Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tu lieu Tuyen truyen Nam ATGT 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.61 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. BUÔN MA THUỘT. TRƯỜNG THCS HÒA PHÚ . TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN. NĂM AN TOÀN GIAO THÔNG. 2012. Hòa Phú – tháng 11-2012.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> LỄ TƯỞNG NIỆM CÁC NẠN NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG NĂM 2012 Ngày 19/11/2012 là ngày Chính phủ quyết định tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân bị tai nạn giao thông năm 2012. Riêng trong ngành Giáo dục&Đào tạo, Bộ quyết định lấy tiết chào cờ ngày 12/11/2012 để tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân bị tai nạn giao thông và nhằm tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức an toàn giao thông cho học sinh, thầy cô giáo và người dân đồng thời tích cực hưởng ứng cuộc vận động lớn trong cả nước “ NĂM AN TOÀN GIAO THÔNG 2012”. Theo số liệu thống kê của Ủy ban ATGT quốc gia, Việt Nam hiện đứng thứ 4 về số người chết vì tai nạn giao thông trên thế giới sau các nước: Trung Quốc, Mỹ, Thái Lan. Thống kê 10 năm qua có hơn 120.000 người chết vì TNGT, bình quân mỗi năm có 14.000 người chết. Cụ thể, mỗi ngày có 30 -35 gia đình mất người thân, hơn 200 người bị thương tật suốt đời khiến gia đình nạn nhân chịu những tổn thất về vật chất và tinh thần do TNGT để lại, đồng thời những người gây tai nạn và người gánh hậu quả tai nạn sẽ phải chịu những dằn vặt tinh thần suốt cuộc đời. TNGT cũng gây tổn thất về vật chất kinh tế. Bình quân mỗi năm, nước ta mất 2 tỷ USD (tương đương 40.000 tỷ đồng) để khắc phục hậu quả TNGT. Số tiền trên có thể xây dựng được 10 bệnh viện đạt cấp tỉnh, 1.123 trường học, 6.400 căn nhà tình nghĩa trên cả nước. Điều đó đồng nghĩa với mỗi ngày có hàng trăm gia đình Việt Nam gánh chịu sự mất mát khủng khiếp. Đây là điều không thể chấp nhận được với một đất nước đang sống trong hòa bình. Thiệt hại to lớn về nhân mạng là không gì bù đắp được. Những đau thương, mất mát mà gia đình nạn nhân phải gánh chịu là rất lớn. Những di chứng mà mỗi tai nạn giao thông để lại luôn kéo dài và không thể lường hết được, khiến xã hội cũng bị tổn thương nghiêm trọng. Thêm vào đó, gia đình nạn nhân và ngân sách quốc gia phải chịu thêm gánh nặng hàng ngàn tỷ đồng để khắc phục hậu quả của tai nạn giao thông hàng năm. Điều đó đe dọa nghiêm trọng đến những thành quả của tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm tổn thương đến hình ảnh một đất nước an toàn trong mắt bạn bè, đối tác. Đã đến lúc mỗi người Việt Nam cần phải nhận thức sâu sắc về tác hại khôn lường của tai họa này đến toàn bộ tiến trình vươn lên của dân tộc, đến sự phát triển lành mạnh của giống nòi. Đã đến lúc cần phải dũng cảm và chân thành nhìn thẳng vào sự thật là trong mỗi tai nạn giao thông, có cả lỗi và trách nhiệm của từng cá nhân, của cả cộng đồng và Nhà nước. Bằng nhiều hành động mạnh mẽ, thông qua các chính sách quốc gia và những cam kết xã hội, chúng ta đang làm mọi cách để giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông – kèm theo đó là giảm thiểu số người chết và bị thương. Nhưng chúng ta vẫn có thể và cần phải làm nhiều hơn nữa. Nhà nước, các tổ chức xã hội, các đoàn thể cho đến từng cá nhân, đều phải chung tay hành động và hành động một cách quyết liệt. Hoạt động tưởng niệm các nạn nhân mà chúng ta cùng thế giới tổ chức là một sự kiện đặc biệt, là dịp để mọi người bày tỏ niềm thương xót với những người xấu số khi tham gia giao thông; bày tỏ sự chia sẻ mất mát, chia sẻ gánh nặng với người thân của họ. Lễ tưởng niệm cũng là một cơ hội nhắc nhở chính mình, người thân, bạn bè, các.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> thành viên trong cộng đồng….về tầm quan trọng của việc phải chủ động góp phần tạo ra một môi trường giao thông an toàn cho mình và cho cộng đồng. Mỗi người dân , mỗi thầy cô giáo và học sinh chúng ta hãy nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông, tự giác nhường nhịn, giúp đỡ nhau khi tham gia giao thông. Mỗi gia đình, nhà trường cần phải giáo dục con em của chúng ta từ khi còn bé về ý thức trách nhiệm với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông. Hãy vì niềm thương xót những người đã mất mà hành động cho sự an toàn của những người đang sống! Ban Chỉ đạo ATGT Trường THCS Hòa Phú – TP.Buôn Ma Thuột kêu gọi mỗi thầy cô giáo, nhân viên và học sinh chúng ta, vì sự phát triển của đất nước, vì sự an toàn của bản thân, vì tương lai của con cháu mình, hãy làm tất cả những gì có thể để giao thông ở đất nước chúng ta ngày càng phát triển theo hướng văn minh, an toàn hơn. Chúng ta hãy dành 1 phút mặc niệm để tưởng nhớ các nạn nhân đã bị thiệt mạng, bị thương tích vì tài nạn giao thông trong thời gian qua . A.NHỮNG KỸ NĂNG CẦN THIẾT TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH, SINH VIÊN Tai nạn giao thông ở Việt Nam: Mỗi năm hơn 14.000 người thiệt mạng • 4 tháng đầu năm gần 6.000 người thương vong vì TNGT • Hơn 30 người chết vì tai nạn giao thông mỗi ngày • Việt Nam hiện đứng thứ 4 về số người chết vì tai nạn giao thông trên thế giới sau các nước: Trung Quốc, Mỹ, Thái Lan. Hiện trung bình mỗi ngày có 30-35 người chết vì tai nạn giao thông. Việt Nam phấn đấu đến năm 2020, mỗi ngày sẽ chỉ có 8 người chết do xe cộ. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ NĂM 2008 Luật giao thông đường bộ được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/06/2001, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012 (sau đây viết tắt là luật GTĐB năm 2001). Đây là luật đầu tiên về giao thông đường bộ, được đúc kết sau một quá trình thực hiện các Pháp lệnh, Nghị định và các văn bản quy phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các lĩnh vực liên quan. Luật giao thông đường bộ có tính xã hội sâu rộng, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước. Sau 6 năm thi hành, Luật GTĐB năm 2001 đã tạo được hành lang pháp lý để điều chỉnh hoạt động giao thông vận tải đường bộ, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành giao thông đường bộ, nền kinh tế đất nước và tạo lập được những điều kiện thuận lợi để ngành giao thông đường bộ Việt Nam hội nhập với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, những kết quả đạt được nói trên mới chỉ là bước đầu, chưa thật sự vững chắc. Việc thi hành Luật GTĐB năm 2001 vẫn còn một số tồn tại, yếu kém như sau: - Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chưa thường xuyên; nội dung và hình thức chưa thực sự phù hợp với từng vùng, từng đối tượng, nhất là đồng bào ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. - Trong quá trình thi hành Luật, vẫn còn tình trạng một số văn bản chưa được ban hành như quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, quy định về đào tạo, sát hạch, cấp phép giấy xe cho người tàn tật...Chất lượng một số văn bản chưa cao, chưa sát thực tế nên.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần như Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Nghị định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô. Trong xây dựng chiến lược, quy hoạch còn thiếu đồng bộ giữa phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ với quy hoạch phát triển đô thị, giữa kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Việc quy hoạch đô thị nói chung và quy hoạch giao thông đường bộ nói riêng thiếu ổn định và đồng bộ, không bố trí đủ quỹ đất cho xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, quản lý việc thực hiên quy hoạch chưa chặt chẽ. - Tiến độ nhiều dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ còn chậm cùng với tình trạng các khu vực dân cư, khu vực trụ sở ơ quan, tổ chức đan xen nhau làm tăng nhu cầu đi lại, gây khó khăn trong tổ chức vận tải và làm cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ vốn đã thiếu lại còn thiếu hơn; hệ quả tất yếu là ùn tắc giao thông ngày càng gia tăng nhất Hà Nội và TP HCM. - Nhiều đoạn tuyến trên hệ thống quốc lộ khi vừa cải tạo nâng cấp hoặc xây dựng mới xong đã bị các điạ phương tận dụng để quy hoạch, xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư, các trụ sở, cơ quan, tổ chức và dần dần thành đường đô thị. - Thực hiện quy định về niên hạn sử dụng đối với ô tô tải, ô tô chở người, cơ quan đăng kiểm đã xác định phương tiện hết niên hạn sử dụng là 48.037 xe nhưng do sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước còn chưa thường xuyên và công tác tuần tra, kiểm soát còn hạn chế nên số phương tiện hết niên hạn sử dụng được giải bản, thu hồi biển số còn ít, nhiều phương tiện loại này đã tiếp tục được đưa về vùng sâu, vùng xa sử dụng. - Công tác đào tạo, sát hạnh, cấp giấy phép lái xe còn một số tồn tại như: năng lực đội ngũ giáo viên dạy lái xe chưa đồng đều; tình trạng cắt xén nội dung, chương trình đào tạo khá phổ biến; sát hạch lái xe mô tô còn thủ công, phân tán, còn biểu hiện tùy tiện, nể nang, ở nhiều nơi, chất lượng còn thấp; thậm chí còn một số tiêu cực xảy ra. - Công tác quản lý, giáo dục lái xe chưa được chủ sử dụng lao động chú ý; chưa tổ chức phổ biến, cập nhật kiến thức mới thường xuyên, tuyên truyền phấp luật định kỳ cho lái xe; chưa bảo đảm điều kiện, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe, các chế độ bảo hiểm cho lái xe theo quy định. Vì vậy tình trạng không ít lái xe coi thường kỷ cương pháp luật, nghiện hút ma túy, cá biệt có lái xe chống người thi hành công vụ. - Công tác quản lý vận tải còn đơn giản, các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải còn nhỏ lẻ, hoạt động kém hiệu quả, chưa chú trọng áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng, đăng ký thương hiệu, cạnh tranh lành mạnh bằng chất lượng, giá cả và các ưu đãi khác. Hiện tượng chở quá tải, phóng nhanh vượt ẩu còn nhiều. Trong họat động vận tải khách đường dài chưa có tổ chức trạm ngừng nghỉ; công tác quản lý ở bến xe còn chưa tốt, chưa tạo thuận lợi và yên tâm cho lái xe và cho khách ra vào bến xe. Tình trạng lái xe không thực hiện quy định thời gian làm việc theo luật giao thông đường bộ còn khá phổ biến; nhiều chủ doanh nghiệp khoán trắng cho lái xe, yêu cầu lái xe tăng chuyến, tăng tải...gây ra tình trạng tranh dành khách, ép giá, chở quá tải, chạy quá tốc độ, vượt ẩu gây mất an toàn giao thông. Do hạn chế về lực lượng, công tác tuần tra, kiểm soát của lực lượng Cảnh sát giao thông chưa bao quát được toàn bộ địa bàn và tất cả thời gian trong ngày, vì vậy các hành vi vi phạm pháp luật giáo thông như điều khiển xe không có giấy phép lái xe,.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> chở quá tải, quá số người quy định, chở hàng cồng kềnh, đi không đúng phần đường...còn diễn ra phổ biến. Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ không bị xử phạt hoặc xử phạt không đúng mức còn nhiều. - Có sự không thống nhất trong tổ chức lực lượng Thanh tra giao thông đường bộ và thẩm quyền xử lý nên lực lượng Thanh tra giáo thông đường bộ trong thời gian từ năm 2003 đến nay hoạt động hiệu quả thấp. Các trạm kiểm tra tải trọng xe tạm ngừng hoạt động để hiện đại hóa, củng cố lực lượng, nhưng chậm được củng cố, hiện đại hóa nên các trạm này chưa hoạt động được; hiện tượng xe chở hàng quá tải tăng. Quy định việc Thanh tra giao thông theo đường bộ theo Luật GTĐB năm 2001 chỉ được kiểm soát, xử lý vi phạm ở các điểm giao thông tĩnh trong khi các hành vi vi phạm nhất là vi phạm trong hoạt động vận tải lại “rất động” nên đã hạn chế vai trò, tác dụng của lực lượng này. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và hệ thống pháp luật Việt Nam, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, để luật pháp huy tác dụng, xây dựng được mạng lươi giao thông hiện đại, tổ chức giao thông hợp lý, nâng cao ý thức chấp hành luật của người tham gia giao thông, đảm bảo giao thông đường bộ luôn an toàn và thông suốt, luật GTĐB năm 2011 cần được sửa đổi, bổ sung kịp thời. B. QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC SỬA ĐỔI LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ NĂM 2001 Việc sửa đổi Luật GTĐB năm 2001 phải quán triệt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và thực hiên theo nguyên tắc sau: 1. Bảo đảm tính tế thừa nội dung điều chỉnh phù hợp của Luật, chỉ sửa đổi, bổ sung những nội dung chưa được điều chỉnh hay quy định chưa rõ, không phù hợp hoặc còn thiếu; bãi bỏ những quy định không phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển, hội nhập của ngành Giao thông vận tải. 2. Đáp ứng nhu cầu phát triển, hội nhập theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần đắc lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 3. Đảm bảo tính phù hợp, thống nhất với hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam. 4. Bảo đảm tuân thủ các điều ước quốc tế và luật nước ngoài phù hợp với nguyên tắc cơ bản của pháp luậ Việt Nam và xu thế, thực tiễn của hoạt động giao thông vận tải đường bộ trong nước. C. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH, BỐ CỤC CỦA LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ NĂM 2008 Luật giao thông đường bộ năm 2008 (sau đây viết tắt là luật GTĐB năm 2008) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa II thông qua tại kỳ họp thứ 4 ngày 13/11/2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2009, quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ, quản lý nhà nước về giao thông đường bộ và được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật GTĐB năm 2008 được chia thành 8 chương với 39 Điều, Trong số 89 Điều của Luật GTĐB năm 2008 chỉ có 3 Điều của luật GTĐB năm 2001 được giữ nguyên chiếm 3.37 %); có 68 Điều bổ sung, sửa đổi (chiếm 76,40%) và 18 điều mới chiếm (20,23%).

<span class='text_page_counter'>(6)</span> D. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ NĂM 2008 Gồm : 8 Chương – 89 Điều CHƯƠNG I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG CHƯƠNG II - QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHƯƠNG III - KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHƯƠNG IV - PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHƯƠNG V - NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHƯƠNG VI - VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ CHƯƠNG VII - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHƯƠNG VIII - ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Tiếp tục bổ sung Nghị định 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Nghị định 71 có hiệu lực kề từ ngày 10/11/2012. Biên soạn. Nguyễn Văn Sang Hiệu trưởng Trường THCS Hòa Phú TP.Buôn Ma Thuột.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

×