Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

SKKN LOP 5 20122013 TOAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.66 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận Từ lâu giải toán đã trở thành một hoạt động trí tuệ, sáng tạo và hấp dẫn đối với nhiều học sinh, các thầy cô giáo. Vấn đề đặt ra trong hoạt động đó nhận ra dạng toán và lựa chọn các phương pháp giải các bài toán đó. Trong dạy học toán muốn người học giải tốt và có hứng thú với hoạt động giải toán điều quan trọng nhất là người thầy phải biết lựa chọ phương pháp và dẫn dắt học sinh, gợi mở cho các em để các em tự khám phá và tìm ra cách giải các bài toán nhanh, chính xác. Đặt biệt đối với học sinh lớp 5 thì người thầy và cách dẫn dắt của người thầy lại càng có vai trò lớn hơn bởi đây là cấp học mà các em bắt đầu học cách giải toán. Vì vậy, phương pháp là yếu tố quan trọng trong việc giúp học sinh giải toán. Biết lựa chọn phương pháp, tổ chức cho học sinh học phương pháp đó là yếu tố thành công trong dạy học toán. Với các bài toán về “Tỉ số phần trăm”, ở tiểu học có nhiều dạng toán khó tuy nhiên những bài toán về Tỉ số phần trăm thường là những bài toán mà lần đầu tiên các em tiếp xúc thường thấy rất lạ. Đặt biệt là những bài toán nâng cao được cho dưới dạng không có số liệu cụ thể, khá trừu tượng gây nhiều khó khăn cho học sinh khi giải. Tuy nhiên nó lại là một mảng kiến thức bổ ích, cần thiết vì các bài toán đều mang tính thực tiễn cao, gắn liền với thực tế cuộc sống, các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động kinh tế – hoạt động đang diễn ra ngày càng sôi động ở nước ta. Nắm chắc, hiểu sâu phần kiến thức này là rất cần thiết và bổ ích cho học sinh tiểu học mà người giáo viên là người phải giúp học sinh được điều đó. 2. Cơ sở thực tiễn Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy học sinh khi giải các bài toán liên quan đến Tỉ số phần trăm, đặc biệt là những bài toán khó, có tính trừu tượng cao, các mối tương quan hoàn toàn không được nêu rõ trong lời bài toán làm cho học sinh dễ nhầm lẫn không có hướng suy luận phù hợp . Học sinh gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi giải. Chính vì thế, học sinh rất ngại phải giải những bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm. Làm thế nào để giúp các em thấy tự tin, giải tốt các bài toán dạng này đó là trăn trở của các thầy cô giáo. Bản thân tôi có một vài kinh ngiệm đưa các bài toán liên quan đến Tỉ số phần trăm từ các dạng toán lạ thành các dạng toán quen thuộc bằng giải pháp “lượng hoá”giúp học sinh dễ hiểu từ đó các em không những giải tốt mà còn say mê, hứng thú hơn khi gặp những bài toán đó. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Khi giải các bài toán liên quan đến Tỉ số phần trăm nếu giáo viên biết dẫn dắt học sinh, hướng dẫn các em biết “lượng hoá” các bài toán thì những bài toán trừu tượng sẽ trở nên gần gũi, cụ thể mà học sinh dễ hiểu từ đó các em giải bài toán một cách dễ dàng. 1. Các bước tiến hành để giải một bài toán Bước 1. Tìm hiểu đề toán Mục tiêu là giúp học sinh nắm được nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài toán, biết thể hiện bài toán dưới dạng ngắn gọn, dễ hiểu. Bước 2. Lập kế hoạch giải Tìm cách giải bài toán ngắn gọn, đơn giản nhất. Bước 3. Trình bày bài giải Bước 4. Nhận định, đánh giá bài toán (thử lại) 2. Nhiệm vụ của giáo viên Khi hướng dẫn học sinh giải các bài toán liên quan đến Tỉ số phần trăm tập trung vào bước 2 để định hướng, giúp các em tìm ra hướng giải quyết bài toán một cách đơn giản nhất. 3. Nhiệm vụ của học sinh Tìm ra nhiều cách giải, so sánh đối chiếu các cách giải chọn cách giải đơn giản, dễ hiểu nhất, vận dụng giải các bài toán tương tự. 4. Các bài toán về Tỉ số phần trăm có ba dạng sau: Dạng 1. Tìm tỉ số phần trăm của hai số. Tổng quát. Muốn tìm tỉ số phần trăm của A so với B Cách giải. Tìm thương của hai số đó bằng cách lấy A : B Nhân thương đó với 100 và viết kí hiệu % vào bên phải tích tìm được. Dạng 2. Tìm giá trị phần trăm của một số. Tổng quát. Muốn tìm A% của B Cách giải. Ta lấy B x A : 100 (hoặc B : 100 x A) Dạng 3. Tìm một số khi biết giá trị phần trăm của số đó. Tổng quát. Muốn tìm một số khi biết A% của nó là B Cách giải. Ta lấy B : A x 100 (hoặc B x 100 : A) Trước hết ta tìm hiểu hai bài toán trong sách giáo khoa, các bài toán có số liệu cụ thể. Ví dụ 1. Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 18m, chiều rộng 15m. Người ta dành 20% diện tích mảnh đát để làm nhà. Tính diện tích phần đất dùng làm nhà. (Bài 3 trang 77, SGK Toán 5).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 20. Phân tích. Ta có 20% = 100 , vì vậy nêu ta coi diện tích mảnh đất là 100 phần thì diện tích làm nhà là 20 phần như thế rồi từ đó tính được diện tích phần đất làm nhà. Bài giải. Diện tích mảnh đất là: 18 x 15 = 270 (m2) Diện tích phần đất làm nhà là: 270 : 100 x 20 = 54 (m2) Đáp số: 54 m2 Ví dụ 2. Số học sinh khá giỏi của trường Vạn Thịnh là 552 em, chiếm 92 % số học sinh toàn trường. Hỏi trường Vạn Thịnh có bao nhiêu học sinh? Phân tích. Đây là dạng toán tìm một số khi biết giá trị phần trăm của số đó 92. Ta có: 92% = 100 . Vì vậy, nếu ta chia học sinh của trường là 100 phần, thì học sinh khá giỏi là 92 phần như thế. Bài giải. Một phần số học sinh toàn trường là: 552 : 92 = 6 (học sinh) Số học sinh của trường Vạn thịnh là: 6 x 100 = 600 (học sinh) Đáp số: 600 học sinh Đối với các bài toán trên mối quan hệ trong các bài toán (các dữ kiện) được nêu ra một cách tường minh cho nên học sinh lựa chon các phép tính khá dễ dàng. Tuy nhiên trong thực tế, không phải các dữ kiện trong một bài toán cũng thể hiện rõ ràng như vậy mà chúng ẩn sau những tình huống thực tế của bài toán. Vì vậy giả pháp “ lượng hoá” các số liệu đã cho để đưa các bài toán đó về dạng toán quen thuộc. Ví dụ 3. So với năm học 2006- 2007, số học sinh giỏi năm học 2007 - 2008 của một trường tiểu học tăng 25%. Hỏi so với năm học 2007 - 2008 số học sinh giỏi năm học 2006 - 2007 chiếm bao nhiêu phần trăm? Cách 1. Ta coi số học sinh năm học 2006-2007 là 100% Khi đó, số học sinh giỏi năm học 2007-2008 chiếm. 100% + 25% = 125% So với năm học 2006-2007, số học sinh gỏi năm học 2007-2008 chiếm số phần trăm là: 100% : 125% = 0,8 = 80% Đáp số: 80% Giáo viên gợi ý, dẫn dắt để học sinh tìm ra các cách giải khác. Sau đây chúng ta tìm hiểu cách giải khác bằng giải pháp “lượng hoá”..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Phân tích. Ta giả sử số học sinh giỏi năm học 2006-2007 là một số cụ thể . Tính số học sinh giỏi năm học 2007-2008 tăng lên so với năm học 2006-2007. Từ đó tìm số học sinh năm học 2007-2008 rồi tính tỉ số phần trăm của số học sinh giỏi năm học 2006-2007 so với năm học 2007-2008. Bài giải. Ta giả sử số học sinh giỏi năm học 2006-2007 là 100 học sinh. Số sinh giỏi năm học 2007- 2008 tăng thêm so với năm học 2006-2007 là: 100 : 100 x 25 = 25 (học sinh) Số học sinh gỏi năm học 2007- 2008 là: 100 + 25 = 125 (học sinh) So với năm học 2007 – 2008, số học sinh giỏi năm học 2006 - 2007 chiếm: 100 : 125 = 0.8 0.8 = 80% Đáp số : 80% Qua ví dụ trên cho học sinh so sánh hai cách giải, cách giải nào các em thấy quen thuộc hơn và cụ thể, dễ hiểu hơn. Để giúp học sinh trả lời cho câu hỏi đó, ta tiếp tục tìm hiểu các ví dụ tiếp theo. Ví dụ 4. Một người mua một cái áo ấm được hạ giá 20% so với giá niêm yết. Người đó lại bán cái áo ấy bằng với giá niêm yết thì người đó được lãi bao nhiêu phần trăm? Phân tích. Tương tự với bài toán trên, giả sử giá niêm yết là một số cụ thể nào đó . Từ đó tính giá mua áo, số tiền lãi thu được khi bán áo theo giả sử rồi tính số phần trăm tiền lãi. Bài giải. Giả sử giá niêm yết của cái áo là 100000 đồng Giá mua cái áo đó là: 100000 – (100000 x 20 : 100) = 80000 (đồng) * Người đó bán cái áo với số tiền lãi là: 100000 – 80000 = 20000 (đồng) Người ấy lãi số phần trăm là: 20000 : 80000 = 0,25 ** 0,25 = 25% Đáp số : 25% Để giải bài toán trên học sinh phải huy động các kiến thức: - Tìm giá trị phần trăm của một số (bước *) - Tìm tỉ số phần trăm của hai số (bước **) - Tính giá trị biểu thức.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Ví dụ 5. Nhân dịp ngày lễ 1- 6 một cửa hàng sách giảm giá 10% giá bìa. Tuy vậy của hàng vẫn lãi 12,5% so với giá mua. Hỏi thường ngày cửa hàng lãi bao nhiêu phần trăm so với giá mua? Phân tích, hướng dẫn học sinh giải: - Coi giá bìa quyển sách là một số cụ thể (với đơn vị đồng) - Từ đó tính giá bán khi hạ giá 10% - Tính giá vốn quyển sách - Tìm số tiền lãi có được khi bán theo giá bìa. - Tìm tỉ số phần trăm mà cửa hàng được lãi. Bài giải. Giả sử, giá bìa của quyển sách là 10000 đồng thì giá bán ngày lễ 1 – 6 là: 10000 – (10000 x 10 : 100) = 9000 ( đồng ) * Giá vốn của quyển sách là: 9000 : (100 + 12,5) x 100 = 8000 (đồng) Nếu bán theo giá bìa thì lãi được số tiền là: 10000 – 8000 = 2000 (đồng) Ngày thường cửa hàng lãi số phần trăm so với giá mua là: 2000 : 8000 = 0,25 ** 0,25 = 25% Đáp số : 25 % Để giải bài toán trên học sinh phải huy động các kiến thức: - Tìm giá trị phần trăm của một số (bước *) - Tìm tỉ số phần trăm của hai số (bước **) - Trừ các số tự nhiên, tính giá trị biểu thức Ví dụ 6. Giá bán xe máy tháng 2 tăng 11% so với tháng 1, giá bán xe máy tháng 3 giảm 11% so với tháng 2. Hỏi giá xe máy tháng 3 tăng hay giảm như thế nào so với tháng 1? Phân tích. - Coi giá bán xe máy tháng 1 là một số cụ thể. (nên coi giá bán là số tròn nghìn) - Tính giá bán xe máy tháng 2 so với tháng 1 - Tính giá xe máy tháng 3 so với tháng1 - So sánh giá bán xe tháng 3 so với tháng1 Bài giải. Coi giá bán xe máy tháng 1 là: 10000000 (đồng) Giá bán xe máy tháng 2 so với tháng 1 là: 10000000 + 10000000 x 11 : 100 = 11100000 (đồng) Giá bán xe máy tháng 3 so với tháng 2 là: 11100000 – 11100000 x 11 : 100 = 9879000 (đồng) Vì 9879000 < 10000000, nên giá bán xe máy tháng 3 giảm so với tháng 1..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> So với tháng 1 thì giá bán xe tháng 3 giảm: 10000000 – 9879000 = 121000 (đồng) So với tháng 1, giá bán xe máy tháng 3 giám số phần trăm so với tháng 1 là: 121000 : 10000000 = 0,0121 0,0121 = 1,21% Đáp số : 1,21% Ví dụ 7. Giá vé vào cửa vào cửa của một sân vận động là 20000 đồng sau khi hạ giá vé vào cửa thì số người vào xem tăng lên 25% và doanh thu tăng 12,5%. Hỏi sau khi hạ giá vé thì giá vé vào cửa là bao nhiêu? Phân tích. - Giả sử coi số người vào xem là một số cụ thể. - Tính số tiền bán vé thu được theo giá vé 2000 đồng - Tính số người vào xem khi hạ giá vé (số người vào xem tăng lên 25%) - Tính doanh thu khi hạ giá vé (doanh thu tăng lên 12,5%) - Từ đó tính giá vé sau khi hạ giá Bài giải. Giả sử lúc đầu lúc đầu khi chưa hạ giá vé có 80 người vào xem. Khi đó, số tiền thu được từ bán vé là: 20000 x 80 = 1600000 (đồng) Khi hạ giá vé, số người vào xem tăng thêm là 80 x 25 : 100 = 20 (người) Tổng số người vào xem khi hạ giá vé là: 80 + 20 = 100 (người) Khi hạ giá vé doanh thu từ bán vé tăng thêm số tiền là; 1600000 x 12,5 : 100 = 200000 (đồng) Tổng số tiền thu được từ bán vé khi hạ giá vé là: 1600000 + 200000 = 1800000 (đồng) Giá vé sau khi hạ là: 1800000 : 100 = 18000 (đồng) Đáp số: 18000 đồng Ví dụ 8. Khối lượng công việc tăng 80% nhưng năng suất lao động chỉ tăng 20%. Hỏi phải tăng số công nhân thêm bao nhiêu phần trăm để hoàn thành công việc ấy? Phân tích. Ta coi công việc được giao và năng suất của mỗi công nhân là một số cụ thể nào đó, từ đó ta tính khối lượng công việc khi khối lượng tăng lên 80%, tính năng suất mỗi công nhân khi năng suất tăng lên 20% từ đó ta sẽ tính được số phần trăm công nhân tăng lên tương ứng..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Bài giải. Giả sử, công việc mà công nhân được giao là đào 100m mương, năng suất mỗi công nhân là 10 m/ngày. Số mét mương mà công nhân cần đào khi tăng lên 80% là: 100 + 100 x 80 : 100 = 180 (m) Năng suất tăng thêm 20% nên năng suất của công nhân là: 10 + 10 x 20 : 100 = 12 (m/ngày) Với năng suất và khối lượng không thay đổi thì số công nhân cần để hoàn thành công việc là: 100 : 10 = 10 (công nhân) Khi thay đổi khối lượng và năng suất thì số công nhân cần để hoàn thành công việc là: 180 : 12 = 15 (công nhân) Số công nhân tăng thêm là: 15 – 10 = 5 (công nhân) Để hoàn thành công việc thì số công nhân phải tăng thêm là: 5 : 10 = 0,5 0,5 = 50% Đáp số: 50% Ví dụ 9. Một cửa hàng còn một số mứt không bán hết trong Tết. Cửa hàng bèn hạ giá 15%, vẫn không bán được cử hàng lại hạ giá 15% và đã bán hết số mứt ấy. Tuy vậy cửa hàng vãn lãi 15,6%. Hỏi trong Tết cửa hàng lãi bao nhiêu phần trăm? Hướng dẫn học sinh giải tương tự các ví dụ trên. - Giả sử số tiền thu được khi bán hết mứt là một số cụ thể - Tính số tiền thu được sau các lần hạ giá. - Tính số tiền thu được với số lãi 15,6% - Từ đó tính số tiền lãi trong Tết. Bài giải. Giả sử, số tiền thu được khi bán hết mứt mà không hạ giá là: 100000 đồng Số tiền thu được khi bán hết mứt khi hạ giá lần thứ nhất là: 100000 – 100000 x 15 : 100 = 85000 (đồng) Số tiền có được khi bán hết mứt sau khi hạ giá lần thứ 2 là: 85000 – 85000 x 15 : 100 = 72250 (đồng) Với số lãi 15,6% cửa hàng thu về số tiền khi bán hết mứt là: 100000 + 100000 x 15,6 : 100 = 115600 (đồng) Số tiền thu thêm được so với lần hạ giá lần 2 là: 115600 -72250 = 43350 (đồng) Trong Tết cửa hàng lãi : 43350 : 72250 = 0,6.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 0,6 = 60% Đáp số: 60% Một số bài Toán về hình học có liên quan đến tỉ số phần trăm ta cũng có thể áp dụng cách giải trên để giải một cách đơn giản, dễ hiểu. Ví dụ 10. Có một mảnh đất hình chữ nhật nêu ta tăng chiều dài 20%, giảm chiều rộng 20% thì diện tích của mảnh đất ấy tăng hay giảm và tăng giảm và tăng giảm bao nhiêu phần trăm? Phân tích. Để giải bài toán này ta cũng gán số đo chiều dài, số đo chiều rộng là một số cụ thể nào đó từ đó ta sẽ dễ dàng tính được diện tích cũ, diện tích mới rồi so sánh. Bài giải. Giả sử, chiều dài của mảnh đất đó là 20m, chiều rộng là 15m Diện tích của mảnh đất khi chưa thay đổi chiều dài chiều rộng là: 20 x 15 = 300 (m2) Chiều dài của mảnh đất khi tăng 20% là: 20 + 20 x 20 : 100 = 24 (m) Chiều rộng của mảnh đất ấy khi giảm 20% là: 15 – 15 x 20 : 100 = 12 (m) Diện tích của mảnh đất mới là: 24 x 12 = 288 (m2) 288 < 300, nên diện tích mảnh đất sẽ giảm. So với diện tích cũ diện tích mới giảm 300 – 288 = 12 (m2) Vậy diện tích của mảnh đất mới giảm số phần trăm là: 12 : 300 = 0,04 0,04 = 4% Đáp số: 4% Cách 2. Ta coi chiều dài của mảnh đất là a, chiều rộng của mảnh đất là b thì diện tích mảnh đất đó là: a x b 120. Chiều dài mảnh đất khi tăng lên 20% là: 100 80. Chiều rộng mảnh đất khi giảm 20% là: 100 Diện tích mảnh đất mới là:. a b. 80 96 120 100 a x 100 b = 100 a x b 100. Diện tích mảnh đất mới giảm số phần trăm là: 100. 96. a x b – 100 a x b = 4 %.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Đáp số: 4% Trong hai cách giải trên ta thấy giải theo cách 2 tuy ngắn gọn hơn nhưng khá trừu tượng đối với học sinh tiểu học. Vì vậy tôi đã chọn giải pháp “ lượng hoá” để hướng dẫn học sinh giải như cách 1. Ví dụ 11. Đáy của một tam giác tăng lên 15%, chiều cao tương ứng giảm đi 15% thì diện tích hình tam giác tăng hay giảm và tăng giảm bao nhiêu phần trăm? Học sinh giải tương tự như ví dụ 10 Bìa giải. Giả sử, độ dài cạnh đáycủa tam giác đó là 20cm, chiều cao tương ứng là 12cm Diện tích của tam giác cũ là: 20 x 12 = 120 (cm2) 2. Độ dài cạnh đáy khi tăng lên 15% là: 20 + 20 x 15 : 100 = 23 (cm) Chiều cao tương ứng khi giảm 15% là: 12 – 12 x 15 : 100 = 10,2 (cm) Diện tích hình tam giác mới là: 23 x 10 , 2 = 117,3 (cm2) 2. 117,3 < 120, nên diện tích hình tam giác mới giảm so với diện tích hình tam giác cũ. Diện tích mới giảm số xăng-ti-mét vuông là: 120 – 117,3 = 2,7 (cm2) So với diện tích hình tam giác cũ diện tích hình tam giác mới giảm số phần trăm là: 2,7 : 120 = 0,0225 0,0225 = 2,25% Đáp số: 2,25% Ví dụ 12: Có một mảnh đất hình thang nếu người ta tăng chiều cao lên 10%, giảm độ dài đáy bé 5%, đáy lớn 5%. Hỏi diện tích mảnh đất đó tăng hay giảm và tăng giảm bao nhiêu phần trăm? Hướng dẫn học sinh giải. - Giả sử chiều cao, đáy bé, đáy lớn là một số cụ thể. - Từ đó tính diện tích mảnh đất hình thang ban đầu.** - Tính diện tích mảnh đất sau khi thay đổi - So sánh diện tích mảnh đất trước và sau khi thay đổi..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Bài giải. Giả sử, chiều cao mảnh đất hình thang là 20m, đáy bé mảnh đất 10m, đáy lớn mảnh đất 16m. Diện tích mảnh hình thang đất ban đầu là: (10 + 16) x 20 : 2 = 260 (m2) Chiều cao mảnh đất khi tăng lên 10% là: 20 + (20 x 10 : 100) = 22 (m) Đáy bé khi giảm đi 5% là: 10 - (10 x 5 : 100) = 9,5 (m) Đáy lớn khi giảm 5% là: 16 – (16 x 5 : 100) = 15,2 (m) Diện tích mảnh đất khi thay đổi là; (9,5 + 15,2) x 22 : 2 = 271,7 (m2) Vì: 271,7 m 2 > 260 m2, nên diện tích mảnh đất tăng so với ban đầu. Diện tích mảnh đất mới hơn diện tích mảnh đất cũ số mét vuông là: 271,7 – 260 = 11, 7 (m2) Diện tích mảnh đất mới tăng lên số phần trăm so với diện tích cũ là: 11,7 : 260 = 0,045 0,045 = 4,5% Đáp số: 4,5% Trên đây là một số bài toán về Tỉ số phần trăm mà tôi đã giải và hướng dẫn học sinh giải. Thực tế cho thấy với giải pháp này đã giúp học sinh rất dễ tiếp thu và ứng dụng giải các bài toán tương tự rất hiệu quả. Rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo. III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM- KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 1. Bài học kinh nghiệm - Muốn dạy tốt môn Toán nói chung và phần toán giải toán liên quan đến Tỉ số phần trăm nói riêng giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với trình độ học sinh mà mình đang dạy. - Nghiên cứu thật kĩ nội dung bài toán, giải bài toán đó bằng nhiều cách có thể, lựa chọn cách giải phù hợp nhất để tổ chức hướng dẫn học sinh giải. - Khi “ lượng hóa’’ các thông số phải biết hướng dẫn học sinh lựa chọn các con số phù hợp để dễ dàng tính được kết quả nếu tính nhẩm được càng tốt. Con số lựa chọn phải gần sát với thực tế bài toán bởi việc “lượng hoá’’ không ảnh hưởng đến bản chất bài toán.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Tuy nhiên dạy toán không áp đặt học sinh phải theo sự định hướng của thầy cô mà khuyến khích các em phát huy tính sáng tạo, kích thích được tư duy đọc lập của học sinh. - Khuyến khích học sinh tìm ra nhiều cách giải cho một bài toán - Khi giải các bài toán về tỉ số phần trăm đặc biệt là các bài toán nâng cao có độ trừu tượng cao giáo viên phải biết dẫn dắt để giúp học sinh đưa được các bài toán đó về dạng quen thuộc. 2. Kiến nghị đề xuất - Tổ chuyên môn, nhà trường, cụm chuyên môn, Phòng Giáo dục thường xuyên tổ chức chuyên đề bồi dưỡng phương pháp dạy học có hiệu quả để nhân rộng, phổ biến trong các nhà trường nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học mũi nhọn, đại trà. - Các trường có chính sách khuyến khích giáo viên tự học, tự nghiên cứu giúp đỡ lấn nhau về mọi mặt đặc biệt là kiến thức bởi kiến thức là nền móng của sự sáng tạo. IV. KẾT LUẬN CHUNG Không có phương pháp là vạn năng, với cách giải các bài toán bằng giải pháp “lượng hoá” mà tôi đã đưa ra trong sáng kiến này cũng không thể áp dụng để giải cho tất cả các bài toán liên quan đến Tỉ số phần trăm. Điều cốt yếu là mỗi giáo viên phải có sự tìm tòi, sáng tạo để tìm cách giải và hướng dẫn học sinh giải các bài toán đó phù hợp với trình độ của các em, giúp các em thấy dễ hiểu và biết cách tư duy khi giải các bài toán. Muốn làm được điều đó, giáo viên phải có bản lĩnh và năng lực, sự biết tìm tòi sáng tạo, kích thích đựơc sự suy nghĩ ý thức tự học của các em. Áp dụng và vận dụng những phương pháp có hiệu quả để nâng cao hơn chất lượng dạy học. Chất lượng một giờ dạy không được đánh giá trên cơ sở bài diễn thuyết của thầy, cô mà phải căn cứ vào những điều mà học sinh làm được trong một giờ học, giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức một cách tự nhiên. Xin chân thành cảm ơn!.

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×