Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.1 KB, 6 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>UBND HUYỆN SA PA. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. PHÒNG GD&ĐT. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Số: 38/KH-PGD&ĐT. Sa Pa, ngày 06 tháng 11 năm 2012. KẾ HOẠCH Chỉ đạo thực hiện công tác tuyên truyền xây dựng Nông thôn mới ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2012 - 2013 Căn cứ Kế hoạch số: 01/KH-BCĐ ngày 11/11/2011 của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Sa Pa giai đoạn 2011-2015; Căn cứ Công văn số 1106/SGD&ĐT-KHTC ngày 30/8/2012 của Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai về việc triển khai thực hiện công tác tuyên truyền xây dựng Nông thôn mới ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2012 - 2013; Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện công tác tuyên truyền cụ thể như sau: I. Mục đích, yêu cầu Tuyên truyền trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong hệ thống trường học về mục đích, ý nghĩa và trách nhiệm chung sức xây dựng nông thôn mới của tỉnh Lào Cai, huyện Sa Pa giai đoạn 2011-2015. Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng cơ sở vật chất trường học đảm bảo theo tiêu chí nông thôn mới; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Đưa công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới thành nhiệm vụ thường xuyên và sâu rộng đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; với mục đích lấy tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, vì vậy kế hoạch này được triển khai, tổ chức thực hiện ở cơ quan quản lý giáo dục và tất cả các đơn vị trường học; căn cứ nhiệm vụ quyền hạn của mình các đơn vị tiến hành các hình thức tuyên truyền phong phú, sáng tạo, đồng bộ. Gắn tuyên truyền Chương trình xây dựng nông thôn mới với việc thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư” và tuyên truyền đưa nghị quyết đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống. II. Nội dung, tài liệu và hình thức tuyên truyền 1. Nội dung và tài liệu tuyên truyền 1.1. Tuyên truyền, vận động trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh ngành giáo dục và đào tạo về xây dựng nông thôn mới Các đơn vị trường học tập trung tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong trường về Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới: Quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và vị trí - vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn; xác định xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Từ đó đề cao ý thức, trách nhiệm, thống nhất nhận thức và hành động, hăng hái đóng góp trí tuệ, công sức, tiền của tham gia xây dựng nông thôn mới. Quyết.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> tâm chung sức, chung lòng, chung tay thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2020. 1.2. Tuyên truyền 5 nguyên tắc cơ bản xây dựng nông thôn mới của tỉnh - Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Cấp uỷ Đảng chính quyền các cấp có vai trò chỉ đạo trong việc xây dựng đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. - Người dân, cộng đồng dân cư đóng vai trò là chủ thể trong việc thực hiện các mục tiêu và thụ hưởng thành quả của Chương trình xây dựng nông thôn mới. - Xây dựng nông thôn mới được thực hiện theo phương châm huy động sự nỗ lực, tự giác, nội lực của các tầng lớp nhân dân kết hợp sự định hướng, hỗ trợ của Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội khác. - Trên cơ sở cơ chế chính sách hiện hành, các địa phương căn cứ điều kiện thực tế của mình đề xuất và thực hiện đảm bảo mang lại hiệu quả bền vững. - Việc lập và thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới vừa căn cứ vào đặc thù và điều kiện thực tế của mỗi địa phương trong tỉnh nhưng vẫn bảo đảm phù hợp với các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. 1.3. Tuyên truyền các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của Chương trình xây dựng nông thôn mới theo khung đề án, kế hoạch, chương trình của Ban chỉ đạo quốc gia về xây dựng nông thôn mới, bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; mục tiêu xây dựng nông thôn mới của tỉnh Lào Cai, đặc biệt là mục tiêu xây dựng nông thôn mới của huyện Sa Pa - Đề án, kế hoạch, chương trình, mục tiêu xây dựng nông thôn mới của tỉnh Lào Cai, của huyện Sa Pa, đặc biệt là 5 nội dung đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định, đó là: + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tập trung vào kinh tế nông lâm nghiệp, nâng cao thu nhập cho nhân dân. + Phát triển giao thông nông thôn, tập trung vào xây dựng hệ thống đường liên thôn, liên gia, đường nội đồng. + Công tác Giáo dục và Đào tạo, tập trung vào việc xây dựng hệ thống trường mầm non, phong ở cho học sinh bán trú và nhà công vụ cho giáo viên. + Cải tạo phong tục tập quán lạc hậu, làm chuồng trại, nhà vệ sinh, vệ sinh đường lành, ngõ xóm. + Bảo đảm an ninh trật tự xã hội, đặc biệt là an ninh nông thôn. - Kết hợp tuyên truyền 7 chương trình công tác trọng tâm với 27 đề án của BCH Đảng bộ tỉnh Lào Cai khóa XIV, 6 chương trình và 18 đề án của BCH Đảng bộ huyện Sa Pa khoá XXI, tuyên truyền đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”, v.v.... 1.4. Tuyên truyền thường xuyên, liên tục 11 nội dung chính trong kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 5/8/2010 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 đó là - Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, các yêu cầu đặt ra khi xây dựng quy hoạch như: quy hoạch tổng thể, quy hoạch vùng, quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã, vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung, hệ thống giao.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> thông thuỷ lợi nội đồng, quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng phát triển nông nghiệp, quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường - khu dân cư,... - Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nhằm đạt các yêu cầu của 8 tiêu chí gồm tiêu chí 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. - Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập nhằm mục tiêu đạt yêu cầu tiêu chí số 10, 12 trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Đến năm 2015 có 25% số xã đạt, đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. - Giảm nghèo và an sinh xã hội nhằm đạt yêu cầu của tiêu chí số 11 trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. - Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn nhằm đạt yêu cầu tiêu chí số 13 trong bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, đến năm 2015 có 65% số xã đạt chuẩn và đến năm 2020 có 75% số xã đạt chuẩn. - Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn nhằm đạt yêu cầu của tiêu chí số 5, 14 trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Đến năm 2015 có 45 số xã đạt chuẩn và đến năm 2020 có 80% số xã đạt chuẩn. Gắn các tiêu chí này với công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia và xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở tất cả các cấp học. - Phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ cư dân nông thôn nhằm đạt yêu cầu tiêu chí số 5, 15 của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Đến năm 2015 có 50% số xã đạt chuẩn và đến năm 2020 có 75% số xã đạt chuẩn. - Xây dựng đời sống văn hoá, thông tin và truyền thông nhằm đạt yêu cầu tiêu chí số 6, 16 trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Đến năm 2015 có 30% số xã có nhà văn hoá xã, thôn và 45% số xã có điểm bưu điện văn hoá và điểm internet đạt chuẩn; đến năm 2020 có 75% số xã có nhà văn hoá xã, thôn và 70% xã có điểm bưu điện và điểm internet đạt chuẩn. - Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn nhằm đạt yêu cầu tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Đến năm 2015 có 35% số xã đạt chuẩn và đến năm 2020 có 80% số xã đạt chuẩn. - Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn nhằm đạt yêu cầu của tiêu chí số 18 của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Đến năm 2015 có 85% số xã đạt chuẩn và đến năm 2020 có 95% số xã đạt chuẩn. - Giữ an ninh trật tự xã hội nông thôn nhằm đạt tiêu chí số 19 của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Đến năm 2015 có 85% số xã đạt chuẩn và đến năm 2020 có 95% số xã đạt chuẩn. 1.5. Tuyên truyền trong cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh toàn ngành để từ đó tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân nhận thức được xây dựng nông thôn mới cần đạt được 5 nội dung cơ bản nhất - Làng xã văn minh, sạch đẹp; - Sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hoá;.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn ngày càng được nâng cao; - Bản sắc văn hoá dân tộc được giữ gìn và phát triển; - Xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ. Ghi chú: Ngoài các nội dung đã nêu, các trường bám sát vào bộ tài liệu do Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ biên soạn; Phòng Giáo dục đã cấp cho các trường để lồng ghép vào các môn học có liên quan; các hoạt động ngoại khoá; đặc biệt là giờ chào cơ đầu tuần để tổ chức tuyên truyền. 2. Hình thức tuyên truyền 2.1. Tuyên truyền trực quan Xây dựng các bản tin, pa nô, áp phích, băng zôn, khẩu hiệu, tranh cổ động tuyên truyền xây dựng nông thôn mới tại nhà trường. 2.2. Tuyên truyền thông qua hoạt động văn hóa, văn nghệ, Hội thi. - Xây dựng chương trình văn nghệ với chủ đề xây dựng nông thôn mới, tổ chức biểu diễn tại các buổi sinh hoạt đội, tiết chào cờ đầu tuần, tiết HĐNGLL,… - Phát động phong trào thi sáng tác thơ ca, hò vè, khẩu hiệu xây dựng nông thôn mới. 2.3. Tuyên truyền miệng Các trường chỉ đạo giáo viên tổ chức tuyên truyền lồng ghép vào các môn học có liên quan, tuyên truyền qua các chương trình phát thanh măng non; thực hiện mỗi giáo viên là một “tuyên truyền viên” về xây dựng nông thôn mới nhằm tuyên truyền trực tiếp đến cha mẹ học sinh và các đối tượng nhân dân trên địa bàn. III. Gợi ý một số khẩu hiệu tuyên truyền, cổ động xây dựng Nông thôn mới Quyết tâm xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” góp phần xây dựng nông thôn mới Thực hiện xây dựng trường lớp “xanh - sạch - đẹp - an toàn” góp phần xây dựng nông thôn mới Duy trì bền vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia góp phần xây dựng nông thôn mới Góp công, góp sức, góp của xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi người dân Mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh hãy góp một ý tưởng, một việc cụ thể nhằm xây dựng nông thôn mới IV. Tổ chức thực hiện 1. Phòng Giáo dục và Đào tạo - Xây dựng kế hoạch chỉ đạo tuyên truyền xây dựng nông thôn mới, phổ biến trong toàn ngành, quán triệt thực hiện. - Cung cấp tài liệu tuyên truyền tới tất các trường; cung cấp băng zôn, khẩu hiệu, trích in tiêu chí số 5 - trường học và tiêu chí số 14 - giáo dục (đối với các trường chưa tự chủ ngân sách) để các trường treo ở những nơi phù hợp trong trường và tuyên truyền hiệu quả..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Phát động phong trào thi đua, tổng kết đánh giá về việc thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới trong trường học. 2. Các đơn vị trường học 2.1. Về hoạt động tuyên truyền - Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chương trình tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo các nội dung đã nêu trên phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị; có sự tham gia của các tổ chức đoàn thể trong trường. - Phải cam kết trách nhiệm tổ chức hoạt động tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới với Phòng Giáo dục và Đào tạo. Tổ chức ký cam kết trách nhiệm hoạt động tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới giữa nhà trường với cán bộ, giáo viên, nhân viên, các lớp, chi đoàn thanh niên. Lưu ý: Hiệu trưởng trường THCS làm đầu mối, phối hợp với Hiệu trưởng các cấp học trên địa bàn báo cáo UBND xã, thị trấn về Kế hoạch chỉ đạo thực hiện công tác tuyên truyền xây dựng Nông thôn mới của ngành giáo dục năm học 2012-2013 tại các trường học trên địa bàn xã, thị trấn. 2.2. Về một số hoạt động khác - Tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương bảo đảm về diện tích, cơ sở vật chất cho nhà trường, xây dựng trường, lớp xanh, sạch đẹp, an toàn, đáp ứng các tiêu chí 5, 14 của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới gắn với công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia và phong trào xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Tìm hiểu, giới thiệu các tập thể, cá nhân điển hình, tiêu biểu của đơn vị có cách làm hay, sáng tạo, tích cực trong phong trào xây dựng nông thôn mới để kịp thời biểu dương, nhân rộng trên địa bàn huyện. - Vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh đóng góp, ủng hộ bằng tinh thần, vật chất để xây dựng cơ sở vật chất trường học đảm bảo theo tiêu chí nông thôn mới. - Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục; củng cố và phát huy kết quả phổ cập giáo dục; xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. - Tích cực vận động, huy động học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học lên Trung học phổ thông, Trung cấp chuyên nghiệp và học nghề. - Nhà trường phải xác định rõ quan điểm: giáo dục là sự nghiệp của đảng, nhà nước và toàn dân; trường học của dân, do dân, vì dân. Xây dựng trường học trở thành trung tâm giáo dục chính trị tư tưởng, trung tâm văn hoá giáo dục, khoa học kỹ thuật, trung tâm giáo dục. - Mỗi trường học đăng ký với UBND xã, thị trấn 1 công trình: quét dọn, vệ sinh... liên quan đến xây dựng nông thôn mới. 2.3. Về chế độ báo cáo - Nộp kế hoạch tổ chức tuyên truyền; cam kết trách nhiệm của trường với Phòng Giáo dục và Đào tạo; cam kết trách nhiệm hoạt động tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới giữa nhà trường với cán bộ, giáo viên, nhân viên, các lớp, chi đoàn thanh niên; tên công trình đăng ký với UBND xã, thị trấn để.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> quét dọn, vệ sinh... liên quan đến xây dựng nông thôn mới về Phòng Giáo dục và Đào tạo. + Bản mềm nộp trước ngày 25/11/2012 (qua địa chỉ Email: ) + Bản in tay nộp ngày 30/11/2012 (nộp cho đồng chí Lê Hoàng Lân) - Báo cáo kết quả công tác tổ chức tuyên truyền xây dựng nông thôn mới (báo cáo cần nêu rõ: Thời gian, cách thức tổ chức tuyên truyền, số buổi tuyên truyền, số người được tuyên truyền, kết quả,…). Thời gian nộp báo cáo học kì I trước ngày 10/01/2013; báo cáo năm học nộp trước ngày 20/5/2013. Căn cứ Kế hoạch, Phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Hiệu trưởng các trường tham mưu với lãnh đạo địa phương, tổ chức phối hợp với các cơ quan, đoàn thể trên địa bàn để thống nhất triển khai thực hiện có hiệu quả hoạt động tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trong trường học./. Nơi nhận: - Các đơn vị trường; - Các LĐ Phòng; - CT Công đoàn; - Các TCM Phòng; TC, KT-TV; - Lưu: VT, THCS.. TRƯỞNG PHÒNG (Đã kí) Nguyễn Hữu Đức.
<span class='text_page_counter'>(7)</span>