Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

XÁC ĐỊNH TỶ LỆ TIÊU HÓA VÀ GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN PHỔ BIẾN NUÔI TRÂU BẰNG PHƯƠNG PHÁP IN VIVO VÀ IN VITRO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.89 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trần Văn Thăng và Đtg. Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ. 177(01): 141 - 146. XÁC ĐỊNH TỶ LỆ TIÊU HÓA VÀ GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN PHỔ BIẾN NUÔI TRÂU BẰNG PHƯƠNG PHÁP IN VIVO VÀ IN VITRO Trần Văn Thăng1*, Tạ Văn Cần2, Nguyễn Văn Đại2, Nguyễn Hữu Hòa1 1. Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi - Viện Chăn nuôi Quốc gia. 2. TÓM TẮT Mục đích của nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ tiêu hóa và giá trị năng lượng trao đổi của 5 loại thức ăn thô xanh bằng phương pháp in vivo và in vitro. Thí nghiệm in vivo, sử dụng 4 trâu đực, 3-4 năm tuổi có khối lượng từ 230-360, được thiết kế theo phương pháp chia thời kỳ. Thí nghiệm in vitro đã sử dụng phương pháp hai giai đoạn pepsin-cellulase. Kết quả nghiên cứu cho thấy 5 loại thức ăn thô xanh là cỏ VA06, cỏ Ghine-Hamil, cỏ Ruzi, cỏ Decumbens và ngô sau thu bắp có tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô, protein thô, xơ thô, NDF và ADF lần lượt biến động từ 56,31 - 71,48%; 60,62 - 75,74%; 28,70 - 70,47%; 49,99 - 68,10% và 37,88 - 67,37%. Tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ và giá trị năng lượng trao đổi của năm loại thức ăn thô xanh lần lượt là 57,74 - 74,02% và 6,11 - 7,38 MJ/kg DM. Tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô giữa phương pháp in vivo và in vitro được thể hiện bằng phương trình hồi quy tuyến tính là Y (In vivo) = 37,51 + 0,503X (In vitro); R2 = 0,8571. Như vậy, quan hệ tương quan giữa phương pháp in vivo và in vitro về tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô của 5 loại thức ăn trong nghiên cứu này là rất chặt chẽ (r = 0,92). Từ khóa: In vivo, In vitro, năng lượng trao đổi, thức ăn thô xanh, tỷ lệ tiêu hóa.. MỞ ĐẦU* Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trâu nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thịt trâu chất lượng cao, bên cạnh việc chọn lọc, nhân thuần và lai tạo giống trâu thì việc nghiên cứu nhằm khai thác tốt nhất nguồn thức ăn sẵn có tại các địa phương, xây dựng các khẩu phần ăn thích hợp và có hiệu quả kinh tế cao là vấn đề cần được quan tâm. Những nghiên cứu gần đây cho thấy khẩu phần ăn của trâu, bò không cân đối hoặc thiếu hoặc thừa năng lượng và protein. Lý do chủ yếu của việc khẩu phần mất cân đối là do chúng ta chưa có đầy đủ số liệu về tỷ lệ tiêu hoá in vivo (xác định trên gia súc) và do đó chưa tính toán được chính xác giá trị dinh dưỡng của từng loại thức ăn cũng như khẩu phần. Hầu hết các nghiên cứu trước đây về con trâu khi tính toán khẩu phần ăn đều dựa vào kết quả xác định tỷ lệ tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng của thức ăn bằng phương pháp in vivo trên bò và cừu. Nhiều tác giả đã nghiên cứu và chỉ ra rằng hệ vi sinh vật của trâu khác so với bò và cừu nên trâu tiêu hóa thức ăn thô xanh hiệu quả hơn so với bò, đặc biệt là khẩu phần ăn có tỷ lệ cellulose cao. Do *. Tel: 0962 827268, Email: vậy, khi chúng ta tính toán khẩu phần ăn cho trâu mà dựa vào kết quả nghiên cứu in vivo trên bò và trên cừu là không chính xác. Để tạo ra một cơ sở dữ liệu về thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn phổ biến nuôi trâu thì những thí nghiệm xác định tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng và giá trị năng lượng trao đổi bằng phương pháp in vivo và in vitro là hết sức cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Trâu đực, 3-4 năm tuổi có khối lượng từ 230 – 360 kg. Năm loại thức ăn thô xanh là cỏ VA06, Ghine-Hamil, Brachiaria ruziziensis (viết tắt là Ruzi), Brachiaria Decumbens (viết tắt là Decumbens) và ngô sau thu bắp Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi, xã Bình Sơn, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. - Thời gian: 1/2017-12/2017 Nội dung nghiên cứu - Xác định tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng 141.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trần Văn Thăng và Đtg. Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ. và năng lượng trao đổi của 5 loại thức ăn thô xanh bằng phương pháp in vivo. - Xác định tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô của 5 loại thức ăn thô xanh bằng phương pháp in vitro. - Xác định phương trình hồi quy và hệ số tương quan giữa phương pháp in vivo và in vitro về tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô của 5 loại thức ăn thô xanh. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp thiết kế thí nghiệm Động vật thí nghiệm: Tổng số 4 trâu đực, 3-4 năm tuổi có khối lượng khoảng 230 - 360 kg, được nuôi riêng mỗi con một ngăn chuồng trao đổi để theo dõi cá thể. Thời gian làm thí nghiệm là 15 ngày cho mỗi loại thức ăn. Tất cả trâu được tẩy sán lá gan trước khi bắt đầu thí nghiệm. Thức ăn thí nghiệm: 5 loại thức ăn thô xanh là cỏ VA06, Ghine-Hamil, Ruzi, Decumbenss và ngô sau thu bắp. Thí nghiệm được thiết kế theo phương pháp chia thời kỳ. Quản lý gia súc thí nghiệm: Tất cả trâu thí nghiệm được nuôi nhốt riêng mỗi con một ngăn chuồng trao đổi, có máng uống, máng ăn riêng và cung cấp thức ăn hàng ngày tại chuồng. Mẫu thức ăn, mẫu phân và chuẩn bị mẫu: Các mẫu thức ăn cho ăn, thức ăn thừa và phân sau khi được sấy khô ở 60oC trong 24 giờ (đến khi khối lượng không đổi) được nghiền đến 1 mm để phân tích thành phần hoá học. Các loại cỏ đều được thu cắt ở ngày tuổi 4050 của lần tái sinh thứ hai. Các loại thức ăn đều được cắt ngắn trước khi cho trâu ăn. * Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi Xác định thành phần hoá học của thức ăn và phân trong thí nghiệm: Phương pháp lấy mẫu thức ăn theo TCVN 4325 – 2007; vật chất khô của mẫu xác định. 177(01): 141 - 146. bằng phương pháp sấy khô đến khối lượng không đổi theo TCVN 4326 – 2007; protein thô được xác định bằng phương pháp Kjeldahl theo TCVN 4328 – 2007; lipid thô xác định bằng phương pháp Soxlhet theo TCVN 4331-2007; xơ thô được xác định bằng phương pháp Henneberg và Stoman theo TCVN 4329 – 2007; NDF và ADF xác định theo phương pháp của Van Soest và cs. (1991) [9]; khoáng tổng số xác định bằng phương pháp nung trong lò nung ở nhiệt độ 550oC trong 4,5 giờ theo TCVN 4327 - 2007. Tất cả các mẫu thức ăn và phân được phân tích tại Phòng phân tích hóa học - Viện chăn nuôi. Xác định tỷ lệ tiêu hoá thức ăn in vivo ở trâu: Tỷ lệ tiêu hóa in vivo của thức ăn được xác định trên trâu bằng kỹ thuật thu phân tổng số (total faeces collection) (Cochran và Galyean, 1994) [6]. Tổng thời gian thí nghiệm cho mỗi loại thức ăn là 15 ngày gồm 10 ngày nuôi chuẩn bị và 5 ngày thí nghiệm. Trâu được nuôi cá thể và cho ăn mức 110% duy trì dựa vào nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho duy trì của Kearl (1982) [7] trong 15 ngày. Thức ăn cho ăn, thức ăn thừa, phân trong 5 ngày thí nghiệm được cân hàng ngày và lấy mẫu để phân tích thành phần hoá học. Tỷ lệ tiêu hoá (TLTH) của một chất dinh dưỡng A nào đó trong thức ăn được tính theo công thức: TLTH của chất A (%) = [(Lượng chất A ăn vào từ thức ăn - Lượng chất A thải ra trong phân)/ Lượng chất A ăn vào từ thức ăn] x 100. Tính toán giá trị năng lượng trao đổi của năm loại thức ăn thô xanh Giá trị năng lượng trao đổi (ME, MJ/kg DM) của thức ăn được tính theo công thức của Vũ Chí Cương và cs. (2016) [1] từ số liệu về lượng khí sinh ra sau 24 giờ (G24) và thành phần hóa học:. Bảng 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Chỉ tiêu Thời gian chuẩn bị TN (ngày) Thời gian thí nghiệm (ngày) Khối lượng trâu thí nghiệm (kg) Thời kỳ 1 Thời kỳ 2 Thời kỳ 3 Thời kỳ 4 Thời kỳ 5. 142. Trâu thí nghiệm 1 10 5 360 Cỏ VA06 Cỏ Ghine-Hamil Cỏ Ruzi Cỏ Decumbens Ngô sau thu bắp. Trâu thí nghiệm 2 10 5 330 Cỏ VA06 Cỏ Ghine-Hamil Cỏ Ruzi Cỏ Decumbens Ngô sau thu bắp. Trâu thí nghiệm 3 10 5 230 Cỏ VA06 Cỏ Ghine-Hamil Cỏ Ruzi Cỏ Decumbens Ngô sau thu bắp. Trâu thí nghiệm 4 10 5 275 Cỏ VA06 Cỏ Ghine-Hamil Cỏ Ruzi Cỏ Decumbens Ngô sau thu bắp.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Trần Văn Thăng và Đtg. Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ. 177(01): 141 - 146. Bảng 2. Thành phần hóa học của năm loại thức ăn thô xanh đã sử dụng trong thí nghiệm in vivo Thành phần hóa học (% Vật chất khô) Loại thức ăn. Vật chất khô (%). Cỏ VA06 Cỏ Ghine Hamill Cỏ Ruzi Cỏ Decumbens Ngô sau thu bắp. 15,52 21,54 25,58 21,63 36,86. Protein thô (%). Mỡ thô (%). Xơ thô (%). NDF (%). ADF (%). 6,75 9,72 12,14 10,96 8,47. 2,34 1,32 1,45 1,52 1,63. 27,76 20,17 28,75 30,83 25,15. 62,38 62,05 58,91 60,75 56,13. 30,05 27,93 33,93 31,28 29,30. Khoáng tổng số (%) 9,25 7,05 8,93 9,17 7,13. Bảng 3. Thành phần hóa học của phân 5 loại thức ăn thô xanh đã sử dụng trong thí nghiệm in vivo Mẫu phân. Vật chất khô của phân (%). Cỏ VA06 Cỏ Ghine Hamill Cỏ Ruzi Cỏ Decumbens Ngô sau thu bắp. 19,45 25,10 25,40 25,37 26,80. Protein thô (%) 8,71 5,87 7,36 7,39 11,23. ME = 3,78 – 0,0614G24 + 0,168CP +0,789EE + 0,227Ash; R2 = 0,819 Xác định tỷ lệ tiêu hóa thức ăn bằng phương pháp in vitro Tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô của 5 loại thức ăn được xác định bằng phương pháp hai giai đoạn pepsin-cellulase. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê mô tả trên phần mềm Minitab 17. Các tham số thống kê bao gồm: Dung lượng mẫu (n), số trung bình cộng (Mean), sai số của số trung bình (SE). KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Thành phần hóa học của năm loại thức ăn thô xanh Kết quả ở bảng 2 cho thấy trong 5 loại thức ăn thí nghiệm có tỷ lệ vật chất khô (VCK) biến động từ 15,52 – 36,86%, tỷ lệ protein thô biến động từ 6,75 - 12,14%. Tỷ lệ mỡ thô của 5 loại thức ăn biến động từ 1,32 – 2,34%, tỷ lệ xơ thô biến động từ 20,17 – 30,83%. Tỷ lệ ADF và khoáng tổng số trong 5 loại thức ăn biến động lần lượt từ 27,93 - 33,93% và 7,05 – 9,25%. Tỷ lệ NDF, một yếu tố có ảnh hưởng đến tiêu hóa khi có mặt quá nhiều trong khẩu phần, thấp nhất ở ngô sau thu bắp (56,13%), tiếp đến là cỏ Ruzi (58,91%), còn cỏ VA06, cỏ Ghine-Hamil và cỏ Decumbens biến động từ 60,75 – 62,38%. Theo Meissner và cs. (1991) [8] khi NDF trong cỏ nhiệt đới. Thành phần hóa học (% Vật chất khô) Mỡ thô Xơ thô NDF ADF Khoáng (%) (%) (%) (%) tổng số (%) 2,31 28,54 65,20 35,14 19,48 1,41 35,80 77,24 43,19 12,78 1,26 27,45 61,09 32,08 11,91 1,31 31,58 73,87 38,46 10,61 1,78 26,04 66,94 33,54 15,39. cao hơn 60% thì chất khô ăn vào bắt đầu giảm, như vậy trừ ngô sau thu bắp và cỏ Ruzi, thì 3 loại thức ăn thô xanh trong nghiên cứu này đều cao hơn 60% nên khi sử dụng cần phối hợp với các loại thức ăn khác để tăng lượng chất khô ăn vào. Thành phần hóa học của phân năm loại thức ăn thô xanh Kết quả bảng 3 cho thấy tỷ lệ VCK của phân thu được khi trâu ăn năm loại thức ăn biến động từ 19,45 - 26,80%. Tỷ lệ protein thô trong VCK của phân khi trâu ăn 5 loại thức ăn biến động từ 5,87 – 11,23%. Tỷ lệ mỡ thô trong VCK của phân khi trâu ăn cỏ VA06 là cao nhất 2,31%, bốn loại thức ăn còn lại có tỷ lệ mỡ thô trong phân biến động từ 1,26 – 1,78%. Trái ngược với xơ thô trong thức ăn, cỏ Ghine-Hamil có tỷ lệ xơ thô trong thức ăn thấp nhất (20,17%), nhưng lại có tỷ lệ xơ thô trong phân cao nhất (35,8%). Điều này cho thấy trâu tiêu hóa chất xơ trong cỏ GhineHamil là thấp hơn so với các loại cỏ khác. Tỷ lệ xơ thô trong phân khi trâu ăn ngô sau thu bắp, cỏ VA06, cỏ Ruzi, và cỏ Decumbens biến động từ 26,04 – 31,58%. Tỷ lệ NDF, ADF và khoáng tổng số trong phân của 5 loại thức ăn ăn vào biến động lần lượt là 61,09 – 77,24%; 32,08 – 43,19% và 10,61 - 19,48%. Tỷ lệ khoáng tổng số có trong phân thu được có vai trò quan trọng trong việc xác định tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ và giá trị năng lượng của thức ăn ăn vào. 143.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Trần Văn Thăng và Đtg. Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ. 177(01): 141 - 146. Bảng 4. Tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô, protein thô và mỡ thô của năm loại thức ăn thô xanh (%) Loại thức ăn Cỏ VA06 Cỏ Ghine-Hamil Cỏ Ruzi Cỏ Decumbens Ngô sau thu bắp. VCK (n = 4) (Mean ± SE) 69,48a ± 0,93 59,83bc ± 1,48 56,31c ± 1,30 62,56b ± 1,27 71,48a ± 1,06. Protein thô (n = 4) (Mean ± SE) 60,62b ± 1,20 75,74a ±0,89 73,51a ± 0,79 74,76a ± 0,85 62,19b ± 1,41. Mỡ thô (n = 4) (Mean ± SE) 69,88a ± 0,92 57,09c ± 1,58 62,03bc ± 1,13 67,73ab ± 1,09 68,86a ± 1,16. Theo cột dọc, các số trung bình mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05) Bảng 5. Tỷ lệ tiêu hóa xơ thô, NDF, ADF và khoáng tổng số của 5 loại thức ăn thô xanh (%) Xơ thô (n =4) NDF (n =4) ADF (n =4) Khoáng tổng số (Mean ± SE) (Mean ± SE) (Mean ± SE) (n =4) (Mean ± SE) Cỏ VA06 68,63ab ± 0,95 68,10a ± 0,97 64,32ab ± 1,08 35,74bc ± 1,82 d b d Cỏ Ghine-Hamil 28,70 ± 2,63 49,99 ± 1,84 37,88 ± 2,29 27,17c ± 2,68 c b bc Cỏ Ruzi 58,28 ± 1,24 54,69 ± 1,35 58,69 ± 1,23 41,73b ± 1,73 bc b c Cỏ Decumbens 61,65 ± 1,30 54,48 ± 1,54 53,97 ± 1,56 56,68a ± 1,47 a a a Ngô sau thu bắp 70,47 ± 1,10 65,99 ± 1,26 67,37 ± 1,21 38,45b ± 2,29 Theo cột dọc, các số trung bình mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05) Bảng 6. Tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ và năng lượng trao đổi của năm loại thức ăn thô xanh Loại thức ăn. Loại thức ăn Cỏ VA06 Cỏ Ghine-Hamil Cỏ Ruzi Cỏ Decumbens Ngô sau thu bắp. Chất hữu cơ (OMD, %) (n = 4) (Mean ± SE) 72,92a ± 0,82 62,30b ± 1,39 57,74b ± 1,26 63,15b ± 1,25 74,02a ± 0,97. Năng lượng trao đổi (ME, MJ/kg DM) (n =4) (Mean ± SE) 7,38a ± 0,08 6,61c ± 0,04 7,12b ± 0,02 7,32a ± 0,04 6,11d ± 0,02. Theo cột dọc, các số trung bình mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tỷ lệ tiêu hóa in vivo của một số loại thức ăn thô xanh Kết quả ở bảng 4 cho thấy tỷ lệ tiêu hóa VCK của 5 loại thức ăn là rất cao, biến động từ 56,31 – 71,48%. Tỷ lệ tiêu hóa protein thô cũng rất cao, biến động từ 60,62 – 75,74%, trong đó cao nhất là cỏ Ghine-Hamil (75,74%) và thấp nhất là cỏ VA06 (60,62%). Tỷ lệ tiêu hóa mỡ thô của năm loại thức ăn cũng khá cao. Cỏ VA06 có tỷ lệ tiêu hóa mỡ thô là cao nhất (69,88%), thứ hai là ngô sau thu bắp (68,86%), tiếp đến là cỏ Decumbens (67,73%), cỏ Ruzi (62,03%) và thấp nhất là cỏ Ghine-Hamil (57,09%). So sánh với kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Mười (2012) [2] tỷ lệ tiêu hóa protein thô của cỏ Brizantha, cỏ tự nhiên, cỏ Pasparium và cỏ Ghine lần lượt là 32,4; 53,6; 42,3; và 59,1 thì kết quả về tỷ lệ tiêu hóa protein thô trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn rất nhiều. Điều này có thể khẳng định trâu tiêu hóa protein thô trong thức ăn thô xanh tốt hơn so với cừu. Kết quả bảng 5 cho thấy trong 5 loại thức ăn thí nghiệm, cỏ Ghine-Hamil có tỷ lệ tiêu hóa 144. xơ thô, NDF, ADF và khoáng tổng số thấp nhất, lần lượt là 28,70; 49,99; 37,88 và 27,27%. Ngô sau thu bắp có tỷ lệ tiêu hóa xơ thô, ADF cao nhất, lần lượt là 70,47 và 67,37%. Cỏ Decumbens có tỷ lệ tiêu hóa xơ thô cao hơn có Ruzi, nhưng lại có tỷ lệ tiêu hóa ADF thấp hơn cỏ Ruzi, còn tỷ lệ tiêu hóa NDF của hai loại cỏ này là tương đương. Tỷ lệ tiêu hóa khoáng tổng số của cỏ Decumbens là cao nhất (56,68%), tiếp đến là cỏ Ruzi (41,73%), ngô sau thu bắp (38,45%), cỏ VA06 (35,74%) và thấp nhất là cỏ GhineHamil (27,17%). Kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Mười (2012) [2] cho biết tỷ lệ tiêu hóa xơ thô, NDF và ADF của cỏ Brizantha, cỏ tự nhiên, cỏ Pasparium và cỏ Ghine biến động lần lượt từ 54,4 - 63,5%; 50,0 – 61,3%; và 54,2 – 62,5%, trong khi đó tỷ lệ tiêu hóa xơ thô, NDF và ADF của 4 loại cỏ VA06, cỏ Ruzi, cỏ Decumbens và ngô sau thu bắp trong nghiên cứu của chúng tôi biến động lần lượt là 58,28 – 70,47; 54,48 – 68,10; và 53,97 – 67,37%. Điều này cho thấy trâu tiêu hóa xơ thô, NDF và ADF trong thức ăn thô xanh tốt hơn so với cừu ngoại trừ cỏ Ghine-Hamil..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Trần Văn Thăng và Đtg. Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ. 177(01): 141 - 146. Bảng 7. Tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô in vitro và in vivo của năm loại thức ăn thô xanh Loại thức ăn Cỏ VA06 Cỏ Ghine-Hamil Cỏ Ruzi Cỏ Decumbens Ngô sau thu bắp. Tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô (VCK), % In vitro (Mean ± SE) In vivo (Mean ± SE) 64,58a ± 2,07 69,48a ± 0,93 b 38,44 ± 1,98 59,83a ± 1,48 b 42,34 ± 1,88 56,31a ± 1,30 a 53,69 ± 3,26 62,56a ± 1,27 a 62,67 ± 2,75 71,48a ± 1,06. Theo hàng ngang, các số trung bình mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả bảng 6 cho thấy tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ in vivo của 5 loại thức ăn thô xanh biến động từ 57,74 – 74,02%. Trần Văn Thăng và cs (2016) [4] cho biết cỏ VA06 có tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ là 63,77% thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi (72,92%). Điều này cho thấy trâu tiêu hóa chất hữu cơ tốt hơn so với bò khi sử dụng cùng một loại thức ăn. Kết quả bảng 6 cũng cho thấy năng lượng trao đổi (ME) của cỏ VA06, cỏ Ghine-Hamil, cỏ Ruzi, cỏ Decumbens và ngô sau thu bắp lần lượt là 7,38; 6,61; 7,12; 7,32 và 6,11 MJ/kg DM. Kết quả này cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả (Viện Chăn nuôi, 2001 [5]; Paul Polzy và cs., 2002 [3]; Trần Văn Thăng và cs. (2016) [4]). Tỷ lệ tiêu hóa in vitro của năm loại thức ăn thô xanh Kết quả bảng 7 cho thấy bằng phương pháp in vitro, cỏ VA06 có tỷ lệ tiêu hóa VCK là cao nhất (64,58%), tiếp đến là ngô sau thu bắp (62,67%), cỏ Decumbens (53,69%), cỏ Ruzi (42,34%) và thấp nhất là cỏ Ghine-Hamil (38,44%). Tỷ lệ tiêu hóa VCK của 5 loại thức ăn thô xanh bằng phương pháp in vitro thấp hơn so với phương pháp in vivo nhưng sự sai khác này chỉ có ý nghĩa thống kê đối với cỏ Ghine-Hamil và cỏ Ruzi, còn 3 loại thức ăn còn lại không có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy kết quả xác định tỷ lệ tiêu hóa VCK của các loại thức ăn thô xanh bằng phương pháp in vitro có kết quả tương đương với phương pháp in vivo. Hình 1 cho thấy tỷ lệ tiêu hóa VCK của 5 loại thức ăn thô xanh giữa phương pháp in vivo và in vitro có mối tương quan thuận và đồng. biến. Phương trình hồi quy tuyến tính về tỷ lệ tiêu hóa VCK giữa phương pháp in vivo và in vitro là Y (In vivo) = 37,51 + 0,503X (In vitro); R2 = 0,8571. Quan hệ tương quan giữa phương pháp in vivo và in vitro về tỷ lệ tiêu hóa VCK của 5 loại thức ăn trong nghiên cứu này là rất chặt chẽ (r = 0,92).. Hình 1. Phân tích hồi quy về tỷ lệ tiêu hóa VCK giữa phương pháp in vivo và in vitro của 5 loại thức ăn thô xanh. KẾT LUẬN - Năm loại thức ăn thô xanh là cỏ VA06, cỏ Ghine-Hamil, cỏ Ruzi, cỏ Decumbens và ngô sau thu bắp có VCK biến động từ 15,52 – 36,86%, protein thô là 6,75 – 12,14%, mỡ thô là 1,32 – 2,34%, xơ thô là 20,17 – 30,83%, NDF là 56,13 – 62,38%, ADF là 27,93 – 33,93% và khoáng tổng số là 7,05 – 9,25%. - Tỷ lệ tiêu hóa VCK, protein thô, xơ thô, NDF và ADF của năm loại thức ăn thô xanh biến động từ 56,31 – 71,48%; 60,62 – 75,74%; 28,70 – 70,47%; 49,99 – 68,10 % và 37,88 – 67,37%. - Tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ và giá trị năng lượng trao đổi của năm loại thức ăn thô xanh lần lượt là 57,74 – 74,02% và 6,11 – 7,38 MJ/kg DM. - Tỷ lệ tiêu hóa VCK giữa phương pháp in 145.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Trần Văn Thăng và Đtg. Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ. vivo và in vitro được thể hiện bằng phương trình hồi quy tuyến tính: Y (In vivo) = 37,51 + 0,503X (In vitro); R2 = 0,8571. Quan hệ tương quan giữa phương pháp in vivo và in vitro về tỷ lệ tiêu hóa VCK của 5 loại thức ăn là rất chặt chẽ (r = 0,92). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Chí Cương, Đinh Văn Mười, Phạm Kim Cương, Lưu Thị Thi, Cấn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Viết Đôn (2016), “Kết quả xây dựng phương trình hồi quy ước tính ME của thức ăn cho gia súc nhai lại từ các số liệu về lượng khí sinh ra sau 24 giờ và thành phần hóa học”, Tạp chí Khoa học Công nghệ chăn nuôi, số 60, tr. 14-27. 2. Đinh Văn Mười (2012), Tỷ lệ tiêu hóa, giá trị dinh dưỡng và phương trình ước tính tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ, giá trị năng lượng trao đổi của thức ăn cho gia súc nhai lại, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viên Chăn nuôi. 3. Paul Pozy, Dahareng D., Vu Chi Cuong (2002), Nhu cầu dinh dưỡng của bò và giá trị dinh dưỡng của thức ăn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Trần Văn Thăng, Nguyễn Hưng Quang, Mai Anh Khoa (2016), “Đánh giá năng suất, chất lượng và khả năng sử dụng một số giống cỏ trong chăn nuôi bò tại. 177(01): 141 - 146. Sơn La”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi, số 62, tr. 88-100. 5. Viện Chăn nuôi (2001), Thành phần và giá trị ding duỡng thức ăn gia súc-gia cầm Việt Nam năm 2001, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Cochran R. C. and Galyean M. L. (1994), Measurement of in vivo forage digestion by ruminants, In: (Ed: George C, Fahey, Jr) Forage Quality, Evaluation and Utilisation, American Society of Agronomy Inc, Madison, Wisconsin, USA, pp. 613-643. 7. Kearl L. C. (1982), Nutrient Requirements of Ruminants in Developing Countries, International Feedstuffs Institute, Utah State University, Logan. 8. Meissner H. H., Zacharias P. J. K., Koster H. H., Nieuwoudt S. H. and Coetze R. J. (1991), “Effects of energy supplementation on intake and digestion on early and mid-season ryegrass and Panicum/Smuts finger hay, and on in sacco disappearance of various forage species”, S. Afr. J. Anim. Sci., 21, pp. 33-42. 9. Van Soest P. J., Robertson J. B., Lewis B. A. (1991), “Methods for dietary fiber, neutral detergent fiber, and nonstarch polysaccharides in relation to animal nitrition”, J. Dairy Sci., 74, pp. 3583-3597.. SUMMARY DETERMINATION DIGESTIBILITY AND METABOLIZABLE ENERGY VALUE OF SOME COMON GREEN FORAGES RAISING BUFFALOES BY IN VIVO AND IN VITRO METHODS Tran Van Thang1*, Ta Van Can2, Nguyen Van Dai2, Nguyen Hữu Hoa1 1. TNU - University of Agriculture and Forestry Animal Husbandry Research and Development Center for Mountainous zone -The National Institute of Animal Sciences. 2. The study was conducted to determine the digestibility and metabolizable energy value of some comon green forages by in vivo and in vitro methods. Four male buffaloes, 3-4 years old with body weight from 230 – 360 kg and five types of green forages were used in vivo experiments that was designed by crossover design method. In vitro experiments was used this study to be the two stage pepsin-cellulose method. The results of this study showed that five types of green forages to be VA06, Ghine-Hamil, Ruzi, Decumbens grasses and fresh corn residue had the digestibility of dry matter (DM), crude protein (CP), crude fiber (CF), neutral detergent fiber (NDF) and acid detergent fiber (ADF) to range 56.31-71.48%; 60.62-75.74%; 28.70-70.47%; 49.99-68.10% and 37.88-67.37%, respectively. The organic matter digestibility (OMD) and metabolizable energy (ME) of five types of green forages was 57.74-74.02% and 6.11-7.38 MJ/kg DM. The dry matter digestibility (DMD) between in vivo and in vitro methods was determined by regression equation Y (in vivo) = 37.51 + 0.503X (in vitro); R2 = 0.8571. Therefore, the correlational relationship between in vivo and in vitro methods on DMD of five types of green forages in this study was very close (r = 0.92). Keywords: Digestibility, Green Forage, In vivo, In vitro, Metabolizable Energy Ngày nhận bài: 11/12/2017; Ngày phản biện: 22/12/2017; Ngày duyệt đăng: 31/01/2018 *. Tel: 0962 827268, Email: 146.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

×