Tải bản đầy đủ (.docx) (157 trang)

Luận văn thạc sĩ đặc điểm sinh trưởng, phát triển và ảnh hưởng của liều lượng đạm đến một số giống lúa thuần tại từ sơn, bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 157 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ THỊ MINH NGUYỆT

ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG ĐẠM ĐẾN MỘT SỐ
GIỐNG LÚA THUẦN TẠI TỪ SƠN, BẮC NINH

Ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

8620110

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trần Anh Tuấn

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu khoa học do tơi trực tiếp thực
hiện trong vụ Xuân năm 2017 tại Từ Sơn – Bắc Ninh, dưới sự hướng dẫn của TS. Trần
Anh Tuấn. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan và
chưa từng sử dụng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2018


Tác giả luận văn

Vũ Thị Minh Nguyệt

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Trần Anh Tuấn, người đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian chỉ bảo, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài cũng
như trong q trình hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Bộ môn Sinh lý thực vật, Khoa Nông
học, Ban quản lý đào tạo - Học viện Nông Nghiệp Việt Vam đã tạo điều kiện hướng dẫn,
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu để tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị cán bộ, nhân viên trong Trung Tâm
Khuyến Nông tỉnh Bắc Ninh, Chi cục Trồng Trọt và BVTV Bắc Ninh – Trạm Trồng
Trọt và BVTV Từ Sơn đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong q trình cơng tác và
học tập cũng như cơ sở vật chất để tôi thực hiện tốt đề tài này.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của bạn bè và người thân, những người luôn ủng hộ, động
viên tạo điều kiện cho tôi trong suốt q trình học tập, cơng tác và hồn thành luận
văn./.
Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn

Vũ Thị Minh Nguyệt


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Mục lục............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt...................................................................................................... vi
Danh mục bảng...............................................................................................................vii
Danh mục hình................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn………………………………………………………………………………x
Thesis abstract………………………………………………………………………………….xii

Phần 1. Mở đầu...................................................................................................................1
1.1.

Đặt vấn đề............................................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................2

1.3.

Yêu cầu của đề tài................................................................................................2

1.4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.............................................................2


1.4.1.

Ý nghĩa khoa học.................................................................................................2

1.4.2.

Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................. 3

1.5.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài.............................................................................3

Phần 2. Tổng quan tài liệu.................................................................................................4
2.1.

Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và Việt Nam...............................................4

2.1.1.

Tình hình sản xuất lúa trên Thế Giới...................................................................4

2.1.2.

Tình hình sản xuất lúa tại Việt Nam....................................................................6

2.1.3.

Tình hình sản xuất lúa tại Bắc Ninh....................................................................7

2.2.


Cơ sở khoa học và những nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học của cây lúa. 12

2.2.1.

Thời gian sinh trưởng........................................................................................12

2.2.2.

Đặc điểm hình thái.............................................................................................13

2.2.3.

Đặc điểm sinh lý................................................................................................13

2.2.4.

Một số kết quả nghiên cứu về giống lúa............................................................16

2.3.

Cơ sở khoa học và những nghiên cứu về phân bón cho cây lúa........................18

2.3.1.

Nhu cầu về phân bón của lúa.............................................................................18

2.3.2.

Vai trị của Đạm................................................................................................. 19


2.3.3.

Một số kết quả nghiên cứu về sử dụng đạm trên cây lúa.................................. 20

iii


Phần 3. Vật liệu, nội dung, phƣơng pháp nghiên cứu.................................................24
3.1.

Vật liệu và địa điểm nghiên cứu........................................................................24

3.1.1.

Vật liệu nghiên cứu............................................................................................24

3.1.2.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu..................................................................... 24

3.2.

Nội dung nghiên cứu......................................................................................... 25

3.2.1.

Nội dung 1:........................................................................................................ 25

3.2.2.


Nội dung 2:........................................................................................................ 25

3.3.

Phương pháp nghiên cứu...................................................................................25

3.3.1.

Phương pháp bố trí thí nghiệm:.........................................................................25

3.3.2.

Các biện pháp kỹ thuật...................................................................................... 27

3.3.3.

Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi......................................................................27

3.3.4.

Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................31

Phần 4. Kết quả và thảo luận..................................................................................................... 32
4.1.

Kết quả về các chỉ tiêu nông, sinh học của 5 giống lúa thuần nghiên cứu........32

4.1.1.


Thời gian sinh trưởng của 5 giống lúa thí nghiệm............................................ 32

4.1.2.

Chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm..................................................... 33

4.1.3.

Động thái đẻ nhánh của các giống lúa...............................................................35

4.1.4.

Động thái tăng số lá trên thân chính của 5 giống lúa thí nghiệm......................36

4.1.5.

Chỉ số hàm lượng diệp lục (SPAD) của các giống ở các giai đoạn sinh trưởng 37

4.1.6.

Chỉ số diện tích lá (LAI) của các giống.............................................................39

4.1.7.

Khối lượng tươi, khối lượng khô tích lũy của các giống lúa thí nghiệm ở
các giai đoạn sinh trưởng.................................................................................. 40

4.1.8.

Khả năng chống chịu một số loại sâu bệnh hại chính....................................... 43


4.1.9.

Năng suất và một số yếu tố cấu thành năng suất của 5 giống........................... 45

4.2.

Kết quả về ảnh hưởng của lượng phân đạm đến sinh trưởng, phát triển và
năng suất của 5 giống lúa thí nghiệm................................................................48

4.2.1.

Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến thời gian sinh trưởng của 5 giống lúa
thí nghiệm..........................................................................................................48

4.2.2.

Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến chiều cao cây của 5 giống lúa thí
nghiệm...............................................................................................................50

4.2.3.

Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến động thái tăng trưởng số nhánh trên
khóm của 5 giống lúa thí nghiệm......................................................................52

iv


4.2.4.


Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến động thái tăng trưởng số lá trên thân
chính của 5 giống lúa thí nghiệm......................................................................53

4.2.5.

Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến chỉ số hàm lượng diệp lục (SPAD)
của 5 giống lúa thí nghiệm ở các giai đoạn sinh trưởng................................... 55

4.2.6.

Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến chỉ số diện tích lá (LAI) của 5 giống
lúa thí nghiệm ở các giai đoạn sinh trưởng.......................................................58

4.2.7.

Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến khối lượng tươi và khối lượng chất khơ

tích lũy trên khóm của 5 giống lúa thí nghiệm ở các giai đoạn sinh trưởng.....60
4.2.8.

Ảnh hưởng lượng phân đạm đến một số loại sâu bệnh hại chính của 5
giống lúa thí nghiệm ở các giai đoạn sinh trưởng

4.2.9.

63

Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của 5 giống lúa thí nghiệm 65


4.3.0

Hiệu quả kinh tế của các mức đạm bón khác nhau trên 5 giống lúa thí
nghiệm

68

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.........................................................................................70
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 70

5.2.

Kiến nghị...........................................................................................................71

Tài liệu tham khảo...........................................................................................................72

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CCCC

Chiều cao cuối cùng


Đ/C

Đối chứng

HĐND

Hội đồng nhân dân

HSDTL

Hệ số diện tích lá

LAI

Chỉ số diện tích lá

LT

Lãi thuần

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

SPAD


Chỉ số hàm lượng diệp lục

TGST

Thời gian sinh trưởng

Trạm TT và BVTV

Trạm trồng trọt và Bảo vệ thực vật

TSC

Tuần sau cấy

TX

Thị xã

UBND

Ủy Ban nhân dân

VX

Vụ xuân

VM

Vụ mùa


VFA

Hiệp hội lương thực Việt Nam

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới giai đoạn 2008 - 2016............................4
Bảng 2.2. Sản lượng lúa một số nước và khu vực trên thế giới

qua các năm
(triệu tấn)

5

Bảng 2.3. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam từ năm 2008 – 2016................................ 6
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất lúa của Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2016..........................7
Bảng 2.5. Diện tích, năng suất, sản lượng lúaTừ Sơn 2010 - 2017.................................9
Bảng 2.6. Cơ cấu sản xuất lúa của Từ Sơn từ 2010 - 2017...........................................10
Bảng 2.7. Định mức kỹ thuật trồng trọt tỉnh Bắc Ninh.................................................11
Bảng 3.1. Các giống được sử dụng trong đề tài............................................................ 24
Bảng 4.1. Thời gian sinh trưởng của 5 giống lúa thí nghiệm........................................32
Bảng 4.2. Động thái tăng trưởng chiều cao của 5 giống lúa thí nghiệm.......................34
Bảng 4.3. Động thái tăng trưởng số nhánh trên khóm của 5 giống lúa thí nghiệm.......35
Bảng 4.4. Động thái tăng trưởng số lá trên thân chính

của 5 giống lúa thí
nghiệm


37

Bảng 4.5. Chỉ số hàm lượng diệp lục (SPAD) của 5 giống lúa thí nghiệm ở các
giai đoạn sinh trưởng 38
Bảng 4.6. Chỉ số diện tích lá (LAI) của 5 giống lúa thí nghiệm ở các giai đoạn
sinh trưởng

39

Bảng 4.7. Khối lượng chất tươi và khối lượng chất khơ tích lũy trên khóm của 5
giống lúa thí nghiệm ở các giai đoạn sinh trưởng

41

Bảng 4.8. Khả năng chống chịu một số loại sâu bệnh hại chính của 5 giống lúa
thí nghiệm

43

Bảng 4.9. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của 5 giống lúa thí
nghiệm

46

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến thời gian sinh trưởng của 5 giống
lúa thí nghiệm 49
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến chiều cao cây của 5 giống lúa thí
nghiệm

51


Bảng 4.12. Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến động thái tăng trưởng số nhánh trên
khóm của 5 giống lúa thí nghiệm

vii

52


Bảng 4.13. Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến động thái tăng trưởng số lá trên
thân chính của 5 giống lúa thí nghiệm

54

Bảng 4.14. Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến chỉ số hàm lượng diệp lục
(SPAD) của 5 giống lúa thí nghiệm ở các giai đoạn sinh trưởng

56

Bảng 4.15. Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến chỉ số diện tích lá (LAI) của 5
giống lúa thí nghiệm ở các giai đoạn sinh trưởng

59

Bảng 4.16. Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến khối lượng chất tươi và khối
lượng chất khô tích lũy trên khóm của 5 giống lúa thí nghiệm ở các
giai đoạn sinh trưởng 62
Bảng 4.17. Ảnh hưởng lượng phân đạm đến khả năng chống chịu một số loại sâu
bệnh hại chính của 5 giống lúa thí nghiệm


63

Bảng 4.18. Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất của 5 giống lúa thí nghiệm 65
Bảng 4.19. Hiệu quả kinh tế của các mức bón đạm khác nhau trên 5 giống lúa thí
nghiệm

viii

68


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1..............................................................................25
Hình 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2..............................................................................26
Hình 4.1. Năng suất thực thu của 5 giống lúa thí nghiệm............................................ 47
Hình 4.2. Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến năng suất của 5 giống thí nghiệm......67

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vũ Thị Minh Nguyệt
Tên luận văn: Đặc điểm sinh trưởng, phát triển và ảnh hưởng của liều lượng đạm đến
một số giống lúa thuần tại Từ Sơn, Bắc Ninh.
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 8620110

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Vam

Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm mục đích xác định được đặc điểm sinh trưởng, phát triển và liều
lượng đạm bón phù hợp nhất cho một số giống lúa thuần khi canh tác ở vụ xuân trên đất
Từ Sơn, Bắc Ninh.
Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Thí nghiệm 1: Gồm 5 cơng thức (5 giống lúa: ĐÔNG A1, giống TBR 279,

giống HTKB, giống HDT10 và giống đối chứng HDT8), được bố trí hoàn toàn ngẫu
nhiên (RCB) với 3 lần nhắc lại. Các đặc điểm nông, sinh học và năng suất của 5 giống
lúa thuần được xác định khi bón lượng đạm 90kgN/ha.
- Thí nghiệm 2: Gồm 15 cơng thức (tổ hợp từ 5 giống lúa như trên và 3 liều
lượng đạm: 60 kgN/ha; 90 kgN/ha (đối chứng) và 120 kgN/ha), trên nền phân vi sinh
Sông Gianh (500kg/ha) + 75kg P2O5 + 115kg K2O. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ơ
lớn, ơ nhỏ (Split- plot) với 3 lần nhắc lại.
Kết quả chính và kết luận:
1. Các giống tham gia thí nghiệm có thời gian sinh trưởng 125 – 130 ngày;

Chiều cao cây cuối cùng của các giống dao động từ 103,9 – 115,7 cm phù hợp cho thâm
canh và hạn chế đổ. Số nhánh tối đa của các giống lúa đạt được ở 7 tuần sau cấy và dao
động từ 10,6-15,1 nhánh/khóm. Tuy nhiên số nhánh hữu hiệu cao nhất ở giống TBR279
và giống ĐÔNG A1 và cao hơn các giống HDT8, HDT10 và Hương thơm Kinh Bắc. Số
lá đạt được tối đa ở 9 tuần sau cấy và dao động từ 12,8-13,9 lá/khóm. Chỉ số diện tích lá
2

2

(LAI) đạt tối đa ở giai đoạn trỗ và dao động từ 5,2-6,4 m lá/m đất. Các giống chống
chịu tốt với sâu đục thân, rầy nâu, bệnh khô vằn; nhiễm nhẹ sâu cuốn lá và bệnh đạo ơn.
Các giống đều có các yếu tố cấu thành năng suất khá.
2. Ba mức bón đạm 60 kgN/ha, 90 kgN/ha và 120 kgN/ha không ảnh hưởng đến


tổng thời gian sinh trưởng, thời gian đẻ nhánh và trỗ của từng giống. Nhưng liều lượng
đạm khác nhau đã ảnh hưởng đến chiều cao cây của các giống, trong đó bón 60 kgN/ha
cho chiều cao cây thấp nhất (101,7-112,8 cm/cây), bón 120 kgN/ha cho chiều cao cây
lớn nhất (105,5-117,1 cm/cây); Lượng đạm bón khác nhau ảnh hưởng khơng lớn đến

x


tổng số nhánh, số lá và chỉ số diệp lục (SPAD) trong cùng một giống. Nhưng diện tích
lá cao nhất ở giai đoạn trỗ khi bón 90 kgN/ha ở giống HDT8, TBR279, HTKB HDT10
và khi bón 120 kgN/ha ở giống Đơng A1. Ở lượng đạm bón cao đã cho khối lượng khơ
lớn hơn nhưng sự khác biệt chỉ có ý nghĩa thống kê ở giai đoạn chín sáp khi bón 120
kgN/ha cho giống TBR279 (đạt 47,1 g/khóm) và giống HTKB (đạt 45,8 g/khóm). Ngồi
ra, 3 mức bón đạm nói trên không gây ảnh hưởng rõ rệt đến mức độ nhiễm sâu đục thân,
sâu cuốn lá, rầy nâu, bệnh khô vằn và đạo ôn.
3. Mặc dù sự sai khác về tỷ lệ hạt chắc và khối lượng 1000 hạt khơng có ý

nghĩa thống kê giữa các cơng thức bón đạm, nhưng lượng đạm bón đã gây ảnh
2

hưởng khác nhau đến số bông/m , tổng số hạt/bông, số hạt chắc trên bông và năng suất
của từng giống. Trong đó, năng suất thực thu cao nhất của các giống HDT8, TBR279,
HTKB khi bón 90 kg N/ha đạt lần lượt là 59,8 tạ/ha, 58,0 tạ/ha và 69,1 tạ/ha; giống
Đông A1 và HDT10 năng suất thực thu cao nhất khi bón 120 kg N/ha đạt lần lượt là
64,9 tạ/ha và 67,7 tạ/ha.
Đề nghị
Dựa trên lãi thuần thu được từ các cơng thức bón đạm, đề nghị liều lượng đạm
bón cho các giống để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất như sau: Bón 90 kg N/ha cho các
giống HDT8, TBR279 và HTKB; bón 90 hoặc 120 kg N/ha cho giống Đông A 1 hoặc

HDT10.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Vu Thi Minh Nguyet
Thesis title: Characteristics of growth, development and effects of nitrogenous fertilizer
doses for some purebred rice varieties cultivated in Tu Son, Bac Ninh
Major: Crop science

Code: 8620110

Educational organization: Vietnam National University of Agricalture VNUA)
Reseaarch Objectives:
This research aimed to identify the growth, development and effects of
nitrogenous fertilizer doses for some purebred rice varieties cultivated in Tu Son, Bac
Ninh.
Material and Methods:
- Experiment 1: 5 trials (five rice varieties: Dong A1, TBR 279, HTKB, HDT10

and HDT8) were randomly arranged (RCB) with 3 replicates. With nitrogenous
fertilizer dose of 90kgN/ha, the agro-biological characteristics and yield of 5 pure rice
varieties were determined .
- Experiment 2: 15 trials (combinated from 5 rice varieties and 3 dosages of

nitrogenous doses: 60 kgN/ha, 90 kgN/ha and 120 kgN/ha). The experiment was
arranged according to Split-plot method with 3 replicates. The growth and development
and yields of rice plants were determined and the most apprepriate dose of nitrogenous
fertilizer for each rice variety were found out.

Main findings and conclusions
1. The results showed that, the growth period of 5 rice varieties were maintaning

from 125 - 130 days; The final plant height of rice varies were ranged in 103.9 to 115.7
cm. The maximum numbers of tillers were reached at 7nd week after transplanting and
ranged from 10.6 to 15.1 tillers/clusters. However, the number of panicles was largest in
TBR279 and A1 varieties. The maximum numbers of leaves reached at 9nd week after
transplanting and ranged from 12.8 to 13.9 leaves/cluster. The leaf area index (LAI) was
2

2

maximum at the flowering stage and ranged from 5.2-6.4 m /m . The varieties were
resistant to stem borer, brown planthopper (Nilaparvata lugens), Moniliopsis solani
(Rhizoctonia solani) and were mildly damaged by Rice Leafroller (Cnaphalocrosis
medinalis) and Rice blast (Magnaporthe grisea). The plants of the rice varieties have the
hight yield components.
2. Application of nitrogenous fertilizers at 60 kgN/ha, 90 kgN/ha and 120

kgN/ha did not affect the growth duration, tillering and yield of plants of each variety.

xii


However, different dosages of nitrogenous fertilizers affected the plant height, among
them application at 60 kgN/ha gave the lowest plant height (101.7-112.8 cm/plant); 120
kgN/ha gave the highest plant height (105.5-117.1 cm/plant); The amount of
nitrogenous fertilizer applied did not significantly affect the total number of tillers,
leaves and chlorophyll content (SPAD) of plant in each variety. The leaf area was
highest at application of 90 kgN/ha in HDT8, TBR279, HTKB HDT10 and at 120

kgN/ha in Dong A1. The high nitrogenous fertilizer application increased the dry weight
but the significant difference were only at maturity stage with application of 120 kgN/ha
in TBR279 (47.1 g/cluster) and HTKB 45.8 g/cluster). In addition, tapplication of 3
levels nitrogen fertilizer did not significantly affect the infection of stem borer, brown
planthopper (Nilaparvata lugens), Moniliopsis solani (Rhizoctonia solani) and were
mildly damaged by Rice Leafroller (Cnaphalocrosis medinalis) and Rice blast
(Magnaporthe grisea).
3. Although different amount of N fertilizers did not significantly affect to the

rate of plump grain and weight of 1000 grain, but effected the number of panicles/m2,
total number of grains/panicle and yield of each variety. Among them, the highest net
yield at application 90 kgN/ha in variety HDT8, TBR279, HTKB were 59.8 quintals/ha,
58.0 quintals/ha and 69.1 quintal/ha, respectively. The highest yields at application of
120 kg N/ha were in Dong A1 and HDT10 respectively of 64.9 quintals/ha and 67.7
quintals/ha.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong số các cây trồng chủ yếu trên thế
giới. Sản phẩm lúa gạo là nguồn lương thực phổ biến và quan trọng nhất đối với
người dân châu Á. Việt Nam là một nước nông nghiệp trên 75% dân số sống phụ
thuộc chủ yếu vào nông nghiệp và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm
lương thực chính. Báo cáo thống kê về sản xuất nơng nghiệp năm 2017 của Tổng
cục thống kê cho thấy, diện tích lúa cả năm 2017 đạt 7,72 triệu ha, giảm 26,1
nghìn ha so với năm 2016; năng suất cả năm 2017 đạt 55,5 tạ/ha và sản lượng
ước đạt 42,84 triệu tấn. Như vậy, sản suất lúa gạo vẫn chiếm một vị trí rất quan
trọng trong nơng nghiệp. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), những

năm gần đây trung bình mỗi năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn gạo, thu
khoảng 3,5 tỷ USD. Có được thành tích to lớn như vậy phải kể đến sự đóng góp
quan trọng của khoa học đó là các giống lúa mới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật
và chủ trương chính sách của Nhà nước về phát triển nông nghiệp.
Từ Sơn là cửa ngõ phía Nam của tỉnh Bắc Ninh, là đơ thị vệ tinh của Thủ đô
Hà Nội và là một trong hai trung tâm kinh tế - văn hóa - giáo dục của tỉnh Bắc
Ninh. Từ Sơn có diện tích tự nhiên là 6.108,9 ha với 2.292,7 ha đất nông nghiệp.
Trong đó diện tích trồng lúa là 2.295,5 ha, chiếm 82,2% diện tích đất nơng
nghiệp, sản lượng cả năm đạt 24.477 tấn, năng suất trung bình cả năm đạt 53,3
tạ/ha (Niên giám thống kê Bắc Ninh, 2015). Năm 2016 tổng diện tích trồng lúa
đạt 4341 ha/năm, sản lượng đạt 23.559 tấn, năng suất trung bình cả năm đạt 54,3
tạ/ha (Sở NN và PTNT Bắc Ninh, 2/2017). Năng suất và sản lượng lúa của Từ
Sơn những năm gần đây có tăng so với mức trung bình các vùng khác ở miền
Bắc nhưng do một phần đất lúa được chuyển đổi sang một số loại cây trồng khác
và q trình đơ thị hóa, mở rộng khu cơng nghiệp nên xu hướng diện tích trồng
lúa đang thu hẹp. Bên cạnh đó đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày
càng tăng lên đòi hỏi sản xuất nông nghiệp cần đáp ứng yêu cầu về số lượng và
chất lượng ngày càng cao. Thực tế đó đặt ra thách thức khơng nhỏ cho sản xuất
nơng nghiệp. Vì vậy tăng năng suất, sản lượng và chất lượng lúa là yêu cầu cấp
bách để đảm bảo được an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững
của Từ Sơn.

1


Những năm gần đây, các giống lúa mới đã được đưa vào sản xuất để nâng cao
sản lượng lúa gạo của Từ Sơn. Tuy nhiên, nhiều giống lúa mới có năng suất cao
nhưng phẩm chất gạo thấp. Một số giống có chất lượng gạo khá nhưng năng suất
khơng cao. Nhiều giống lúa được trồng phổ biến lại có thời gian sinh trưởng dài, khả
năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận kém như các giống

Thiên Ưu 8, BC15, Khang Dân, Xi 23, CR203… Mỗi giống lúa lại thích ứng trên
mỗi tiểu vùng sinh thái khác nhau, u cầu từng loại phân bón khác nhau nhưng
nơng dân thường áp dụng chung kỹ thuật canh tác. Ngoài ra, lạm dụng bón đạm,
thuốc bảo vệ thực vật… cũng diễn ra phổ biến nên không chỉ năng suất và chất
lượng lúa gạo khơng cao mà cịn làm tăng mức độ sâu bệnh hại và gây ơ nhiêm mơi
trường…Vì vậy, nghiên cứu đưa các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, năng
suất khá, đặc biệt là các giống lúa có chất lượng gạo cao để bổ sung vào cơ cấu
giống lúa; kết hợp với sử dụng chế độ bón phân hợp lý để nâng cao sản lượng và giá
trị lúa gạo của Từ Sơn là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tơi thực hiện
nghiên cứu đề tài “Đặc điểm sinh trưởng, phát triển và ảnh hưởng của liều lượng
đạm đến một số giống lúa thuần tại Từ Sơn, Bắc Ninh”.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đề tài nhằm mục đích xác định được đặc điểm sinh trưởng lượng và đạm

bón phù hợp nhất cho mỗi giống lúa thuần khi canh tác ở vụ xuân trên đất Từ
Sơn, Bắc Ninh.
1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển và mức độ nhiễm sâu bệnh hại

và năng suất của 5 giống lúa thuần trồng tại Từ Sơn, Bắc Ninh.
- Xác định được ảnh hưởng của lượng đạm bón đến sinh trưởng, phát triển

và mức độ nhiễm sâu bệnh hại và năng suất của 5 giống lúa thuần trồng tại Từ
Sơn, Bắc Ninh.
- Đề xuất được lượng đạm bón phù hợp nhất cho mỗi giống lúa khi canh tác
ở vụ xuân trên đất Từ Sơn, Bắc Ninh.

1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Ý nghĩa khoa học

- Các kết quả thu được của đề tài cung cấp những dẫn liệu khoa học phục

vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy về cây lúa.

2


1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở để lựa chọn được giống lúa có chất lượng

phù hợp, bổ sung vào cơ cấu giống lúa của Từ Sơn.
- Kết quả của đề tài sẽ khuyến cáo liều lượng đạm phù hợp để thâm canh

lúa trên đất Từ Sơn, Bắc Ninh.
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài sử dụng nguồn vật liệu là 5 giống lúa thuần thuộc nhóm ngắn ngày,

được thu thập từ các nguồn lai tạo trong nước và nhập nội.
- Đề tài nghiên cứu về đặc điểm nông, sinh học, tiềm năng cho năng suất,

chất lượng, tính chống chịu sâu, bệnh; khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái
tại Từ Sơn, Bắc Ninh của 5 giống lúa thuần.
- Thí nghiệm được thực hiện vụ Xuân 2017.
- Các thí nghiệm được bố trí tại địa điểm Phường Tân Hồng, Thị xã Từ Sơn,

tỉnh Bắc Ninh.

3



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên Thế Giới
0

0

Lúa được trồng từ vùng xích đạo 50 vĩ bắc đến 35 vĩ nam. Lúa có thể
trồng trên các loại đất cát đến vùng đất sét, có độ pH từ 3 – 10, hàm lượng chất
hữu cơ từ 1 – 50%... Hiện nay, trên thế giới có 114 nước sản xuất phân bố trên tất
cả các châu lục nhưng tập trung lớn nhất là châu Á với 30 nước trồng lúa, chiếm
89,7% diện tích lúa tồn thế giới. Lúa là lồi cây lương thực có sản lượng đứng
hàng thứ ba trên thế giới sau ngô và lúa mì và gạo lại là lương thực chính cho
khoảng một nửa dân số thế giới trong tất cả các thời kỳ lịch sử.
Từ năm 2008 đến năm 2016 tình hình sản xuất lúa trên thế giới có nhiều
biến động (Bảng 2.1), nhưng nhìn chung ngày càng giảm về diện tích nhưng tăng
về năng suất và sản lượng. Năm 2008 diện tích sản xuất đạt 160,0 triệu ha tăng
lên năm 2012 là 162,3 triệu ha nhưng sau đó diện tích giảm dần đến năm 2016
còn 159,8 triệu ha trong khi đó năng suất và sản lượng tăng dần theo thời gian.
Năm 2008 năng suất đạt 42,9 tạ/ha, sản lượng đạt 687,4 triệu tấn nhưng đến năm
2016 năng suất tăng đạt 46,4 tạ/ha, sản lượng đạt 741,0 triệu tấn. Như vậy tuy
diện tích sản xuất giảm nhưng năng suất và tổng sản lượng lúa trên thế giới vẫn
tăng, cho thấy vai trò quan trọng của khoa học kỹ thuật về cải tiến giống, kỹ thuật
canh tác, phân bón, bảo vệ thực vật…
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới giai đoạn 2008 - 2016
Năm
2008
2009
2010
2011

2012
2013
2014
2015
2016
Nguồn: FAOSTAT (2018)

4


Tình hình sản xuất lúa và tổng sản lượng lúa của các nước trồng lúa chính
trên thế giới có nhiều biến động. Qua bảng 2.2 ta thấy sản lượng lúa tăng dần qua
các năm từ năm 2008 đến năm 2016 sản lượng lúa của Châu Á tăng 7,05 %,
Châu Mỹ tăng 0,84 %, Châu Phi tăng 33,2%, Châu Âu tăng 20,0%, trên thế giới
tổng sản lượng cao nhất là Châu Á chiếm 90,1% (năm 2016 là 667,9 triệu tấn),
trong đó đứng đầu là Trung Quốc (năm 2016 là 211,0 triệu tấn), thứ 2 là Ấn Độ
và Việt Nam đứng thứ 3 với tổng sản lượng năm 2016 là 43,4 triệu tấn.
Bảng 2.2. Sản lƣợng lúa một số nƣớc và khu vực trên thế giới qua các năm
(triệu tấn)
Quốc gia
Châu Á
Trung Quốc
Ấn Độ
Việt Nam
Thái Lan
Philippines
Nhật Bản
Malaysia
Châu Mỹ
Brazil

Hoa Kỳ
Châu Phi
Ai Cập
Nigeria
Châu Âu
Thế giới
Nguồn: FAOSTAT (2018)

Châu Á là khu vực sản xuất lúa chính trên thế giới (khoảng 90,1% sản
lượng) nhưng cũng là khu vực tiêu thụ lúa chính trên thế giới (khoảng 90% lượng
gạo tiêu thụ). Gạo là nguồn lương thực chính của dân Châu Á và số lượng tiêu
thụ ngày càng tăng do dân số tăng nhanh và tăng mức thu nhập. Theo dự đoán
của chuyên gia dân số thế giới thì dân số thế giới đến năm 2030 là 8,47 tỷ người.
Cứ trung bình 1 tỷ dân sẽ tiêu thụ 65 triệu tấn gạo (tương đương 100 triệu tấn
thóc). Năm 2035, tổng sản lượng thóc phải tăng thêm so với bây giờ là 114 triệu
tấn. Năng suất trung bình có xu hướng đứng lại (hoặc tăng rất chậm). Nhưng có 3

5


điều đáng lo: đất lúa mất dần, người lao động trồng lúa giảm dần, nước tưới cho
lúa thiếu, khiến cho mục tiêu tăng thêm 114 triệu tấn: trở nên vô cùng khó khăn.
Điều đáng lo nữa là chỉ có ít hơn 5% vật liệu di truyền trong ngân hàng gen của
IRRI được sử dụng trong các chương trình cải tiến giống lúa (Bùi Chí Bửu và
Nguyễn Thị Lang, 2014). Đồng thời theo số liệu dự đoán về sự phát triển dân số
thế giới, đến năm 2050 dân số thế giới khoảng 8,9 tỷ người với tỷ lệ tăng hàng
năm 0,4%. Với tốc độ tăng dân số nhanh chóng, diện tích đất trồng trọt ngày
càng bị thu hẹp thì vấn đề an ninh lương thực được đặt lên hàng đầu.
2.1.2. Tình hình sản xuất lúa tại Việt Nam
Việt Nam nằm trải dài trên 15 vĩ độ bắc nên lúa được trồng trên cả nước,

phân bố ở tất cả các tỉnh, các vùng sinh thái khác nhau tập trung chủ yếu ở vùng
đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích trồng lúa vùng
đồng bằng sơng Hồng là 1.202.500ha chiếm trên 16% diện tích trồng lúa cả nước.
Diện tích trồng lúa đồng bằng sông Cửu Long là 3.781.000 ha chiếm trên 50%
diện tích trồng lúa cả nước. Từ lâu, cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu
và có ý nghĩa đáng kể trong nền kinh tế xã hội của đất nước cũng như đảm bảo an
ninh lương thực cho quốc gia.
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam từ năm 2008 – 2016

Nguồn: Tổng cục thống Việt Nam (2017)

Từ một nước thiếu lương thực của những thập niên 80, 90 của thế kỉ trước
thì Việt Nam trong những năm 2005-2008 có sản lượng gạo sản xuất khá ổn định
trên 4,5 triệu tấn và đột phá từ những năm 2009. Mùa vụ 2010/2011, Việt Nam đã
xuất khẩu 7 triệu tấn gạo trong tổng sản lượng 26,37 triệu tấn cao hơn so với


6


mùa vụ 2009/2010 là 6,73 triệu tấn. Với sản lượng này, Việt Nam tiếp tục giữ vị
trí thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, sau Thái Lan. Các quốc gia Châu Á vẫn
là những thị trường chính của Việt Nam trong mùa vụ 2011/2012 chiếm 77,7%
tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước (bảng 2.3).
Bảng số liệu 2.3 đã cho thấy từ năm 2008 đến năm 2016, tình hình sản xuất
lúa Việt Nam có nhiều biến động, diện tích sản xuất từ năm 2008 từ 7,40 triệu ha
tăng đạt đỉnh điểm năm 2012 là 7,90 triệu ha sau đó giảm đến năm 2016 cịn 7,79
triệu ha, năng suất tăng từ 5,23 tấn/ha năm 2008 lên 5,60 tấn/ha năm 2016, sản
lượng cũng tăng lên năm 2008 là 38,73 triệu tấn lên 43,61 năm 2016. Tuy nhiên
dân số Việt Nam tăng nhanh, tăng gần 12 triệu người từ năm 2000 đến năm 2014

và còn tiếp tục tăng (worldometers, 2015). Mất đất cho công nghiệp, đô thị, giao
thông và các mục tiêu khác làm tổng diện tích trồng lúa giảm cùng ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu đang đe dọa an ninh lương thực trong đó sản xuất lúa gạo
chịu ảnh hưởng lớn nhất.
2.1.3. Tình hình sản xuất lúa tại Bắc Ninh
2.1.3.1. Tình hình sản xuất lúa chung của tỉnh Bắc Ninh
Lúa là cây lương thực chính của Bắc Ninh, chiếm trên 80% tổng diện tích
gieo trồng của tỉnh. Tuy diện tích nhỏ nhưng nền sản xuất lúa gạo của Bắc Ninh
cũng đóng góp khơng nhỏ vào sản lượng lúa gạo chung của đồng bằng sơng
Hồng và cả nước. Tình hình sản xuất lúa của Bắc Ninh giai đoạn 2010-2016 được
thể hiện rõ qua bảng 2.4.
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất lúa của Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2016

Năm

2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016

7


Từ bảng: 2.4 cho thấy từ năm 2010 đến 2016 diện tích gieo trồng lúa ở cả
vụ Đơng Xn và vụ Mùa giảm mạnh kéo theo sự giảm của tổng diện tíc h gieo
trong lúa tồn tỉnh, năm 2010 tổng diện tích sản xuất là 74,3 nghìn ha nhưng đến
năm 2016 cịn 71,0 nghìn ha. Năng suất và sản lượng tăng khơng ổn định qua các

năm và cịn chịu ảnh hưởng lớn của giống, kỹ thuật canh tác, môi trường, khí
hậu, thời tiết.
Cụ thể, năng suất lúa tăng đều từ 2010 đến 2011, tăng 6 tạ/ha ở vụ Đông Xuân
và 2,5 tạ/ha ở vụ Mùa làm tổng sản lượng tăng 20,3 nghìn tấn ở vụ Đơng Xn, và
7,6 nghìn tấn ở vụ Mùa. Nhưng sang năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016 năng suất
giảm dần qua các năm làm tổng sản lượng cũng giảm theo. Có nhiều nguyên nhân
như tổng diện tích sản xuất giảm rõ rệt, từ năm 2010 đến năm 2016, vụ xuân giảm
1,5 nghìn ha, vụ mùa giảm 2,1 nghìn ha. Cơ cấu giống lúa của tỉnh cũng có nhiều
thay đổi từ các giống lúa lai năng suất cao chiếm 60%, đến này diện tích lúa lai giảm
xuống, phấn đấu đưa diện tích lúa chất lượng nhưng năng suất cao tăng lên.
Với tình hình diện tích đất nơng nghiệp/người ngày càng giảm, năng suất và
sản lượng lúa không ổn định như hiện nay, Bắc Ninh cần phải tái cơ cấu lại Nông
Nghiệp theo phong trào chung của cả nước. Việc hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, mở rộng diện tích sản xuất lúa hàng hóa, lúa năng suất chất lượng cao không
chỉ làm tăng nhanh sản lượng góp phần đảm bảo an ninh lương thực mà cịn nâng
cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Ngồi ra việc phát triển sản xuất hàng hóa,
lúa năng suất chất lượng cao gắn liền với việc quy hoạch vùng sản xuất tạo điều kiện
thuận lợi cho công tác chỉ đạo điều hành, sản xuất như: điều tiết nước, bảo vệ thực
vật, cơ giới hóa nơng nghiệp, ứng dụng kỹ thuật thâm canh, bón phân cân đối...
Trong những năm gần đây chủ trương của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Ninh là:
quan tâm chỉ đạo và ban hành nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất như: Hỗ trợ 50% giá
giống cho các vùng sản xuất lúa năng suất cao, chất lượng cao tập trung có quy mơ
từ 5 ha trở lên….. đưa tiến bộ về khoa học kỹ thuật vào sản xuất,

đồng thời khuyến khích các địa phương quy hoạch, mở rộng diện tích sản xuất
lúa hàng hóa, lúa năng suất chất lượng cao, (UBND tỉnh Bắc Ninh, 2016).
2.1.3.2. Tình hình sản xuất, cơ cấu giống lúa của Từ Sơn
Từ Sơn nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Ninh, thực hiện chủ trương của tỉnh, Thị
xã (T.X) Từ Sơn đã sớm có nghị quyết thực hiện chủ trương cải tạo cơ cấu giống
lúa, thành lập Ban chỉ đạo từ Thị xã đến cơ sở. Ngồi chính sách hỗ trợ của tỉnh,

T.X Từ Sơn đều có chính sách hỗ trợ sản xuất, rau màu, lúa hàng hóa, lúa năng

8


suất chất lượng cao như: hỗ trợ giá giống, nilon che phủ cho mạ, thuốc diệt chuột
sinh học, kinh phí tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho nơng dân...
Qua bảng 2.5 diện tích trồng lúa của Từ Sơn giảm mạnh qua các năm. Năm
2010 tổng diện trồng là 5.416,4 ha, năm 2011 là 5.282,8 ha, năm 2012 là 5.123,8,
năm 2013 là 4.892,5, và đến năm 2016 cịn 4376,4, diện tích tiếp tục giảm năm
2017 là 4.258,2 ha. Có rất nhiều ngun nhân làm cho diện tích trồng lúa giảm,
như diện tích làng nghề mở rộng (làng nghề Gỗ Đồng Kỵ, làng nghề thép Đa
Hội….), diện tích khu công nghiệp tăng lên (khu công nghiệp Vsip Phù Chẩn,
khu cơng nghiệp Đình Bảng, khu cơng nghiệp Từ Sơn…..) dân số tăng nhanh
làm diện tích nơng nghiệp bị chuyển thành khu dân cư….đồng thời kinh tế phát
triển, nhiều nông dân khơng cịn mặn mà với nơng nghiệp, diện tích bỏ hoang
ngày càng nhiều, tổng diện tích bỏ hoang năm 2015 là 105,8 ha, năm 2016 tổng
diện tích bỏ hoang là 131,44 ha, năm 2017 tổng diện tích bỏ hoang là 258 ha
(Phòng kinh tế Từ Sơn, 2018).
Bảng 2.5. Diện tích, năng suất, sản lƣợng lúaTừ Sơn 2010 - 2017

Năm
VX
2010 2.707,3
2011 2.637,8
2012 2.588,2
2013 2.489,7
2014 2.377,6
2015 2.290,2
2016 2.203,1

2017 2.137,7

Tuy diện tích giảm mạnh qua các năm nhưng tổng sản lượng lúa hàng năm
lại không giảm theo quy luật giảm của diện tích mà có sự thay đổi, năm 2010 là
29.454,6 tấn nhưng tăng cao nhất năm 2011 là 30.406,7 tấn sau đó giảm dần,
năm 2012 là 29.823,0 nhưng vẫn cao hơn năm 2010 là 368,4 tấn, sau đó giảm
mạnh qua các năm, đến năm 2016 còn 24.201,6 tấn và đến năm 2017 là


9


×