Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.15 KB, 6 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>THIẾT KẾ BÀI HỌC Môn: Mĩ thuật 2 Phân môn: Vẽ theo mẫu Bài 33: VẼ CÁI BÌNH ĐỰNG NƯỚC I/ Mục tiêu - HS tập quan sát, nhận xét hình dáng, đặc điểm, màu sắc cái bình đựng nước. - HS so sánh được tỉ lệ của bình. - Vẽ được hình cái bình đựng nước. * HS khá, giỏi. - Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu II/Chuẩn bị GV: - Chuẩn bị 3 bình đựng nước hoặc tranh, ảnh bình nước có hình dáng khác nhau. - Hình minh họa gợi ý cách vẽ - Một số bài vẽ của học sinh các năm trước. - Phấn màu. HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 2. - Bút chì, tẩy, màu. III/Hoạt động dạy- học chủ yếu 1.Ổn định tổ chức: Cho lớp hát một bài. 2.Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng 3.Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH * Giới thiệu bài - GV nêu câu hỏi để vào bài: ? Kể tên những đồ dùng gia đình em dùng để đựng - Ca nước, phích nước, bình đựng nước? nước… - GV giới thiệu mẫu hoặc tranh, ảnh cái bình đựng nước để học sinh nhận biết: + Bình đựng nước là đồ dùng cần thiết của mọi gia đình. + Bình đựng nước có nhiều kiểu khác nhau về hình dáng, cách trang trí họa tiết. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét - Giáo viên giới thiệu một vài mẫu bình đựng nước - HS quan sát và trả lời câu hỏi. thật và gợi ý học sinh nhận xét: + Hình dáng của cái bình đựng nước ra sao? + Hình chữ nhật, hình tứ giác… + Có những bộ phận nào trên cái bình? + Nắp miệng, quai – tay cầm, thân,.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> + Chúng làm bằng chất liệu gì? + Màu sắc như thế nào?. đáy….. + Nhựa, sứ, thủy tinh... + Màu xanh, đỏ…một màu, nhiều màu, trong suốt, có họa tiết trang trí… + Hoa, lá…... + Hoạ tiết trang trí của chúng có gì khác nhau? =>GV kết luận: Bình đựng nước có nhiều kiểu dáng khác nhau: + Bình đựng nước làm bằng nhiều chất liệu: nhựa, thủy tinh, gốm sứ,… + Màu sắc của bình đựng nước cũng rất phong phú: Bình một màu, bình nhiều màu, bình trong suốt, bình trang trí bằng các họa tiết trang trí. - GV gợi ý HS nhìn cái bình từ nhiều hướng khác nhau để HS thấy hình dáng của nó sẽ có sự thay đổi, không giống nhau ( chỗ nhìn thấy tay cầm, chỗ không thấy, chỗ chỉ thấy một phần...) Hoạt động 2: Cách vẽ bình nước - GV giới thiệu hình minh họa hoặc vẽ phác lên - HS lắng nghe. bảng, đồng thời chỉ ra ở mẫu: ? Hình nào vẽ đúng (sai) so với mẫu cái bình đựng nước?. - GV lưu ý HS cách vẽ bố cục : vẽ hình không to, - HS chú ý. nhỏ quá hay lệch quá so với phần giấy đã chuẩn bị hoặc vở tập vẽ. + Quan sát mẫu và ước lượng chiều cao, chiều ngang (cả tay cầm) để vẽ khung hình và trục. Với cái bình này, khung hình của nó là hình chữ nhật đứng. + Vẽ khung hình vừa khổ giấy đã chuẩn bị hoặc Vở.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> tập vẽ.. B1: Vẽ phác khung hình chung + Tìm vị trí các bộ phận của miệng, thân, đáy, tay cầm và đánh dấu vào khung hình. B2: Tìm các điểm chính: miệng, quai, đáy… + Vẽ nét chính trước bằng nét phác thảo mơ, nhìn mẫu vẽ nét chi tiết sau..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> B3: Vẽ phác hình. B4: Vẽ chi tiết + Nhìn mẫu chỉnh hình vẽ và vẽ màu.. - HS quan sát.. B5: Vẽ màu - GV gợi ý HS tìm các hoạ tiết trang trí theo ý thích. - Hs thực hiện theo yêu cầu của GV: + Vẽ vào vở tập vẽ 2. + Vẽ màu tự do. (hoa, lá, bướm, tôm, cá …) - Tìm và vẽ màu: Màu nền và màu hoạ tiết ..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> - GV cho HS xem các bài vẽ theo mẫu: Hoạt động 3: Thực hành: - Giáo viên yêu cầu học sinh: + Vẽ được cái bình đựng nước gần giống mẫu và vừa với phần giấy quy định. + Sau khi vẽ hoàn thành bài vẽ, HS tự trang trí cho bình đựng nước thêm đẹp bằng màu, họa tiết, đường diềm... - Gợi ý học sinh cách trang trí: + Vẽ hình vừa với phần giấy quy định. + Tìm tỉ lệ các bộ phận. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - Gv gợi ý để học sinh nhận xét các bài vẽ trên bảng và một số bài ở vở tập vẽ. + Hình vẽ có giống mẫu không? + Hình trang trí và màu sắc như thế nào? + Bài vẽ nào đẹp? Vì sao? - Gv nhận xét chung tiết học, khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp,…... 4. Củng cố , dặn dò: - GV nêu câu hỏi: ? Hôm nay chúng ta học bài gì? ? Em hãy cho biết công dụng của bình đựng nước? ? Em cho cô biết cách bảo quản bình đựng nước để sử dụng được lâu dài và sạch sẽ? - Yêu cầu HS về nhà sưu tầm tranh vẽ phong cảnh và quan sát cảnh thiên nhiên..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> DANH SÁCH PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC TỔ 2. STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13. Họ và tên Nguyễn Thị Lan Anh Lý Thanh Bình Phạm Thị Thảo Chi Vi Thị Hạnh Vi Thị Hương Đào Thị Hường Nguyễn Thùy Liên Trần Thị Tuyết Mai Nguyễn Thanh Phong Tô Văn Tất Trịnh Thị Thanh Đặng Thị Thúy Nguyễn Thị Yến. Công việc được giao Vẽ tranh Chuẩn bị vật mẫu Thiết kế bài học Vẽ tranh Vẽ tranh Giảng dạy Giảng dạy Thiết kế bài học Chuẩn bị vật mẫu Chuẩn bị vật mẫu Làm ĐDDH Làm ĐDDH Làm ĐDDH.
<span class='text_page_counter'>(7)</span>