Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.2 KB, 18 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG THCS NAM PHƯƠNG TIẾN B TỔ XÃ HỘI. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC LỊCH SỬ. Giáo viên thực hiện: : NGUYỄN THỊ VÂN ANH Ngày sinh : 05-07-1978 Ngày vào nghành : 15/9/1999 Trình độ chuyên môn : Đại học sư phạm Chuyên ngành học : Lịch Sử Trường :THCS Nam Phương Tiến B.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC LỊCH SỬ A LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ . Lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ, phần lớn là những gì ta không tận mắt nhìn thấy, tai nghe. Đặc thù học tập môn lịch sử của bậc trung học cơ sở là các em phải tiếp cận với nhiều sự kiện lịch sử, với những vị anh hùng, những danh nhân lịch sử vĩ đại không chỉ của dân tộc mà cả của thế giới từ cổ đến cận đại, hiện đại. Khi học lịch sử yêu cầu các em phải nhớ sự kiện và hiểu nội dung bài học một cách chính xác, đầy đủ. Bởi vậy khi học, buộc các em phải cần cù, chịu khó lĩnh hội kiến thức thì mới thực sự đạt được kết quả cao. Vì thế bộ môn lịch sử khó gây được hứng thú học tập ở các em. Bên cạnh đó một số em học sinh còn cho rằng đây là một môn học phụ nên các em chưa có ý thức để học tập tốt bộ môn. Hơn nữa một số giáo viên chưa tạo ra được cảm xúc, rung động cho học sinh trước những sự kiện, hiện tượng lịch sử. Vì vậy tác dụng giáo dục của bộ môn bị hạn chế. Từ thực tế đó với lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp thôi thúc tôi phải làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, việc làm đầu tiên là nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp vì lịch sử là môn học rất thiết thực đối với mỗi người và xã hội. Nó góp phần giáo dục đạo đức và nhận thức cho học sinh, hình thành nhân cách con người. Dạy lịch sử, học sinh tìm hiểu quá khứ, biết tôn trọng quá khứ để có thái độ đúng đắn với cuộc sống hiện tại và tương lai. 1.. CƠ SỞ Lí LUẬN. Trong bối cảnh sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ hiện nay của xu thế toàn cầu hoá, các nước trên thế giới và Việt Nam đều hướng đến việc cải cách giáo dục để thích ứng với hoàn cảnh mới. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IX của Đảngcũng nêu rõ “ Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiên đại hoá, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo. Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm ngoại khoá, làm chủ kiến thức tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”. Quán triệt đường lối đổi mới của Đảng, nghành giáo dục và đào tạo xác định nhiệm vụ trọng tâmlà tiến hành đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó, chủ trương đổi mới phương pháp dạy học được ghi trong Luật giáo dục năm 2005 : “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh ; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh ”. Qua quá trình giảng dạy môn lịch sử ở trường THCS Nam Phương Tiến B , tôi nhận thấy tôi nhận thấy đây là một vấn đề bổ ích về lí luận cũng như thực tiễn. Nó có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng bộ môn, bởi vì học sinh THCS nhận thức và khả năng tư duy có hơn so với các em ở bậc tiểu học song vẫn còn nhiều hạn chế so với các em lớp trên. Vì thế người giáo viên phải khơi dậy tính tích cực, sự chủ động trong học tập cũng như các hoạt động khác không những làm cho các em thu nhận được một lượng tri thức tốt nhất cho bản thân mà còn làm cơ sở vững chắc dể các em bước vào THPT. Đó là các lớp mà các em phải có năng lực tư duy và ý thức tự tìm hiểu cao hơn. Chúng ta biết,việc dạy học được tiến hành trong một quá trình thống nhất, gồm hai khâu có tác dụng bổ sung qua lại cho nhau: Giảng dạy và học tập . Dĩ nhiên, cả hai khâu này đều là một quá trình nhận thức, phải tuân theo những quy luật nhận thức. Nhận thức trong dạy học được thể hiện trong hoạt động của giáo viên và học sinh đối với việc truyền thụ và tiếp thu một nội dung khoa học được quy định trong chương trìnhđối với những phương pháp dạy học thích hợp, những phương tiện hình thức cần thiết để đạt được kết quả nhất định đề ra. 2.. CƠ SỞ THỰC TIỄN. Do xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ đặc trưng của bộ môn Lịch sử, yêu cầu đổi mới giáo dục cũng như thực tiễn dạy học bộ môn, sách giáo khoa lịc sử THCS được biên soạn gồm hai kênh kiến thức: Kênh hình và kênh chữ. Hai kênh này hỗ trợ cho nhau nhằm giúp học sinh nắm vững các tri thức lịch sử. Nội dung sách giáo khoa cũng biên soạn theo hướng “ dân tộc, hiện đại, thích hợp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh”. Để đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh, cần có những điều kiện nhất định về giáo viên và đồ dùng dạy học. Bên cạnh đó, việc học Lịch sử của học sinh phải gắn liền với các hoạt động ngoài giờ : tham quan bảo tàng lịch sử, di tích … để được tận mắt nhìn thấy, sờ thấy hiện vật ở các mức độ khác nhau. Từ đó các em sẽ hiểu được và nắm vững sâu hơn kiến thức lịch sử đã học trong chương trình, sách giáo khoa. Tuy nhiên vì điều kiện chưa cho phép nên cũng hạn chế nhiều đến hiệu quả cũng như niềm say mê học tập của học sinh đối với bộ môn Lịch sử. Sách giáo khoa Lịch sử hiện nay được biên soạn không chỉ là tài liệu giảng dạy của giáo viên mà còn là tài liệu học tập ở lớp, ở nhà của học sinh theo phương pháp mới. Đó là, học sinh không phải thuộc lòng sách giáo khoa dưới sự tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên. Từ đó các em tự hình thành cho mình những tri thức mới về lịch sử. Do đó, những thông tin trong sách giáo khoa một mặt được trình bày dưới dạng nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ. Mặt khác, kèm theo những thông tin là những câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh thực hiện các họat động khác nhau. Kênh.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> trong sách giáo khoa không những minh hoạ, làm cơ sở cho việc tạo biểu tượng lịch sử mà còn là nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh. Việc đổi mới nội dung chương trình và phương pháp biên soạn sách giáo khoa lịch sử như vậy, đòi hỏi giáo viên kết hợp với học sinh đổi mới phương pháp dạy và học. Trong đó giáo viên với tư cách là người tổ chức, hướng dẫn, phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh trong quá trình học tập. 3 Thời gian thực hiện - Thời gian thực hiện từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. THỰC TRẠNG. Mặc dù bộ môn lịch sử đóng một vai trò quan trọng nhưng ở cấp THCS, trong thực tế, hầu hết học sinh chưa ham học, chưa thực sự yêu thích bộ môn lịch sử, chỉ đối phó tức thời, không chú ý và xem đó như một môn phụ, đã có rất nhiều em không thích học môn này. Hơn nữa năng lực tiếp thu của các em cũng còn hạn chế, điều kiện học tập còn chưa đáp ứng được với yêu cầu nội dung và đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay. Qua điều tra đầu năm tại lớp 9A , Lớp 7 A khi chưa áp dụng đề tài này vào giảng dạy, tôi thu được kết quả như sau: Kết quả Lớp. Tổng số học sinh. Giỏi. Khá. Trung bình. Số lượng 9A Tỉ Lệ %. 40. 10. 8. 15. Dưới trung Bình 7. 25.0. 20.0. 37.5. 17.5. Số lượng 7A Tỉ Lệ %. 42. 6. 9. 14. 13. 14.3. 21.4. 33.3. 31.0. II. NGUYÊN NHÂN. Theo tôi, những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng trên là: - Các em chưa thấy được tầm quan trọng của bộ môn, chưa yêu thích bộ môn lịch sử. - Các em chưa tìm thấy hứng thú trong các giờ học lịch sử. - Các em thấy khó nhớ, khó học và chán nản. - Để dẫn tới thực trạng trên một phần là do giáo viên chưa thực sự đầu tư cho giờ dạy, chưa bắt kịp với đổi mới phương pháp giảng dạy nên chưa tạo được những tiết học lôi cuốn học sinh..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> III. GIẢI PHÁP. Xuất phát từ thực tế bộ môn và qúa trình giảng dạy của mình tôi thấy giáo viên cần đầu tư cho bài giảng, tạo được những giờ học lôi cuốn học sinh. Có như vậy học sinh mới yêu thích bộ môn và sẽ nâng cao được chất lượng dạy học bộ môn lịch sử trong nhà trường. Trong khuôn khổ của một bài kinh nghiệm, tôi xin trình bày những công việc bản thân tôi đã tiến hành trong quá trình giảng dạy của bản thân: 1.Nghiên cứu cấu trúc chương trình sách giáo khoa: Trong trường THCS, học sinh được học bộ môn lịch sử từ lớp 6 đến lớp 9. Trước hết bản thân tôi phải nắm vững cấu trúc chương trình sách giáo khoa của từng lớp học Trong khi giảng dạy, tôi hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức đã học, để xây dựng và tiếp thu kiến thức mới. Nắm vững cấu trúc chương trình giúp tôi liên hệ, mở rộng và nâng cao kiến thức làm cho bài giảng phong phú hơn. 2. Xác định đúng dạng bài. Việc xác định dạng bài là điều quan trọng để dạy đúng phương pháp đặc trưng của bộ môn và đúng với phương pháp của từng loại bài dạy. Đối với môn lịch sử có các dạng bài sau: - Bài cung cấp kiến thức mới - Bài ôn tập, sơ kết, tổng kết. - Bài kiểm tra kiến thức. - Bài hỗn hợp. - Bài học tại thực địa. 3. Chủ động kiến thức: Kiến thức của giáo viên là yếu tố tiên quyết trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Nhận thức được điều đó nên bản thân tôi tích cực tìm hiểu và học hỏi, biến kiến thức của SGK, tài liệu tham khảo thành kiến thức của mình, chủ động kiến thức khi lên lớp truyền thụ cho học sinh, từ đó tôi đã tạo cho học sinh một niềm tin về kiến thức ở giáo viên. 4. Khai thác sách giáo khoa: Bài soạn và bài giảng của giáo viên không ghi lại một cách y nguyên xi sách giáo khoa. Phần cơ bản nhất là phần có trong cả bài giảng của giáo viên và cả trong sách giáo khoa. Bên cạnh đó phải có phần kiến thức bổ sung mà giáo viên đưa ngoài vào; phần kíên thức có trong sách giáo khoa mà không có trong bài giảng, giáo viên phải tinh giản bằng bản lĩnh của mình. Để làm được như vậy, tôi đọc kĩ bài để tìm hiểu nôị dung, xác định kiến thức cơ bản, trọng tâm của một bài, một phần, một mục. Tôi xác định sự kiện quan trọng nhất để nhấn mạnh, phân tích và hướng dẫn học sinh tìm hiểu các sự kiện khác. Trong một tiết học tôi chọn và dạy từ 8 đến 10 đơn vị kiến thức (tuỳ từng khối lớp) để học sinh lĩnh hội. Không ôm đồm dẫn tới loãng kiến thức. 5. Soạn bài: Soạn bài là công việc quan trọng trước khi lên lớp của bất kì giáo viên bộ môn nào. Bản thân tôi xác định việc soạn bài chu đáo quyết định một phần thành.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> công của giờ dạy. Khi soạn bài, tôi xác định trọng tâm của bài dạy và sắp xếp các kiến thức của bài thành một hệ thống đảm bảo tính không gian và thời gian của sự kiện lịch sử, tính khoa học của nội dung bài học và vừa sức đối với học sinh, trình bày vấn đề ngắn gọn, rõ ràng. Xây dựng hệ thống câu hỏi khoa học theo hệ thống kiến thức của bài. Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với 4 đối tượng học sinh (Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu) để huy động nhiều học sinh làm việc trên lớp. Hệ thống câu hỏi phải phát huy được tư duy của học sinh, có câu câu hỏi gợi mở, câu hỏi phát hiện, câu hỏi phát triển. Đồng thời tôi dự kiến thời gian cho từng mục tuỳ theo trọng tâm của bài. 6. Chuẩn bị đồ dùng: Dạy lịch sử không thể thiếu đồ dùng dạy học. Đồ dùng trực quan không chỉ là phương pháp mà còn là một nguyên tắc dạy học lịch sử. Đồ dùng trực quan góp phần tái hiện lịch sử, tạo biểu tượng cụ thể hoá các sự kiện lịch sử. Đồ dùng giúp học sinh nắm bắt được kiến thức lịch sử, phát triển khả năng quan sát, tư duy của học sinh, giáo dục tư tưởng, thẩm mĩ, hiểu được cái đẹp qua các thời đại. Tuỳ theo dạng bài để tôi chuẩn bị đồ dùng cho phù hợp. 7. Lên lớp: Để giờ học lôi cuốn học sinh, giáo viên phải biết cách tổ chức, dẫn dắt vừa tạo không khí thoải mái vừa hướng dẫn các em chiếm lĩnh nội dung kiến thức của bài học. Bước 1: Quan sát lớp học, nắm sĩ số học sinh, tạo tâm thế cho giờ học. Bước 2: Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi bài cũ phải hướng vào kiến thức trọng tâm của bài, giúp cho học sinh nhớ lại, khắc sâu một lần nữa để vận dụng khi giải quyết bài mới. Tuy nhiên câu hỏi bài cũ không nhất thiết phải kiểm tra kiến thức của bài ngay trước đó. Để phục vụ cho bài học mới có thể tôi đưa ra câu hỏi mà học sinh đã học ở lớp dưới. Câu hỏi phải rõ ràng phù hợp với 4 đối tượng học sinh (Giỏi, khá, trung bình, yếu). Trước hết :+> yêu cầu học sinh gấp sách vở lại +> sau đó nêu câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ. +>gọi một em lên trả lời, yêu cầu cả lớp lắng nghe bạn trả lời. Sau khi học sinh trả lời xong: +> gọi một em khác nhận xét, =>cuối cùng giáo viên nhận xét và cho điểm. Kiểm tra xong bài cũ, giáo viên đặt vấn đề vào bài mới. * Lưu ý: Bài ôn tập, tổng kết không cần kiểm tra bài cũ mà có thể lồng vào bài dạy luôn. Bước 3: Giảng bài mới: Tôi xin trình bày hai dạng bài thường sử dụng trong nhà trường: Bài cung cấp kiến thức mới: Đây là dạng bài dạy học chủ yếu nhằm cung cấp cho học sinh kiến thức, kĩ năng, cảm xúc và tư duy lịch sử. Nó được xây dựng trong sự kết hợp giữa việc trình bày của giáo viên với hỏi vả trả lời giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau và hoạt động độc lập của học sinh với các nguồn kiến thức..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Đối với dạng bài này thì cung cấp kiến thức mới là bước cơ bản nhất và cũng khó nhất của hoạt động giảng dạy. Trước hết tôi cho học sinh làm việc với thông tin trong sách giáo khoa, sau đó nêu câu hỏi để học sinh suy nghĩ, tìm hiểu và trả lời. Từ đó tôi dẫn dắt học sinh đi đến nhận thức kíên thức cơ bản của bài học. Để tái hiện lại lịch sử, tôi không chỉ sử dụng sách giáo khoa mà còn tham khảo nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Trong bài giảng tôi kết hợp giữa lời nói với vịêc sử dụng đồ dùng trực quan tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, sơ đồ....giúp học sinh nắm được kiến thức mới. Sử dụng bảng cũng là khâu quan trọng. Tôi chia bảng làm ba phần, hai phần dùng để trình bày kiến thức cơ bản của bài học một cách ngắn gọn nhất, một phần dùng để viết nháp những gì cần minh hoạ cho bài dạy. Bài ôn tập, sơ kết, tổng kết: Đối với bài này, giáo viên không cung cấp kiến thức mới mà hướng dẫn học sinh nhớ lại những kiến thức đã học từ đó sữa chữa và bổ sung những hiểu biết sai của học sinh, khái quát hoá và rút ra những kết luận để học sinh nhận thức sâu sắc và toàn diện. Giáo viên phải có sự sáng tạo trong phương pháp để dẫn dắt, tổ chức giờ học, nếu không dễ dẫn đến “dạy lại”. Trước hết giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của học sinh, sau đó cho học sinh nêu những vấn đề cơ bản của chương, những vấn đề cần phải sơ kết, tổng kết. Nêu câu hỏi dưới dạng các bài tập, cho học sinh hoạt động nhóm để thu hút học sinh tham gia trao đổi, từ đó giáo viên giúp học sinh nâng cao nhận thức về các khái niệm, các quy luận cơ bản. Kết thúc bài học tôi nêu những kết luận chung có tính khái quát theo giai đoạn, thời kì những vấn đề đã học. Lưu ý: Hiệu quả của bài ôn tập phụ thuộc vào các điều kiện: + Sự chuẩn bị của học sinh ở nhà. + Tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh tại lớp. + Lựa chọn đúng nội dung, khối lượng ôn tập. Vì vậy trước mỗi giờ ôn tập, sơ kết, tổng kết giáo viên hướng dẫn học sinh về chuẩn bị ở nhà những nội dung chính cần ôn tập. Bước 4: Sau mỗi bài học, tôi rất chú trọng phần củng cố kiến thức. Tôi dành một khoảng thời gian nhất định cho phần củng cố để đọng lại kiến thức cho học sinh. Có các hình thức củng cố sau: giáo viên sơ kết bài, giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh trả lời những vấn đề cơ bản của bài học, yêu cầu học sinh trình bày lại diễn biến của một trận đánh trên lược đồ, lập bảng thống kê các sự kiện chính, ... 8. Sử dụng trò chơi để tạo hứng thú cho HS trong những tiết dạy. Thiết nghĩ rằng trò chơi trong các giờ học Lịch sử không chỉ nhằm mục đích giải trí cho học sinh mà còn tạo nên một không khí hăng say học tập. Các em phải có thể độc lập suy nghĩ tìm tòi hoặc phối hợp với các bạn trong nhóm để có đáp án nhanh, chính xác. Vì thế khi các em được học Lịch sử qua hình thức trò chơi sẽ thấy thoải mái hơn, hứng thú hơn, từ đó mà ghi nhớ tốt những kiến thức cơ bản. * Từ những việc làm trên, tôi xin minh chứng bằng bài dạy trong chương trình lịch sử lớp 7 và lớp 9 như sau:.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Bài 25: PHONG TRÀO TÂY SƠN Tiết 53: I. Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn (Lịch sử lớp 7) Đây là dạng bài học mang tính chất cung cấp kiến thức mới, yêu cầu học sinh nắm đựoc những nội dung sau: - Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong nửa sau TK XVIII, từ đó dẫn tới phong trào nông dân ở Đàng Trong mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. - Anh em Nguyễn Nhạc lập căn cứ Tây Sơn và sự ủng hộ của đồng bào Tây Nguyên. Tôi xác định trọng tâm của bài là mục 2. Đồ dùng dạy học - Máy chiếu - Lược đồ căn cứ của nghĩa quân Tây Sơn - Tranh ảnh: Chân dung Nguyễn Nhạc, tượng đài Quang Trung. Tôi tiến hành bài giảng theo trình tự sau: 1) Ổn định lớp, nắm sĩ số học sinh 2) Bài cũ: - Nêu tình hình kinh tế, đời sống của nhân dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII? - Tình hình ấy dẫn tới hậu quả gì? Sau khi học sinh trả lời, tôi cho học sinh nhận xét, góp ý, cuối cùng tôi nhận xét, cho điểm và dẫn vào bài mới. 3) Giới thiệu vào bài: Có áp bức thì có đấu tranh, nhân dân Đàng Ngoài đã nổi dậy đấu tranh chống chính quyền Lê-Trịnh. Vậy tình hình Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII như thế nào ? Vì sao có cuộc khởi nghĩa Tây Sơn? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu. 1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII. 1 Hs đọc mục 1, cả lớp theo dõi. H:Tình hình xã hội ở Đàng Trong từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XVIII ra sao? Hs vận dụng kiến thức đã học để trả lời. H: Đến nửa thế kỉ XVIII tình hình xã hội ở Đàng Trong như thế nào ? Hs nghiên cứu mục 1 trả lời: * Chính quyền họ Nguyễn suy yếu, mục nát. H: Những biểu hiện nào chứng tỏ Chính quyền họ Nguyễn suy yếu? Hs tìm hiểu trả lời. GV chiếu lên màn hình những biểu hiện: - Mua quan bán tước. - Quan lại, hào cường áp bức, bóc lột nhân dân, chiếm đoạt ruộng đất công, ăn chơi xa xỉ. - Trương Phúc Loan thâu tóm quyền hành trong triều đình. - Thuế khoá nặng nề..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Gv bổ sung một số thông tin: Cung điện đựơc xây dựng la liệt bên bờ sông Phú Xuân, nuôi các đội ca kĩ phục vụ yến tiệc, Trương Phúc Loan xây dựng vây cánh, ăn ngụ lộc năm của nguồn, vàng bạc châu báu gấm vóc đầy nhà, trâu ngựa không biết bao nhiêu mà kể. Ở Đàng Trong lúc bấy giờ có hàng trăm thứ thuế mà trưng thu thì phiền nhiễu. Quan lại lấy cớ dân phải bù tiền thuế cho nhà nước rồi đem ruộng công bán cho nhau làm ruộng tư. H: Đời sống của nhân dân Đàng Trong lúc bấy giờ như thế nào ? Hs tìm hiểu sgk trả lời: * Đời sống của nhân dân cơ cực. Gv bổ sung một số thông tin: Nhân dân miền xuôi thì tô thuế nặng nề, nhân dân miền núi thì cống nạp sừng tê, ngà voi. H: Đời sống của nhân dân Đàng Trong và Đàng Ngoài lúc bấy giờ có gì giống nhau? Hs vận dụng kiến thức đã học để so sánh và rút ra nhận xét: đều bị phong kiến áp bức, đời sống cơ cực. H: Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn Đàng trong đã dẫn tới hậu quả gì? Hs suy nghĩ trả lời: Nhân dân căm dận và nổi dậy đấu tranh. Gv dẫn dắt: Sự oán dận của các tầng lớp nhân dân ngày càng cao, họ đã vùng dậy đấu tranh. Có nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: khởi nghĩa Lý Văn Quang ở Gia Định, tiêu biểu là khởi nghĩa chàng Lía. * Khởi nghĩa chàng Lía ở Truông Mây(Bình Định) H: Em biết gì về Chàng Lía? Hs tìm hiểu và trả lời. Gv trình bày: Lía xuất thân trong một gia đình nghèo khổ, anh phải đi ở cho địa chủ. Là người khí khái, giỏi võ nghệ, mạnh khoẻ. Nuôi sẵn chí căm thù, nạn đói xảy ra, anh trốn vào rừng tập hợp dân nghèo nổi dậy, lấy Truông Mây làm căn cứ. Nghĩa quân đánh giết bọn cường hào lấy của cải phân phát cho dân nghèo. Do hoàn cảnh lịch sử, khởi nghĩa bị dập tắt. Gv chiếu lên màn hình 4 câu thơ: “ Ai vào Bình Định mà nghe, Nghe thơ chàng Lía, hát vè Quảng Nam. Chiều chiều én liệng Truông Mây, Cảm thương chàng Lía bị vây trong thành.” H: Em cảm nhận như thế nào về tình cảm của nhân dân đối với chàng Lía? Hs trình bày cảm nhận: hình ảnh chàng Lía mãi khắc sâu trong lòng nhân dân. H: Khởi nghĩa chàng Lía thất bại nhưng đã có ý nghĩa gì? Câu hỏi này yêu cầu học sinh phải suy nghĩ để tìm câu trả lời. Gv: Thể hiện tinh thần đấu tranh của nhân dân chống chính quyền họ Nguyễn, báo trước cơn bão táp đấu tranh giai cấp sẽ giáng vào chính quyền phong kiến..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> 2. Khởi nghia Tây Sơn bùng nổ. 1 Hs đọc mục 2, cả lớp theo dõi. H: Khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra trong hoàn cảnh nào? Hs liên hệ mục 1 để trả lời. H: Khởi nghĩa Tây Sơn do ai lãnh đạo ? * Lãnh đạo: Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ Gv bổ sung thông tin: ba anh em sinh ra và lớn lên ở ấp Kiên Thành. Tổ tiên của ba người vốn quê ở Nghệ An tên là Hồ Phi Khang bị quân chúa Nguyễn bắt làm tù binh năm 1655 đưa vào Tây Sơn khai hoang lập ấp. Hồi nhỏ ba anh em được học thầy giáo Hiến - một nho sĩ bất bình với quyền thần Trương Phúc Loan. Nhờ đó được hiểu biết thêm về tình hình triều đình chúa Nguyễn. Nguyễn Nhạc buôn trầu từ vùng núi về xuôi bán nên am hiểu điạ thế, chứng kíên nhiều cảnh thống khổ của nhân dân. Năm 1771 nhân bị tên Đốc Trưng Đằng ức hiếp, Nguyễn Nhạc cùng hai em dựng cờ khởi nghĩa H: Căn cứ ban đầu của nghĩa quân ở đâu ? * Mùa xuân 1771: ba anh em dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn Thượng đạo. Gv chiếu lên màn hình lược đồ khởi nghĩa. H: Tại sao Tây Sơn Thượng đạo được chọn làm căn cứ ? Hs quan sát lược đồ và nhận xét : là vùng rừng núi rậm rạp rất thuận lời cho xây dựng căn cứ. H: Anh em Nguyễn Nhạc đã chuẩn bị khởi nghĩa như thế nào ? Hs tìm hiểu trả lời: * Chuẩn bị: xây thành đắp luỹ, lập kho tàng, luyện tập quân sĩ Gv đọc bài hịch của nghĩa quân Tây Sơn: “Giận quốc phó ra lòng bội bạn nên Tây Sơn xướng nghĩa cần vương. Trước là ngăn cột đá giữa dòng kẻo đảng giặc đặt mưu ngấp nghé. Sau là tưới mưa dầm khi hạn kéo cùng dân khỏi chốn lầm than.” H: Khi mở rộng căn cứ xuống Tây Sơn Hạ đạo, nghĩa quân đã làm gì ? Hs tìm hiểu trả lời. Gv bổ sung: giải phóng các làng xã, trừng trị bọn thu thuế, bãi bỏ các thứ thuế. Tấn công các đồn giải phóng tù nhân....Đi đến đâu đều đựơc nhân dân hưởng ứng tham gia. H: Những lực lượng nào tham gia khởi nghĩa ? Hs trả lời: * Lực lượng: nông dân nghèo, đồng bào dân tộc, thợ thủ công, thương nhân, hào mục. H: Tại sao có đông đảo lực lượng tham gia khởi nghĩa ngay từ đầu ? Để học sinh trả lời câu hỏi này, tôi chiếu lên màn hình tư liệu sau: “Một số giáo sĩ phương Tây có mặt ở nước ta bấy giờ đã mô tả nghĩa quân Tây Sơn là: ban ngày những người khởi nghĩa xuống các chợ, kẻ đeo gơm, người mang cung tên, có người mang súng… Người ta gọi họ là những kẻ nhân đức đối với người nghèo…Họ muốn giải phóng người dân khỏi ách chuyên chế của vua quan.” Hs suy nghĩ tìm câu trả lời: Gv bổ sung: với khẩu hiệu “lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo” cuộc khởi nghĩa bắt mạch đúng nguyện vọng của nhân dân. Với khẩu hiệu “đánh đổ quyền.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> thần Trương Phúc Loan ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương” đã lôi kéo đựơc một bộ phận tầng lớp thống trị bất bình với Trương Phúc Loan. 4) Củng cố: Để khắc sâu bài học cho học sinh tôi cho các em chơi trò chơi giải ô chữ lịch sử sau: Mỗi ô chữ hàng ngang là một đơn vị kiến thức trong bài học và sẽ có một chữ cái chìa khoá. Mỗi ô hàng ngang có một câu hỏi để học sinh giải đáp. Sau khi giải hết các ô chữ hàng ngang với các chữ cái xuất hiện, học sinh sẽ tìm được ô chữ hàng dọc. Ô chữ hàng dọc sẽ là nội dung kiến thức cơ bản nhất của bài học. Ô chữ gồm có 6 ô hàng ngang và một ô hàng dọc: - Hàng ngang số 1: Có 6 chữ cái: Một loại lâm sản mà nhân dân Đàng Trong phải nộp cho quan lại. - Hàng ngang số 2: Có 6 chữ cái: Một hình thức bóc lột của quan lại đối với nông dân - Hàng ngang số 3: Có 8 chữ cái: Tên một nhà bác học nước ta thế kỉ XVIII. - Hàng ngang số 4: Có 10 chữ cái: Tên một trong những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩaTây Sơn. - Hàng ngang số 5: Có5 chữ cái: Nơi lập căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. - Hàng ngang số 6: Có 9 chữ cái: Căn cứ của cuộc khởi nghĩa Chàng Lía Đáp án ô chữ:. 1 2. T. Ô. T. 3. L. Ê. 4 A 5 6. S. Ừ. N. G. H. U. Ế. Q. Ú. Y. N. G. U. Y. N. K. H. Ê. T. R. U. T. Ê. Đ. Ô. N. Ễ. N. N. H. Ạ. C. Ô. N. G. M. Â. Y. Ô chữ hàng dọc là: Suy yếu Bài 13. Tiết 15: TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU NĂM 1945 ĐẾN NAY (Lịch sử lớp 9) Bài “Tổng kết phần lịch sử thế giới hiện đại từ sau năm 1945 đến nay” là dạng bài mang tính chất tổng kết, yêu cầu học sinh nắm được những nội dung sau: Những nét nổi bật nhất và cũng là nội dung chủ yếu mà thực chất là những nhân tố chi phối tình hình thế giới từ sau năm 1945. Thế giới chia thành hai phe XHCN và TBCN là dặc trung bao trùm đời sống chính trị và quan hệ quốc tế gần như toàn bộ nửa sau thế kỉ XX..
<span class='text_page_counter'>(12)</span> Những xu thế phát triển hiện nay của thế giới. Đối với bài này tôi xác định trọng tâm của bài là mục I. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ thế giới sau năm 1945 - Máy chiếu - Phiếu học tập. Từ những yêu câu trên tôi tiến hành bài giảng theo trình tự sau : 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của học sinh. .3 Giới thiệu vào bài mới : Chúng ta đã học phần lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay. Vậy lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay có những nội dung chủ yếu nào ? Đặc trưng bao trùm đời sống chính trị và quan hệ quốc tế nửa sau thế kỉ XX là gì ? Tôi gọi một học sinh trả lời nhưng tôi không nhận xét mà dẫn vào bài mới. I. Những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay. Cho hs nghiên sách giáo khoa, sau đó nêu câu hỏi: H: Lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay có những nội dung chính nào ? Hs trả lời : có 5 nội dung. Tôi hướng dẫn học sinh tổng kết lại từng nội dung: 1. Liên Xô và các nước Đông Âu. Gv treo bản đồ thế giới. Yêu cầu học sinh xác định vị trí của Liên Xô và các nước Đông Âu. Học sinh quan sát bản đồ và xác định vị trí. Gv chiếu lên màn hình những sự kiện chính của nội dung này( ghi sai mốc thời gian): - Năm 1948 CNXH trở thành hệ thống thế giới. - Đến những năm 60, các nước XHCN trở thành một lực lượng hùng mạnh về kinh tế, chính trị, xã hội. - Năm 1990 CNXH ở Liên Xô và Đông Âu tan rã. Hs quan sát trên màn hình, thảo luận và phát hiện ra chỗ chưa chính xác của sự kiện. Gv tổ chức cho Hs trình bày ý kiến. Gv chiếu lên màn hình đáp án đúng: - Năm 1949 CNXH trở thành hệ thống thế giới. - Đến những năm 70, các nước XHCN trở thành một lực lượng hùng mạnh về kinh tế, chính trị, xã hội. - Năm 1991 CNXH ở Liên Xô và Đông Âu tan rã. H: Em hãy nêu những thành tựu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật của CNXH từ 1950-1970? Hs dựa vào kiến thức đã học để trả lời. H: Em có suy nghĩ gì về sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu ? Hs dựa vào kíên thức và hiểu biết của mình để trình bày suy nghĩ. Gv tổ chức cho Hs phát biểu theo suy nghĩ cá nhân..
<span class='text_page_counter'>(13)</span> Gv nhấn mạnh: Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu tác động nghiêm trọng tới cục diện thế giới nhưng không phải là sự cáo chung của CNXH mà chỉ là sự sụp đổ của một mô hình CNXH chưa phù hợp, chỉ là một bước lùi tạm thời chứ không phải là sự sụp đổ của Chủ nghĩa Mác. 2. Phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh. Gv treo bản đồ thế giới, yêu cầu học sinh xác định khu vực Á, Phi, Mĩ Latinh. Hs quan sát và xác định vị trí. Gv chiếu lên màn hình những sự kiện chính của nội dung thứ hai(bỏ lửng sự kiện): - Phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh........ - Hệ thống thuộc địa và chủ nghĩa Apacthai......... - Sau khi giành độc lập, các nước Á, Phi, Mĩ Latinh........ Hs quan sát trên màn hình, thảo luận nhóm và điền tiếp phần còn bỏ lửng. Gv tổ chức cho Hs trình bày, gọi học sinh khác nhận xét. Gv chiếu đáp án đầy đủ để Hs so sánh: - Phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh giành những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử. - Hệ thống thuộc địa và chủ nghĩa Apacthai sụp đổ. - Sau khi giành độc lập, các nước Á, Phi, Mĩ Latinh giành những thắng lợi to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước. 3. Các nước TBCN. Gv yêu cầu một Hs đọc to nội dung thứ ba, cả lớp theo dõi vào SGK. Gv chiếu lên màn hình 2 sự kiện(trong 4 sự kiện của nội dung này). Gv phát phiếu học tập cho hs. Gv tổ chức cho Hs hoạt động nhóm, tìm ra 2 sự kiện còn thiếu, ghi vào phiếu. Gv thu phiếu, kiểm tra sau đó chiếu lên màn hình cả 4 sự kiện để Hs đối chiếu: - Sự phục hồi và phát triển nhanh về kinh tế của các nước TBCN. - Mĩ trở thành nứơc tư bản giàu mạnh nhất thế giới. - Xu hướng liên kết khu vực. - Hình thành 3 trung tâm kinh tế thế giới: Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu. 4. Quan hệ quốc tế: H: Quan hệ quốc tế từ sau năm 1945 đến naycó điều gì đáng chú ý ? Hs dựa vào kiến thức đã học và thông tin ở Sgk để suy nghĩ tìm câu trả lời. Gv tổ chức cho Hs trình bày ý kiến, gọi Hs khác nhận xét. Gv kết luận: - Sự xác lập trật tự hai cực Xô-Mĩ - Tình trạng “Chiến tranh lạnh” kéo dài. H: Em hiểu như thê nào về “Chiến tranh lạnh” ? Hs dựa vào kiến thức đã học trả lời. Gv phát phiếu học tập cho Hs: Hoàn thành bảng thống kê các biểu hiện cụ thể của tình trạng Chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mĩ: Liên Xô - Chạy đua vũ trang. Mĩ.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Sản xuất vũ khí hạt nhân - Thành lập tổ chức Hiệp ước Vacsava -Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc. Hs làm việc theo nhóm, hoàn thành bảng thống kê vào phiếu. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét. Gv kết luận và chiếu lên màn hình bảng thống kê đầy đủ:. Liên Xô - Chạy đua vũ trang - Sản xuất vũ khí hạt nhân - Thành lập tổ chức Hiệp ước Vacsava -Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.. Mĩ - Chạy đua vũ trang - Sản xuất vũ khí hạt nhân - Thành lập khối quân sự NATO - Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc. Gv bổ sung để Hs thấy được sự khủng khiếp của vũ khí hạt nhân: chỉ cho nổ 1/2 số vũ khí hạt nhân của Mĩ hoặc Liên Xô cũng đủ tiêu diệt toàn bộ sự sống của loài người trên trái đất. 5. Cách mạng khoa học kĩ thuật. H: Cách mạng khoa học kĩ thuật đã đạt được những thành tựu nào? Hs dựa vào kiến thức đã học trả lời. Gv kết luận: Cách mạng khoa học kĩ thuật với những tiến bộ phi thường và những thành tựu kì diệu có ý nghĩa to lớn. H: Những thành tựu đó có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người ? Hs dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời, chỉ ra được những mặt tích cực và tiêu cực. H: Hãy kể ra một vài phát minh vĩ đại của cách mạng khoa học kĩ thuật mà em biết ? Hs dựa vào hiểu biết của mình để trả lời. H: Trong 5 nội dung chính trên, nội dung nào chi phối và tác động sâu sắc tới tình hình chính trị và quan hệ quốc tế trong giai đoạn 1945 đến nay ? Hs thảo luận và phát biểu ý kiến. Gv kết luận: Trong 5 nội dung chính trên, nội dung thứ 4 đã chi phối và tác động sâu sắc tới tình hình chính trị và quan hệ quốc tế gần như toàn bộ nửa sau thế kỉ XX. Đến năm 1989 Liên Xô và Mĩ đã tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh, 1991 Liên Xô và Đông Âu tan rã. Vậy hiện nay thế giới phát triển theo những xu thế nào ? II. Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay. H: Ngày nay thế giới phát triển theo những xu thế nào ? Hs dựa vào kiến thức đã học và thông tin ở Sgk để trả lời: Gv cho Hs nhận xét, bổ sung. Gv kết luận, chiếu lên màn hình để Hs đối chiếu: -Trật tự thế giới mới đang dần hình thành theo chiều hướng đa cực nhiều trung tâm - Hoà hoãn, hoà dịu trong quan hệ quốc tế. - Các nước điều chỉnh chiến lược lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm..
<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Nguy cơ xung đột nội chiến đe doạ hoà bình, ổn định ở nhiều khu vực. Gv nhấn mạnh: Tuy nhiên xu thế chung của thế giới là “Hoà bình, ổn định và hợp tác cùng phát triển”. 4. Củng cố bài: Để củng cố bài tôi cho Hs chơi trò giải ô chữ. Ô chữ gồm có 6 ô chữ hàng ngang và một ô chữ hàng dọc: - Hàng ngang số 1: Có 10 chữ cái: Sự đối đầu Xô-Mĩ đưa thế giới đứng trước nguy cơ này. - Hàng ngang số 2: Có 4 chữ cái: Tên một khối quân sự do Mĩ thiết lập. - Hàng ngang số 3: Có 7 chữ cái: Tên của nhà du hành vũ trụ đầu tiên bay vòng quanh Trái đất. - Hàng ngang số 4: Có 5 chữ cái: Mĩ và các nước Đế quốc tiến hành nhiều cuộc chiến tranh để nhằm thực hiện điều này đối với các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa và phụ thuộc. - Hàng ngang số 5: Có 7 chữ cái: Chính sách đối ngoại của Liên Xô. - Hàng ngang số 6: Có 7 chữ cái: Tên của vị Tổng thống Mĩ tham dự Hội nghị Ian-ta. Đáp án ô chữ: 1 2 3 4. G. A Đ. G À. A N. C N R Á. 5 6. R. U. Z. Ơ. V. H A I P H E. I T N. Ế Ô. N. T. R. A. O N. À. B. Ì. N. H. N H. Ô chữ hàng dọc: Hai phe. IV. KẾT QUẢ. Sau khi áp dụng đề tài này vào giảng dạy tôi thấy học sinh có hứng thú học tập, giờ học sôi nổi hơn, học sinh hăng say học tập tìm hiểu, đồng thời hiểu và nhớ được lâu khi học tập bộ môn lịch sử, chất lượng học của các em được nâng lên rõ rệt. Kết quả sau khi áp dụng đề tài của lớp 9 A, 7A Kết quả Tổng số Giỏi Khá Trung Dưới Lớp học sinh bình trung Bình Số lượng 40 20 15 5 0 9A Tỉ Lệ % 50.0 37.5 12.5 0 Số lượng 7A. 42. 15. 20. 7. 0.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> Tỉ Lệ %. 35.7. 47.3. 17.0. 0. C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau: Trong mỗi tiết dạy giáo viên nêu mục tiêu yêu cầu của tiết, mục của bài học sau đó cung cấp thông tin và phân bổ thời gian hợp lí lí để học sinh tiếp nhận thông tin. Giáo viên đặt và sử dụng linh hoạt các câu hỏi phù hợp với nội dung bài dạy, tuỳ theo khối lớp và đối tượng học sinh mà vận dụng Khi nêu câu hỏi giáo viên cố gắng sử dụng các câu hỏi ngắn gọn, đủ ý, đơn giản, dễ hiểu,gợi sự suy nghĩ và tư duy của học sinh. Không nên sử dụng câu hỏi “Có” hay “Không”, “Đúng” hay “Sai” mà phải sử dụng câu hỏi phát huy tính độc lập tư duy ở các em ( tránh tình trạng học sinh trả lời một cách công thức hoặc chung chung ) Khi tổ chức học sinh tiếp nhận thông tin giáo viên chú ý sử dụng câu hỏi gợi mở ( chuẩn bị kĩ ở giáo án) để giải quyết câu hỏi đặt ra đầu giờ Giáo viên cần nghiên cứu kĩ sách giáo khoa thường xuyên nghiên cứu thêm tài liệu tham khảo để xây dựng các câu hỏi trong các tiết dạy và vận dụng linh hoạt hơn để giải quyết nhiệm vụ nhận thức ở mỗi bài học. Giáo viên cần kết hợp các phương tiện dạy học khác như đồ dùng trực quan, hình ảnh, tranh vẽ trong sách giáo khoa, hệ thống thao tác sư phạm khi lên lớp... để góp phần phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong mỗi tiết học, nâng cao hiệu quả giờ dạy Trong quá trình giảng dạy, ngôn ngữ nói phải truyền cảm, không quá nhanh hoặc quá chậm, phải lôi cuốn, hấp dẫn, trình bày phải có điểm nhấn, tránh đều đều. Khi đặt câu hỏi không nên đặt câu hỏi quá dễ làm cho học sinh thoả mãn, đi đến chủ quan về vốn hiểu biết của mình, mà phải là cho các em hiểu rằng, sự trả lời đúng, đầy đủ câu hỏi do giáo viên nêu ra là tốt, song vẫn phải tiếp tục suy nghĩ để trả lời hay hơn, sâu sắc hơn và thông minh hơn. Cần tạo cơ hội cho học sinh trong cả lớp trả lời, thảo luận nhóm, không làm nặng nề giờ học, trình bày nhồi nhét song vẫn tạo không khí thoải mái, nhẹ nhàng để đạt kết quả tối đa. Giáo viên dạy môn lịch sử phải luôn luôn tìm tòi sáng tạo và đổi mới trong phương pháp dạy học. Có kế hoạch cụ thể trong việc tìm kiếm và thiết kế các đồ dùng dạy học đẹp chính xác phù hợp với nội dung bài dạy. Người giáo viên Lịch sử cần tự bồi dưỡng năng khiếu vẽ bản đồ, lược đồ khoa học và chính xác. Sử dụng triệt để các phương pháp dạy học tích cực nhằm thu hút sự chú ý của học sinh.Nên có những buổi học ngoại khoá, tham quan du lịch các di tích bảo tàng lich sử. D. KẾT LUẬN CHUNG:.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> Qua việc áp dụng đề tài này vào giảng dạy tôi thấy rằng để nâng cao chất lượng trong mỗi giờ lên lớp thì trước hết giáo viên phải thực sự tâm huyết với bộ môn, thực sự đầu tư thời gian, kiến thức cho bài dạy. Lên lớp giáo viên phải có sự sáng tạo trong việc tổ chức hướng dẫn các em học. Các em phải được làm việc nhiều trên lớp. Như vậy ngoài việc thu nhận kiến thức còn rèn luyện được khả năng tư duy, tổng hợp, tìm ra kết luận. Đây là yếu tố quan trọng giúp Hs phát triển tư duy và hình thành phương pháp tự học. Chính sự hứng thú của học sinh trong mỗi giờ học và chất lượng học tập của các em được nâng lên sau mỗi bài kiểm tra phần nào khẳng định tác dụng của đề tài và là động lực giúp tôi vượt lên khó khăn để đầu tư hơn nữa cho bộ môn mà tôi yêu thích. Và tôi hy vọng rằng mình sẽ truyền tình yêu bộ môn cho nhiều học sinh hơn nữa, đưa học sinh đến với những Bạch Đằng, Chi Lăng, Cách mạng tháng Tám, Điện Biên Phủ, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Để các em tự hào với truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam, cố gắng học tập và rèn luyện xây dựng đất nước “ngày càng to đẹp hơn”. Vì thời gian có hạn, nên tôi chỉ mạnh dạn trình bày quan điểm của mình góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc giúp giáo viên và học sinh trường THCS Đồng Tâm nói riêng, các đồng nghiệp và học sinh các trường bạn nói chung thực hiện phương pháp sử dụng những câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh đạt hiệu quả cao hơn. Về phía bản thân, tôi xin hứa sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được của việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trên, đồng thời không ngừng rút kinh nghiệm, khắc phục khó khăn để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học E. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT. - Việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh không chỉ ở bộ môn lịch sử mà cần được tiến hành đồng bộ ở tất cả các môn học, ở tất cả các giáo viên và các địa bàn dân cư. - Để có được kết quả cao trong việc dạy và học, địa phương cần có sự quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất, xây phòng bộ môn để thuận tiện trong việc dạy và học của giáo viên và học sinh. - Các thiết bị trường học cần có đầy đủ tranh ảnh về các di tích lịch sử và di sản văn hoá hoặc chân dung của các nhân vật lịch sử có công với cách mạng.Nhà trường cần mua một số tư liệu, tài liệu có liên quan đến lịch sử và cách giảng dạy bộ môn lịch sử. - Tổ chức các cuộc thi sáng tạo và sử dụng đồ dùng dạy học ở tất cả các môn trong đó có môn lịch sử. - Các cơ quan cần có mối quan hệ kiểm tra đồ dùng dạy học kỹ hơn trước khi mua, nhận về vì đa phần đồ dùng được trang bị đều mau hỏng hoặc không sử dụng được. - Cần có một số nguồn kinh phí để thực hiện tham quan ngoại khoá, học hỏi thực tế tại các di tích, bảo tàng nhất là thực tế về phần lịch sử địa phương của Thủ đô Hà Nội …..
<span class='text_page_counter'>(18)</span> Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình giảng dạy môn lịch sử, hiểu biết và kinh nghiệm chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên và học sinh trường THCS Nam Phương Tiến B đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Chân thành cảm ơn quý Thầy cô cùng bạn đọc đã bỏ chút thời gian quý báu để đến với đề tài và xin được tiếp thu ý kiến góp ý của các đồng nghiệp. Ngày 5 tháng 5 năm 2012 Người viết. NGUYỄN THỊ VÂN ANH Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA – KHEN THƯỞNG : ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(19)</span>