Tải bản đầy đủ (.docx) (136 trang)

Luận văn thạc sĩ phát triển chăn nuôi lợn giống trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.84 KB, 136 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

HỒNG HÀ NINH

PHÁT TRIỂN CHĂN NI LỢN GIỐNG TRÊN ĐỊA

BÀN
HUYỆN SĨC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Lê Ngọc Hướng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào. Tôi xin cam
đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thơng tin
trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Hoàng Hà Ninh

i


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn cao học này, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, truyền thụ về kiến thức, sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ tận tình của các tổ
chức và cá nhân. Cho phép tôi được dành lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến TS. Lê
Ngọc Hướng người hướng dẫn, truyền thụ, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập,
nghiên cứu và hồn thành luận văn;
Các thầy cơ giáo bộ mơn Phân tích định lượng, Khoa kinh tế và Phát triển nông
thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã đào tạo kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi
trong suốt quá trình 2 năm học tập tại trường;
Ban lãnh đạo, đội ngũ cán bộ trong UBND huyện Sóc Sơn, Trung tâm nghiên
cứu Lợn Thụy Phương và những hộ nông dân nơi tôi trực tiếp nghiên cứu, điều tra,
phỏng vấn đã tạo điều kiện giúp đỡ, đóng góp ý kiến, cung cấp thơng tin để tơi hồn
thành tốt luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Hoàng Hà Ninh


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... v
Danh mục bảng......................................................................................................................... vi
Trích yếu luận văn................................................................................................................... vii
Thesis abtract............................................................................................................................. ix
Phấn 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung............................................................................................................ 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 3

1.3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 4

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................... 4

1.5.

Những đóng góp mới của luận văn.......................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn....................................................................................... 6
2.1.

Cơ sở lý luận................................................................................................................ 6

2.1.1.

Một số khái niệm......................................................................................................... 6

2.1.2.


Đặc điểm một số giống lợn, cách chọn lợn giống và năng suất sinh sản
của lợn giống............................................................................................................... 9

2.1.3.

Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và nhu cầu dinh dưỡng trong chăn nuôi lợn giống
14

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn giống .......................................... 18

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn giống................................. 20

2.2.

Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................... 31

2.2.1.

Tình hình phát triển chăn ni lợn giống trên Thế giới ...................................... 31

2.2.2.

Tình hình phát triển chăn nuôi lợn giống tại Việt Nam...................................... 33

2.2.3.


Các phương thức chăn nuôi lợn giống trên thế giới và Việt Nam.................... 38

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 43

iii


3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................................. 43

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên..................................................................................................... 43

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội........................................................................................ 47

3.1.3.

Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................ 51

3.2.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 52

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu..................................................................... 52


3.2.2.

Phương pháp thu thập thơng tin............................................................................. 53

3.2.3.

Phương pháp phân tích............................................................................................ 54

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................................. 55

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận....................................................................... 58
4.1.

Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn giống trên địa bàn huyện Sóc Sơn,
thành phố Hà Nội

58

4.1.1.

Phát triển quy mô chăn nuôi lợn giống................................................................. 58

4.1.2.

Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn giống ở các hộ điều tra ............................. 61

4.2.


Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn giống................................. 85

4.2.1.

Yếu tố khách quan.................................................................................................... 85

4.2.2.

Yếu tố chủ quan........................................................................................................ 92

4.2.3.

Đánh giá thuận lợi và khó khăn của hộ trong chăn nuôi lợn ............................. 93

4.3.

Một số giải pháp phát triển chăn ni lợn trên địa bàn huyện Sóc Sơn ..........94

4.3.1.

Căn cứ đề xuất giải pháp......................................................................................... 94

4.3.2.

Hệ thống các giải pháp............................................................................................. 94

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.......................................................................................... 104
5.1.


Kết luận.................................................................................................................... 104

5.2.

Kiến nghị................................................................................................................. 105

5.2.1.

Đối với Nhà nước................................................................................................... 105

5.2.2.

Đối với TP Hà Nội, huyện Sóc Sơn..................................................................... 105

Tài liệu tham khảo................................................................................................................. 106
Phụ lục..................................................................................................................................... 109

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ATSH

An toàn sinh học

BQ


Bình qn

CC

Cơ cấu

CLB

Câu lạc bộ

ĐVT

Đơn vị tính

KNQG

Khuyến nơng Quốc gia

KTTT

Kinh tế tập thể

LĐNN

Lao động nơng nghiệp

LMLM

Lở mồm long móng


NN

Nơng nghiệp

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

QMN

Quy mô nhỏ

QMV

Quy mô vừa

QML

Quy mô lớn

SL

Số lượng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TACN


Thức ăn chăn nuôi

TH

Trung học

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TSCĐ

Tài sản cố định

TTCN-XD

Tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Tiêu chuẩn dinh dưỡ

Bảng 2.2.

Tình hình nhập khẩu

Bảng 3.1.

Cơ cấu sử dụng đất

Bảng 3.2.

Cơ cấu đất nông - lâ

Bảng 3.3.

Cơ cấu dân số và la

Bảng 3.4.

Giá trị sản xuất kinh

Bảng 3.5.


Thu thập thông tin t

Bảng 3.6.

Số lượng mẫu điều

Bảng 4.1.

Quy mô và cơ cấu tổ

Bảng 4.2.

Số lượng lợn giống

2014 - 2016.............
Bảng 4.3.

Số hộ chăn nuôi lợn

2014 - 2016.............
Bảng 4.4.

Thông tin chung về

Bảng 4.5.

Điều kiện đất đai, d

nuôi lợn giống .......

Bảng 4.6.

Một số chỉ tiêu tron

Bảng 4.7.

Một số chỉ tiêu trong c

Bảng 4.8.

Khối lượng thức ăn

Bảng 4.9.

Công tác thú y của

Bảng 4.10. Một số chỉ tiêu trong chăn nuôi lợn nái ở các hộ điều tra ...........................
Bảng 4.11. Chi phí đầu tư trong chăn ni lợn nái của hộ điều tra ...............................
Bảng 4.12. Chi phí đầu tư trong chăn nuôi lợn đực giống ............................................
Bảng 4.13. Kết quả chăn nuôi lợn nái của hộ điều tra ..................................................
Bảng 4.14. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn đực giống .........................................
Bảng 4.15. Số lượng lợn con cung cấp ra thị trường ở các hộ điều tra trong năm 2016 .......
Bảng 4.16. Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật và thăm quan mơ hình của hộ

điều tra năm 2016 .
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của kỹ thuật chăn nuôi lợn sinh sản đến năng suất ...................
Bảng 4.18. Mức độ sử dụng dịch vụ thú y của hộ điều tra ...........................................
Bảng 4.19. Thuận lợi, khó khăn và dự kiến của hộ chăn ni lợn trong thời gian tới ..........

vi



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Hồng Hà Ninh
Tên luận văn: Phát triển chăn nuôi lợn giống của các hộ nơng dân trên địa bàn huyện
Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Ngành: Quản Lý Kinh Tế

Mã số: 8340410

Tên cở sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
-

Góp phần hệ thống hóa một phần cơ sở lý luận và thực tiễn về chăn nuôi lợn giống;

Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn
ni lợn giống trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội;
Đề xuất các giải pháp phát triển chăn ni lợn giống trên địa bàn huyện Sóc
Sơn, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu như sau: Tìm
hiểu đặc điểm địa bàn nghiên cứu, phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp thu
thập thông thứ cấp và sơ cấp, phương pháp phân tích bao gồm phương pháp thống kê mơ
tả, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia; Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.

Kết quả chính và kết luận
Chăn ni lợn giống đặc biệt phát triển mạnh mẽ tại 3 xã Bắc Phú, Bắc Sơn và
Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn. Mức tăng bình quân trong 3 năm từ năm 2015 – 2017 đạt
6,02%, trong đó tổng số nái giống là 620 con, tốc độ tăng trưởng bình quân 12% , tốc

độ phát triển bình qn số hộ chăn ni là 103,5%. Tại các địa phương chăn nuôi lợn
chiếm phần lớn trong tổng thu nhập. Mức thu nhập tỷ lệ thuận với quy mô chăn nuôi.
Bên cạnh sự phát triển sự phát triển, chăn nuôi lợn tại địa phương cũng gặp khơng ít
khó khăn và tồn đọng cần giải quyết như: chưa kiểm sốt được dịch bệnh, chăn ni
cịn manh mún chưa có sự tập trung, trình độ người chăn ni còn chưa cao….đặc biệt
là thị trường tiêu thụ còn chưa ổn định, giá cả lên xuống thất thường.
Các yếu tố ảnh hưởng chính đến chăn ni lợn giống gồm quy mô trang trại,
khoa học kỹ thuật, chất lượng giống lợn.
Để đẩy mạnh công tác chăn nuôi lợn giống trên địa bàn huyện Sóc Sơn cần thực
hiện những biện pháp sau: Xây dựng mạng lưới về thông tin giá cả thị trường tiêu thụ

vii


sản phẩm; Có những chính sách cụ thể phù hợp với mức bình ổn giá thức ăn chăn
ni; xây dựng cơ sở sản xuất chăn nuôi con giống đảm bảo cung cấp cho người chăn
ni nhỏ lẻ có con giống ổn định; Tăng cường công tác khuyến nông tuyên truyền
những kiến thức chăn nuôi cũng như chuyển giao kỹ thuật chăm sóc lợn; Có chính
sách hỗ trợ cho người chăn nuôi phát triển theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

viii


THESIS ABTRACT
Master candidate: Hoang Ha Minh
Thesis title: Development of breeding pigs of farmers in Soc Son district, Hanoi city.
Major: Economic management

Code: 8340410


Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives
To contribute the systematization of theoretical and practical basis about
development of breeding pigs.
To assess the situation, factors affecting to development of breeding pigs of
farmers in Soc Son district, Hanoi city.
Propose solutions to develop breeding pigs in Soc Son district, Hanoi city in the
coming time.
Materials and Methods
Topics used the following research methods: learn the characteristics of research
terrain; method of collection secondary and primary data; method of data analysis
include descriptive statistics method, comparative method, professional method,
systematization of research indicators.
Main findings and conclusions
Breeding pigs is particularly developed in Bac Phu, Bac Son and Hien Ninh
communes, Soc Son district. The average growth rate for the three years from 2015 to
2017 is 6.02%, therein the total number of sows is 620 ones, average growth rate of 12%,
the average growth rate of livestock households is 103.5%. At the local, breeding pigs
accounts for a large portion of total income. Income level is proportional to the scale of
livestock. In addition to the development, breeding pigs in the local has many difficulties
and backlogs that need to be addressed such as: not control the disease, livestock is still
fragmented with no focus, the level of farmers is not high,…especially, the consumption
market is still unstable, the prices go up and down erratically.

The main factors influencing breeding pigs are: farm size, science and
technology, pig quality.
In order to promote breeding pigs in Soc Son district, the following measures
should be taken: Establish a network of market price information for consuming

ix



products; there are specific policies that fit with price stabilization of feed; build
breeding animal livestock production basis which ensure supply to small farmers
stable breeds; Strengthen agricultural extension activities to propagate knowledge of
breeding as well as technical transfer of pig care; adopt policies to support farmers in
both width and depth.

x


PHẤN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn
nuôi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Quy hoạch thể hiện phát triển chăn
nuôi sẽ tập trung vào đàn lợn, bò thịt chất lượng cao, bò sữa và gia cầm theo
hướng tăng dần sản lượng con giống; từng bước đưa sản xuất con giống là sản
phẩm chủ lực của ngành chăn nuôi, đem lại giá trị gia tăng cao cho ngành.
Thành phố đặt mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành
chăn nuôi giai đoạn 2012 – 2020 đạt khoảng 1,6%/năm, giai đoạn 2021 – 2030 đạt
1,4%/năm. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn ni trong tồn ngành nơng nghiệp
chiếm khoảng 54% (năm 2020) và 58% (năm 2030). Ngay trong nội bộ ngành, giá
trị sản xuất nhóm chăn ni gia súc vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng giảm dần
(61% vào năm 2020 và 50% vào năm 2030). Phát triển các loại gia súc, gia cầm
theo hướng chăn nuôi trang trại, công nghiệp, bán công nghiệp, chăn nuôi tập
trung ngoài khu dân cư gắn với các cơ sở giết mổ, chế biến và xử lý chất thải, đảm
bảo an tồn thực phẩm, vệ sinh mơi trường. Tổng đàn lợn đến năm 2015 đạt
khoảng 1,4 đến 1,5 triệu con và ổn định tổng đàn đến năm 2020. Sản lượng lợn thịt
hơi xuất chuồng năm 2015 dự kiến đạt 330 nghìn tấn (tăng bình qn 1,5%/năm).
Từng bước đưa chăn ni lợn trên địa bàn Hà Nội theo hướng xản xuất giống và

cũng là nơi cung cấp cho các tỉnh (đạt trên 6 triệu con giống/năm); giảm tình trạng
chăn ni nhỏ lẻ trong khu dân cư từ 70% xuống 40% trong năm 2015 và tiếp tục
giảm vào năm 2020. Phát triển chăn nuôi vùng tập trung những vùng xa khu trung
cư tại các huyện có điều kiện về đất đai như: Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thanh Oai,
Chương Mỹ, Sơn Tây, Thạch Thất, Ba Vì, Sóc Sơn, Phú Xun, Đơng Anh (QĐ số
17/2012 UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nông
nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030).
Chăn ni lợn ngày càng đóng vai trị quan trọng trong ngành nơng nghiệp.
Những năm qua, chăn ni lợn giống đã có những bước chuyển biến rõ rệt về tốc
độ tăng trưởng lợn giống ngày càng cao. Với mức sống ngày càng nâng cao, nhu
cầu tiêu dùng thịt lợn ở nước ta và trên thế giới này càng tăng về số lượng và chất
lượng. Do vậy việc phát triển chăn nuôi lợn giống cũng tăng lên theo hướng sản
xuất hàng hóa có vai trị, ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Chăn nuôi

1


lợn giống để sản xuất lợn thương phẩm theo hướng sản xuất hàng hóa để cung cấp
nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho người tiêu
dùng trong nước, mà nó cịn cung cấp ngun liệu cho ngành cơng nghiệp chế
biến, hàng hóa cho xuất khẩu, phân bón cho trồng trọt. Bên cạnh đó chăn ni lợn
giống với mục đích cung ứng thêm thịt mang bán ra thị trường để thu về lợi nhuận
đã mang lại thu nhập cho người chăn nuôi, tạo ra công ăn việc làm cho dân cư
nơng thơn góp phần vào cơng cuộc xố đói giảm nghèo ở khu vực nơng thơn nói
riêng và sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung.
Với tình hình hiện tại việc phát triển chăn ni như hiện nay, để phát triển
ổn định cần có sự rà soát lại ổn định và quy hoạch đất đai. Cần hình thành các khu
chăn ni riêng biệt tách với khu dân cư, tránh ô nhiễm môi trường và có sự độc
lập, tránh những hình thức chăn ni nhỏ lẻ, phân tán cùng với kỹ thuật lạc hậu.
Cần có những chính sách mới để đảm bảo nguồn cung ứng sản phẩm ln ln đầy

đủ, có chế độ cải tiến nâng cao trình độ, để đời sống người nơng dân được cải thiện
và có sự gắn bó lâu dài với nghề chăn ni nói chung và nghề ni lợn nói riêng.
Cung ứng đảm bảo các điều kiện về an toàn vệ sinh thú y có nguồn thực phẩm
sạch.
Sóc Sơn là một trong ba tiểu vùng (vùng gò đồi) được thành phố Hà Nội
định hướng phát triển chăn nuôi chủ lực như ni bị sữa, bị thịt, lợn giống, lợn
thịt... Chăn ni đang được xác định là ngành sản xuất chính của huyện, trong đó
chủ yếu là chăn ni lợn giống tại các hộ nông dân trong huyện. Sự phát triển
không ngừng của xã hội cùng với kinh tế thị trường mở cửa đã kéo theo sự phát
triển ngành sản xuất chăn ni lợn giống ở huyện theo hướng hàng hố. Những
năm qua chăn nuôi lợn giống để cung cấp lợn thịt theo hướng sản xuất hàng hóa
ở huyện đã đạt được những thành tựu đáng kể. Sản phẩm lợn giống khơng những
cung cấp đủ cho nhu cầu tiêu dùng tồn huyện, mà cịn bán ra ngồi huyện, ngày
càng xuất hiện nhiều hộ chăn nuôi quy mô lớn theo hướng công nghiệp, bán công
nghiệp. Chăn nuôi lợn giống thực sự đã mang lại nguồn thu nhập lớn cho nhiều hộ
nông dân, góp phần vào cơng cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện. Tuy nhiên, nhìn
nhận một cách thực tế chăn ni lợn giống theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện
hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng của huyện, chưa thực sự trở thành hoạt
động kinh tế mũi nhọn trong ngành nơng nghiệp của huyện, chăn ni lợn giống
cịn mang tính chất nhỏ lẻ, phân tán. Việc áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công
nghệ mới vào sản xuất cịn rất hạn chế. Vì vậy hiệu quả kinh tế chưa

2


cao, lợi nhuận thu được thấp, chưa có tính chất chun mơn hố và sản xuất hàng
hố quy mơ lớn.
Thời gian qua, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về phát triển chăn nuôi lợn
như nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thắm (2004) về "Thực trạng và một số
giải pháp phát triển chăn nuôi lợn ở huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây”, đã mô tả

thực trạng chăn nuôi lợn ở huyện Chương Mỹ nói riêng, tỉnh Hà Tây nói chung và
đề xuất một số giải pháp phát triển đàn lợn, có thể áp dụng cho một số vùng tương
tự. Hay nghiên cứu của tác giả Phạm Xuân Thanh (2015) về "Phát triển chăn ni
lợn thịt ở tỉnh Thanh Hóa” đã đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt ở
tỉnh Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp để phát triển chăn ni lợn thịt. Tuy nhiên
chưa có bất cứ đề tài nào nghiên cứu về sự phát triển chăn nuôi lợn giống cụ thể
trong các huyện trong toàn tỉnh trên cả nước.
Xuất phát từ những lý do nêu trên nên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Phát triển chăn ni lợn giống trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà
Nội.”
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn giống trên địa bàn huyện Sóc Sơn thành
phố Hà Nội. Từ đó đề xuất các giải pháp phát triển chăn nuôi lợn giống trên địa
bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Góp phần hệ thống hóa một phần cơ sở lý luận và thực tiễn về chăn nuôi

lợn giống;
-

Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển

chăn nuôi lợn giống trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội;
-

Đề xuất các giải pháp phát triển chăn ni lợn giống trên địa bàn huyện


Sóc Sơn, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến phát triển chăn nuôi lợn giống.

3


Đối tượng khảo sát tập trung chủ yếu là các hộ nông dân chăn nuôi lợn
giống bố mẹ với mục đích để sản xuất ra lợn thương phẩm.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung
Tập trung nghiên cứu về kết quả, hiệu quả trong công tác chăn nuôi lợn
giống, những khó khăn, cản trở trong chăn ni lợn giống
Những yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn giống và một số vấn đề liên
quan đến phát triển chăn nuôi lợn giống.
Đề tài tập trung nghiên cứu lợn giống bố mẹ được ni tại huyện Sóc Sơn,
TP Hà Nội(tức là lợn nái để sản sinh ra lợn con nuôi lấy thịt và lợn đực giống)
* Phạm vi không gian
Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn giống trong phạm vi
huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội; một số nội dung chuyên sâu sẽ khảo sát tại ba
xã đó là xã Bắc Phú, Hiền Ninh, Bắc Sơn và nơi cung cấp con giống bố mẹ, lợn
đực giống.
* Phạm vi về thời gian
-

Đề tài được thực hiện từ ngày 20/04/2016 đến ngày 1/4/2017.

Số liệu, thông tin phục vụ đánh giá thực trạng chăn ni lợn giống tại


huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội
-

Số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu thu thập vào các năm 2014 đến 2016.

-

Giải pháp đề xuất sẽ áp dụng từ năm 2017 - 2020.

1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Thực trạng chăn nuôi lợn giống tại huyện Sóc Sơn trong thời gian qua
như thế nào?
-

Những yếu tố nào ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi lợn giống trên địa

bàn nghiên cứu? Yếu tố nào đóng vai trị quan trọng nhất?
Những giải pháp nào cần đề xuất để phát triển chăn nuôi lợn giống trên
địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới?
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Nghiên cứu đã luận giải và phát triển cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển
chăn nuôi lợn giống, làm rõ các nội dung trong phát triển chăn nuôi lợn

4


giống, bao gồm chăn nuôi lợn nái sinh sản và chăn ni lợn đực giống.
Đánh giá thực trạng tình hình chăn ni lợn giống trên địa bàn huyện Sóc
Sơn, thành phố Hà Nội; phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn

nuôi lợn giống của hộ điều tra; chỉ ra những thuận lợi, khó khăn của hộ trong việc
đầu tư phát triển chăn nuôi lợn giống hiện nay trên địa bàn.
Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển chăn ni lợn giống trên địa bàn
huyện Sóc Sơn trong thời gian tới, trong đó tập trung vào các giải pháp nhằm khắc
phục những tồn tại, khó khăn vướng mắc của hộ trong chăn nuôi lợn giống (nái
sinh sản và lợn đực giống).

5


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm giống
Thuật ngữ giống (tiếng Latin: varietas; tiếng anh: variety) dùng để chỉ một
quần thể các sinh vật cùng loài do con người tạo ra và có các đặc điểm di truyền
xác định. Tất cả các cá thể của cùng một giống đều có các đặc điểm di truyền xác
định. Tất cả các cá thể của cùng một giống đều có các tính trạng hay thường đựơc
gọi là các đặc tính về hình thái - giải phẫu, sinh lý - sinh hố, năng suất...
hầu như giống nhau và ổn định trong những điều kiện sinh thái và kỹ thuật sản
xuất phù hợp (Hồng Trọng Phán, 1998).
2.1.1.2. Khái niệm về giống, dịng vật ni
Có nhiều khái niệm về giống vật ni khác nhau dựa trên các quan điểm
phân tích, so sánh khác nhau. Hiện tại chúng ta thường hiểu khái niệm về giống
vật nuôi như sau: Giống vật nuôi là một tập hợp các vật ni có chung nguồn gốc,
được hình thành do quá trình chọn lọc và nhân giống của con người. Các vật ni
trong cùng một giống có đặc điểm về ngoại hình, tính năng sản xuất, lợi ích kinh
tế, mơi trường... (Đặng Vũ Bình, 2008).
Giống vật ni là một tập hợp các vật ni có chung một nguồn gốc được
hình thành trong quá trình chọn lọc giống và nhân giống của con người (Đặng Vũ

Bình, 2008).
2.1.1.3. Khái niệm lợn giống
Theo Phùng Thị Vân (2007), trong “Chuyên đề xây dựng quy trình chọn
giống và cơng thức giống lợn cho xuất khẩu” đã đưa ra một số khái niệm như sau:
-

Giống lợn thuần chủng: là một quần thể lợn, giống nhau về ngoại hình,

năng suất, ổn định về di truyền và đồng nhất về kiểu gen.
-

Giống lợn nền: những giống chính được quy hoạch tham gia vào cấu trúc

tập đoàn giống lợn của một vùng, một quốc gia. Giống lợn nền là lợn cái dùng sinh
sản đại trà phục vụ cho kế hoạch sản xuất, có thể nằm trong hệ thống thuần chủng
hoặc lai. Ví dụ: lợn nái Móng Cái, Ba Xun, Thuộc Nhiêu, lợn lai F1...

6


Giống lợn địa phương: Những giống lợn được hình thành từ chọn lọc tự
nhiên và tiếp tục tồn tại ở một số địa bàn nhất định. Ví dụ: Giống lợn Cỏ, Mẹo,
Mường Khương, lợn Lửng...
-

Giống dùng cải tiến: Giống có năng suất cao hơn hoặc có một tính trạng

đặc biệt dùng để cải tiến một giống khác.
Giống lợn được cải tiến: Giống có năng suất cao hơn hoặc một tính trạng
tốt hơn so với giống cũ trước lúc cải tiến.

Đàn hạt nhân: là đàn giống tốt nhất, có cùng nguồn gốc, được nuôi dưỡng
và chọn lọc theo định hướng và theo một quy trình nhất định.
Lợn giống cụ kỵ: là lợn giống thuần chủng hoặc là dòng tổng hợp chọn
tạo đã ổn định về di truyền để sản xuất ra giống lợn ông bà.
Lợn giống ông bà: là lợn giống được nhân từ lợn giống cụ kỵ để sản xuất
lợn giống bố mẹ.
Lợn giống bố mẹ: là sản phẩm tạo ra từ đàn lợn giống ơng bà, có chức
năng sản xuất ra đàn lợn thương phẩm.
Đàn lợn thương phẩm: là sản phẩm được tạo ra từ đàn lợn bố mẹ, không
dùng để nhân giống mà chỉ dùng để nuôi thịt.
Trên địa bàn huyện Sóc Sơn chủ yếu là chăn ni lợn giống bố mẹ (lợn nái
và lợn đực giống) nên đề tài tập trung nghiên cứu đối tượng này.
2.1.1.4. Khái niệm về phát triển
Cho đến nay có nhiều nghiên cứu đã nhiều định nghĩa khác nhau về phát
triển đại diện cho mỗi cách đánh giá khác nhau về phát triển.
Theo Ngân hàng thế giới (WB): phát triển là sự tăng trưởng về kinh tế, bao
gồm những thuộc tính liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, tự do về
chính trị và các quyền tự do của con người (World Bank,1992).
Theo MalcomGills (1992): “Phát triển bao gồm sự tăng trưởng và thay đổi
cơ bản trong cơ cấu nền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân, sự đơ thị hố,
sự tham gia của các dân tộc của một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi
trên”.
Theo tác giả Raaman Weitz (1995): “Phát triển là một quá trình thay đổi
liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những
thành quả tăng trưởng trong xã hội”.

7


Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính

trị, văn hóa, xã hội và quyền tự do công dân của mọi người dân, không phân biệt
nam, nữ, các dân tộc, các chủng tộc, các tôn giáo, các quốc gia. Mục tiêu này
không thay đổi nhiều kể từ đầu những năm 1950 khi mà đa số các nước đang phát
triển thoát khỏi chủ nghĩa thực dân (Bùi Huy Đáp, 1967; Trần Đăng Khoa, 2010).
Có thể hiểu sự phát triển được hình thành bởi nhiều yếu tố, nó là một q
trình thay đổi phức tạp của tập hợp các phạm trù: vật chất, tinh thần, sống, niềm
tin, các quan hệ xã hội khác… Tuy nhiên, phát triển kinh tế được hiểu là sự lớn lên
về mọi mặt như: tăng lên về số lượng, tốt hơn về chất lượng, cân đối, hiệu quả,
công bằng, đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Phát triển kinh tế không chỉ tạo ra
nhiều hơn về số lượng của cải vật chất, tốt hơn về chất lượng mà còn bao gồm cả
phân phối cơng bằng lợi ích xã hội. Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với
những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ...) và những
thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực thô sơ, tăng tỷ trọng của khu
vực chế biến và dịch vụ). Phát triển kinh tế là một q trình hồn thiện về kinh tế,
xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định.
Như vậy phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của
nền kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và
về chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ q trình hồn thiện của hai vấn đề
kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006; Trần Đăng Khoa,
2010). Phát triển kinh tế bên cạnh tăng thu nhập bình qn đầu người, cịn bao
gồm cả các khía cạnh như nâng cao phúc lợi nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn
sống, cải thiện giáo dục, cải thiện sức khoẻ và đảm bảo sự bình đẳng cũng như
quyền cơng dân. Phát triển kinh tế còn là sự tăng bền vững về các tiêu chuẩn sống,
bao gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục, sức khoẻ và bảo vệ môi trường. Phát triển
kinh tế là những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng
về cơ hội, sự tự do về chính trị và quyền tự do cơng dân của con người.
2.1.1.5. Khái niệm và bản chất của hộ nông dân
* Khái niệm
Theo Đỗ Kim Chung (2009), hộ nơng dân là hộ có phương tiện kiếm sống
dựa trên ruộng đất, chủ yếu sử dụng lao động gia đình vào sản xuất luôn nằm


8


trong hệ thống kinh tế rộng lớn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự tham gia
từng phần vào thị trường với mức độ khơng hồn hảo
* Bản chất của hộ nơng dân
Hộ nơng dân có phương tiện kiếm sống dựa trên ruộng đất, như vậy
những hộ khơng có phương tiện kiếm sống nhờ vào ruộng đất thì khơng phải nông
dân
Hộ nông dân chủ yếu sử dụng lao động gia đình. Như vậy, hộ nơng dân
khơng coi lao động th là nguồn lao động chính của gia đình. Do đó thu nhập mà
nơng dân nhận được cịn có giá trị tiền cơng của lao động gia đình của chính họ.
Trong trường hợp, giá trị thu nhập thấp, đồng nghĩa với việc họ tự bóc lột sức lao
động của chính mình (Chaynov,1925).
Hộ nơng dân ln trong hệ thống kinh tế rộng lớn. Sản xuất nông nghiệp
trong kinh tế nông hộ, tự nó chưa bao giờ là một phương thức sản xuất, nó ln
nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn, nơi mà có một phương thức sản xuất khác
phổ biến (Đỗ Kim Chung, 2009).
Hộ nông dân tham gia từng phần vào thị trường ở mức độ khơng hồn
hảo. Điều đó có nghĩa là hộ nơng dân sử dụng nguồn lực của mình và một phần
nguồn lực mua ở ngồi thị trường. Sự tham gia vào thị trường cao hay thấp tùy
thuộc vào trình độ phát triển thị trường cao hay thấp tùy thuộc vào trình độ phát
triển thị trường trong nơng nghiệp ở mỗi quốc gia, sự tham gia đó thường khơng
hồn hảo, thể hiện ở chỗ nơng dân thường có sản phẩm trao đổi nhỏ, ít biết đầy đủ
về thông tin thị trường (Đỗ Kim Chung, 2009).
Tuy nhiên, trên quan điểm hiện đại về phát triển nông nghiệp và nơng thơn,
theo nghĩa tiếng việt, “nơng dân” cịn được hiểu rộng hơn là “những người dân
sống ở nông thôn”. Từ “nông” ở đây không phải chỉ là nông nghiệp mà là “nơng
thơn”. Do đó với cách nhìn này sẽ giúp cho chúng ta nhìn nhận hộ nơng dân với

phạm vi nghề nghiệp, sinh kế rộng hơn, bao trùm cả kinh tế nông thôn.
2.1.2. Đặc điểm một số giống lợn, cách chọn lợn giống và năng suất sinh sản
của lợn giống
2.1.2.1. Lợn cái giống
Phùng Thị Vân (2004) đã chỉ ra đặc điểm một số giống lợn và các cách
chọn lợn giống như sau:

9


a. Giống lợn Móng Cái
-

Nguồn gốc và sự phân bố: Giống lợn được ni nhiều ở huyện Móng Cái

tỉnh Quảng Ninh. Về nguồn gốc lợn Móng Cái có nguồn gốc từ lợn Quảng Đông
Trung Quốc, giống nay được người Hoa mang sang nước ta nuôi từ lâu, dần dần
phát triển thành giống lợn của nước ta (Phùng Thị Vân, 2004).
-

Đặc điểm ngoại hình: Lợn Móng Cái có 3 dịng: Dịng xương to, dòng

xương nhỡ và dòng xương nhỏ. Đầu đen giữa trán có một đốm trắng hình tam giác
hoặc hình thoi mà đường chéo dài theo chiều dài của mặt lợn, mõm trắng, bụng và
4 chân trắng. Phần trắng này có nối nhau bằng một vành trắng vắt qua vai, làm cho
phần đen cịn lại trên lưng và mơng có hình dáng như cái n ngựa cịn được gọi là
vết lang hình n ngựa. Ở chỗ tiếp giáp giữa lơng đen và lơng trắng có một khoảng
mờ, rộng khoảng 2 – 3 cm trên đó da đen lơng trắng. Về kết cấu ngoại hình lợn
Móng Cái có đặc điểm là đầu to, tai đúng hướng về phía trước, lưng võng, bụng
xệ, chân yếu cịn có hiện tượng đi bàn, có từ 12-14 vú (Phùng Thị Vân, 2004).

Khả năng sinh sản: Là giống lợn thành thục sớm, lợn cái 3 tháng tuổi đã
có biểu hiện động dục, chu kỳ động dục bình quân là 21 ngày (18-25 ngày), thời
gian động dục 3-4 ngày, thời gian chữa bình quân 144 ngày, thời gian động dục trở
lại sau cai sữa 5-7 ngày, là giống lợn mắn đẻ, đẻ nhiều con và nuôi con khéo. Có
thể đẻ từ 10-12 con/lứa, khối lượng sơ sinh 0,5-0,7 kg/con, tỉ lệ nuôi sống đạt 8090%. So với các loại lợn lang khác thì các chỉ tiêu trên đều cao hơn từ 5-7%
(Phùng Thị Vân, 2004).
b. Giống lợn lai hai máu
Là con lợn lai F1giữa lợn Móng Cái x Yorkshire (cái Móng Cái và đực
Yorkshire hoặc đực Landrace) (Phùng Thị Vân, 2004).
Ngoại hình: Lợn có tầm vóc trung bình, màu lơng trắng có rải rác bớt đen
nhỏ trên mình và đốm đen nhỏ ở vùng quanh 2 mắt. Thân dài vừa phải, lưng hơi
võng, 4 chân chắc chắn (Phùng Thị Vân, 2004).
Loại lợn này khó ni, nếu được đầu tư tốt thì lớn nhanh, tỷ lệ nạc cao hơn
giống nội và cho hiệu quả kinh tế cao hơn (Phùng Thị Vân, 2004).
Lợn lai hai máu mắn đẻ, nuôi con khéo, trung bình từ 11 đến 12 con trên
lứa, con lai 1,5 tháng tuổi đạt từ 11 – 12kg. Số lứa/nái/năm là 1,9 – 2,0 lứa (Phùng
Thị Vân, 2004).

10


c. Cách chọn lợn cái giống
-

Dựa vào tổ tiên: Chọn lợn cái giống từ những lợn bố mẹ có tính đẻ sai,

con đồng đều, to mập, khéo nuôi con, trọng lượng cai sữa cao, chu kỳ động dục
đều và sớm động dục sau khi cai sữa (Phùng Thị Vân, 2004).
-


Dựa vào sức sinh trưởng: Sau khi cai sữa đến 6 tháng những lợn có tăng

trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn ít, khỏe mạnh ưu tiên chọn làm lợn cái giống (Phùng
Thị Vân, 2004).
Dựa vào ngoại hình: Chọn giống lợn nào thì lợn cái phải có đặc điểm đặc
trưng của giống, căn bản dựa trên các chỉ tiêu sau:
+
Đặc điểm giống, thể chất, lơng, da: Da bóng mượt, màu sắc đặc trưng
theo giống, tình hình nhanh nhẹn nhưng khơng hung dữ.
+ Đầu và cổ: Đầu to vừa phải, trán rộng, mắt lanh.
+ Vai và ngực: Vai nở đầy đặn. Ngực sâu, rộng. Đầu và vai liên kết tốt.
+
Lưng sườn và bụng: Lưng dài vừa phải, ít võng. Sườn sâu, bụng trịn,
khơng xệ. Lương và bụng kết hợp chắc chắn.
+
Bốn chân: Bốn chân chắc chắn. Khoảng cách giữa 2 chân trước và chân
sau rộng vừa phải. Móng khơng tịe. Đi đứng tự nhiên, khơng đi bàn
+
Vú và bộ phận sinh dục: Có 12 vú trở lên; khoảng cách giữa các núm vú
đều, khơng có vú kẹ; các núm vú nổi rõ và cách đều nhau; khoảng cách giữa 2
hàng vú gần nhau.
+
Dựa vào sự phát dục và thành tích sinh sản: Tuổi động dục lần đầu phù
hợp đặc điểm giống (thường lợn cái ngoại động dục sớm từ 5 tháng tuổi, lợn cái
mội khoảng 7 tháng tuổi).
c. Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn giống
* Khả năng sinh sản
Số con sơ sinh còn sống đến 24h/lứa đẻ: đây chỉ là chỉ tiêu nói lên khả
năng đẻ nhiều hay ít con của con giống, kỹ thuật chăn ni lợn nái chữa, kỹ thuật
thu tinh nhân tạo, chất lượng tinh dịch (Phùng Thị Vân, 2004).

-

Tỉ lệ sống (%) = (số con sinh sống đến 24h)/(số con đẻ ra)x 100

Số lợn con chết lúc sơ sinh, thai gỗ, thai non là nguyên nhân làm giảm số
lợn con sơ sinh sống đến 24h/lứa đẻ.
- Số lợn con cai sữa/ lứa: là số con được nuôi sống đến đến khi cai sữa

11


mẹ, thời gian cai sữa dài hay ngắn tùy thuộc vào trình độ kỹ thuật và chế độ thức
ăn cho lợn con. Đây là chỉ tiêu kinh tế rất quan trọng quyết định năng suất của
nghề chăn nuôi lợn. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào khả năng tiết sữa của lợn mẹ, kỹ
thuật chăn nuôi lợn con theo mẹ, cũng như khả năng hạn chế các yếu tố bệnh tật
của lợn con (Phùng Thị Vân, 2004).
- Số lợn con cai sữa/nái/năm
Chỉ tiêu này đánh giá tổng quát nhất đối với nghề chăn ni lợn nái, người
ni lợn nái có lãi hay không là phụ thuộc rất nhiều vào số lợn con cai sữa/nái và
khối lượng cai sữa/ổ. Nếu tăng số lứa đẻ/nái/năm, tăng số lợn con cai sữa/năm
(Phùng Thị Vân, 2004).
*
-

Chất lượng đàn con

Khối lượng sơ sinh toàn ổ: Là khối lượng cân sau khi lợn con được đẻ ra,

cắt rốn lau khô và chưa cho bú lứa đầu. Đây là chỉ tiêu nói lên khả năng ni
dưỡng thai của lợn mẹ,kỹ thuật chăm ni,chăm sóc quản lý và phịng bệnh cho

lợn nái chửa của cơ sở chăn nuôi. Do đó thành tích này bao gồm chất lượng của
lợn nái và ni dưỡng của con người. Khối lượng tồn ổ sơ sinh là khối lượng của
tất cả lợn con sinh ra còn sống, khối lượng sơ sinh cao hay thấp ảnh hưởng tới các
giai đoạn phát triển sau này (Phùng Thị Vân, 2004).
-

Khối lượng toàn ổ khi cai sữa: dõ kỹ thuật chế biến thức ăn, điều kiện

chuồng nuôi, kỹ thuật chăm sóc mà có thể cai sữa sớm,tuy nhiên khối lượng lợn
con ở thời điểm cai sữa sớm có ý nghĩa trọng việc định mức dinh dưỡng cho
chúng, còn thành tích sản xuất của lợn nái phải được xác định ở 60 ngày tuổi, khối
lượng cai sữa có liên quan chặt chẽ với khối lượng sơ sinh và là cơ sở cho khối
lượng xuất chuồng (Phùng Thị Vân, 2004).
Tỷ lệ đồng đều của đàn lợn con :nói lên khả năng ni con của lợn mẹ,kỹ
thuật chăm sóc , phịng dịch cho lợn con.Tỷ lệ đồng đều được tính bằng tỷ lệ phần
trămgiữa cá thể có khối lượng thấp nhất trong đàn so với cá thể có khối lượng cao
nhất trong đàn, sự chênh lệch này ít thì tỉ lệ đồng đều càng cao.
-

Khoảng cách lứa đẻ: là thời gian để hình thành một chu kỳ sinh sản bao

gồm: Thời gian chữa + thời gian con nuôi + thời gian chờ động dục lại sau cai sữa
và phối giống có chữa, khoảng cách lứa đẻ ngắn sẽ làm tăng số lứa đẻ của nái/năm.
-

Khả năng tiết sữa: là chỉ tiêu đánh giá khả năng nuôi con của lợn mẹ, lợn

12



mẹ tiết sữa cao nhất ở 21 ngày tuổi, vì vậy để tận dụng khả năng tiết sữa của lợn
mẹ không nên cai sữa trước 21 ngày tuổi mà thường cai sữa ở 24 – 28 ngày tuổi
-

Tỉ lệ hao hụt của lợn mẹ

Sau khi đẻ, nuôi con cơ thể lợn mẹ bị gầy sút ảnh hưởng tới thời gian động
dục trở lại sau cai sữa và năng suất của lứa tiếp theo.
Hiệu quả của chăn nuôi lợn nái sinh sản được đánh giá bằng số lợn con cai
sữa/cái/năm và tổng khối lượng lợn con cai sữa, hai chỉ tiêu này phụ thuộc vào tuổi
thành thục về tính, tỉ lệ thụ thai, số con đẻ ra/ổ, số lứa đẻ /năm, tỷ lệ nuôi sống con
theo mẹ. Sản lượng sửa của mẹ, kỹ thuật ni dưỡng, chăm sóc. Do đó để đánh giá
hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản thì phải tiến hành nâng cao số lợn
cai sữa, khối lượng lợn con lúc cai sữa (Phùng Thị Vân, 2004).
Để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái tùy vào mục đích nghiên cứu,
lĩnh vực nghiên cứu mà có thể lựa chọn các chỉ tiêu khác nhau và các chỉ tiêu này
ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sinh sản.
+

Tuổi phối giống và tuổi đẻ lần đầu là chỉ tiêu đánh giá khả năng đẻ sớm

của lợn nái, vì tuổi đẻ lứa đầu ảnh hưởng đến thời gian sinh sản của lợn nái và
những ảnh hưởng tới chi phí trong chăn ni lợn. Tuổi đẻ lứa đầu, khối lượng con
mẹ lúc phối giống và lứa đẻ có ảnh hưởng rõ rệt đến tình trạng số con sơ sinh/lứa
và khối lượng sơ sinh trên lứa. Nếu phối giống sớm cơ thể mẹ chưa thành thục về
thể vóc, cơ quan sinh sản chưa thật hoàn thiện. Do vậy, số con đẻ ra ít, cịi cọc và
ảnh hưởng tới sự phát triển của lợn mẹ, nếu phối muộn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh tế. Thông thường người ta bỏ qua lần động dục đầu tiên và phối vào lần động
dục thứ 2 hoặc thứ 3, vì lần động dục đầu tiên số lượng trứng rụng thường ít và
chưa ổn định.

Như vậy rút ngắn tuổi đẻ lứa đầu ở một chừng mực nào đó sẽ tăng thời gian
sinh sản của lợn nái. Lợn nái hậu bị có thể bắt đầu động dục ở 4 đến 5 tháng tuổi,
nhưng tuổi phối giống thích hợp là từ 7 đến 8 tháng tuổi và như vậy tuổi đẻ lứa đầu
ước tính 11 – 12 tháng tuổi. Tuổi đẻ lứa đầu cao ảnh hưởng tới số con cai
sữa/nái/năm vì thời gian sinh sản của lợn nái sẽ ngắn lại dẫn đến giảm số con cai
sữa/nái/năm điều đó làm cho lợi nhuấn sẽ bị giảm xuống (Phùng Thị Vân, 2004).
2.1.2.2. Lợn đực giống
Lợn đực giống là lợn dùng để khai thác tinh phối giống cho lợn nái sinh

13


sản, yêu cầu của đực giống phải đạt tiêu chuẩn đặc cấp về ngoại hình và chất lượng
tinh dịch, lợn đực giống luôn khỏe mạnh, không mắc các bệnh truyền nhiễm.
* Đặc điểm của lợn đực giống
Một con lợn đực giống tốt là một tài sản có giá trị địi hỏi cơng chăm sóc
lớn và đem lại lợi ích kinh tế cao cho người nuôi.
Đối với lợn đực giống, số lượng và phẩm chất tinh dịch rất quan trọng.
Khi đã chọn được giống tốt, số lượng và phẩm chất tinh dịch chịu ảnh hưởng của
chế độ thức ăn, nuôi dưỡng và sử dụng đực giống.
Yếu chân và các bệnh về chân là nguyên nhân lớn nhất quyết định số
phận của đực giống. Cần quan sát kỹ để phát hiện những biểu hiện này.
Đực giống tốt có ảnh hưởng đến sức sản xuất của 40 - 50 nái sinh sản khi
cho phối giống trực tiếp và 400 - 500 nái sinh sản khi cho thụ tinh nhân tạo.
Nếu sử dụng đực giống bị bệnh để phối giống cho nái sinh sản thì sẽ gieo
rắc mầm bệnh lây lan trên diện rộng, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.
* Cách chọn đực giống
Cần chọn đực giống có lý lịch rỏ ràng, là con của những căp ơng bà, bố
mẹ có năng suất cao, là cá thể lớn nhất trong đàn.
Chọn đực giống làm 2 đợt: Lần I lúc lợn được 2 - 4 tháng tuổi và lần II

trước khi bắt đầu cho phối giống.
-

Cần chọn những con đực có đặc điểm ngoại hình đặc trưng của giống.

Lợn đực khỏe mạnh, lưng thẳng, ngực nở, thể chất rắn chắc, không quá
béo hoặc q gầy, thân hình cân đối, hài hịa, chắc chắn, 4 chân thẳng, khỏe.
Lợn đực phàm ăn, tăng trọng tốt, hiền lành nhưng khơng chậm chạp, tính
dục hăng nhưng khơng xuất tinh q sớm.
-

Chọn con đực có hai hịn cà lộ rõ, nở, căng và đều nhau, không sệ lệch.

-

Lợn ít nhất có 12 vú trở lên, da có độ đàn hồi tốt.

2.1.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và nhu cầu dinh dưỡng trong chăn nuôi lợn
giống
2.1.3.1. Đối với lợn cái giống
Phạm Văn Hùng (2006) đã đưa ra một số đặc điểm kỹ thuật và nhu cầu dinh
dưỡng của lợn nái sinh sản như sau:

14


×