Tải bản đầy đủ (.docx) (145 trang)

Luận văn thạc sĩ quản lý dự án đầu tư xây dựng tại công ty cổ phần nước sạch thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 145 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN HẢI HƯNG

QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN NƯỚC SẠCH THÁI NGUYÊN

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

6034 01 02

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Văn Viện

NHÀ XUÂT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày26 tháng08 năm
2017

Tác giả luận văn


Trần Hải Hưng

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi
đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự
giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và
biết ơn sâu sắc PGS.TS Đỗ Văn Viện đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý
đào tạo, Bộ môn Quản trị kinh doanh, Khoa Kế toán và Quản trị kinh
doanh - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q
trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức tại
công ty cổ phần Nước sạch Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho
tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến
khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày26 tháng08 năm
2017

Tác giả luận văn

Trần Hải Hưng


iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................................. ii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................. iii
MỤC LỤC.......................................................................................................................................... iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH......................................................................................................................... ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN.............................................................................................................. x
THESIS ABSTRACT.................................................................................................................... xi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.............................................................................. 1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung............................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 2

1.3.


PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................................... 2

1.4.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC HOẶC THỰC
TIỄN................................................................................................................................... 3

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG............................................................................................................ 4
2.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................................................................... 4

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản....................................................................................... 4

2.1.2.

Mục tiêu của quản lý dự án đầu tư.................................................................. 7

2.1.3.

Vai trò của cơng tác của quản lý dự án đầu tư......................................... 9

2.1.4.

Hình thức quản lý dự án đầu tư........................................................................ 9


2.1.5.

Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng.................................................. 12

2.1.6.

Các nhân tố ảnh hưởng đến QLDA đầu tư xây dựng......................... 26

2.2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN................................................................................................. 30

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư tại Ban quản lý dự án đầu tư thuộc

Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA.................................................... 30
2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý dự án của Ban quản lý dự án các công trình điện

miền Bắc...................................................................................................................... 30
2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho quản lý dự án tại Công ty Cổ phần

Nước sạch Thái Nguyên..................................................................................... 31

iv



2.3.

NHỮNG CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀNVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................
3.1.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .

3.1.1.

Đặc điểm quá trình hình thành và phá
TháiNguyên ..........................................

3.1.2.

Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy .......

3.1.3.

Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doan
Nguyên .................................................

3.1.4.

Kết quả sản xuất kinh doanh của Công

3.2.


HƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........

3.2.1.

Phương pháp thu thập thông tin .........

3.2.2.

Phương pháp xử lý thơng tin ..............

3.2.3.

Phương pháp phân tích .......................

3.3.

HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN

3.3.1.

Chỉ tiêu nghiên cứu .............................

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...........................................
4.1.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN Đ
CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC SẠCH
2014 - 2016...........................................

4.1.1.


Số lượng các dự án đầu tư xây dựng
Nguyên quản lý ....................................

4.1.2.

Thực trạng công tác QLDA đầu tư xâ
Thái Nguyên .........................................

4.2.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TY CP NƯỚC SẠCH THÁI NGUYÊN

4.2.1.

Về năng lực, kiến thức, kinh nghiệm c

4.2.2.

Về thông tin, tài liệu thu thập phục vụ

4.2.3.

Về hệ thống trang thiết bị phục vụ cho

4.2.4.

Tổ chức QLDA .....................................


4.2.5.

Thời gian và chi phí ảnh hưởng đến Q

4.3.

ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG
XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PH
NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2014-2016 ......

4.3.1.

Những kết quả đã đạt được ................

v


4.3.2.

Những hạn chế tồn tại ..........................

4.3.3.

Nguyên nhân của các hạn chế .............

4.4.

QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ G
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰ
SẠCH THÁI NGUYÊN NHỮNG NĂM


4.4.1.

Quan điểm .............................................

4.4.2.

Định hướng phát triển Cơng ty và Q
2020 ......................................................

4.4.3.

Giải pháp hồn thiện công tác QLDA
nước sạch Thái Nguyên đến năm 2020

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................
5.1.

KẾT LUẬN ..........................................

5.2.

KIẾN NGHỊ ..........................................

5.2.1.

Đối với cơ quan quản lý Nhà nước ....

5.2.2.


Đối với Cục quản lý tài nguyên nước

5.2.3.

Đối với UBND tỉnh Thái Nguyên vàSở

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................
PHỤ LỤC .....................................................................................................................

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BCTC

Báo cáo tài chính

CP

Cổ phần

DAĐTXDCT

Dự án đầu tư xây dựng cơng trình




Giai đoạn

GPMB

Giải phóng mặt bằng

NĐ-CP

Nghị định Chính phủ

PTNT

Phát triển nơng thơn



Quyết định

QLDA

Quản lý dự án

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP

Thành phố


UBND

Ủy ban nhân dân

XNNS

Xí nghiệp nước sạch

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Kết quả sản xu

Nguyên giai đoạ
Bảng 4.1.

Danh mục các

đoạn 2014 - 2016
Bảng 4.2.

Tình hình điều ch

Bảng 4.3.

Đánh giá công t


Công ty CP Nướ
Bảng 4.4.

Kết quả lựa chọn

Bảng 4.5.

Đánh giá lựa c

Công ty năm 201
Bảng 4.6.

Kết quả tiến độ t

Bảng 4.7.

Đánh giá công t

tại Công ty CP N
Bảng 4.8.

Kết quả nghiệm

2016 ..................
Bảng 4.9.

Kết quả thực hi

2016 ..................

Bảng 4.10. Đánh giá cơng tác quản lý chi phí dự án của Ban QLDA đầu tư xây

dựng tại Công ty
Bảng 4.11. Thực trạng về nguồn nhân lực tại Ban QLDA đầu tư xây dựng tại

Công ty CP Nướ
Bảng 4.12. Đánh giá công tác quản lý nguồn nhân lực của Ban QLDA đầu tư

xây dựng thuộc C
Bảng 4.13. Đánh giá về năng lực, kiến thức, kinh nghiệm cán bộ QLDA

năm 2016 ..........
Bảng 4.14. Đánh giá thông tin, tài liệu thu thập phục vụ quá trình QLDA năm

2016 ..................
Bảng 4.15. Đánh giá Hệ thống trang thiết bị phục vụ cho quá trình QLDA ..................
Bảng 4.16. Đánh giá thực trạng tổ chức QLDA của Công ty năm 2016 ........................
Bảng 4.17. Đánh giá thời gian và chi phí của dự án ảnh hưởng đến cơng tác

QLDA ................

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mối quan hệ giữa ba mục tiêu: Thời gian, chi phí và kết quả .......8
Hình 2.2. Quá trình phát triển của các mục tiêu quản lý dự án........................ 9
Hình 2.3. Mơ hình Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án........................................ 10
Hình 2.4. Mơ hình tổ chức chủ nhiệm điều hành dự án..................................... 11
Hình 2.5. Mơ hình tổ chức dự án dạng chìa khóa trao tay................................ 12

Hình 2.6. Các giai đoạn của một dự án đầu tư xây dựng.................................. 12
Hình 2.7. Sơ đồ nội dung quản lý nguồn nhân lực............................................... 25
Hình 3.1. Bộ máy tổ chức của cơng ty CP nước sạch Thái Ngun...........36
Hình 4.1. Quy trình thực hiện cơng việc trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư
46

Hình 4.2. Trình tự lập dự án tại Ban QLDA đầu tư xây dựng thuộc Công ty CP
Nước sạch Thái Nguyên................................................................................. 48
Hình 4.3. Sơ đồ lựa chọn nhà thầu tại Ban QLDA đầu tư xây dựng thuộc
Công ty CP Nước sạch Thái Ngun....................................................... 54
Hình 4.4. Quản lý thi cơng, xây dựng tại Ban QLDA đầu tư xây dựng thuộc
Công ty năm 2016............................................................................................... 61
Hình 4.5. Quy trình quản lý chi phí tại Ban QLDA đầu tư xây dựng thuộc cơng
ty CP nước sạch Thái Nguyên..................................................................... 68

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Hải Hưng
Tên Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại công ty cổ phần nước
sạch Thái Nguyên
Ngành: Quản trị Kinh doanh

Mã số: 60.34.01.02

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp
Việt Nam Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng và các
yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư xây dựng tại công ty CP nước sạch

Thái Nguyên. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện công tác QLDA
đầu tư xây dựng tại Công ty CP Nước sạch Thái Nguyên trong thời gian tới.

Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp: Thu thập thông tin thứ cấp và thông tin
sơ cấp; Phương pháp chun gia; Xử lý thơng tin; Phân tích thơng tin. Hệ thống
chỉ tiêu nghiên cứu mà đề tài sử dụng là các chỉ tiêu về các vấn đề như: Tình
hình thực hiện quản lý lựa chọn nhà thầu; Tình hình thực hiện Quản lý công tác
thi công xây dựng công trình; Tình hình thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây
dựng cơng trình; Tình hình thực hiện Quản lý nguồn nhân lực tham gia QLDA,...

Kết quả chính và kết luận
Nghiên cứu góp phần hệ thống hóa các lý luận các vấn đề về QLDA đầu tư nói
chung, đặc biệt là QLDA đầu tư xây dựng, tạo nên một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích
cho các nhà nghiên cứu về lĩnh vực này trong tương lai. Ngoài ra, luận văn cũng là một
tài liệu nghiên cứucó tính thực tiễn cao mà Công ty CP Nước sạch Thái Nguyên và các
doanh nghiệp khác có điều kiện tương tự các có thể xem xét và vận dụng để hồn thiện
cơng tác QLDA đầu tư xây dựng.Kết quả nghiên cứu của đề tài đã chỉ ra được các hạn
chế tồn tại trong công tác đấu thầu, công tác lập kế hoạch trong QLDA, công tác đôn đốc
tiến độ thi công của các nhà thầu, việc nắm bắt và xử lý kịp thời các vấn đề kỹ thuật phát
sinh tại một số công trình,...và đã nêu ra nguyên nhân của các hạn chế này. Để góp phần
hồn thiện cơng tác QLDA đầu tư xây dựng tại công ty CP nước sạch Thái Nguyên trong
thời gian tới, đề tài đã đề xuất một số nhóm giải pháp cho cơng ty như: Củng cố bộ máy
quản lý và nguồn nhân lực; Hồn thiện cơng tác quản lý thời gian và tiến độ dự án; Nâng
cao hiệu quả quản lý chi phí thực hiện dự án; Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng dự
án; Hoàn thiện công tác đấu thầu.

x



THESIS ABSTRACT
Author: Tran Hai Hung
Thesis title:Management of construction investment projects at the Thai
Nguyen Water Joint Stock Co.
Major: Business Administration

Code: 60 34 01 02

Educational organization: Vietnam National University of
Agriculture Research objectives:
The research objective is to analyze and evaluate the current situation and
factors that há bên affecting the management of construction investment
projects at the Thai Nguyen Water Joint Stock Company. Based on that, the theis
proposed solutions to improve the management of construction investment
projects at Thai Nguyen Water Supply Joint Stock Company in the coming time.

Research Methods
The thesis used some research methods: Collecting secondary information
and primary information; experts method; information processing; analyze
information. The research measurements system used by the research subjects is
the mesurements on the issues such as the situation of managing the contractors
selection; the situation of management of construction investment expenses;
implementation of human resource management participating the project, ...

Main results and conclusions
The research contributes to the systematization of theoretical issues on the
management of investment projects in general, especially the management of
construction investment projects, creating a useful source of reference materials for
the researchers about this field in the future. In addition, the thesis is also a very
practical research paper that Thai Nguyen Water Joint Stock Company and the

orthers with similar conditions can consider and implement to improve the
management. In the construction investment projects. Research results of the thesis
have identified issuesthat existed in bidding, project management plan, progress of
the contractors, handling some technical issues, etc., and pointed out the reasons
for these drawbacks. To contribute to improve the management of construction
investment projects in Thai Nguyen Water Joint Stock Company in the future, the
thesis has proposed a number of solutions for companies such as improving the
management and human resources; completing the time management and the
project progress; improve the efficiency of project cost management; improve the
efficiency of project quality management; complete the bidding policies.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Là đơn vị có bề dày hơn 50 năm trong việc thực hiện nhiệm vụ cung cấp
nước sạch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, với hệ thống các nhà máy và mạng
lưới đường ống được đầu tư và trải rộng khắp từ khu vực thành thị, khu công
nghiệp tới nông thôn, Cơng ty cổ phần nước sạch Thái Ngun đóng góp phần
quan trọng trong nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân và thu hút nhà
đầu tư của tỉnh trong thời gian qua. Với sự nỗ lực của mình, trong những năm
qua Cơng ty đã đóng góp vào việc cải thiện đáng kể hệ thống cơ sở hạ tầng cấp
nước, số lượng người được sử dụng nước sạch tăng nhanh đồng thời nâng cao
ý thức cho nhân dân trong việc sử dụng nước sạch tiết kiệm, hiệu quả. Có được
kết quả trên, Công ty đã xây dựng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000 và được Trung tâm đánh giá chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn
QUACERT. Văn phịng Cơng ty đã được tin học hóa, các phần mềm kế toán, quản
lý khách hàng… được ứng dụng và phát huy hiệu quả cao.
Trong nhiều năm qua, công ty CP nước sạch Thái Nguyên đã thực hiện nhiều

dự án đầu tư xây dựng như các cơng trình dân dụng, cơng nghiệp, cơng cộng,
phịng cháy chữa cháy và hạ tầng kỹ thuật với mục tiêu cấp nước sạch phục vụ cho
sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Công tác quản lý các dự án đầu
tư xây dựng đã được Ban quản lý dự án trực thuộc công ty thực hiện đúng theo các
quy đinh, quy trình, góp phần vào sự thành công của công ty trong việc thực hiện
các chức năng nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được,
công tác QLDA đầu tư xây dựng của cơng ty cịn nhiều nhược điểm như chưa chủ
động trong cơng tác dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội, chưa nắm bắt, lường
hết các công việc củadự án, đội ngũ cán bộ chưa sát sao xử lý công việc cũng như
cập nhật các Luật, Nghị định, Tiêu chuẩn, Quy chuẩn mới , Nên tồn tại một số hạn
chế, như những tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng, đấu thầu, lập kế hoạch
trong QLDA, đôn đốc tiến độ các nhà thầu, xử lý kịp thời các vấn đề về kỹ thuật
trong quá trình thi công,...khiến cho hiệu quả trong công tác đầu tư xây dựng chưa
đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Là một doanh nghiệp mới chuyển đổi hình thức kinh doanh sang Công ty

Cổ phần nhất là giai đoạn tháng 12 năm 2014 đến naykhi UBND tỉnh
TháiNguyên quyết định chấp thuận nhà đầu tư chiến lược và chuyển nhượng

1


41% cổ phần tại Công ty CP Nước sạch Thái Ngun cho Cơng ty CP Tập đồn quốc
tế Đơng Á. Đây cũng là bước ngoặt với nhiều sự biến động về cơ cấu tổ chức.Trong
tình hình đó với bộ máy lãnh đạo mới với phương châm thu gọn, tinh giản biên chế
và chính sách đầu tư trọng điểm ưu tiên những dự án thu hồi vốn nhanh cũng là
thách thức không nhỏ đối với công tác QLDA đầu tư xây dựng. Trong giai đoạn này
Công ty CP Nước sạch Thái Nguyên gặp nhiều khó khănnhất là trong vấn đề nguồn
vốn đầu tư lớn phục vụ cho việc đầu tư xây dựng phát triển hệ thống cấp nước để

đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị ngày càng cao trong những năm gần đây. Trong
q trình hoạt động Cơng ty ln cố gắng tìm mọi giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh thông qua việc đẩy mạnh sản xuất, chống thất thoát, mở rộng
thị trường, đặc biệt là tăng cường công tác QLDA đầu tư tại Công ty. Nhận thấy vai
trò và tầm quan trọng của việc QLDA đầu tư và mong muốn được đóng góp một số
giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác QLDA đầu tư xây dựng cho Công ty, tôi quyết
định chọn đề tài: “Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Công ty Cổ phần Nước sạch
Thái Nguyên”.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến
quản lý dự án đầu tư xây dựng tại công ty CP nước sạch Thái
Nguyên. Trên cơ sở đó,đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác
QLDA đầu tư xây dựng tại Công ty trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa các vấn đề về lý luận cơ bản và thực
tiễn về dự án, quản lý và QLDA đầu tư xây dựng.
Đánh giá thực trạng công tác QLDA đầu tư xây dựng của
Cơng ty CP Nước sạch Thái Nguntrong tình hình mới giai đoạn
2014 – 2016 và phân tích các yếu tố ảnh hưởngtrong công tác QLDA
đầu tư xây dựng tại Công ty trong thời gian qua.
Đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác QLDA đầu tư
xây dựng tại Cơng ty CP Nước sạch Thái Nguyên những năm tới.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-

Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp trong khoảng

thời gian giai đoạn 2014 – 2016. Số liệu điều tra sơ cấp được thu thập tháng 4/2017


2


Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại công
ty CP Nước sạch Thái Nguyên.
-

Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý dự án

đầu tư xây dựng tại công ty CP nước sạch Thái Ngun thơng qua các phân
tích, đánh giá về: Các dự án đầu tư xây dựng mà công ty đã thực hiện; Công
tác quản lý dự án trong từng giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng;
Công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Cơng tác quản lý nguồn nhân lực
tham gia dự án; Hạn chế tồn tại trong công tác QLDA đầu tư xây dựng. Trên
cơ sở phân tích thực trạng, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm hồn
thiện cơng tác QLDA đầu tư xây dựng tại công ty CP nước sạch Thái Nguyên.

1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC HOẶC THỰC TIỄN
Luận văn là cơng trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết
thực. Nghiên cứu góp phần hệ thống hóa các lý luận các vấn đề về QLDA đầu
tư nói chung, đặc biệt là QLDA đầu tư xây dựng, tạo nên một nguồn tài liệu
tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu về lĩnh vực này trong tương lai.
Luận văn cũng là một tài liệu nghiên cứucó tính thực tiễn cao mà Cơng ty
CP Nước sạch Thái Nguyên và các doanh nghiệp khác có điều kiện tương tự các
có thể xem xét và vận dụng để hồn thiện cơng tác QLDA đầu tư xây dựng.

Đề xuất các giải pháp hồn thiện cơng tác QLDA đầu tư xây
dựng cho Công ty CP Nước sạch Thái Nguyên.


3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Dự án
-

Theo Từ Quang Phương (2005), dự án với tư cách là đối tượng của quản

lý, là một nhiệm vụ mang tính chất một lần, có mục tiêu rõ ràng (trong đó bao
gồm số lượng, chức năng và tiêu chuẩn chất lượng), yêu cầu phải được hoàn
thành trong một khoảng thời gian quy định, có dự tốn tài chính từ trước.

-

Đỗ Đình Đức và Bùi Mạnh Hùng (2012) cho rằng trên phương

diện quản lý, cóthể định nghĩa dự án là những nổ lực có thời hạn nhằm
tạo ra những sản phẩm/dịch vụ duy nhất. Nỗ lực có thời hạn có nghĩa
là một dự án đầu tư đều có điểm bắt đầu và kết thúc xác định.
Từ Quang Phương (2005), Đỗ Đình Đức và Bùi Mạnh Hùng (2012) cùng
chung quan điểm khi nêu một số đặc trưng cơ bản của dự án như sau:
-

Dự án có mục đích và kết quả xác định: Mỗi dự án là một tập hợp của rất

nhiều các nhiệm vụ khác nhau cần được thực hiện, mỗi nhiệm vụ cụ thể lại có một

kết quả riêng, độc lập. Tập hợp các kết quả cụ thể của các nhiệm vụ trong mối quan
hệ tương tác giữa chúng hình thành nên kết quả chung của dự án.

-

Dự án có chu kì phát triển riêng và có thời gian tồn tại hữu hạn:

Khơng có dự án nào kéo dài mãi mãi, có dự án hoàn thành trong thời gian
rất ngắn, một vài tháng, cũng có dự án để hồn thành phải mất hàng chục
năm,… nhưng dự án nào cũng có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc.
Khi dự án kết thúc, kết quả dự án sẽ được chuyển giao cho bộ phận quản
lý vận hành, nhóm quản trị dự án khi đó giải tán.

Sản phẩm của dự án mang tính chất đơn chiếc: Kết quả của
dự án không phải là sản phẩm sản xuất hàng loạt, mà có tính khác
biệt cao. Sản phẩm và dịch vụ do dự án đem lại là duy nhất, hầu như
không lặp lại, và luôn luôn khác biệt nhau một cách tương đối.
-

Dự án sử dụng các nguồn lực có giới hạn: Mọi dự án đều bị giới

hạn bởi các nguồn lực về nhân lực, nguồn vốn, và thời gian nhất định.
-

Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ

phận quản lý chức năng với quản lý dự án: Dự án nào cũng có sự tham gia của

4



nhiều bên hữu quan như: Chủ đầu tư, đối tượng hưởng thụ dự án, cơ
quan quản lý nhà nước, nhà thầu, các nhà tư vấn, quần chúng nhân dân ở
địa phương diễn ra dự án, … Tùy theo từng dự án mà mức độ tham gia
cũng như vai trò của các đối tượng hữu quan trên là khác nhau.
-

Dự án có tính bất định và độ rủi ro cao: Hầu hết các dự án đều huy động

một khối lượng nguồn lực rất lớn về con người, tài nguyên thiên nhiên, vốn,

… và đều được thực hiện trong thời gian tương đối dài. Do đó, dự
án thường có tính bất định và độ rủi ro cao.
2.1.1.2. Dự án đầu tư
Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới,
mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng
trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến nâng cao chất lượng của sản phẩm/dịch vụ
nào đó trong một thời gian xác định (Đỗ Đình Đức &Bùi Mạnh Hùng, 2012).

Theo nghĩa khác, Ngân hàng thế giới cho rằng "Dự án đầu tư là tổng
thể các chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được hoạch định
nhằm đạt những mục tiêu nào đó trong một thời gian nhất định".
Nói một cách tổng quát "dự án đầu tư" là tập hợp những đề xuất có liên
quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất
nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng
cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định.

Theo Đỗ Đình Đức và Bùi Mạnh Hùng (2012), một dự án đầu tư
bao gồm các yếu tố cơ bản sau:
Mục tiêu của dự án: Thể hiện ở hai mức là mục tiêu phát triển

và mục tiêu trước mắt. Mục tiêu phát triển là những lợi ích kinh tế xã
hội do thực hiện dự án đem lại và mục tiêu trước mắt là các mục
đích cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án.
Các kết quả: Đó là những kết quả cụ thể, có định lượng được
tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần
thiết để thực hiện được các mục tiêu của dự án.
-

Các hoạt động: Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực

hiện trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định. Những nhiệm vụ hoặc
hành động này cùng với một lịch biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộ
phận thực hiện sẽ tạo thành kế hoạch làm việc của dự án.

5


Các nguồn lực: Về vật chất, Tài chính và con người cần thiết
để tiến hành các hoạt động của dự án. Giá trị hoặc chi phí của các
nguồn lực này chính là vốn đầu tư cần cho dự án .
Như vậy, một dự án đầu tư không phải dừng lại là một ý định hay
phác thảo, mà có tính cụ thể và mục tiêu xác định. Dự án không phải là
một nghiên cứu trừu tượng hay ứng dụng, hay lặp lại, mà phải tạo nên
một thực tế mới, một thực tế mà trước đó chưa từng tồn tại.

2.1.1.3. Dự án đầu tư xây dựng
Theo Luật Xây dựng, "dự án đầu tư xây dựng cơng trình” là tập hợp các
đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo
những cơng trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất
lượng cơng trình hoặc sản phẩm/dịch vụ trong một thời gian nhất định". Cụ thể

là, phát hiện ra một cơ hội đầu tư và muốn bỏ vốn đầu tư vào một lĩnh vực nào
đó, trước hết nhà đầu tư phải tiến hành thu thập, xử lý thông tin, xác định điều
kiện và khả năng, xác định phương án tối ưu để xây dựng bản dự án đầu tư
mang tính khả thi được gọi tắt là dự án đầu tư (luận chứng kinh tế kỹ thuật)

2.1.1.4. Quản lý dự án
Quản lý nói chung là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý vào các
đối tượng quản lý để điều khiển đối tượng nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Trên thực tế có rất nhiều khái niệm khác nhau về quản lý dự án, có thể
hiểu một cách chung nhất: Quản lý dự án là sự vận dụng các kiến thức, kỹ năng,
công cụ và phương tiện kỹ thuật trong các hoạt động của dự án nhằm đáp ứng
các yêu cầu của Chủ đầu tư và những mục tiêu của dự án trong các ràng buộc
về thời gian, nguồn nhân lực, vật tư và xe máy... Tất cả các cơng việc trong hoạt
động dự án đều cần có sự giám sát (Đỗ Đình Đức & Bùi Mạnh Hùng, 2012).
Từ Quang Phương (2005)đã đưa ra khái niệm: “Quản lý dự án là sự ứng dụng
các kiến thức, kỹ năng, công cụ và phương tiện kỹ thuật trong các hoạt động của dự
án nhằm đáp ứng những yêu cầu của chủ đầu tư và những mục tiêu của dự án trong
các ràng buộc về thời gian, nguồn nhân lực, vật tư và máy móc thiết bị… Tất cả các
cơng việc trong hoạt động của dự án đều cần có sự giám sát”.

Theo Viện quản lý dự án quốc tế PMI (2007): “Quản lý dự án chính là
sự áp dụng các hiểu biết, khả năng, công cụ và kỹ thuật vào một tập hợp
rộng lớn các hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu của một dự án cụ thể”.

6


Tóm lại, Quản lý dự án là sự vận dụng lý luận, phương pháp, quan điểm
có tính hệ thống để tiến hành quản lý có hiệu quả tồn bộ cơng việc liên quan tới

dự án dưới sự ràng buộc về nguồn lực có hạn. Để thực hiện mục tiêu dự án, các
nhà đầu tư phải lên kế hoạch tổ chức, chỉ đạo, phối hợp, điều hành, khống chế
và định giá tồn bộ q trình từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc dự án.

2.1.2. Mục tiêu của quản lý dự án đầu tư
Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án nói chung là hồn thành các cơng việc
dự án theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, trong phạm vi ngân sách được
duyệt và theo tiến độ thời gian cho phép. Về mặt toán học, ba mục tiêu này liên
quan chặt chẽ với nhau và có thể biểu diễn theo cơng thức sau:

C = f(P,T,S)
Trong đó: C: Chi phí
P:

Mức độ hồn thành cơng việc (kết quả)

T:

Yếu tố thời gian.

S:

Phạm vi dự án.

Phương trình trên cho thấy, chi phí là một hàm các yếu tố: mức độ hồn
thành cơng việc, thời gian thực hiện và phạm vi dự án. Nói chung, chi phí của dự
án tăng lên khi chất lượng hồn thiện cơng việc tốt hơn, thời gian kéo dài thêm
và phạm vi dự án được mở rộng. Nếu thời gian thực hiện dự án kéo dài, gặp
trường hợp giá nguyên vật liệu tăng cao sẽ phát sinh tăng chi phí một số khoản
mục nguyên vật liệu. Mặt khác, thời gian kéo dài dẫn đến tình trạng làm việc kém

hiệu quả do công nhân mệt mỏi, do chờ đợi và thời gian máy chết tăng theo

... làm phát sinh tăng một số khoản mục chi phí. Thời gian thực hiện
dự án kéo dài, chi phí lãi vay ngân hàng, bộ phận chi phí gián tiếp
tăng theo thời gian và nhiều trường hợp, phát sinh tăng khoản tiền
phạt do không hoàn thành đúng tiến độ ghi trong hợp đồng .
Ba yếu tố: Thời gian, chi phí và mức độ hồn thiện cơng việc có quan hệ
chặt chẽ với nhau. Tầm quan trọng của từng mục tiêu có thể khác nhau giữa các
dự án, nhưng nói chung, đạt được kết quả tốt đối với mục tiêu này thường phải
"hi sinh" một hoặc hai mục tiêu kia. Trong quá trình quản lý dự án thường diễn
ra hoạt động đánh đổi mục tiêu. Đánh đổi mục tiêu dự án là việc hi sinh một mục
tiêu nào đó để thực hiện tốt hơn mục tiêu kia trong điều kiện thời gian và không
gia cho phép, nhằm thực hiện tốt nhất tất cả cácmục tiêu dài hạn của quá trình

7


quản lý dự án. Nếu công việc quản lý dự án diễn ra theo đúng kế hoạch thì
khơng phải đánh đổi mục tiêu. Tuy nhiên, kế hoạch thực thi công việc dự án
thường có những thay đổi do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan
khác nhau nên đánh đổi là một kỹ năng quan trọng của nhà quản lý dự án.
Việc đánh đổi mục tiêu diễn ra trong suốt quá trình quản lý, từ khi bắt đầu
đến khi kết thúc dự án. Ở mỗi giai đoạn của quá trình quản lý dự án, có thể
một mục tiêu nào đó trở thành yếu tố quan trọng nhất cần phải tuân thủ,
trong khi các mục tiêu khác có thể thay đổi, do đó, việc đánh đổi mục tiêu
đều có ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các mục tiêu khác.
Trong quá trình quản lý dự án, các nhà quản lý mong muốn đạt được một
cách tốt nhất tất cả các mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên, thực tế không đơn giản. Dù phải
đánh đổi hay không đánh đổi mục tiêu, các nhà quản lý hy vọng đạt được sự kết
hợp tốt nhất giữa các mục tiêu của quản lý dự án như thể hiện trong hình 2.1.


Kết quả mong muốn Kết quả
Mục tiêu
Chi phí
Chi phí cho phép
Thời gian cho phép
Thời gian (tiến độ)
Hình 2.1. Mối quan hệ giữa ba mục tiêu: Thời gian, chi phí và kết quả
Nguồn: Từ Quang Phương (2010)

Cùng với sự phát triển và yêu cầu ngày càng cao đối với hoạt động quản
lý dự án, mục tiêu của quản lý dự án cũng thay đổi theo chiều hướng gia tăng về
lượng và thay đổi về chất. Từ ba mục tiêu ban đầu với sự tham gia của các chủ
thể gồm chủ đầu tư, nhà thầu và nhà tư vấn đã phát triển thành tứ giác, ngũ giác
mục tiêu với sự tham gia quản lý của Nhà nước như thể hiện trong hình 2.2.

8


Chất lượng
Chất lượng

Chi phí

- Chủ đầu tư
- Nhà thầu
- Nhà tư vấn
- Nhà nước
Thời gian


Hình 2.2. Quá trình phát triển của các mục tiêu quản lý dự án
Nguồn: Từ Quang Phương (2010)

2.1.3. Vai trị của cơng tác của quản lý dự án đầu tư
Theo Từ Quang Phương (2010), vai trò của quản lý dự án đầu
tư thể hiện các mặt sau:
Bảo đảm sự liên kết tất cả các hoạt động, cơng việc của dự
án một cách trình tự và có hợp lý;
-

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó giữa

nhóm quản lý dự án với khách hàng và các nhà cung cấp đầu tư vào cho dự án;

Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách
nhiệm của các thành viên tham gia dự án.
Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng mắc nảy
sinh và điều chỉnh kịp thời trước những thay đổi hoặc điều kiện
khơng dự đốn được. Tạo điều kiện cho việc đàm phán trực tiếp
giữa các bên liên quan để giải quyết những bất đồng;
Đảm bảo tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao
hơn.
2.1.4. Hình thức quản lý dự án đầu tư
Theo các quy định hiện hành của Việt Nam và thông lệ quốc tế, và căn cứ vào
điều kiện năng lực của cá nhân, tổ chức, các yêu cầu của dự án đầu tư, có thể chia
thành tổ chức quản lý dự án đầu tư thành hai nhóm chính là: Hình thức chủ đầu tư
trực tiếp thực hiện quản lý dự án và hình thức thuê tư vấn quản lý dự án (gồm mơ
hình Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án và mơ hình chìa khóa trao tay).

2.1.4.1. Mơ hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

Mơ hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án là hình thức tổ chức quản lý dự
án đầu tư mà Chủ đầu tư tự thực hiện dự án khi có đủ khả năng hoạt động sản

9


xuất xây dựng phù hợp với yêu cầu hoặc Chủ đầu tư lập ra Ban quản lý dự án để
giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án. Ban quản lý dự án phải có năng lực
tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo yêu cầu của Chủ đầu tư. Ban
quản lý dự án có thể thuê tư vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà ban
quản lý dự án khơng có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sự
đồng ý của Chủ đầu tư. Mơ hình này được thể hiện trong hình 2.3.

Hình thức tự thực hiện dự án: Chủ đầu tư có đủ khả năng
hoạt động sản xuất xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án thì
được áp dụng hình thức tự thực hiện dự án
Hình thức Chủ đầu tư tự thực hiện dự án thường áp dụng cho dự án quy
mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản, gần với chuyên môn của Chủ đầu tư, Chủ đầu tư có
đủ năng lực chun mơn và kinh nghiệm để quản lý. Trường hợp Chủ đầu tư
thành lập Ban quản lý dự án thì Ban quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật và Chủ đầu tư về nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Ban quản lý dự án
được đồng thời quản lý nhiều dự án khi có đủ năng lực và được Chủ đầu tư cho
phép, nhưng không được thành lập các Ban trực thuộc.

Chủ đầu tư

Tự thực hiện

Hình 2.3. Mơ hình Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
Nguồn: Đỗ Đình Đức và Bùi Mạnh Hùng (2012)


2.1.4.2. Mơ hình th tư vấn quản lý dự án
-

Mơ hình Chủ nhiệm điều hành dự án: là mơ hình tổ chức quản lý trong

đó Chủ đầu tư giao cho Ban quản lý dự án chuyên ngành hoặc thuê một tổ chức
tư vấn quản lý có đủ điều kiện, năng lực chuyên môn phù hợp với quy mơ, tính
chất của dự án làm Chủ nhiệm điều hành, quản lý thực hiện dự án. Chủ nhiệm

10


điều hành dự án là một pháp nhân độc lập, có năng lực, sẽ là người quản
lý, điều hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ quá trình
thực hiện dự án. Mọi quyết định chủ đầu tư liên quan đến quá trình thực
hiện dự án sẽ được triển khai thông qua tổ chức quản lý dự án. Mơ hình
tổ chức này áp dụng cho những dự án quy mơ lớn, kỹ thuật sâu, hình2.4.
Chủ đầu tư
Chủ nhiệm điều hành

Tổ chức thực

Tổ chức thực

hiện dự án I

hiện dự án I

Th tư vấn


Hình 2.4. Mơ hình tổ chức chủ nhiệm điều hành dự án
(
Nguồn: Đỗ Đình Đức và Bùi Mạnh Hùng
2012)

-

Mơ hình chìa khóa trao tay: Mơ hình tổ chức dự án dạng chìa khóa

trao tay là hình tổ chức, trong đó Ban quản lý dự án khơng chỉ là đại diện
tồn quyền của Chủ đầu tư mà cịn là "chủ" của dự án. Hình thức tổ chức
quản lý dự án dạng chìa khóa trao tay cho phép tổ chức đấu thầu, lựa chọn
nhà tổng thầu để thực hiện tồn bộ dự án. Khác với hình thức Chủ nhiệm
điều hành dự án, giờ đây mọi trách nhiệm thực hiện dự án được giao cho
Ban quản lý dự án và họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với việc
quản lý dự án. Ngoài ra, là tổng thầu, Ban quản lý dự án khơng chỉ được giao
tồn quyền thực hiện dự án mà còn được phép thuê thầu phụ để thực hiện
từng phần việc trong dự án đã trúng thầu. Trường hợp này bên nhận thầu
không phải là một cá nhân mà phải là một tổ chức quản lý dự án chun
nghiệp. Mơ hình tổ chức dự án chìa khóa trao tay được thể hiện trên hình2.5.

11


Chủ đầu tư

Tổng thầu thực
hiện tồn bộ dự


Thầu phụ I

Hình 2.5. Mơ hình tổ chức dự án dạng chìa khóa trao tay
Nguồn: Đinh Tuấn Hải (2010)

Với 3 mơ hình nêu trên hiện tại Công ty CP nước sạch Thái
Nguyên đang áp dụng hình thức quản lý dự án đầu tư theo mơ hình
chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án (Hình 2.3).
2.1.5. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng
2.1.5.1. Các giai đoạn trong quản lý dự án đầu tư xây dựng
Trong xây dựng, các thành phần của quản lý dự án được mô tả như sơ đồ sau:

Lập báo cáo đầu
tư, Dự án đầu tư

Thiết kế

Đấu thầu

Thi cơng

Nghiệm thu

Chuẩn bị
đầu tư

Hình 2.6. Các giai đoạn của một dự án đầu tư xây dựng
Nguồn: Đỗ Đình Đức và Bùi Mạnh Hùng (2012)
Quản lý dự án đầu tư được thể hiện thông qua ba giai đoạn của dự án: Giai
đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn kết thúc đầu tư.


a.Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Giai đoạn này gồm hai công việc chính đó là xây dựng ý tưởng
và phát triển dự án.

12


-

Xây dựng ý tưởng dự án: là việc xác định bức tranh toàn cảnh về mục

tiêu, kết quả cuối cùng và phương pháp thực hiện kết quả đó. Xây dựng ý tưởng
dự án được bắt đầu ngay khi dự án bắt đầu hình thành. Tập hợp số liệu, xác định
nhu cầu, đánh giá độ rủi ro, dự tính nguồn lực, so sánh lựa chọn dự án ... là
những công việc được triển khai và cần quản lý trong giai đoạn này. Quyết định
lựa chọn dự án là những quyết định chiến lược dựa trên mục đích, nhu cầu và
các mục tiêu lâu dài của tổ chức, doanh nghiệp. Trong giai đoạn này, những nội
dung được xét đến là mục đích yêu cầu của dự án, tính khả thi, lợi nhuận tiềm
năng, mức độ chi phí, độ rủi ro và ước tính nguồn lực cần thiết. Đồng thời cũng
làm rõ hơn nữa ý tưởng dự án bằng cách phác thảo những kết quả và phương
pháp thực hiện trong điều kiện hạn chế về nguồn lực. Phát triển ý tưởng dự án
không cần thiết phải lượng hóa hết bằng các chỉ tiêu nhưng nó phải ngắn gọn,
được diễn đạt trên cơ sở thực tế.
-

Phát triển dự án: là giai đoạn chi tiết xem dự án cần được thực hiện như

thế nào mà nội dung của nó tập trung vào cơng tác thiết kế và lập kế hoạch. Đây
là giai đoạn chứa đựng những công việc phức tạp nhất của một dự án.


Nội dung của giai đoạn này bao gồm những công việc sau:
Thành lập nhóm dự án, xác định cấu trúc tổ chức dự án; Lập kế hoạch
tổng quan; Phân tích cơng việc của dự án; lập kế hoạch tiến độ thời
gian; Lập kế hoạch ngân sách; Thiết kế sản phẩm và quy trình sản
xuất; Lập kế hoạch nguồn lực cần thiết; Lập kế hoạch chi phí và dự
báo dịng tiền thu; xin phê duyệt thực hiện (Từ Quang Phương, 2010).
Đối với một dự án lớn, để thưc hiện giai đoạn này một cách đầy
đủ, đồng thời để tránh những rủi ro có thể xảy ra trong q trình hình
thành dự án và tiết kiệm nguồn lực, cần phải thực hiện các bước sau:

+

Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mơ đầu tư;

+
Tiến hành tiếp xúc thăm dị thị trường trong nước hoặc
nước ngoài để xác định nhu cầu tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của
sản phẩm, tìm nguồn cung ứng thiết bị, vật tư cho sản xuất; xem xét
khả năng về nguồn vốn đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư;
+
Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây
dựng;
+

Lập dự án đầu tư;

13



+
Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình đến người có thẩm quyền
quyết định đầu tư, tổ chức cho vay vốn đầu tư và cơ quan thẩm
định dự án đầu tư (Đỗ Đình Đức & Bùi Mạnh Hùng, 2012).
Trong tất cả các giai đoạn từ khi chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây
dựng đưa dự án vào khai thác vận hành thì giai đoạn chuẩn bị đầu tư là quan
trọng nhất, nó tạo tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại ở các giai
đoạn sau, đặc biệt là đối với giai đoạn vận hành kết quả đầu tư.

b. Giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng cơng trình
Sau khi có quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơng trình,
dự án chuyển sang giai đoạn thực hiện đầu tư. Trong giai đoạn này, chủ
đầu tư tổ chức lập và đánh giá hồ sơ mời thầu, lựa chọn nhà thầu, đàm
phán ký kết hợp đồng, giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết
bị, quản lý tiền độ, chất lượng thi cơng xây dựng cơng trình...

Theo Đỗ Đình Đức và Bùi Mạnh Hùng (2012), nội dung thực
hiện dự án ở giai đoạn thực hiện đầu tư bao gồm:
Xin giao đất hoặc thuê đất (đối với dự án có sử dụng
đất);
-

Thực hiện việc khảo sát, thiết kế xây dựng;

Xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên
(nếu yêu cầu phải có giấy phép);
Thẩm định phê duyệt thiết kế và tổng dự tốn, dự tốn cơng
trình;

Phát hành hồ sơ mời thầu (nếu cần), lựa chọn nhà thầu, hợp

đồng thực hiện dự án;
Thực hiện việc đền bù, giải phóng mặt bằng, thực hiện kế
hoạch tái định cơ và phục hồi (đối với các dự án có yêu cầu tái định
cư và phục hồi), chuẩn bị mặt bằng xây dựng (nếu có);
-

Mua sắm thiết bị và công nghệ;

-

Tiến hành thi công xây lắp;

Kiểm tra và thực hiện các hợp đồng (tạm ứng, thanh toán hợp
đồng);

Quản lý kỹ thuật, chất lượng thiết bị và chất lượng xây
dựng;
Vận hành thử, nghiệm thu, quyết toán hợp đồng, bàn giao và
thực hiện bảo hành sản phẩm.


×