Tải bản đầy đủ (.docx) (163 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mê linh thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.44 MB, 163 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ THỊ HỒNG NHUNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ
LINH - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

8850103

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Đỗ Văn Nhạ


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kì cơng trình
nào khác
Tơi xin cam đoan các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ


nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày 27 tháng 09 năm 2018
Tác giả luận văn

Lê Thị Hồng Nhung

i


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay em đã hoàn thành luận văn tốt
nghiệp đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mê
Linh, thành phố Hà Nội”. Trong q trình thực hiện khố luận, ngồi sự cố gắng nỗ
lực của bản thân, em còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ.
Với tình cảm và lịng kính trọng sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô
giáo và đặc biệt là thầy cô giáo trong khoa Quản lý đất đai, những người đã truyền đạt cho
em những kiến thức bổ ích trong q trình học tập và nghiên cứu tại trường.

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Đỗ Văn Nhạ đã nhiệt tình
hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Em xin trân trọng cảm ơn UBND huyện Mê Linh, phòng Tài nguyên và Mơi
Trường, các phịng ban và nhân dân các xã trong huyện đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập, nghiên cứu tại địa phương.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, bạn bè và người
thân đã động viên, khích lệ và giúp đỡ cho em trong suốt thời gian học tập và nghiên
cứu.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2018

Tác giả luận văn

Lê Thị Hồng Nhung

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................ i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... vi
Danh mục bảng......................................................................................................................... vii
Danh mục hình........................................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn...................................................................................................................... x
Thesis abstract.......................................................................................................................... xii
Phần 1. Mở đầu......................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.3.


Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................... 2

1.4.

Những đóng góp mới ý nghĩa khoa học và thực tiễn.............................................2

Phần 2. Tổng quan tài liệu..................................................................................................... 3
2.1.

Hiệu quả sử dụng đất và phân loại hiệu quả sử dụng đất......................................3

2.1.1.

Khái quát về đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ................. 3

2.1.2.

Phân loại hiệu quả sử dụng đất................................................................................. 5

2.2.

Đặc điểm và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ............7

2.2.1.

Những quan điểm và xu hướng sử dụng đất nông nghiệp.................................... 7

2.2.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp .......................... 10


2.2.3.

Hệ thống các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp . 12

2.2.4.

Sử dụng đất nơng nghiệp vùng đơ thị.................................................................... 15

2.3.

Tình hình nghiên cứu về vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên

thế giới và Việt Nam................................................................................................ 17
2.3.1.

Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên thế giới .................. 17

2.3.2.

Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất của Việt Nam...............19

2.3.3. Vấn đề nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất thành phố Hà Nội .................................. 22
2.4.

Bài học kinh nghiệm và mở ra hướng mới về vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng

đất nông nghiệp......................................................................................................... 23
Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.............................................................. 26


iii


3.1.

Địa điểm nghiên cứu................................................................................................. 26

3.2.

Thời gian nghiên cứu................................................................................................ 26

3.3.

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 26

3.4.

Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 26

3.4.1.

Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Mê Linh, tp Hà Nội

26
3.4.2.

Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2017 huyện Mê Linh.............................. 26

3.4.3.


Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp......................................................... 26

3.4.4.

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Mê Linh.......................................................................................................... 27

3.5.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 27

3.5.1.

Phương pháp phân vùng, chọn điểm nghiên cứu................................................. 27

3.5.2.

Phương pháp thu thập số liệu.................................................................................. 28

3.5.3.

Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu..................................................................... 28

3.5.4.

Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ................................. 29

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận........................................................................ 33
4.1.


Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội......................................................... 33

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên..................................................................................................... 33

4.1.2.

Điều kiện kinh tế, xã hội.......................................................................................... 37

4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Mê Linh .............46

4.2.

Đánh giá hiện trạng sử dụng đất............................................................................. 47

4.2.1.

Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 của huyện Mê Linh....................................... 47

4.2.2.

Hiện trạng và biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Mê Linh ..................48

4.2.3.

Thực trạng các loại sử dụng đất chính trên địa bàn huyện Mê Linh ................. 50


4.3.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mê Linh ......54

4.3.1.

Hiệu quả kinh tế........................................................................................................ 54

4.3.2.

Hiệu quả xã hội.......................................................................................................... 66

4.3.3.

Hiệu quả môi trường................................................................................................. 74

4.3.4.

Đánh giá tổng hợp hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Mê Linh ...........88

4.4.

Định hướng sử dụng đất theo hướng hiệu quả và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu

quả sử dụng đất......................................................................................................... 92
4.4.1.

Lựa chọn và định hướng các loại sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả .........92

iv



4.4.2.

Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo các tiểu vùng.......................................... 94

4.4.3.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Mê Linh...................................................................................................................... 98

Phần 5. Kết luận và kiến nghị........................................................................................... 103
5.1.

Kết luận..................................................................................................................... 103

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................. 104

Tài liệu tham khảo.................................................................................................................. 105
Phụ lục..................................................................................................................................... 107

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt


BVTV

Bảo vệ thực vật

CLĐ

Cơng lao động

CPTG

Chi phí trung gian

FAO

Tổ chức Nơng nghiệp và Lương thực thế giới

GTNC

Giá trị ngày công

GTSX

Giá trị sản xuất

HQĐV

Hiệu quả đồng vốn

HQKT


Hiệu quả kinh tế

HQMT

Hiệu quả môi trường

HQXH

Hiệu quả xã hội

KC

Khuyến cáo

LUT

Loại hình sử dụng đất

NN & PTNT

Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

TNHH

Thu nhập hỗn hợp


UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế (tính cho 1 ha) ................ 29

Bảng 3.2.

Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội (tính cho 1 ha) ................. 30

Bảng 3.3.

Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường................................... 31

Bảng 4.1.

Giá trị sản xuất của các ngành trên địa bàn huyện Mê Linh giai đoạn

2013-2017 (giá hiện hành)............................................................................... 38
Bảng 4.2.

Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế giai đoạn 2013-2017 ................ 39


Bảng 4.3.

Dân số năm 2017 huyện Mê Linh................................................................... 41

Bảng 4.4.

Diện tích và cơ cấu sử dụng đất nơng nghiệp năm 2017 ............................ 48

Bảng 4.5.

Biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2013-2017 ........................ 49

Bảng 4.6.

Các loại sử dụng đất nơng nghiệp chính trên địa bàn huyện Mê Linh .....51

Bảng 4.7.

Các loại sử dụng đất tại tiểu vùng 1............................................................... 52

Bảng 4.8.

Các loại sử dụng đất tại tiểu vùng 2............................................................... 53

Bảng 4.9.

Các loại sử dụng đất tại tiểu vùng 3............................................................... 54

Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế các loại sử dụng đất tiểu vùng 1 ....................................... 57
Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế các loại sử dụng đất tiểu vùng 2 ....................................... 59

Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế các loại sử dụng đất tiểu vùng 3 ....................................... 61
Bảng 4.13. Hiệu quả xã hội các loại sử dụng đất tại tiểu vùng 1 ................................... 68
Bảng 4.14. Hiệu quả xã hội các loại sử dụng đất tại tiểu vùng 2 ................................... 70
Bảng 4.15. Hiệu quả xã hội các loại sử dụng đất tại tiểu vùng 3 ................................... 72
Bảng 4.16. Mức đầu tư phân bón đối với cây trồng so với định mức của Sở NN
và PTNN tại tiểu vùng 1.................................................................................. 76
Bảng 4.17. Mức đầu tư phân bón đối với cây trồng so với định mức của Sở NN
và PTNN tại tiểu vùng 2.................................................................................. 77
Bảng 4.18. Mức đầu tư phân bón đối với cây trồng so với định mức của Sở NN
và PTNN tại tiểu vùng 3

78

Bảng 4.19. Mức đầu tư thức ăn thực tế so với hướng dẫn của Sở NN và PTNN
tại 3 tiểu vùng 79
Bảng 4.20. Phân cấp đánh giá mức sử dụng phân bón của các loại sử dụng đất
tại 3 tiểu vùng so với định mức của Sở NN và PTNN 79
Bảng 4.21. Các loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng............................................... 82

vii


Bảng 4.22. Đánh giá lượng sử dụng thuốc BVTV của các loại sử dụng đất ................84
Bảng 4.23. Đánh giá hiệu quả môi trường của các loại sử dụng đất tiểu vùng 1 ........86
Bảng 4.24. Đánh giá hiệu quả môi trường của các loại sử dụng đất tiểu vùng 2 ........87
Bảng 4.25. Đánh giá hiệu quả môi trường của các loại sử dụng đất tiểu vùng 3 ........88
Bảng 4.26. Tổng hợp hiệu quả của các loại sử dụng đất huyện Mê Linh ..................... 89
Bảng 4.27. Đề xuất các loại sử dụng đất tiểu vùng 1....................................................... 94
Bảng 4.28. Đề xuất các loại sử dụng đất tiểu vùng 2....................................................... 96
Bảng 4.29. Đề xuất các loại sử dụng đất tiểu vùng 3....................................................... 97


viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí địa lý huyện Mê Linh........................................................................ 33
Hình 4.2. Cơ cấu sử dụng đất năm 2017 huyện Mê Linh.................................................. 48
Hình 4.3. Mơ hình trồng hoa cúc xã Mê Linh..................................................................... 64
Hình 4.4. Mơ hình trồng hoa hồng xã Mê Linh.................................................................. 64
Hình 4.5. Cảnh quan trồng su hào xã Tráng Việt................................................................ 65
Hình 4.6. Cảnh quan trồng lúa xã Tam Đồng...................................................................... 65
Hình 4.7. Vườn trồng ổi xã Mê Linh.................................................................................... 66
Hình 4.8. Thuốc BVTV vứt khơng đúng nơi quy định tại xã Mê Linh........................... 85

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Thị Hồng Nhung
Tên luận văn: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mê
Linh - thành phố Hà Nội”.
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 8850103

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt
Nam Mục đích nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp trên phương diện kinh
tế, xã hội và môi trường. Từ đó phát hiện khả năng lợi thế và những yếu tố hạn chế
nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

Đề xuất phương hướng và một số giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Mê Linh.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân vùng, chọn điểm nghiên cứu: Căn cứ đặc điểm địa lý, thổ
nhưỡng huyện Mê Linh được chia thành 3 tiểu vùng. Mỗi tiểu vùng có đặc điểm sử
dụng đất khác nhau.
-

Phương pháp thu thập số liệu:

+
Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn
từ các cơ quan nhà nước, các sở, các phòng ban trong huyện, các thư viện, các trung
tâm nghiên cứu...
+
Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp: số liệu sơ cấp được thu thập qua
cách điều tra nông hộ. Các hộ điều tra là những hộ tham gia trực tiếp sản xuất nông
nghiệp thuộc 03 xã đại diện cho 03 tiểu vùng nghiên cứu là xã Tam Hồng (tiểu vùng
1), xã Mê Linh (tiểu vùng 2), thị trấn Quang Minh (tiểu vùng 3).
Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu: Các số liệu được thống kê được xử lý
bằng phần mềm Microsoft Excel. Kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu.
Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp: gồm hệ thống các chỉ
tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả mơi trường.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mê
Linh, thành phố Hà Nội như sau:
- Về hiệu quả kinh tế: cả 3 tiểu vùng thế mạnh lớn nhất là LUT (hoa, cây cảnh)

x



cho GTSX bình quân cao nhất đạt 1.190,23 triệu đồng/ha với hiệu quả đồng vốn bình
quân là 7,3 lần. Tiếp đến là LUT (cây ăn quả), LUT (chuyên rau màu) đều mang lại
hiệu quả kinh tế cao. LUT (chuyên lúa) có hiệu quả kinh tế ở mức thấp nhưng vẫn giữ
diện tích trồng lúa ổn định để đảm bảo vấn đề lương thực.
Về hiệu quả xã hội: LUT hoa cây cảnh vẫn mang hiệu quả xã hội cao nhất, thu
hút được nhiều công lao động nhất, công lao động trung bình của LUT này là 527,67
cơng/ ha ở tiểu vùng 1 và 472 công/ ha ở tiểu vùng 2. Giá trị nhân cơng trung bình của
LUT là 620,14 nghìn đồng/cơng. Bên cạnh đó kiểu sử dụng đất cho hiệu quả xã hội
thấp nhất là Lạc- Ngô với 431 công/ha và giá trị nhân cơng chỉ 74,88 nghìn đồng/cơng.
Về mơi trường: Có 05 LUT (chuyên lúa, 2 lúa- 1 màu, chuyên rau màu, Hoa
cây cảnh, Chuyên cá) đều đem lại hiệu quả mơi trường ở mức cao; cịn lại 01 LUT
(cây ăn quả) đem lại hiệu quả môi trường ở mức trung bình.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Mê Linh trong
thời gian tới cần đưa ra các giải pháp cụ thể như sau:
Đưa các giống cây trồng mới cho năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh cao
đối với LUT Chuyên lúa; LUT lúa rau - màu; LUT chuyên rau - màu. Hình thành vùng
chuyên lúa, sản xuất tập trung, hạn chế sử dụng phân bón hóa học; Thuốc bảo vệ thực vật
mà nên sử dụng các chế phẩm sinh học góp phần tích cực bảo vệ mơi trường. Xây dựng cơ
ở hạ tầng để phục vụ tốt việc trao đổi nông sản. Sử dụng đúng định mức phân bón và
thuốc bảo vệ thực vật mà Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra để tránh gây ảnh
hưởng đến môi trường. Cần đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao
hiệu quả sản xuất theo hướng chuyên canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đưa cơ
giới hóa vào nơng nghiệp,.. Đặc biệt tiếp tục phát triển ngành trồng hoa và rau xanh trên
toàn huyện, đảm bảo lượng cung cấp chính cho thành phố Hà Nội.

xi


THESIS ABSTRACT

Master candidate: Le Thi Hong Nhung
Thesis title: "Evaluating the effectiveness of agricultural land use in Me Linh district Hanoi city”
Major: Land Management

Code: 8850103

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
To evaluate the effectiveness of different agricultural land use types in terms
of economy, society and environment. Therefrom, detect potential advantage and
constraints to increase the efficiency of agricultural land use.
To propose directions and some important solutions to improve the
effectiveness of agricultural land use in Me Linh district.
Materials and Methods
The method of zoning, selection of study sites: Based on geographical
characteristics, soil of Me Linh district is divided into 3 sub-regions. Each subregion
has different land use characteristics.
-

The method of data collection:

Method of investigation and collection of secondary data: Data available is
collected from state agencies, departments, departments, libraries, research centers.
Method of surveying and collecting primary data: Primary data is collected
through household surveys. The surveyed households are those directly involved in
agricultural production in 3 communes representing Tam Hong Commune (Sub-Area
1), Me Linh Commune (Sub-Area 2) and Quang Minh Township subregion 3).
Method of data synthesis and processing: The statistical data is processed by
Microsoft Excel. The results are presented in tables of figures.
The method of evaluating the effectiveness of agricultural land use: including

the system of criteria for assessment of economic efficiency, social efficiency and
environmental efficiency.
Main findings and conclusions
Research results of agricultural land use effectiveness in Me Linh district,
Hanoi city are as follows:
On economic effectiveness, the three largest sub-zones are land use types of
flower, ornamental tree with the highest average production value of 1,190.23 million

xii


VND / ha with the average capital efficiency of 7.3 times. Next to the land use type of
fruit trees, the land use type of specialized vegetables bring high economic efficiency.
The land use type of rice specialization has low economic efficiency but maintains
stable rice area to ensure food security.
-

On social effectiveness: The land use type of flower ornamental plant, still has the

highest social effectiveness, attracts the most labor, average labor of this land use type is
527.67 labor / ha in sub-zone 1 and 472 labor / ha in sub-zone 2. Average value of land use
type is 620.14 thousand VND / labor. In addition, the land use type for social effectiveness is
Peanut - Maize with 431 labor / ha and the labor value is 74.88 thousand VND / labor.

On environment: There are five land use types (specializing in rice, two riceone farm produce, specializing in vegetables, flowers, fish specialists) bring high
environmental effectiveness; the remaining 01 land use type (fruit trees) bring about
medium environmental effectiveness.
In order to improve the effectiveness of agricultural land use in Me Linh district in
the coming time, the following specific solutions should be proposed: Introduce new
varieties of high yield, high resistance to pests for land use type of specialized in rice; land

use type of rice vegetable – farm produce; land use type of specialized vegetable - farm
produce. To form areas specialized in rice, concentrated production, limiting the use of
chemical fertilizers, pesticides; should use bio-products that actively contribute to
protecting the environment. Build infrastructure to serve the exchange of agricultural
products. Using right the norms of fertilizer and pesticides prescribed by the Department
of Agriculture and Rural Development to avoid affecting the environment. It is necessary
to promote the restructuring of plants, animals and increase the efficiency of production in
the direction of specialized cultivation and application of scientific and technical advances
and mechanization in agriculture. Especially continue to develop flowers and vegetables
growing throughout the district, ensuring the main supply for Hanoi.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, bằng đường lối đổi mới đúng đắn, Việt Nam đã thu
được những thành quả to lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nền nông
nghiệp từng bước chuyển từ tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng hóa với quy mơ ngày
càng lớn. Nơng nghiệp có sự tăng trưởng khá, sức sản xuất ở nơng thơn được giải
phóng, tiềm năng đất nơng nghiệp dần được khai thác. Hiện nay, với trên 70% dân
số và lao động xã hội đang sống ở vùng nông thôn, ngành nơng nghiệp vẫn có vị
trí, vai trị quan trọng trong nhiều năm tới. Việc sử dụng đất có hiệu quả và bền
vững đang trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất
của đất đai cho hiện tại và cho tương lai.
Cùng với xu thế phát triển của xã hội, tất cả các ngành, các lĩnh vực đều cần
được mở rộng và phát triển là sự tăng nhanh về dân số kéo theo nhu cầu sử dụng
đất đai ngày càng lớn, trong khi đó đất đai lại khơng tăng lên về mặt số lượng
khiến cho áp lực lên đất đai ngày càng nhiều. Con người đã tìm mọi cách để khai
thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó. Như vậy đất đai,

đặc biệt là đất nơng nghiệp có hạn về diện tích nhưng lại có nguy cơ bị suy thoái
dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sản
xuất. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp từ đó lựa chọn các
loại hình sử dụng đất có hiệu quả để sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái và
phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính chất tồn cầu đang được các
nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Đối với một nước có nền nơng nghiệp chủ
yếu như Việt Nam, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp càng
trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Huyện Mê Linh nằm cách trung tâm Hà Nội 20 km về phía Bắc. Huyện có
diện tích 14.246,10 ha, dân số là 226.765 người. Huyện có hệ thống giao thơng
thuận lợi với đầy đủ bao gồm đường ô tô, đường sắt, đường sông, gần sân bay
quốc tế Nội Bài và có đường cao tốc Hà Nội - Nội Bài chạy qua nối đường QL18
đi cảng Cái Lân, đồng thời nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Trước khi sát nhập vào Thủ đô Hà Nội, Mê Linh đã là một trong các huyện
của tỉnh Vĩnh Phúc có tốc độ phát triển kinh tế phi nơng nghiệp cao. Q trình đơ
thị hóa, cơng nghiệp hóa đang diễn ra rất mạnh. Chỉ tính từ năm 2013 đến năm
2017 diện tích đất sản xuất nơng nghiệp của huyện giảm 49,48 ha, tuy nhiên ngành
sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành quan trọng, đem lại nguồn thu chủ yếu

1


cho người dân địa phương. Mê Linh vốn được là “vua” hoa của thành phố Hà Nội.
Diện tích đất trồng lúa những năm gần đây đang có xu hướng giảm dần, diện tích
một số kiểu sử dụng đất trồng hoa, rau màu ngày càng tăng. Từ đó tạo ra nhiều sản
phẩm hàng hố góp phần hình thành một nền kinh tế hàng hóa đa dạng trong
huyện. Vì vậy việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Mê Linh
có ý nghĩa quan trọng nhằm tìm ra kiểu sử dụng đất hiệu quả, những khó khăn hạn
chế trong sử dụng đất, làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp, phát triền bền vững.

Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá hiệu
quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mê Linh - thành phố Hà Nội".
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp trên phương diện
kinh tế, xã hội và môi trường. Từ đó phát hiện khả năng lợi thế và những yếu tố
hạn chế nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Đề xuất phương hướng và một số giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Mê Linh.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-

Đối tượng: các loại sử dụng đất nơng nghiệp chính.

Phạm vi khơng gian: trong phạm vi đất nông nghiệp của huyện Mê Linh,
thành phố Hà Nội.
-

Phạm vi thời gian: giai đoạn 2013 - 2017.

1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Những đóng góp mới
Đánh giá hiệu quả các loại sử dụng đất nông nghiệp trên phương diện hiệu
quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường.
1.4.2. Ý nghĩa khoa học
Góp phần bổ sung hệ thống lý luận về sử dụng đất nông nghiệp theo hướng
nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu có thể giúp địa phương lựa chọn các loại sử dụng
đất/kiểu sử dụng đất có hiệu quả cao, góp phần tăng thu nhập cho người dân trong
sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội huyện.


2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN LOẠI HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

2.1.1. Khái quát về đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
2.1.1.1. Đất đai và đất nông nghiệp
a. Đất đai
Định nghĩa đất của Docuchaev - nhà thổ nhưỡng học người Nga (1897):
“Đất là vật thể tự nhiên được hình thành qua một thời gian dài do kết quả tác
động tổng hợp của 5 yếu tố: đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian”. Các
loại đá và khoáng chất cấu tạo nên vỏ trái đất dưới tác động của khí hậu, sinh vật
địa hình trải qua một thời gian nhất định dần dần bị vụn nát. Chính con người tác
động và đất đã làm thay đổi nhiều tính chất đất và nhiều khi tạo ra một loại đất mới
chưa có từng có trong tự nhiên, ví dụ như đất trồng lúa nước (Trần Thị Minh Châu,
2007).
Theo quan điểm sinh thái đất được định nghĩa “Đất là vật mang của hệ sinh
thái tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp”.
Quan niệm của các nhà thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng “Đất là
phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được” và đất đai được
hiểu theo nghĩa rộng: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm
tất cả các yếu tố cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt bao
gồm: khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề
mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lũng đất, động thực vật, trạng thái
định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để
lại” (Trần Thị Minh Châu, 2007).
Đất được hình thành trong hàng triệu năm và là một trong những yếu tố
không thể thiếu cấu thành môi trường sống. Đất là nơi chứa đựng khơng gian sống

của con người và các lồi sinh vật, là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc
sống và hoạt động sản xuất của con người. Với đặc thù vơ cùng q giá là có độ
phì nhiêu, đất làm nhiệm vụ của một bà mẹ nuôi sống mn lồi trên trái đất.
Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp nếu
biết sử dụng hợp lý thì sức sản xuất của đất đai sẽ ngày càng tăng lên (Lê Trọng
Cúc và Trần Đức Viên, 1995). Sản xuất nông nghiệp cung cấp lương thực,

3


thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp
sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Hiện tại
cũng như trong tương lai, nơng nghiệp vẫn đóng vai trị quan trọng trong sự phát
triển của xã hội loài người, khơng ngành nào có thể thay thế được.
b. Đất nơng nghiệp
Đất nơng nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nơng nghiệp, lâm nghiệp và ni trồng thủy sản, làm muối và mục đích
bảo vệ, phát triển rừng, bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất sản xuất lâm
nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế nơng nghiệp là chủ yếu. Nhưng thời
gian gần đây việc sử dụng đất gặp nhiều bất cập:
(1)
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp sang đất phi nơng nghiệp
làm cho diện tích đất nông nghiệp bị giảm nhanh;
(2)
Khai thác tiềm năng đất nông nghiệp không hợp lý làm cho đất bạc màu,
kém chất lượng dẫn đến năng suất nông sản phẩm kém về sản lượng và chất
lượng... Do vậy để có thể đảm bảo năng suất cây trồng, đảm bảo an ninh lương
thực cần phải có những phương pháp canh tác phù hợp, chọn lọc các loại hình sử
dụng đất phù hợp với từng địa phương nhằm sử dụng đất nông nghiệp đảm bảo

sinh thái mơi trường và bền vững.
c. Vai trị của đất nông nghiệp
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Sử
dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả cao thơng qua việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật
ni là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nước trên thế
giới. Nó khơng chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định
chính sách, các nhà kinh doanh nơng nghiệp mà cịn là sự mong muốn của nông
dân, những người trực tiếp tham gia và q trình sản xuất nơng nghiệp (Đào Châu
Thu và Nguyễn Khang, 1998).
Đất đai vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động trong quá trình sản
xuất. Đất đai là đối tượng lao động bởi nó là nơi để con người thực hiện các hoạt
động của mình tác động vào cây trồng, vật ni để tạo ra sản phẩm. Đất đai còn là
tư liệu lao động trong q trình sản xuất thơng qua việc con người đã biết lợi dụng
một cách ý thức các đặc tính tự nhiên của đất như lý học, hố học, sinh vật học và
các tính chất khác để tác động và giúp cây trồng tạo nên sản phẩm.

4


Đất đai là tài nguyên bị hạn chế bởi ranh giới đất liền và bề mặt địa cầu. Đặc
điểm này ảnh hưởng đến khả năng mở rộng quy mô sản xuất nông, lâm nghiệp và
sức ép về lao động và việc làm, do nhu cầu nông sản ngày càng tăng trong khi diện
tích đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Việc khai khẩn đất hoang hóa đưa vào
hoạt động sản xuất nông nghiệp đã làm cho quỹ đất nông nghiệp tăng lên, đây là
xu hướng vận động cần khuyến khích.
Nước ta cơ bản vẫn là nước nơng nghiệp, hầu hết bộ phận dân cư vẫn sinh
sống ở nông thôn, sinh kế ổn định chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp vì vậy đất đai
có vai trị quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội. Vì vậy, muốn tăng năng suất
đất đai, giữ gìn và bảo vệ đất đai để đảm bảo lợi ích trước mắt cũng như mục tiêu
lâu dài, cần sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, cần coi việc bảo vệ nguồn tài nguyên vô

giá này là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của quốc gia.
2.1.1.2. Hiệu quả sử dụng đất
Sử dụng đất đai có hiệu quả là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối
quan hệ người - đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên khác và môi trường. Căn cứ
vào nhu cầu của thị trường, thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trên cơ sở
lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đó nghiên cứu áp dụng
công nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đảm bảo sự thống
nhất giữa các ngành, đó là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển nền
nông nghiệp hướng về xuất khẩu có tính ổn định và bền vững, đồng thời phát huy
tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao
nhất (Nguyễn Đình Hợi, 1993).
2.1.2. Phân loại hiệu quả sử dụng đất
Khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất người ta thường đánh giá trên 3 khía cạnh:
hiệu quả về mặt kinh tế sử dụng đất, hiệu quả về mặt xã hội và hiệu quả về mặt
môi trường.
2.1.2.1. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm của tất cả các loại hiệu quả và nó có vai
trị quyết định đối với các loại hiệu quả khác. Hiệu quả kinh tế là loại hiệu quả có
khả năng lượng hố, được tính tốn tương đối chính xác và biểu hiện bằng các hệ
thống các chỉ tiêu (Nguyễn Văn Hảo và cs., 2007).
Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản
xuất hàng hố với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác nhau. Vì thế,

5


hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề:
Một là mọi hoạt động của con người đều phải quan tâm và tuân theo quy
luật “tiết kiệm thời gian”;
Hai là hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết hệ

thống;
-

Ba là hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các

hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ các lợi
ích của con người.
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt
được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được
là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của
nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xem xét cả về phần so sánh tuyệt đối và
tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó.
2.1.2.2. Hiệu quả xã hội
Khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất bên cạnh việc đánh giá hiệu quả kinh tế chúng
ta còn phải đánh giá hiệu quả xã hội. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng
góp phần giúp cho chúng ta đánh giá hiệu quả sử dụng đất một cách tốt nhất.

Hiệu quả xã hội là phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và thể
hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người, việc lượng hoá các chỉ tiêu biểu
hiện hiệu quả xã hội cịn gặp nhiều khó khăn chúng ta chỉ đề cập đến một số các
chỉ tiêu mang tính chất định tính như tạo cơng ăn việc làm cho lao động, xố đói
giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực, sự chấp nhận của người dân với loại
hình sử dụng đất đó, đảm bảo nâng cao mức sống cho người dân...
Trong sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả về mặt xã hội chủ yếu được xác
định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nơng nghiệp.
2.1.2.3. Hiệu quả mơi trường
Mơi trường là một vấn đề mang tính tồn cầu, hiệu quả môi trường được các
nhà môi trường học rất quan tâm trong điều kiện hiện nay. Một hoạt động sản xuất
được coi là có hiệu quả khi hoạt động đó khơng gây tổn hại hay có những tác động
xấu đến môi trường đất, môi trường nước, môi trường khơng khí cũng như hệ sinh

học. Và nó đạt hiệu quả khi quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra không làm cho
môi trường xấu đi mà ngược lại, quá trình sản xuất đó làm cho

6


môi trường tốt hơn, mang lại một môi trường xanh, sạch, đẹp hơn trước (Đỗ
Nguyên Hải, 1999).
Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả mơi trường là hiệu quả mang tính lâu
dài, nó vừa đảm bảo lợi ích hiện tại đến tương lai, nó gắn chặt với q trình khai
thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất và môi trường sinh thái.
Vậy, trong q trình sử dụng đất nơng nghiệp để đảm bảo nguyên tắc “đầy
đủ, hợp lý, hiệu quả và bền vững” phải quan tâm tới cả ba hiệu quả trên, trong đó
hiệu quả kinh tế là trọng tâm, khơng có hiệu quả kinh tế thì khơng có điều kiện
nguồn lực để thực thi hiệu quả xã hội và mơi trường, ngược lại, khơng có hiệu quả
xã hội và mơi trường thì hiệu quả kinh tế sẽ khơng bền vững (Đặng Hữu, 2000).
2.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.2.1. Những quan điểm và xu hướng sử dụng đất nông nghiệp
2.2.1.1. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp
Tận dụng triệt để các nguồn lực thuận lợi, khai thác lợi thế so sánh về khoa
học- kỹ thuật, đất đai, lao động qua liên kết trao đổi để phát triển cây trồng, vật
ni có tỉ suất hàng hoá cao, tăng sức cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu.
-

Trên quan điểm phát triển hệ thống nông nghiệp, thực hiện sử dụng đất

nông nghiệp theo hướng tập trung chun mơn hố, sản xuất hàng hố theo hướng
ngành hàng, nhóm sản phẩm, thực hiện thâm canh tồn diện và liên tục. Thâm canh
cây trồng vật nuôi vừa để đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông

nghiệp vừa đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp ổn định (Vũ Năng Dũng,
1997).
-

Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở thực hiện “đa dạng

hố” hình thức sở hữu, tổ chức sử dụng đất nơng nghiệp, đa dạng hố cây trồng vật
ni, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với sinh thái và bảo vệ môi
trường (Lê Văn Bá, 2001).
-

Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp gắn liền với chuyển dịch cơ

cấu sử dụng đất và quá trình tập trung ruộng đất nhằm giải phóng bớt lao động
sang các hoạt động phi nông nghiệp khác (Lê Văn Bá, 2001).
-

Các quan điểm sử dụng đất nông nghiệp cụ thể là:

+ Quan điểm phải khai thác triệt để, hợp lý có hiệu quả quỹ đất nông nghiệp

7


+

Quan điểm chuyển mục đích sử dụng phù hợp.

+


Quan điểm duy trì và bảo vệ đất nơng nghiệp.

+

Quan điểm tiết kiệm, làm giàu đất nông nghiệp.

+

Quan điểm bảo vệ môi trường đất để sử dụng lâu dài.

2.2.1.2. Xu hướng sử dụng đất nông nghiệp
* Trên thế giới
Trên con đường phát triển nông nghiệp, mỗi nước đều chịu ảnh hưởng của
các điều kiện khác nhau, nhưng phải giải quyết vấn đề sau:
Không ngừng nâng cao chất lượng nông sản, năng suất lao động trong nông
nghiệp, nâng cao hiệu quả đầu tư;
-

Mức độ và phương thức đầu tư vốn, lao động, khoa học và q trình phát

triển nơng nghiệp. Chiều hướng chung nhất là phấn đấu giảm lao động chân tay,
đầu tư nhiều lao động trí óc, tăng cường hiệu quả của lao động quản và tổ chức;
-

Mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và môi trường.

Từ những vấn đề chung trên, mỗi nước lại có chiến lược phát triển nơng
nghiệp khác nhau và có thể chia làm hai xu hướng:
-


Nơng nghiệp cơng nghiệp hóa: Sử dụng nhiều thành tựu và kết quả của

công nghiêp, sử dụng nhiều vật tư kỹ thuật, dùng trang thiết bị máy móc, sản xuất
theo quy trình kỹ thuật chặt chẽ gần như cơng nghiệp, đạt năng suất cây trồng vật
nuôi và năng suất lao động cao. Khoảng 10% lao động xã hội trực tiếp làm nông
nghiệp nhưng vẫn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Nơng nghiệp cơng
nghiệp hóa gây nên nhiều hậu quả sinh thái nghiêm trọng, gây ô nhiễm môi trường
làm giảm tính đa dạng sinh học, làm hao hụt nguồn gen thiên nhiên.
Nông nghiệp sinh thái: Khái niệm nông nghiệp sinh thái được đưa ra nhằm
khắc phục những nhược điểm của nơng nghiệp cơng nghiệp hố. Nơng nghiệp sinh
thái nhấn mạnh việc đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc về sinh học trong nông
nghiệp. Mục tiêu của nông nghiệp sinh thái là:
-

Tránh những tác hại do sử dụng hoá chất và phương pháp công nghiệp gây ra;

-

Cải thiện chất lượng dinh dưỡng thức ăn;

Nâng cao độ phì nhiêu của đất bằng phân bón hữu cơ, tăng hàm lượng mùn
trong đất…

8


- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
Gần đây nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu nền nơng nghiệp bền vững. Đó
là một dạng của nơng nghiệp sinh thái với mục tiêu sản xuất nông nghiệp đi đơi với
giữ gìn bảo vệ mơi trường sinh thái đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững,

lâu dài.
Trong thực tế phát triển theo những dạng tổng hợp, đan xen các xu hướng
vào nhau ở nhiều mức độ khác nhau. Cụ thể như:
-

“Cách mạng xanh” đã được thực hiện ở các nước đang phát triển ở Châu Á,

Mỹ la tinh và đã đem lại những bước phát triển lớn ở những nước đó và những
năm của thập kỷ 60. Thực chất cuộc cách mạng này dựa chủ yếu vào việc áp dụng
các giống cây lương thực có năng suất lúa cao (lúa nước, mì, ngơ,…) xây dựng hệ
thống thủy lợi, sử dụng nhiều loại phân hóa học. “Cách mạng xanh” đã dựa vào cả
một số yếu tố sinh học, một số yếu tố hóa học và cả thành tựu của công nghiệp.
-

“Cách mạng trắng” được thực hiện dựa vào việc tạo ra các giống gia súc có

tiềm năng cho sữa cao, vào những tiến bộ khoa học đạt được trong việc tăng năng
suất và chất lượng các loại gia súc, trong các phương thức chăn ni mang ít nhiều
tính chất công nghiệp. Cuộc cách mạng này đã tạo được những bước phát triển lớn
trong chăn nuôi ở một số nước và được thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với
“Cách mạng xanh”.
-

“Cách mạng nâu” diễn ra trên cơ sở giải quyết mối quan hệ giữa nông dân

với ruộng đất. Trên cơ sở khơi dậy lịng u q của nơng dân với đất đai, khuyến
khích tính cần cù của họ để tăng năng suất và sản lượng trong nông nghiệp.
Cả ba cuộc cách mạng này mới chỉ dừng lại ở việc tháo gỡ những khó khăn
trước mắt, chứ chưa thể là cơ sở cho một chiến lược phát triển nông nghiệp lâu dài
và bền vững. Giai đoạn hiện nay muốn đưa nông nghiệp đi lên phải xây dựng và

thực hiện một nền nơng nghiệp trí tuệ. Nơng nghiệp trí tuệ là bước phát triển ở
mức độ cao, là sự kết hợp ở đỉnh cao các thành tựu sinh học, công nghiệp, kinh tế,
quản lý được vận dụng phù hợp, với điều kiện cụ thể của mỗi nước, mỗi vùng.
* Ở Việt Nam
Trên cơ sở của những nghiên cứu về phương thức sản xuất nông nghiệp cũng
như nền nông nghiệp của các nước trên thế giới cho thấy mỗi phương thức sản xuất
nơng nghiệp đều có những ưu và nhược điểm, vận dụng phương thức nào cho sản
xuất tại Việt Nam là vấn đề cần được nghiên cứu sâu sắc. Chúng ta

9


cần phát huy thành tựu của quá trình đổi mới, tiếp thu những tiến bộ của khoa học
và kỹ thuật trên thế giới và ở Việt Nam và vận dụng vào điều kiện cụ thể của từng
địa phương. Nhìn chung, xu hướng phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam trong
tương lai như sau:
-

Tập trung vào sản xuất nông sản hàng hố theo nhóm ngành hàng, nhóm

sản phẩm dựa trên cơ sở dự báo cung cầu của thị trường nông sản trong nước và
trên thế giới, đồng thời khai thác tốt lợi thế so sánh giữa các vùng (Đỗ Nguyên
Hải, 2001).
-

Xác định cơ cấu sản phẩm dựa trên cơ sở của các tiềm năng tự nhiên, kinh

tế, xã hội của từng vùng, lấy hiệu quả kinh tế xã hội tổng hợp làm thước đo để xác
định cơ cấu và tỷ lệ sản phẩm phù hợp với các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển nơng
sản hàng hố.

-

Chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi,

cây công nghiệp, rau hoa quả so với cây lương thực. Giảm tỷ lệ lao động nơng
nghiệp xuống cịn 50%. Mặt khác, cần đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố
nơng nghiệp, phát triển ngành nghề cơng nghiệp và dịch vụ ngồi nơng nghiệp.
-

Để khuyến khích sản xuất nơng sản hàng hố, đặc biệt là các sản phẩm xuất

khẩu cần tiếp tục tạo ra sự đồng bộ giữa các yếu tố của kinh tế thị trường, từng
bước hoàn thiện thị trường theo định hướng xã hội Chủ nghĩa, đặc biệt là thị
trường ruộng đất, tạo ra sự lưu chuyển mạnh mẽ đất nơng nghiệp để hình thành các
doanh nghiệp sản xuất nơng nghiệp hàng hố với quy mơ thích hợp.
-

Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nơng

nghiệp. Trong sản xuất hàng hố cần ứng dụng khoa học cơng nghệ một cách đồng
bộ, nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong sản xuất và lưu thơng hàng hố.
Sản phẩm làm ra phải chứa đựng một lượng tri thức khoa học - kỹ thuật và tổ chức
quản lý cao để không ngừng nâng cao năng xuất, chất lượng và hạ giá thành sản
phẩm.
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
2.2.2.1. Yếu tố về điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên: đất, nước, khí hậu, thời tiết, địa hình, thổ nhưỡng… có
ảnh hưởng trực tiếp đến q trình sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, điều
kiện tự nhiên là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, quyết định


10


×