Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Giáo trình AutoCad: Phần 2 - CĐ Giao thông Vận tải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.21 MB, 65 trang )

Chương 5: QUẢN LÝ LỚP ĐƯỜNG NÉT VÀ MÀU SẮC
5.1. Tạo lớp đường nét và màu sắc
 Thực hiện:
 Bước 1: Format  layer hoặc gõ lệnh LA
 Bước 2: Tại cửa sổ Layer Properties Manager:
 Tạo lớp đường nét mới: Nhấn phải chuột vào khung bên phải  New
layer  thiết lập các tham số sau:

Hình 5.1 Hộp thoại tạo lớp đường nét và màu sắc (Layer)


Tải các dạng đường nét khác: Nhấn trái chuột vào dạng đường
Linetype  Load  Chọn dạng đường  OK  Chọn lại dạng
đường  OK.

2

Hình 5.2 Hộp thoại tải lớp đường nét (nét đứt, nét chấm gạch)

Trang 51


Ví dụ: Hãy tạo các lớp đường nét, thực hiện vẽ hình và gán các lớp đường nét vào
hình sau:
Đặt tên

Màu sắc

Kiểu đường nét

Độ dày đường nét



Name

Color

Linetype

Lineweight

Xanh đậm

Continueous

>= 0.6mm

Hidden2

Nét cơ bản / 2

Center2

Nét cơ bản / 3

Continueous

Nét cơ bản / 3

Continueous

Nét cơ bản / 3


Nét cơ bản
(Nét liền đậm)
Nét khuất

Đỏ

(Nét đứt)

(Red)

Nét trục

Hồng sẫm

(Nét chấm gạch)

(Magenta)

Nét kích thước

Trắng

(Nét liền mãnh)

(White)
Vàng

Nét mặt cắt


(Yellow)

(Nét liền mãnh)

Hoặc Lục lam
(Cyan)

Trang 52


5.2. Định tỉ lệ cho dạng đường (Ltscale)


Nhấn đúp chuột vào đường cần định tỉ lệ (hoặc gõ lệnh Ltscale, hoặc nhấn chuột
phải vào đối tượng  Properties)  Thay đổi thuộc tính Linetype scale
(Thường áp dụng cho các dạng đường cho nét tâm, nét trục, nét khuất)

Hình 5.2 Hộp thoại định lại tỉ lệ cho các dạng đường
5.3. Sao chép định dạng lớp đường nét và màu sắc (Matchprop)
 Bước 1: Gõ lệnh Matchprop hoặc MA
 Bước 2: Nhấn chuột trái vào đường nét làm mẫu
 Bước 3: Nhấn chuột trái vào đường nét muốn định dạng giống với đường nét
mẫu (ở bước 2)
5.4. Hiệu chỉnh lớp đường nét và màu sắc
 Format  Layer (hoặc gõ lệnh LA)  Thực hiện điều chỉnh

Trang 53


Bài tập chương 5

 Thực hiện vẽ hình và gán các lớp đường nét và màu sắc (Layer): Nét cơ bản (Đường
bao), Nét khuất (Đường khuất), Nét trục (Đường tâm) và Nét kích thước (Đường kích
thước), ... như sau:

Trang 54


Chương 6: GHI CHỮ VÀ GHI KÍCH THƯỚC CHO BẢN VẼ
6.1. Ghi chữ
6.1.1. Tạo kiểu chữ tiếng Việt


Bước 1: Format  Text Style, hoặc nhập lệnh Style hoặc nhập lệnh ST

Hình 6.1 Hộp thoại tạo kiểu chữ


Bước 2: New  Tạo kiểu chữ mới (ví dụ: đặt tên kiểu chữ là Ghi chu VN)



Bước 3: Font name:


Tahoma hoặc Verdana (trong phần mềm gõ tiếng Việt chọn bảng mã
Unicode)



Vni-Helve-Condense (trong phần mềm gõ siếng Việt chọn bảng mã VNIWindows)




Bước 4: High: Chiều cao kiểu chữ


Nếu muốn xuất hiện dòng nhắc “Height” khi thực hiện lệnh ghi chữ (Text)
thì nhập chiều cao là 0. Nếu ta muốn chiều cao của các kiểu chữ là khơng
đổi thì tại dịng nhắc này ta nhập giá trị khác 0.





Nếu bản vẽ tỉ lệ 1:1 thì chiều cao chữ nhỏ nhất là 2.5



Nếu bản vẽ tỉ lệ 1:10 thì chiều cao chữ nhỏ nhất là 25



Nếu bản vẽ tỉ lệ 1:100 thì chiều cao chữ nhỏ nhất là 250

Bước 5: Thiết lập một số tham số khác (nếu cần)


Width factor: hệ số chiều rộng của chữ
Nếu bằng 1 thì có tỉ lệ bình thường, nếu nhỏ hơn 1 thì chữ sẽ co lại, nếu
lớn hơn 1 thì chữ sẽ giãn ra. Theo tiêu chuẩn:

Trang 55


o Hệ số chiều rộng cho chữ hoa và chữ số là 5/7
o Hệ số chiều rộng của chữ thường là 4/7.


Oblique angle: độ nghiêng của chữ
Nếu bằng khơng thì chữ sẽ thẳng đứng, nếu dương thì sẽ nghiêng
sang phải, nếu âm thì nghiêng sang trái. Cần chú ý rằng theo tiêu chuẩn,
chữ nhập trong bản vẽ là thẳng đứng (độ nghiêng là 00) hoặc nghiêng với
phương nằm ngang một góc 750.



Upside down: dịng chữ đứng phương ngang



Backwards: dịng chữ đứng phương thẳng



Vertical: dòng chữ nằm theo phương thẳng đứng. Nên chọn N. Nếu ta
chọn font VNI (TTF) có dấu tiếng Việt thì dịng này khơng xuất hiện.






Preview: xem kiểu chữ vừa tạo



Rename: Đổi tên kiểu chữ.

Bước 6: Apply  Close

6.1.2. Ghi chữ vào bản vẽ


Bước 1: Gõ lệnh Mtext (hoặc T, MT), hoặc dùng công cụ A



Bươc 2: Nhấn chuột trái vào màn hình để chọn vùng chữ nhật cần ghi chữ



Bước 3: Thực hiện gõ chữ vào bản vẽ



Bước 4: Sử dụng thanh công cụ Text Formatting để định dạng chữ

Hình 6.2 Hộp thoại thực hiện ghi và định dạng chữ


Một số ký hiệu đặt biệt bằng cách nhập trực tiếp hoặc sử dụng cơng cụ @.




Ví dụ:
150  15%%d
Þ15 %%c15
±15  %%p15



Bước 5: OK
Trang 56


6.1.3. Hiệu chỉnh chữ


Bước 1: Nhấn đúp chuột vào chữ cần hiệu chỉnh hoặc gõ lệnh ED



Bước 2: Thực hiện hiệu chỉnh và định dạng lại chữ



Bước 3: OK

6.2. Ghi kích thước
6.2.1. Tạo kiểu ghi kích thước



Bước 1: ra lệnh
 Cách 1: Format  Dimension style
 Cách 2: gõ lệnh d 



Bước 2: Tạo kiểu ghi kích thước mới


Nhấn New



New style name: nhập tên (ví dụ:
Ghi kích thước TL 1-1)



Start with: chọn Standard / ISO25





Use for: chọn All dimension



Continue


Hình 6.3 Hộp thoại tạo mới kiểu ghi
kích thước

Bước 3: Chọn thẻ Symbol and arrows


First và Second:


Đối với bản vẽ xây dựng:
Chọn kiểu Architectural tick



Đối với bản vẽ cơ khí, điện:
Chọn Closed filled



Leader: Closed filled



Arrow size: kích thước mũi tên
(từ 2-3 mm)



Center marks: dấu tâm (chọn
Marks, size: 1-2 mm)




Chọn Above dimension text

Trang 57

Hình 6.4 Hộp thoại định ký hiệu kích
thước




Bước 4: Chọn thẻ Line


Dimension Lines: đường kích
thước


Color: Chọn màu



Linetype: Continuous



Lineweight: bằng 1/3 Nét cơ
bản (nét chính của bản vẽ)




Extend beyond ticks: đoạn đường
kích thước vượt q đường gióng.
Từ 0-2 mm (Nên chọn 2)



Baseline spacing: khoảng cách
giữa hai đường kích thước song
song. Từ 6-8 mm (Nên chọn 8)



Extension lines: đường gióng


Color,

Linetype

ext

1,

Linetype ext 2, Lineweight:
thực hiện giống đường kích
thước




trên

(Dimension

Lines)


Extend beyond dim lines: đoạn
đường gióng vượt q đường kích
thước. Từ 2-3 mm (Nên chọn 2)



Offset from origin: khoảng hở
giữa đường gióng và đường bao.

Hình 6.5 Hộp thoại định kiểu đường
nét cho nét kích thước

Từ 0-2 mm (Nên chọn 1)

Trang 58




Bước 5: Chọn thẻ Text



Text syle: chọn kiểu chữ đã
thiết lập, hoặc tạo mới kiểu
chữ (có chiều cao chữ phù
hợp với tỉ lệ bản vẽ)



Text color: màu chữ số kích
thước, chọn Bylayer



Fill color: màu nền chữ số
kích thước



Text height: chiều cao chữ số
kích thước phù hợp với tỉ lệ
bản vẽ



Vertical: chọn Above



Horizontal: Center




Offset from dim line: khoảng
hở giữa chữ số kích thước và
Hình 6.6 Hộp thoại định kiểu chữ cho chữ

đường kích thước (1 mm)


kích thước

Text alignment: Chọn ISO
standard



Bước 6: Chọn thẻ Fit


Use overall scale of (Biến
DIMSCALE):

phụ

thuộc

vào tỉ lệ bản vẽ khi thiết lập
ban đầu ở lệnh MVSETUP
 Bản vẽ tỉ lệ 1:1 thì nhập 1
 Bản vẽ tỉ lệ 1:10 thì nhập

10, …


Chọn Draw dim line between
ext line

Hình 6.7 Hộp thoại định tỉ lệ kiểu ghi kích
thước

Trang 59




Bước 7: Chọn thẻ Primary Units


Unit format: Chọn Decimal



Precision: số chữa số thập
phân



Decimal separator: chọn dấu
chấm




Round off: làm tròn đến con
số có nghĩa  nên chọn 0
Ví du: Giá trị thật = 151.5625
Round off=100  kết quả 2
là 200
Round off=10  kết quả 2 là
150
Round off=1  kết quả 2 là
152
Round off=0  kết quả 2 là
151.5625
Round off=0.1  kết quả 2 là
151.6



Scale

factor

(Biến

DIMLFAC): Hệ số tỉ lệ ghi
kích thước  Giá trị kích
thước hiện ra bằng giá trị kích
thước thật nhân với giá trị tỉ
lệ (biến DIMLFAC).
Nếu bản vẽ 1 tỉ lệ thì nhập 1.
Nếu bản vẽ đa tỉ lệ thì nhập


Hình 6.8 Hộp thoại định đơn vị cho chữ số

giá trị tỉ lệ (biến DIMLFAC)

đo kích thước

cho phù hợp.


Bước 8: OK



Bước 9: Chọn kiểu kích thước vừa thiết lập ở trên  Nhấn Set Current để
thiết lập kiểu ghi kích thước hiện hành  Close.
Trang 60


6.2.2. Hiệu chỉnh kiểu ghi kích thước


Format  Dimension style  Modify  Thực hiện điều chỉnh  OK  Set
Current  Close.

6.2.3. Ghi kích thước cho hình vẽ
Bậc thanh cơng cụ ghi kích thước bằng cách nhấn phải chuột vào công cụ bất kỳ trên
thanh công cụ  Dimension.

6.2.4. Hiệu chỉnh chữ số ghi kích thước



Dùng lệnh ED:


Gõ lệnh ED  Chọn chỉ số kích thước cần hiệu chỉnh  Thực hiện hiệu
chỉnh  OK.



Dùng menu Dimension  align text:


Dimension  align text: cho phép thay đổi vị trí, phương của chữ số kích
thước của 1 kích thước liên kết.



Dùng lệnh DIMEDIT:


Command: dimedit 



Dimension edit ( home/ new.rotate ? oblique ) < home>
 Home: đưa chữ số kích thước về vị trí ban đầu khi ghi kích thước
 New: thay đổi chữ số ghi kích thước
 Rotate: quay chữ số kích thước
 Oblique: để nghiêng đường gióng so với các đường ghi kích thước


Trang 61


Bài tập chương 6
Bài tập 1: Tạo khung bản vẽ A4_Ngang _Tỉ lệ 1:1, tạo khung tên, ghi chữ vào khung tên
và lưu tại D:\Ho ten_Lop\Bai tap 1 _ Chuong 6.dwg
 Tạo khung bản vẽ A4_Ngang_Tỉ lệ 1:1.
 Khung bản vẽ cách mép ngoài khổ giấy 5mm
 Trường hợp muốn đóng thành tập thì bên trái cách mép chổ giấy là 25mm

 Tạo khung tên và ghi chữ vào khung tên theo TCVN:

(1)  Họ tên người vẽ
(2)  Họ tên người kiểm tra
(3)  Ngày vẽ
(4)  Ngày kiểm tra
(5)  Đơn vị thực hiện bản vẽ
(6)  Tên bản vẽ, tên bài tập hoặc tên chi tiết
(7)  Ký hiệu vật liệu
(8)  Ký hiệu bài tập hoặc ký hiệu tỉ lệ
Bài tập 2: Tạo khung bản vẽ A4_Ngang_Tỉ lệ 1:10, tạo khung tên, ghi chữ vào khung
tên và lưu tại D:\Ho ten_Lop\Bai tap 2_Chuong 6.dwg
 Hướng dẫn: Nếu bản vẽ tỉ lệ 1:10 thì phải phải nhân các thông số ở bài tập
1 lên 10 lần
Trang 62


Bài tập 3: Tạo khung bản vẽ A4_Đứng_Tỉ lệ 1:5, tạo khung tên, ghi chữ vào khung tên
và lưu tại D:\Ho ten_Lop\Bai tap 3_Chuong 6.dwg

 Thực hiện vẽ hình và ghi chữ trong khung bản vẽ trên.

Trang 63


Bài tập 4:
 Tạo khung bản vẽ A4_Đứng_Tỉ lệ 1:5, tạo khung tên, ghi chữ vào khung tên và lưu
tại D:\Ho ten_Lop\Bai tap 4_Chuong 6.dwg
 Thực hiện vẽ hình, tạo kiểu ghi kích thước và thực hiện ghi kích thước.

Trang 64


Chương 7: CHÈN KHỐI (BLOCK)
7.1. Lệnh tạo khối (Block)
 Chức năng: Dùng để nhóm một số đối tượng thành một khối duy nhất.
 Thực hiện:
 Bước 1: Ra lệnh tạo khối (Block)
 Cách 1: Gõ lệnh b 
 Cách 2: Draw  block  make...
 Bước 2: Thực hiện các chức năng trong cửa sổ Block Definition:
 Block name: Đặt tên khối
 Select object: Chọn các đối tượng muốn tạo khối 
 Pick point: Chọn điểm chuẩn để chèn khối
 List block name: Liệt kê các khối có trong bản vẽ
 Retain object: Đánh dấu chọn: để các đối tượng tạo thành khối lưu giữ
trong bản vẽ; Không đánh dấu chọn: các đối tượng bị xóa
 Bước 3: OK.
 Ví dụ: Vẽ hình sau và thực hiện nhóm các đối tượng thành một khối


 Bước 1: Vẽ hình  gõ lệnh b 

Trang 65


 Bước 2:

Hình 7.1 Hộp thoại thiết lập khối
 Bước 3: OK
7.2. Lệnh tạo thư viện riêng (wblock)
 Chức năng: Dùng để tạo một đối tượng nào đó thành một thư viện riêng (tập tin
– File) để khi nào cần thì chèn thư viện này vào bản vẽ.
 Thực hiện:
 Bước 1: Ra lệnh thư viện riêng bằng cách gõ lệnh Wblock hoặc W 
 Bước 2: Thực hiện các chức năng trong cửa sổ Write Block
 Select Obiects: Chọn các đối tượng cần tạo thư viện 
 Pick point: Chọn điểm chuẩn để chèn thư viện
 File name and path: Đặt tên tập tin và chọn nơi lưu trữ khối thư viện
 Save
 Bước 3: OK.

Trang 66


 Ví dụ: Vẽ hình sau và thực hiện tạo thư viện riêng có tên là Truc_X

 Bước 1: Gõ lệnh W 
 Bước 2:

Hình 7.2 Hộp thoại thiết lập thư viện

 Bước 3: OK
7.3. Lệnh chèn khối vào bản vẽ
 Chức năng: Dùng để chèn khối đã tạo thư viện riêng vào những vị trí khác nhau
với tỉ lệ và kích thước khác nhau trong cùng bản vẽ hoặc bản vẽ khác.
 Thực hiện:
 Bước 1: Insert  block…
 Bước 2: Nhấn Browse  Chọn thư viện (tên tập tin) đã tạo  Open.

Trang 67


Hình 7.3 Hộp thoại chèn khối (block)
 Bước 3: OK.
 Bước 4: Sử dụng truy bắt điểm để đặt vị trí của khối cần chèn.
 Ví dụ: Chèn block Truc_X vừa tạo ở trên (mục 7.2) vào hình bên dưới có
dạng như sau:

Trang 68


7.4. Chèn khối (block) có sẵn trong thư viện AutoCad
 Chức năng: Dùng để chèn khối hình có sẳn trong thư viện AutoCad.
 Thực hiện:
 Bước 1: Ctrt + 2 hoặc chọn cơng cụ DesignCenter

Hình 7.3 Bật cơng cụ Design Center
 Bước 2: Vào C:\Program Files\AutoCad2007\Sample\Design Center

Hình 7.4 Hộp thoại chứa các hình có sẵn trong thư viện AutoCad
 Bước 3: Chọn nhóm thư viện  Block  Kéo hình cần lấy vào màn hình.

 Bước 4: Thay đổi tỉ lệ bằng lệnh Scale cho phù hợp với bản vẽ hiện hành.

Trang 69


Bài tập chương 7
Bài tập 1:
 Tạo thư viện riêng cho khung tên tỉ lệ 1:1 và lưu thành D:\Ho ten_Lop\Block khung
ten_TL1-1.dwg có dạng bên dưới:

 Thực hiện tạo ra khổ giấy A4_Ngang _Tỉ lệ 1:3 và chèn block khung ten_TL1-1.dwg
vào, đồng thời sử dụng lệnh SC để phóng lớn khung tên lên 3 lần  Đặt khung tên
vào khung bản vẽ cho phù hợp  Lưu tại D:\Ho ten_Lop\Khung ten
A4_Ngang_TL1-3_Chuong 7.dwg
 Thực hiện tạo ra khổ giấy A4_Ngang _Tỉ lệ 1:10 và chèn block khung ten_TL11.dwg vào, đồng thời sử dụng lệnh SC để phóng lớn khung tên lên 10 lần  Đặt
khung tên vào khung bản vẽ cho phù hợp  Lưu tại D:\Ho ten_Lop\Khung ten
A4_Ngang_TL1-10_Chuong 7.dwg
 Thực hiện tạo ra khổ giấy A4_Đứng _Tỉ lệ 1:5 và chèn block khung ten_TL1-1.dwg
vào, đồng thời sử dụng lệnh SC để phóng lớn khung tên lên 10 lần  Đặt khung tên
vào khung bản vẽ cho phù hợp  Bai tap 2 _ Chuong 7.dwg

Trang 70


Bài tập 2:
 Mở tập tin Bai tap 2 _ Chuong 7.dwg vừa tạo ở bài tập 1.
 Thực hiện chèn một số block có sẵn trong AutoCad  Dùng lệnh Scale (hoặc SC) để
phóng lớn hoặc thu nhỏ theo tỉ lệ phù hợn để đặt vào khung bản vẽ trên.

Trang 71



Chương 8: PHƯƠNG PHÁP VẼ HÌNH CHIẾU VNG GĨC
VÀ HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO
8.1. Biểu diễn các hình chiếu cơ bản trong bản vẽ kỹ thuật
Trong AutoCad ta có thể vẽ hình chiếu bằng các lệnh vẽ kết hợp với các lệnh hiệu
chỉnh tạo hình, sao chép và biến đổi hình học … với sự trợ giúp của các lệnh Snap,
Orthor, Xline, Ray, Object Snap (bắt điểm), Point Filter (lọc điểm)… Ngồi ra ta có thể
tạo các hình chiếu bằng các phép toán đại số Boole đối với các region.
Để sắp xếp vị trí các hình chiếu trên bản vẽ ta sử dụng lệnh Move với Point Filter,
tracking hoặc kết hợp với chế độ ORTHOR và OSNAP.
Đầu tiên ta xác định số hình chiếu tối thiểu cần thiết để biểu diễn vật thể. Vẽ dư hình
chiếu khơng những tốn thời gian mà có phát sinh những lỗi trong các hình chiếu giống
nhau. Tuỳ thuộc vào hình dạng vật thể biểu diễn dưới dạng một hình chiếu, hai hình
chiếu, ba hình chiếu.
8.1.1. Biểu diễn một hình chiếu cơ bản.
Một số vật thể chỉ cần biểu diễn bằng một hình chiếu cơ bản, thơng thường các chi
tiết này là các tấm phẳng có độ dày không đổi. Để thực hiện bản vẽ một hình chiếu ta sử
dụng các lệnh vẽ cơ bản, các lệnh hiệu chỉnh và các phép biến đổi hình.

Hình 8.1 Biểu diễn một hình chiếu
8.1.2. Biểu diễn hai hình chiếu cơ bản
Một số vật thể chỉ cần biểu diễn dưới dạng hai hình chiếu cơ bản. Lựa chọn hình
chiếu nào là rất quan trọng. Để vẽ các hình chiếu này ta sử dụng các lệnh vẽ, hiệu chỉnh
Trang 72


và biến đổi hình học trong các chương trước kết hợp với các phương thức truy bắt điểm
và point filter. Tuỳ vào mơ hình mà hai hình chiếu có thể là hình chiếu bằng và hình
chiếu đứng, hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh,…


Hình 8.2 Biểu diễn hai hình chiếu
8.1.3. Biểu diễn ba hình chiếu cơ bản
Nếu hai hình chiếu khơng biểu diễn đầy đủ mơ hình vật thể thì ta sử dụng ba hình
chiếu. Ba hình chiếu thơng thường là: hình chiếu bằng, hình chiếu đứng và hình chiếu
cạnh.

Hình 8.3 Biểu diễn ba hình chiếu

Trang 73


8.2. Phương pháp vẽ các hình chiếu cơ bản
8.2.1. Sử dụng lệnh Xline, Ray để vẽ các đường hình chiếu cơ bản
Sử dụng lệnh Xline và Ray để tạo các đường thẳng nằm ngang hay thẳng đứng (các
đường này gọi là construction line). Các đường thẳng này sau khi Trim sẽ trở thành các
cạnh của hình chiếu.
Ta cáo thể sử dụng chúng như các đường thẳng phụ, khi đó các đường thẳng này nên
vẽ trong một lớp riêng. Sau khi vẽ các hình chiếu ta đóng băng (FREEZE) lớp chứa các
đường thẳng này.
 Ví dụ: Sau khi có hình chiếu đứng và bằng ta vẽ hình chiếu cạnh bằng cách vẽ
đường trục t hợp với phương ngang một góc -450 và các nửa đường thẳng (Ray)

Hình 8.4 Cách vẽ hình chiếu thứ ba bằng lệnh Xline, Ray
Sau khi thực hiện lệnh Trim để xén các đoạn thừa và sử dụng lệnh
DDdchprp hoặc Properties chuyển các đường khuất sang lớp đường khuất ta thu
được hình 8.5
8.2.2. Sử dụng lệnh Offset tạo các đường hình chiếu cơ bản
Ta có thể sử dụng lệnh Offset tạo các đường song song khi vẽ các hình chiếu
 Ví dụ: Giả sử ta có hai hình chiếu đứng và bằng, ta dựng hình chiếu cạnh như sau


Trang 74


Hình 8.5 Cách vẽ hình chiếu thứ ba bằng lệnh Offset
 Sử dụng lệnh Offset tạo đoạn thẳng L1 song song với đoạn thẳng P3P4
(Sử dụng lựa chọn Through)
 Tạo đoạn thẳng L2 bằng lệnh Offset theo trình tự sau:
 Command: Offset
 Specify offset distance or [Through] <0.0000>: (Định khoảng cách
P1P2 bằng cách sử dụng phương thức truy bắt điểm END P1)
 Specify second point: Sử dụng phương thức END truy bắt điểm P2
 Select object to offset or <exit>: Chọn đoạn L1
 Specify point on side to offset: Chọn một điểm bên phải đường L1 ta
có L2
 Select object to offset or <exit>:
 Vẽ các đoạn thẳng nằm ngang nối L1 với L2, sau đó sử dụng lệnh Offset
và Trim tạo các đường hình chiếu cịn lại theo phương thức tương tự.

Trang 75


×