Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

DE THI LOP 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.31 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG TH ĐỨC PHÚ I ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II Năm học: 2009 – 2010 Môn: Toán – Lớp 5 Thời gian: 40 phút ( Không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh: ………………………………………..; Lớp 5……… Điểm. Chữ kí của GV chấm 1. Chữ kí của GV chấm 2. ĐỀ: Bài 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: a/ Chu vi hình tròn có bán kính 5cm là: A. 31,4cm B. 13,4cm C. 34,1cm D. 41,3cm b/ Một hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là 12cm và 8cm, chiều cao là 5cm. Diện tích hình thang đó là: A. 100cm2 B. 50cm2 C. 60cm2 D. 25cm2 c/ Thể tích của hình lập phương có cạnh a = 6,5 m là: A. 64m3 B. 42,25m3 C. 274,625m3 D. 79,84m3 d/ 375dm3 = ……….cm3 A. 3750cm3 B. 3,75cm3 C. 375000cm3 D. 0,375cm3 Bài 2: Đọc, viết các số sau: a/ Tám mươi lăm phẩy không tám đề-xi-mét khối:…………………….. b/ Bốn phần năm xăng-ti-mét khối:…………………………………….. c/ 192 cm3:……………………………………………………………… d/ 5,216: cm3:…………………………………………………………… Bài 3: Đặt tính rồi tính: 572,84 + 85,69 288 – 93,36 67,28 x 5,3 18,5 : 7,4 …………… ………….. ………… …………… ………….. ………… …………… ………….. ………… …………… ………….. ………… Bài 4: Một người thợ gò một cái thùng tôn không nắp dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 6dm, chiều rộng 4dm và chiều cao 9dm. Tính diện tích tôn dùng để làm thùng (không tính mép hàn). Người ra đề Hồ Thị Như Nguyệt.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ĐÁP ÁN MÔN TOÁN- LỚP 5 Bài 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: ( 4 điểm) Mỗi câu đúng 1 điểm. a/ A. 31,4cm b/ B. 50cm2 c/ C. 274,625m3 d/ D. 0,375cm3 Bài 2: Đọc, viết các số sau: ( 1 điểm) Mỗi câu đúng 0,25 điểm a/ 85,08cm3 4. b/ 5 cm3 c/ Một trăm chín mươi hai xăng-ti-met khối d/ cm3 Năm phẩy hai trăm mười sáu xăng-ti-met khối Bài 3: Đặt tính rồi tính: ( 2 điểm) Mỗi phép tính đúng 0,5 điểm. HS đặt tính đúng, mỗi phép tính 0,25 điểm. Kết quả đúng ghi 0,25 điểm. Kết quả đúng: 658,53; 194,64; 356,584; 2,5 Bài 4: (3 điểm) Bài giải: Diện tích xung quanh của thùng tôn là: (0,25 điểm) 2 (6 + 4) x 2 x 9 = 180 (dm ) (1 điểm) Diện tích đáy của thùng tôn là: (0,25 điểm) 2 6 x 4 = 24 (dm ) (0,5 điểm) Diện tích tôn để làm thùng là: (0,25 điểm) 2 180 + 24 = 204 (dm ) (0,5 điểm) 2 ĐS: 204 dm (0,25 điểm) Lưu ý: HS có phép tính sai, lời giải đúng thì không tính điểm. Lời giải đúng, phép tính đúng mà kết quả sai thì tính một nửa số điểm. Hs có thể có cách giải khác..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> TRƯỜNG TH ĐỨC PHÚ I ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II Năm học: 2009 – 2010 Môn: Tiếng việt – Lớp 5 Thời gian: 30 phút ( Không kể thời gian phát đề) ĐỀ: I/ Phần đọc thầm CHÉN TRÀ GỪNG Buổi sớm mùa đông, trời se lạnh. Tôi thức dậy giữa tiếng xào xạc của cây sầu đông nép mình bên của sổ và tiếng lích chích trò chuyện của mấy chú chim dậy sớm tìm mồi. Nhìn ra mảnh vườn nhỏ trước nhà, tôi thấy ông bà tôi đã thức dậy từ bao giờ. Dưới tán cây mai chiếm thủy, bà tôi đang khom mình nhặt những bông hoa trắng rụng vương vãi dưới mặt đất. Bên mấy chậu cây kiểng, ông tôi kiên nhẫn vạch lá, tìm những chú sâu đang co mình nằm ngủ giữa cái rét mùa đông. Một cơn gió lạnh khẽ lướt qua khu vườn, thổi vạt áo len mỏng và chiếc khăn quàng cổ của bà tôi bay phấp phới. Cây lá lại rung lên xào xạc. Bà tôi thôi nhặt hoa, đứng thẳng lên, ngước mắt nhìn trời rồi gọi ông tôi: “Ông ơi, vào nhà uống chén trà cho ấm bụng! ” Có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên được mùi hương ấy – mùi hương cay cay, ấm nồng của chén trà gừng lan tỏa trong căn phòng nhỏ của ông tôi vào mỗi sớm mùa đông. Tôi thích nhất là được ông bế lên lòng rồi hai ông cháu cùng hít hà và tấm tắc khen mùi gừng thơm. Trà được bà tôi pha vào một cái chén sứ trắng tinh, có cái quai cong cong, thon thon giống như một vũ công đang uốn mình trong những điệu múa. Nước trà vàng sóng sánh, nổi bật trên nền sứ trắng, bốc khói nghi ngút. Làn khói quyện vào không trung, mang theo hương vị của những lát trà gừng mỏng trôi bồng bềnh trong chén đến từng ngóc ngách của từng ngôi nhà. Ông tôi rất sành trà. Ông bảo ông đã từng uống nhiều loại trà khác nhau, mỗi loại có một hương vị riêng, nhưng trà gừng vẫn có hương vị đặc trưng nhất và được ông tôi thích nhất. II/ Phần viết: 1/ Chính tả bài: Đường đi Sa Pa Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ. 2/ Tập làm văn: Em hãy tả người bạn thân của em ở trường. Người ra đề Hồ Thị Như Nguyệt.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> TRƯỜNG TH ĐỨC PHÚ I ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II Năm học: 2009 – 2010 Môn: Tiếng việt – Lớp 5 (Phần đọc thầm) Thời gian: 30 phút ( Không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh: ………………………………………..; Lớp 5……… Điểm. Chữ kí của GV chấm 1. Chữ kí của GV chấm 2. Đọc thầm bài: “ Chén trà gừng”, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 1/ Buổi sớm mùa đông, trời se lạnh, nhũng nhân vật nào đã dậy làm việc? A. Bà đang khom mình nhặt những bông hoa rụng vương vãi. B. Bà nhặt hoa, ông bắt sâu trên mấy cây chậu kiểng. C. Bà nhặt hoa rụng, ông bắt sâu trên mấy cây chậu kiểng, mấy chú chim dậy sớm tìm mồi. 2/ Những hương vị nào của chén trà gừng lan tỏa cả căn phòng của ông vào sớm mùa đông? A. Ông cháu đều tấm tắc khen mùi trà gừng thơm. B. Làn khói quyện vào không trung, mang theo hương vị của những lát trà gừng C. Mùi hương cay cay, ấm nồng của chén trà gừng 3/ Trong chuỗi câu “ Nước trà sóng sánh, nổi bật trên nền sứ trắng, bốc khói nghi ngút”. Từ sóng sánh nói lên điều gì? A. Nước trà vàng chao qua chao lại. B. Nước trà vàng đứng yên tĩnh không chuyển động. C. Màu vàng óng ánh của trà gừng rất đẹp. 4/ Câu nào dưới đây là câu ghép? A. Nhìn ra mảnh vườn nhỏ trước nhà, tôi thấy ông bà tôi đã thức dậy từ bao giờ. B. Dưới tán cây mai chiếm thủy, bà tôi đang khom mình nhặt những bông hoa trắng rụng vương vãi dưới mặt đất. C. Một cơn gió lạnh khẽ lướt qua khu vườn, thổi vạt áo len mỏng và chiếc khăn quàng cổ của bà tôi bay phấp phới. 5/ Trong các vế câu ghép “Tôi thích nhất là được ông bế lên lòng rồi hai ông cháu cùng hít hà và tấm tắc khen mùi gừng thơm” dước nối theo cách nào? A. Nối trực tiếp ( không dùng từ nối).

<span class='text_page_counter'>(5)</span> B. Nối bằng một quan hệ từ C. Nối bằng một cặp quan hệ từ ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT- LỚP 5 Đọc thầm bài: “ Chén trà gừng”, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 1/ C 2/ B 3/ C 4/ C 5/ B Người ra đề Hồ Thị Như Nguyệt.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×