Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 107 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

CAO THỊ TRANG

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM SÀNH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Văn Chung

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn


Cao Thị Trang

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hồn thành khóa luận, ngồi sự cố gắng
nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ
giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Trước hết tơi bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Chung,
người đã chỉ bảo, hướng dẫn tơi tận tình, hỗ trợ tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc Học viện, Ban Quản lý
đào tạo, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Phịng nơng
nghiệp và phát triển nơng thơn, huyện Vị Xuyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi
trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới tồn thể gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên, khuyến khích và giúp đỡ tơi về mọi mặt trong suốt
quá trình học tập vừa qua./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn

Cao Thị Trang

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i

Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình, só đồ ...................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đê tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1.


Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn về lý luận và thực tiễn ................................ 3

1.4.1.

Về lý luận............................................................................................................ 3

1.4.2.

Về thực tiễn......................................................................................................... 3

1.5.

Bố cục các nội dung luận văn ............................................................................. 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cam sành ......................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất cam sành.................................................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 5


2.1.2.

Vai trò phát triển sản xuất cam sành................................................................... 8

2.1.3.

Đặc điểm phát triến sản xuất cam sành .............................................................. 9

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất cam sành .......................................... 10

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cam sành .................................. 15

2.2.

Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất cam sành............................................... 17

2.2.1.

Tình hình phát triển sản xuất cam ở một số quốc gia trên thế giới .................. 17

2.2.2.

Kinh nghiệm phát triển sản xuất cam ở một số địa phương trong nước........... 21

iii



2.2.3.

Kinh nghiệm và bài học rút ra .......................................................................... 26

2.2.4.

Một số nghiên cứu có liên quan về sản xuất cam sành..................................... 27

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 32
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 32

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên............................................................................................. 32

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................................. 37

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 42

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 42


3.2.1.

Phương pháp thu thập thơng tin ........................................................................ 42

3.2.2.

Phương pháp phân tích số liệu.......................................................................... 43

3.2.3.

Phương pháp phân tích ..................................................................................... 43

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 43

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 46
4.1.

Thực trạng phát triển sản xuất cam sành của Vị Xuyên ................................... 46

4.1.1.

Thực trạng phát triển quy mô sản xuất Cam sành ............................................ 46

4.1.2.

Tổ chức kinh tế ................................................................................................. 50


4.1.3.

Phát triển các điều kiện kinh tế ......................................................................... 54

4.1.4.

Phát triển sản xuất cam sành............................................................................. 59

4.1.5.

Liên kết trong sản xuất cam sành ..................................................................... 60

4.1.6.

Kết quả, hiệu quả sản xuất cam sành ................................................................ 62

4.2.

Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cam sành .......................... 66

4.2.1

Nhóm các biện pháp kỹ thuật canh tác ............................................................. 66

4.2.2.

Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên ..................................................................... 68

4.2.3.


Nhóm yếu tố về kinh tế - xã hội ....................................................................... 69

4.2.4

Nhân tố đầu tư .................................................................................................. 73

4.2.5.

Chính sách ........................................................................................................ 74

4.2.5.

Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong phát triển sản xuất
cam huyện Vị Xuyên ........................................................................................ 75

4.3.

Định hướng và những giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất Cam Sành .......... 76

4.3.1.

Cơ sở lý luận và thực tiễn của những giải pháp ............................................... 77

4.3.2.

Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất cam sành tại Vị
Xuyên................................................................................................................ 78

iv



Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 85
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 85

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 86

5.2.1.

Đối với ủy ban nhân dân tỉnh, huyện và các cấp chính quyền địa phương .... 86

5.2.1.

Đối với các cấp Bộ Ngành ................................................................................ 86

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 87
Phụ lục .......................................................................................................................... 88

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ASEAN


Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á

BTB

Bắc Trung Bộ

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

ĐBSCL

Đồng Bằng Sơng Cửu Long

ĐBSH

Đồng Bằng Sơng Hồng

ĐNB

Đông Nam Bộ

DVNN

Dịch vụ nông nghiệp

FAO

Tổ chức Lương thực và Nơng nghiệp Liên Hợp Quốc


GO

Gía trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã

HTX

Hợp tác xã

IC

Chi phí trung gian

KTCB

Kiến thiết cơ bản

MI

Thu nhập hỗn hợp

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

QML


Quy mô lớn

QMN

Quy mô nhỏ

QMV

Quy mơ vừa

TSCĐ

Tài sản cố định

UBND

Uỷ ban nhân dân

VA

Gía trị gia tăng

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Sản lượng cam của 10 nước sản xuất nhiều nhất trên thế giới năm
2011.............................................................................................................. 18
Bảng 2.3. Diện tích, sản lượng cây cam, quýt năm 2010 – 2017 ................................. 22

Bảng 2.4. Hiệu quả kinh tế của một số cây ăn quả chính so với cây lương thực
thực phẩm (ở Ấn Độ) ................................................................................... 28
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Vị Xuyên .......................................... 35
Bảng 3.2. Tình hình lao động dân số huyện Vị Xuyên ................................................ 38
Bảng 3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Vị Xuyên ...................................... 41
Bảng 3.4. Quy mô hộ điều tra ...................................................................................... 43
Bảng 4.1. Thực trạng số hộ sản xuất cam sành tại huyện Vị Xuyên ............................ 46
Bảng 4.2. Phân bố diện tích trồng cam sành trên địa bàn huyện Vị Xuyên ................. 49
Bảng 4.3. Năng suất trồng cam sành trên địa bàn huyện Vị Xuyên ............................. 50
Bảng 4.4. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra năm 2018............................. 51
Bảng 4.5. Tình hình sử dụng lao động của các hộ điều tra năm 2018 ......................... 51
Bảng 4.6. Tình hình sử dụng vốn của các hộ điều tra năm 2018 ................................. 52
Bảng 4.7. Tình hình phát triển sản xuất cam sành tại điểm nghiên cứu ....................... 53
Bảng 4.8. Tình hình phát triển doanh nghiệp và hợp tác xã ......................................... 54
Bảng 4.9. Chi phí đầu tư sản xuất 1ha Cam Sành của các hộ dân ............................... 55
Bảng 4.10. Chi phí chăm sóc hàng năm 1ha Cam Sành của các hộ dân phân theo
quy mơ ......................................................................................................... 56
Bảng 4.11. Chi phí chăm sóc hàng năm 1ha Cam Sành của các hộ dân phân theo
các năm ........................................................................................................ 57
Bảng 4.12. Tình hình đầu tư vốn cho sản xuất cam sành ............................................... 58
Bảng 4.13. Bình quân lao động phục vụ sản xuất cam sành ở địa bàn .......................... 59
Bảng 4.14. Năng suất bình quân của các hộ sản xuất Cam Sành phân theo quy mô ..... 60
Bảng 4.15. Năng suất bình quân của các hộ sản xuất Cam Sành phân năm .................. 60
Bảng 4.16. Tình hình tiêu thụ cam sành của hộ ............................................................. 61
Bảng 4.17. Giá bán cam theo các năm ........................................................................... 61
Bảng 4.18. Kết quả sản xuất 1ha cam sành của các hộ dân ........................................... 63
Bảng 4.19. Hiệu quả sản xuất 1ha Cam Sành của các hộ dân ........................................ 63

vii



Bảng 4.20. Kết quả sản xuất 1ha cam sành của các hộ dân qua các năm ...................... 64
Bảng 4.21. Hiệu quả sản xuất 1ha Cam Sành của các hộ dân qua các năm ................... 65
Bảng 4.22. Đánh giá của người dân về mức độ quan trọng của giống cây .................... 66
Bảng 4.23. Đánh giá của người dân về mức độ ảnh hưởng của quy trình kỹ thuật ...... 67
Bảng 4.24. Đánh giá của người dân về mức độ ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên ...... 68
Bảng 4.25. Đánh giá của người dân về mức độ ảnh hưởng của giá bán ........................ 69
Bảng 4.26. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức ................................ 76
Bảng 4.27. Mức phân bón cho cam theo tuổi cây .......................................................... 81

viii


DANH MỤC HÌNH, SĨ ĐỒ
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Vị Xuyên ............................................................... 32
Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ cam sành Vị Xuyên ................................................................. 70

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Cao Thị Trang
Tên luận văn: “Phát triển sản xuất cam sành huyện trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh
Hà Giang”
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Kết quả nghiên cứu chính

Huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang là một trong những huyện có diện tích cam
sành lớn nhất tỉnh. Với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp cho cây cam sành
phát triển, cam sành Vị Xuyên được thương lái, người sành ăn đánh giá rất cao bởi vị
ngon và hình thức đẹp. Cây cam thực sự là cây mũi nhọn của huyện Vị Xuyên, với tổng
diện tích 619,8 ha cam; trong đó, diện tích trồng mới 67,1 ha (năm 2017), sản lượng năm
2017 đạt gần 5000 tấn tăng hơn 100 tấn so với năm 2016. Xác định cây cam là cây trồng
chủ đạo trong thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của huyện, UBND huyện
Vị Xuyên đã xây dựng kế hoạch nâng cao năng suất, chất lượng vườn cam giai đoạn 2016
– 2020. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua việc sản xuất cam sành gặp rất nhiều khó khăn,
cây cam luôn gặp sâu bệnh, đặc biệt là những vùng đất trồng lại do vậy giá cam sụt giảm
khiến vùng cam bị thu hẹp diện tích, nhiều nhà vườn khơng đầu tư chăm sóc nên chất
lượng quả cam thấp. Từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển
sản xuất cam sành huyện trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang”.
Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cam sành
trên đại bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang từ đó đề xuất một số định hướng, giải pháp
phát triển sản xuất cam sành trong thời gian tới. Tương ứng với đó là mục tiêu cụ thể
bao gồm: (1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thức tiễn về phát triển sản xuất;
(2) Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh
Hà Giang; (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cam sành trên địa
bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang; (4) Đề xuất giải pháp và định hướng nhằm phát
triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Nghiên cứu đã bàn luận về những khái niệm về sản xuất, phát triển, phát triển
sản xuất, tiêu thụ, vai trò phát triển sản xuất cam sành, đặc điểm phát triển sản xuất cam
sành. Nội dung đề tài nghiên cứu là phát triển sản xuất cam sành bao gồm : phát triển
các tổ chức kinh tế, phát triển sản xuất cam sành, liên kết sản xuất.
Qua nghiên cứu đề tài đạt được một số kết quả như sau: Phát triển sản xuất cam
Sành là rất cần thiết vì khai thác tiềm năng và nguồn lực sẵn có, đem lại hiệu quả kinh

x



tế cao, đóng góp vào sự phát triển kinh tế ngành nông nghiệp của địa phương, khai thác
tiềm năng và nguồn lực sẵn có, góp phần vào cơng cuộc xóa đói giảm nghèo. Ngồi
những hiệu quả kinh tế mang lại thì sản xuất cam Sành cịn góp phần tạo cơng ăn việc
làm cho lao động địa phương. Sản xuất cam Sành xuất hiện từ lâu nhưng chưa phát huy
hết tiềm năng vốn có của nó, trong những năm tới cần phải phát huy tối đa các yếu tố có
lợi cho sản xuất cam Sành. Thực trạng phát triển sản xuất cam Sành trên địa bàn huyện
Vị Xuyên trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tổng diện tích 511ha
năm 2016 tăng lên 619,8 ha năm 2018. Sản lượng cam Sành năm 2016 là 4543,3 tấn
tăng lên 5212,5 tấn năm 2018. Năng suất đạt 88,91 tạ/ha năm 2016 giảm còn 84,1 tạ/ha.
Sản xuất cam sành trên địa bàn huyện Vị Xuyên còn gặp một số hạn chế như sản xuất ồ
ạt khơng có quy hoạch, chưa có liên kết trong sản xuất, giống kém chất lượng, bị ép giá
bán khi đến vụ, hình thức tiêu thụ gặp nhiều rủi ro.
Qua nghiên cứu đề tài có phân tích một số nhóm yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
sản xuất cam sành như: Nhóm các biện pháp kỹ thuật canh tác; Kĩ thuật trồng, chăm
sóc, thu hái; Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên; Nhóm yếu tố về kinh tế - xã hội; Chính
sách; Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong phát triển sản xuất cam
huyện Vị Xuyên.
Đề tài có đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất cam sành huyện Vị
Xuyên như: Giải pháp tạo vốn cho nông dân đầu tư sản xuất; Giải pháp về kỹ thuật sản
xuất cam; Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng; Giải pháp về khoa học công nghệ; Giải
pháp về mở rộng thị trường tiêu thụ; Giải pháp về quảng bá thương hiệu sản phẩm; Bổ
sung hồn thiện một số chính sách phù hợp với điều kiện sản xuất của vùng núi.

xi


THESIS ABSTRACT
Master Candidate: Cao Thi Trang
Thesis title: “Developing king orange production in Vi Xuyen district, Ha Giang province”

Major: Economics Management

Code: 8340410

Educational institution: Vietnam National University of Agriculture
Vi Xuyen district is one of the districts with the largest king orange production
area in the Ha Giang province. Its natural climatic and soil conditions are suitable for
king orange tree growth, king orange of Vi Xuyen district is highly appreciated by
trader as well as gourmet thanks to its great taste and beautiful appearance. King orange
tree is really a spearhead tree of Vi Xuyen district, with a total area of 619.8 ha; in
which, the area of new planting is 67.1 ha (in 2017), the output in 2017 is nearly 5000
tons, increasing over 100 tons compared to 2016. King orange tree is identified as the
key crop in implementing the Restructuring Scheme Agriculture sector of the district,
Vi Xuyen district People's Committee developed a plan to improve productivity and
quality of orange orchards in the period of 2016-2020. However, in recent years, the
production of king orange has faced many difficulties, orange trees continuously
encountered pests and diseases, especially in the replanted areas, that resulted the
decrease of orange price, causing the orange area to be narrowed, many tree owner does
not pay enough attention in tree caring that leads to low quality of orange. From the
above fact, we conducted research on the topic: "Developing king orange production
in Vi Xuyen district, Ha Giang province”.
The general objective of the research is to assess the situation of developing king
orange production in Vi Xuyen district, Ha Giang province, thereby proposing some
orientations and solutions to develop king orange production in the future.
Corresponding to that, the specific objectives include: (1) Contributing to systematizing
the theoretical and practical basis of production development; (2) Assessing the
situation of developing king orange production in Vi Xuyen district, Ha Giang province;
(3) Analysis of key factors affecting the development of king orange production in Vi
Xuyen district, Ha Giang province; (4) Proposing solutions and orientations to develop
king orange production in Vi Xuyen district, Ha Giang province.

The study has discussed the concepts of production, development, production
development, consumption, the role of developing king orange production, the
characteristics of producing king orange production. The content of the research project
is to develop king orange production, including: developing economic organizations,
developing king orange production, linking production.

xii


Through the study, the research has achieved some results as follows:
Developing king orange production is very necessary because of exploiting the potential
and available resources, bringing high economic efficiency, contributing to the
development of economic development, contributing to poverty reduction. In addition to
the economic efficiency, king orange production also contributes to creating jobs for
local workers. The production of oranges has been around for a long time but it has not
fully utilized its inherent potential. In the coming years, it is necessary to maximize the
factors that are conducive to Sanh orange production. The situation of developing king
orange production in Vi Xuyen district in recent years has brought high economic
efficiency. Total area of 511ha in 2016 has magnificiently increased to 619.8 ha in
2018. King orange production in 2016 was 4543.3 tons, increased to 5212.5 tons in
2018. The productivity reached 88.91 quintals / ha in 2016 decreased to 84, 1 quintals /
ha. Production of king orange in Vi Xuyen district also faces some limitations such as
mass production without planning, no link in production, poor quality seeds, and forced
selling price at the crop, high rish in current merchandising form.
Through study, the research has analyzed a number of key factors affecting the
development of king orange production such as: Farming techniques; Cultivation, care
and harvesting techniques; Natural conditions; Scio-economic factors; Policy;
Strengths, weaknesses, opportunities, challenges in developing orange production in Vi
Xuyen district.
The research has proposed several solutions to develop the production of king

orange in Vi Xuyen district such as: Solution to create capital for farmers to invest in
production; Solutions for orange production techniques; Solution for infrastructure
construction; Solutions on science and technology; Solutions to expand consumer
markets; Solutions for product brand promotion; Supplementing and completing a
number of policies suitable to the production conditions of the mountainous areas.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐÊ TÀI
Cây cam là một trong những cây ăn quả mang lại giá trị dinh dưỡng cao
trong mỗi 100 gr quả cam có chứa 87,6 g nước; 1.104 microgram Carotene – một
loại vitamin chống oxy hóa; 30 mg vitamin C; 10,9 g chất tinh bột; 93 mg kali;
26 mg canxi; 9 mg Magnesium; 0,3 g chất xơ; 4,5 mg natri; 7 mg Chromium; 20
mg phốt pho; 0,32 mg sắt và giá trị năng lượng là 48 Kcal…Cam được trồng
rộng rãi ở những nơi có khí hậu ấm áp, và vị cam có thể biến đổi từ ngọt đến
chua. Cam thường lột vỏ và ăn lúc còn tươi, hay vắt lấy nước. Vỏ cam dày, có vị
đắng được dùng làm gia vị hay đồ trang trí trong một số món ăn. Lớp ngồi cùng
của vỏ có thể được dùng làm "zest" để thêm hương vị cam vào thức ăn. Phần
trắng của vỏ cam là một nguồn pectin, sản phẩm làm từ cam bao gồm có nước
cam và dầu cam. Tại Việt Nam cam là loại cây ăn quả được trồng nhiều mang lại
nguồn thu cao, năm 2015 sản lượng cam cả nước chỉ đạt khoảng 556,1 nghìn tấn,
diện tích là 66,8 nghìn ha, năng suất 124,7 tạ/ha đến năm 2017 sản lượng cam đạt
772,6 nghìn tấn diện tích tăng lên khoảng 90 nghìn ha. Cam được trồng tại nhiều
địa phương trong cả nước như: cam Hàm Yên (Tuyên Quang) với diện tích
khoảng 7 nghìn ha (năm 2017), cam Vinh (Nghệ An) diện tích khoảng 5,1 nghìn
ha (năm 2017), cam Cao Phong (Hịa Bình) với diện tích khoảng 1,6 nghìn ha
(năm 2017)… Hà Giang là một trong những địa phương có diện tích cam lớn
nhất của cả nước. Tính đến năm 2017 tổng diện tích cam của tỉnh là tồn tỉnh

8.387 ha, trong đó diện tích cam Sành 6.631 ha chiếm 79%, cam Vinh và một số
giống khác 1.756 ha, chiếm 21%, diện tích đang cho thu hoạch trên 4.668 ha.
Năm 2004, nhãn hiệu “Cam sành Hà Giang” được xác lập, bảo hộ bởi Cục
Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam. Sau khi được công nhận,
sản phẩm "cam sành Hà Giang" đã dần khẳng định được vị thế của mình trên thị
trường tiêu thụ. Trong những năm trở lại đây, cam sành Hà Giang được người
tiêu dùng của nhiều địa phương trong cả nước biết đến và trở thành cây đặc sản
của tỉnh. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Hà Giang” cho sản phẩm cam sành gồm có các
khu vực địa ly thuộc 03 huyện là Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên. Trong
đố huyện Vị Xuyên bao gồm có Thị trấn Vị Xuyên, thị trấn Việt Lâm, xã Đạo
Đức, xã Quảng Ngần, xã Trung Thành, xã Việt Lâm, xã Ngọc Linh
Huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang là một trong những huyện có diện tích

1


cam sành lớn nhất tỉnh. Với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp cho cây
cam sành phát triển, cam sành Vị Xuyên được thương lái, người sành ăn đánh giá
rất cao bởi vị ngon và hình thức đẹp. Cây cam thực sự là cây mũi nhọn của huyện
Vị Xun, với tổng diện tích 619,8 ha cam; trong đó, diện tích trồng mới 67,1 ha
(năm 2017), sản lượng năm 2017 đạt gần 5000 tấn tăng hơn 100 tấn so với năm
2016. Xác định cây cam là cây trồng chủ đạo trong thực hiện Đề án Tái cơ cấu
ngành Nông nghiệp của huyện, UBND huyện Vị Xuyên đã xây dựng kế hoạch
nâng cao năng suất, chất lượng vườn cam giai đoạn 2016 – 2020.
Tuy nhiên trong thời gian vừa qua việc sản xuất cam sành gặp rất nhiều
khó khăn, cây cam luôn gặp sâu bệnh, đặc biệt là những vùng đất trồng lại do vậy
giá cam sụt giảm khiến vùng cam bị thu hẹp diện tích, nhiều nhà vườn khơng đầu
tư chăm sóc nên chất lượng quả cam thấp và các chính sách hỗ trợ để phát triển
sản xuất cam sành vẫn chưa nhiều, chưa rõ ràng, cụ thể. Người dân vẫn trồng
cam theo phong trào là chủ yếu, chưa có định hướng, quy hoạch nào cụ thể.

Thực trạng phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn còn tồn tại nhiều hạn
chế tuy nhiên trên địa bàn chưa có đề tài nào nghiên cứu về phát triển sản xuất
cam sành. Từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển sản
xuất cam sành huyện trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang”. Từ những
vấn đề trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài trên cơ sở kết hợp giữa lý luận
và tình hình thực tiễn, nhằm nghiên cứu tình hình phát triển sản xuất cam của
huyện để tìm ra những điểm mạnh điểm yếu để góp phần nâng cao hiệu quả sản
xuất cam sành, đưa ra những giải pháp hợp lý để phát triển sản xuất cam trong
thời gian tới.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn
huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang từ đó đề xuất một số định hướng, giải pháp phát
triển sản xuất cam sành trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thức tiễn về phát triển sản xuất ;
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cam sành trên địa bàn huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang;

2


- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cam sành trên địa
bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang;
- Đề xuất giải pháp và định hướng nhằm phát triển sản xuất cam sành trên
địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các giải pháp phát triển sản xuất cam sành trên địa
bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

Đối tượng khảo sát: các hộ sản xuất cam sành, thương lái, người tiêu
dùng, cán bộ nông nghiệp trên địa bàn huyện Vị Xuyên.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu thực hiện tại huyện Vị Xuyên, tỉnh
Hà Giang.
Phạm vi thời gian: đê tài thực hiện từ tháng 05/2018 đến tháng 05/2019.
Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2016 - 2018. Số liệu thông tin sơ cấp thu
thập năm 2018 – 2019.
Phạm vi nội dung: đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất cam
sành trên địa bàn huyện Vị Xuyên và những giải pháp nhằm phát triển sản xuất
cam sành trên địa bàn huyện Vị Xuyên.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN VỀ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN
1.4.1. Về lý luận
Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về phát triển sản
xuất cam sành trên các khía cạnh: khái niệm về phát triển sản xuất cam sành, đặc
điểm phát triển sản xuất cam sành, vai trò phát triển sản xuất cam sành, nội dung
phát triển sản xuất cam sành và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất
acam sành. Từ đó vận dụng vào nghiên cứu phát triern sản xuất cam sành tại
huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
1.4.2. Về thực tiễn
Luận văn kết hợp nhiều số liệu, tài liệu minh chứng đã chỉ ra các nội dung
về phát triển sản xuất cam sành, cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất cam sành,

3


định hướng phát triển sản xuất cam sành ở Việt Nam cũng như thực tiễn phát
triển sản xuất cam sành ở mở một số địa phương tại Việt Nam cũng như một số
quốc gia trên thế giới, kinh nghiệm rút ra từ bài học thực tiễn rút ra cho phát triển

sản xuất cam sành tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Từ những nội dung trên
luận văn Luận văn đi đến phân tích thực trạng phát triển srn xuất cam sành tại
huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang và các nguyên nhân phát triển sản xuất cam sành
tại địa bàn nghiên cứu; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất
cam sành tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải
pháp nhằm phát triển sản xuất cam sành tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang với
tính thực tiễn và khả thi cao.
1.5. BỐ CỤC CÁC NỘI DUNG LUẬN VĂN
Bố cục Luận văn bao gồm:
Phần I. Mở đầu
Phần II. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cam sành
Phần III. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
Phần IV. Kết quả nghiên cứu
Phần V. Kết luận và kiến nghị.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT CAM SÀNH
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM SÀNH
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Phát triển
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, một số nhà nghiên cứu
khoa học xã hội phương Tây, đặc biệt là Pháp, đã nêu rõ là khái niệm phát triển
chỉ mới xuất hiện vào đầu thế kỷ XX; cụ thể là những năm sau chiến tranh thế
giới thứ nhất.
Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh
tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất,
nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ q trình hồn thiện của hai vấn đề kinh tế và

xã hội ở mỗi quốc gia (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006).
Phát triển là một quá trình chuyển biến của xã hội, là chuỗi những chuyển
biến có mối quan hệ hữu cơ qua lại. Sự tồn tại và phát triển của xã hội hôm nay
là sự kế thừa có chọn lọc những di sản của quá khứ (Mai Thanh Cúc và Quyền
Đình Hà, 2005).
Phát triển là việc nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn
sống, cải thiện giáo dục, sức khoẻ và đảm bảo sự bình đẳng cũng như qun cơng
dân. Phát triển còn được định nghĩa là sự tăng trưởng bền vững về các tiêu chuẩn
sống bao gồm tiêu dùng, vật chất, giáo dục, sức khoẻ và bảo vệ môi trường (Đỗ
Kim Chung và cs., 2009).
Theo Ngân hàng thế giới (WB.: phát triển trước hết là sự tăng trưởng về
kinh tế, nó cịn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc
biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do của con
người (World Bank, 1992).
Hiện nay người ta nhắc nhiều đến khái niệm phát triển bền vững. Theo
Ngân hàng Thế giới WB năm 1987 đưa ra khái niệm phát triển bền vững là: phát
triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm thương tổn đến hoạt động
kinh tế, hoạt động xã hội nhu cầu hiện tại mà khơng phương hại đến khả năng
đáp ứng đến nhu cầu của tương lai.
Tóm lại, phát triển là sự tăng lên về mặt số lượng và chất lượng mọi mặt
của xã hội. Phát triển không chỉ là sự tăng trưởng về kinh tế mà còn là việc nâng

5


cao phúc lợi xã hội, nâng cao chất lượng sống của nhân dân, đảm bảo quyền bình
đẳng cơng dân.
2.1.1.2 Sản xuất
Có rất nhiều quan điểm, khái niệm khác nhau về sản xuất. Theo các
cách tiếp cận đơn giản và phổ biến thì sản xuất chính là q trình tạo ra sản

phẩm, dịch vụ.
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài
nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ
(đầu ra.. Nếu giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình độ
sử dụng đầu vào hợp lý, người ta mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra
bằng một hàm sản xuất:
Q = f(X1, X2,..., Xn)
Trong đó Q biểu thị số lượng một loại sản phẩm nhất định
X1, X2,..., Xn là lượng của một yếu tố đầu vào nào đó được sử dụng trong
q trình sản xuất.
Sản x́ t hay sản xuấ t của cải vâ ̣t chấ t là hoa ̣t đô ̣ng chủ yế u trong các hoa ̣t
đô ̣ng kinh tế của con người. Sản xuất là quá trı̀nh làm ra sản phẩ m để sử du ̣ng ,
hay để trao đổ i trong thương ma ̣i. Ở đây, sản xuấ t được hiể u là hoa ̣t đô ̣ng của con
người sử du ̣ng các công cụ lao đô ̣ng để tác đô ̣ng vào đối tươ ̣ng lao đô ̣ng nhằ m
ta ̣o ra sản phẩ m vật chấ t đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hô ̣i. Hay nói cách
khác là quá trı̀nh sử du ̣ng kế t hơ ̣p các tài nguyên nhằ m ta ̣o ra các sản phẩm có giá
tri ̣đáp ứng nhu cầ u của xã hô ̣i. (Dương Văn Hiển và cs., 2010).
Có hai phương thức sản xuất là tự cung tự cấp và sản xuất cho thị trường
tức là sản xuất theo hướng hàng hóa. Trong nề n kinh tế thị trường thì người sản
xuất phải tự mình quyế t đinh
̣ trả lời đươ ̣c ba câu hỏi cố t lõi trong hoa ̣t đô ̣ng sản
xuấ t :sản xuấ t cái gı̀? Sản xuấ t cho ai? Và sản xuấ t như thế nào?
Tóm lại, sản xuất là quá trình con người tác động vào các đối tượng sản
xuất thông qua các hoạt động sản xuất để mục đích cuối cùng là tạo ra các sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống.
2.1.1.3. Khái niệm về tiêu thụ
Có khá nhiều khái niệm về tiêu thụ. Tiêu thụ hàng hóa là khâu lưu thơng
hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng. Tiêu thụ hàng hóa

6



gồm tổng thể các biện pháp về tổ chức kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện việc
nghiên cứu nhu cầu thị trường, tổ chức sản xuất, tiếp nhận sản phẩm, chuẩn bị
hàng hóa và xuất bán theo yêu cầu của khách hàng, tổ chức các hình thức dịch vụ
trong quá trình tiêu thụ (Đinh Văn Đãn, 2009). Mặc dù sản xuất là chức năng
trực tiếp tạo ra sản phẩm, song tiêu thụ lại đóng vai trị là điều kiện tiền đề khơng
thể thiếu để sản xuất có hiệu quả. Chất lượng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm
quyết định hiệu quả của hoạt động sản xuất. Tốc độ tiêu thụ sản phẩm không chỉ
phụ thuộc vào quan hệ cung – cầu mà còn tùy thuộc lớn ở việc tổ chức mạng lưới
tiêu thụ, các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, chiến lược kinh doanh, kế hoạch tiêu
thụ… của doanh nghiệp. Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị cũng như giá trị sử
dụng của hàng hóa. Trong q trình tiêu thụ, hàng hóa chuyển dịch từ hình thái
hiện vật sang hình thái giá trị và vịng chuyển vốn được hình thành.
Tiêu thụ sản phẩm đươc coi là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất
kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng
như người sản xuất. (Trần Đình Đằng, 2003). Doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa
phải thơng qua thị trường, thị trường được coi là một nơi mà ở đó người bán và
người mua tự tìm đến với nhau để thỏa mãn những nhu cầu của hai bên. Chức
năng của thị trường: chức năng thừa nhận hoặc chấp nhận hàng hóa, dịch vụ;
chức năng thực hiện; chức năng điều tiết hoặc kích thích sản xuất và tiêu dùng xã
hội; chức năng thông tin. Các quy luật của thị trường: quy luật giá trị; quy luật
cung cầu; quy luật cạnh tranh; quy luật giá trị thặng dư.
2.1.1.4. Phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất là quá trình vận động của đối tượng sản xuất tiến lên từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hồn thiện hơn, nó
cũng bao hàm việc phát triển về tất cả quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm
mong muốn (Đào Thế Tuấn, 1984).
Phát triển sản xuất được nhìn nhận dưới 2 góc độ: Thứ nhất, đây là q
trình tăng quy mơ về số lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; thứ hai, là q trình

nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Cả hai q trình này đều nhằm
mục đích phục vụ cho đời sống của con người (Đào Thế Tuấn, 1984).
Phát triể n sả n xuấ t đươ c̣ coi là mô ̣t quá trı̀nh lớ n lên về quy mơ, sự
hồn thiện về cơ cấu, sư ̣ tăng lên về chấ t lượng sả n phẩ m sản xuấ t ra ( Đinh
Văn Đãn, 2009).

7


Tóm lại, phát triển sản xuất là q trình tăng lên về quy mơ, số lượng
hàng hóa dịch vụ đồng thời chất lượng hàng hóa, dịch vụ cũng được cải thiện
theo. Cả hai quá trình này phải song song và đều nhằm mục đích phục vụ đời
sống con người.
2.1.1.5. Phát triển sản xuất cam sành
Từ khái niệm về phát triển và phát triển sản xuất có thể hiểu phát triển sản
xuất cam sành là quá trình tăng lên về quy mơ, số lượng, diện tích trồng cam
sành và sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, chất lượng sản phẩm cam sành. Hai quá
trình tăng lên về số lượng và chất lượng sản phẩm cam sành phải luôn song song
với nhau để tạo ra sản phẩm tốt nhất đáp ứng nhu cầu con người.
2.1.2. Vai trò phát triển sản xuất cam sành
2.1.2.1. Vai trị về kinh tế
Sản xuất ln giữ vai trò quy định sự tồn tại, phát triển của con người và
xã hội loài người, là hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối quan
hệ xã hội, là cơ sở của sự hình thành,biến đổi và phát triển của xã hội loài người.
Cây cam Sành tại một số địa phương là cây xóa đói, giảm nghèo bền
vững do trồng 1 lần và thu hoạch từ 10-15 năm. Giá cam Sành hàng năm ổn
định, sảm phẩm cam sành được người dân ưa thích cả trong nước và nước ngoài
đem lại nguồn thu lớn cho người trồng đảm bảo về ổn định kinh tế và tăng thu
nhập cho xã hội.
2.1.2.2. Vai trò về xã hội

Ngày nay sản xuất nơng nghiê ̣p còn có nhiề u thời gian nơng nhàn, trong
phát triển sản xuất cam sành ta ̣o cho người nông dân trong thời gian nông nhàn
có thêm những công viê ̣c phu ̣ vào chăm sóc vườn cam ta ̣o viê ̣c làm cho người
dân, ổn định cuộc số ng nhờ vào phát triể n cây cam. Lao động di cư trong thời
gian nông nhàn tới các thành phố lớn tı̀m viê ̣c làm gây ra những ảnh hưởng
không nhỏ tới nơi đến và nơi đi, phát triể n sản x́ t nơng nghiê ̣p nói chung và
phát triên sản xuất cam sành nói riêng ta ̣o cơng ăn viê ̣c làm ổ n đinh,
̣ lâu dài cho
người lao động, hạn chế các tê ̣ na ̣n xã hô ̣i xảy ra khi người lao đô ̣ng không có
viê ̣c làm.
2.1.2.3. Vai trị về mơi trường
Mơi trường sản xuất nông nghiệp cũng như môi trường đô thị ngày càng

8


bị ô nhiễm do sản xuất công nghiệp cũng như những hoạt động trong sản xuất
nông nghiệp truyền thống. Ngày nay với việc áp dụng những quy trình sản xuất
theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ quan có chức năng ban
hành đã hạn chế được tình trạng ơ nhiễm mơi trường sản xuất nơng nghiệp. Môi
trường sản xuất nông nghiệp bị ô nhiễm thông qua hoạt động chăm sóc các sản
phẩm nơng nghiệp như: rau, củ, quả…bằng các chế phẩm sinh học làm cho lượng
tồn dư quá nhiều trong đất dây lên hiện được ô nhiễm nguồn nước ngầm, ơ nhiễm
mơi trường khơng khí, mơi trường đất bị xâm hại.
Việc sản xuất sản phẩm nông nghiệp nói chung cũng như sản phẩm cây ăn
quả lâu năm nói riêng đã góp phần làm cho mơi trường trong sản xuất được đảm
bảo và hạn chế sự xâm hại từ chất hóa học. Phát triển sản xuất các sản phẩm sạch
cũng như cam sành chính là góp phần làm cho hạn chế việc con người xâm hại
đến môi trường tự nhiên cũng như môi trường sống xung quanh.
2.1.3. Đặc điểm phát triến sản xuất cam sành

- Phát triển sản xuất cam sành là phát triển cây lâu năm, dài hạn
Cây cam sành có hai thời kỳ sinh trưởng và phát triển là thời kỳ kiến thiết
cơ bản kéo dài từ 3-4 năm và thời kỳ kinh doanh kéo dài từ 12 đến 40 năm .
- Sản phẩm từ cam sành không chỉ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng,
vitamin mà còn đa dạng và phong phú
Trong mỗi 100 gr quả cam có chứa 87,6 g nước; 1.104 microgram
Carotene – một loại vitamin chống oxy hóa; 30 mg vitamin C; 10,9 g chất tinh
bột; 93 mg kali; 26 mg canxi; 9 mg Magnesium; 0,3 g chất xơ; 4,5 mg natri; 7
mg Chromium; 20 mg phốt pho; 0,32 mg sắt và giá trị năng lượng là 48
Kcal…Cam được trồng rộng rãi ở những nơi có khí hậu ấm áp, và vị cam có thể
biến đổi từ ngọt đến chua. Cam thường lột vỏ và ăn lúc còn tươi, hay vắt lấy
nước. Vỏ cam dày, có vị đắng được dùng làm gia vị hay đồ trang trí trong một số
món ăn. Lớp ngồi cùng của vỏ có thể được dùng làm "zest" để thêm hương vị
cam vào thức ăn. Phần trắng của vỏ cam là một nguồn pectin, sản phẩm làm từ
cam bao gồm có nước cam và dầu cam.
- Quá trình thu hoạch cam sành đơn giản
Khi quả cam đủ độ chín để thu hái người dân chỉ cần sử dụng dụng cụ đơn
giản như kéo cắt, sọt để thu hái.
- Dụng cụ sản xuất

9


Dụng cụ sản xuất cam sành đơn giản, sẵn có tại hầu hết các hộ làm nông
nghiệp như: cuốc, quà, máy cày, máy phát cỏ, máy phun...
- Đặc điểm tiêu thụ
Là sản phẩm sử dụng trực tiếp không cần qua chế biến. Do đó có thể bán
trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc làm nguyên liệu cho các cơ sở chế biến thành
sản phẩm khác.
2.1.4. Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất cam sành

Chưa có khái niệm chính xác nào về phát triển sản xuất cam sành, song ta
có thể hiểu phát triển sản xuất Cam Sành là một q trình làm tăng lên về quy
mơ, năng suất, chất lượng vườn cam, là sự thay đổi về cơ cấu, các hình thức tổ
chức nhằm đạt các hiệu quả về kinh tế - xã hội. Phát triển sản xuất cam sành bao
gồm cả phát triển sản xuất theo chiều rộng, chiều sâu.
2.1.4.1. Phát triển các tổ chức kinh tế
Hộ nông dân
Là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, trong đó các
nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là của
chung để tiến hành sản xuất, có chung ngân quỹ , ngủ chung một nhà, ăn chung,
mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống là tùy thuộc vào chủ hộ,
được nhà nước hỗ trợ và tạo điều kiện để phát triển. Do vậy hộ khơng th lao
động và khơng có khái niệm về tiền lương và khơng tính được lợi nhuận, địa tơ
và lợi tức. Nơng hộ chỉ có thu nhập chung của tất cả các hoạt động kinh tế. Đó là
sản lượng thu được hàng năm của hộ trừ đi chi phí mà hộ bỏ ra để phục vụ sản
xuất (Đỗ Văn Viện và Đặng Văn Tiến, 2000).
Hợp tác xã
HTX là loại hình kinh tế tập thể, do những người lao động và các tổ chức
có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của
pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau
thực hiện hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, và cải thiện
đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội. HTX vừa là tổ chức kinh tế và vừa
là tổ chức xã hội: HTX được thành lập nhằm mục đích phát triển sản xuất, kinh
doanh có hiệu quả, bảo đảm lợi ích cho người lao động của tập thể và của xã hội;
HTX là nơi người lao động nương tựa và giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất cũng
như trong đời sống vật chất và tinh thần

10



Doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tài sản và tên riêng, có trụ sở giao
dịch ổn định, được cấp giấy đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để
thực hiện các hoạt động kinh doanh trên trị trường (Theo mục 7 điều 1 chương 1
luật doanh nghiệp 2014).Quá trình kinh doanh thực hiện một cách liên tục, một
số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản
phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích để sinh lợi. Như
vậy doanh nghiệp là tổ chức kinh tế vị lợi, mặc dù thực tế một số tổ chức doanh
nghiệp có các hoạt động khơng hồn tồn nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Những loại hình doanh nghiệp(theo luật doanh nghiệp 2014) là: Công ty
trách nhiệm hữu hạn(bao gồm công ty TNHH 1 thành viên hoặc công ty TNHH 2
thành viên trở lên), doanh nghiệp nhà nước, cơng ty cổ phần, cơng ty hợp danh, tập
đồn kinh tế, tổng cơng ty.
Tổ hợp tác
Tổ hợp tác hình thành trên cơ sở địa phương khơng cịn hợp tác xã nơng
nghiệp, hợp tác xã kiểu mới được hình thành từ các tổ hợp tác và tổ hợp tác ra
đời từ các hợp tác xã kiểu mới. Các loại hình chủ yếu là: Tổ hợp tác tưới tiêu, tổ
hợp tác vay vốn, tổ hợp tác khoa học kỹ thuật và chia sẻ kinh nghiệm, tổ hợp tác
lao động, tổ hợp tác trong lĩnh vực trồng trọt, tổ hợp tác chăn nuôi, tổ hợp tác
thủy sản, tổ hợp tác ngành nghề nông thôn, tổ hợp tác quản lý bảo vệ rừng…
Theo thống kê của Vụ Hợp tác xã, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện ở
50/63 tỉnh, thành cho thấy, cả nước hiện có khoảng 98.000 tổ hợp tác, thu hút
khoảng 1,2 triệu thành viên, tạo ra gần 1,1 triệu việc làm cho khu vực nơng thơn.
Doanh thu bình qn của tổ hợp tác đạt 229 triệu đồng/năm, lãi 35 triệu
đồng/năm, thu nhập bình quân cho lao động hường xuyên là 26 triệu đồng/năm.
Theo Nghị quyết số 13/NQ/TW Hội nghị lần thứ 5, BCH TƯ Đảng Khóa
IX ngày 18/3/2002 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế
tập thể xác định kinh tế tập thể (gồm hai thành phần chính là hợp tác xã và tổ hợp
tác. là một trong hai thành tố tạo nên nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc
dân. Kết luận 56-KL/TW ngày 21/2/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực

hiện Nghị quyết TƯ 5 Khóa IX cũng tiếp tục khẳng định, “phát triển kinh tế tập
thể là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước”.
Từ khi các hợp tác xã kiểu cũ giải thể, tan rã, loại hình tổ hợp tác (có nơi
gọi là nhóm sở thích) trong nơng nghiệp, nông thôn ra đời và ngày càng phát

11


×