lịch sử hàng hải của đất nước. Hai móng chân
chim cắt đứng bám trên miếng đế màu đỏ, chính diện của đế có dịng chữ Ả Rập "Liên
hiệp các tiểu vương quốc Ả Rập".
3. Vị trí địa lý

HÌNH 3: VỊ TRÍ CỦA CÁC TIỂU VƯƠNG QUỐC Ả RẬP THỐNG NHẤT


Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất thuộc vùng Trung Đơng, nằm ở phía Đơng
Nam bán đảo Ả Rập, tại Tây Nam Á trên vịnh Péc-xích. Giáp vịnh Oman và Ba Tư.
Tổng diện tích: 82.880 km2, 90% diện tích đất nước là sa mạc.
Đường bờ biển dài 131,8 km, đường biên giới dài 867 km, trong đó đường biên giới
nối liền với Oman dài 410 km và với Ả Rập Xê -Út dài 457 km.
4. Khí hậu
Khí hậu ở UAE là khí hậu sa mạc, nóng và khơ, nhiệt độ lạnh hơn ở vùng phía
đơng. Từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau khí hậu tương đối mát mẻ, dễ chịu, buổi tối hơi
lạnh. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9 khí hậu nóng, nhiệt độ có thể lên tới 42 0C. Do đó,
hầu hết ơtơ và các tịa nhà đều có máy điều hịa nhiệt độ. UAE rất ít mưa, mưa rào chỉ
xuất hiện vài lần mỗi năm vào các tháng mùa đông với lượng mưa trung bình vào khoảng
110mm/năm. Các tháng mùa đơng (từ tháng 11 đến tháng 01 năm sau) thỉnh thoảng có

mưa rào và bão cát.
5. Dân số
Dân số khoảng 4 triệu dân. Dân số ở đây chủ yếu là người nhập cư, phần lớn là
người ấn Độ và các nước Ả Rập láng giềng. Dân số phân bổ theo quốc tịch như sau: 19%
gốc UAE, 23% là người gốc Ả rập khác và Iran, 50% là dân gốc Nam á và 8% từ các
nước Châu á. Khoảng 80% dân số các Tiểu vương quốc ả rập thống nhất là dân thành thị.
6. Múi giờ và ngôn ngữ
Múi giờ: UTC+04:00, chậm hơn Việt Nam khoảng 3 tiếng.
Ngơn ngữ: chính là tiếng Ả Rập, ngồi ra cịn có Tiếng Anh, tiếng Farsi, tiếng
Hindu, tiếng Urdu… Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trong giao dịch thương mại quốc
tế. Hầu hết các biển báo trên đường phố đều được viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng ả Rập.
7. Chính trị
Cơ cấu tổ chức chính quyền
UAE có hệ thống chính trị theo mơ hình liên bang. Hiến pháp lâm thời UAE hợp
nhất 7 Tiểu vương quốc và quy định cơ cấu của Chính phủ liên bang UAE. Mỗi tiểu
vương quốc vẫn duy trì quyền lực về chính trị và pháp lý của mình, trừ khi hiến pháp lâm
thời quy định ngược lại hoặc có các hiệp định đồng ý trao các quyền đó cho Chính phủ
lên bang. Tuy nhiên, Chính phủ liên bang vẫn năm giữ quyền hạn riêng trong một số lĩnh
vực như: ngoại giao, quốc phòng, y tế và giáo dục, trong khi mỗi Tiểu vương quốc lại có
quyền hạn riêng về một số vấn đề, trong đó có các vấn đề liên quan đến cơng việc của
chính quyền địa phương và tài nguyên quốc gia.


Cơ cấu Chính phủ UAE theo thứ bậc từ cao xuống thấp:
- Hội đồng tối cao
 Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất do Hội đồng Tối cao Liên bang điều
hành. Đây là cơ quan chính quyền liên bang cao nhất, có thành phần là các tiểu
vương đứng đầu 7 Tiểu vương quốc. Hội đồng tối cao lựa chọn trong số thành
viên của mình để bầu ra Tổng thống UAE (có nhiệm kỳ 5 năm) và các Phó Tổng
thống.

 Sheikh Zayed bun Sultan Al Nahyan là Tổng thống từ khi liên bang thành lập
cho tới khi ông mất ngày 2 tháng 11 năm 2004, ngay sau đó con trai ông là
Khalifa bin Sultan Al Nahyan được bầu làm Tổng thống và đang đương nhiệm.
- Hội đồng Bộ trưởng:
 Các chính sách của Hội đồng Tối cao được thi hành bởi Hội đồng Bộ trưởng
Liên bang, còn được gọi là nội các hay cơ quan hành pháp. Hội đồng Bộ trưởng
đặt trụ sở ở Abu Dhabi, do Thủ tướng đứng đầu. Trong Hội đồng Bộ trưởng có
hai Phó Thủ tướng và các Bộ trưởng.
 Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng và các thành viên Hội đồng Bộ trưởng. Mọi
quyền quyết định được thông qua theo đa số. Hai Tiểu vương quốc giàu nhất
cung cấp ngân sách toàn quốc là Abu Dhabi và Dubai có quyền phủ quyết.
 Các đảng phái chính trị đều bị cấm hoạt động.

8.

Các ngày lễ
Ngày nghỉ: Những ngày cuối tuần được chọn là Thứ 6 và thứ 7 như một sự thỏa
thiệp giữa tính linh thiêng của ngày thứ 6 đối với người Hồi giáo và những người cuối
tuần là thứ 7, chủ nhật ở phương Tây.
Ngày lễ:
• Ngày Quốc khánh (02 tháng 12) đánh dấu sự hình thành UAE
• Ngày lễ Eid Al-Fitr: 28/01.
• Ngày lễ Eid Al-Adha: 04/04.
• Lễ hội thánh Ramadan: tháng thứ 9 theo lịch Hijra.
Ngày lễ Ramadan và Eids: Ramadan Al-Mubarak là tháng thứ 9 của năm Hijri, nổi
bật bởi các hoạt động cúng lễ, tôn sùng và ăn chay. Ramadan nghĩa là 4 tuần không ăn
uống, không hút thuốc và khơng tham gia hoạt động tình dục trong tất cả các khía cạnh từ
bình minh đến khi mặt trời lặn, chỉ cầu nguyện, im lặng và chịu đựng. Chỉ có người ốm,
người già, những phụ nữ đang cho con bú, phụ nữ có thai và khách du lịch thì được miễn.
Những người theo Đạo Hồi mà vì lý do nào đó khơng ăn kiêng thì cũng có xu hướng tự

kiềm chế và điều chỉnh những hành vi của mình. Ramadan cũng là tháng làm từ thiện và


bố thí cho người nghèo, đồ ăn đặc biệt và thịt ăn chay sẽ được chuẩn bị cho bữa ăn buổi
tối suốt tháng ăn chay. Tháng Ramadan diễn ra vào cuối năm khoảng tháng 10 hoặc tháng
11 âm lịch. Ramadan là một bài tập tinh thần về sức chịu đựng và sự kỷ luật đáng kể đối
với những người theo Đạo Hồi, họ đánh giá cao những hàm ý tôn giáo và xã hội của
phong tục lễ giáo này. Trong suốt tháng Ramadan, mọi người nên ăn mặc nhã nhặn, mọi
sinh hoạt cũng thay đổi, giờ mở và đóng cửa hàng cũng muộn hơn, giao thông cũng nhộn
nhịp hơn về ban đêm. Thời gian làm việc được rút bớt 2 tiếng/ngày .
9.

Trang phục

HÌNH 4: TRANG PHỤC CỦA CÁC TIỂU VƯƠNG QUỐC Ả RẬP THỐNG NHẤT
Quần áo mặc của người dân ở đây là Kandura dành cho nam giới và Abaya dành
cho phụ nữ.
Đối với phụ nữ, phong tục bắt buộc là đầu, tay, chân phải được che kín khi ra khỏi
nhà. Không được phép mặc quần áo ngắn.
Đàn ông mặc quần dài, không được phép đeo dây chuyền ở nơi công cộng.


10. Một số địa điểm nổi tiếng ở UAE:
 Hòn đảo nhân tạo lớn nhất thế gới The Palm được mệnh danh là kì quan thứ
8 của thế giới
Dự án Quần đảo Cây Cọ ở Dubai bao gồm 3 đảo nhân tạo: đảo Palm Jumeirah,
Palm Jebel Ali và Palm Deira - được xây dựng bởi Nakheel Properties, một nhà phát triển
tài sản ở Các tiểu Vương quốc Arập Thống nhất. Với hình dáng của các cành cọ đang
vươn ra vịnh Persian, quần đảo nhân tạo này được “quảng bá” sẽ là đảo nhân tạo lớn nhất
thế giới và có thể nhìn thấy từ mặt trăng. Cơng trình dự kiến tiêu tốn khoảng 12,3 tỉ USD.

Các đảo được đặt xây bởi Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum - Phó tổng
thống, Thủ tướng Các tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (đồng thời là Emir của Dubai),
với mục đích cải thiện diện mạo, tăng cường phát triển du lịch cho Dubai.
Các hòn đảo được tạo thành từ hàng triệu tấn cát và đá được chuyên chở từ vịnh
Persia về, áp dụng công nghệ nạo vét mới của người Hà Lan trong quá trình hình thành.
Theo thiết kế, các khu định cư trên đảo sẽ có hình dạng những cây cọ với tổ hợp các căn
hộ cao cấp, các trung tâm giải trí, nhà hàng sang trọng, bến tàu, công viên, khu mua sắm,
khu phức hợp thể thao…

Hình 5: Hịn đảo nhân tạo lớn nhất thế gới The Palm được mệnh danh là kì quan
thứ 8 của thế giới


 Trung tâm mua sắm lớn nhất thế giới DUBAI MALL
Trung tâm mua sắm khổng lồ này nằm ở Dubai (Các tiểu vương quốc Ảrập thống
nhất) và là một phần của khu phức hợp Buji Khalifa 20 tỷ USD. Khánh thành năm 2008
trên diện tích 495.000m2, Dubai Mall có hơn 1.200 cửa hàng, bày bán gần như tất cả các
loại sản phẩm. Nơi này còn được trang bị một phòng chiếu phim 22 màn hình, mơ phỏng
khu mua sắm Regent Street (London), một sân trượt băng tiêu chuẩn Olympic và rất
nhiều tiện ích khác…

Hình 6: Trung tâm mua sắm lớn nhất thế giới DUBAI MALL
 Khách sạn 7 sao Burj Al-Arab đầu tiên trên thế giới
"Khách sạn 7 sao đầu tiên của thế giới". Nó được thiết kế bởi kiến trúc sư Tom
Wright. Với chiều cao 321 mét (1.053 ft), 56 tầng, đây là tòa nhà xây dựng cao nhất
được sử dụng làm một khách sạn hạng sang khi hoàn thành và mở cửa năm 1999. Người
ta xây dựng nó mất 6 năm từ 1994 đến 1999, mất 1,6 tỷ USD. Nó nằm trên một hịn đảo
nhân tạo cách bãi biển Jumeirah 280 m, và dùng một cây cầu riêng để nối nó với đất liền.
Khách sạn này có kiến trúc hình tượng hố, được thiết kế là một biểu tượng của Dubai và
có hình dạng của một cánh buồm Ả Rập no gió ra khơi.

Đây là một trong những khách sạn tuyệt vời nhất trên thế giới bao gồm 56 tầng, 202
phòng nằm rải rác ở 56 tầng của khách sạn. Trong đó có 1 phịng Royal Suite cự kỳ rộng
rãi và xa hoa. Tỉ lệ nhân viên là 8:1 và có 60 quầy tiếp tân đặc biệt trên nóc của khách sạn
có một sân quần vợt ở độ cao 211m diện tích bề mặt 415m². Tại đây có những dịch vụ xa
hoa như quản gia, đưa đón bằng xe Rolls-Royce hay trực thăng, sử dụng ipad vỏ vàng
24k... Nó cịn có 8 nhà hàng. Trong đó có 1 nhà hàng dưới đại dương, 4 bể bơi, phòng thể
dục hiện đại, quán bar và spa cao cấp. Đặc biệt cịn có 1 sân đậu trực thăng cũng là sân
tennis lơ lửng trên không. Nhiều nơi trong khách sạn được dát vàng lá, pha lê swarovski


và đá cẩm thạch statuario. Với tổng diện tích 24.000 m². Giá phịng từ 2000 USD tới
28.000USD. Mỗi năm có 10 tấn chocolate được sử dụng làm các món tráng miệng tại
đây.

Hình 7: Khách sạn 7 sao Burj Al-Arab đầu tiên trên thế giới


 Tòa tháp cao nhất thế giới Burj Khalifa cao 828m với 164 tầng
Tịa tháp có hình cây kim nhọn hoắt và được miêu tả là "thành phố thẳng đứng" bởi
nó làm lu mờ mọi tịa cao ốc hiện có và đẩy lùi các giới hạn trong kiến trúc và xây dựng.
Tòa tháp gồm 164 tầng, nhiều hơn bất cứ tịa nhà nào trên thế giới và có một ban cơng
trên tầng 124 cho phép nhìn tồn cảnh thành phố.

Hình 8: Tòa tháp cao nhất thế giới Burj Khalifa cao 828m với 164 tầng


 Thánh đường Al-Masjid an-Nabawi (Medina, Saudi Arabia)
Thánh đường Al-Masjid an-Nabawi, Arab Saudi được xây bởi nhà tiên tri
Mohammad. Thánh đường này là địa điểm linh thiêng của người Đạo Hồi.


Hình 9: Thánh đường Al-Masjid an-Nabawi (Medina, Saudi Arabia)
II.
1.

MƠI TRƯỜNG VĂN HĨA
Văn hóa xã hội
UAE là nước Đạo Hồi. Người theo Đạo Hồi chiếm 96% dân số, còn lại là các Đạo
Thiên chúa, Đạo Hindu và các đạo khác (chiếm 4%), Hồi giáo là tôn giáo lớn thứ hai trên
thế giới, những người theo đạo này tin vào Đức chúa trời, Thượng đế và thánh Alah.
Người dân ở đây cầu nguyện 5 lần 1 ngày, thời gian cầu kinh được thông báo trên các tờ
báo ra hàng ngày và báo hiệu bởi hồi chng Nhà thờ.
2. Văn hóa kinh doanh
Chú trọng đến nghi lễ chảo hỏi khách: Khi vào cuộc họp, bắt tay (phải) khi đứng, và
trông đợi người khách đáp lại hành động tương tự.
Rất coi trọng nếu khách hàng của họ học được một số cụm từ Ả rập thích hợp để sử
dụng trong những cuộc gặp gỡ.
Cần chú ý đến cách xưng hơ khi giao tiếp.
Thích gặp mặt đàm phán trực tiếp hơn là làm việc qua email, mong muốn tạo cảm
giác thoải mái khi đàm phán.


Về tác phong khi đàm phán, người UAE thích đứng gần người đối thoại và sử dụng
ngôn ngữ cơ thể, chú ý tránh bước lùi vì điều này được hiểu là sự khước từ, từ chối, bác
bỏ.
Đi lại trước mặt người Hồi giáo khi họ đang cầu nguyện hoặc xem họ cầu nguyện
là không lịch sự.
Việc dùng đồ uống bằng bia, rượu ở đây rất hạn chế, chỉ có khách sạn 5 sao và cửa
hàng miễn thuế tại sân bay, bến cảng mới được phép bán rượu, bia, thịt lợn cũng được sử
dụng rất ít.
Khi người Ả Rập mời trà, cà phê hay một đồ giải khát nào mà bị từ chối thì họ xem

như đó là một sự xúc phạm. ăn uống hoặc mời ai nên dùng tay phải thay vì tay trái, ngồi
ra phụ nữ Hồi giáo khơng được bắt tay nam giới.
3. Giáo dục
Hệ thống phổ thông gồm các trường tiểu học, trường sơ trung học và trường cao
trung học.
Các trường cơng do chính phủ cấp kinh phí và chương trình đào tạo phù hợp với
mục tiêu phát triển của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Ngôn ngữ giảng dạy
trong các trường công là tiếng Ả Rập, song Tiếng Anh được coi trọng như ngôn ngữ thứ
hai. Ngồi ra, cịn có một số trường học tư nhân được quốc tế công nhân.
Tỷ lệ người trưởng thành biết chữ vào năm 2011 là 90%.
4. Phong tục tập quán
Ăn chay trong tháng Ramadan.
Đồ ăn truyền thống của khu vực luôn là gạo, cá và thịt.
Đồ uống phổ biến là cà phê và trà, đồ uống có cồn chỉ được cho phép phục vụ tại
các nhà hàng và qn rượu khách sạn.

III.
1.

MƠI TRƯỜNG KINH TẾ
Giới thiệu chung
UAE có nền kinh tế lớn thứ ba và là thị trường có sức mua cao nhất trong tồn khối
Ả rập. Kim ngạch nhập khẩu hàng năm của UAE đạt trên 40 tỷ USD, cao hơn những
nước có dân số đơng hơn nước này như Ả rập Xê út, I-ran, Ai Cập. Ngành dịch vụ và
hoạt động tái xuất của UAE vẫn tăng trưởng tốt và vẫn là những ngành chủ yếu của kinh
tế UAE. Trong hơn 3 thập kỉ qua, UAE đã vươn mình trở thành một nền kinh tế có tầm
quan trọng khơng nhỏ đối với nền kinh tế tồn cầu. Do đó, đây là một thị trường có nhiều
cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam có thể đầu tư đưa hàng hóa của mình phát triển tại thị
trường này và mở rộng hơn nữa mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam - UAE , UAE
hiện nay là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở Trung Đông



Trong đó nổi bật ở các quốc gia Ả Rập là Dubai, một đại công trường với những dự
án khổng lồ đang được thực hiện như những câu chuyện thần kỳ trong ngàn lẻ một đêm:
Những dự án lấp biển xây dựng đảo nhân tạo theo hình cây chà là - một loại cây ăn trái
đặc trưng của sa mạc - chỉ dành bán cho các tỉ phú, triệu phú và những người nổi tiếng;
dự án ngăn biển để tạo ra một con sơng giữa lịng thành phố; tồ tháp cao nhất thế giới
gần 200 tầng...)
2.

Thị trường xuất nhập khẩu

HÌNH 10: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU NĂM 2016 CỦA CÁC TIỂU VƯƠNG QUỐC Ả RẬP
THỐNG NHẤT


Kim ngạch xuất khẩu: 316 tỷ USD (2016)
Thị trường XK chính: Iran, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Oman, Hàn Quốc,
Singapore, Hoa Kỳ, Úc, Ý,…

HÌNH 11: K IM NGẠCH NHẬP KHẨU NĂM 2016 CỦA CÁC TIỂU VƯƠNG QUỐC Ả RẬP
THỐNG NHẤT
Kim ngạch nhập khẩu: 246,9 tỷ USD (2016)
Thị trường NK chính: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Anh, Đức, Nhật, Hàn Quốc,
Singapore, Pháp,…
3. Mặt hàng xuất nhập khẩu
Ngành công nghiệp chủ chốt của UAE là khai thác và chế biến dầu lửa. Sản lượng
dầu khai thác đạt khoảng 3,046 triệu thùng/ngày, xuất khẩu 2 triệu thùng/ngày. Một số
ngành công nghiệp quan trọng khác gồm: hóa dầu, đánh bắt thủy sản, nhơm, xi măng,
phân bón, sửa chữa tàu biển, vật liệu xây dựng, đóng tàu, dệt. Các ngành nơng nghiệp

chủ yếu là chăn nuôi và trồng chà là. Trồng trọt phát triển ở các ốc đảo bờ đông Liwa, Al
Ain, Falaj Al Mualla. Sản phẩm nơng nghiệp có chà là, rau quả, dưa hấu, gia cầm, trứng,
sản phẩm sữa, cá. UAE có ngành hàng khơng đứng thứ 8 thế giới, ngành du lịch đứng thứ
2 trong khu vực.
Các nhóm mặt hàng xuất khẩu chính của UAE gồm dầu thơ, khí tự nhiên, vàng, kim
cương, polyethylene, nhôm chưa chế biến, tái xuất, cá khơ, chà là.
Các nhóm mặt hàng nhập khẩu chính của UAE gồm máy móc thiết bị, phương tiện
vận tải, hóa chất, nơng sản (gạo, chè, cà phê, gia vị, rau quả, hạt điều…), thực phẩm, thủy
sản, dệt may, giày dép, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, vật liệu xây dựng, sản
phẩm nội thất…Thị trường XNK


4.

Chính sách ngoại thương
Năm 2016, UAE lên kế hoạch thu hút 70 tỷ USD vào lĩnh vực công nghiệp vào năm
2025. Dự kiến tăng mức GDP từ 16% (2016) lên mức 25% (2025).
Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Bộ Kinh tế UAE Sultan Bin Saeed Al Mansouri
khẳng định số tiền đầu tư này sẽ giúp tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp trong Tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) của cả nước lên 25% từ mức 16% hiện nay, để đảm bảo rằng
ngành công nghiệp sẽ trở thành động lực tăng trưởng kinh tế của đất nước trong
tươnglai.
Theo ông Mansouri, sự sụt giảm của giá dầu thế giới đã không tác độn đáng kể đến
sự phát triển của UAE khi mà thị phần của các lĩnh vực phi dầu mỏ trong nền kinh tế của
quốc gia Trung Đông này ở mức 69% của GDP và ngân sách mới đã tính tốn tới những
tác động tiêu cực của giá dầu giảm. Cuối tháng trước, nội các UAE đã thông qua ngân
sách liên bang trị giá 248 tỷ dirham (67,58 tỷ USD) cho 5 năm tiếp theo, với trọng tâm
chính trong các lĩnh vực giáo dục, phát triển xã hội và y tế.
Tầm nhìn của UAE cho tương lai xoay quanh một nền kinh tế bền vững và đổi mới
dựa trên nền kinh tế tri thức, trong đó trình độ nguồn nhân lực đóng một vai trị quan

trọng.
Chính phủ UAE cũng đang soạn thảo văn bản pháp luật quan trọng, bao gồm cả luật
liên quan đến đầu tư nước ngoài, đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp để tạo môi trường
đầu tư hấp dẫn hơn. Ơng Mansouri nói thêm rằng chính phủ cung cấp tất cả các cơ sở để
thu hút đầu tư nước ngoài vào UAE bằng cách tăng cường cơ sở hạ tầng và thành lập các
thành phố công nghiệp chuyên biệt.
Bộ Kinh tế UAE cũng đã đưa ra 12 sáng kiến và 39 dự án để đẩy nhanh lộ trình chuyển
sang một nền kinh tế dựa trên tri thức và thúc đẩy đổi mới.
UAE ln giữ vững vị trí là quốc gia Ả-rập hàng đầu trong lĩnh vực ngoại thương,
chiếm 24% tổng giá trị ngoại thương của khu vực. UAE áp dụng biểu thuế nhập khẩu
chung của Khối các nước Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC Common External Tariff)
kể từ ngày 01/01/2003, bao gồm 4 mức thuế ad valorem (theo giá trị): 0%; 5% (mức thuế
chung đối với hầu hết các hàng hóa nhập khẩu); 50% (đồ uống có cồn) và 100% (thuốc
lá). 97% số dòng thuế là thuế ad valorem. Thuế nhập khẩu được tính trên cơ sở trị giá
nhập khẩu CIF. UAE không áp dụng loại thuế nào khác ngoài thuế nhập khẩu. Trên thực
tế, mức thuế nhập khẩu trung bình của UAE đã giảm xuống cịn 4,9% vào năm 2011.
UAE là thành viên của WTO kể từ ngày 10/4/1996. UAE ủng hộ hệ thống thương mại đa
phương và dành quy chế MFN cho tất cả các nước thành viên của WTO, ngoại trừ Israel.
Biểu thuế nhập khẩu của GCC không phân biệt giữa thành viên hay không thành viên của
WTO. Trên thực tế, UAE dành quy chế MFN cho tất cả các nước.


UAE có nhiều khu thương mại tự do đặc biệt đa dạng, có nhiều ưu đãi về kinh tế
như miễn thuế doanh nghiệp và thuế xuất nhập khẩu. Có khoảng 35 khu thương mại tự do
thuộc UAE.
Thành viên khối GCC:
Liên minh thuế quan 6 nước Vùng Vịnh, tự do thương mại nội khối, áp dụng biểu
thuế nhập khẩu chung đối với hàng hóa nhập khẩu từ bên ngồi khối, ngun tắc “single
point entry”;
Quản lý nhập khẩu:

- Các nhà nhập khẩu, xuất khẩu phải có giấy phép “trading licence”, giấy phép
này chỉ được cấp cho công dân UAE hoặc các công ty có phần sở hữu của
cơng dân UAE chiếm hơn 51%.
- Hàng hóa nhập khẩu vào UAE phải được phân phối bởi các
“Trade/commercial Agents”, chỉ có cơng dân UAE hoặc doanh nghiệp thuộc
sở hứu tồn bộ của cơng dân UAE mới được đăng ký làm “trade agents”.
- Thủ tục hải quan được đơn giản hóa, có thể thực hiện thơng quan hàng hóa
bằng phương thức điện tử;
Quy tắc xuất xứ khơng ưu đãi: sản phẩm phải được sản xuất tồn bộ tại nước xuất
xứ hoặc trải qua công đoạn chuyển đổi cơ bản với ít nhất 40% giá trị gia tăng của địa
phương. CO do đơn vị xuất khẩu chuẩn bị, phải được hợp pháp hóa bởi cơ quan có thẩm
quyền của nước xuất khẩu.
Thuế nhập khẩu:
- Miễn thuế đối với gạo, cà phê, chè, thủy sản, dược phẩm, nguyên liệu đầu
vào của sản xuất công nghiệp (thiết bị, phụ tùng, vật liệu đống góp sản xuất
cơng nghiệp; hàng tái xuất (phải đặt cọc); máy tính xách tay, điện thoại di
động;
- < 5%: hầu hết mặt hàng (sản phẩm may mặc, giày dép, cao su, nhựa PVC,
sản phẩm gỗ, sản phẩm sứ...);
- thuốc lá 100%, rượu 50%,
Cấm nhập khẩu
- Sản phẩm cấm buôn bán theo các công ước quốc tế,
- Vì lý do sức khỏe động thực vật, mơi trường, tôn giáo (thuốc phiện, a-miăng, rác thải côn nghiệp, tiền giả, chim ưng, lạc đà sống, ấn phẩm trái với
Hồi giáo, đồ chơi trẻ em có hình con vật, máy chơi đánh bạc, hàng hóa từ
Israel...)


5.

Hoạt động ngoại thương

Năm 2013, UAE đứng thứ 8 trong số các quốc gia cạnh tranh nhất thế giới, đứng
thứ 3 trên thế giới xét về “hiệu quả Chính phủ” (government efficiency), sự gắn kết xã
hội (social cohesion), đứng thứ 4 về phát triển kinh tế (economic performance), thứ 5 về
tạo việc làm (employment) và thứ 6 về quản lý (management practices).
UAE đứng thứ 24 trên thế giới về Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (Global
Competitiveness Index (GCI)), đứng thứ 8 về chất lượng cơ sở hạ tầng, đứng thứ 5 về chỉ
số thị trường hàng hóa hoạt động hiệu quả (highly efficient goods markets), đứng thứ 7
về môi trường kinh tế vĩ mô ổn định (strong macroeconomic stability),
Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum) năm 2013 đánh giá UAE đứng
thứ 16 trên thế giới xét về chỉ số tạo thuận lợi cho thương mại (Enbabling Trade Index).
UAE nằm trong số 10 nước có thủ tục xuất nhập khẩu hiệu quả nhất trong số 132
nước được xếp hạng. Một số lĩnh vực của UAE được WEF đánh giá cao gồm: quản lý
biên mậu (UAE đứng thứ 11 trên thế giới), cơ sở hạ tầng vận tải và viễn thông (đứng thứ
18 trên thế giới), môi trường kinh doanh (xếp thứ 12 trên thế giới).
Báo cáo “Doing Business Report 2013” của World Bank, xếp UAE đứng thứ 26
trong số 183 nước được xếp hạng về chỉ số “Doing Business Index”. Chỉ số này được
hình thành trên cơ sở tổng hợp đánh giá trong 11 lĩnh vực như thương mại qua biên giới,
thủ tục nộp thuế, thủ tục xin cấp phép xây dựng, cấp điện cho các dự án, đăng ký bất
động sản).
IV.
1.

ƯU ĐÃI CHO NHÀ ĐẦU TƯ
Ưu đãi thuế quan
Một số quy định thuế quan cần biết của UAE
UAE đã áp dụng biểu thuế nhập khẩu chung của hiệp định GCC (Common External
Tariff) kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2003, bao gồm 4 mức thuế ad valorem (theo giá trị):
- 0% (sản phẩm thiết yếu)
- 5% (mức thuế chung);
- 50% (đồ uống có cồn) và 100% (thuốc lá).

Trong đó, 97% số dịng thuế là thuế tính theo giá trị hàng hóa (ad valorem).
Thuế nhập khẩu được tính trên cơ sở trị giá nhập khẩu CIF. UAE không áp dụng
loại thuế nào khác ngoài thuế nhập khẩu.
UAE hạn chế nhập khẩu đối với sản phẩm như lợn sống, lạc đà, ngà voi, hạt chà là,
lá coca, asbestos
Các mặt hàng UAE cấm hoặc hạn chế nhập khẩu chủ yếu vì lý do bảo vệ sức khỏe,
mơi trường, an tồn, tơn giáo và đạo đức


Theo nguyên tắc “một cổng đầu vào”, thuế hải quan được thu tại điểm đến đầu tiên
khi nhập khẩu vào các nước GCC. Việc phân phối thuế được thông qua hệ thống “Thông
quan điện tử” giữa các nước GCC hàng quý.
Thuế được thu tại điểm đến đầu tiên nhưng được phân phối tới quốc gia nới hàng
hóa nhập khẩu được sử dụng cuối cùng. GCC có ủy ban đặc biệt để giải quyết những vấn
đề có thể xuất hiện từ quá trình tái phân phối thuế quan.
Ưu đãi thuế quan
UAE là thành viên của Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC), bao gồm Ba-Ranh,
Cô-Oét, Oman, Ca-ta, Ả-rập Xê-Út và UAE.
Trong khối GCC, tất cả hàng hóa được sản xuất tại GCC đáp ứng đủ các yêu cầu
của Hiệp định chung về thuế quan GCC sẽ được miến thuế (ít nhất 40% giá trị gia tăng
trong khối GCC, và nhà sản xuất phải có ít nhất 51% thuộc sở hữu của các nước GCC).
01/01/2013, khối GCC thành lập một liên minh thuế quan với một Biểu thuế đối
ngoại chung (Common external tariff - CET). Các nước GCC cố định CET ở mức 5% đối
với hầu hết hàng nhập khẩu từ các nước bên ngoài GCC.
Những sản phẩm thiết yếu được áp thuế 0%. Trong trường hợp được phép nhập
khẩu, thuế suất đối với rượu và thuốc lá có thể là 50% hoặc 100%.
Các nước GCC cũng có một danh sách những loại hàng hóa đặc biệt, và mỗi nước
thành viên được phép quyết định hàng hóa đó bị áp thuế thế nào, hạn chế nhập khẩu hay
cấm nhập khẩu.
Hàng hóa được sản xuất tại các khu thương mại tự do trong khối GCC được áp thuế

theo biểu thuế quan MFN (Tối huệ quốc). Hàng hóa khi nhập khẩu vào một thành viên
GCC thì được phép vận chuyển đến bất kỳ nước thành viên khác và không bị kiểm tra
hay trả thuế thêm lần nữa.
UAE cũng là thành viên của Hiệp định Thương mại tự do Liên- Ả Rập (PAFTA)
gồm 17 nước Ả-rập, theo đó tất cả các loại thuế quan đối với hàng hóa được sản xuất bởi
các thành viên được loại bỏ từ 01/01/2005.
Thuận lợi đối với các doanh nghiệp nhập khẩu là những rào cản thuế quan và hạn
ngạch rất ít. UAE và Dubai áp dụng chính sách thuế quan thấp, thuế nhập khẩu dưới 5%,
một số mặt hàng cịn được miễn thuế như hải sản tươi sống, tơm cua đông lạnh, rau quả
tươi, cà phê, chè, gạo, đường…. Thủ tục nộp thuế cũng đơn giản, một lần ngay khi hàng
hóa được thơng quan.
Nhượng bộ thuế quan và miễn trừ thuế
Miễn trừ thuế áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu theo những chế độ nhập khẩu
khác nhau (ví dụ hàng hóa quá cảnh, hàng hóa tạm nhập, hàng nhập kho và hàng nhập
khẩu vào khu thương mại tự do).


Nhập khẩu bời các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện ngoại giao, hành lý cá nhân và
đồ dung gia đình, các tổ chức xã hội từ thiện, lực lượng quân đội và lực lượng an ninh nội
địa tiếp tục được miễn trừ thuế nhập khẩu.
Hàng hóa sản xuất tại UAE đã xuất khẩu có thể được tái nhập vào UAE trong vịng
1 năm xuất khẩu. Hàng hóa mà đã được tạm xuất để hoàn thiện hoặc sửa chữa phải chịu
thuế hải quan theo mức tương đương với giá trị tăng thêm từ việc hồn thiện hoặc sửa
chữa đó.
Rào cản phi thuế quan
Các tiêu chuẩn kỹ thuật
UAE có khoảng 6000 tiêu chuẩn, hầu hết dựa trên các tiêu chuẩn của hiệp ước
GCC. Khi khơng có tiêu chuẩn của quốc gia hoặc của GCC, ESMA sẽ theo tiêu chuẩn
quốc tế phù hợp với UAE. Ước tính có khoảng 65 - 70% các tiêu chuẩn được áp dụng
theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Về cơ bản, tiêu chuẩn UAE được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế và khu
vực đang áp dụng. Tiêu chuẩn có thể do ESMA hoặc do một cơ quan quản lý chuyên
ngành (Bộ) của UAE xây dựng.
Quy định kỹ thuật
Hiện không cơ quan trung ương chịu trách nhiệm soạn thảo những quy định về kỹ
thuật tại UAE. Chúng có thể được phát triển bởi Cục Tiêu chuẩn và Đo lường (ESMA),
ban đầu ở dạng một tiêu chuẩn và sau đó sẽ thực hiện bắt buộc, hoặc có thể được trực tiếp
đưa ra bởi một Bộ.
UAE chỉ định ESMA là cơ quan phụ trách thực hiện Hiệp định Hàng rào kỹ thuật
trong Thương mại. Hiện UAE có khoảng 632 quy định về kỹ thuật.
Yêu cầu về nhãn mác và đóng gói
Yêu vầu về nhãn mác tại UAE chủ yếu được áp dụng cho lĩnh vực đồ chơi, thuốc lá
và thực phẩm. Tất cả những nhãn mác cảnh báo trên đồ chơi đều phải là tiếng Ả-rập hoặc
tiếng Anh và tiếng Ả-rập. Đóng gói thuốc lá yêu cầu cảnh báo đặc biệt về sức khỏe bằng
tiếng Ả-rập.
Nhãn mác trên thực phẩm phải bao gồm: Tên sản phẩm và tên thương hiệu bằng
tiếng Ả-rập hoặc tiếng Anh và tiếng Ả-rập.
Danh mục thành phần theo thứ tự giảm dần về tỷ lệ, cũng như chất phụ gia; xuất xứ
của tất cả chất béo động vật; khối lượng thực (net); thể hiện theo đơn vị mét; và tên nước
xuất xứ.
Nhãn mác cho mặt hàng đặc biệt như các loại thực phẩm cho trẻ em, thực phẩm ăn
kiêng, thực phẩm chức năng phải có thơng tin chi tiết về dinh dưỡng.


Ngày sản xuất và thời hạn sử dụng phải hiển thị trên sản phẩm thực phẩm như là
phần tích hợp đầy đủ và bắt buộc của đóng gói bao bì (chẳng hạn in trên nhãn hiệu hoặc
in nổi trên lon).
Ngày sản xuất phải được bắt đầu bằng từ “Production” hoặc chữ “P”. Khơng được
phép sử dụng miếng dán hoặc đóng dấu cao su để hiển thị ngày sản xuất hoặc thời hạn sử
dụng trên thực phẩm.

Quy tắc xuất xứ
UAE không áp dụng quy tắc không ưu đãi về xuất xứ. Đối với quy tắc xuất xứ ưu
đãi, sản phẩm phải được sản xuất toàn bộ tại nước xuất xứ hoặc trải qua cơng đoạn
chuyển đổi cơ bản với ít nhất 40% giá trị gia tăng của địa phương, và được sản xuất tại
nhà máy có ít nhất 51% thuộc sở hữu của các quốc gia GCC.
Đối với thành viên của Hiệp định thương mại tự do Liên minh Ả-rập (PAFTA), giá
trị gia tăng của hàng hóa khơng được q 40% khi trải qua công đoạn chuyển đổi cơ bản,
và không quá 20% với lĩnh vực công nghiệp lắp ráp.
CO do đơn vị xuất khẩu chuẩn bị, phải được hợp pháp hóa bởi cơ quan có thẩm
quyền của nước xuất khẩu.
2. Ưu đãi cho nhà đầu tư
Thành lập công ty tại các tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất

HÌNH 12: THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI CÁC TIỂU VƯƠNG QUỐC Ả RẬP THỐNG
NHẤT


Khu kinh tế tự do (Free Zone)
- Thuận lợi:
• Thủ tục thành lập cơng ty đơn giản
• Quyền sở hữu 100%
• Trực tiếp làm việc, kí kết với cơ quan quản lý free zones (khơng cần trình chính
phủ)
• Cơ chế thông tin một cửa xử lý tất cả tài liệu xuất nhập cảnh, đăng ký, cấp phép
• Một cá nhân có thể thành lập được cơng ty
• Thơng tin bảo mật hồn tồn
• Được mở tài khoản ngân hàng ở Dubai
• Thuế suất 0%
• Khơng bị kiểm sốt ngoại hối và khơng có rào cản chuyển vốn
• Có thể ngưng hoạt động bất cứ khi nào

• Có thể hoạt động kinh doanh quốc tế
• Được quyền sở hữu bất động sản
• Thường gần cảng hoặc sân bay
- Khó khăn:
• Khơng được phép hoạt động kinh doanh với các công ty bên ngồi khu vực free
zones và khu vưc cơng (kể cả những tổ chức chính phủ hoặc cơng ty có liên quan
đến chính phủ)
• Khơng được thực hiện các hoạt động ngân hàng, bảo hiểm ...
• u cầu kiểm tốn mỗi năm tài chính .
• Hạn chế xin visa làm việc (employment visa)
• Chỉ được th văn phịng trong free zones.
• Các doanh nghiệp trong cùng một freezone có thể trao đổi, kinh doanh với nhau
mà khơng bị tính thuế. Tuy nhiên, nếu khách hàng của doanh nghiệp nằm ngoài
free zones hoặc ở free zones khác, doanh nghiệp cần phải có một hợp tác thỏa
thuận với một doanh nghiệp hoặc đại lý nội địa mới được coi là hợp pháp.
UAE hiện có hơn 30 free zones, trải đều ở bảy tiểu vương quốc. Cần lưu ý
rằng, mỗi free zones đều có cơ quan quản lý riêng với những quy định và yêu cầu khác
nhau. Doanh nghiệp trước khi thành lập cơng ty nên tìm hiểu kĩ và xác định sẽ thành lập
công ty tại free zones nào và đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh của free zone đó
(ví dụ Cơ quan đăng ký kinh doanh Dubai (The Dubai Companies Register) để được cấp
giấy phép thương mại (Commercial license) phù hợp vào từng hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.


Abu Dhabi và Dubai là hai thành phố lớn nhất, phát triển nhất và cũng là nơi thu hút
đầu tư nước ngồi lớn nhất UAE. Abu Dhabi là thủ đơ của UAE với diện tích chiếm hơn
80%. Abu Dhabi hiện có 4 free zones, trong đó TwoFour54 là free zone duy nhất ở UAE
cho phép doanh nghiệp làm việc với các tổ chức chính phủ hoặc liên quan đến chính phủ.
Dubai là thành phố lớn thứ hai UAE. Hiện tại Dubai có hơn 20 free zones và là một trong
những nơi có lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập nhiều nhất khu vực.

Để hợp pháp hóa việc kinh doanh, doanh nghiệp cần phải xin một trong ba loại giấy
phép sau:
• Commercial Trade license – đối với các công ty thương mại
• Manufacturing/Industrial license – đối với các cơng ty kinh doanh thiết bị, máy
móc sản xuất.
• Service license – đối với các cơng ty dịch vụ, ví dụ dịch vụ tư vấn...
Các giấy phép này do cơ quan quản lý free zones cấp. Cần lưu ý rằng, mỗi free zone
sẽ có một cơ quan chính quyền riêng biệt nên giấy phép này khơng có giá trị ở free zone
khác, mặc dù cùng thuộc lãnh thổ UAE, thậm chí cùng một thành phố. Do vậy, trước khi
xin giấy phép, cần xác định rõ sẽ thành lập công ty tại free zone nào. Trong trường doanh
nghiệp hợp muốn phát triển và mở rộng kinh doanh sang các khu vực khác, cần phải xin
lại các giấy phép liên quan.
Các cơng ty ngồi khu vực Free Zones
Doanh nghiệp khi thành lập cơng ty ngồi khu vực free zones cần phải hợp tác với
một doanh nghiệp địa phương:
• National Service Agent (đối với văn phịng đại diện và chi nhánh): Khơng nắm giữ
cổ phần
• Local Sponsors (đối với công ty TNHH).
+ Acitive sponsor: nắm giữ 51% cổ phần, có quyền tham gia hoạt động kinh doanh
và hưởng lợi nhuận
+ Nominee Sponsor không thực sự nắm giữ 51% cổ phần nhưng sẽ đứng tên trên
giấy tờ, khơng có quyền tham gia hoạt động kinh doanh của cơng ty và khơng được
hưởng lợi nhuận.
Thuận lợi:
• Được phép kinh doanh trực tiếp trong nội địa UAE.
Khó khăn:
• Người nước ngoài chỉ được phép sở hữu tối đa 49% cổ phần
• Đóng thuế cho chính phủ
• Quy trình thành lập có thể kéo dài
Thành lập cơng ty offshore



×