Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

On tap tiet 29 Ly 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.54 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ÔN TẬP TIẾT 29 - MÔN VẬT LÍ LỚP 8 I. Lí thuyết 1) Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào? Nếu công thức, đơn vị của công cơ học? Trả lời: Công cơ học phụ thuộc vào 2 yếu tố đó là Lực tác djng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển. Cồn thức: A=F.s, trong đó A là công của lực F; F là lực tác dụng vào vật; s là quãng đường vật dịch chuyển. Đơn vị của công là jun, ký hiệu là J. 2) Phát biểu định luật về công? Trả lời: Không có một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. 3) Công suất là gì? Viết công thức, tên gọi, đơn vị của các kí hiệu trong công thức tính công suất. Trả lời: Công suất là công thực hiện được trong 1 đơn vị thời gian. P. A t . Trong đó: A: công (J); t: thời gian (s); P: công suất (W). Công thức: 4) Cơ năng là gì? Đơn vị cơ năng? Kể tên các dạng cơ năng. Trả lời: Khi một vật có khả năng thực hiện công, ta nói vật có cơ năng. Cơ năng được đo bằng jun (J). Cơ năng tồn tại ở 2 dạng Thế năng và động năng 5) Thế năng hấp dẫn là gì? Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Trả lời: Cơ năng của một vật có được do vật có độ cao so với mặt đất thì ta nói vật có thế năng hấp dẫn. Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng và độ cao của vật. 6) Thế năng đàn hồi là gì ? Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào yếu tố nào? Trả lời: Cơ năng của một vật có được do tính đàn hồi của vật thì ta nói vật có thế năng đàn hồi. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi của vật. 7) Động năng là gì? Động năng phụ thuộc vào yếu tố nào? Cơ năng của một có được do chuyển động thì ta nói vật có động năng. Động năng phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật 8) Các chất được cấu tạo như thế nào? Tính chất gì? Trả lời: Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ bé, riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. Nguyên tử, phân tử có những tính chất: - Giữa các nguyên tử , phân tử có khoảng cách. - Nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng - Nhiệt độ của vật càng cao thì nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. 9) Nhiệt năng của một vật là gì, đơn vị đo nhiệt năng? Kể tên các cách làm thay đổi nhiệt năng và cho ví dụ ? Trả lời: Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nhiệt năng có đơn vị là Jun (J). Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng 2 cách: Thực hiện công và truyền nhiệt. - Thực hiện công: chà xát miếng đồng lên mặt bàn-> nhiệt năng của miếng đồng tăng. - Truyền nhiệt: bỏ miếng đồng vào một cốc nước nóng-> nhiệt năng của miếng đồng tăng, nhiệt năng của nước giảm. 10) Nhiệt lượng là gì? Đơn vị đo nhiệt lượng? Trả lời: Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm vào hay mất bớt trong quá trình truyền nhiệt. Nhiệt lượng có đơn vị là Jun (J).

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 11) Dẫn nhiệt là gì ? Dẫn nhiệt chủ yếu trong môi trường nào? Trong các chất rắn, chất nào dẫn nhiệt tốt nhất? Hãy sắp xếp tính dẫn nhiệt giảm dần trong môi trường: rắn , lỏng, khí. Trả lời: Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác gọi là sự dẫn nhiệt. Sự dẫn nhiệt xảy ra chủ yếu trong môi trường chất rắn. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Tính dẫn nhiệt giảm dần trong môi trường: rắn, lỏng, khí. 12)Đối lưu là gì? Xảy ra chủ yếu ở đâu? Trả lời: Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng những dòng chất lỏng hoặc chất khí. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong môi trường chất lỏng và chất khí. 13) Bức xạ nhiệt là gì? Xảy ra chủ yếu ở đâu? Trả lời: Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng những tia nhiệt đi thẳng. Bức xã nhiệt có thể xẩy ra cả trong chân không. II. Vận dụng 1) Lấy một cốc nước đầy và một muỗng nhỏ muối. Cho muối dần dần vào nước cho đến khi hết muỗng muối ta thấy nước vẫn không tràn ra ngoài. Giải thích tại sao? 2) Tại sao một vật không phải lúc nào cũng có cơ năng nhưng luôn có nhiệt năng? 3) Khi cọ xát miếng đồng lên mặt bàn, miếng đồng nóng lên. Ta nói miếng đồng nhận thêm nhiệt lượng. Đúng hay sai? Tại sao? 4) Tại sao trong ấm điện dùng để đun nước, dây đun thường đặt ở dưới gần sát đáy ấm, không được đặt ở trên? 5) Tại sao máy lạnh trong phòng thường được gắn ở vị trí cao, lò sưởi thì đặt ở dưới thấp? 6) Tại sao trời lạnh mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày? 7) Tại sao trời lạnh sờ tay vào thép thấy lạnh hơn sờ vào gỗ? Có phải vì nhiệt độ của thép thấp của gỗ không? 8) Tại sao nồi, xoong thường được làm bằng kim loại còn bát đĩa làm bằng sứ? 9) Tại sao ở nước ta khi sơn nhà, cửa không nên sử dụng màu tối? 10) Tại sao quả cầu thông gió gắn trên mái nhà lại tự quay được? III. Bài tập 1) Một anh công nhân đưa vật nặng 65 kg lên cao 20 m trong thời gian 120 s. Tính công và công suất của anh công nhân đó. Bỏ qua mát sát. (13000 J; 108.3 W)4 2) Một người đi xe đạp với lực không đổi 70N trên quãng đường dài 800 m với vận tốc trung bình 3,5 m/s, bỏ qua lực cản. Tính công và công suất của người đó. (56000 J; 228,6 W) 3) Một người đi xe máy, động cơ có công suất 6 KW trong 5 phút được 12 km. Tính công và lực kéo của động cơ. (1800000 J; 150 N) (Giờ sau kiểm tra 1 tiết).

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×