Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.02 KB, 6 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD-ĐT ANH SƠN. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. TRƯỜNG TIỂU HỌC CẨM SƠN Số: 66./KH-LĐD. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Cẩm Sơn, ngày 30 tháng 10 năm 2012. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THI TỰ LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC CẤP TRƯỜNG Năm học 2012-2013. Thực hiện kế hoạch năm học, kế hoạch hoạt động của thư viện – thiết bị năm học 2012-2013, Trường TH Cẩm Sơn tổ chức Hội thi tự làm đồ dùng, thiết bị dạy học cấp trường năm học 2012 – 2013 với các nội dung như sau: 1. Mục đích – Yêu cầu: - Động viên giáo viên trong trường tự làm đồ dùng, thiết bị dạy học để bổ sung thêm vào danh mục đồ dùng, thiết bị dạy học hiện có của nhà trường, phục vụ tốt cho công công tác dạy và học. - Đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học trong nhà trường, tạo điều kiện cho giáo viên phát huy tính sáng tạo trong nghiên cứu, cải tiến các đồ dùng, thiết bị dạy học hiện có hoặc tự làm thêm để phục vụ trong công tác giảng dạy. - Qua Hội thi chọn những đồ dùng, thiết bị dạy học tiêu biểu để phổ biến rộng rãi trong nhà trường, xét trao giải thưởng, lựa chọn tham gia Hội thi cấp Huyện. Đồng thời xem đây là một tiêu chí đánh giá xếp loại giáo viên cuối năm, xét các danh hiệu thi đua của cá nhân. 2. Đối tượng dự thi: - Tất cả GVCN, giáo viên chuyên đang công tác trong nhà trường. - Khuyến khích Cán bộ, nhân viên tham gia. 3. Sản phẩm dự thi: Mỗi giáo viên có thể dự thi nhiều đồ dùng, thiết bị dạy học, các sản phẩm dự thi phù hợp với nội dung chương trình dạy học của từng khối lớp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. 4. Nội dung và hình thức Đồ dùng, thiết bị dạy học tự làm dự thi: - Vận dụng kiến thức, kinh nghiệm kỹ thuật để cải tiến các đồ dùng, thiết bị dạy học đã sản xuất và lưu hành trên thị trường nhằm đạt hiệu quả cao hơn khi sử dụng vào công việc dạy học. - Sử dụng các vật liệu rẻ tiền sẳn có, linh kiện đơn giản để làm các đồ dùng, thiết bị dạy học mới có giá trị trong dạy học. - Sáng tạo các loại đồ dùng, thiết bị dạy học mới thuộc bất kỳ loại hình nào (tranh ảnh, các loại phần mềm, mẫu vật, dụng cụ, mô hình, …..) thiết thực phục vụ dạy và học. - Các sản phẩm về ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý, trong công tác đồ dùng, thiết bị dạy học (giáo án điện tử, tranh ảnh, sơ đồ, …) 5. Chuẩn đánh giá: Điểm tối đa là 20 điểm * Sản phẩm dự thi không ứng dụng công nghệ thông tin: 5.1.a.Tính mục đích: (02 điểm).
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Đáp ứng được yêu cầu dạy học của bộ môn, trong quản lý, ứng dụng (1đ). - Có sáng tạo hoặc cải tiến trong việc điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, thực hiện thí nghiệm, góp phần giúp học sinh tiếp thu tốt kiến thức (1đ). 5.2.a.Tính khoa học: (06 điểm) - Đảm bảo tính khoa học, hiệu quả (đúng kiến thức trong sách giáo khoa hiện hành).(1đ). - Cài đặt, lắp đặt đơn giản, đảm bảo tính an toàn, tính mĩ thuật (1đ). - Đảm bảo tính dùng chung tối ưu cho bộ môn, GV sử dụng dễ dàng (1đ). - Đảm bảo tính hệ thống (đầy đủ và đồng bộ) (1đ). - Sáng tạo trong cách làm, cách chọn nguyên vật liệu để chế tạo (1đ). - Có ý tưởng độc đáo trong thiết kế, sản xuất (1đ). 5.3.a.Tính sư phạm: (06 điểm) - Cung cấp được thông tin chính xác, đầy đủ về một hiện tượng, giúp học sinh lĩnh hội được khái niệm, định luật, thuyết khoa học v.v... ( 1đ). - Rút ngắn được quá trình nhận thức và tạo được niềm tin khoa học cho học sinh, phát huy khả năng tư duy của học sinh ( 1 đ). - Phải thỏa mãn được nhu cầu và sự say mê học tập của học sinh ( 1đ). - Đáp ứng mục tiêu dạy học, phù hợp với nội dung dạy học ( 1đ). - Màu sắc, âm thanh, hình ảnh, câu chữ rõ ràng, trang nhã phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh của cấp học, bậc học, không gây ảnh hưởng sức khỏe ( 1đ). - Học sinh có thể làm việc với TBDH tự làm này để tự học, tự nhận thức với sự hướng dẫn, định hướng của giáo viên. ( 1đ) 5.4.a.Tính đổi mới phương pháp giảng dạy, cải tiến TBDH đã có: (03 điểm) - Có tác dụng nâng cao hiệu quả dạy học, tăng cường nhịp độ trình bày bài dạy và chuyển tải thông tin (1đ). - Làm giảm nhẹ cường độ lao động sư phạm của giáo viên và học sinh. (1đ). - Nâng cao được tính trực quan cho quá trình dạy học, là phương tiện giúp học sinh lĩnh hội được tri thức, hình thành kỹ năng (1đ). 5.5.a.Tính kinh tế: (03 điểm) - Các nguyên, vật liệu chế tạo sản phẩm dễ tìm, có phổ biến ở nhiều nơi (1đ). - Giá thành sản phẩm rẻ, chấp nhận được. (1 đ). - Sản phẩm có độ bền cao, dễ lưu trữ và bảo quản. (1 đ) Xếp loại: - Giải A: tổng số điểm đạt từ 18 điểm đến 20 điểm. - Giải B: tổng số điểm đạt từ 15 điểm đến dưới 18 điểm. - Giải C: tổng số điểm đạt từ 13 điểm đến dưới 15 điểm..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> * Sản phẩm dự thi có ứng dụng công nghệ thông tin: 5.1b..Tính mục đích: ( 02 điểm) - Đáp ứng được yêu cầu dạy học của bộ môn, trong quản lý, ứng dụng (1đ). - Có sáng tạo hoặc cải tiến trong việc điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh. Có thể có các siêu liên kết (hyperlinks) ghép nối giữa các slides, các phần mềm dạy học, các video-clips,… khéo léo, phù hợp trình tự bố cục bày dạy, làm cho bài dạy dễ hiểu, logic và không mất thời gian tìm kiếm.(1đ). 5.2.b.Tính khoa học:( 06 điểm) - Thiết kế các slide đẹp, khoa học, phù hợp với đặc trưng bộ môn; bài trình chiếu có hệ thống, dễ theo dõi, có cấu trúc rõ ràng; học sinh ghi được, có đủ nội dung chủ yếu, được tổ chức hợp lý, thứ tự và trình bày rõ ràng.(1đ). - Sử dụng OpenOffice Impress, cài đặt, lắp đặt đơn giản, đảm bảo tính an toàn, tính mĩ thuật (1đ). - Đảm bảo tính dùng chung tối ưu cho bộ môn, GV sử dụng dễ dàng (1đ). - Đảm bảo tính hệ thống (đầy đủ và đồng bộ) (1đ). - Sáng tạo trong cách làm, xem xét hiệu quả của các phương tiện multimedia (text, graphic, audio, animation, video,..) trong việc hỗ trợ học tập (minh họa, mô phỏng, so sánh,..). (1đ). - Có ý tưởng độc đáo, liên hệ thực tế phù hợp và có tính giáo dục; có sử dụng tài liệu minh họa cho bài giảng điện tử (phương tiện multimedia: văn bản, phim, âm thanh, phần mềm hỗ trợ…) chính xác, có ý nghĩa, sát với nội dung bài học, đúng thời điểm và đúng liều lượng. (1đ). 5.3.b.Tính sư phạm:( 06 điểm) - Cung cấp được thông tin chính xác, đầy đủ về một hiện tượng, giúp học sinh lĩnh hội được khái niệm, định luật, thuyết khoa học v.v... (1đ). - Rút ngắn được quá trình nhận thức và tạo được niềm tin khoa học cho học sinh, phát huy khả năng tư duy của học sinh (1 đ). - Chọn dùng phần mềm dạy học và các slides chữ, hình (hình động hoặc hình tĩnh), slide sơ đồ cho phù hợp. Nội dung và dữ liệu trong các slide phải đảm bảo minh họa, khắc sâu và chốt lại hoặc hệ thống hóa được kiến thức (đặc biệt phần trọng tâm bài), hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá bài học, thỏa mãn được nhu cầu và sự say mê học tập của học sinh (1đ). - Đáp ứng mục tiêu dạy học, phù hợp với nội dung dạy học (1đ). - Màu sắc hài hòa, phối màu giữa phông nền và chữ hợp lý, phù hợp với nội dung; hình và cỡ chữ, kiểu chữ rõ; các hiệu ứng hình ảnh, màu sắc, âm thanh được sử dụng hợp lý, không lạm dụng; phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh của cấp học, bậc học, không gây ảnh hưởng sức khỏe (1đ). - Ngoài việc xem nội dung, cần bảo đảm yêu cầu tương tác với bài học thông qua các bài tập, bài thực hành nhỏ (kỹ năng kéo thả, điền vào chỗ trống, chọn câu trả lời,..), đồng thời có phản hồi kết quả nhanh. (1đ).
<span class='text_page_counter'>(4)</span> 5.4.b.Tính đổi mới phương pháp giảng dạy, cải tiến TBDH đã có: (03 điểm) - Có tác dụng nâng cao hiệu quả dạy học, tăng cường nhịp độ trình bày bài dạy và chuyển tải thông tin (1đ). - Làm giảm nhẹ cường độ lao động sư phạm của giáo viên và học sinh. (1đ). - Nâng cao được tính trực quan cho quá trình dạy học, là phương tiện giúp học sinh lĩnh hội được tri thức, hình thành kỹ năng (1đ). 5.5.b.Tính kinh tế:( 03 điểm) - Các nguyên, vật liệu chế tạo sản phẩm dễ tìm, có phổ biến ở nhiều nơi (1đ). - Giá thành sản phẩm rẻ, chấp nhận được. (1 đ). - Sản phẩm có độ bền cao, dễ lưu trữ và bảo quản. (1 đ) Xếp loại: - Giải A: tổng số điểm đạt từ 18 điểm đến 20 điểm. - Giải B: tổng số điểm đạt từ 15 điểm đến 17 điểm. - Giải C: tổng số điểm đạt từ 12 điểm đến 14 điểm.. Lưu ý: Thiết bị dạy học điện tử hay sản phẩm công nghệ thông tin thì ngôn ngữ sử dụng để giao tiếp là tiếng Việt và bộ mã sử dụng theo bảng mã tiếng Việt hiện hành do Nhà nước Ban hành dùng thống nhất trong cả nước (Unicode). - Thiết bị dạy học điện tử hoặc sản phẩm công nghệ thông tin phải có hướng dẫn cài đặt, sử dụng, yêu cầu về phần cứng và phần mềm kèm theo. - Phải chạy được trên máy tính và hệ điều hành hiện có trong Trường. - Nếu có sử dụng tư liệu của tác giả, cơ quan khác cần nêu rõ nguồn gốc trích dữ liệu. 6. Địa điểm tổ chức: Phòng thư viện – thiết bị của Trường 7. Thời gian: Từ ngày 22/11-23/11/2012 - Ngày 22/11/2012: Từ 13h30 các tổ chuyên môn nhận đồ dùng, thiết bị dạy học từ giáo viên trưng bày tai phòng Thư viện - thiết bị. + Các tổ chuyên môn tự chuẩn bị các điều kiện để sắp xếp đồ dùng, thiết bị dạy học. + Tổ chuyên môn tự chuẩn bị dây điện và các thiết bị cần thiết khác nếu đồ dùng, thiết bị dạy học tham gia có sử dụng điện và các thiết bị khác. + Mỗi đồ dùng, thiết bị dạy học dự thi có bảng thuyết minh (theo mẫu) - Ngày 23/11/2012: Khai mạc và chấm thi + Từ 13g30 đến 14g: Khai mạc Hội thi + Địa điểm: Tại Phòng TV-TB + Thành phần: Theo quyết định thành lập Hội đồng. + Từ 14g 00 đến 16h30 : Chấm thi Trong quá trình chấm thi CB- giáo viên –NV phải thuyết minh đồ dùng, thiết bị dạy học của tổ mình cho ban giám khảo..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Từ 16g 30 đến 17h00 : Tổng kết hội thi Trên đây là kế hoạch tổ chức hội thi tự làm đồ dùng, thiết bị dạy học Trường Tiểu học Cẩm Sơn rất mong các đồng chí nhiệt tình tham gia, góp phần cho hội thi thành công tốt đẹp./. Nơi nhận: - CB-GV-NV; - Lưu VT.. HIỆU TRƯỞNG Đã ký. Trần Văn Phú.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> MẪU BẢN THUYẾT MINH CHI TIẾT KÈM THEO THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ THI NĂM HỌC 2012- 2013 I/TÍNH MỤC ĐÍCH CỦA THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM: - Nêu rõ yêu cầu cấp thiết của các vấn đề cần cải tiến. - Nêu được hướng giải quyết hợp lý để cải tiến thiết bị dạy học sẳn có hay tự làm thiết bị dạy học mới phục vụ cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy hoặc biện pháp quản lý đang vướng mắc, đình trệ của cá nhân hoặc đơn vị. - Nêu được hiệu quả lâu dài của thiết bị dạy học tự làm mới này. II/TÍNH KHOA HỌC: 1-Nêu được thực trạng ban đầu của vấn đề. 2-Nêu biện pháp và quá trình tổ chức tiến hành: - Nêu đầy đủ, chính xác các nội dung, biện pháp mới được tiến hành. - Nêu đầy đủ quá trình tổ chức tiến hành khoa học, hợp lý của thầy trò để đạt được kết quả.(Đối với quản lý: trong khâu quản lý của lãnh đạo) 3- Kết quả đạt được: - Đối với bản thân tác giả, học sinh, tổ chuyên môn (về chuyên môn). - Đối với đơn vị, ngành (về quản lý). 4- Nêu các tồn tại nẩy sinh trong quá trình tổ chức, từ đó rút ra cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề. III/TÍNH THỰC TIỄN: 1- Tác dụng của thiết bị dạy học tự làm đối với học sinh, bản thân tác giả và nhóm tác giả, tổ chuyên môn hoặc tác dụng đối với đơn vị và ngành giáo dục. 2- Phạm vi tác dụng của thiết bị dạy học tự làm. 3- Những bài học kinh nghiệm. IV/KẾT LUẬN: Nêu được cơ sở lý luận về chuyên môn, về sư phạm, về quản lý chỉ đạo..
<span class='text_page_counter'>(7)</span>