Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Nghien cuu anh huong cua duong day cao ap va sieucao ap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 36 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA ĐIỆN. ĐỀ TÀI: Nghiên cứu ảnh hưởng của đường dây cao áp và siêu cao áp.. NHÓM SVTH : Nguyễn Trung Kiên Nguyễn Văn Ngọc Trần Minh Ngọc NHÓM : 4 CĐ-ĐH ĐIỆN 1_K5. NHẬN XÉT.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. MỤC LỤC.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………… 4 PHẦN II. TRUYỀN TẢI ĐIỆN TRÊN ĐƯỜNG DÂY CAO ÁP VÀ SIÊU CAO ÁP…………………………………………………………………….. 5 1.Đặc điểm đường dây cao áp và siêu cao áp……………………..5 2. Truyền tải điện trên đường dây cao áp và siêu cao áp…….....10 2.1 Hệ thống tải điện……………………………………………….10 2.2. Đường dây truyền tải điện…………………………………....11 2.3. Thông số cần tính toán đường dây……………………………19 PHẦN III. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỆN TỪ TRƯỜNG, QUÁ ĐIỆN ÁP DO ĐƯỜNG DÂY CAO ÁP VÀ SIÊU CAO ÁP GÂY RA………………….. 24 3. Ảnh hưởng của điện từ trường………………………………......24 3.1 Tiêu chuẩn điện từ trường trong lưới điện cao áp và siêu cao áp…………………………………………………………………………....24 3.2. Ảnh hưởng của điện từ trường đối với cơ thể người………...26 3.2.1 Sự tác động của trường điện từ đối với cơ thể người………26 3.3 Ảnh hưởng điện từ trường gây nhiễu sóng vô tuyến…………29 4. Ảnh hưởng của qúa điện áp do đường dây CA và SCA gây ra .29 4.1 Qúa điện áp đường dây cao áp và siêu cao áp………………..29 4.1.1 Nguyên nhân gây ra quá điện áp……………………….........29 4.1.2 Các loại quá điện áp……………………………………….... 29 4.2 Ảnh hưởng của quá điện áp…………………………………….30 PHẦN IV. ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN…………………………………….34. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Cùng với sự phát triển khoa học công nghệ ngày càng cao, điện năng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tất cả các ngành kinh tế, sự phát triển của nhu cầu tiêu thụ điện năng đánh giá sự phát triển của xã hội và nâng cao đời sống của một khu vực, một quốc gia. Do đó, hệ thống điện cũng ngày càng phát triển cả về quy mô lẫn công nghệ. Ngày nay đã hình thành nhiều hệ thống điện lớn trong phạm vi quốc gia hoặc liên quốc gia, xuất hiện nhiều đường dây truyền tải điện cao áp và siêu cao áp làm nhiệm vụ liên lạc và truyền tải công suất. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển về kinh tế, nhu cầu điện năng của Việt Nam là rất lớn, xuất hiện nhiều đường dây truyền tải 220kV, 500kV. Các đường dây cao áp và siêu cao áp đóng vai trò rất quan trọng, nó có khả năng truyền tải công suất lớn và có thể tải điện năng đi rất xa. Công suất và độ dài tải điện năng càng lớn thì điện áp sử dụng càng cao, giá thành tải điện sẽ thấp hơn. Với những đặc tính trên nhưng điện cao áp và siêu cao áp cũng gây ra nhiều ảnh hưởng và khó khăn như gây khó khăn cho thi công lắp đặt, tổn thất công suất, điện năng lớn, gây ảnh hưởng rất lớn đối với con người, chi phí lắp đặt và vận hành lớn. Từ những ưu nhược điểm trên cùng với những yêu cầu từ thực tế, nhóm em tìm hiểu về truyền tải điện trên đường dây cao áp và siêu cao áp, những ảnh hưởng của điện từ trường và quá điện áp do đường dây cao áp, siêu cao áp gây ra nhằm mục đích nâng cao hiểu biết sâu về mạng điện cao áp và siêu cao áp..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> PHẦN II. TRUYỀN TẢI ĐIỆN TRÊN ĐƯỜNG DÂY CAO ÁP VÀ SIÊU CAO ÁP. 1.Đặc điểm đường dây cao áp và siêu cao áp. Trong thực tế đường dây cao áp và siêu cao áp có các đặc điểm như sau : _ Dòng lớn nên phải dùng dây dẫn có tiết diện lớn, gây khó khăn cho thi công lắp đặt. Mặt khác khi vận hành, xung quanh dây dẫn khi vận hành sẽ xuất hiện điện trường với cường độ rất cao, điện trường này sinh ra vầng quang. Do đó dẫn đến tổn thất công suất và điện năng rất lớn, đồng thời gây nhiễu vô tuyến. vì vậy người ta dùng dây dẫn phân pha. Dây dẫn phân pha là dây dẫn ở mỗi pha có tiết diện lớn được thay thế bằng một số dây dẫn có tiết diện nhỏ hơn. Các dây dẫn này được kết chặt trên góc của khung định vị đa giác đều để giữ chúng luôn song song với nhau. Với đường dây 220 KV , mỗi pha có hai dây dẫn, đối với đường dây 500 KV, mỗi pha có 3 hoặc 4 dây dẫn. Có hai lý do để áp dụng đường dây phân pha : - Dòng điện trên DSCA rất lớn ( 500 KV có dòng chừng 1000 A tính theo công suất tự nhiên 900 MW, còn 220 KV là 300 A, 120 MW ). Điều đó dẫn đến thiết diện dây rất lớn, thi công lắp đặt khó khăn. Dùng dây phân pha sẽ khắc phục được nhược điểm trên. - DSCA tạo điện trường với cường độ rất cao, dẫn đến tổn thất vầng quang lớn, gây nhiễu vô tuyến cao. Với dây dẫn phân pha ta có bán kính đẳng trị : n. 1 Rtd =√ n. r . R n− pp. (3.1). Trong đó : r - bán kính của một sợi; Rpp- bán kính vòng trong đi qua các đỉnh của khung định vị n _ số dây dẫn 1 pha..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Cường độ điện trường cho phép lớn nhất trên bề mặt dây vào khoảng 20 đến 27 KV/cm. Để giảm cường độ điện trường ta phải phân pha dây dẫn. Đối với đương dây 500 KV trở lên, không chọn dây dẫn theo mật độ kinh tế vì những hạn chế về tổn hao vầng quang và nhiễu vô tuyến. _ Khoảng cách cách điện và chiều dài chuỗi sứ rất lớn : Chiều dài của chuỗi sứ siêu cao áp chỉ phải xác định theo điện áp vận hành. Số bát sứ của đường dây 500 KV có thể từ 22 đến 25 bát và lớn hơn. Chuỗi sứ 500 KV dài khoảng 4 đến 5 m và có thể lớn hơn. _ Độ tin cậy cung cấp điện: đường dây siêu cao áp đòi hỏi độ tin cậy rất cao. Để đảm bảo độ tin cậy cao ta phải tăng cách điện đường dây, tăng sức chịu lực của cột và móng, tăng số mạch song song. + Đặc điểm quan trọng về kỹ thuật đường dây cao áp và siêu cao áp và hệ thống điện có đường dây cao áp và siêu cao áp gồm : _ Tổn thất điện năng do vầng quang rất cao, để giảm tổn thất ta phải dùng dây phân pha. _ Công suất phản kháng do điện dung đường dây sinh ra rất lớn, sự phân pha dây dẫn càng làm cho công suất này lớn hơn, gây ra các vấn đề kỹ thuật cần giải quyết trong chế độ non tải hoặc không tải của lưới điện và dây dẫn. _ Sự tăng cao điện áp cuối đường dây có thể vượt quá khả năng chịu đựng của thiết bị phân phối. _ Nguy cơ tự kích thích và tự dao động tăng lên dần. Đối với đường dây có độ dài lớn hơn 30 km thì phải đặt thêm thiết bị phụ : tụ điện bù dọc, kháng điện bù ngang, máy bù tĩnh, máy bù đồng bộ xử lý vấn đề tăng cao điện áp, quá tải máy phát trong chế độ không tải và non tải đảm bảo điện áp cuối đường dây hoặc nâng cao khả năng ổn định tĩnh. Lưới điện có đường dây cao áp và siêu cao áp ngắn, một đường dây không đặt thiết bị bù, nhưng toàn lưới phải đặt bù để giải quyết vấn đề kinh tế..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Đối với đường dây dài nếu sử dụng sơ đồ thay thế bằng thông số tập trung sẽ phạm sai số lớn. Do đó khi tính toán phải dùng phương pháp thông số rộng rãi hoặc phương pháp sơ đồ thay thế. Đường dây được chia thành các đoạn ngắn với các thông số tập trung rồi dùng phương pháp tính lặp. Lưới điện Việt Nam trong tương lai gần sẽ là lưới điện siêu cao áp 220 – 500 KV. Lưới điện này có cấu trúc phức tạp : Nhiều nguồn điện, nhiều mạch vòng, với nhiều cấp điện áp. Để hiểu được tính chất vật lý của đường dây cao áp và siêu cao áp, trên cơ sở đó có thể thiết kế và vận hành tối ưu đường dây này, người ta thường nghiên cứu các đường dây cao áp và siêu cao áp trong sơ đồ đơn giản : Sơ đồ hệ thống điện bao gồm đường dây dài có hai nguồn cung cấp ở hai đầu, bao gồn cả thiết bị bù các loại và máy biến áp tăng giảm ở hai đầu gọi chung sơ đồ này là hệ thống tải điện. Trên hình 1 dưới đây là các dạng thông thường của hệ thống tải điện.. _ Hình 1a là đường dây siêu cao áp nối hai thành phần của hệ thống điện gọi là hệ thống con 1 và 2. Đường dây này gọi là đường dây liên lạc hệ thống, dòng công suất trên đường dây này có thể một hướng hoặc hai hướng, hai hệ thống hỗ trợ, dự trữ cho nhau..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> _ Hình 1c là đường dây truyền công suất từ nhà máy điện đặt khá xa vào hệ thống điện trên đương nó cấp cho 1 trạm khu vực lớn. Điện áp trên thanh cái hệ thống U2 có thể xem là hằng số đối với dòng công suất trên đường dây. _ Hình 1d là trường hợp phức tạp hơn hai nhóm máy phát điện MP 1 và MP2 liên hệ với nhau với máy biến áp từ ngẫu. MP2 cấp điện cho hệ thống 220 KV và phát một phần nhập vào công suất từ MP1 đường dây 500 KV cấp điện cho ba trạm khu vực TKV1,TKV2, TKV3 và truyền công suất còn lại vào hệ thống nhận điện và cũng có khi từ hệ thống nhận điện về các trạm khu vực. _ Hình 1e là trường hợp hai nhà máy điện có công suất tương đương cấp cho một khu phụ tải..

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Nhìn chung trong tất cả các trường hợp trên đều được thể hiện bằng các thanh cái có điện áp cho trước và được coi là không đổi khi xác định một loại các chế độ làm việc của hệ thống. Do đó có thể thay thế hệ thống bằng mạng 4 cực như trên hình 1f trong đó hoặc là nhà máy điện cấp điện qua đường dây dài vào hệ thống là đường dây dài được cấp điện từ hai phía với điện áp U1, U2. 2. Truyền tải điện trên đường dây cao áp và siêu cao áp. 2.1 Hệ thống tải điện. Một DSCA hiển nhiên phải có máy biến áp (MBA) tăng áp đầu nguồn và MBA hạ áp cuối đường dây để cấp điện cho phụ tải. Không chỉ có vậy để đảm bảo chất lượng điện áp ở các chế độ mang tải khác nhau ( không tải, phụ tải min, phụ tải trung bình, phụ tải max) trên toàn bộ tuyến DSCA còn có các thiết bị bù : tụ bù dọc, tụ và kháng bù ngang, các thiết bị điều khiển. Tập hợp các nguồn, các MBA, các đoạn DSCA, các thiết bị bù và các thiết bị điều khiển thành một hệ thống gọi là hệ thống tải điện siêu cao áp. Trên hình giới thiệu một hệ thống truyền tải siêu cao áp. Hệ thống truyền tải này bao gồm hai hệ thống điện ( nguồn ) được nối với nhau bằng DSCA. Một trong hai hệ thống điện là nguồn phát, hệ thống có dư thừa công suất để tải công suất cho hệ thống kia. Hệ thống còn lại là phụ tải, hệ thống thiếu công suất cần có sự hỗ trợ công suất.. Hình 2. Hệ thống truyền tải siêu cao áp.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 2.2. Đường dây truyền tải điện. 2.2.1 Kết cấu đường dây. Kết cấu điển hình của một đường dây truyền tải điện trên không gồm có : cột, dây dẫn, sứ và các phụ kiện, dây chống sét.. Hình 3. Kết cấu điển hình của đường dây truyền tải điện (có phân pha) Các cột của đường dây trên không được sử dụng để giữ các dây dẫn ở độ cao nhất định so với mặt đất và mặt nước, đảm bảo cho người và các phương tiện giao thông hoạt động, để cho đường dây làm việc tin cậy. Các cột của đường dây được chế tạo từ thép, bê tông cốt thép và hợp kim nhôm. Hai mạch của đường dây trên không có thể bố trí trên cùng một cột..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Ngoài ra trên đường dây có U đm > 230 KV thì nên phân pha dây dẫn để hạn chế tổn thất vầng quang. Điện ap;kV Cột 10 Bê tông cốt thép 35 Bê tông Thép 110 Bê tông Thép 220 Bê tông Thép 500 Bê tông Thép. Khoảng cột; m 80÷150 200÷260 220÷270 220÷270 250÷350 220÷300 350÷450 250÷300 300÷450. Trong thực tế, đối với các đường dây truyền tải điện cao áp, người ta thường sử dụng các loại dây dẫn như : dây nhôm lõi thép AC, dây nhôm lõi thép tăng cường ACSR , dây toàn nhôm AAC, dây toàn hợp kim nhôm AAAC và dây nhôm lõi hợp kim nhôm ACAR. Sở dĩ, các loại dây nhôm được sử dụng phổ biến là vì giá thành thấp và chúng nhẹ hơn so với dây đồng. Có các loại dây dẫn sau: -Dây đơn chỉ có một sợi duy nhất: thường là dây thép, dây lưỡng kim lõi thép hủ đồng ở ngoài; - Dây vặn xoắn đồng nhất: nhiều sợi nhỏ (đồng, nhôm hay thép) vặn xoắn lại với nhau; - Dây vặn xoắn nhôm lõi thép, để tăng độ bền người ta làm lõi thép ở trong, các sợi nhôm ở bên ngoài; - Dây vặn xoắn nhôm lõi thép có thêm các sợi phụ bằng chất cách điện để tăng bán kính dùng cho điện áp 220 kV trở lên. Dây dẫn được gắn vào chuối sứ nhờ các kẹp dây. Khoảng cách tiêu chuẩn: gồm các khoảng cách ngắn nhất giữa dây dẫn được căng và đất, giữa dây dẫn được căng và công trình xây dựng, giữa dây dẫn và cột, giữa các dây dẫn với nhau..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> + Độ võng trên dây: là khoảng cách theo chiều thẳng đứng từ đường thẳng nối 2 điểm treo dây trên cột tới điểm thấp nhất của dây dẫn do tác dụng của khối lượng dây. + Lực căng dây: là lực căng kéo dây và kẹp chặt cố định dây dẫn trên cột. +Chế độ làm việc bình thường: là chế độ làm việc mà dây dẫn không bị đứt. + Chế độ sự cố: là chế độ mà dây dẫn bị đứt dù chỉ một dây. +Khoảng vượt trung gian của đường dây: khoảng cách theo mặt phẳng ngang giữa 2 cột. + Khoảng néo chặt: là khoảng cách theo mặt phẳng nằm ngang giữa 2 cột chịu lực gần nhau. Các cột chịu lực bao gồm các cột đầu tuyến, các cột cuối tuyến và các cột góc dây dẫn chuyển hướng đi. + Xà: Dùng để đỡ dây dẫn và cố định khoảng cách giữa các dây, được làm bằng sắt hoặc bê tông kích thước tùy vào cấp điện áp. + Sứ: sứ có tác dụng vừa làm giá đỡ cho các bộ phận mang điện vừa làm vật cách điện giữa các bộ phận đó với đất. Vì vậy sứ phải đủ độ bền, chịu được dòng ngắn mạch đồng thời phải chịu được điện áp của mạng kể cả lúc quá điện áp. +Sứ cách điện thường được thiết kế và sản xuất cho cấp điện áp nhất định và được chia thành hai dạng chính: sứ đỡ hay sứ treo dùng để đỡ hay treo thanh cái, dây dẫn và các bộ phận mang điện; sứ xuyên dùng để dẫn nhánh hay dẫn xuyên qua tường hoặc nhà. Đường dây có điện áp 110kV trở lên dùng sứ treo. +Ti sứ là chi tiết được gắn vào sứ đứng bằng cách vặn ren và chèn ximăng, cát được dùng làm trụ để kẹp chặt sứ với xà trên cột điện. Ti sứ được làm bằng thép, được sơn phủ hay mạ để chống gỉ. +Móng cột: có nhiệm vụ chống lật cột. Trong vận hành cột điện chịu lực kéo của dây và lực của gió bão..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> +Dây néo: tại các cột néo (cột đầu, cuối và góc đường dây), để tăng cường chịu lực kéo cho các cột này các dây néo được đặt ngược hướng lực kéo dây. Bộ chống rung: chống rung cho dây dẫn do tác dụng của gió. +Bộ chống rung gồm 2 quả tạ bằng gang nối với nhau bằng cáp thép, đoạn cáp được kết vào đường dây nhờ kẹp. Ngoài ra, trên cột và các xà đỡ còn được lắp đặt các tiết bị điện để phục vụ cho việc vận hành và bảo vệ hoạt động của lưới điện như: các cầu chì tự rơi, máy cắt phụ tải, dao cách ly, thiết bị tự đóng lại…. Hình 4. Bộ chống rung và móng cột. Ta có bảng thông số cơ bản đường dây 500 KV :.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 2.2.2 Các trạng thái làm việc của đường dây trên không : Xét về mặt cơ hoc, đường dây trên không sẽ vận hành trong các trạng thái khác nhau mà mỗi trạng thái chúng chịu tác động của các lực tương ứng. Mỗi trạng thái được đặc trưng bởi tập hợp các thông số môi trường và tình tạng dây dẫn và dây chống sét. Trạng thái môi trường ở dây là tốc độ gió và nhiệt độ không khí. Có 5 trạng thái để xem xét cơ học cho đường dây như sau: + Trạng thái nhiệt độ thấp nhất: Khi nhiệt độ thấp nhất, dây dẫn bị co lại, gây ứng suất trong dây lớn nhất. Dây bị co lại có thể gây lực kéo ngược chuỗi sứ và nhổ cột. + Trạng thái bão: Trạng thái này dây dẫn chịu tải trọng cơ học lớn nhất, ứng suất trong dây lớn nhất và dây bị lệch khỏi mặt phẳng đứng. + Trạng thái nhiệt độ trung bình: Đây là trạng thái làm việc lâu dài của dây dẫn. Dây dẫn chịu sự rung động thường xuyên do gió gây mỏi dây và gây nguy cơ đứt các sợi dây ở các chỗ kẹp dây..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> + Trạng thái nhiệt độ cao nhất: Dây dẫn bị giãn ra nhiều nhất làm cho khoảng cách từ dây dẫn thấp nhất đến đất là nhỏ nhất. Độ võng trong trạng thái này là độ võng lớn nhất. + Trạng thái quá điện áp khí quyển: Trạng thái này xảy ra trong các giờ giông sét, các dây dẫn bị gió làm dao động đến gần nhau và gần cột, làm cho khả năng gây phóng điện rất cao. Trạng thái này dùng để tính dây chống sét và kiểm tra độ lệch chuỗi sứ. 2.2.3 Tải trọng cơ học đối với đường dây trên không : Có hai tải trọng tác động lên dây dẫn là: - Tải trọng do trọng lượng dây gây ra; - Tải trọng do áp lực gió tác động lên dây dẫn. +Tải trọng cơ học do trọng lượng dây :. Trọng lượng 1m dây là G [kg/m], hoặc thành đơn vị [kg/m] = 9,81[daN//m]. Khi đó tỉ tải g1 do trọng lượng bản thân dây dẫn được xác định theo công thức: g1=. G0 G ; ơ [kg /m. mm 2 ]; hay g 1=9 , 81 0 ; ơ [ daN/m . mm2 ] F F. (5.1). trong đó F là tiết diện dây dẫn;[mm2] Do cấu tạo của dây vặn xoắn gồm nhiều sợi vặn xoắn với nhau nên chiều dài thực tế lớn hơn, khi đó tỉ tải g 1 vẫn tính theo công thức (5.1) nhưng nhân thêm với hệ số khoảng 1,02÷1,03. + Tải trọng do gió: Giả thiết gió thổi ngang vuông góc với chiều dài dây dẫn, gây ra áp lực (sức ép) đối với dây dẫn. Áp lực gió Pv trên 1m dây dẫn được tính theo công thức sau: Pv =a. k . q . S ; [ kg / m ]. Trong đó : a- hệ số không đều của gió;.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> k- hệ số động lực của không khí; S- bề mặt cản gió; m2. q- động năng của gió; [kg/m2] Nếu gió thổi chếch đi thì phải nhân thêm với sinφ (φ là góc hợp bởi tuyến dây và chiều gió). Hệ số không đều của gió dọc theo khoảng vượt phụ thuộc vào tốc độ v của gió như sau: Tốc độ gió; m/s Hệ số a. 20 1. 25 0,85. 30 0,75. 40 0,7. Hệ số động lực k của không khí phụ thuộc vào hình dáng, bề mặt mà gió tác dụng vào, đường kính dây dẫn, cụ thể như sau: - Dây dẫn có đường kính d≥20 mm thì k=1,1 - Dây dẫn có đường kính d<20 mm thì k=1,2 Bề mặt cản gió đối với chiều dài dây dẫn 1m chính bằng đường kính dây dẫn d; nếu đường kính d tính bằng mm thì S bằng d/1000 [m2] 2. v Động năng của gió có thể tra bảng có sẵn hay tính theo công thức: q=. 16. trong đó v là vận tốc gió [m/s]. Vậy áp lực gió PV đối với 1m dây dẫn được tính theo công thức sau: Pv =. a . k . d . v2 ; [ kg /m ] 1000 . 16. (5.2). Tỉ tải g2 do gió lên dây dẫn là : Pv a . k . d . v 2 g2= = ; F 16 . F . 1000. + Tỉ tải tổng hợp:. [ kg /m. mm 2 ]. (5.3). ,.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 2. 2. (5.4). g= √ g1 + g2. 2.2.4 Chống rung cho dây : + Hiện tượng rung dây : Khi gió thổi lê dây dẫn trong khoảng cột có thể tạo nên một dòng xoáy ở gần dây, dẫn đến tốc độ gió phía trên dây lớn hơn phía dưới làm cho áp lực gió tác động lên dây trở thành không đồng đều. Sự xuất hiện thành phần dọc của áp lực gió làm cho dây chuyển động lên, sao đó có xung lực tác động liên tục theo chiều lên xuống. Nếu tần số xung lực đó gần bằng tần số dao động riêng của dây thì dây sẽ dao động mạnh và duy trì. Đó là hiện tượng rung của dây dẫn trong khoảng cột. + Các biện pháp chống rung : Biện pháp chống rung có hiệu quả nhất và thường được áp dụng rộng rãi là dùng tạ chống rung (hình 5.10). Tạ chống rung gồm hai đối trọng (quả tạ) được nối với nhau bằng cán thép và được treo dây nhờ kẹp chuyên dụng. Khi có rung, thiết bị này sẽ triệt tiêu năng lượng dao động bởi ma sát giữa các sợi của cáp treo hai đối trọng. Kẹp. Dây dẫn. Tạ. Hình 5. Tạ chống rung Khi khoảng cột trên 500 m thì bắt buộc phải dùng tạ chống rung..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Loại tạ chống rung phụ thuộc vào tiết diện dây dẫn và dây chống sét (xem bảng 5.3) Kích thước tạ chống rung Loại dây. Độ dài;. Trọng lượng;kg. Mm. Quả tạ. Toàn bộ. Dây thép 50 mm2. 300. 0,8. 2,30. A-70-95; AC-70-95. 350. 0,8. 2,35. Dây thép 70 mm2. 400. 1,6. 4,05. A-120-185; AC-120-150; ACO-150; ACY120-150. 450. 1,6. 4,13. A-240; AC-185-240; ACO-185-240; ACY185-240. 500. 2,4. 5,60. A-300; ACO-300. 550. 3,2. 8,10. A-400-500; AC-300-400; ACO-400-500; ACY-300-400. 550. 3,2. 8,20. A-600; AC0-600. 600. 3,2. 8,30. Bảng 5.3 Khoảng cách đặt tạ và khối lượng tạ 2.3. Thông số cần tính toán đường dây. Tính toán về điện là xác định thông số chế độ của lưới điện. Tính toán về điện bao gồm tính các loại tổn thất trong hệ thống như tổn thất điện áp, tổn thất công suất, tổn thất điện năng cũng như các tính toán về phân bố công suất, lựa chọn tiết diện dây dẫn và cáp, các chế độ vận hành… Tính toán điện phục vụ cho công tác đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật của hệ thống cung cấp điện, xác định tổng phụ tải, chọn các phần tử của mạng điện, xác định phương án bù công suất phản kháng… Tùy mục đích sử dụng mà độ chính xác của các tính toán đòi hỏi khác nhau. Để khối lượng tính toán giảm bớt có thể sử dụng các biểu đồ, bảng tính có sẵn trong các sách tra cứu..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Các bước thực hiện lần lượt: xử lý các dữ kiện ban đầu (cấp điện áp, loại dây dẫn, sơ đồ mạng…), xây dựng sơ đồ thay thế, thực hiện tính toán và xử lý kết quả. + Sơ đồ thay thế lưới cung cấp điện: Thường dùng 2 loại sơ đồ: sơ đồ nguyên lý và sơ đồ thay thế. Sơ đồ nguyên lý là sơ đồ chắp nối các phần tử của lưới cung cấp điện (MBA, đường dây, máy cắt, attomat, cầu dao, cầu chì…) nhằm mô tả cách thức cấp điện từ nguồn đến các phụ tải. Sơ đồ thay thế là sơ đồ dùng trong quá trình tính toán lưới cung cấp điện, trên đó người ta đã thay thế các phần tử của lưới bằng các đại lượng đặc trưng cho quá trình truyền tải điện. + Sơ đồ thay thế đường dây tải điện: Sơ đồ thay thế đầy đủ của một đoạn đường dây tải điện là sơ đồ hình 3.. Hình 6: Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ thay thế đoạn đường dây tải điện dài l 2 (km) tiết diện F (mm ) Ba đại lượng cho quá trình truyền tải điện trên đường dây là Z, G và B đặc trưng. Trong đó: Z - tổng trở của đoạn dây, là đại lượng phức: Z = R + jX R – Điện trở đoạn đường dây: ρ - điện trở suất của vật liệu làm dây.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Có 3 loại vật liệu làm dây: nhôm (A), đồng (M) và thép (C), trong đó A, M dẫn điện, C làm tăng độ bền cơ. 2 2 ρA = 31,5 (Ωmm /km), ρM = 18,8 (Ωmm /km). R tượng trưng cho tổn thất công suất tác dụng do phát nóng dây dẫn. X tượng trưng cho tổn thất công suất phản kháng do từ hoá dây dẫn. Trong tính toán thực tế người ta lập sẵn các bảng tra r o (Ω/km) và xo(Ω/km) trong Phụ lục, khi đó tổng trở đoạn đường dây (km) là: Z = rol + jxol Muốn tra xo, ngoài biết tiết diện dây cần biết cách treo dây trên xà để xác định khoảng cách trung bình hình học D giữa các dây. G - Điện dẫn của đoạn đường dây, tượng trưng cho tổn thất công suất tác dụng do rò điện qua sứ, cột và do vầng quang điện. Vầng quang điện là hiện tượng khi là cường độ điện trường trên bề mặt dây dẫn đủ lớn làm ion hoá lớp không khí xung quanh tạo nên một vầng sáng xung quanh dây dẫn, mắt thườg có thể nhìn thấy được vào những đêm ẩm ướt cuối tháng tối trời, làm tổn hao công suất.. Tổn thất do công suất tác dụng do vầng quang thực tế chỉ xảy ra ở đường dây trên không điện áp >220kV. B – Dung dẫn của đoạn đường dây. Khi dây dẫn tải điện, giữa các dây đặt gần nhau và giữa dây với đất hình thành những bản cực, kết quả là tạo ra một công suất phản kháng Qc phóng lên đường dây. Với đường dây cao áp (110, 220KV) nhiều khi hiện tượng này có lợi vì nó bù lại lượng công suất Q tổn thất trên điện kháng X của đường dây, nhưng lại rất nguy hiểm ở những đường dây siêu cao đặc biệt khi không tải và non tải, làm cho điện áp cuối đường dây tăng cao vượt quá trị số cho phép..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> B = bo.l Với: bo là dung dẫn trên 1km đường dây; l là chiều dài đường dây. Lượng Qc do đường dây sinh ra tỉ lệ với bình phương điện áp tải điện. + Tổn thất điện áp: Tổn thất điện áp là đại lượng phức (véc tơ phức)ΔU = ΔU + j δU. Trong lưới cung cấp điện người ta chỉ quan tâm đến trị số của tổn thất điện áp, trị số này có độ lớn xấp xỉ độ lớn của thành phần thực ΔU. Tổn thất điện áp (thành phần thực) là do công suất tác dụng gây nên điện trở R và công suất phản kháng gây trên X.. Nếu P(kW), Q(kVAr), R, X(Ω), Udm(kV) thì ∆U(V) + Tổn thất công suất: Tổn thất công suất trên đường dây: Tổn thất công suất trên đường dây là một đại lượng phức ΔS = ΔP + j ΔQ Trong đó : ΔP – tổn thất công suất tác dụng do phát nóng trên điện trở đường dây; ΔQ – tổn thất công suất phản kháng do từ hóa đường dây. Tổn thất công suất trên đường dây xác định theo biểu thức: ̣ ΔS = Nếu S (kVA), P (kW), Q (kVAr), Z, X, R (Ω) và U đm (kV) thì ΔS (VA). Đơn vị công suất và tổn thất công suất thường dùng ở lưới cung cấp điện là (kVA). -3 Vì vậy muốn có kết quả là (kVA) cần phải nhân với 10 +Tổn thất điện năng:.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> _ Điện năng và tổn thất điện năng: Điện năng là lượng công suất tác dụng sản xuất, truyền tải hay tiêu thụ trong một khoảng thời gian. Trong tính toán thiết kế hệ thống thường lấy thời gian là một năm (8760 h). Nếu công suất P không đổi trong thời gian khảo sát T thì điện năng: A P.T. Khi đó tổn thất công suất tác dụng ΔP cũng không đổi trong thời gian T , lượng tổn thất điện năng sẽ là : A P.T Trường hợp công suất P thay đổi và có thể biễu diễn thành hàm P(t) thì điện năng trong khoảng thời gian T, có thể xác định : T. A P  t  .dt 0. Và nếu ΔP cũng được biểu diễn bằng hàm P(t) thì lượng tổn thất điện năng T. ΔA trong khoảng thời gian T xũng có thể xác định:. A P  t  .dt 0. + Giảm tổn thất điện năng: Muốn giảm tổn thất điện năng cần phải giảm tổn thất công suất tác dụng: P2  Q2 P  .R U2. Các giải pháp thực hiện đều nhằm vào mục đích tác động vào các đại lượng P, Q, R và U dẫn tới làm giảm P . PHẦN III. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỆN TỪ TRƯỜNG, QUÁ ĐIỆN ÁP DO ĐƯỜNG DÂY CAO ÁP VÀ SIÊU CAO ÁP GÂY RA. 3. Ảnh hưởng của điện từ trường 3.1 Tiêu chuẩn điện từ trường trong lưới điện cao áp và siêu cao áp.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Trên cơ sở tiếp thu các kết quả nghiên cứu đã được công nhận và khuyến cáo của các tổ chức CIGRE 1984, WHO..., trước khi ĐDK - 500 kV mạch 1 của Việt Nam đi vào vận hành, Bộ Năng lượng (nay là Bộ Công Thương) đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết như: Quy phạm trang bị điện 500 kV ban hành ngày 23/9/1992 theo Quyết định 450 NL/KHKT của Bộ Năng lượng; Tiêu chuẩn ngành về mức cường độ điện trường cho phép và quy định việc kiểm tra ở chỗ làm việc ban hành theo Quyết định 183NL/KHKT ngày 12/4/1994. Trong đó: Điều 1.1. Cường độ ĐT tác dụng trực tiếp lên người không được lớn hơn 25 kV/m. Điều 1.2. Mức cho phép của cường độ ĐT (E) phụ thuộc vào thời gian (T) mà con người chịu tác động trực tiếp của ĐT được quy định theo biểu thức sau: T = 0 , khi E > 25 T = 1/6 , khi 20 < E ≤ 25 T = 50/E - 2 , khi 5 ≤ E ≤ 20 T Không hạn chế , khi E <5 trong đó: E - cường độ ĐT tại chỗ làm việc, [kV/m] Điều 1.9. Khi làm việc trong trạm hay trên ĐDK 500 kV, thời gian làm việc dưới ĐT trong một ngày đêm không được vượt quá quy định. Điều 2.6. Quy định tất cả các kết cấu kim loại của công trình, nhà cửa cột, xà, dầm kim loại, giàn, hàng rào, dây căng kim loại, các thiết bị công nghệ sản xuất có khung, vỏ bằng kim loại... cách đường dây và trạm 500 kV dưới 100 m và.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 220 kV dưới 50 m hay giao chéo với đường dây điện cao áp đều phải được nối đất. Theo Nghị định 106/2005/NĐ-CP và Quy phạm trang bị điện năm 2006, hành lang bảo vệ đường dây 500 kV được giới hạn bằng hai mặt phẳng thẳng đứng cách dây dẫn ngoài cùng 7 m, chiều cao tối thiểu của dây dẫn đối với khu vực đông dân cư là 14 m, khu vực thưa dân cư là 10 m.; ĐIều kiện điện từ trường đối với nhà ở, công trình nằm trong hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp đến 220 kV, cường độ điện trường 5 kV/m tại điểm bất kỳ ngoài nhà cách mặt đất 1m và 1 kV/m tại điểm bất kỳ trong nhà cách mặt đất 1m (theo NĐ 106); đối với đường dây SCA 500 kV, không cho phép nhà ở, công trình tồn tại trong hành lang bảo vệ đường dây; đối với nhà ở sát gần hành lang tuyến, cường độ điện trường phải đảm bảo 5 kV/m. Căn cứ kết quả nghiên cứu, các tổ chức quốc tế và một số nước cũng đã khuyến cáo hoặc ban hành các quy định vệ sinh an toàn về ĐTT, tuy nhiên cũng chưa có sự thống nhất. Đặc điểm chung là hầu như chỉ quy định cho điện trường và có sự khác nhau về giới hạn cho phép. Giá trị cụ thể để xác định phạm vi bảo vệ vệ sinh an toàn điện trường thay đổi từ 1 - 3 kV/m đối với các vùng đã có nhà ở, bệnh viện, trường học... đến vùng dân cư chung mà phần lớn các nước quy định không lớn hơn 4 - 5 kV/m (như Nga, Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, úc, Đức và ICNIRP - (Uỷ Ban Quốc tế về bảo vệ bức xạ không ion hoá). Đối với các khu vực còn lại những nước có hệ thống điện phát triển như Nga, Mỹ, Anh và một số bang của Đức, Tiệp Khắc... quy định trong giải tương đối rộng từ 7 - 10 kV/m trong đó có cả các điểm ĐDK giao với đường ôtô, những vùng khó lui tới lên tới 20 kV/m (Nga). 3.2. Ảnh hưởng của điện từ trường đối với cơ thể người.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Trong số các nguồn trường điện từ tần số thấp, ta đặc biệt quan tâm đến trường điện từ của dòng điện tần số công nghiệp. Các thiết bị cao áp trên 330kV phát ra môi trường xung quanh một trường điện từ mạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Ở các thiết bị dưới 330kV trường điện từ có cường độ thấp hơn và hầu như không gây ảnh hưởng xấu đáng kể đến các đối tượng sinh vật. Các đường dây truyền tải điện cao và siêu cao áp có cường độ từ trường và cường độ điện trường đến 25A/m và 15kV/m. Các kết quả nghiên cứu đã xác định rằng tại một điểm bất kỳ trong trường của thiết bị điện siêu cao áp (tấn số 50 Hz), năng lượng của điện bởi cơ thể với sự hấp thụ bởi cơ thể người gấp 50 lần so với sự hấp thụ trong từ trường (trong vùng làm việc của thiết bị phân phối 750kV cường độ từ trường khoảng 20-25A/m). Sự tác động tiêu cực của trường điện từ dòng điện tần số công nghiệp chỉ được thể hiện ở cường độ từ trường ở mức 150 ÷ 200 A/m, do đó sự đánh giá mức độ nguy hiểm của trường điện từ của mạng điện siêu cao áp chỉ được tiến hành chủ yếu theo cường độ điện trường. 3.2.1 Sự tác động của trường điện từ đối với cơ thể người + Tác động sinh học của trường điện từ lên cơ thể :. Con người không thể nhìn thấy và không thể cảm nhận ngay được sự hiện diện của trường điện từ, chính vì vậy không phải bao giờ cũng có thể lường trước được sự nguy hiểm của sự tác động của chúng. Sự phát xạ điện từ tác động có hại đến cơ thể người. Kết quả của sự tác động của trường điện từ làm thay đổi các hoạt động của hệ thống thần kinh, tuần hoàn, nội tiết và nhiều hệ thống khác của cơ thể người. Sự tác động thường xuyên của bức xạ điện từ nhân tạo thực sự làm sa sút sức khỏe của mỗi cá thể người và sinh vật. Trẻ con và đặc biệt là thai nhi, rất nhạy cảm đối với sự tác động khó chịu của trường điện từ. Cơ chế hấp thụ năng lượng.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> của cơ thể người khá phức tạp. Cơ quan nhạy cảm nhất đối với sự tác động của trường điện từ là hệ thống thần kinh trung ương (cảm nhận chủ quan là mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt. . .) và hệ thống nội tiết. Việc làm suy giảm chức năng nội tiết sẽ gây hiệu ứng từ phía hệ thống tim mạch, tuần hoàn, miễn dịch và trao đổi chất v.v... Sự ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch gây ra sự suy giảm hoạt động của các cơ quan trao đổi chất, thay đổi mạch đập và nhịp tim. + Tác động nhiệt : Biểu hiện tác động đầu tiên của năng lượng điện từ là sự đốt nóng, mà có thể dẫn đến sự biến đổi, thậm chí sự tổn thương cho các tế bào và mô của cơ thể sống. Cơ chế hấp thụ năng lượng, thực sự hết sức phức tạp. Hiện tượng quá nhiệt của cơ thể khi hấp thụ năng lượng điện từ dẫn đến sự thay đổi tần số của mạch đập, nhịp tim và phản ứng mao mạch. Máu được coi là một chất điện phân, dưới tác động của trường điện từ, trong máu sinh ra các dòng điện ion, gây sự phát nóng các mô và tế bào. Với một cường độ xác định trường điện từ gây ra một ngưỡng đốt nóng mà cơ thể người không chịu nổi. Sự đốt nóng đặc biệt nguy hiểm đối với các cơ quan có hệ thống mao mạch kém với sự lưu thông máu ít (như mắt, não, dạ dày...). Đặc biệt nhạy cảm đối với hiệu ứng nhiệt là thủy tinh thể của mắt, túi mật, bọng đái và một số cơ quan khác. + Tác động gây rối loạn thần kinh : Cùng với tác động nhiệt, trường điện từ còn gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống thần kinh. Sự tác động của trường điện từ lên cơ thể người biểu hiện ở sự rối loạn chức năng của hệ thống thần kinh trung ương, cảm giác chủ quan là tăng sự mệt mỏi, đau đầu, kém hưng phấn, hay cáu gắt v.v. Người ta cho rằng sự phá hủy các chức năng sinh lý của cơ thể bởi tác động của trường điện từ lên từng phần khác nhau của hệ thống thần kinh. Trong đó sự.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> tăng kích thích của hệt hống thần kinh trung ương xây ra do tác động phản xạ của trường điện từ, còn hiệu ứng cản - do tác động trực tiếp của trường điện từ lên cấu trúc của não bộ và não lưng. Các chuyên gia cho rằng vỏ não là bộ phận nhạy cảm nhất đối với sự tác động của trường điện từ. + Tác động gây rối loạn hệ thống tuần hoàn : Trường điện từ gây rối loạn chức năng của hệ thống tim mạch và hệ thống trao đổi chất. Sự tác động lâu dài của trường điện từ gây hiện tượng đau thắt ở vùng tim. Sự bức xạ có hệ thống của năng lượng điện từ gây sự thay đổi huyết áp chậm mạch, dẫn đến sự mệt mỏi, đau đầu... + Tác động điện tĩnh : Cùng với sự tác động sinh học, điện trường còn gây ra sự xuất hiện của các điện tích giữa người và các vật dụng kim loại có điện thế khác so với cơ thể người. Nếu người đứng trực tiếp dưới đất hoặc trên sàn dẫn điện có tiếp xúc với đất, thì điện thế của nó so với đất sẽ là 0, còn nếu cách ly với đất, thì cơ thể người sẽ phải chịu một điện thế nhất định, mà đôi khi có thể đạt đến vài kilôvôn. Sự tiếp xúc của cơ thể người cách ly với đất đến các phần tử kim loại có tiếp đất sẽ dẫn đến hiện tượng truyền dẫn điện tích từ cơ thể người xuống đất, mà có thể gây cảm giác đau, đặc biệt ở thời điểm đầu tiên. Đôi khi trong sự tiếp xúc này có thể xuất hiện sự phóng điện. Trong trường hợp người tiếp xúc với các vật thể kim loại dài cách ly với đất như hệ thống ống dẫn, hàng rào thép có cột gỗ v.v., dòng điện chạy qua cơ thể người có thể đạt đến giá trị nguy hiểm. 3.3 Ảnh hưởng điện từ trường gây nhiễu sóng vô tuyến. Nó còn gây ra hiện tượng nhiễu song vô tuyến, ảnh hưởng tới mạng lưới thông tin liên lạc. 4. Ảnh hưởng của qúa điện áp do đường dây cao áp và siêu cao áp gây ra..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 4.1 Qúa điện áp đường dây cao áp và siêu cao áp. Quá điện áp xảy ra trong hệ thống điện gây nguy hiểm cho cách điện của các thiết bị, đặc biệt là các thiết bị quan trọng. 4.1.1 Nguyên nhân gây ra quá điện áp. _ Hiện tượng phóng điện sét. _ Qúa trình đóng cắt các thiết bị trong hệ thống điện. _ Các sự cố xảy ra trong hệ thống điện. 4.1.2 Các loại quá điện áp. + Quá điện áp khí quyển. Là do sét lan truyền trên các đường dây trên không. Đặc điểm của quá điện áp khí quyển là thời gian tác động ngắn khoảng (20¸60)ms, biên độ điện áp rất cao và có đặc tính xung. + Qúa điện áp nội bộ. Thường xuất hiện khi có sự thay đổi đột ngột thông số của mạng điện, do cộng hưởng hoặc do các thao tác đóng cắt. Ví dụ khi đóng cắt nhà máy điện, đóng cắt máy biến áp hoặc đường dây truyền tải điện, cũng như khi sự cố chạm đất các pha, ngắn mạch, đứt dây ... Quá điện áp nội bộ được phân biệt thành hai loại chính là: +) Quá điện áp thao tác: Thường xuất hiện khi có sự dao động năng lượng điện từ bên trong hệ thống điện khi thay đổi sơ đồ vận hành một cách đột ngột. Quá điện áp loại này có đặc tính dao động chu kì, kéo dài trong thời gian từ mấy phần trăm micrô giây đến vài giây. +) Quá điện áp cộng hưởng: thường xuất hiện khi tần số dao động riêng của mạng w0 gần bằng tần số xoay chiều w của nguồn điện, hoặc dưới dạng cộng hưởng thông số khi một trong các thông số của mạng điện thay đổi phù hợp. Ví dụ thay đổi điện cảm của các máy điện quay theo chu kì. Quá điện áp cộng hưởng cũng có tính chất dao động chu kì..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> 4.2 Ảnh hưởng của quá điện áp. + Qúa điện áp gây ra ngắn mạch hệ thống. Chế độ của hệ thống điện thay đổi đột ngột sẽ làm phát sinh quá trình quá độ điện từ, trong đó quá trình phát sinh do ngắn mạch là nguy hiểm nhất. Khi xảy ra ngắn mạch, tổng trở của hệ thống điện giảm, làm dòng điện tăng lên, điện áp giảm xuống. Nếu không nhanh chóng cô lập điểm ngắn mạch thì hệ thống sẽ chuyển sang chế độ ngắn mạch duy trì (xác lập). Từ lúc xảy ra ngắn mạch cho đến khi cắt nó ra, trong hệ thống điện xảy ra quá trình quá độ làm thay đổi dòng và áp. Dòng trong quá trình quá độ thường gồm 2 thành phần: chu kỳ và không chu kỳ. Trường hợp hệ thống có đường dây truyền tải điện áp từ 330 KV trở lên thì trong dòng ngắn mạch ngoài thành phần tần số cơ bản còn các thành phần sóng hài bậc cao. Nếu đường dây có tụ bù dọc sẽ có thêm thành phần sóng hài bậc thấp. _ Ngắn mạch: là một loại sự cốxảy ra trong hệ thống điện do hiện tượng chạm chập giữa các pha không thuộc chế độ làm việc bình thường. _ Ngắn mạch gián tiếp: là ngắn mạch qua một điện trở trung gian, gồm điện trở do hồ quang điện và điện trở của các phần tử khác trên đường đi của dòng điện từ pha này đến pha khác hoặc từ pha đến đất. Điện trở hồ quang điện thay đổi theo thời gian, thường rất phức tạp và khó xác định chính xác. Theo thực nghiệm:. Trong đó: I - dòng ngắn mạch [A] l - chiều dài hồquang điện [m] _ Ngắn mạch trực tiếp: là ngắn mạch qua một điện trởtrung gian rất bé, có thể bỏ qua (còn được gọi là ngắn mạch kim loại)..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> _ Ngắn mạch đối xứng: là dạng ngắn mạch vẫn duy trì được hệ thống dòng, áp 3 pha ở tình trạng đối xứng. _ Ngắn mạch không đối xứng: là dạng ngắn mạch làm cho hệ thống dòng, áp 3 pha mất đối xứng. _ Không đối xứng ngang: khi sự cố xảy ra tại một điểm,mà tổng trở các pha tại điểm đó như nhau. _ Không đối xứng dọc: khi sự cố xảy ra mà tổng trở các pha tại một điểm không như nhau. _ Sự cốphức tạp: là hiện tượng xuất hiện nhiều dạng ngắn mạch không đối xứng ngang, dọc trong hệ thống điện.. Hình 7. Ký hiệu và xác xuất xảy ra các dạng ngắn mạch + Nguyên nhân : _ Cách điện của các thiết bị già cỗi, hư hỏng. _ Quá điện áp. _ Các ngẫu nhiên khác, thao tác nhầm hoặc do được dự tính trước... + Hậu quả:.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> _ Phát nóng: dòng ngắn mạch rất lớn sovới dòng định mức làm cho các phần tử có dòng ngắn mạch đi qua nóng quá mức cho phép dù với một thời gian rất ngắn. _ Tăng lực điện động: ứng lực điện từ giữa các dây dẫn có giá trị lớn ở thời gian đầu của ngắn mạch có thể phá hỏng thiết bị. _ Điện áp giảmvà mất đối xứng: làm ảnh hưởng đến phụ tải. _ Gây nhiễu đối với đường dây thông tin ở gần do dòng thứ tự không sinh ra khi ngắn mạch chạm đất. _ Gây mất ổn định: khi không cách ly kịp thời phần tử bị ngắn mạch, hệ thống có thể mất ổn định và tan rã, đây là hậu quả trầm trọng nhất. + Quá điện áp khí quyển do sét lan truyền trên các đường dây trên không và quá điện áp do các sự cố trong hệ thống điện có thể lớn hơn điện áp thí nghiệm xung của cách điện của các thiết bị điện, dẫn đến gây chọc thủng cách điện, phá hoại thiết bị quan trọng như tụ bù dọc, kháng bù ngang và máy biến áp. + Quá điện áp tạm thời (TOV) là sự dao động quá áp trong khoảng thời gian tương đối dài. Quá điện áp tạm thời xuất hiện như là một kết quả của sự vận hành đóng cắt hệ thống hoặc hiện tượng ngắn mạch cũng như loại trừ sự cố. Quá điện áp tạm thời có những ảnh hưởng rất khác nhau lên hệ thống. Đa số chúng đều gây ra hồ quang, đánh thủng cách điện của thiết bị nếu biên độ quá điện áp cao. Chúng cũng gây ra hiện tượng từ hóa làm phát nóng cuộn dây của máy biến áp và kháng điện. Bên cạnh đó đối với chống sét van, hiện tượng quá điện áp làm ảnh hưởng đến đặc tính và khả năng hấp thụ nhiệt ổn định của nó. Hệ thống điện 500kV Việt Nam với chiều dài rất lớn (1438km) kết hợp với trở kháng nguồn tương đối cao là nguyên nhân gây ra các mức quá áp. Các hiện tượng xuất hiện TOV nguy hiểm nhất đối với lưới 500kV Việt Nam thường là nhảy máy cắt dẫn đến sa thải phụ tải. Nguyên nhân dẫn đến giá trị TOV cao là vì điện áp gia tăng do sự phóng điện của điện dung đường dây.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> 500kV đến các thành phần nguồn cảm ứng như máy phát, MBA và đường dây 500kV khác. Hiện tượng này còn nguy hiểm hơn đối với sơ đồ nguồn được kết nối đến một trung tâm phụ tải lớn thông qua một đường dây dài.. PHẦN IV. ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN.. Đường dây truyền tải điện trên không siêu cao áp, cao áp sinh ra trong không gian xung quanh nó một điện trường bao phủ dọc theo tuyến đường dây.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> truyền tải. Các trường hợp chủ động bố trí đảo pha đối với đường dây hỗn hợp nhiều mạch 220kV và 500kV luôn có xu hướng làm giảm cường độ điện trường sinh ra bởi đường dây truyền tải điện. Cường độ điện trường E≤5kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài nhà cách mặt đất 1m. Cường độ điện trường E≤1kV/m tại điểm bất kỳ ở trong nhà cách mặt đất 1m. Đối với đường dây 500kV và 220kV hỗn hợp cần phải có qui định cụ thể nhằm tránh lãng phí trong công tác tư vấn. Đối với đường dây hỗn hợp 500kV&220kV đi chung cột phải bố trí đảo pha mạch 500kV bên phải và 220kV bên trái hoặc ngược lại nhằm mục đích hạn chế cường độ điện trường. Dây dẫn của đường dây tải điện đang làm việc tạo ra trong không gian quanh nó điện trường và từ trường tần số công nghiệp. Độ phân bổ xa của điện trường phụ thuộc vào cấp điện áp của đường dây tải điện, khi điện áp càng cao thì vùng ảnh hưởng điện trường tăng cao càng lớn. Đường dây truyền tải điện trên không siêu cao áp sinh ra trong không gian xung quanh nó một điện trường bao phủ dọc theo tuyến đường dây truyền tải. Độlớn của cường độ điện trường này ngoài những phụ thuộc vào thông số kỹ thuật dây dẫn còn phụ thuộc vào độ cao treo dây và cách bố trí các pha trên cột. Hệ thống đường dẫn ảnh hưởng lớn đến quá điện áp và quá dòng điện của lưới điện khi có sự cốchạm đất một pha. Mức độ quá điện áp và quá dòng điện phụ thuộc vào loại lưới điện, đặc điểm đường dẫn và vị trí điểm xảy ra sự cố. Qua những nhận xét đánh giá trên ta rút ra được các kết luận : Ta thấy được vai trò rất quan trọng của mạng điện cao áp và siêu cao áp đối với đời sống của con người và đối với nền kinh tế. Hệ thống điện cao áp và siêu cao áp là nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất. Nó nâng cao.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> khả năng truyền tải điện đi xa tới các vùng miền núi và hải đảo xa xôi. Góp phần duy trì và đảm bảo an ninh năng lượng của quốc gia. Nhưng nó cũng có những nhược điểm như : nguy hiểm đối với con người, sinh vật, kinh phí xây dựng vận hành tốn kém, đòi hỏi trình độ về công nghệ kỹ thuật cao.. KẾT LUẬN Sau một thời gian thực hiện các chuyên đề với sự hướng dẫn của thầy giáo Ninh Văn Nam với sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn trong lớp cùng với sự nỗ.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> lực của các bạn trong nhóm, nhóm chúng em đã hoàn thành đồ án cung cấp điện với đề tài : “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐƯỜNG ĐÂY CAO ÁP VÀ SIÊU CAO ÁP ”. Tuy nhiên do thời gian và trình độ có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự giúp đỡ chỉ bảo của thầy giáo để chúng em hoàn thành tốt đồ án này. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo và các bạn trong lớp đã giúp đỡ chúng em làm đồ án này. Hà Nội, Ngày 2 Tháng 3 Năm 2013.

<span class='text_page_counter'>(37)</span>

×