Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

De thi Lich Su 6 HKII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.8 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>MÔN LỊCH SỬ LỚP 6 HKII I/ Trắc nghiệm: 1/ Lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X gọi là thời kì Bắc thuộc. Vì sao? -. Từ 179 TCN đến thế kỉ X, nước ta liên tục chịu sự thống trị của các triều đại phog kiến Phương Bắc (Trung Quốc). Do thời kì này nước ta liên tiếp bị các triều đại phong kiến Phương Bắc đô hộ, thống trị, nên sử cũ gọi là thời kì Bắc thuộc.. 2/ Nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao nhằm mục đích gì? -. Nhà Hán đã gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao nhằm thực hiện âm mưu đồng hóa dân ta, muốn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc.. 3/ Các loại thuế mà nd Giao châu nộp nhiều nhất cho chính quyền đô hộ là thuế nào? -. Các loại thuế mà nd Giao châu nộp nhiều nhất cho chính quyền đô hộ là thuế sắc và thuế muối.. 4/ Dựa vào địa thế vùng Dạ Trạch, người anh hùng nào đã lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng quân Lương? -. Dựa vào địa thế vùng Dạ Trạch, người anh hùng đạo nhân dân ta đánh thắng quân Lương là Triệu Quang Phục.. 5/ Dưới ách thống trị của nhà Đường, nước ta đã xuất hiện những cuộc khởi nghĩa nào? -. Dưới ách thống trị của nhà Đường, nước ta đã xuất hiện những cuộc khởi nghĩa: + Mai Thúc Loan (722) + Phùng Hưng ( 776-791). 6/ Lập niên biểu các cuộc khởi nổ ra từ thế kỉ I đến thế kỉ X STT 1 2 3 4 5 6 7/. Thời gian Năm 40 Năm 248 Năm 542-544 Năm 722 Năm 776-791 Năm 938. Tên cuộc khởi nghĩa Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Khởi nghĩa Bà Triệu Khởi nghĩa Lý Bí Khởi nghĩa Mai Thúc Loan Khởi nghĩa Phùng Hưng Khởi nghĩa Ngô Quyền. a) Có người khuyên bà lấy chồng, bà khảng khái đáp: “ Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đáp luồn sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ánh nô l ệ,đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người. b).

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Ru con con ngủ cho lành Để mẹ gánh nước rửa bành con voi. Muốn coi lên núi mà coi, Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng. Túi gấm cho lẫn túi hồng, Tem trầu cánh kiến cho chồng ra quân. II/ Tự luận 1/ Hoàn cảnh nào dẫn đến việc họ Khúc giành quyền tự chủ? Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra (đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Hoàng Sào) - Giữa năm 905, Tiết độ sứ ở An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức. - Được sự ủng hộ của nông dân  Khúc Thừa Dụ nổi dậy đánh chiếm Tống Bình, rồi tự xưng là Tiết Độ Sứ, xây dựng 1 chính quyền tự chủ. - Đầu năm 906, nhà Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết Độ Sứ -. 2/ Nêu những việc làm của họ Khúc nhằm xây dựng quyền tự chủ cho đất nước; ý nghĩa. -. Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ được 2 năm thì mất. Năm 907, Khúc Hạo thay cha tiếp tục xây dựng đất nước tự chủ; đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi đến tận xã. Ý nghĩa: Chấm dứt ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc, người Việt tự quyết định tương lai của đất nước.. 3/ Trình bày tóm tắt diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938. a) Diễn biến: - Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo ch ỉ huy tiến thẳng vào vùng biển nước ta. + Lúc triều lên -. Ngô Quyền cho vài thuyền nhẹ ra đánh nhử địch rồi vờ thua bỏ chạy. Quân Nam Hán dốc toàn lực lượng đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm mà ko hay biết.. + Lúc triều xuống -. Ngô Quyền dốc toàn lực lượng phản công, quân Nam Hán chống cự ko nổi phải quay đầu tháo chạy, thuyền xô vào bãi cọc ngầm, bị đắm chết rất nhiều. Hoằng Tháo cũng bỏ mạng nơi đây..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> b) Kết quả: - Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc thắng lợi vẻ vang. c) Ý nghĩa: - Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa lịch sử vô cùng lớn lao: + Đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn 1000 năm của phong kiến Ph ương Bắc. + Mở ra một bước ngoặc mới: thời kì Độc lập lâu dài của dân tộc, tạo niềm tin và tự hào cho nhân dân. 4/ Em hãy đánh giá công lao to lớn của Ngô Quyền trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán lần hai? Ngô Quyền đã có công lao rất lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm l ược nước ta lần thứ hai. -. -. Trong cuộc kháng chiến, ông đã huy động được sức mạnh của toàn dân đứng lên chống quân xâm lược. Tận dụng được vị trí, địa thế của sông Bạch Đằng, chủ động đưa ra kế hoạch đánh giặc độc đáo, làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc, mở ra thời kì độc lập lâu dài của dân t ộc ta. Ông xứng đáng được nhân dân tôn vinh là “ Ông tổ phục hưng nền độc lập dân tộc” ( có công khôi phục nền độc lập dân tộc ).. 5/ Cách đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm nào trong trận Bạch Đằng năm 938? -. -. Sau khi tiêu diệt Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền đã chủ động đặt kế hoạch tiêu diệt quân xâm lược Nam Hán ở cửa sông Bạch Đằng. Ông cho quân và ta lập trận địa cọc, dựa vào nước triều lên xuống để tiêu diệt giặc Kế hoạch đánh giặc của ông rất chủ động và độc đáo. Biểu hiện: + Chủ động đón đánh quân xâm lược. + Độc đáo: Lợi dụng sông nước Bạch Đằng để bố trí trận địa bãi cọc ngầm trên sông. Bởi vì, sông Bạch Đằng chịu ảnh hưởng của thủy triều lên, xuống rất mạnh (chênh nhau đến 3m), thuận lợi cho kế hoạch đóng cọc xuống lòng sông và lợi dụng nước thủy triều để đánh địch. Hai bên sông toàn là rừng rậm, thuận lợi cho ta ẩn nấp, mai phục..

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×