Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Xác định mức protein thích hợp trong khẩu phần ăn của vịt biển 15 đại xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.98 MB, 93 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ ĐÌNH TRỌNG

XÁC ĐỊNH MỨC PROTEIN THICH HỢP TRONG KHẨU
PHẦN ĂN CỦA VỊT BIỂN 15 – ĐẠI XUYÊN

Ngành:

Chăn nuôi

Mã số:

60 62 01 05

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS. TS. Nguyễn Bá Mùi
2. TS. Nguyễn Văn Duy

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học
vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và
các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2017
Tác giả luận văn



Vũ Đình Trọng

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được nghiên cứu này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn và kính trọng sâu
sắc tới Ban giám đốc Trung tâm nghiên cứuVịt Đại Xuyên - Viện Chăn Nuôi - Bộ Nông
Nghiệp & PTNT, Ban đào tạo sau đại học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Bá Mùi và TS Nguyễn Văn Duy đã
đầu tư nhiều cơng sức và thời gian chỉ bảo tận tình giúp tơi thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ cơng nhân
viên Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên - Viện Chăn nuôi trong q trình nghiên cứu
và thí nghiệm.
Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới các nhà khoa
học, các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tơi nâng cao
kiến thức, hồn thành bản luận văn này.
Tơi xin cảm ơn gia đình đã tạo mọi điều kiện, động viên tơi trong q trình thực
hiện và hồn thành luận văn.
Hà nội, ngày 22 tháng 05 năm 2017
Tác giả luận văn

Vũ Đình Trọng

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ....................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................. v
Danh mục bảng ............................................................................................................ vi
Danh mục đồ thị ...........................................................................................................vi
Trích yếu luận văn ..................................................................................................... viii
Thesis abstract ............................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu của đề tài ............................................................................................. 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 4
2.1.

Protein trong dinh dưỡng gia cầm ...................................................................... 4

2.1.1. Khái niệm protein .............................................................................................. 4
2.1.2. Chức năng sinh học của protein ......................................................................... 4
2.1.3. Nhu cầu protein của gia cầm .............................................................................. 5
2.1.4. Nhu cầu protein cho duy trì ................................................................................ 5
2.1.5. Nhu cầu protein cho tăng trưởng ........................................................................ 6
2.1.6. Nhu cầu protein cho tạo lông ............................................................................. 7
2.1.7. Mối quan hệ giữa năng lượng và protein trong khẩu phần ....................................... 7

2.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng ................................................ 8

2.2.1. Khả năng sinh trưởng của thủy cầm ................................................................. 11
2.2.2. Khả năng cho thịt của gia cầm ......................................................................... 13
2.2.3. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản của gia cầm ............................................ 15
2.2.4. Cơ sở khoa học về tiêu tốn thức ăn................................................................... 26
2.3.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ............................................. 27

2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................................... 27
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................................... 29
Phần 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 32
3.1.

Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................... 32

iii


3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 32
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................ 32
3.1.3. Thời gian nghiên cứu ....................................................................................... 32
3.2.

Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 32

3.3.


Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 32

3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ......................................................................... 32
3.3.2. Phương pháp chăm sóc, ni dưỡng................................................................. 35
3.4.

Các chỉ tiêu theo dõi trên đàn vịt ...................................................................... 35

3.4.1. Đánh giá các chỉ tiêu trên đàn vịt sinh sản ........................................................ 35
3.4.2. Đánh giá các chỉ tiêu trên đàn vịt nuôi thương phẩm ........................................ 39
3.5.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 41

Phần 4. Kết quả vào thảo luận .................................................................................. 42
4.1.

Trên đàn vịt sinh sản ........................................................................................ 42

4.1.1. Tỷ lệ nuôi sống ................................................................................................ 42
4.1.2. Khối lượng cơ thể của vịt ................................................................................. 43
4.1.3. Tuổi đẻ và khối lượng vào đẻ ........................................................................... 46
4.1.4. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, tiêu tốn thức ăn ........................................................ 48
4.1.5. Một số chỉ tiêu về chất lượng trứng .................................................................. 52
4.1.6. Kết quả ấp nở................................................................................................... 54
4.2.

Trên đàn vịt thương phẩm ................................................................................ 57


4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống ................................................................................................ 57
4.2.2. Khối lượng của vịt thí nghiệm qua các tuần tuổi .............................................. 58
4.2.3. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của vịt thí nghiệm ........................... 62
4.2.4. Lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn ....................................... 65
4.3.

Kết quả mổ khảo sát......................................................................................... 68

4.4.

Hoạch toán sơ bộ hiệu quả chăn nuôi vịt biển 15 - Đại Xuyên .......................... 71

Phần 5. Kết luận và đề nghị ...................................................................................... 73
5.1.

Kết luận ........................................................................................................... 73

5.2.

Đề nghị ............................................................................................................ 73

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 74
Phụ lục ........................................................................................................................ 78

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tăt


Nghĩa tiếng Việt

CS

: Chỉ số

CSHT

: Chỉ số hình thái

Đvt

: Đơn vị tính

ĐX

: Đại Xuyên

ME

: Năng lượng trao đổi

Mean

: Trung bình

NXB

: Nhà xuất bản


Pr

: Protein

SD

: Độ lệch chuẩn

TB

: Trung bình

TLĐ

: Tỷ lệ đẻ

TLNS

: Tỷ lệ nuôi sống

TTTĂ

: Tiêu tốn thức ăn

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.


Sơ đồ thiết kế thí nghiệm ........................................................................ 33

Bảng 3.2.

Chế độ dinh dưỡng ................................................................................. 33

Bảng 3.3.

Định mức thức ăn hàng ngày của vịt sinh sản ......................................... 34

Bảng 3.4.

Bố trí thí nghiệm vịt ni thương phẩm .................................................. 34

Bảng 3.5.

Thành phần dinh dưỡng cho vịt nuôi thương phẩm ................................. 35

Bảng 3.6.

Chế độ chăm sóc ni dưỡng .................................................................. 35

Bảng 4.1.

Tỷ lệ ni sống của vịt thí nghiệm qua các tuần tuổi ............................... 42

Bảng 4.2.

Ảnh hưởng của protein đến khối lượng của vịt thí nghiệm qua các
tuần tuổi ................................................................................................. 44


Bảng 4.3.

Tuổi đẻ, khối lượng cơ thể và khối lượng trứng tại một số thời điểm ...... 47

Bảng 4.4a.

Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, tiêu tốn thức ăn (n=3) ..................................... 49

Bảng 4.4b.

Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, tiêu tốn thức ăn(n=3) ...................................... 50

Bảng 4.5.

Năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng .................................... 52

Bảng 4.6.

Một số chỉ tiêu về chất lượng trứng (n=35) ............................................. 53

Bảng 4.7.

Kết quả ấp nở ......................................................................................... 56

Bảng 4.8.

Ảnh hưởng của protein đến tỷ lệ nuôi sống của vịt thí nghiệm qua
các tuần tuổi (n = 90, đvt: %) .................................................................. 57


Bảng 4.9.

Ảnh hưởng của protein đến khối lượng của vịt thí nghiệm qua các
tuần tuổi (n = 90, đvt: g) ......................................................................... 59

Bảng 4. 10. Ảnh hưởng của protein đến một số chiều đo của vịt thương phẩm
lúc 8 tuần tuổi ......................................................................................... 61
Bảng 4.11.

Sinh trưởng tuyệt đối của vịt qua các tuần tuổi ....................................... 62

Bảng 4.12.

Sinh trưởng tương đối của vịt qua các tuần tuổi ...................................... 64

Bảng 4.13.

Lượng thức ăn thu nhận qua các tuần tuổi ............................................... 66

Bảng 4.14.

Hiệu quả sử dụng thức ăn(tiêu tốn thức ăn/tăng kg kl) (n=3) .................. 67

Bảng 4.15.

Kết quả mổ khảo sát (n=6)...................................................................... 70

Bảng 4.16.

Hiệu quả chăn nuôi Vịt Biển 15 - Đại Xuyên .......................................... 72


vi


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1.

Khối lượng vịt qua các tuần tuổi ............................................................. 45

Đồ thị 4.2.

Tỷ lệ đẻ của vịt ở các tuần tuổi ............................................................... 51

Đồ thị 4.3.

Khối lượng của vịt qua các tuần tuổi....................................................... 59

Đồ thị 4.4.

Tốc độ sinh trưởng tuyệt của vịt qua các tuần tuổi .................................. 63

Đồ thị 4.5.

Tốc độ sinh trưởng tương của vịt qua các tuần tuổi ................................. 65

Đồ thị 4.6.

Lượng thức ăn thu nhận của vịt qua các tuần tuổi ................................... 66

Đồ thị 4.7.


Hiệu quả chuyển hóa thức ăn của vịt ở các tuần tuổi ............................... 67

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vũ Đình Trọng
Tên luận văn: Xác định mức Protein thích hợp trong khẩu phần ăn của vịt Biển 15 – Đại
Xuyên.
Ngành: Chăn nuôi

Mã số: 60 62 01 05

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đưa ra mức protien thích hợp để ni vịt Biển 15 - Đại Xun ở các giai đoạn
khác nhau, góp phần đẩy mạnh sự phát triển chăn nuôi thủy cầm ở nước ta.
Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành ni tại Trung tâm nghiên cứu vị Đại Xuyên – Viện
Chăn nuôi.
Trên đàn vịt vịt Biển 15 – Đại Xun ni sinh sản: Thí nghiệm được bố trí theo
phương pháp phân lơ so sánh theo mơ hình một nhân tố với 8 lơ thí nghiệm (20-1417%), (20-14-18%), (20-15-17%), (20-15-18%), (21-14-17%), (21-14-18%), (21-2115-17%), (21-15-18%). Với 3 giai đoạn giai đoạn vịt con từ 0 – 8 tuần tuổi cho ăn
khẩu phần với 2 mức protien là 20 và 21%, giai đoạn vịt hậu bị từ 9 – 21 tuần tuổi cho
ăn khẩu phần với 2 mức protien là 14 và 15%, giai đoạn vịt sinh sản từ 22 – 74 tuần
tuổi cho ăn khẩu phần với 2 mức protien là 17 và 18%, gồm 960 con vịt Biển 15 - Đại
Xuyên 1 ngày tuổi, tổng số 8 lơ thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hồn
tồn, mỗi lơ lặp lại 3 lần, mỗi ô gồm (8 trống + 32 mái); (24 trống + 96 mái/lô).
Trên đàn vịt Biển 15 - Đại Xuyên nuôi thịt: Thí nghiệm được bố trí theo phương
pháp phân lơ so sánh theo mơ hình một nhân tố với 4 mức protein: (21 – 19%), (21 –

18%), (20 – 19%) và (20 – 18%. Giai đoạn vịt từ 0 – 4 tuần tuổi cho ăn với khẩu phần
với 2 mức protein là 20 – 21%; giai đoạn vịt từ 5 - 10 tuần tuổi cho ăn khẩu phần với 2
mức protien là 18 và 19%, gồm 360 con vịt Biển 15 - Đại Xuyên khỏe mạnh ở 1 ngày
tuổi chia thành 4 lơ thí nghiệm (mỗi lơ có 3 ơ, 30 con/ô gồm 15 con trống và 15 con
mái, tổng số (4×3) là 12 ơ thí nghiệm.
- Trên đàn vịt Biển 15 – Đại Xuyên nuôi sinh sản. (Tỷ lệ nuôi sống, khối lượng
qua các tuần tuổi, tỷ lệ đẻ, một số chỉ tiêu ấp nở,...).
Trên đàn vịt Biển 15 – Đại Xuyên nuôi thịt. (Tỷ lệ nuôi sống, khả năng sinh
trưởng, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, một số chỉ tiêu giết mổ, hoạch toán sơ bộ
hiệu quả chăn nuôi).

viii


Kết quả chính và kết luận
+ Vịt Biển 15 - Đại Xun khi ni sinh sản có các chỉ tiêu kinh tế đạt cao nhất
với mức protein là (21-14-18%), khi ăn khẩu phần có mức năng lượng trao đổi là
2850kcal/kg thức ăn.
Mức protein thô (%) tương ứng với các giai đoạn của vịt là:
- Giai đoạn vịt con: 21% protein;
- Giai đoạn vịt hậu bị: 14% protein;
- Giai đoạn vịt sinh sản: 18% protein.
Cho tỷ lệ đẻ trung bình đạt cao 65,95%; năng suất trứng/mái/52 tuần đẻ đạt:
240quả; tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng: 3,53kg; tỷ lệ phôi: 95,13%; tỷ lệ nở loại I/tổng
trứng: 75,78%; số vịt con loại I/ mái: 196,89 con.
+ Vịt Biển 15 – Đại Xuyên nuôi lấy thịt tốt nhất với mức protein (21-18%) khi ăn
khẩu phần có mức năng lượng trao đổi là 3150kcal/kg thức ăn hỗn hợp, nên giết thịt ở 8
tuần tuổi cho hiệu quả cao nhất.

ix



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Vu Dinh Trong
Thesis title: Determine appropriate protein level in diet of 15 - Dai Xuyen Sea duck.
Major: Animal Science

Code: 60 62 01 05

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Identification of appropriate level of protein in feed consumption of 15 - Dai
Xuyen Sea duck at different stages. Besides that, contribution the development of
waterfowl breeding is more increasable in our country.
Materials and Method
The experiments were conducted at the Dai Xuyen Duck Breeding and Research
Center depend on National Institute of Animal Sciences.
A parent stock 15 -Dai Xuyen Sea duck:
+ In statge from 0-8 weeks of age: using 20% protein and 21% protein level in
their diets.
+ In statge from 9-21 weeks of age: using 14% protein and 15% protein level in
their diets.
+ In statge from 22-74 weeks of age: using 17% protein and 18% protein level in
their diets.
All experiments included 960 ducklings. That ducks are divided into 8
experimental plots. Each plot is implemented repeatedly at 3 times (8 × 3 = 24 plots), (8
male + 32 female) per 1 plot and (24 male + 96 female) per 1 plot with arranged in a
randomized factor.
Arranging 12 experiments to research on numbers of factors affecting the outcome of
the hatched CV. Super M. duck eggs and conducted by the method of comparative

subdivision, different experimental factors and other factors between batches are similar.
A commercial 15 – Đai Xuyen Sea duck conducted by the method of comparative
subdivision according to the one factor mode with 4 protein levels: (21 – 19%), (21 –
18%), (20 – 19%) and (20 – 18%). The Sea -15 Đai Xuyen including 360 commercial
ducks which are divided into 4 plots in experiment (3batch /1 plot, 30ducks/1 plot
including 15 male ducks and 15 female ducks, total 12 plots experiment).

x


Indicators on a parent 15 – Dai Xuyen Sea duck: survival rate, body weight at age
of week, calving rate, monitoring cretiation about incubation, etc.
Indicators on a commercial 15 – Dai Xuyen Sea duck: survival rate, growth rate,
FCR, slaughter indicators, preliminary economic efficiency in livestock production).
Main results and conclusions
15 – Dai Xuyen Sea duck have highest of calving rate, egg yield in (21-14-18%)
when the ducks is provided with energy of 2850 kcal/kg of complete feed of a diet fed;
crude protein (%) corresponding to the stages of the duck are: 21% duckling, 14%
prepare parent duck; 18% parent duck. Average the laying rate reached 65,95%; egg
yield production / female/52 weeks reached 240 eggs; embryonic rate: 95,13%,
hatching type I/ total eggs: 75,78%; ducking type I/ total ducks: 196,89.
15 - Dai Xuyen Sea duck have great reared to take meat with protein (21-18%),
have fed a diet with an energy exchange rate of 3150kcal / kg complete feed. Slaughter
at 8 weeks of age can bring the highest efficiency.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Chăn nuôi gia cầm là nghề sản xuất truyền thống lâu đời, chiếm vị trí quan
trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn ni của Việt Nam.
Trong đó vịt là lồi thủy cầm có ý nghĩa kinh tế trong tập đồn các giống vật
ni, với những đặc điểm nổi bật: lớn nhanh, đẻ nhiều, ít bệnh, tạp ăn, có khả
năng tự kiếm sống và tận dụng thức ăn rơi vãi trong mùa thu hoạch, thức ăn tự
nhiên trên ruộng nước, ao hồ, sơng ngịi, kênh rạch. Nhờ điều kiện tự nhiên mà
chăn ni thủy cầm ở nước ta có nhiều lợi thế.
Tính đến tháng 10 năm 2016, chăn ni thủy cầm (chủ yếu là chăn nuôi vịt),
tổng số thủy cầm cả nước là 84,5 triệu con, trong đó vịt chiếm 84,3%
( Việt Nam là nước chăn nuôi thủy
cầm đứng vị trí thứ 2 thế giới về số lượng và có tốc độ tăng trưởng bình quân trong
nhiều năm qua là 8% (Hội nghị Thủy cầm thế giới lần thứ 5).
Để góp phần phát triển hơn nữa ngành chăn ni thủy cầm, đặc biệt là con
vịt, chúng ta đã nghiên cứu chọn, tạo ra được những dịng, giống vịt có năng suất
cao, chất lượng thịt tốt, phù hợp với nhiều vùng sinh thái và phương thức chăn
nuôi khác nhau, đáp ứng yêu cầu của sản xuất và thị hiếu của người tiêu dùng.
Các sản phẩm của vịt cũng rất đa dạng gồm thịt, trứng và lông. Ba hướng nghiên
cứu chủ yếu sau đây đã được tiến hành:
- Bảo tồn và khai thác các giống vịt nội địa;
- Nhập nội, ni thích nghi và phát triển một số giống vịt có năng suất như
CV. Super Meat, CV. Super M2, CV. Super M3, Star76, M14, M15…;
- Lai giữa các dòng, giống vịt nhập nội với các giống vịt nội địa, giữa các
giống vịt nhập nội với nhau và lai giữa vịt với ngan.
Tuy nhiên những giống vịt này chỉ thích nghi tốt ở những vùng nước ngọt,
khó có thể ni thành cơng ở những vùng nước lợ và nước mặn.
Giống vịt Biển 15 - Đại Xuyên được nghiên cứu và khảo nghiệm từ năm
2012 đến năm 2014 thì được cơng nhận giống vật nuôi được phép sản xuất kinh
doanh tại Việt Nam theo Thông tư số 18/2014/TT-BNNPTNT ngày 23 tháng 06
năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Là giống vịt


1


kiêm dụng, năng suất trứng cao (235 – 240 quả/mái/năm) đến nay giống vịt Biển
15 - Đại Xuyên đã được ni giữ tại nhiều địa phương như: Quảng Ninh, Hải
Phịng, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Trà Vinh,
Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang,…
Việt Nam vốn là nước có bờ biển dài, với nguồn thủy sinh phong phú
nhưng chưa có giống vịt nào có khả năng chịu mặn, thích hợp với mơi trường
chăn ni ven biển. Giống vịt này có khả năng thích nghi rộng trên mọi loại
nước, sinh trưởng nhanh, chất lượng thịt, trứng cao nên vịt Biển 15 - Đại Xuyên
được một số hộ nuôi thủy cầm lựa chọn. Giống vịt Biển 15 - Đại Xuyên là
giống vịt kiêm dụng có chất lượng thịt thơm ngon, có thể ni theo nhiều
phương thức khác nhau. Vịt có khả năng thích nghi và sản xuất tốt trong điều
kiện chăn ni và khí hậu của nước ta, có thể sử dụng thức ăn là các phụ phẩm
nông nghiệp, thích hợp phương thức ni cơng nghiệp, bán cơng nghiệp, tận
dụng đều mang lại hiệu quả cao.
Đặc biệt là giống vịt này có khả năng tự kiếm mồi rất tốt cả ở nước mặn và
nước lợ, có khả năng chịu đựng và đề kháng tốt với bệnh dịch. Sản phẩm thịt
thơm ngon, phù hợp thị yếu người tiêu dùng trong nước. Giống vịt Biển 15 - Đại
Xun có thể ni được cả những vùng nước lợ, nước mặn nên có thể chuyển
giao cho các địa phương ven biển, ngoài đảo, các vùng đang chịu ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu bởi hiện tượng xâm nhập mặn và các đảo.
Trong chăn ni gia cầm nói chung và chăn ni vịt nói riêng, thức ăn và
dinh dưỡng có quan hệ rất chặt chẽ với khả năng đẻ trứng. Muốn gia cầm có
sản lượng trứng cao, chất lượng trứng tốt thì phải đảm bảo một khẩu phần ăn
đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của chúng. Quan trọng
nhất là cân bằng giữa năng lượng và protein, mặt khác phải có sự cân đối các
lysine, các chất khống và vitamin trong khẩu phần. Vì vậy, ngồi những u
cầu về quy trình chăm sóc ni dưỡng và vệ sinh phịng bệnh thì địi hỏi phải

có một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm phát huy khả năng của giống vịt này.
Giống là tiền đề song công tác nghiên cứu thức ăn và chất lượng của thức
ăn để phát huy hết tiềm năng sinh học của giống là vấn đề hết sức cần thiết. Với
nhưng ưu thế và khả năng phát triển của giống vịt Biển 15 - Đại Xuyên song
chưa có nghiên cứu nào về dinh dưỡng cho giống vịt này. Vì vậy, nhằm phát
triển sản xuất với quy mơ lớn để có thể góp phần tiết kiệm được thức ăn nhằm

2


hạ giá thành trong khuôn khổ của đề tài này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Xác định mức Protein thích hợp trong khẩu phần ăn của vịt Biển 15 –
Đại Xuyên”.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Đưa ra mức protein thích hợp để ni vịt Biển 15 - Đại Xuyên (vịt sinh
sản và vịt thịt) ở các giai đoạn khác nhau.
- Hồn thiện quy trình chăn ni vịt Biển 15 – Đại xuyên góp phần đẩy
mạnh sự phát triển chăn nuôi thủy cầm ở nước ta.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. PROTEIN TRONG DINH DƯỠNG GIA CẦM
2.1.1. Khái niệm protein
Protein là các polymer được tạo nên từ các trình tự xác định các amino acid
(axit amin, viết tắt là aa). Protein là hợp chất hữu cơ có ý nghĩa quan trọng
bậc nhất trong cơ thể sống. Ngồi vai trị là thành phần chính trong cấu trúc của
tế bào và mơ, protein cịn có nhiều chức năng phong phú khác quyết định
những đặc điểm cơ bản của sự sống như sự truyền đạt thông tin di truyền,

sự chuyển hóa các chất. Protein có vai trị sinh học là: Tạo hình, xúc tác, bảo
vệ, vận chuyển, vận động, dự trữ và dinh dưỡng, dẫn truyền tín hiệu thần kinh,
điều hịa, cung cấp năng lượng (Hồ Trung Thơng và cs., 2006).
2.1.2. Chức năng sinh học của protein
Đối với bất kỳ vật nuôi nào, protein trong thức ăn là cơ sở quan trọng nhất
của cơ thể, protein có hàng loạt các đặc tính khơng thể có ở bất kỳ một hợp chất
hữu cơ nào khác. Đối với gia cầm, protein có rất nhiều chức năng và là thành
phần chính của xương, dây chằng, lông, da, các cơ quan và cơ. Do protein được
sử dụng cho duy trì, sinh trưởng và sản xuất nên nó phải được thường xuyên đưa
vào cơ thể. Nếu protein ăn vào thấp hơn nhu cầu thì độ sinh trưởng và điều kiện
sống của các mơ bào sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến sự phát triển chậm các cơ quan
cần thiết trong cơ thể (Nguyễn Đức Hưng, 2006). Protein là thành phần quan
trọng của sự sống, tham gia cấu tạo nên tế bào, nó chiếm 1/5 khối lượng cơ thể
gia cầm và chiếm 1/7 đến 1/8 khối lượng trứng. Protein trong thức ăn có ảnh
hưởng rất lớn tới khả năng sản xuất thịt, trứng của gia cầm, khi khẩu phần thức
ăn cung cấp đầy đủ protein sẽ cho năng suất sản phẩm cao và ngược lại.
Theo Lương Đức Phẩm (1982) thì protein cần thiết cho động vật như là
nguồn dinh dưỡng không thể thay thế và đứng đầu trong đời sống động vật. Nhờ
protein có sẵn trong thức ăn, gia súc, gia cầm mới có thể tổng hợp được protein
của cơ thể và các sản phẩm khác. Ngồi ra cịn tổng hợp các chất xúc tác sinh
học như enzim và hoocmon cùng các hợp chất khác đóng vai trị quan trọng trong
q trình trao đổi chất.
Trong cơ thể động vật nói chung và cơ thể gia cầm nói riêng khơng thể tổng
hợp được protein từ gluxit và lipit mà bắt buộc lấy protein vào cơ thể từ thức ăn

4


hằng ngày một cách đều đặn với một lượng đầy đủ và theo một tỷ lệ thích hợp so
với các chất dinh dưỡng khác (Bùi Đức Lũng và cs., 1995).

2.1.3. Nhu cầu protein của gia cầm
Protein là thành phần cấu trúc quan trọng nhất của cơ thể động vật nói
chung và gia cầm nói riêng. Tất cả những biểu hiện của sự sống đều gắn liền với
protein và khơng có bất cứ một vật chất nào nào khác có thể thay thế chúng về
mặt chức phận.
Trong chăn nuôi, việc xác định khẩu phần ăn hợp lý cho con vật là vơ cùng
quan trọng vì nó khơng những quyết định tới năng suất, hiệu quả chăn ni mà
cịn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm từ vật nuôi. Theo Thomas Christopher
(2015), vịt con mới nở yêu cầu thức ăn có hàm lượng protein cao (18 – 20%) với
các axit amin cân bằng. Cũng như mọi động vật khác, protein trong khẩu phần là
thành phần rất quan trọng quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm trong
chăn nuôi.
Sự tổng hợp protein trong cơ thể chỉ có thể được tiến hành sau khi đã thu
nhận được những thành phần cấu trúc cơ bản của protein là các axit amin.
Protein có các chức năng quan trọng như sau:
- Tạo các chất xúc tác enzim, nhờ các enzim này mà tốc độ các phản ứng
hóa học trong cơ thể tăng lên tới 1012 lần.
- Thực hiện chức năng vận chuyển và dự trữ. Ví dụ như Hemoglobin vận
chuyển CO2 và O2.
- Tham gia chức năng cơ giới như colagen tạo độ bền chắc của da, xương
và răng.
- Chức năng vận động như sự co cơ.
- Chức năng bảo vệ như các chất kháng thể.
- Các q trình thơng tin như protein thị giác (rodospin).
Nhu cầu protein cho gia cầm thịt nói chung và ngan thịt nói riêng bao gồm
nhu cầu cho duy trì, cho tăng trưởng và cho tổng hợp lông.
2.1.4. Nhu cầu protein cho duy trì
Protein rất cần thiết cho việc duy trì sự sống động vật. Vì vậy, sự trao đổi
protein xảy ra ngay cả khi cơ thể động vật không nhận được protein trong thức
ăn. Nếu kéo dài tình trạng thiếu hụt protein trong thức ăn để duy trì cho sự hoạt


5


động thì động vật phải huy động protein riêng của cơ thể để cung cấp cho mọi
sự hoạt động sinh trưởng của chúng. Trong quá trình trao đổi protein (đồng hóa
và dị hóa), tạo ra sản phẩm trung gian chứa nitơ, lượng nitơ này thải ra ngoài
cùng với nước tiểu, người ta gọi đó là nitơ nội sinh. Nó đặc trưng cho lượng
nitơ mất đi tối thiểu cần thiết để tồn tại sự sống. Sự xác định nhu cầu protein
cho duy trì sự sống được xác định từ giá trị trao đổi chất của cơ thể và mối
tương quan chặt chẽ với nhu cầu năng lượng cho quá trình trao đổi cơ bản. Qua
thí nghiệm trên động vật sống, các nhà khoa học đã xác định được rằng trung
bình cứ 1 kcal năng lượng trao đổi cơ bản tạo ra 2 mg nitơ nội sinh trong nước
tiểu (Bùi Đức Lũng, 1995).
Vào năm 1976, qua nghiên cứu theo phương pháp yếu tố trên gia cầm,
Herrie (dẫn theo Bùi Đức Lũng, 1995) đã đưa ra cơng thức tính nhu cầu protein
cho duy trì ở gia cầm như sau:
CP = 201 x W0,75 x 6,25
Hoặc có thể tính theo cơng thức:
0,0016 x W

CP =

0,64

Trong đó: CP : Protein cho duy trì (g);
W : Khối lượng cơ thể (g).
0,0016: Lượng protein (g) cần cho sự duy trì/1g khối lượng sống cơ
thể/ngày.
0,64 : Hiệu quả sử dụng protein thức ăn của gia cầm hướng thịt.

2.1.5. Nhu cầu protein cho tăng trưởng
Sự phát triển của cơ thể gắn liền với sự tích lũy protein trong cơ thể chúng.
Sự tích lũy xảy ra nhanh ở gia cầm non và giảm dần theo lứa tuổi (Baker, 1993).
Khi tăng hàm lượng protein trong khẩu phần có thể làm tăng tốc độ sinh
trưởng nhưng tăng có giới hạn theo tuổi và theo khối lượng cơ thể.
Nhu cầu protein cho tăng trưởng đối với gia cầm (Bùi Thị Hồng, 2009):
CP =

WC- WO
0,64

6

x 0,18


Trong đó : CP : Protein cho tăng trưởng (g);
WO : Khối lượng cơ thể lúc ban đầu (g);
WC : Khối lượng cơ thể lúc kết thúc (g);
0,18 : Hàm lượng protein trong thịt;
0,64 : Hiệu quả sử dụng protein thức ăn của gia cầm hướng thịt.
2.1.6. Nhu cầu protein cho tạo lơng
CP =

0,07 x W x 0,82
0,64

Trong đó : CP : Protein cho tạo lông (g);
W: Khối lượng cơ thể (g);
0,07: Tỷ lệ khối lượng bộ lông so với khối lượng cơ thể;

0,82: Tỷ lệ protein trong lông.
Nhu cầu protein cho gia cầm đẻ trứng sẽ bằng tổng số nhu cầu protein cho duy
trì, nhu cầu protein cho sinh trưởng, nhu cầu protein cho phát triển lông và nhu cầu
protein cho đẻ trứng. Như vậy nhu cầu protein cho gia cầm đẻ trứng sẽ là:
CP =
Trong đó:

0,0016 x W + 0,18 x ∆W + 0,07 x ∆W x 0,82 + 0,12 x ∆E
0,55
CP : Protein cho đẻ trứng (g);
W : Khối lượng cơ thể (g);
∆W : Tăng khối lượng cơ thể hàng ngày (g);
∆E : Năng suất trứng trung bình của một gia cầm mái (g/ngày)

(bằng tỷ lệ đẻ của đàn nhân với khối lượng trứng trung bình tồn đàn).
2.1.7. Mối quan hệ giữa năng lượng và protein trong khẩu phần
Khả năng tiêu hóa, hấp thu và đồng hóa protein phụ thuộc lớn vào mức
năng lượng trong khẩu phần. Bởi vì, năng lượng dưới dạng tích luỹ mỡ hoặc
glucogen không những tham gia vào việc cấu trúc tế bào, các men, hormon để
xúc tác q trình tiêu hóa và trao đổi protein mà còn cung cấp năng lượng cho
việc chuyển tải các sản phẩm của protein - axit amin từ thức ăn qua đường tiêu
hóa vào tế bào.

7


Gia cầm thu nhận thức ăn trước hết là để thỏa mãn nhu cầu năng lượng.
Khi đã thu nhận đủ năng lượng rồi thì gia cầm sẽ khơng ăn nữa mặc dù nhu cầu
các chất dinh dưỡng khác như protein, axit amin, khống, vitamin... vẫn cịn
thiếu (Nguyễn Thị Mai, 2008). Còn trong trường hợp thiếu năng lượng, một

phần axit amin có thể bị biến thành đường để thoả mãn nhu cầu năng lượng.
Chính vì vậy, việc sử dụng chúng cho sinh tổng hợp protein bị giảm đi (Bùi Thị
Hồng, 2009).
Sự quan hệ chặt chẽ giữa năng lượng trao đổi với protein theo một hằng số
nhất định trong khẩu phần thức ăn cho từng giai đoạn phát triển và sản xuất của gia
cầm. Hằng số đó được tính bằng tỷ lệ giữa số kcal năng lượng trao đổi (ME) với
một phần trăm protein thô của thức ăn (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 2001).
ME / % CP

kcal ME

=

1% protein thô

Theo Farrell (1983) thì tỷ lệ này với mỗi giống gia cầm năng suất, lứa tuổi,
nhiệt độ môi trường là khác nhau. NRC (1994) đưa ra tỷ lệ năng lượng/protein tối
ưu cho gà hướng thịt ở 0 - 5 tuần tuổi là 132 - 143 và ở 6 - 9 tuần tuổi là 152 - 165.
Khi trời lạnh cần áp dụng tỷ lệ ME/protein rộng, cịn khi trời nóng cần áp
dụng tỷ lệ hẹp. Khi trời nóng thu nhận thức ăn của gia cầm giảm, cần giảm bớt
nồng độ năng lượng khẩu phần và tăng nồng độ protein.
Theo Guilaume (1975) (dẫn theo Vũ Duy Giảng, 2001), nếu tăng mức năng
lượng lên 100 kcal ME/kg thức ăn thì mỡ thân thịt sẽ tăng lên khi protein khẩu
phần giảm đi 1%.
2.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG
Xét theo quan điểm sinh học, sinh trưởng là quá trình sinh tổng hợp protein
của động vật, đó chính là q trình tích lũy hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là q
trình tăng về chiều cao, kích thước, cân nặng dựa trên cơ sở di truyền từ thế hệ
trước. Khối lượng cơ thể là tính trạng số lượng, chịu ảnh hưởng của yếu tố di
truyền và các yếu tố ngoại cảnh khác.

* Ảnh hưởng của giống, dòng đến khối lượng cơ thể của vịt
Giống, dòng là yếu tố về mặt di truyền quan trọng nhất ảnh hưởng đến tốc
độ tăng khối lượng cơ thể của vịt. Các giống thủy cầm khác nhau có tốc độ tăng
khối lượng cơ thể khác nhau. Các giống gia cầm hướng thịt có tốc độ tăng khối

8


lượng cơ thể nhanh hơn các giống gia cầm kiêm dụng và hướng trứng. Trong
cùng một giống, các dòng khác nhau có tốc độ tăng khối lượng cơ thể cũng khác
nhau, dịng ơng có tốc độ tăng trọng nhanh hơn dòng bà.
Theo tài liệu của Nguyễn Mạnh Hùng và cs. (1994) thì sự khác nhau giữa
các giống gia cầm là rất lớn, thủy cầm có tốc độ tăng trọng nhanh trong những
tuần lễ đầu tiên, đối với vịt giết thịt ở 7- 8 tuần tuổi; ngỗng là 9 tuần tuổi; ngan là
10-11 tuần và chúng có thể đạt 70-80% khối lượng trưởng thành trong khi đó ở
gà chỉ đạt có 40% khối lượng trưởng thành. Nhưng nhìn chung các giống vịt nội
của nước ta khả năng tăng trọng thấp, tầm vóc nhỏ, khối lượng cơ thể khơng lớn,
khả năng cho thịt không cao.
Theo Nguyễn Thiện (1993), khối lượng vịt Cỏ là vịt chuyên trứng ở 75
ngày tuổi khi nuôi vỗ béo công nghiệp đạt 911,85g -1216,65g
Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2009) khối lượng vịt kiêm dụng Đốm PL2
nuôi thương phẩm đến 10 tuần tuổi đạt 1790g.
Nghiên cứu của Phùng Đức Tiến và cs. (2008), trên vịt SM3SH ông bà
nhập nội, ni tại trại gia cầm Cẩm Bình, vịt ni thương phẩm đến 56 ngày tuổi
đạt 3206,3 g/con.
* Ảnh hưởng của tính biệt đến tốc độ tăng trọng của cơ thể vịt
Trong cùng một giống, dịng thì tốc độ tăng trọng của con trống nhanh hơn
con mái. Sự khác nhau của khối lượng cơ thể còn thể hiện qua sự phân biệt giới
tính. Sự khác nhau này đối với gia cầm càng rõ ràng hơn trong quá trình sinh
trưởng và trưởng thành. North (1990), đã rút ra kết luận: lúc mới nở, gà trống

nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng thì sự khác biệt này càng lớn, đến 2 tuần tuổi
là hơn 5%, 3 tuần tuổi hơn 11%, 5 tuần tuổi hơn 17%, 6 tuần tuổi hơn 20%, 7
tuần tuổi hơn 23 % và 8 tuần tuổi hơn 27%.
* Ảnh hưởng của tốc độ mọc lông đến tốc độ tăng trọng của vịt
Nhiều cơng trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đã xác định được rằng
trong cùng một giống, dịng, cùng tính biệt, ở gia cầm có tốc độ mọc lơng nhanh hơn
thì cũng có tốc độ sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Theo Brandsch and Bilchel
(1978), tốc độ mọc lơng là một tính trạng di truyền có liên quan đến đặc điểm trao
đổi chất, sinh trưởng và phát triển của gia cầm. Gia cầm có tốc độ mọc lơng nhanh
hơn thì sự thành thục thể trọng cũng như đạt được khối lượng cơ thể trưởng thành
nhanh hơn do đó có chất lượng thịt tốt hơn gia cầm có tốc độ mọc lơng chậm.

9


* Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến tốc độ tăng trọng của vịt
- Chế độ dinh dưỡng là yếu tố ngoại cảnh quan trọng nhất ảnh hưởng đến
khả năng sinh trưởng, phát triển của thủy cầm nói riêng và chăn ni nói chung.
Dinh dưỡng có liên quan chặt chẽ với sự duy trì sự sống, khả năng sản xuất của
gia súc, gia cầm. Cơ thể không những cần phải được cung cấp thức ăn đầy đủ để
sinh trưởng và phát triển mà còn cần cung cấp thức ăn để tạo ra sản phẩm. Do đó,
việc xác định nhu cầu các chất dinh dưỡng hay chế độ dinh dưỡng hợp lý cho vật
nuôi là hết sức cần thiết và có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng cũng như
hiệu quả kinh tế. Theo Chambers (1990), thì chế độ dinh dưỡng không chỉ ảnh
hưởng tới các bộ phận khác nhau của cơ thể mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển
của từng mô này đối với mô khác, hơn thế nữa dinh dưỡng không những ảnh
hưởng tới sinh trưởng mà còn ảnh hưởng tới biến động di truyền sinh trưởng.
Bùi Đức Lũng và cs. (1992), chỉ ra rằng để phát huy được tốc độ sinh
trưởng tối đa cần cung cấp thức ăn tối ưu với đầy đủ dinh dưỡng được cân bằng
nghiêm ngặt giữa protein, các axit amin và năng lượng. Ngồi ra trong thức ăn

hỗn hợp cịn được bổ sung hàng loạt các chế phẩm hóa sinh học khơng mang ý
nghĩa dinh dưỡng nhưng nó có tác dụng kích thích q trình tiêu hóa thức ăn
cũng như tăng độ hấp dẫn của thức ăn từ đó kích thích q trình sinh trưởng làm
tăng năng suất và chất lượng thịt.
Kết quả nghiên cứu của Abdelsamie and Farrell (1985), cho biết về ảnh
hưởng của các mức protein trong khẩu phần tới khả năng tăng khối lượng tuyệt đối
của vịt Bắc Kinh: ở tuần tuổi thứ 2 với khẩu phần ăn có 24% protein thơ thì tăng
khối lượng cơ thể tuyệt đối của vịt đạt 320g, cịn ở lơ ni với khẩu phần 18%
protein thơ thì tăng khối lượng cơ thể tuyệt đối của vịt chỉ đạt 309g.
Tuy vậy, không chỉ khẩu phần thức ăn có mức protein cao là vật ni có
khả năng tăng khối lượng cơ thể tuyệt đối hơn khẩu phần có mức protein thấp
hơn. Điều này còn phụ thuộc vào sự cân bằng các axit amin và mức năng lượng
trong khẩu phần. Phùng Đức Tiến và cs. (2009) cho biết: khẩu phần với protein
thô là 20%, năng lượng 2950kcal/kg TĂ, mức Lyzin tổng số là 1% thì gà lai M13
Thái Hịa (Thái Hịa-Ai Cập) có khối lượng cơ thể đạt 340 g ở 5 tuần tuổi lớn
hơn khẩu phần có mức protein là 19%, năng lượng là 2950kcal/kg TĂ, mức
Lyzin tổng số là 1% và cũng cao hơn khẩu phần có mức protein là 21%, năng
lượng 2950 kcal/kg TĂ, mức Lyzin là 1%.

10


Các yếu tố môi trường khác như nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, độ thơng
thống, mật độ ni cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tăng trọng của thủy
cầm. Nhiệt độ, ẩm độ của từng mùa vụ có ảnh hưởng đến khả năng thu nhận thức
ăn của thủy cầm. Gia cầm và thủy cầm khơng có tuyến mồ hơi do đó sự điều hịa
thân nhiệt của chúng chủ yếu thơng qua q trình thở, bốc hơi nước, bức xạ nhiệt,
dãn nhiệt, đẻ trứng và bài tiết cho nên mọi yếu tố tác động đến q trình điều hịa
thân nhiệt đều ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và sản xuất của chúng.
Khi ẩm độ quá thấp hoặc quá cao cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh

trưởng của vịt. Ẩm độ quá thấp làm tăng lượng bụi trong chuồng nuôi làm cho
gia cầm dễ mắc một số bệnh về hô hấp và mắt ảnh hưởng đến khả năng thu
nhận thức ăn, khơng những thế gây da khơ, khó chịu làm con vật gầy yếu.
Ngồi ra thì phương thức ni cũng ảnh hưởng hưởng đến tốc độ tăng
khối lượng của vịt. Nguyễn Đức Trọng và cs. (1997), nghiên cứu hai phương
thức nuôi khô và nuôi nước trên đàn vịt CV-Super M cho biết với phương
thức ni khơ, khối lượng bình qn lúc vào đẻ của đàn vịt dịng ơng là 3,3kg;
dịng bà là 2,9kg cịn với phương thức ni có nước bơi lội thì khối lượng
bình quân lúc vào đẻ của dịng ơng là 2,9kg; vịt dịng bà là 2,7kg.
Như vậy trong chăn nuôi vịt thương phẩm, đặc biệt là các giống vịt chuyên
thịt, ngoài việc phải lựa chọn giống tốt, điều kiện dinh dưỡng hợp lý để khai tác
tối đa tiềm năng sinh học về khả năng tăng khối lượng cơ thể của vịt và qua đó
xác định được thời điểm giết thịt hợp lý thu được hiệu quả kinh tế cao nhất.
2.2.1. Khả năng sinh trưởng của thủy cầm
Sinh trưởng là một quá trình sinh học phức tạp, từ khi sinh ra đến khi
thành thục về thể vóc được chia làm 2 thời kỳ: thời kỳ gia cầm non và thời kỳ
gia cầm trưởng thành.
Khi cịn non q trình sinh trưởng của gia cầm rất mạnh, trong thời kỳ
này chúng rất nhạy cảm với các kích thích bên ngồi, nhất là nhiệt độ và ẩm
độ, những ngày đầu tiên thân nhiệt chưa ổn định nên phụ thuộc phần lớn vào
nhiệt độ mơi trường bên ngồi. Do đó giai đoạn này cần phải tạo cho gia cầm
một mơi trường có nhiệt độ và ẩm độ thích hợp để chúng sinh trưởng và phát
triển tốt. Khi trưởng thành chúng dần đã thích nghi tốt với các thay đổi của
mơi trường bên ngồi nhưng q trình sinh trưởng lại chậm lại. Q trình tích
lũy các chất dinh dưỡng và năng lượng một phần để duy trì cơ thể, một phần

11


để tích lũy mỡ do đó tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn kém hơn.

Đây cũng chính là sơ sở khoa học để xác định thời điểm giết thịt hợp lý để thu
được hiệu quả kinh tế cao nhất.
Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992) cho biết: sinh trưởng là sự
tích lũy các chất của tế bào sống mà chủ yếu là protein nên tốc độ và khối lượng
tích lũy các chất, tốc độ và sự tổng hợp protein cũng chính là tốc độ hoạt động
của các gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể.
Theo Chambers (1990) cho biết: để xác định chính xác về sinh trưởng ở
từng thời kỳ không phải dễ dàng. Và người ta thường dùng các chỉ tiêu chính
như: sinh trưởng tích lũy (khối lượng cơ thể), sinh trưởng tuyệt đối, sinh
trưởng tương đối và đường cong sinh trưởng.
Sinh trưởng tích lũy (khối lượng cơ thể): khối lượng cơ thể ở một thời
điểm nào đó là chỉ số quen thuộc nhất để đánh giá khả năng sinh trưởng của
con vật. Tuy vậy chỉ số này khơng nói lên được mức độ khác nhau về tốc độ
sinh trưởng trong một thời gian nhưng nó phản ánh được khả năng sinh trưởng
tối đa của con vật. Khi xác định được khối lượng ở từng thời điểm thì chúng
ta có thể biểu diễn khối lượng này ở từng thời điểm đó trên đồ thị và gọi là đồ
thị sinh trưởng tích lũy. Đối với gia cầm ni thịt thì chỉ tiêu này là quan
trọng nhất, từ chỉ tiêu này chúng ta có thể so sánh và chọn lựa những tổ hợp
lai nào là tốt nhất.
Sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích
của cơ thể qua các lần khảo sát. Xác định được các giá trị của sinh trưởng
tuyệt đối chúng ta có thể biểu diến chúng trên đồ thị và gọi là đồ thị sinh
trưởng tuyệt đối. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của vật nuôi là một đồ thị hình
parapol, đỉnh của parapol của từng giống khác nhau. Giá trị của sinh trưởng
tuyệt đối thường được tính bằng gam/con/ngày.
Sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ phần trăm (%) tăng lên của khối lượng, thể
tích, kích thước của cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát. Sinh
trưởng tương đối của con vật được biểu diễn bằng đồ thị có dạng Hypepol.
Theo Lê Viết Ly và cs. (1998), công bố kết quả nghiên cứu sinh trưởng
của nhóm vịt Cỏ màu cánh sẻ cho biết: tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của con

đực ở 3 tuần tuổi là 8,31 g/con/ngày và ở 8 tuần tuổi là 18,05 g/con/ngày; của
con mái ở 3 tuần tuổi là 6,9 g/con/ngày, ở 8 tuần tuổi là 16,55 g/con/ngày.

12


Đường cong sinh trưởng: để biểu thị tốc độ sinh trưởng của gia súc và
gia cầm. Đường cong sinh trưởng có 4 đặc điểm chính:
- Pha sinh trưởng tích lũy tăng nhanh sau khi nở;
- Điểm uốn của đường cong tại điểm có tốc độ sinh trưởng cao nhất;
- Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần sau điểm uốn;
- Pha sinh trưởng tiệm cần với giá trị khi gia cẩm trưởng thành.
Thông thường người ta sử dụng sinh trưởng tích lũy (khối lượng cơ thể)
để biểu thị q trình sinh trưởng và đồ thị của sinh trưởng tích lũy cũng cho
biết đơn giản nhất về đường cong sinh trưởng.
2.2.2. Khả năng cho thịt của gia cầm
Sức sản xuất thịt của gia cầm là chỉ tiêu và yếu tố quan trọng nhất đối
với gia cầm nuôi thịt. Khả năng cho thịt của gia cầm là khả năng tạo nên khối
lượng cơ thể đến tuổi giết thịt. Khả năng này của từng giống, dòng là khác
nhau. Và phụ thuộc vào nhiều yếu tố đó là đặc điểm ngoại hình, khối lượng cơ
thể, tốc độ tăng khối lượng, chế độ dinh dưỡng, khả năng hấp thụ thức ăn,...
Khả năng sản xuất thịt được biểu hiện thơng qua 2 chỉ tiêu đó là năng suất thịt
và chất lượng thân thịt.
* Năng suất thịt: năng suất thịt được biểu thị thông qua các chỉ tiêu như
khối lượng sống, khối lượng và tỷ lệ phần ăn được, khối lượng và tỷ lệ thân
thịt, khối lượng và tỷ lệ thịt đùi, khối lượng và tỷ lệ thịt ngực. Theo Nguyễn
Thị Thúy Mỵ (1977) cho biết mối tương quan giữa khối lượng sống với khối
lượng thịt xẻ là khá cao (0,9); còn giữa khối lượng sống với khối lượng mỡ
bụng thấp hơn (0,2 - 0,5).
Năng suất thịt phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà trước hết đó là giống,

dịng, tính biệt, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc ni dưỡng,...
Theo Chambers (1990), các giống, các dịng khác nhau thì năng suất thịt
cũng khác nhau. Giữa các dịng ln có sự khác nhau di truyền về năng suất
thịt xẻ hay năng suất các phần thịt như thịt ngực, thịt đùi...và từng phần thịt
còn lại.
Kết quả khảo sát trên vịt đực Cỏ (là vịt chuyên trứng) của Phạm Văn
Trượng (1994) cho biết: nuôi vỗ béo vịt Cỏ đến 70 ngày tuổi tỷ lệ thân thịt đạt
69%, tỷ lệ thịt đùi 16%, thịt ức 7,3%.

13


×