Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Giáo trình: " Lý thuyết của trường phái Trọng Tiền hiện đại ở Mỹ." ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.74 KB, 2 trang )

a/ Phân tích lý thuyết của trường phái Trọng Tiền hiện đại ở Mỹ. Đưa ra nhận xét về lý
thuyết này.
b/ So sánh luận điểm xác định số lượng tiền cần thiết trong lưu thông của William
Petty với thuyết “số lượng tiền tệ”. Nhận xét về những luận điểm này.
a/ Các quan điểm kinh tế của trường phái trọng tiền hiện đại ở Mỹ:
Trường phái trọng tiền hiện đại ở Mỹ chủ trương tự do hóa nền kinh tế đồng thời nhấn
mạnh vai trò tự điều tiết của thị trường.
Trường phái trọng tiền hiện đại ở Mỹ đối lập và phê phán gay gắt những quan điểm chủ
yếu của Keynes:
-
Về tình trạng nền kinh tế: Cho rằng giá cả và tiền lương trong điều kiện mới là tương
đối linh hoạt mềm dẻo.
-
Thị trường vẫn có khả năng tự động điều tiết.
-
Do thị trường có khả năng tự điều chỉnh nên nền kinh tế có khả năng phát huy tiềm
năng của mình. GNP thực tế gần sát GNP tiềm năng. Do đó đường tổng mức cung
không phải là một khoảng nằm ngang mà là một đường dốc đứng gần với GNP (GNP:
tổng thu nhập quốc dân)
-
Tổng cầu: Khi đường tổng cung là một đường dốc đứng, tổng cầu thay đổi thì nó
không thay đổi hình dáng kể GNP thực tế mà chỉ làm thay đổi giá cả.
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cầu: Trường phái này cho rằng chính sách tài chính
không làm ảnh hưởng nhiều đến tổng cầu mà nhân tố quan trọng quyết định chính là
khối lượng tiền tệ (ký hiệu: M) nói đúng hơn là tổng mức cung về tiền tệ.
Theo quan điểm trọng tiền hiện đại ở Mỹ: Tổng cung tiền tệ là một nhân tố chủ quan. Vì
vậy, nó thường không ổn định và nó thường đặc biệt dễ bị chi phối bởi nhân tố chính trị
như là chu kỳ kinh doanh chính trị (chu kỳ bầu cử tổng thống, nghị sĩ quốc hội...). Trong
khi đó tổng mức cầu về tiền tệ là một đại lượng khách quan, tương đối ổn định vì nó phụ
thuộc vào GNP tiềm năng.


Trường phái trọng tiền hiện đại Mỹ quan tâm đến căn bệnh chủ yếu của nền kinh tế:
không phải là suy thoái và thất nghiệp mà căn bệnh nguy hiểm nhất là lạm phát. Họ đề ra
biện pháp để chống lạm phát như sau: Thực hiện một chính sách tiền tệ, cụ thể, chủ động
làm tăng tổng mức cung tiền tệ từ 3-4%/ năm (phù hợp với tốc độ tăng của tổng mức cầu
tiền tệ là xấp xỉ mức phát triển của GNP tiềm năng. Một điểm cần chú ý ở đây là lạm phát
giảm sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp tăng.
Nhận xét:
-
Đã đề ra một giải pháp hữu hiệu để tránh lạm phát nhưng cũng cần phải lưu tâm đến
suy thoái và thất nghiệp, là căn bệnh trầm kha của chủ nghĩa tư bản.
b/ So sánh luận điểm xác định số lượng tiền cần thiết trong lưu thông của William
Petty với thuyết “số lượng tiền tệ”. Nêu nhận xét
.
Số lượng tiền cần thiết trong lưu thông của W.Petty:
Ông là người đầu tiên xác định số tiền trong lưu thông trên cơ sở số lượng hàng hóa và tốc
độ chu chuyển của tiền, là người tiên phong trong việc nghiên cứu ảnh hưởng của thời hạn
thanh toán đối với lưu thông tiền tệ, thời hạn thanh toán càng dài thì số tiền cần thiết cho
lưu thông càng nhiều.
Nhận xét:
Ông chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa trọng thương khi cho rằng hai thứ kim loại giữ vai trò
tiền tệ là vàng bạc. Quan hệ tỷ lệ giữa chúng là giá trị của chúng là do số lượng lao động
bỏ vào việc khai thác vàng bạc quyết định.
Trường phái Mỹ:
Tốc độ lưu thông của tiền tệ là tốc độ quay vòng của tổng khối lượng tiền tệ. Công thức’
PQ GNP
V= = (1)
M M
V= Tốc độ lưu thông của tiền tệ
M= Khối lượng tiền tệ
P= Mức giá chung

Q= Sản lượng thực tế của hàng hóa dịch vụ
Æ MV=GNP=PQ (2)
Ở phương trình này ta thấy mối quan hệ giữa M.V.GNP.
Từ (2): gọi V là đại lượng cố định, trên danh nghĩa GNP tỷ lệ với khối lượng tiền tệ trong
lưu thông. Đặc biệt trong thời gian ngắn V coi như không đổi:
MV V
Æ P= = M
Q Q
V/Q trong thời gian ngắn nhất là một hằng số = Kinh tế Vì vậy P= KM (3)\
Mức giá luôn tỷ lệ với khối lượng tiền trong lưu thông
Từ đó, trường phái trong tiền hiện đại ở Mỹ cho rằng các biến số của kinh tế vĩ mô như
sản lượng quốc gia, việc làm mức giá cả thuần túy phụ thuộc rất nhiều vào khối lượng tiền
tệ. Nếu khối lượng tiền tệ càng nhiều thì GNP: việc làm giá cả cũng tăng lên theo. Lạm
phát là do dư thừa số lượng tiền tệ trong lưu thông.
So với W. Petty thì trường phái trọng tiền hiện đại ở Mỹ nghiên cứu sâu hơn.
Nhận xét:
Từ công thức (3) trên cho thấy trường phái trọng tiền hiện đại ở Mỹ đã thấy được mọi
tình trạng lạm phát (P tăng nhanh) là do phát hành tiền quá mức cần thiết. Từ đó, phải
tìm cho ra giải pháp hữu hiệu để chống tình trạng lạm phát, gây hậu quả nặng nề cho
nền kinh tế.
-
Thực tế chính sách tiền tệ là một công cụ vĩ mô hết sức quan trọng. Trong quản lý nhà
nước không chỉ ứng dụng chính sách tiền tệ và quy tắc tiền tệ mà còn ứng dụng một
cách tổng hợp các công cụ.
-

×