Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

SKKN Ren chu viet HS L4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.27 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Sáng kiến kinh nghiệm Tên đề tài::. Rèn chữ viết cho học sinh. A/Lý do chọn đề tài: Chất lượng chữ viết của học sinh là vấn đề luôn được thầy cô giáo và phụ huynh học sinh quan tâm, bởi từ trước người xưa đã nói: ”Nét chữ, nết người”. Đặc biệt trong năm học này, năm học chuyển giao từ kiểu chữ cải cách sang kiểu chữ truyền thống thì việc rèn chữ cho học sinh là đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: Rèn chữ viết cho học sinh B/Cơ sở lý luận và thực tiễn: Để viết đẹp, trước hết học sinh phải viết chữ đúng, rõ ràng, đúng tốc độ. Viết đúng, đẹp tạo điều kiện học tốt các môn học vì viết là công cụ để ghi chép lại kiến thức. Viết chậm, viết sai sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Tóm lại, chất lượng các môn học đều có quan hệ chặt chẽ với chất lượng chữ viết. Là giáo viên lớp bốn tôi thấy chữ viết của học sinh hay viết sai hoặc xấu ở các trường hợp sau: Ø. Chữ cái viết thường.. Ø. Chữ cái viết hoa.. Ø. Liên kết nét trong chữ ghi tiếng.. Sau đâu tôi xin trình bày một kinh nghiệm nhỏ để hướng dẫn học sinh viết chữ đẹp. C/Quá trình triển khai thực hiện đề tài:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Muốn cho học sinh viết đẹp, trước hết và chủ yếu, phải do việc dạy dỗ của các thầy cô giáo theo một phương pháp khoa học cùng với sự kèm cặp của phụ huynh và chính bản thân học sinh cũng phải nỗ lực học tập. để rèn chữ cho học sinh, tôi đã thực hiện một số biện pháp sau: 1/.Tạo cho học sinh tinh thần quyết tâm rèn luyện chữ viết: Trước hết, tôi cho các em xem những bài viết chữ đẹp của anh chị lớp trước(hoặc của chính học sinh trong lớp). Mặt khác kể cho các em nghe tấm gương rèn chữ của Cao Bá Quát: học giỏi, hiểu rộng nhưng chữ lại xấu. Ông phải kiên trì luyện viết ngày đêm mới đẹp được và trở thành nhà thư pháp nổi tiếng. Qua đó động viên, khích lệ các em tinh thần học hỏi, quyết tâm rèn luyên của mình. 2/.Phân loại nhóm chữ viết và rèn luyện(Đây là biện pháp trọng tâm): Để học sinh viết chữ đúng kích thước tôi giúp các em nắm chắc: - Chữ viết thường:Cao một đơn vị chữ, những chữ có nét khuyết(hoặc nét thẳng) cao hai đơn vị chữ. - Chữ viết hoa: Tất cả đều có độ cao hai đơn vị chữ. -. Đặc điểm giống nhau của hai loại chữ này là phần lớn các chữ đều có điểm. đặt bút, điểm dừng bút ở 1/3 đơn vị chữ. Căn cứ vào cấu tạo của cách viết các chữ cái tôi chia ra các nhóm chữ và vào quy trình viết chữ ghi tiếng tôi rèn cho cho học sinh như sau: a. Chữ cái viết thường: v. Nhóm 1: Nét cong (gồm15 chữ cái). Aăâcdđeêgoôơqsx.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Hoc sinh viết xấu ở chỗ nét cong không đều, nét tròn viết quá nhỏ hoặc quá to. - Hướng dẫn: viết lại chữ o vì viết đúng chữ này học sinh dễ dàng viết đúng các chữ còn lại trong nhóm. Khi hướng dẫn, tôi đặc biệt lưu ý: điểm dừng bút trùng với điểm đặt bút, điểm này chính là điểm thêm dấu hỏi"," phía phải để tạo chữ "ơ" và điểm liên kết để nối chữ khi viết nhanh.. Ví dụ:. v. Nhóm 2: Nét móc (gồm 9 chữ cái): I n m p r t u ư v. - Học sinh viết chưa đẹp ở điểm uốn lượn hoặc sai ở điểm bắt đầu và điểm kết thúc của chữ. - Tôi đã sửa sai cho những học sinh đó lên ngay bài viết bằng bút đỏ..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Ví dụ:. Học sinh viết đẹp các chữc có nét móc sẽ thuận lợi để viết đẹp các chữ thuộc nhóm 1, 3.. b h k l y. -Học sinh hay viết sai ở chỗ: + Không có điểm uốn lượn. + Phần lượn của nét không đúng kích thước. + Phần sổ thẳng gẫy nét. - Tôi đã hướng dẫn học sinh viết cho đúng bằng cách: + Gọi học sinh lên bảng viết. + Dùng phấn mầu sửa lại chỗ sai. + Nhấn mạnh điểm đặt bút, điểm dừng bút ở 1/3 đơn vị chữ.. Ví dụ:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Với chữ cái viết thường tôi sửa theo từng loại nét, sửa dứt điểm xong loại này mới sang loại khác. b. Chữ cái viết hoa. v. ít sai hơn chữ viết thường do cấu tạo nét dễ viết, tuy nhiên các. em hay sai ở điểm uốn lượn như chữ M N S v. Cách hướng dẫn: Giảng lại cấu tạo, quy trình viết chữ. Nếu học. sinh vẫn chưa sửa được tôi dùng bút đỏ viết lại cho đúng. c. Liên kết nét trong chữ ghi tiếng: -. Với học sinh lớp 4 để viết đúng tốc độ, tiến tới viết nhanh, viết. đẹp cần hướng dẫn quy trình viết chữ liền mạch: viết các con chữ theo thứ tự từ trái sang phải, sau đó mới viết dấu phụ và dấu thanh. Để viết liền mạch thì việc liên kết nét là hết sức quan trọng. Các em phải có kỹ năng lia bút, rê bút một cách thành thạo. v. Khi liên kết nét, học sinh viết chưa đẹp trong các trường hợp sau:. Hayviết sit nhau. -Nối các con chữ viết thường khi không có nét liên kết. -Chữ viết thường đứng sau chữ viết hoa v. Hướng dẫn:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> -. Cần phải tạo nét phụ, sử dụng kỹ năng lia bút, rê bút để viết.. Ví dụ:. Nét phụ từ o đến a Nét phụ từ b đến a. Cả hai trường hợp này khoảng cách từ con chữ trước đến con chữ sau là 1/2 con chữ o tưởng tượng. 3/Chữ viết giáo viên phải ngay ngắn, rõ ràng: Song song việc rèn chữ cho học sinh tôi thấy chữ viết của giáo viên qua lời nhận xét có vai trò quan trọng. Ngoài việc khuyến khích, động viên:”Chữ viết có tiến bộ. Con hãy cố lên”, dòng chữ đó còn thể hiện sự chuẩn mực về chữ viết của cô. Vì vậy, bản thân tôi cũng coi việc luyện chữ của giáo viên là rất cần thiết. D/ Tự đánh giá kết quả thực hiện: 1/Ưu điểm: -. Học sinh có tiến bộ rõ rệt: Chữ viết rõ ràng, đều đẹp hơn.. Cụ thể thông qua vở thi viết chữ đẹp hàng tháng của lớp điểm chữ của nhiều học sinh đã đạt điểm 9,10. -. Nhiều em trong lớp sau khi viết chữ chuẩn đã say mê luyện viết. nét chữ nét thanh đậm, tập viết chữ hoa tham khảo. Tôi thấy đây là cơ sở thuận lợi để chuyển sang kiểu chữ viết truyền thống. -. Trong đợt kiểm tra “Vở sạch chữ đẹp” của Phòng giáo dục vừa. qua, lớp tôi được nhận xét có nhiều học sinh viết chữ đẹp-tỉ lệ vở loại A đạt 95%. 2/Tồn tại:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Việc viết chữ đẹp của học sinh mới chỉ dừng lại ở các phân môn Tập viết, Chính tả hoặc các loại vở chấm Vở sạch chữ đẹp chưa được đều ở các vở khác. -. Bắt đầu sang năm học 2002-2003 sẽ chuyển sang viết chữ hoa. kiểu truyền thống. Vì vậy học sinh sẽ khó khăn khi viết hoa bộ chữ này. Tôi thấy cần phải gian thời gian thích hợp để học sinh làm quen với kiểu chữ hoa tham khảo (sẽ là chính thức trong năm học sau). Trên đây là kinh nghiệm của tôi trong việc rèn chữ viết cho học sinh. Tôi mong Hội đồng xét duyệt đóng góp ý kiến để tôi giảng dạy được tốt hơn..

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×