Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

Quản lý doanh thu với phương tiện vận tải tại công ty cổ phần xe khách thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.97 KB, 99 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ PHƯỢNG

QUẢN LÝ DOANH THU VỚI PHƯƠNG TIỆN
VẬNTẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XE KHÁCH
THÁI BÌNH

Chun ngành:

Kế tốn định hướng ứng dụng

Mã ngành:

8340301

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Bùi Bằng Đoàn

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài luận văn “Quản lý doanh thu đối với phương tiện vận tải
tại Công ty CP xe khách Thái Bình” là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tơi,
có sự hướng dẫn của PGS,TS. Bùi Bằng Đoàn.
Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được
công bố dưới bất cứ hình thức nào, trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào trước đây.
Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá
được chính tác giả thu thập từ các nguồn số liệu khác nhau và được ghi rõ trong phần


tài liệu tham khảo. Ngoài ra, bài luận văn này có tham khảo một số nhận xét, đánh giá
cũng như số liệu của các cơ quan, tổ chức khác và cũng được ghi chú trong phần tài
liệu tham khảo.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phượng

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy,
cô giáo Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, các thầy cô giáo
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã trang bị cho tơi kiến thức q báu để tơi hồn
thành khóa học.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Bùi Bằng Đoàn - người đã hướng
dẫn chỉ bảo tận tình cho tơi trong suốt q trình nghiên cứu để hồn thành luận văn này.

Tơi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần
xe khách Thái Bình đã hỗ trợ giúp đỡ tơi trong q trình điều tra thu thập tài liệu, số
liệu và cung cấp cho tôi những thông tin hữu ích về vấn đề cần nghiên cứu.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành nội dung nghiên cứu bằng tất cả năng lực và sự
nhiệt tình của bản thân, tuy nhiên luận văn này khơng thể tránh khỏi những thiếu sót,

tơi rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa
học và các cán bộ công nhân viên trong Công ty cổ phần xe khách Thái Bình để luận
văn này có giá trị thực tiễn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phượng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... v
Danh mục bảng......................................................................................................................... vi
Danh mục sơ đồ....................................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................. viii
Thesis abtract.............................................................................................................................. x
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung............................................................................................................ 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn....................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận................................................................................................................ 4


2.1.1.

Một số vấn đề chung về doanh thu và quản lý doanh thu.................................... 4

2.1.2.

Quản lý doanh thu trong doanh nghiệp vận tải hành khách ............................... 11

2.1.3.

Nội dung quản lý doanh thu đối với doanh nghiệp vận tải................................ 18

2.1.4.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý doanh thu trong doanh nghiệp vận tải...23

2.2.

Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................... 25

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý doanh thu trong các doanh nghiệp vận tải...................... 25

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm cho Công ty cổ phần xe khách Thái Bình ....................... 28

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu.............................................. 29
3.1.


Giới thiệu về Cơng ty cổ phần xe khách Thái Bình............................................ 29

3.1.1.

Q trình hình thành và phát triển của cơng ty.................................................... 29

3.1.2.

Cơ cấu tổ chức của công ty..................................................................................... 29

3.1.3.

Tài sản và nguồn vốn của công ty.......................................................................... 31

3.1.4.

Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty............................................................. 37

iii


3.2.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 38

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu................................................................................ 38


3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu....................................................................................... 40

3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu................................................................................ 40

3.2.4.

Phương pháp chuyên gia......................................................................................... 41

3.2.5.

Các chỉ tiêu chủ yếu sử dụng trong nghiên cứu................................................... 41

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận....................................................................... 42
4.1.

Tổ chức hoạt động và quản lý doanh thu đối với phương tiện vận tải tại công ty

42
4.1.1.

Tổ chức hoạt động tại Công ty cổ phần xe khách Thái Bình ............................. 42

4.1.2.

Quản lý doanh thu đối với phương tiện vận tải tại Công ty ............................... 44


4.2.

Đánh giá cơng tác khốn doanh thu theo đầu xe tại công ty ............................. 60

4.2.1.

Đánh giá thực trạng công tác khoán doanh thu theo đầu xe.............................. 60

4.2.2.

Nguyên nhân của những tồn tại.............................................................................. 60

4.3.

Giải pháp quản lý doanh thu tại Công ty cổ phần xe khách Thái Bình ............62

4.3.1.

Định hướng phát triển của cơng ty......................................................................... 62

4.3.2.

Giải pháp hồn thiện quản lý doanh thu tại công ty............................................ 63

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................ 69
5.1.

Kết luận...................................................................................................................... 69

5.2.


Kiến nghị.................................................................................................................... 70

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 72
Phụ lục....................................................................................................................................... 73

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BX

Bến xe

CCDV

Cung cấp dịch vụ

CNV

Công nhân viên

CP

Cổ phần


DN

Doanh nghiệp

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

Tài sản cố định

VAS

Chuẩn mực kế toán Việt Nam

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Nội dung các kế hoạch trong doanh nghiệp....................................................... 6
Bảng 2.2.

Bảng tổng hợp đặc điểm kinh tế kỹ thuật của các phương thức
vận tải................................................................................................................. 13


Bảng 2.3.

Các yếu tố liên quan tới xây dựng chỉ tiêu (gc, Gc) trong vận tải
đường bộ............................................................................................................ 22

Bảng 3.1.

Tài sản và nguồn vốn của Cơng ty CP xe khách Thái Bình....................... 33

Bảng 3.2.

Khả năng thanh tốn nợ của Cơng ty CP xe khách Thái Bình................... 34

Bảng 3.3.

Kết quả, hiệu quả kinh doanh sử dụng vốn cố định, lưu động của
Công ty CP xe khách Thái Bình..................................................................... 36

Bảng 3.4.

Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình SXKD từ năm 2014-2016 của
Cơng ty CP xe khách Thái Bình..................................................................... 37

Bảng 3.5.

Số lượng đối tượng điều tra (người).............................................................. 40

Bảng 4.1.

Phân bổ đầu xe và luồng tuyến vận chuyển tại công ty.............................. 42


Bảng 4.2.

Kết quả thực hiện kế hoạch doanh thu qua các năm tại Công ty ...............46

Bảng 4.3.

Bảng giá cước vận chuyển hành khách theo từng tuyến............................. 47

Bảng 4.4.

Tình hình thực hiện khốn doanh thu theo đầu xe năm 2017 .................... 50

Bảng 4.5.

Ý kiến của lái xe về mức khoán doanh thu theo đầu xe ............................. 51

Bảng 4.6.

Ý kiến của quản lý cơng ty về mức khốn doanh thu theo đầu xe ............52

Bảng 4.7.

Kết quả khảo sát về tuyến đường, giá cước xe............................................. 55

Bảng 4.8.

Ý kiến của lái xe, kế toán về quy định thu tiền theo đầu xe .......................59

Bảng 4.9.


Bảng xác định giá thành đơn vị tồn bộ tính cho 1 hành khách ................ 66

vi


DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1.

Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP xe khách Thái Bình.................. 30

Biểu đồ 4.1. Thực hiện kế hoạch doanh thu qua các năm tại công ty ............................. 46
Sơ đồ 4.1.

Quy trình kế tốn theo hình thức kế tốn máy tại Cơng ty cổ phần xe
khách Thái Bình................................................................................................ 57

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Phượng
Tên Luận văn: Quản lý doanh thu đối với phương tiện vận tải tại Cơng ty CP xe
khách Thái Bình.
Ngành: Kế tốn định hướng ứng dụng

Mã số: 8340301

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt
Nam Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở các vấn đề lý luận về doanh thu, quản lý doanh thu trong doanh
nghiệp, đề tài tập trung làm rõ đặc điểm phát sinh doanh thu và thực trạng quản lý
doanh thu tại Công ty CP xe khách Thái Bình, nhằm phát hiện những ưu điểm và hạn
chế của công tác này làm cơ sở đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý doanh thu
đối với phương tiện vận tải để ổn định và phát triển các hoạt động vận tải, tăng doanh
thu và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh tại Công ty CP xe khách Thái Bình.
Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn, tác giả đã thu thập dữ liệu thông qua các nguồn sau:
Nguồn dữ liệu thứ cấp: Đây là nguồn dữ liệu được thu thập từ Báo cáo tài
chính của cơng ty các năm từ 2015 đến 2017; từ hệ thống sổ sách kế tốn của cơng ty.
Thơng qua việc tìm hiểu trên trang web của Cơng ty cổ phần xe khách Thái Bình, sổ
sách kế tốn tại phịng kế tốn của cơng ty, tác giả đã thu được các thông tin tổng quát
về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty, báo cáo tài chính, các chứng từ, sổ kế
tốn liên quan đến doanh thu.
Nguồn dữ liệu sơ cấp: Đây là nguồn dữ liệu thu thập được qua việc quan sát và
lấy ý kiến từ các cá nhân. Trong quá trình tìm hiểu thực tế tại Cơng ty cổ phần xe
khách Thái Bình, tác giả đã trực tiếp quan sát quy trình làm việc, quy trình quản lý
doanh thu, cơng tác luân chuyển, xử lý chứng từ, lên báo cáo. Đồng thời, để thu thập
thơng tin một cách chính xác, đầy đủ, tác giả còn lấy ý kiến từ các cá nhân liên quan.
Đối tượng tham gia khảo sát nghiên cứu là nhân viên các phịng: kế tốn, vận tải, kế
hoạch kinh doanh; nhà quản trị công ty và lái xe. Qua phương pháp điều tra khảo sát
tác giả đã khảo sát được giá cả và tất cả các cung đường xe chạy của công ty. Các
phương pháp được tác giả sử dụng để thu thập nguồn dữ liệu sơ cấp gồm: Phương
pháp quan sát thực tế; Phương pháp điều tra.
Sau khi thu thập được dữ liệu, tác giả tiến hành tổng hợp, phân tích dữ liệu
thơng qua các phương pháp như: Thống kê mô tả, so sánh

viii



Kết quả chính và kết luận
Nghiên cứu đã bàn luận những khái niệm và chức năng quản lý doanh thu
trong doanh nghiệp, đặc điểm và nội dung quản lý doanh thu đối với doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ vận tải. Nội dung về quản lý doanh thu đề tài đã nghiên cứu bao
gồm: các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý doanh thu trong doanh nghiệp kinh
doanh vận tải; tình hình lập dự tốn; xác định giá cước (giá bán) dịch vụ vận tải; xác
định mức khoán doanh thu, thực hiện kiểm soát doanh thu, tổ chức thu tiền và cơng
tác hạch tốn. Từ cơ sở lý luận trong phần 1, tác giả đã đi sâu nghiên cứu thực trạng
quản lý doanh thu tại Công ty cổ phần xe khách Thái Bình và rút ra một số tồn tại hạn
chế nhứ: Về công tác xây dựng định mức, công ty đã xây dựng định mức doanh thu
nhưng chưa hồn thiện, phần lớn cịn mang tính chủ quan, dựa vào kinh nghiệm chưa
dựa theo thực tế khảo sát; Về cơng tác lập dự tốn doanh thu, chi phí, cơng ty chưa lập
và chưa có các dự tốn về doanh thu tiêu thụ, dự tốn về chi phí. Hiện nay, công ty
mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng các kế hoạch sản xuất vận tải – một biểu hiện ban
đầu của cơng tác dự tốn tĩnh (tính cho một khối lượng vận tải theo kế hoạch cụ thể);
Về việc phân tích thơng tin kế tốn, cơng tác phân tích thơng tin kế tốn hiện nay vẫn
chưa được tiến hành tại công ty....
Để đạt được mục tiêu quản lý doanh thu trong giai đoạn tới, trên cơ sở các
đánh giá về hạn chế, yếu tố ảnh hưởng đến quản lý doanh thu tác giả đã đề xuất một số
giải pháp chủ yếu nhằm quản lý doanh thu hiệu quả tại Cơng ty CP xe khách Thái
Bình trong thời gian tới như: Hồn thiện cơng tác xây dựng kế hoạch doanh thu; Xây
dựng lại phương pháp xác định giá cước vận tải; Đổi mới cách thức khốn doanh thu
và chi phí theo đầu xe; Tăng cường công tác thanh, kiểm tra.. Từ đó kết luận và kiến
nghị đến Nhà nước, Ủy ban Nhân dân tỉnh và lãnh đạo công ty nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý doanh thu tại công ty.

ix


THESIS ABTRACT

Author of the thesis: Nguyen Thi Phuong
Thesis title: Revenue management for means of transport at THAI BINH
PASSENGER AUTOMOBILE JOINT STOCK COMPANY
Majors: Accounting Application Oriented

Code: 8340301

Name of training institution: Vietnam National University of Agriculture
On the basis of the theories of revenue and revenue management in the
business, the thesis focuses on clarifying the characteristics of revenue and status of
revenue management at THAI BINH PASSENGER AUTOMOBILE JOINT STOCK
COMPANY, To identify the advantages and disadvantages of this work, use it as a
basis for proposing solutions to strengthen revenue management for vehicles to
stabilize and develop transportation activities, increase sales collect and improve the
efficiency of production and business at THAI BINH PASSENGER AUTOMOBILE
JOINT STOCK COMPANY.
In the thesis, the author has collected data through the following sources:
Secondary Data Source: This is the source of data collected from the
company's financial reports for the years from 2015 to 2017; from the accounting
books system of the company. By studying on the Website of THAI BINH
PASSENGER AUTOMOBILE JOINT STOCK COMPANY, bookkeeping in the
accounting department of the company, the author has obtained general information on
the organizational structure of the company's management apparatus, financial
statements, accounting records and accounting books related to turnover.
Primary data source: This is the data collected through observation and comments
of individuals. During the fact-finding process at THAI BINH PASSENGER
AUTOMOBILE JOINT STOCK COMPANY, the author directly observed working
procedures, turnover management procedures, rotation and processing of vouchers, and
reports. At the same time, to collect information accurately and completely, the author also
solicited comments from the relevant individuals. Participants in the study are the staff of

departments: accounting, transportation, business plan; corporate executives and drivers.
During the survey, the author investigated the price and all of the company's the driving
routes. Methods used by the author to collect primary data sources include: Practical
observation method; Survey method.

After collecting data, the author conducts synthesis and analysis of data
through the following methods: Descriptive statistics, comparative.

x


The study discussed the concepts and functions of revenue management in the
company, characteristics and content of revenue management for transport service
enterprises. The content of revenue management that research thesis includes: the
main factors affecting the management of turnover in transport business enterprises;
estimation situation; Determining the freight (sale price) of transport services;
Determine the level of turnover, control the turnover, organize the collection of money
and the accounting. From the theoretical basis in Part 1, the author has studied the
status of revenue management at THAI BINH PASSENGER AUTOMOBILE JOINT
STOCK COMPANY and draws some limitations as follows: Regarding the norm
development, the company has set up revenue norms but not yet completed, most of
them are subjective, based on experiences not based on actual survey; Regarding the
estimation of revenue and expenses, the company has not yet set up and has no
estimation of sales revenue, cost estimate. Currently, the company has just stopped at
working on the development of transport production plans - an early manifestation of
static estimation work (calculated for a specific volume of transport); On the analysis
of accounting information, the analysis of accounting information is currently not
conducted at the company.
To achieve revenue management objectives in the coming period, based on the
assessment of limitations and factors affecting revenue management, the author has

suggested some key solutions to effective revenue management in THAI BINH
PASSENGER AUTOMOBILE JOINT STOCK COMPANY in the coming time such
as: Complete the development of revenue plan; Reconfigure the method of
determining freight rates; Renew the method of contracting revenue and expenses
according to the vehicle's head; Strengthening the inspection and checking activities.
Then set out the conclusions and recommendations to the State, the provincial People's
Committee and leaders of the company to improve the efficiency of revenue
management at the company.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu của mọi doanh nghiệp là hướng tới phát triển bền vững và tối đa
hóa lợi nhuận. Để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp (DN) phải làm nhiều việc,
trong đó việc đầu tiên mà các nhà quản trị phải làm là tìm mọi cách để tăng được
doanh thu. Tăng doanh thu là cơ sở để thực hiện tốt các mục tiêu kinh doanh, thể
hiện qua kết quả, hiệu quả kinh doanh, đảm bảo bù đắp chi phí, thu hồi vốn, mở
rộng sản xuất, kinh doanh từ đó tạo điều kiện để tối đa hóa lợi nhuận. Để thực hiện
tốt các mục tiêu trên, nhà quản trị doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp qua
các công cụ cần thiết để tăng doanh thu một cách hợp lý, nói khác đi là phải quản
lý doanh thu theo hướng có lợi nhất để đạt được mục tiêu cao nhất.
Quản lý doanh thu nhằm mục đích nhận thức và đánh giá một cách đúng đắn,
tồn diện và khách quan tình hình thực hiện các chỉ tiêu doanh thu của DN trong
kỳ về số lượng, kết cấu chủng loại và giá cả hàng bán,… qua đó thấy được mức độ
hồn thành các chỉ tiêu kế hoạch doanh thu một cách chi tiết và cụ thể. Thông qua
các biện pháp quản lý, tiến hành phân tích kết quả kinh doanh nói chung, chỉ tiêu
doanh thu nói riêng sẽ cho thấy được những mâu thuẫn tồn tại và nguyên nhân ảnh
hưởng, bao gồm cả khách quan và chủ quan để từ đó đưa ra những chính sách,

biện pháp quản lý thích hợp nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng, tăng doanh thu,
tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, quản lý doanh thu được coi là nội
dung có vị trí rất quan trọng đối với các nhà quản trị và còn là yếu tố sống còn của
DN. Quản lý doanh thu cũng đòi hỏi các bộ phận có liên quan trong doanh nghiệp
cần phải thường xun phân tích, đánh giá tình hình biến động của doanh thu, để
tìm cách mở rộng thị trường và phát triển DN một cách bền vững.
Công ty CP xe khách Thái Bình là một doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực
kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Cơng ty chun về dịch vụ vận tải
hành khách, vận tải bằng xe buýt;…. theo nhiều luồng tuyến khác nhau. Cũng
như các doanh nghiệp khác, Công ty CP xe khách Thái Bình ln đặt ra cho mình
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, trong đó điều quan tâm thường xun của cơng ty là
phải tìm cách tăng doanh thu và giảm chi phí. Do đặc điểm hoạt động

1


trong lĩnh vực vận tải hành khách nên ngoài việc phải tự xây dựng cho mình một
chiến lược kinh doanh phù hợp với thị trường, cịn phải có cách thức quản lý phù
hợp mới có thể đạt được mục tiêu đề ra.
Trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách có những đặc thù riêng so với
nhiều lĩnh vực hoạt động khác, trong đó việc xác định và quản lý doanh thu trên
mỗi đầu xe khá nan giải và phức tạp. Do doanh nghiệp có nhiều đầu xe có số ghế
khác nhau, tham gia vận hành trên nhiều luống tuyến, cự ly khác nhau nên việc xác
định doanh số trên mỗi đầu phương tiện có một ý nghĩa rất quan trọng, vừa đảm
bảo phát triển kinh doanh, vừa thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước.
Việc quản lý hợp lý doanh thu còn là một chỉ tiêu để DN đánh giá chính xác tình
hình và kết quả kinh doanh trong kỳ, từ đó tìm ra các ngun, đề xuất các giải
pháp để tăng doanh thu.
Qua thời gian hoạt động, Cơng ty CP xe khách Thái Bình đã có nhiều biện
pháp quản lý từng đầu xe, theo từng tuyến một cách phù hợp. Tuy nhiên đây là lĩnh

vực hoạt động có nhiều đặc thù nên việc quản lý doanh thu cho từng đầu xe, theo
từng tuyến cịn có nhiều hạn chế. Từ thực tế trên đặt ra yêu cầu cần phải có nghiên
cứu đầy đủ để đánh giá đúng thực trạng cơng tác quản lý nói chung, quản lý doanh
thu nói riêng, đặc biệt là chỉ ra những ưu điểm, những hạn chế cần khắc phục, để
có giải pháp quản lý doanh thu trên mỗi đầu phương tiện vận tải một cách hợp lý
nhất.
Cũng có ý kiến cho rằng, kết quả kinh doanh của Công ty trong thời gian qua
chưa tương xứng với tiềm năng phát triển cũng như mục tiêu kế hoạch mà công ty
đã đề ra. Hiện nay số lượng đầu xe của Công ty nhiều, chạy trên nhiều hướng
tuyến khác nhau nên công việc kiểm sốt hoạt động của từng đầu phương tiện rất
khó khăn. Cơng ty đã thực hiện giao khốn doanh thu theo mỗi đầu xe nhưng tình
trạng thất thốt doanh thu vẫn chưa được kiểm sốt một cách chặt chẽ. Chính vì
vậy, xây dựng các biện pháp, tổ chức và thực hiện tốt công tác quản lý doanh thu
đối với các phương tiện vận tải hành khách sẽ góp phần tích cực giúp Công ty
không ngừng tăng doanh thu, thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và nâng cao
vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi chọn nội dung “Quản lý doanh
thu đối với phương tiện vận tải tại Công ty CP xe khách Thái Bình” làm đề tài
luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở các vấn đề lý luận về doanh thu, quản lý doanh thu trong doanh
nghiệp, đề tài tập trung làm rõ đặc điểm phát sinh doanh thu và thực trạng quản lý
doanh thu tại Cơng ty CP xe khách Thái Bình, nhằm phát hiện những ưu điểm và
hạn chế của công tác này làm cơ sở đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý
doanh thu và phát triển sản xuất, kinh doanh tại công ty.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về doanh thu và quản lý doanh thu
trong doanh nghiệp vận tải hành khách.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý doanh thu trong doanh nghiệp
vận tải.
Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý doanh thu đối với các phương tiện
vận tải tại Cơng ty CP xe khách Thái Bình.
Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý doanh thu đối với phương tiện
vận tải, nhằm ổn định và phát triển các hoạt động vận tải, tăng doanh thu và nâng
cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh tại Công ty CP xe khách Thái Bình.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến quản lý doanh
thu đối với phương tiện vận tải tại doanh nghiệp vận tải hành khách. Trên cơ sở
đánh giá thực trạng công tác quản lý, đề tài sẽ đề xuất các giải pháp tăng cường
quản lý doanh thu trên đầu phương tiện vận tải hành khách cho doanh nghiệp.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu đặc điểm doanh thu và quản
lý doanh thu đối với phương tiện vận tải tại doanh nghiệp vận tải hành khách.
Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại Cơng ty CP xe khách Thái
Bình.
Phạm vi thời gian: Số liệu sử dụng nghiên cứu đề tài từ năm 2015 đến
2017; Thời gian thực hiện đề tài từ 2017 đến 2018.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số vấn đề chung về doanh thu và quản lý doanh thu

2.1.1.1. Khái niệm và chức năng quản lý
Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về quản lý, tùy thuộc vào mục
đích và hướng nghiên cứu khác nhau. Có quan niệm cho rằng, quản lý là hành
chính là cai trị; cũng có quan niệm lại cho rằng, quản lý là điều hành, điều khiển,
là chỉ huy. Các quan niệm này khơng có gì khác nhau về nội dung mà chỉ khác
nhau ở cách dùng thuật ngữ. Về bản chất các quan niệm trên đều có sự thống nhất
và cho rằng, quản lý là một biện pháp, cách thức điều hành của các chủ thể quản lý
đối với khách thể quản lý. Quản lý cũng là một nghệ thuật, địi hỏi phải có văn hóa
do các đối tượng liên quan có yếu tố con người.
Các quan điểm trên cũng thống nhất những nội dung cơ bản và đều cho rằng
quản lý là một quá trình, một cách thức thực hiện do một hay nhiều người thực
hiện, nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác nhau để đạt được những
kết quả, mục đích mà một người hành động riêng rẽ không làm được.
“Quản lý là q trình lập kế hoạch, tổ chức, bố trí nhân sự, lãnh đạo và kiểm
sốt cơng việc và những nỗ lực của con người, đồng thời vận dụng một cách có
hiệu quả mọi tài ngun, để hồn thành các mục tiêu đã định” (Nguyễn Đức Lợi,
2008).
Quản lý là quá trình tác động thường xun, liên tục và có tổ chức của chủ
thể quản lý (hệ thống quản lý) đến đối tượng quản lý (hệ thống bị quản lý) nhằm
phối hợp các hoạt động giữa các bộ phận, các cá nhân, các nguồn lực lại với nhau
một cách nhịp nhàng, ăn khớp để đạt đến mục tiêu của tổ chức với hiệu quả cao
nhất.
Cũng đã có rất nhiều khái niệm, quan điểm khác nhau về quản lý nhưng có
thể khái quát các điểm chung và thống nhất về bản chất của quản lý theo các nội
dung như sau:
Quản lý là sự tác động có hướng của con người nhằm mục đích biến đổi đối
tượng quản lý từ trạng thái này sang trạng thái khác bằng các phương pháp tác
động khác nhau.

4



Quản lý doanh nghiệp là quá trình vận dụng những quy luật kinh tế, quy
luật xã hội, quy luật tự nhiên trong việc lựa chọn, xác định những biện pháp về
kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ thuật.... để tác động đến các yếu tố vật chất của sản
xuất, kinh doanh để đạt được các mục tiêu đã xác định.
Cũng như trong q trình sản xuất, cơng tác quản lý cũng cần có ba yếu tố:
nhà quản lý, các cơng cụ quản lý, đối tượng quản lý. Sản phẩm của quản lý là các
quyết định, các biện pháp, các chỉ thị, các mệnh lệnh để kích thích sản xuất tăng
trưởng và phát triển với hiệu quả cao hơn.
Bản chất của quản lý được thể hiện qua các chức năng của nó. Tùy theo cách
diễn đạt, tiếp cận mà cũng có nhiều quan điểm khác nhau về các chức năng quản
lý. Tuy nhiên, cho dù cách diễn giải có khác nhau, nhưng các quan điểm đều thống
nhất quản lý thể hiện qua 4 chức năng, đó là: chức năng dự tốn, kế hoạch; chức
năng tổ chức thực hiện; chức năng kiểm tra, giám sát và chức năng lãnh đạo hay ra
quyết định.
Chức năng Kế hoạch: thể hiện các nội dung liên quan đến việc xây dựng, xác
định mục tiêu và cách tốt nhất để đạt được nó. Kế hoạch xác định trước phải làm gì
(what), như thế nào (how), vào khi nào (when) và ai (who) sẽ làm. Kế hoạch cũng
là một nhịp cầu từ hiện tại tới tương lai mà nhà quản lý phải xây dựng và xác định
thông qua các mục tiêu, chương trình cụ thể và được coi là căn cứ quan trọng của
mọi hoạt động.
Chức năng kế hoạch cịn thể hiện qua việc dự tính những cách thức ứng phó
với những bất định của mơi trường bên ngồi và nội bộ doanh nghiệp. Ngay khi
tương lai có độ chắc chắn và tin cậy cao thì kế hoạch vẫn là cần thiết để tìm ra
những giải pháp tốt nhất đạt mục tiêu đề ra.
Nội dung của Kế hoạch bao gồm việc xác định công việc, phối hợp hoạt
động của các bộ phận nhằm thực hiện mục tiêu chung. Kế hoạch hóa quan tâm đến
mục tiêu chung đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Kế hoạch hóa là cơ sở
quan trọng cho cơng tác kiểm tra và điều chỉnh.

Việc xây dựng kế hoạch bao gồm cả kế hoạch dài hạn (chiến lược) và kế
hoạch từng nghiệp vụ (tác nghiệp). Kế hoạch chiến lược là các chương trình hành
động tổng quát: triển khai và phân bố các nguồn lực để đạt được các mục tiêu cơ
bản toàn diện và lâu dài của tổ chức. Kế hoạch chiến lược là đường lối hành động
chung nhất để đạt được mục tiêu. Kế hoạch chiến lược vạch ra bởi những nhà

5


quản lý cấp cao. Kế hoạch chiến lược cần được căn cứ vào sứ mệnh, nhiệm vụ,
chức năng, lĩnh vực
tổ chức. Kế hoạch 15 năm, 10 năm, 5 năm... thuộc về kế hoạch chiến lược.
Bảng 2.1. Nội dung các kế hoạch trong doanh nghiệp
Kế hoạch
Tiêu chí
Ảnh hưởng
Thời gian
Mơi trường
Mục tiêu
Thơng tin
Kết quả
Thất bại
Rủi ro
Tính chi tiết
Nguồn: Ngơ Kim Thanh và Lê Văn Tâm (2012)

Kế hoạch tác nghiệp cụ thể hóa chương trình hoạt động của tổ chức theo
khơng gian (cho các đơn vị trong tổ chức) và theo thời gian (kế hoạch hàng năm,
kế hoạch hàng quí, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần, kế hoạch ngày, đêm, ca, giờ).
Kế hoạch tác nghiệp được xây dựng trên cơ sở và cụ thể hóa kế hoạch chiến lược.

Theo cấp quản lý thì có: Kế hoạch chung của doanh nghiệp, kế hoạch của bộ phận,
kế hoạch của từng đội sản xuất, kế hoạch của từng nhóm thiết bị.
Chức năng Tổ chức thực hiện kế hoạch: Tổ chức có nghĩa là sắp xếp và bố trí
cơng việc, giao quyền hạn và trách nhiệm, phân phối các nguồn lực nhằm tích cực
thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. Cơng tác tổ chức có 2 nội dung sau:
Tổ chức về cơ cấu bộ máy: Thể hiện qua cơ cấu quản lý (chủ thể quản lý)
và cơ cấu sản xuất, kinh doanh (đối tượng bị quản lý);

6


Tổ chức quá trình hoạt động: Thể hiện qua quá trình tổ chức quản lý, quá
trình sản xuất, kinh doanh cho từng hoạt động.
Tổ chức là việc phân chia hệ thống quản lý thành các bộ phận và xác định
các mối quan hệ giữa chúng, xác định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của chúng
và lựa chọn, bố trí cán bộ vào các cương vị phụ trách các bộ phận đó.
Tổ chức cũng là việc xác định những hoạt động cần thiết để đạt được các
mục tiêu chung. Đó là việc nhóm các hoạt động thành các bộ phận; Giao cho một
người quản lý một bộ phận; Giao quyền hạn, trách nhiệm cho người quản lý; Qui
định các mối quan hệ bên trong tổ chức.
Tổ chức cũng là việc xác định biên chế bao gồm việc bổ nhiệm các chức vụ
theo yêu cầu đặt ra bởi cơ cấu tổ chức. Nó gắn liền với việc đặt ra những yêu cầu
cho một công việc, bao gồm cả việc tuyển chọn những người đảm nhận các chức
vụ.
Chức năng Giám sát, kiểm tra: Cho dù một kế hoạch được xây dựng hợp lý,
phù hợp và q trình tổ chức có hồn hảo đến đâu cũng không phải đều dễ dàng
đạt được mục tiêu nếu như không làm tốt công tác kiểm tra, giám sát các hoạt
động. Xã hội luôn biến động, đặc biệt là tác động của nền kinh tế thị trường luôn
làm thay đổi các yếu tố dấn đến các chỉ tiêu kế hoạch được xây dựng, các hình
thức và điều kiện tổ chức sẽ khơng cịn phù hợp. Thực tế trên đòi hỏi phải thường

xuyên kiểm tra để phát hiện những sai lệch để có giải pháp điều chỉnh kịp thời.
Kiểm tra là so sánh giữa mục tiêu kế hoạch với kết quả thực tế trong từng
khoảng thời gian. Đó là q trình theo dõi hoạt động của doanh nghiệp thơng qua
việc thiết lập hệ thống thông tin quản lý, các tiêu chuẩn đánh giá và thu thập các
thông tin nhằm xử lý điều chỉnh các hoạt động sao cho quá trình thực hiện phù hợp
với mục tiêu của doanh nghiệp. Kiểm tra gồm có 4 nội dung chính:
-

Xây dựng các tiêu chuẩn hoặc các chỉ tiêu hoạt động.

-

Đo lường các kết quả thực tế đã xảy ra.

-

So sánh kết quả thực tế với tiêu chuẩn hoặc các chỉ tiêu.

-

Điều chỉnh các họat động nếu phát hiện ra những sai lệch.

Hoạt động kiểm tra bao gồm nhiều nội dung, cách thức, như: Kiểm tra đầu
vào, kiểm tra nội dung quá trình, kiểm tra đầu ra; Kiểm tra chủ động

7


(phịng ngừa các sai sót) và bị động; Kiểm tra toàn bộ hay kiểm tra chuyên đề;
Kiểm tra thường xuyên (định kỳ theo kế hoạch) và đột xuất; Kiểm tra trực tiếp và

gián tiếp...
Chức năng lãnh đạo, ra quyết định: Lãnh đạo hay chỉ huy là chức năng quan
trọng trong quản lý. Lãnh đạo cũng thể hiện qua việc ra các quyết định trên cơ sở
mục tiêu và các biến động của thị trường thông qua kiểm tra, giám sát đã phát
hiện.
Lãnh đạo là q trình thu hút, lơi cuốn, động viên, thuyết phục, thúc đẩy,
giúp mọi người nhận thức vai trò, trách nhiệm và thực hiện tốt nhiệm vụ của mình,
góp phần thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. Lãnh đạo bao hàm các công
tác chỉ huy, phối hợp và điều hành, biểu hiện mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và
đối tượng quản lý, giữa người ra mệnh lệnh và người thực hiện mệnh lệnh.
Lãnh đạo phải dựa trên sự hiểu biết về động cơ của con người. Tạo động lực
làm việc cho nhân viên là một vai trị quan trọng của người lãnh đạo. Mơi trường
làm việc cởi mở sẽ tạo điều kiện cho nhân viên phát triển năng lực của mình. Mơi
trường như vậy sẽ quy tụ được nhiều nhân viên giỏi giúp cho doanh nghiệp dễ
thành công hơn.
Các quyết định ra kịp thời, hiệu quả thể hiện năng lực của nhà quản lý nên nó
cũng là yếu tố quyết định đến q trình thực hiện mục tiêu của tổ chức và của từng
hoạt động.
2.1.1.2. Quản lý doanh thu trong doanh nghiệp
Doanh thu được hiểu là tồn bộ giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của
doanh nghiệp xuất bán trong một kỳ nhất định. Theo quy định của kế tốn, đó là
tồn bộ giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ xuất bán đã được chấp nhận thanh toán,
bất kế đã thu được tiền hay chưa.
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS18, đoạn 7, “Doanh thu là tổng giá trị
các lợi ích kinh tế trong kỳ phát sinh từ quá trình hoạt động bình thường của một
đơn vị và dẫn đến làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không liên quan đến các khoản
vốn góp của các chủ sở hữu”.
Hội đồng chuẩn mực kế tốn tài chính Hoa Kỳ (FASB) có định nghĩa:
“Doanh thu là dòng vào hoặc sự gia tăng khác của tài sản hay là việc thanh toán nợ
phải trả (hoặc phối hợp cả hai) xuất phát từ việc phân phối hay sản xuất hàng


8


hóa, cung cấp dịch vụ hay các hoạt động khác cấu thành các hoạt động chủ yếu
hoặc trung tâm của DN”.
Theo học viện đào tạo các kế tốn viên cơng cộng của Mỹ (AICPA) thì:
“Doanh thu là tổng số gia tăng tài sản hay là sự giảm gộp các khoản nợ được công
nhận và được định lượng theo đúng các nguyên tắc kế toán được chấp thuận, là kết
quả của các loại hoạt động có lợi nhuận của DN và có thể làm thay đổi vốn chủ sở
hữu”.
Theo Chuẩn mực kế tốn Mỹ: “Doanh thu là một dịng vào DN của tiền, các
khoản phải thu khách hàng hay giá trị hàng đổi được từ phía các khách hàng để đổi
lấy việc được sử dụng, được cung cấp các dịch vụ hay sản phẩm từ phía DN”.
Theo tác giả Jeffrey Slater quan niệm: “Doanh thu là một lượng giá trị DN có
được thơng qua việc cung cấp dịch vụ hay bán hàng hóa cho khách hàng. Lượng
giá trị này có thể thu ngay bằng tiền mặt hoặc được ghi nhận là một khoản phải thu
khách hàng, doanh thu là một bộ phận của vốn chủ sở hữu, khi doanh thu tăng lên
thì vốn chủ sở hữu cũng tăng lên tương ứng”.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, định nghĩa: “Doanh thu là giá trị các lợi
ích kinh tế doanh nghiệp trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất,
kinh doanh thơng thường góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, khơng bao gồm
khoản góp vốn của cổ đơng hoặc chủ sở hữu” (Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 01).
Doanh thu là một trong những khái niệm cơ bản trong chuyên ngành kế toán
nên trong Chuẩn mực kế tốn Việt Nam cũng nhấn mạnh, theo đó: "Doanh thu là
tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được hoặc sẽ thu được trong kỳ kế toán, phát
sinh từ các hoạt động kinh doanh thông thường của DN, góp phần làm tăng vốn
chủ sở hữu, khơng bao gồm khoản góp vốn của cổ đơng hoặc chủ sở hữu" (Chuẩn
mực kế toán Việt Nam - VAS 14) .
Theo Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp: “Doanh thu là toàn bộ tiền bán

hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh
nghiệp được hưởng. Doanh thu được tính bằng đồng Việt Nam; trường hợp có
doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá
giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ” (Quốc
hội, 2008).

9


Riêng đối với hoạt động vận tải, có quan điểm cho rằng, doanh thu vận tải là
số tiền mà người sản xuất vận tải (doanh nghiệp vận tải, cá nhân) thu được do bán
sản phẩm vận tải của mình trong một khoảng thời gian nhất định.
Như vậy, đã có rất nhiều quan điểm, khái niệm ở trên phương diện quốc tế và
cả ở Việt Nam khác nhau về doanh thu tùy theo cách tiếp cận, cũng như các chức
năng quản lý khác nhau. Cho dù các khái niệm có khác nhau ở điểm này, điểm
khác nhưng đều có những điểm chung thống nhất ở những đặc trưng cơ bản là:
-

Là sự tăng lên của tổng giá trị các lợi ích kinh tế trong kỳ kế tốn mà DN

có được thơng qua các hoạt động bán sản phẩm hay hàng hóa, hay thực hiện cung
cấp dịch vụ theo thỏa thuận với khách hàng trong một hoặc nhiều kỳ kế toán.
-

Làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng khơng bao gồm khoản góp vốn của cổ

đơng hoặc chủ sở hữu.
-


Đó là q trình chuyển quyền sở hữu về tài sản giữa bên mua và bên bán,

trong đó người mua đã chấp nhận thanh tốn tồn bộ giá trị số tài sản đã chuyển
giao giữa hai bên.
-

Theo ngơn ngữ của kế tốn và quản lý thuế, doanh thu được thừa nhận khi

phần giá trị tài sản này đã được xuất hóa đơn tài chính và doanh nghiệp phải thực
hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước của phần giá trị này theo luật định.
Doanh thu vừa là chỉ tiêu phản ánh kết quả, mục đích hoạt động của doanh
nghiệp, vừa là căn cứ để xác định kết quả kinh doanh nên nó cũng có liên quan đến
nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với Nhà nước. Chính vì vậy, quản lý
doanh thu hoạt động khơng chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp mà cịn có ý nghĩa
đối với cơ quan quản lý Nhà nước.
Trong doanh nghiệp có nhiều hoạt động có đặc thù khác nhau nên quá trình
phát sinh và nội dung của doanh thu cũng khác nhau. Tuy nhiên, trong mỗi doanh
nghiệp nội dung quản lý doanh thu cũng thể hiện qua các chức năng quản lý ở trên
và được thể hiện ở một trong những khâu quan trọng nhất của q trình kinh
doanh, đó là tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ liên quan
đến những biến động của thị trường nên ngay từ đầu công tác kế hoạch doanh thu
phải được chi tiết cho từng sản phẩm, từng thị trường và cho từng thời điểm cụ thể.
Tổ chức tiêu thụ tốt không những thúc đẩy q trình sản xuất mà cịn làm tăng
doanh thu hoạt động, tăng lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh. Quá trình phát sinh
doanh thu gắn liền với những biến động của thị trường nên công tác kiểm

10


tra, giám sát các hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng để phát hiện những phát sinh,

biến động không phù hợp, từ đó đưa ra những quyết định điều chỉnh sản xuất, điều
chỉnh kênh tiêu thụ để đạt mục tiêu cao nhất.
Cũng như các hoạt động khác, quản lý doanh thu cũng phải thực hiện đầy đủ
các chức năng của quản lý nói chung. Tuy nhiên do đặc thù từng lĩnh vực hoạt
động, đặc thù các yếu tố cấu thành mỗi loại doanh thu mà việc quản lý phải được
thực hiện bằng những cách thức, biện pháp phù hợp mới đem lại được hiệu quả
cao nhất.
2.1.2. Quản lý doanh thu trong doanh nghiệp vận tải hành khách
2.1.2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách
Vận tải là ngành dịch vụ nhung có tính sản xuất đặc biệt, sản phẩm vận tải là
quá trình di chuyển hàng hố, khách hàng bằng phương tiện phổ thơng hoặc
chun dùng từ nơi này đến nơi khác và được đo bằng chỉ tiêu: tấn/km hàng hoá
vận chuyển và người/km hành khách chuyên chở. Chỉ tiêu chung của ngành vận tái
thường là tấn/km tính đổi.
Tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ vận tải nói chung có những
đặc điểm cơ bản sau:
DN vận tải quản lý quá trình hoạt động theo nhiều khâu khác nhau như giao
dịch, hợp đồng vận chuyển hàng hoá bao gồm cả xếp dỡ hàng hóa lại điểm đến
(cảng biển, bến tàu, nhà ga,...) hoặc vận chuyển hành khách, thanh lý các hợp đồng
vận chuyển, lập kế hoạch điều vận và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vận
chuyển.
Kế hoạch tác nghiệp của các DN vận tải thường cụ thể hoá cho từng ngày,
tuần, thậm chí đến từng lịch trình vận chuyển, có tính định kỳ ngắn, người điều
khiển và phương tiện vận tải làm việc chủ yếu ở ngồi DN. Do đó, địi hỏi phải có
một quy trình kiểm sốt rõ ràng, phân định trách nhiệm vật chất đối với từng khâu,
từng bước cơng việc và vận dụng cơ chế khốn một cách hợp lý, phù hợp với đặc
thù hoạt động vận tải.
-

Phương tiện vận tải là TSCĐ chủ yếu và quan trọng khơng thể thiếu được


trong q trình thực hiện dịch vụ vận tải. Các phương tiện này gồm nhiều loại có
tính năng, tác dụng, hiệu quả và mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng khác nhau.
Mặt khác, mỗi loại phương tiện cũng đòi hỏi chế độ bảo quản, bảo dưỡng, điểm đồ
và điều kiện vận hành hoàn toàn khác nhau. Sự

11


khác biệt giữa phương tiện vận tải đường bộ, phương tiện vận tải đường sông,
phương tiện vận tải hàng không,... cũng như mức tải trọng khác nhau trong mỗi
loại phương tiện vận tải đều có ảnh hưởng khơng nhỏ đến chi phí và doanh thu
dịch vụ.
-

Q trình kinh doanh dịch vụ vận tải, ngoài việc phụ thuộc vào năng lực

phương tiện của mỗi DN còn phụ thuộc rất lớn vào các điều kiện hạ tầng cơ sở của
mỗi vùng địa lý khác nhau như đường sá, cầu, phà, điều kiện về thơng tin liên lạc
và điều kiện địa lý, khí hậu,... Ngồi ra, kinh doanh dịch vụ vận tải cịn phụ thuộc
vào yếu tố con người liên quan trực tiếp đến trình độ làm chủ phương tiện của
người điều khiển, khả năng giao tiếp và cách ứng xử văn hoá, đặc biệt trong vận
chuyển hành khách.
-

Quá trình kinh doanh dịch vụ vận tải thường có quan hệ chặt chẽ với các

dịch vụ gia tăng khác như xếp dỡ hàng hoá, thủ tục thông quan, kiểm định chất
lượng, chuyển phát nhanh thư từ, bưu phẩm,... (đối với vận chuyển hàng hoá) hoặc
dịch vụ lữ hành, nghỉ ngơi, mua sắm, hướng dẫn du lịch,... (đối với vận chuyển

hành khách). Do vậy, nhiều DN vận tải có tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp bằng
các hình thức liên kết trong chuỗi giá trị để tăng khả năng cạnh tranh trong việc
thu hút khách hàng và phát triển dịch vụ hỗ trợ ngoài chức năng chính là kinh
doanh dịch vụ vận tải.
Ngành vận tải là một trong những ngành sản xuất vật chất đặc biệt quan
trọng trong hệ thống các ngành kinh tế quốc dân, đóng vai trị quan trọng trong
việc kết nối các ngành sản xuất còn lại của nền kinh tế quốc dân với nhau, tạo điều
kiện, hỗ trợ cho các ngành này hoạt động.
Trong hệ thống vận tải của mỗi quốc gia có 6 phương thức vận tải cùng tham
giá thực hiện nhiệm vụ chính của ngành vận tải đó là vận tải hàng hóa và vận tải
hành khách bao gồm vận tải đường sắt, vận tải ô tô, vận tải đường biển, vận tải
đường sông, vận tải hàng không, vận tải đường ống. Mỗi loại hình vận tải nói trên
đều có những đặc điểm đặc thù, chi phối đến cơng tác quản lý doanh thu. Vì vậy,
để quản lý một cách hiệu quả, khoa học hoạt động kinh doanh, các nhà quản trị
trong các DN vận tải cần phải tính đến những đặc điểm đặc thù đó trong q trình
ra quyết định quản lý. Có thể khái quát đặc điểm kinh tế kỹ thuật của các phương
thức vận tải trong hệ thống vận tải của mỗi quốc gia qua bảng sau:

12


Bảng 2.2. Bảng tổng hợp đặc điểm kinh tế kỹ thuật của các phương thức vận tải
Đặc điểm
kinh tế
kỹ thuật
STT

Phương
thức vận tải


1

Vận tải đường sắt

2

Vận tải ô tô

3

Vận tải đường biển

4

5

6

Vận tải
đường sông
Vận tải
hàng không
Vận tải
đường ống


×