Tải bản đầy đủ (.ppt) (48 trang)

bai du thi lich su

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (957.05 KB, 48 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRÂNTRỌNG TRỌNG GiỚI GiỚITHIỆU THIỆU TRÂN.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> XÃ HÒA XUÂN ĐÔNG.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> TRẢ LỜI Câu1:Xã Hoà Xuân chia thành 4 xã riêng biệt Hoà Tâm, Hoà Xuân Đông, Hoà Xuân Tây, Hoà Xuân Nam vào thời gian nào ? Bốn xã đã hạ quyết tâm xuất bản tập lịch sử nhân dịp nào ? Vào tháng 8/1995 Đảng uỷ bốn xã đã xúc tiến xuất bản tập lịch sử Đảng bộ xã ở dạng sơ thảo với tiêu đề gì ? Nhằm mục đích gì ? In bao nhiêu tập ? *Trả lời: Xã Hoà Xuân chia thành bốn xã Hoà Tâm, Hoà Xuân Đông, Hoà Xuân Tây, Hoà Xuân Nam vào thời gian là ngày 27/8/1994 (theo nghị định số 96 chính phủ) Bốn xã đã hạ quyết tâm xuất bản tập lịch sử vào dịp kỉ niệm 50 năm cách mạng tháng tám và quốc khánh 2/9 năm 1995. Sau khi hoàn thành bản thảo, tháng tám năm 1995, tập lịch sử in với tiêu đề “ Luỹ thép dưới chân đèo cả “ đã xúc tiến in với số lượng là 3000 tập ..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Sông BÀn Thạch.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Mục đích xuất bản tập lịch sử này nhằm để giáo dục và phát huy truyền thống văn hoá lịch sử của quê hương Hoà Xuân đối với thế hệ hôm nay và các thế hệ tương lai ; làm công cụ tra cứu về địa lý, vă n hoá, lịch sử của bốn xã. Đồng thời cũng làm công cụ tham khảo cho các nhu cầu hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội của bốn xã dưới chân núi Đá Bia. Ngoài ra tập sách này còn phục vụ chương trình phát triển du lịch địa phương, phục vụ thuyết minh tham quan du lịch, phục vụ công tác quản lý, quy hoạch, bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử, văn hoá trên địa bàn. Tập sách còn là tài liệu quý về lịch sử địa phương cho nhiều đối tượng, bạn đọc có sự quan tâm đến vùng đất anh hùng dưới đỉnh núi Đá Bia . Tập lịch sử xã Hoà Xuân xuất bản in 3000 tập được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân hoan nghênh đón nhận và đánh giá cao ..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Câu2:Trên mảnh đất Hoà Xuân có bao nhiêu di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia, cấp tỉnh? Cho biết tên các di tích đó? Núi Đá Bia còn những tên gọi nào khác? Đèo Cả còn có tên gọi gì? Huyện Tuy Hoà có bao nhiêu Tổng, làng? Bốn xã Hoà Xuân ngày nay thuộc Tổng nào của huyện tuy Hoà và gồm các xã, thôn nào? *Trả lời: Trên mảnh đất Hoà Xuân được nhà nước công nhận 3 di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia và 1 di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh, được mang tên di tích lịch sử văn hoá như sau : + Mũi Điện ( còn có tên gọi là Mũi Đại Lãnh ).

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

<span class='text_page_counter'>(10)</span> + Núi Đá Bia:Núi Đá Bia còn có tên gọi khác là Thạch Bi Sơn.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> + Núi Đá Bia:Núi Đá Bia còn có tên gọi khác là Thạch Bi Sơn.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> + Núi Đá Bia:Núi Đá Bia còn có tên gọi khác là Thạch Bi Sơn.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> + Tàu. không số Vũng Rô.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> + Tàu. không số Vũng Rô.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> + Tàu. không số Vũng Rô.

<span class='text_page_counter'>(16)</span>

<span class='text_page_counter'>(17)</span> + Bia chiến công Núi Hiềm..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> + Bia chiến công Núi Hiềm..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> + Đèo cả còn có tên gọi là Đèo Cục Kịch ..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> + Đèo cả còn có tên gọi là Đèo Cục Kịch ..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> + Đèo cả còn có tên gọi là Đèo Cục Kịch ..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Huyện Tuy Hoà gồm có ba Tổng : Tổng Thượng, Tổng Trung, Tổng Hạ ; có 20 làng . Bốn xã Hoà Xuân ngày nay thuộc vào Tổng Hạ, gồm các xã, thôn như sau: Bàn Thạch xã, Bàn Thạch Đông thôn, Mỹ Khê thôn, Nam Bình thôn, Thạch Chẩm thôn, Thạch Khê thôn, Thạch Lương thôn, Phước Hồng thôn, An Nông thôn . Câu3: Trong công cuộc xây dựng chính quyền nhân dân, chuẩn bị kháng chiến lâu dài (9-1945 đến 12- 1946), Tổng Hoà Đồng đã phát động phong trào gì ? Nhân dân trong Tổng hưởng ứng lời kêu gọi của chính quyền cách mạng như thế nào ? Và thực hiện bao nhiêu công việc khẩn trương phải làm do chính phủ ban hành ngày 3-9-1945 ?.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> *Trả. lời: Trong công cuộc xây dựng chính quyền nhân dân, chuẩn bị kháng chiến lâu dài (09- 1945 đến 12- 1946). Tổng Hòa Đồng phát động phong trào toàn dân vũ trang . Mỗi dân quân tự vệ đều tự trang bị kiếm, dao găm. Mỗi người dân đều có một cây gậy dài để phòng gian, bảo mật. Nhân dân trong Tổng hưởng ứng lời kều gọi của chính quyền cách mạng, nhân dân trong Tổng đã ủng hộ tiền bạc, công sức, hồ hởi tham gia các phong trào để xây dựng chế độ mới. Thực hiện 6 công việc khẩn cấp phải làm do Chính Phủ ban hành ngày 03-09-1945: + Phát động chiến dịch tăng gia sản xuất để chống đói, mở cuộc lạc quyên giúp đỡ đồng bào thiếu ăn. + Mở ngay một phong trào chống nạn mù chữ. + Tổ chức tổng tuyển cử. + Mở một phong trào giáo dục cần, kiệm, liêm chính, bài trừ thói hư tật xấu..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> + Bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, cấm hút thuốc phiện. + Tuyên bố tự do tín ngưỡng, lương giáo đoàn kết. Câu4: Trong quá trình Hòa Xuân khôi phục và phát triển sản xuất, tích cực bố phòng, chi viện tiền tuyến, sau khi giải phóng hoàn toàn xã Hòa Xuân ngày 05-12-1950 chi bộ Đảng đã đề ra những nhiệm vụ trọng tâm nào? Trọng tâm công tác trong giai đoạn này là gì? Trả lời: Ngày 05-12-1950 chi bộ Đảng đã đề ra những nhiệm vụ trọng tâm: + Giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. + Khẩn trương bố phòng nơi xung yếu. + Đẩy mạnh khai hoang, phục hóa, phục hồi kinh tế để ổn định đời sống nhân dân và làm nghĩa vụ đối với Nhà nước..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> + Đẩy mạnh công tác văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội. + Xây dựng Đảng, củng cố chính quyền, mặt trận, củng cố lực lượng vũ trang. Trọng tâm công tác trong giai đoạn này là khôi phục và phát triển kinh tế. Câu5:Hãy nêu tên những chuyển biến trong công cuộc đổi mới(1986 – 1995) của xã Hoà Xuân? Cho biết trong chuyển biến đầu tiên, huyện uỷ xây dựng chương trình hành động về tiếp tục đổi mới kinh tế - xã hội nông thôn với những mục tiêu nào ? *Trả lời: Dưới ánh sáng của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam, xác định nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng trong thời kì dổi mới xây dựng đất nước theo định hướng XHCN. Đại hội lần thứ tư của Đảng bộ huyện Tuy Hoà, đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng về tư tưởng, chính trị của Đảng bộ theo tinh thần đổi mới của trung ương..

<span class='text_page_counter'>(26)</span>

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Đai hội tỏ rõ quyết tâm xoá bỏ cơ chế quan liêu bao cấp, chuyển các hoạt động theo kinh doanh, hoạch toán kinh tế xã hội chủ nghĩa . Đại hội Đảng bộ xã Hoà Xuân lần thứ V, lần thứ VI, lần thứ VII đặt vấn đề thúc đẩy và phát triển toàn diẹn nền nông nghiệp trên địa bàn xã -Trong nông nghiệp:đầu năm 1986 nhân dân Hoà xuân đã triển khai thi công hồ chứa nước Đồng khôn, giải quyết nguồn nước tưới từ một vụ chuyển làm hai vụ. Trong những năm 1986- 1987 Hoà xuân mở ra nhiều hoạt động, đất đai bước đầu phá thế độc canh cây lúa, các hợp tác xã ngày càng hoàn thiện và phát huy thế mạnh. * Trong hai năm 1988 – 1989, Đảng bộ và nhân dân Hoà Xuân tích cực triển khai nghị quyết 10 Bộ Chính . Nghị quyết khoán 10 về sản xuất trong nông nghiệp đã nhanh chóng đi vào cuộc sống,.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> tác động đến sự biến đổi sâu sắc của xã Hoà Xuân trên con đường xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy công cuộc đổi mới sự quản lý Hợp tác xã . -Tiểu thủ công nghiệp: Hoà Xuân tiến hành thành lập HTX tiểu thủ công nghiệp như hợp tác xã mành trúc, hợp tác xã đá chẻ Tân Quang, cơ sở sản xuất xà phòng Thanh Xuân. - Nuôi trồng thuỷ sản: Năm 1989, qua chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi phương thức sản xuất ; nhiều ngư dân đầu tư vốn đóng mới tàu thuyền nâng cao năng suất và năng lực đánh bắt hải sản ; phong trào nuôi tôm xuất khẩu phát triển với tốc độ nhanh. -Giao thông nông thôn: Năm 1984, Hoà Xuân xây dựng đường liên thôn Thạch chẩm-Nam bình-Bàn Nham-Hiệp Đồng -Năm (1990-1991) lưới điện kéo về năm hợp tác xã,nguồn ánh sáng Bác Hồ toả khắp nông thôn,làm thay đổi hẳn bộ mặt nông thôn.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> . Đời sống vật chất, tinh thần nhân dân Hoà Xuân phát triển mạnh mẽ . -Sự nghiệp giáo dục:Đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, chấm dứt tình trạng học ba ca . -Y tế:triển khai chương trình tiêm chủng quốc gia phòng ngừa 6 bệnh truyền nhiễm cho trẻ em đạt 60%; cho trẻ uống vacxin đạt 76,09% -Quốc phòng an ninh:Xây dựng kế hoạch phòng thủ, bảo vệ mục tiêu, lực lượng nhân dân tự vệ chiếm 7% dân số . -Xây dựng Đảng:chú trọng ba khâu tư tưởng, tổ chức và kiểm tra. *Ngày 30/8/1987, Huyện uỷ ra Nghị quyết 05/NQ-HU tiếp tục đổi mới kinh tế- xã hội ở nông thôn với những mục tiêu là: +Thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn của Đảng:lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Câu6:Trình bày vài nét về đặc điểm tình hình, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của xã Hoà Xuân Đông? *Trả lời: Xã Hoà xuân Đông tách ra từ xã Hoà Xuân theo nghị định 96/CP ( ngày 27/8/1994). Hoà Xuân Đông nằm phía Nam huyện Đông Hoà . Phía đông giáp xã Hoà Tâm, phía bắc và tây giáp xã Hoà Xuân Tây, phía nam giáp xã Hoà Xuân Nam. Tổng diện tích tự nhiên 2112,27 hecta ; trong đó đất nông nghiệp 1537,75 hecta, đất phi nông nghiệp 259,97 hecta, đất đồi, núi, sông, hồ 316,55 hecta . Dân số(tính từ năm2008) là 15.535 người, có 3089 hộ gia đình, lao động trong độ tuổi 7513 người . Xã Hoà Xuân Đông gồm có 6 thôn đó là:Bàn Thạch, Phú Khê1, Phú Khê 2, Thạch Tuân 1, Thạch Tuân 2, thôn Hiệp Đồng và một hợp tác xã nông nghiệp kinh doanh dịch vụ ..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Đảng bộ xã Hoà Xuân Đông hiện có 141 đảng viên, 12 chi bộ trực thuộc ( trong đó 6 chi bộ thôn, một chi bộ HTX, 3 chi bộ giáo dục, một chi bộ quân sự và một chi bộ cơ quan. Ban chấp hành Đảng bộ gồm có 13 Đ/C, đ/c Phạm Hùng Bí thư, Đ/c Ngô Công tình phó Bí thư . Hoà Xuân Đông sau ngày chia tách xã còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, kinh phí và tổ chức cán bộ….Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, bộ máy chính quyền không ngừng được củng cố và kiện toàn, trên lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá ,an ninh quốc phòng đạt được kết quả bước đầu đáng khích lệ -Nông nghiệp:sản lượng lương thực đạt 7640 tấn, bình quân đầu người 612kg/năm, đạt 100,2% so với kế hoạch . -Chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản: đàn heo năm 1994 là 4200 con, gia súc 456 con, đàn vịt 55.000 con , trồng rừng trong năm 1994 là 50.000 cây ..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> -Tiểu thủ công nghiệp: xây dựng các cơ sở sản xuất gạch, ngói, vôi, đá chẻ, đá lạnh…khá phát triển . -Xây dựng cơ bản:tập trung tu sửa đường giao thông nông thôn, thuỷ lợi, hệ thống điện ở các HTX -Văn hoá ,giáo dục, ý tế: +Văn hoá:các HTX đều có đài phát thanh đưa thông tin đến từng hộ dân, công tác tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước mở rộng, phục vụ tốt các ngày lễ lớn +Tuy còn khó khăn về cơ sở vật chất, nhưng chương trình chăm sóc sức khoẻ cho dân, chương trình tiêm chủng quốc gia đạt kết quả tốt ; đặc biệt công tác kế hoạch hoá gia đình đạt kế hoạch cấp trên giao . -Công tác giáo dục:Chăm lo xây dựng cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, hổ trợ kinh phí hoạt động ,tổ chức toạ đàm nhân ngày 20/11 hằng năm ; tặng quà đối tượng giáo viên dạy giỏi và học sinh giỏi các cấp ..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> -Chính sách xã hội:giải quyết lương kịp thời cho các đối tượng thương binh, diện hưởng chính sách …. -An ninh quốc phòng: luôn giữ vững, xử lý kịp thời những sự vụ xảy ra như trật tự xã hội, tội phạm hình sự, bảo vệ an toàn các ngày lễ lớn . *Xây dựng chính quyền:Hoà Xuân Đông mới chia tách năm1994, kiện toàn đội ngũ cán bộ và các ban ngành đoàn thể là cần thiết và cấp bách. Hoà xuân Đông đã đi vào ổn định, đồng loạt triển khai nhiệm vụ công tác bầu cử hội đồng nhân dân 3 cấp: tỉnh, huyện, xã thắng lợi . *Xây dựng mặt trận các đoàn thể:thực hiện tốt quy trình hiệp thương giới thiệu đại biểu ứng cử hội đồng nhân dân xã,làm tốt công tác tuyên truyền, ủng hộ đồng bào bị bão lụt và nhân dân Cu Ba, triển khai phong trào TDTT, khắc phục khó khăn, đi vào hoạt động có nề nếp ..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> *Công tác xây dựng Đảng:năm 1994 ,Đảng bộ Hoà Xuân có 68 ĐV,có 3 chi bộ trực thuộc Đảng bộ. Nhiệm vụ trọng tâm xây dựng Đảng trong thời gian này là lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác giáo dục tư tưởng ,giữ vững khối đoàn kết thống nhất, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ đảng viên ; tổ chức học tập quán triệt hội nghị lần thứ VII BCH TW Đảng khoá VII, thực hiện công tác phê và tự phê bình, Đảng bộ Hoà Xuân Đông năm 1994 đạt danh hiệu Đảng bộ vững mạnh . *Hoà Xuân Đông trong công cuộc đổi mới(1995-1999) 1-Lĩnh vực kinh tế: a/Trồng trọt: thực hiện các biện pháp chống úng, hạn, ổn định DT và tăng năng suất sản lượng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi. Kết quả từ năm 1995- 1999 diện tích sản xuất là 1506ha, năng suất 53,2 tạ/ha, bình quân lương thực đầu người 600kg/năm, đạt 96,72% so với chỉ tiêu phấn đấu . Ngoài ra còn có 12 tấn sản lượng từ cây màu ..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> b/Chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản: đến năm 1999 ,diện tích nuôi tôm đạt 76ha, tổng giá trị đạt về chăn nuôi 15 tỉ đồng, đạt 125,26% so với kế hoạch . c/Ngành nghề dịch vụ: đến năm 1999, tổng giá trị đạt được 14 tỉ 30 triệu đồng; đạt 122% so với kế hoạch năm trước. Tổng thu nhập xã hội 44 tỉ 30 triệu đồng, BQ đầu người/năm là 3.261.000đ đạt 110% kế hoạch . 2-Lĩnh vực văn hoá-xã hội: a-Văn hoá –thông tin tuyên truyền:thực hiện qui chế dân chủ, xây dựng hương ước nông thôn, xây dựng gia đình văn hoá, xây dựng nền văn hoá địa phương đậm đà bản sắc dân tộc, thực hiện chỉ thị 814/TTg của thủ tướng chính phủ giữ địa bàn trong sạch, không có tệ nạn ma tuý, mại dâm, mê tín dị đoan . tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân qua tổ chức kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> .Tham gia phong trào của huyện ,Hoà Xuân Đông đạt giải xuất sắc trong cuộc thi “Liên hoan những bài ca cách mạng” do sở văn hoá thông tin tổ chức . b-Y tế:từ năm 1995-1999,đạt 100% chỉ tiêu trẻ em được tiêm chủng ngừa 6 bệnh truyền nhiễm và các chiến dịch như:chiến dịch NIDS, trẻ uống vitaminA, vắc xin phòng bại liệt. Công tác khám chữa bệnh tại trạm y tế cũng đảm bảo, công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết tiến hành đảm bảo tại địa phương . c-Công tác giáo dục: thực hiện xã hội hoá giáo dục theo nghị quyết TW 4 khoá VII, nghị quyết TW II khoá VII về công tác giáo dục đào tạo, xoá bỏ tình trạng học 3 ca ; được công nhận xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học cấp quốc gia , 100% trẻ đến độ tuổi đều được vào lớp 1 ; tỉ lệ học sinh giỏi tăng hằng năm ..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> d-Chính sách xã hội:thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, từ năm 1995-1999 đã tặng 45 sổ tiết kiệm tình nghĩa, giá trị mỗi sổ 300.000đ cho gia đình chính sách .Xây dựng hồ sơ đề nghị nhà nước phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho 11 mẹ và tu sửa nhà ở cho mẹ Việt Nam anh hùng . đ-Quốc phòng an ninh: Quốc phòng xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đủ chỉ tiêu so với dân số, huấn luyện hằng năm đạt 100%, thực hiện tốt chính sách hậu phương -quân đội . Vận động thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự, kết quả giao quân hằng năm đạt 100% chỉ tiêu giao . g-An ninh:làm tốt công tác tư tưởng, đề cao cảnh giác, sẵn sàng trấn áp các phần tử, tổ chức phản động chống phá Đảng và nhà nước .Giữ vững và phát triển phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Ban công an xã từ năm 1996 cho đến năm 1999 luôn được công nhận là đơn vị quyết thắng ; xã đội được công nhận đơn vị quyết thắng năm 1999 . 3-Chính quyền, mặt trận và các đoàn thể: a-Chính quyền:Kiện toàn, củng cố đội ngũ, đảm bảo trình độ, năng lực chuyên môn, chỉ đạo giao quyền sử dụng ruộng đất cho nhân dân; tổng kết 5 năm thực hiện nghị quyết 8B BCH TW khoá VI, làm điểm triển khai quy chế dân chủ ở xã . b-Mặt trận và các đoàn thể:kiện toàn vững chắc, đảm bảo hoạt động từ xã đến cơ sở. Vận động mọi tầng lớp nhân dân tích cực thực hiện chủ trương ,chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, tham gia các phong trào ở địa phương. Vận động các tầng lớp nhân dân, tôn giáo đoàn kết, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> c- Công tác xây dựng Đảng: Tiến hành chặt chẽ, thường xuyên, nâng cao nhận thức bản lĩnh chính trị với tinh thần cảnh giác cách mạng, chống âm mưu” diễn biến hòa bình” Xây dựng khối đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Đảng, chăm lo công tác cán bộ, làm tốt công tác quy hoạch cán bộ theo nghị quyết 02 của tỉnh ủy Phú Yên. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng,làm tốt công tác phát triển đảng viên mới và đánh giá chất lượng đảng viên nghiêm túc,có chất lượng . *Đánh giá chung: Trong điều kiện xã chia tách còn nhiều khó khăn,dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp,xã Hoà Xuân Đông vững bước đi lên năng suất sản lượng ổn định, thu nhập xã hội năm sau cao hơn năm trước. Đời sống nhân dân ổn định và ngày được nâng cao, bộ mặt nông thôn ngày một đổi mới. . Nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, hưởng ứng mạnh mẽ các phong trào ở địa phương ;.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> nhất là tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể ngày càng vững mạnh . Đảng bộ Hòa Xuân Đông cùng nhân dân vươn lên trong công cuộc đổi mới, thực hiện”công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Câu 7:Trình bày kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu nhiệm kì 2005- 2010 của xã Hoà Xuân Đông? *Trả lời: Kết quả thực hiện chỉ tiêu chủ yếu nhiệm kì 2005-2010 xã Hoà Xuân Đông như sau: Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 5 năm 37%, đạt 92,5% chỉ tiêu, tăng hơn nhiệm kì trước 13,7%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 6.200.000 đồng, đạt 119,23% so với chỉ tiêu. Năm 2010, cơ cấu kinh tế theo ngành đạt được:.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> + Trồng trọt đạt giá trị 139,5 tỉ đồng, chiếm 34,6%. + Chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đạt 88,5 tỉ đồng, chiếm 21,96%. + Các ngành nghề, dịch vụ thương mại, xây dựng đạt giá trị 175 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 43,42%. Diện tích trồng lúa hàng năm ổn định; trong 3 năm đầu nhiệm kì là 1551 ha; năm 2009- 2010 giảm, chỉ còn 1515 ha do qui hoạch các khu tái định cư theo chủ trương của cấp trên. Năng suất bình quân hàng năm là 55 tạ/ha, đạt 91,66% chỉ tiêu. + Thu ngân sách hàng năm bình quân đạt: 1.387,7 triệu đồng. + Giữ vững tỉ lệ tăng dân số hàng năm từ 1,1% đến 1,15%. + 06 thôn đều đăng kí xây dựng thôn văn hóa, trong đó có 04 thôn đạt danh hiệu thôn văn hóa. Toàn xã có 2.438 hộ gia đình/2862 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, đạt 82,2%. + Xây dựng được 01/03 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. + Xây dựng xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. + Phát triển đảng trong nhiệm kì được 47 đ/c, đạt 117,5% so với chỉ tiêu..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Câu 8: Trong kháng chiến chống pháp, giặc pháp lập đồn chiếm đóng Núi Hiềm từ tháng năm nào? Quân và dân Hòa Xuân đấu tranh chiến thắng, giải phóng đồn Núi Hiềm, giải phóng hoàn toàn xã Hòa Xuân vào tháng năm nào? Cho biết ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Núi Hiềm Hòa Xuân? Trả lời: Trong kháng chiến chống pháp, giặc pháp lập đồn chiếm đóng Núi Hiềm từ 01/1947. Quân và dân Hòa Xuân đấu tranh chiến thắng, giải phóng đồn Núi Hiềm, giải phóng toàn xã Hòa Xuân vào 05/12/1950. Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Núi Hiền Hòa Xuân là: Chiến thắng Núi Hiềm vang dội, xã Hòa Xuân được hoàn toàn giải phóng, đã bóp nát tham vọng của giặc Pháp coi đây là tiền đồn vững chắc làm bàn đạp đánh chiếm toàn bộ tỉnh Phú Yên. Giải phóng xã Hòa Xuân góp phần tạo điều kiện thuận lợi to lớn cho quân dân Phú Yên về mọi mặt, hậu phương kháng chiến ngày càng vững mạnh và khẳng định quyết tâm xây dựng Hòa Xuân trở thành lũy thép tiền tiêu bảo vệ vùng tự do Phú Yên..

<span class='text_page_counter'>(43)</span> Câu 9: Thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao cho chi bộ Đảng, quân và dân Hòa Xuân tham gia mở bến Vũng Rô, tiếp nhận những con tàu không số từ miền Bắc XHCN chi viện vũ khí cho chiến trường Nam Trung Bộ, chuẩn bị hành lang an toàn, vận chuyển vũ khí về tuyến sau chi viện cho chiến trường liên tỉnh Vũng Rô Hòa Xuân đã tiếp nhận bao nhiêu chuyến hàng từ tàu không số? Vào thời gian nào? Trả lời: Bến Vũng Rô Hòa Xuân đã tiếp nhận 04 chuyến hàng từ tàu không số ! Chuyến tàu không số đầu tiên( tàu 41) cập bến Vũng Rô an toàn vào lúc 1 giờ sáng ngày 28/11/1964. Chuyến tàu không số thứ hai( tàu 41) cập bến Vũng Rô vào lúc 24 giờ ngày 25/12/1964. Chuyến tàu không số thứ ba cập bên Vũng Rô vào lúc 24 giờ 1/2/1965(Giao thừa Xuân Ất Tỵ) Chuyến tàu không số thứ tư( tàu 143) cập bến Vũng Rô vào đêm 15/2/1965..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> Câu10:Qua đọc và tìm hiểu, hãy cho biết cảm nghĩ về tập “ lịch sử xã Hòa Xuân” *Trả lời:Qua đọc và tìm hiểu tập “lịch sử xã Hòa Xuân”,tôi mới hiểu tường tận công cuộc xây dựng ,phát triển của xã Hòa Xuân gắn liền với 400 năm hình thành và phát triển của tỉnh Phú Yên. Trải qua những chặn đường lịch sử ; vùng đất và con người Ngũ thạch xưa Hòa Xuân, in dấu ấn đậm nét trong dòng chảy lịch sử dân tộc, đặt biệt nhất là lịch sử xã Hòa Xuân. Qua nghiên cứu, tôi có cảm tưởng tập lịch sử của xã Hòa Xuân như đã tái hiện lại toàn bộ những công lao to lớn của tiền nhân thời kì mở cõi, lập làng theo tiếng gọi của Phù Nghĩa Hầu Lương Văn Chánh . Tập lịch sử xã Hòa Xuân ghi lại nhiều dấu ấn, nhiều sự kiện, nhiều chiến thắng oanh liệt chống ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng đất nước. Trong suốt chặn đường mở mang bờ cõi, dựng nước và giữ nước, nhân dân Hòa Xuân không ngại khó khăn, gian khổ, huy sinh tham gia mạnh mẽ phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> Là người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hòa Xuân, tôi tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa với bao kỳ tích huyền thoại, khí thiên sông núi hội tụ, kiến tạo nên những sự kiện oai hùng của quê hương Hòa Xuân trong suốt chặn đường lịch sử dựng nước, đấu tranh giữ nước của dân tộc nói chung và nhân dân Hòa Xuân nói riêng. Trong công cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược Pháp và đế quốc Mỹ, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, nhân dân Hòa Xuân kiên quyết bám đất, bám làng , đấu tranh kiên cường bất khuất,dốc hết sức người, sức của, không sợ huy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì độc lập tự do, làm nên những chiến công lừng lẫy chấn động địa cầu 05/12/1950 tiêu diệt giặc pháp ở đồn Núi Hiềm, giải phóng hoàn toàn xã Hòa Xuân, đánh bại chiến dịch Át Lăng ,giữ chân giạc Pháp ở Đèo Cả . Trên mảnh đất Hòa Xuân còn có nhiều địa danh đi vào lịch sử như Căn cứ cách mạng ở miền Đông, Hóc Gạo, Vũng Rô trở thành hành lang nối liền căn cứ miền Tây huyện Tuy Hòa ..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> Trên mảnh đất Hòa Xuân có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, trở thành nơi du lịch, nghỉ mát lý tưởng của du khách đến tham quan đó là núi Đá Bia, Mũi Điện(Mũi hải Đăng), vũng Rô tàu không số, Đèo Cả…..Đập Hàn, Biển Hồ tạo nên phong cảnh hữu tình, thiên nhiên hùng vĩ đẹp đẽ, hòa hợp với con người Hòa Xuân anh dũng kiên trung, được Đảng và nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang Tập lịch sử xã Hòa Xuân giới thiệu cho chúng ta thật đầy đủ về quá trình mở đất , xây dựng quê hương Hòa Xuân xưa và nay. Phản ánh thật sinh động, cháy bỏng tinh thần đấu tranh anh dũng của các thế hệ cha anh đi trước, để lại niềm tin yêu mãnh liệt cho thế hệ hôm nay và mai sau . Viết lên truyền thống với trang sử vàng rực rỡ nhất . Đọc và nghiên cứu tập lịch sử xã Hòa Xuân , lòng dâng tràn cảm xúc, kính trọng và biết ơn cha, anh của tôi đã ngã xuống giành lại cuộc sống thanh bình, độc lập, tự do ngày hôm nay ..

<span class='text_page_counter'>(47)</span> Hòa Xuân con người kiên trung bất khuất, phong cảnh hữu tình đẹp đẽ, tạo nên quê hương Hòa Xuân giàu truyền thống, trở thành xã anh hùng lực lượng vũ trang chống ngoại xâm giữ nước . Nói không hết, viết không hết những chiến công cha ,anh để lại . Tôi cảm ơn các Đ/c lãnh đạo Đảng, chính quyền và các nhân chứng lịch sử đã đầu tư dựng lại tập lịch sử này, giúp cho thế hệ chúng tôi hôm nay hiểu và biết được cội nguồn, truyền thống của quê hương xưa và nay. Theo tôi suy nghĩ tập lịch sử xã Hòa Xuân là kho tàn quý giá, tài sản vô giá cho thế hệ mai sau chúng tôi. Chúng tôi là thế hệ con cháu tiếp bước truyền thống cha, anh hun đúc tạo dựng lên trải qua chiều dài lịch sử dân tộc. Chúng tôi phải luôn giữ gìn, nâng niu cẩn thận ; phải luôn phát huy truyền thống này trong xây dựng, bảo vệ quê hương Hòa Xuân Đông , giáo dục con cháu mai sau về sự huy sinh, cống hiến máu thịt của cha, anh đi trước..

<span class='text_page_counter'>(48)</span> Tuyên truyền rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân hiểu, biết để tìm đọc, nghiên cứu. Quảng bá rộng rãi trong và ngoài nước để thu hút mọi người đến tham quan, thưởng thức, chiêm ngưỡng những thắng cảnh, danh lam di tích lịch sử văn hóa trên mảnh đất xã Hòa Xuân . Chúng tôi xác định được trách nhiệm của mình phải bảo vệ,gìn giữ, phát huy truyền thống sẵn có, ra sức xây dựng quê hương Hòa Xuân Đông ngày nay giàu mạnh, văn minh,xứng đáng xã Hòa Xuân anh hùng Tôi xin thành kính biết ơn, quý trọng ,tôn thờ các thế hệ cha anh đi trước ; hồn thiên sông núi Hòa Xuân mãi mãi hình ảnh đẹp của người dân sống trên mảnh đất đầy khí phách anh hùng này . Người viết Trần Mẫn ..

<span class='text_page_counter'>(49)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×