Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

Tuyển chọn một số giống cỏ làm thức ăn cho trâu bò và một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hạt giống cỏ ghinê mombasa tại sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.99 KB, 78 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HỒ VĂN TRỌNG

TUYỂN CHỌN MỘT SỐ GIỐNG CỎ LÀM THỨC
ĂN CHO TRÂU BÒ VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ
THUẬT TRONG SẢN XUẤT HẠT GIỐNG CỎ
GHINÊ MOMBASA TẠI SƠN LA

Chuyên ngành:

Chăn nuôi

Mã số:

60.62.01.05

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Bùi Quang Tuấn

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng



năm 2017

Tác giả luận văn

Hồ Văn Trọng

i


LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận
được sự giúp đỡ quý báu, sự chỉ bảo tận tình của các thầy hướng dẫn PGS.TS.
Bùi Quang Tuấn trong suốt qúa trình thực hiện luận văn. Nhân dịp hồn thành
luận văn này tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy hướng dẫn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đối với sự quan tâm giúp đỡ của các thầy
cô giáo Bộ môn Dinh dưỡng và Thức ăn - khoa Chăn nuôi, trường Học Viện Nông
Nghiệp Việt Nam đã động viên giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Quản Lý dự án KHCN-TB.09C/1318 đã tạo điều kiện cho tơi trong q trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đối với Ban lãnh đạo và các cán
bộ viên chức của Trường Đại học Tây Bắc đã tạo điều kiện thuận lợi và
giúp đỡ nhiệt tình cho tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã tạo điều
kiện, động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.

Hà Nội, ngày

tháng


năm 2017

Tác giả luận văn

Hồ Văn Trọng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan.......................................................................................................................... I
Lời cảm ơn.............................................................................................................................. II
Mục lục.................................................................................................................................... III
Danh mục các chữ viết tắt............................................................................................... V
Danh mục các bảng........................................................................................................... VI
Danh mục các hình.......................................................................................................... VII
Trích yếu luận văn........................................................................................................... VIII
Thesis abstract.................................................................................................................... IX
Phần 1. Mở đầu...................................................................................................................... 1
1.1.
Đặt vấn đề................................................................................................................ 1
1.2.
Mục tiêu của đề tài............................................................................................... 2
1.3.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.................................................. 2
Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu....................................................................... 3
2.1.
Đặc điểm sinh trưởng của cây thức ăn chăn nuôi............................... 3
2.1.1. Khái niệm về sinh trưởng và phát triển..................................................... 3

2.1.2. Đặc điểm sinh trưởng của thân lá................................................................ 4
2.1.3. Đặc điểm sinh trưởng của thân, lá............................................................. 13
2.2.
Đặc điểm các giống cỏ dùng trong thí nghiệm nghiên cứu...........15
2.2.1. Cỏ VA06 (Pennisetum pupureum)............................................................... 15
2.2.2. Cỏ Ghinê TD58 (Panicum maximum TD58)............................................ 16
2.2.3. Cỏ Guatemala....................................................................................................... 18
2.2.4. Cỏ Mulato 2 (Brachiaria ruziziensis).......................................................... 18
2.2.5. Cỏ Pas (Paspalum atratum)........................................................................... 19
2.2.6. Cỏ Stylo (Stylosanthe guianensis cv CIAT 184)................................... 20
2.2.7. Cỏ Ghinê Mombasa (Panicum maximum cv. Mombasa).................. 21
2.3.
Tình hình nghiên cứu về cây thức ăn chăn nuôi trên thế giới và ở
Việt Nam................................................................................................................. 22
2.3.1. Trên thế giới.......................................................................................................... 22
2.3.2. Ở Việt Nam............................................................................................................. 24
Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu...................................................... 29
3.1.
Vật liệu, thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................. 29
3.2.
Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 29
3.3.
Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 29
3.3.1. Nội dung 1.............................................................................................................. 29
3.3.2. Nội dung 2.............................................................................................................. 33

iii


3.4.


Phương pháp xử lý số liệu............................................................................ 35

Phần 4. Kết quả và thảo luận......................................................................................... 36
4.1.
Điều kiện khu vực thí nghiệm....................................................................... 36
4.1.1. Đặc điểm tình hình thời tiết khu vực nghiên cứu................................ 36
4.1.2. Thành phần dinh dưỡng đất tại khu vực nghiên cứu....................... 37
4.2.
Kết quả thí nghiệm tuyển chọn giống cỏ................................................ 38
4.2.1. Tỷ lệ sống của cá giống cỏ thí nghiệm.................................................... 38
4.2.2. Khả năng sinh trưởng và tái sinh của cỏ thí nghiệm....................... 39
4.2.3. Kết quả theo dõi năng suất của các giống cỏ thí nghiệm...............47
4.2.4. Thành phần hóa học của các giống cỏ thí nghiệm............................. 48
4.3.
Kết quả một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hạt giống cỏ ghinê
mombasa................................................................................................................ 51
4.3.1. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng cỏ đến năng suất và chất lượng hạt cỏ
Ghinê Mombasa.................................................................................................. 51
4.3.2. Ảnh hưởng của phương pháp thu hạt đến năng suất và chất lượng hạt
giống cỏ Ghinê Mombasa.............................................................................. 53
4.3.3. Ước tính chi phí cho sản xuất hạt giống cỏ Ghinê Mombasa.......55
Phần 5. Kết luận và kiến nghị........................................................................................ 57
5.1.
Kết luận................................................................................................................... 57
5.2.
Kiến nghị................................................................................................................ 57
Tài liệu tham khảo.............................................................................................................. 58

iv



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ADF
CIAT
CS
Cv (%)
ĐVT
Kg
KHKT
LSD
ME
NDF
NL
Nxb
OMD
P
Pr
STT
TB
TCVN
Tr
VCK
VSV
TNHH

v



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Ảnh hưởng của phân bón đến thành phần hoá học của thảm cỏ. 12
Bảng 2.2.Ảnh hưởng của cách bón phân nitơ đến năng suất cỏ trồng.. .13
Bảng 4.1.Diễn biến thời tiết khí hậu tại tỉnh Sơn La 2015, 2016...................36
Bảng 4.2.Thành phần dinh dưỡng đất tại khu vực thí nghiệm..................... 37
Bảng 4.3. Tỷ lệ sống của các giống cỏ thí nghiêm sau trồng 30 ngày (n=3). 38
Bảng 4.4. Chiều cao và tốc độ sinh trưởng của 6 giống cỏ thí nghiệm ở giai
đoạn 60 ngày tuổi (n=3).............................................................................. 39
Bảng 4.5.Chiều cao tái sinh của các giống cỏ thí nghiệm (n=3)..................43
Bảng 4.6.Tốc độ tái sinh của các giống cỏ thí nghiệm ở 2 mùa thu hoạch
45

Bảng 4.7.Năng suất chất xanh của các giống cỏ cắt năm thứ nhất (n=3)
47

Bảng 4.8.Thành phần hóa học của các giống cỏ nghiên cứu....................... 49
Bảng 4.9.Ảnh hưởng của khoảng cách trồng cỏ đến năng suất hạt giống
52

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến chất lượng hạt giống
..................................................................................................................................................... 52

Bảng 4.11. Ảnh hưởng của phương pháp thu hạt đến năng suất hạt giống. 53
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của phương pháp thu hạt đến đến chất lượng hạt giống

..................................................................................................................................................... 54

Bảng 4.13. Chi phí cho sản xuất hạt giống cỏ Ghinê Mombasa tại Sơn La
..................................................................................................................................................... 55



vi


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Sơ đồ thí nghiệm 1........................................................................................ 30
Hình 3.2. Sơ đồ trồng cỏ thí nghiệm 2..................................................................... 34
Hình 4.1. Chiều cao của các giống cỏ thí nghiệm ở giai đoạn tuổi thiết lập 41
Hình 4.2. Chiều cao tái sinh của các giống cỏ thí nghiệm qua các mùa..44
Hình 4.3. Tốc độ tái sinh của các giống cỏ thí nghiệm.................................... 46
Hình 4.4. Năng suất chất xanh các giống cỏ thí nghiệm cắt năm thứ nhất
48

Hình 4.5. Một số hình ảnh về phương pháp thu hạt và thử tỷ lệ nảy mầm
56

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Hồ Văn Trọng
Tên luận văn: Tuyển chọn giống cỏ làm thức ăn xanh cho trâu bò và một
số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hạt giống cỏ Ghinê Mombasa tại Sơn La

Ngành: Chăn nuôi;

Mã số: 60.62.01.05

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Mục đích nghiên cứu:
- Tuyển chọn được một số giống cỏ, gồm: 3-4 giống có năng suất cao, chất
lượng cao, phù hợp với điều kiện sinh thái Sơn La làm thức ăn cho trâu bò.

- Đưa ra những biện pháp kỹ thuật thích hợp áp dụng vào sản xuất
hạt giống của giống cỏ Ghinê Mombasa đạt năng suất cao, chất lượng tốt.

Vật liệu và phương pháp nghiên cứu:
Thí nghiệm được tiến hành trên 6 giống cỏ: VA06, Ghinê, Guatemala, Mulato II,
Paspalum, Stylo cho nội dung 1 và 01 giống cỏ Ghinê Mombasa cho nội dung 2.

Nội dung 1: Thí nghiệm bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hồn tồn với 6 công
thức (mỗi giống là 1 công thức), lặp lại 3 lần. Kết quả được thập và theo dõi tỷ
lệ sống, khả năng sinh trưởng và tái sinh của các giống cỏ thí nghiệm.
Nội dung 2: Thí nghiệm tiến hành nghiên cứu 3 khoảng cách trồng khác
nhau (70 x 70 cm), (70 x 100 cm) và (100 x 100 cm). Kết quả được thu thập vào
theo dõi ảnh hưởng của mật độ trồng, phương pháp thu hạt đến năng suất,
chất lượng hạt giống và sơ bộ ước tính giá trị kinh tế trong sản xuất hạt giống.

Kết quả chính và kết luận:
- Trong 6 giống cỏ thí nghiệm thì các giống cỏ cho năng suất cao là cỏ
VA06, Guatemala, Mualato 2, Ghinê, cụ thể năng suất chất xanh trung bình các
lứa cắt của các giống cỏ đạt tương ứng là 41,37; 37,45; 39,90 và 32,30 tấn/ha.

- Khoảng cách trồng và phương pháp thu hạt có ảnh hưởng rõ rệt

đến năng suất, chất lượng hạt cỏ Ghinê Mombasa. Khoảng cách trồng
70 x 100cm và phương pháp thu hạt bằng bao túi lưới là phù hợp nhất.

viii



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Ho Van Trong
Thesis title: “Study on the selection of some grass varieties for cattle and
technical measures to produce Guinea Mombasa seed in Son La province”.

Major: Animal Science

Code: 60.62.01.05

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research Objectives:
The study aimed to select some grass species, including: 3-4 high yield varieties,
high quality and suitable with ecological conditions in Son La province.

The study aimed to propose appropriate technical measures to
produce Guinea Mombasa seed with high yield and quality.
Materials and Methods:
The study was carried out to test the growth and yield of six grass
varieties including VA06, Guinea, Guatemala, Mulato II, Paspalum and Stylo.
- Content 1: Experiments were randomly divided into six treatments

with 3 replications for each variety. The results were collected to acccess
the growth and developmentof these grass varieties.
- Content 2: These forages were grown in experimental plots with 3
different planting distances (70 x 70 cm), (70 x 100 cm) and (100 x 100 cm).
The results were collected to acccess the growth and development of these
grass varieties, seed quality and preliminary economic value estimation in

seed production under natural conditions of the studied area.

Main findings and conclusions:
The results of the experiment showed:
- VA06, Guatemala, Mualato 2 and Guinea had the highest capability

of growth and yield; yielded range from 32.30 - 41.37 tons/ha/harvest.
- The planting distance and seed collection methods had a significant
effect on the yield and quality of the Guinea Mombasa grass seed. The
planting distance of 70 x 100cm and mesh harvest bags was most suitable.

ix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tây Bắc là một địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh
tế, xã hội, an ninh quốc phòng của cả nước. Đây cũng là nơi sinh
sống của hơn 30 dân tộc, trên 10 triệu người với một khơng gian văn
hóa rộng lớn và phong phú. Tuy nhiên, Tây Bắc vẫn là vùng nghèo,
kinh tế chậm phát triển, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.
Chăn ni được xem là một trong những định hướng quan trọng góp
phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội ở vùng Tây Bắc. Việc
lựa chọn các chăn nuôi gia súc ăn cỏ là một hướng đi đúng đắn vì ít cạnh
tranh lương thực với con người và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng. Trong những năm qua, chăn ni gia súc nói chung và trâu
bị nói riêng đã có sự phát triển khá mạnh ở vùng núi phía Bắc; với tổng
đàn trâu khoảng 1,45 triệu con, chiếm 55,27% tổng đàn trâu cả nước; sản
lượng thịt liên tục tăng lên qua từng năm (năm 2010 đạt 84.214 tấn, năm
2011 đạt 87.789 tấn, năm 2012 đạt 88.469 tấn). Tổng đàn bị ở khu vực miền
núi phía Bắc có 904.600 con, sản lượng thịt năm 2012 đạt 29.400 tấn; đàn bị

sữa ở miền núi phía Bắc tập trung ở Sơn La, Tuyên Quang với số lượng
hơn 11.000 con, sản lượng sữa 40.235 tấn năm 2012.
Với đặc điểm khí hậu thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp, ở miền núi Bắc
Bộ, đặc biệt là vào mùa đông, trời lạnh giá, thức ăn khan hiếm đã làm ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe trâu bò, làm cho trâu bò ở các tỉnh miền núi bị chết rét khá nhiều,
gây tổn thất rất lớn cho người nơng dân. Tình trạng thiếu hụt thức ăn kéo dài dẫn
đến nhiều đàn gia súc bị chết vì đói và lạnh có khi lên tới 20% tổng đàn.

Như vậy, việc tuyển chọn mới và bổ sung được các giống cỏ và cây trồng
chịu lạnh, chịu hạn... làm thức ăn xanh và sạch cho trâu, bò được xem là điều
kiện tiên quyết để đảm bảo cho phát triển ngành chăn ni trâu bị ở vùng núi
Tây Bắc. Mặt khác, vấn đề sản xuất và quản lý chất lượng hạt giống cỏ từ trước
đến nay ở Tây Bắc chưa được quan tâm đúng mức. Các loại hạt giống cỏ hiện
nay cung cấp cho sản xuất đều nhập khẩu thơng qua một số cơng ty, chưa có
một cơ sở nào sản xuất hạt giống cỏ mà chủ yếu là tự phát, sản xuất nhỏ lẻ,
manh mún không thể đáp ứng được cho nhu cầu sản xuất hiện nay.

1


Giống cỏ Ghinê có thể trồng bằng hạt hay bụi gốc. Việc trồng
bằng bụi gốc có những hạn chế như: bụi giống cồng kềnh khó vận
chuyển, chi phí vận chuyển giống cao, hệ số nhân giống thấp trong
khi trồng bằng hạt sẽ khắc phục được những vấn đề trên và giá thành
thấp hơn rất nhiều. Hơn nữa việc sản xuất hạt giống cỏ còn mang lại
nguồn thu nhập và tạo ra một nghề mới cho nông dân tại địa phương.
Hiện nay có một số cơ sở sản xuất hạt cỏ Ghinê để bán cho các hộ
trồng cỏ. Tuy nhiên chất lượng hạt cỏ rất biến động, nhiều khi hạt cỏ có tỷ
lệ nảy mầm rất thấp hoặc hồn tồn khơng nảy mầm. Việc nghiên cứu các
yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của hạt cỏ Ghinê sẽ giúp các

cơ sở sản xuất được hạt cỏ có năng suất và chất lượng cao hơn.

Với những lý do trình bày ở trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Tuyển chọn giống cỏ làm thức ăn xanh cho trâu bò và một số biện pháp
kỹ thuật trong sản xuất hạt giống cỏ Ghinê Mombasa tại Sơn La”.

1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Tuyển chọn được một số giống cỏ, gồm: 3-4 giống có năng suất cao, chất
lượng cao, phù hợp với điều kiện sinh thái Sơn La làm thức ăn cho trâu bị.

- Đưa ra những biện pháp kỹ thuật thích hợp áp dụng vào sản xuất
hạt giống của giống cỏ Ghinê Mombasa đạt năng suất cao, chất lượng tốt.

1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài góp phần cung cấp thơng tin cần thiết, khơng chỉ đáp ứng về mặt
lý luận và thực tiễn cho phát triển chăn ni ở vùng Tây Bắc mà cịn có ý nghĩa
lớn góp phần phát triển kinh tế xã hội trong vùng, xóa đói giảm nghèo cho
người dân và bảo vệ môi trường nông nghiệp nông thôn ở địa phương.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA CÂY THỨC ĂN CHĂN NUÔI
2.1.1. Khái niệm về sinh trưởng và phát triển
Sự sinh trưởng và phát triển của cây là kết quả hoạt động tổng hợp của
các chức năng sinh lý trong cây. Do đó việc điều khiển sinh trưởng, phát triển
của cây trồng sao cho thu được năng suất cây trồng cao nhất là một việc rất
khó khăn nhưng cũng rất quan trọng. Muốn điều khiển được sinh trưởng, phát
triển của cây trồng thì phải hiểu biết sâu sắc về bản chất của quá trình này, trên

cơ sở đó có những biện pháp tác động thích hợp nhất.
Cho đến nay, sinh trưởng và phát triển của thực vật nói chung, cây thức ăn
chăn ni nói riêng được hiểu dưới các định nghĩa khác nhau. Nhưng phần lớn các
nhà khoa học đều thống nhất định nghĩa về sinh trưởng và phát triển như sau:

Sinh trưởng là sự tạo mới các yếu tố cấu trúc một cách khơng
thuận nghịch của tế bào, mơ và tồn cây, kết quả dẫn đến sự tăng về
số lượng, kích thước, thể tích, sinh khối của chúng.
Phát triển là q trình biến đổi về chất bên trong tế bào, mơ và
tồn cây để dẫn đến sự thay đổi về hình thái và chức năng của chúng.
Ví dụ về sự sinh trưởng có thể xem sự phân chia và sự già của tế bào, sự
tăng kích thước của quả, lá, hoa, sự nảy lộc đâm chồi, đẻ nhánh, … Các biểu hiện
đó khơng thể đảo ngược được. Còn tất cả những biểu hiện có liên quan đến biến
đổi chất để làm thay đổi hình thái và chức năng của tế bào, của cơ quan, … thì
được xem là sự phát triển. Ví dụ như sự nảy mầm của hạt có thể xem đó là một
bước nhảy vọt từ một hạt có hình thái và chức năng xác định, nhưng khi nảy mầm
thì lập tức biến thành một cây con có hình thái và chức năng hoàn toàn khác so với
hạt, một cây con hồn chỉnh, có khả năng thực hiện các chức năng của một cơ thể
thực vật bình thường. Sự ra hoa cũng vậy, là một bước ngoặt chuyển từ giai đoạn
sinh trưởng các cơ quan dinh dưỡng sang giai đoạn mới tức hình thành cơ quan
sinh sản. Đây là kết quả của một quá trình biến đổi về chất liên tục và lâu dài để có
được những cơ quan sinh sản có chức năng hồn tồn thay đổi, … Trên mức độ tế
bào thì phân hố tế bào thành các mơ chức năng riêng biệt cũng được xem là quá
trình phát triển của tế bào.

3


2.1.2. Đặc điểm sinh trưởng của thân lá
2.1.2.1. Động thái sinh trưởng của thân, lá

Trong lĩnh vực cây thức ăn chăn ni thì phần thân lá được các nhà
chăn ni đặc biệt quan tâm vì đây là phần chính sử dụng làm thức ăn cho gia
súc. Quá trình sinh trưởng của thân lá có thể được chia thành 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn sinh trưởng chậm;
+ Giai đoạn sinh trưởng nhanh;
+ Giai đoạn sinh trưởng chậm;
Sau khi nảy mầm khối lượng vật chất khô của cây sẽ giảm do chất dự trữ

ở hạt được sử dụng trong quá trình nảy mầm. Cây sinh trưởng chỉ dựa

vào dinh dưỡng dự trữ trong hạt nên sinh trưởng của cây lúc này chậm.
Cho tới khi những lá xanh đầu tiên xuất hiện, cây non bắt đầu hoạt động
quang hợp, sự sinh trưởng tăng dần đến khi bộ rễ và bộ lá của cây phát
triển tương đối hoàn thiện, khả năng hút dinh dưỡng trong đất và khả
năng quang hợp của cây mạnh thì cây sinh trưởng rất nhanh. Đến gần
giai đoạn trưởng thành thì sinh trưởng giảm dần và ngừng hẳn, cũng có
khi ở giai đoạn này trọng lượng vật chất khô của cây bị giảm đi.
Mặc dù đồ thị sinh trưởng của thân lá cây thức ăn chăn ni có dạng hình
chữ S, tuy nhiên độ dài của các giai đoạn sinh trưởng chậm, nhanh, chậm sẽ khác
nhau. Dựa vào sự nghiên cứu đồ thị sinh trưởng để người chăn nuôi quyết định:

+ Thời điểm bón thúc cho cây thức ăn.
+ Thời điểm thu hoạch thích hợp sao cho thu được năng suất

và chất lượng thức ăn cao.
+ Chọn cỏ để trồng kết hợp, hạn chế được sự che bóng của nhau.

2.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của
thân lá - Sức nẩy mầm của hạt cỏ:

Sự sinh trưởng của cây thức ăn phụ thuộc trực tiếp vào sức nảy mầm của
hạt, nếu hạt có sức nảy mầm cao sẽ tạo điều kiện cho sinh trưởng mạnh sau này.
Nhiều loài cỏ có sức nảy mầm cao như cỏ Mộc Châu, nhưng một số khác sức nảy
mầm kém và cần được xử lý bằng các phương pháp như xát vỏ, xử lý quang học,
xử lý hoá học… như cỏ Ghinê (Panicum maximum), đậu Stylo (Stylosanthes

4


guianensis). Cũng có lồi mà hạt hồn tồn mất sức nảy mầm như
hạt cỏ Pangola (Digitaria decumbens), phải tìm cách nhân giống
khác. Phẩm chất của hạt thể hiện qua độ thuần và tỷ lệ nảy mầm.
Trước khi gieo hạt cần xác định tỷ lệ nảy mầm (trực tiếp gieo
trên đất, cát ẩm hay bông thấm nước) và giá trị nông nghiệp của hạt:

Trong đó:
VA:
G:
P:
Giá trị này phải đạt ≥ 80% hạt mới được chấp nhận đem sử dụng.
Sức nảy mầm của giống không những phụ thuộc vào bản thân hạt mà
còn vào sự chuẩn bị giống, điều kiện đất và khí hậu. Cỏ Gà (Cynodon dactylon)
có thể để sau 1 tuần kể từ khi cắt mà vẫn giữ được tỷ lệ nảy mầm cao còn cỏ
Pangola (Digitaria decumbens) chỉ sang ngày thứ 2 sau khi cắt tỷ lệ này đã giảm
rõ rệt. Những đoạn hom đầu có tỷ lệ nảy mầm cao nhất và khi tăng số đốt của
hom sẽ tăng tỷ lệ nảy mầm, tuy từ đốt thứ 3 trở đi độ tăng giảm xuống đột ngột.

- Nhiệt độ:
Tất cả quá trình sinh lý thực vật đều bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Nhiệt độ
có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của cây, nhiệt độ tăng (nằm trong nhiệt

độ tới hạn) thì sinh trưởng tăng và khi nhiệt độ giảm thì sinh trưởng chậm lại.
Nếu tăng nhiệt độ tới giới hạn nhất định có tác dụng thúc đẩy q trình hấp thu
chất khống của rễ (Trịnh Xn Vũ và Lê Doãn Diên, 1976). Nhiệt độ thấp nhất
0

0

để cỏ nhiệt đới nẩy mầm là 15 - 20 C và tối ưu là 25 - 35 C. Nhiệt độ tối ưu cho
0

0

cỏ ôn đới quang hợp là 15 - 20 C và cỏ nhiệt đới là 30 - 40 C. Sự hình thành
0

diệp lục bắt đầu khi nhiệt độ lớn hơn 10 - 15 C.
Nhiệt độ là một nhân tố sinh thái có ảnh hưởng rất lớn đối với sinh vật nói
chung và thực vật nói riêng. Nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của
cây, nhiệt độ tăng thì sinh trưởng cũng tăng và nhiệt độ giảm sinh trưởng chậm lại.
0

Nói chung trong khoảng từ 0 đến 30 - 35 C ảnh hưởng của nhiệt độ tới cây

5


trồng tuân theo quy luật Vant-Hoff. Mặt khác tăng nhiệt độ tới giới hạn nhất định
có tác dụng thúc đẩy q trình hấp thu chất khống của rễ. Nhiệt độ thấp nhất
0


0

để cỏ nhiệt đới nảy mầm là 15 - 20 C và tối ưu là 25 - 35 C. Nhiệt độ tối ưu cho
0

0

quang hợp ở cỏ ôn đới là 15 - 20 C và ở cỏ nhiệt đới là 25 - 30 C.
Nếu như đối với phần lớn các lồi cỏ ơn đới nhiệt độ thích hợp nhất để
sinh trưởng (tính bằng sự tăng chất khơ hoặc tốc độ sinh trưởng tương đối)
0

nằm trong khoảng 20 - 25 C thì những hồ thảo nhiệt đới và cận nhiệt đới có
nhiệt độ sinh trưởng thích hợp cao hơn. Những loài cỏ như cỏ Cynodon
dactylon, Sorghum sudanense, Paspalum dilatatum… sinh trưởng rất chậm
0

0

hoặc không sinh trưởng trong khoảng nhiệt độ 10 - 15 C và ở nhiệt độ 30 - 35 C
0

thì tốc độ sinh trưởng đạt tới mức cao nhất. Ở nhiệt độ thấp dưới 10 C cây cỏ
nhiệt đới có hiện tượng úa vàng, sau đó chết do chất diệp lục bị phá huỷ.

Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm có ảnh hưởng rất lớn
tới sinh trưởng của cây, ban ngày nhiệt độ cao thuận lợi cho cây
quang hợp và tích luỹ, ban đêm nhiệt độ thấp sẽ hạn chế sự tiêu phí
hữu cơ nên sinh trưởng của cây nhanh hơn.
Do biên độ nhiệt của cây thức ăn nhiệt đới nhỏ hơn biên độ nhiệt của cây

thức ăn ơn đới nên vùng ơn đới khó có thể nhập, trồng cây thức ăn nhiệt đới. Trong
khi đó mặc dù mùa đơng nhưng nhiệt độ trung bình ngày ở các nước nhiệt đới,
trong đó có Việt Nam, cũng chỉ tương đương nhiệt độ mùa hè ở vùng ôn đới. Để
giải quyết nhu cầu thức ăn xanh cho đàn gia súc ăn cỏ ở nước ta trong mùa đông,
đã tiến hành nhập và trồng thử nghiệm một số giống cây thức ăn có nguồn gốc từ
vùng ơn đới ở vùng núi cao, có khí hậu mát mẻ, kết quả thu được tương đối tốt.
Còn ở vùng đồng bằng các cây thức ăn này sinh trưởng chậm, tỷ lệ chết cao, rất
nhạy cảm với thời vụ gieo trồng. Một lần trồng chỉ cho thu cắt 3 lứa, đến khoảng
tháng 3, tháng 4 nhiệt độ ấm lên thì các cây thức ăn này tàn lụi.

Một hạn chế nữa của các giống cây thức ăn có nguồn gốc ơn đới
là khả năng sản xuất hạt giống khó khăn, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn
nhập nội nên khó phát triển mở rộng diện tích gieo trồng khi cần thiết.

- Ẩm độ:
Ẩm độ là một nhân tố cần thiết cho sự sinh trưởng của cây. Cây sinh trưởng
mạnh nhất khi tế bào bão hoà nước. Giảm mức độ bão hịa thì sinh trưởng chậm
lại. Đối với các tế bào đầu rễ vì khơng có mô che chở như các bộ phận trên

6


mặt đất nên phải đủ ẩm rễ mới sinh trưởng được. Về mùa xuân nước trong đất
nhiều, độ ẩm không khí cao, cây ít mất nước và chất nguyên sinh được bão
hịa nên sinh trưởng mạnh, cịn mùa đơng do độ ẩm khơng khí thấp, cây mất
nước nhiều, chất ngun sinh khơng bão hịa nên cây sinh trưởng chậm lại.
Ẩm độ hay lượng nước trong đất có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống
cây trồng. Đây là yếu tố cần thiết, căn bản, không thể thay thế trong đời sống
cây trồng. Lượng nước trong đất ít hay nhiều đều ảnh hưởng tới độ thống khí
của đất và việc cung cấp dinh dưỡng, chế độ quang hợp, chế độ thoát hơi

nước để thực vật khơng bị q nóng. Điều đó ảnh hưởng tới năng suất, sinh
trưởng và chất lượng cây trồng. (Nguyễn Đức Quý và Nguyễn Văn Dũng, 2006).
Nước còn quy định sự điều hòa nhiệt độ từ đất và thực vật thông qua hiện
tượng bốc hơi và phát tán. Nước cũng liên quan chặt chẽ tới các tính chất cơ lý
tính của đất như độ rắn, tính dính, tính dẻo…vv. Sự di chuyển nước trên mặt
đất có ảnh hưởng xấu tới độ phì của đất vì nó làm rửa trơi các chất dinh dưỡng
của đất hay làm xói mịn mặt đất. Do đó, trong thời kỳ cỏ sinh trưởng, phải đảm
bảo sao cho đất có độ ẩm thích hợp, nhất là phải có biện pháp kỹ thuật tưới,
tiêu thích hợp để cỏ có năng suất cao và ổn định.

Cây thức ăn cần nước để sinh trưởng, giữ thân nhiệt và vận chuyển
dinh dưỡng từ đất lên. Khơng có cây thức ăn nào có thể sinh trưởng tốt
trong khi mùa khơ kéo dài, chỉ có một vài lồi có thể chịu được mơi trường
khơ hạn hơn những lồi khác mà thơi. Một số lồi đậu thân gỗ, như
Leucaena leucocephala, có hệ thống rễ ăn sâu có thể giúp cây lấy nước từ
tầng đất sâu hơn. Điều này cho phép cây sinh trưởng được và giữ được
màu xanh của lá trong mùa khô hơn những cây thức ăn khác. Một vài cây
hoà thảo và đậu thân bụi như Andropogon gayanus và Stylosanthes
hamata… cũng có khả năng duy trì được màu xanh của lá trong mùa khô.
Phương pháp tưới tràn bề mặt là phương pháp cổ điển nhất, đơn giản
nhưng hiệu quả kém, tốn nhiều nước. Phương pháp tưới ngầm dưới mặt đất (30 60cm) bằng hệ thống ống dẫn nước đặc biệt sẽ tiết kiệm nước và cho hiệu quả kinh
tế cao hơn. Nhưng phương pháp này đòi hỏi đầu tư ban đầu cao. Phương pháp
tưới nước cho hiệu quả cao nhất là phương pháp tưới phun mưa. Phương pháp
tưới phun mưa cho phép tiết kiệm nước, điều hòa được lượng nước tưới, điều hịa
được độ ẩm và nhiệt khơng những của đất mà cịn của lớp khơng khí

7


gần mặt đất. Phương pháp tưới này càng có hiệu quả cao khi kết hợp

tưới nước với bón phân vi lượng.
Hầu hết các cây thức ăn đều tồn tại khi bị ngập úng một vài ngày, nhưng rất
ít cây có thể sinh trưởng ở vùng đất bị ngập úng trong thời gian dài. Một số lồi cây
thức ăn có thể chịu đựng được ngập úng tốt hơn những loài khác như Brachiaria
mutica, Brachiaria humidicola, Macroptilium gracile…Có hai hệ thống tiêu nước cho
đồng cỏ: Hệ thống hở và hệ thống kín. Hệ thống tiêu nước hở là mạng lưới rãnh
thoát nước, kênh, hồ chứa nước. Mức độ tiêu nước được điều chỉnh thơng qua mật
độ của các rãnh thốt nước. Hệ thống tiêu nước kín cũng bao gồm mạng lưới các
rãnh thoát nước, kênh gom nước và hồ chứa nước. Các hệ thống rãnh và kênh
được làm bằng các vật liệu khác nhau, đặt ngầm dưới đất. Trên thực tế thường kết
hợp cả hai hệ thống tiêu nước trên đồng cỏ.

- Ánh sáng:
Ánh sáng là nhân tố quan trọng, mối quan hệ giữa ánh sáng và sinh trưởng
của cây rất phức tạp. Ánh sáng là nguồn cung cấp năng lượng cho cây tiến hành
quang hợp, thốt hơi nước, hình thành chất diệp lục mà lục lạp chứa diệp lục là
phịng thí nghiệm duy nhất tích lũy năng lượng mặt trời dưới dạng các chất hữu
cơ. Có ánh sáng cây mới sinh thân, cành lá và ra hoa kết quả bình thường.
Người ta đã nhận thấy rằng lá của cây cỏ họ đậu và cây hịa thảo mùa đơng
bão hịa ánh sáng ở cường độ ánh sáng yếu hơn là cỏ hòa thảo nhiệt đới. Bão hòa
ánh sáng của cây hòa thảo mùa lạnh xảy ra xung quanh khoảng 20.000 - 30.000 lux.
Trong khi cỏ hòa thảo nhiệt đới sẽ bão hòa ánh sáng ở 60.000 lux. Sự chuyển hóa
của năng lượng ánh sáng khoảng 5 - 6% ở cỏ hòa thảo nhiệt đới nhưng cỏ hịa
thảo ơn đới là dưới 3%. Vì vậy, cỏ hịa thảo nhiệt đới có tiềm năng lớn trong sử
dụng ánh sáng cho quang hợp. Khi cường độ ánh sáng cao trên mức bão hịa thì lá
cỏ có chiều hướng nhỏ đi, lá ngắn lại, tổng chiều cao cũng giảm đi và rễ lớn hơn so
với cỏ sinh trưởng trong điều kiện cường độ ánh sáng yếu.

Hầu hết các lồi cây thức ăn đều có thể sinh trưởng tốt dưới những
vùng đất bị che bóng nhẹ như Brachiaria humidicola, Arachis pintoi… Khơng có

giống cây thức ăn gia súc nào sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện bị che
bóng nặng, chỉ có một số lồi có thể thích hợp tồn tại dưới mật độ tán cây che
phủ trung bình như Centrosema macrocarpum, Paspalum atratum, Panicum
maximum, Brachiaria brizantha, Brachiaria decumbens, Setaria sphacelata.

8


Những lồi này có thể trồng che phủ mặt đất và hạn chế cỏ dại ở dưới các tán cây,
nhưng trong những trường hợp này năng suất chất khô thu được khơng cao.

Tùy thuộc vào con đường đồng hóa CO2 trong quang hợp khác
nhau mà người ta chia thế giới thực vật thành 3 nhóm:
Nhóm thực vật C3 bao gồm các thực vật mà con đường quang hợp của
chúng chỉ thực hiện duy nhất một chu trình quang hợp là C 3 (chu trình Calvin).
Hầu hết cây trồng của chúng ta thuộc thực vật C3 như lúa, đậu dỗ, khoai, sắn…
Nhóm thực vật C4 gồm các thực vật mà con đường quang hợp của
chúng là sự liên hợp giữa 2 chu trình quang hợp là chu trình C 3 và chu trình C4.
Một số cây trồng thuộc nhóm này như mía, ngơ, kê, cao lương. Đặc điểm của
nhóm thực vật này là ở chúng đã có sự phân cơng trách nhiệm rõ ràng trong
việc thực hiện chức năng quang hợp. Một loại lục lạp chuyên trách cố định CO 2
một cách hiệu quả nhất còn một loại lục lạp chuyên khử CO 2 thành các chất
hữu cơ cho cây. Do vậy mà hoạt động quang hợp của cây C 4 mạnh hơn và có
hiệu quả hơn các thực vật khác. Kết quả là năng suất sinh vật học (tổng lượng
chất khơ mà cây trồng tích lũy được trên một đơn vị diện tích đất trồng trọt
trong một thời gian nhất định) của các cây C4 thường rất cao.

Xét về mặt tiến hóa thì các cây C 4 có con đường quang hợp
hồn thiện hơn, tiến hóa hơn thực vật C3 và thực vật CAM.
Nhóm thực vật chuyển hóa acid Crassulacean (Crassulacean

Acid Metabolism) CAM bao gồm các thực vật mọng nước như các
loại xương rồng, dứa, hành, tỏi… Chúng thực hiện con đường quang
hợp thích nghi với điều kiện khơ hạn, bắt buộc phải đóng khí khổng
vào ban ngày và chỉ mở khí khổng vào ban đêm.
- Dinh dưỡng trong đất:
Điều kiện thổ nhưỡng có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng
của cây thức ăn trong đó các chất dinh dưỡng trong đất đóng vai trị
quan trọng kể cả các ngun tố đại và vi lượng.
Đất có hạt sét quá nhiều thì thường dí chặt, yếm khí, hoạt động của rễ thực
vật bị hạn chế. Những loại đất này thường khiến cho rễ thực vật tiết ra nhiều độc
tố. Những cây thức ăn dùng cho gia súc thường khơng thích hợp trồng ở đất này
(Từ Quang Hiển và cs., 2002). Tính chất vật lý, cấu tượng của các loại đất khác
nhau sẽ ảnh hưởng tới độ ẩm của đất, sự hấp thu các chất dinh dưỡng, sự phát

9


triển của hệ vi sinh vật trong đất. Đất là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho
cây. Nếu đất thiếu các chất dinh dưỡng nào thì cây sẽ thiếu chính các chất dinh
dưỡng đó. Kết cấu đất ảnh hưởng tới năng suất cũng như chất lượng cây
trồng. Tỷ lệ mùn, đất, đá, cát, sét, sỏi khác nhau sẽ tạo cho đất có kết cấu khác
nhau. Đất giầu mùn, thường có tỷ lệ cát, sét, sỏi thấp. Nếu được thường xuyên
canh tác, đất sẽ có kết cấu tốt và tơi xốp, rễ cây phát triển nhanh và mạnh, vi
sinh vật hoạt động tốt (Từ Quang Hiển và Nguyễn Khánh Quắc, 1995).
Độ pH trong đất quyết định trạng thái dễ tiêu hay khơng tiêu của các
ngun tố. Nói chung, hịa thảo ưa đất trung tính cịn các cây đậu ưa đất hơi
kiềm vì chúng cần nhiều Ca hơn. Đó cũng là ngun nhân vì sao ở đồng cỏ
nhiệt đới ít cây đậu. Hầu hết cây thức ăn đều có thể sinh trưởng trên đất kiềm.
Đặc biệt có một vài lồi thích hợp với loại đất có độ pH cao. Những lồi đó là
Leucaena leucocephala, Desmanthus virgatus và Brachiaria humidicola. Lồi

khơng sinh trưởng tốt trên đất kiềm là Stylosanthes guianensis.

Phân bón và cách bón phân có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất chất
khơ và thành phần hóa học của thức ăn. Các lồi có năng suất cao như cỏ
Voi (Pennisetum purpureum), cỏ Ghinê (Panicum maximum), cỏ Lông para
(Brachiaria mutica) … phản ứng rất mạnh với phân chuồng và phân đạm.
Phân bón lót P - K rải một lần trong năm có tác dụng trong cả năm, làm tăng
năng suất cỏ so với khơng bón phân. Ngược lại sự tăng năng suất do tác
dụng của N chỉ xảy ra ngay khi trước đó người ta bón phân, cũng chính vì
vậy mà người ta có thể sử dụng đạm một cách hợp lý nhằm cân bằng năng
suất cỏ trong cả năm để khắc phục trạng mùa do điều kiện thời tiết gây nên.
Tất cả cây thức ăn đều sinh trưởng tốt trên đất có độ màu mỡ cao
đến trung bình. Một vài cây có tiềm năng năng suất cao như cỏ Pennisetum
purpureum, Panicum maximum… chỉ sinh trưởng tốt trên đất màu mỡ.
Nhiều cây thức ăn có thể sinh trưởng trên đất nghèo dinh dưỡng và một số
như Brachiaria humidicola, Stylosanthes guianensis còn sinh trưởng tốt
trên đất chua, nghèo dinh dưỡng. Mặc dù vậy, không có lồi nào cho năng
suất cao trên đất nghèo dinh dưỡng nếu khơng được bón phân đầy đủ. Trên
đất nghèo dinh dưỡng cây thức ăn có thể khơng chứa đầy đủ các chất dinh
dưỡng cần thiết cho nhu cầu sinh trưởng và sản xuất của gia súc.
Khi bón phân cho đồng cỏ cần chú ý rằng nhu cầu các chất dinh dưỡng

10


của đồng cỏ cao hơn nhiều lượng các chất dinh dưỡng đã hoặc sẽ thu hoạch.
Nhiều chất dinh dưỡng bị vi sinh vật trong đất sử dụng, bị chuyển thành mùn,
giữ lại trong các phần còn lại của thực vật… Ngồi ra cũng cịn phải tính đến
hiệu quả sử dụng các chất dinh dưỡng của phân. Hiệu quả sử dụng các chất
dinh dưỡng của phân phụ thuộc vào độ phì nhiêu của đất, điều kiện tưới tiêu,

chế độ nhiệt, dạng đồng cỏ, thành phần thực vật của đồng cỏ, phương thức sử
dụng đồng cỏ, thành phần của phân bón, mức bón, thời gian và cách bón phân.
Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu thức ăn Liên bang Nga (Liên Xô
cũ) thì hiệu quả sử dụng phân nitơ trung bình của đồng cỏ tự nhiên ở Liên Xô
đạt từ 34 - 92%, phân phot pho từ 17 - 20% và phân kali từ 33 - 97%. Trong điều
kiện nhiệt đới và cận nhiệt đới, các chỉ tiêu này tương ứng là 9,5 - 100% đối với
phân nitơ, 20% đối với phân photpho và 75% đối với phân kali.

Chất khoáng trong đất ở dạng khó sử dụng càng nhiều thì phân
khống bón cho đồng cỏ càng có hiệu quả cao và ảnh hưởng của phân bón
đến năng suất càng mạnh. Thực tế cũng chứng minh rằng phân bón có hiệu
quả cao hơn ở đồng cỏ trồng thu cắt so với đồng cỏ tự nhiên chăn thả. Bởi
vậy ở các nước nhiệt đới bón phân thường được áp dụng cho đồng cỏ
trồng và là biện pháp quan trọng duy trì năng suất cao của đồng cỏ.
Bùi Quang Tuấn (2005) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các mức
bón phân urê khác nhau đến năng suất, thành phần hoá học cũng như hiệu quả
của đầu tư phân bón đối với cỏ Voi, cỏ Ghi nê. Kết quả cho thấy mức bón phân
urê thích hợp đối với cỏ Voi là 100kg, cỏ Ghi nê là 50kg N/ha/lứa cắt.
Điểm rất nổi bật là bón phân urê đã cải thiện được tỷ lệ protein thô trong
cây thức ăn. Tuy nhiên ảnh hưởng của mức bón phân urê đến chất lượng của
thức ăn không rõ như ảnh hưởng đến năng suất của cây thức ăn.

Bón nhiều phân nitơ dẫn đến thực vật sinh trưởng nhanh
(nhiều thân cành, lá ít) sẽ dẫn đến xơ thơ trong thức ăn tăng.
Nguyễn Văn Bình (2004) cho biết phân đạm đã có ảnh hưởng rõ rệt đến hàm
lượng các axit béo trong cỏ Timothy. Tăng lượng nitơ bón cho đồng cỏ Timothy từ
0 kg lên 120 kg/ha đã làm tăng rõ rệt axit béo tổng số trong thức ăn, đặc biệt C 18:3.
Giai đoạn sinh trưởng phát triển chiều cao ở mức nitơ là 0 kg/ha hàm lượng axit
béo của cỏ Timothy là 8,71 (mg/kg chất khô) khi tăng lên mức 120 kg/ha hàm lượng
axit béo của cỏ là 11,43 (mg/kg chất khô); Giai đoạn sinh trưởng đầu kết hoa ở mức

nitơ là 0 kg/ha hàm lượng axit béo của cỏ Timothy là

11


6,86 (mg/kg chất khô) khi tăng lên mức 120 kg/ha hàm lượng axit béo
của cỏ là 10,32 (mg/kg chất khô); tương tự như vậy đối với 2 giai
đoạn cuối kết hoa và đầu nở hoa cũng có hàm lượng axit béo cao
hơn khi bổ sung thêm hàm lượng nitơ cho đồng cỏ.
Ảnh hưởng của phân bón đến thành phần hố học của thảm cỏ
được Bobưlep (1984) tổng kết trong bảng 2.1 dưới đây.
Bảng 2.1. Ảnh hưởng của phân bón đến thành phần hố học của thảm cỏ
Thành

Hàm
Tăng

phần
Protein
Thơ

- Bón vơi cho đồng cỏ có đất ch

- Bón Molypden, Lưu huỳnh cho cây

- Bón phân nitơ cho cây hồ th

Xơ thơ

- Bón nhiều phân nitơ (nhiều thân c


DXKN

- Bón phân tổng hợp ở mức trung b

KTS

- Bón phân phốt pho và kali

P
K
Ca

Co

Mg

- Phân kích thích cây đậu phát t
- Bón phân phơtpho
- Bón phân kali
- Bón vơi cho đồng cỏ
- Bón phân phơtpho
- Tăng cây đậu trong đồng cỏ
- Bón coban
- Tăng cây đậu trong đồng cỏ
- Bón vơi và magiê

Mn

- Đất bị chua


Cu

- Giảm sắt và mangan trong đất

Mo

Zn

- Bón vơi, molypden
- Cây đậu tăng
- Tăng cây đậu
- Bón kẽm
Nguồn: Bobưlep (1984)


12


Phân nitơ bón cho cỏ trồng bị tổn thất nhiều do NH3 bay hơi do vậy sử
dụng viên nén urê phân giải chậm bón dúi sâu cho hiệu quả bón phân rất cao.

Bảng 2.2. Ảnh hưởng của cách bón phân nitơ đến năng suất cỏ trồng
Giống cỏ

Cỏ Voi

Cỏ Ghi nê

Cỏ setaria


2.1.3. Đặc điểm sinh trưởng của thân, lá
Cỏ mọc lại sau thu cắt gọi là cỏ tái sinh. Quá trình tái sinh
trưởng của thân lá cũng được chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn sinh trưởng chậm;
- Giai đoạn sinh trưởng nhanh;
- Giai đoạn sinh trưởng chậm;
Giai đoạn sinh trưởng chậm của cỏ tái sinh thường ngắn vì sau khi thu
hoạch cây cỏ vẫn còn nguyên bộ rễ đã phát triển hồn thiện và cùng với nó là các
chất dinh dưỡng dự trữ. Thu hoạch cách mặt đất 5 - 7 cm (đối với cây hòa thảo) và
7 - 10 cm (đối với đại đa số cây đậu) nên cây cỏ vẫn còn khả năng quang hợp nhất
định. Do vậy, việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây nhanh chóng được hồi
phục, đảm bảo cho q trình tái sinh trưởng nhanh sau đó.

2.1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tái sinh của thân, lá
- Tuổi thiết lập:
Tuổi thiết lập là tuổi kể từ khi trồng cỏ cho đến khi có thể đưa vào sử
dụng lần đầu tiên. Tuổi này rất quan trọng vì nó tạo điều kiện để các bộ phận
dưới đất (rễ, thân ngầm….) phát triển làm cơ sở cho việc dự trữ các chất dinh
dưỡng sau này để có thể tái sinh. Vì chỉ khi các bộ phận này phát triển và dự trữ
các chất dinh dưỡng đầy đủ mới cho phép quá trình tái sinh mạnh. Từ hiểu biết
này, người ta đợi cho quá trình sinh trưởng của cây ở thời điểm chất dự trữ nhiều
nhất mới thu hoạch, để vừa cung cấp dinh dưỡng nhiều cho gia súc, đồng thời

13


×