Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bai phat bieu voi giao vien nhan ngay 20112012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.91 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Kính thưa các đồng chí lãnh đạo! </b>
<b>Kính thưa các thầy giáo, cơ giáo!</b>
<b>Kính thưa các bậc cha mẹ học sinh!</b>


Hịa chung khí thế với tất cả các thầy cơ giáo và học trị cả nước, các
trường THCS Trần Quang Khải, Tiểu học Ninh Đông, Mầm non Ninh Đơng đang
tích cực, sơi nổi tổ chức các hoạt động thi đua dạy tốt, học tốt, tổ chức các hoạt
động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng ngày 20/11 ngày Nhà giáo
Việt Nam thiêng liêng và đầy tự hào, ngày mà toàn Đảng, toàn dân, các bậc phụ
huynh, các cựu học sinh, các cựu nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, các em
học sinh đều hướng về các thầy cô giáo, về ngành giáo dục, một truyền thống tôn
sự trọng đạo của dân tộc Việt Nam với tất cả lịng ngưỡng mộ, sự kính trọng, sự
kỳ vọng vào những gì tốt đẹp nhất mà các thầy cô giáo đã xây đắp nên về tương
lai, hoài bão, thắp nên niềm tin, tài năng cho các thế hệ học trị xưa và nay, mãi
mãi trường tồn.


<b>Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, thưa các thầy cơ giáo !</b>


Lịch sử và thực tiễn đã chứng tỏ vai trò của ngành giáo dục đặc biệt quan
trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng và Nhà nước đặc biệt
quan tâm và coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, bởi phát triển nguồn lực con
người chính là sự phát triển bền vững, chủ động, và quyết định cơ bản sự thành
công trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là những con người có
hồi bão, có phẩm chất đạo đức, có năng lực sáng tạo cùng với đức tính cần cù
của con người Việt Nam. Đây cũng chính là lý do mà các thế hệ nhà giáo rất đỗi
tự hào nhưng khơng ít thử thách trong sự nghiệp trồng người, cũng chính vì vậy
mà bao thế hệ học sinh đã vượt qua bao nắng gió, mưa dầm, vượt qua bao khó
khăn trở ngại của cuộc sống ngày ngày đến trường, từng chữ, từng trang sách,
từng bài học vun đắp dần lên cho tương lai và cuộc sống sau này trong niềm tự
hào của dân tộc, gia đình và các thế hệ thầy cô giáo.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Nhà nước ta, là giá trị tinh thần vơ cùng q giá đối với người thầy giáo và nghề
dạy học. Kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 hàng năm ngày nay đã trở
thành một mĩ tục, không phải đơn thuần chỉ là ngày lễ của một ngành nghề mà
trở thành một lễ hội của thời đại, là sự hòa quyện của các tư tưởng tiến bộ, niềm
tin, sự kính trọng, sự tơn vinh, niềm tự hào của các tầng lớp nhân dân, của cả xã
hội ngày càng được củng cố vững chắc bởi sự đồng thuận của toàn Đảng, toàn
dân cho một nền giáo dục tiến bộ nhưng đậm màu sắc truyền thống “Tôn sư trọng
đạo”, “ Uống nước nhớ nguồn”, một màu sắc giáo dục rất Việt Nam mà hiếm có
dân tộc nào trên thế giới tạo dựng được như dân tộc chúng ta. Nền giáo dục ấy đã
đi sâu vào tiềm thức của các thế hệ học trò. Bao sướng khổ buồn vui, kẻ mất
người cịn, dù đi đâu, làm gì, ở đâu, ở bất kể cương vị nào, ở bất kỳ loại hình lao
động nào nhưng cứ đến ngày này, thẳm sâu trong kí ức ai cũng bồi hồi nhớ về
thầy cũ, trường xưa. Nơi hình ảnh thầy cơ vẫn vẹn nguyên, vẫn tháng ngày miệt
mài trên bục giảng, lặng lẽ thanh bạch trong cuộc sống đời thường.


<b>Kính thưa các thầy giáo, cô giáo!</b>


Trọng đạo học và tôn vinh người thầy là một trong ba mối quan hệ cơ bản
truyền thống Vua- tơi, thầy- trị, cha- con. Cơng cha, nghĩa mẹ, ơn thầy- đó là đạo
lý, là triết lý sống của dân tộc Việt Nam, đã được kiểm chứng qua bao thế hệ con
người. Thật vậy, công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ mới chỉ cho chúng ta
một nửa con người; phần còn lại, cái hồn của con người để cho ta khơn lớn,
trưởng thành, có đủ trí lực vào đời và xây dựng cuộc sống chính là nhờ sự chăm
lo dạy dỗ của các thầy cô giáo. Trong tiềm thức mọi người, người thầy bao giờ
cũng giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Trong xã hội xưa, người thầy được chia với
vua và cha về quyền lực và uy tín. Quyền lực và uy tín đó khơng mang tính pháp
lí mà là đạo lí, cho nên “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Người đời
vẫn thường hay nhìn “trị” để đánh giá thầy; nếu có mắng trị thì trách thầy trước;
cha mẹ thì ln đặt niềm tin tuyệt đối “Trăm sự nhờ thầy”. Thực tế cho hay: Chỉ
khi người thầy không say xưa với cái vinh, không mấy nghĩ đến cái quyền, chỉ


làm việc bằng cái uy, cái tâm, khi ấy người thầy mới có chỗ đứng trong trái tim
học trị; đó chính là lịng u thương và trí tuệ, là khả năng lơi cuốn, cảm hố học
trị.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

hướng thương mại hố giáo dục, tránh xa lối sống thực dụng và vô tâm. Chúng ta
cần xác định cho rõ rằng: Trường học không phải là nơi kinh doanh, thầy giáo
không thể là người bán chữ. Trẻ em đến trường khơng có một ham muốn gì hơn
là học để làm người, trong khi nhiều cha mẹ phải bươn trải với cuộc sống gia
đình cịn nghèo khó. Ấn tượng đầu tiên tác động đến học sinh là phong cách mẫu
mực, là sự giỏi giang về trí tuệ, là nghệ thuật giảng bài của người thầy, sự hiểu
biết và cảm thơng với từng hồn cảnh học trò, những định hướng gieo vào lòng
học trò khát vọng, tình cảm, lý trí, tài năng theo đúng nghĩa đó là những giá trị
mà mỗi nhà giáo cần trân trọng, gìn giữ, gieo mầm sống trong mỗi học trị.
Nhà giáo ngày nay, thay vì chỉ truyền đạt tri thức chuyển sang với vai trò tổ chức
các hoạt động học tập, cung cấp các phương pháp nhận thức, các kỹ năng của
hoạt động học, thái độ tiếp cận kiến thức một cách chủ động của học trị, có khả
năng tư duy logic, tổng hợp, khả năng phân tích, nhận biết vấn đề, và giải quyết
được vấn đề đặt ra với tư tưởng đứng đắn đó chính là hành trang của học trị, là
những gì mà một xã hội phát triển cần, một cơ hội cho học trò về cơ hội việc làm
và thu nhập là nền tảng cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất
nước, đó mói chính là mục tiêu của một nên giáo dục tiến bộ. Sứ mệnh của nhà
giáo là tạo ra sản phẩm con người, nguyên tắc tối thượng là không cho phép có
sản phẩm phế loại.


Câu hỏi lớn đặt ra cho mỗi nhà giáo phải tự trả lời: Làm gì, làm thế nào để
học trị thành người có lễ, có văn; để người thầy giáo có được sự kính phục trong
lịng mỗi học sinh, chứ không phải trên giấy bút, khẩu hiệu, tạo được niềm tin
vững bền trong mỗi bậc cha mẹ và xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội ? Cơ
duyên đã đưa chúng ta đến với nghề giáo cao quý. Chúng ta được xã hội, được
chính quyền chấp nhận là người có quyền ni dưỡng và phát triển văn hoá, lịch


sử ngàn năm của dân tộc; là người khai trí, luyện đức, rèn tâm cho thế hệ trẻ, là
những người đã viết những dòng nhật ký vào cuộc đời các em. Đáng tiếc thay, ở
đâu đó, có một số ít nhà giáo chưa tận tâm với nghề, tận nghĩa với đời, khơng giữ
gìn vẹn ngun hình ảnh người thầy, làm méo mó những khn vàng thước ngọc,
làm mất đi lòng tin của nhân dân và học sinh. Mỗi thầy cô giáo hãy là một tấm
gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo. Mỗi nhà trường hãy làm cho khơng
khí “thân thiện” bao trùm tất cả các mối quan hệ; thấm sâu, bám chắc vào đời
sống giáo dục. Cần làm cho mỗi học sinh thấy ngôi trường là tổ ấm, mỗi lớp quần
tụ nhau như một gia đình, thấy thoải mái và yêu mến trường như nhà của mình;
mỗi ngày đến trường là một ngày vui, thích thú, tràn ngập kỷ niệm và đầy ắp
tiếng cười.


</div>

<!--links-->

×