Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu Các chỉ tiêu phân tích kỹ thuật docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.24 KB, 4 trang )

Các chỉ tiêu phân tích kỹ thuật
1. Quy mô thị trường.
Quy mô thị trường được dùng để đo lường sức mạnh của một thị trường
đang thăng tiến hay suy giảm, và được đo lường bằng chỉ số TRIN.
TRIN (TRaders' Index) là tỷ số của quy mô cổ phiếu suy giảm bình quân so
với quy mô cổ phiếu thăng tiến bình quân.
Richard Amrs đã phát triển chỉ số TRIN (hay chỉ số Arms) như là một dụng
cụ để nhận ra mức độ mua bán quá mức của thị trường. Bởi vì phương pháp
tính toán của chỉ số TRIN, nên chỉ số TRIN có một mối quan hệ nghịch đảo
với thị trường. thông thường, một chỉ số TRIN đang tăng nghĩa là thị trường
đang có xu hướng giảm giá và một chỉ số TRIN đang giảm nghĩa là thị
trường đang có xu hướng tăng giá.
Công thức:
Ví dụ:
Có 2000 loại chứng khoán đã tăng giá, 1000 loại chứng khoán giảm giá,
trong khi đã tăng 40,000 triệu cổ phiếu, và giảm 20,000 triệu cổ phiếu.
TRIN = (2,000:1,000)/(40,000:20,000) = 1,00.
Tương tự cho cột 2 và cột 3 chỉ số TRIN lần lượt là 1,40 và 0,75..
Nhận xét: TRIN > 1 Thị trường giảm.
TRIN <1 : Thị trường lên.
Cách dùng: Việc nghiên cứu chỉ số TRIN phát triển qua nhiều năm.
Richard Arms, người khởi thủy, dùng chỉ số TRIN để nhận biết đỉnh và đáy
của thị trường. Ông nhận thấy rằng thị trường sẽ bị mua quá mức khi chỉ số
TRIN trung bình của 10 ngày liên tiếp dưới 0.8 và bị bán quá mức nếu TRIN
trên 1.2.
2. Độ rộng của thị trường (market breadth)
Là chỉ báo về số lượng các cỏ phiếu lên giá và số lượng các cổ phiếu xuống
giá trong mỗi ngày giao dịch.
VD: Tình hình giao dịch của cổ phiếu niêm yết như sau
Ngày 1 2 3 4 5 6
Số CP


lên giá
789 901 756 543 520 610
Số cổ
phiếu
xuống
giá
720 632 785 1130 1240 1022
Ví dụ: Hãy xác định độ rộng của thị trường? Chỉ báo này cho thấy dấu hiệu
tích cực hay tiêu cực?
Giải:
Ngày 1 2 3 4 5 6
Số CP lên giá 789 901 756 543 520 610
Số cổ phiếu xuống giá 720 632 785 1130 1240 1022
Chênh lệch 69 269 -29 -587 -720 -412
Độ rộng luỹ kế 69 338 309 -278 -998 -1410
3. Tổng khối lượng bán khống
Khái niệm: Bán khống (Short sale) là giao dịch trong đó nhà đầu tư đặt lệnh
bán chứng khoán khi không có chứng khoán trong tài khoản.
Khi thực hiện giao dịch này , nhà đầu tư thường mong đợi giá chứng khoán
sẽ giảm trong tương lai, khi đó nhà đầu tư sẽ mua với giá thấp hơn mức giá
đã bán để trả lại cho công ty chứng khoán, và như vậy sẽ kiếm được một
khoản lợi nhuận.
NDT thực hiện giao dịch bán khống qua tài khoản (TK) ký quỹ. Khi bán
khống, NĐT mở một TK ký quỹ, nó cho phép NĐT mượn tiền từ công ty
môi giới bằng cách dùng khoản đầu tư làm thế chấp. Cũng như khi mua
bằng TK ký quỹ, rất dễ để khoản thua lỗ trở nên mất kiểm soát vì NĐT phải
đáp ứng yêu cầu về mức ký quỹ duy trì tối thiểu là 25%.
Nếu TK của NĐT rơi xuống dưới mức này, NĐT sẽ nhận được yêu cầu đóng
tiền ký quỹ; NĐT buộc phải nộp thêm tiền mặt vào TK hoặc thanh lý số
chứng khoán đang nắm giữ.

 Nếu tổng khối lượng bán khống tăng lên, theo dự đoán của người bán
khống giá thị trường sẽ giảm đi.
 Mặt khác khi giao dịch bán khống được tất toán (nhà đầu tư mua lại
để trả cho công ty chứng khoán) mức cầu phát sinh do việc mua cổ
phiếu sẽ đẩy giá lên.
4. Giao dịch lô lớn
Giao dịch lô lớn là giao dịch có khối lượng từ 20,000 chứng khoán trở lên
của nhà đầu tư có tổ chức, nên giao dịch lô lớn có tính chất dẫn dắt thị
trường.
Lô giao dịch:
 Giao dịch lô lẻ (số lượng từ 1 đến 9 cổ phiếu).
 Giao dịch lô chẵn (số lượng từ 10 đến 19.990 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ).
 Giao dịch lô lớn (giao dịch thoả thuận) giao dịch có số lượng ≥ 20.000
cổ phiếu, chứng chỉ quỹ.
Không quy định đơn vị giao dịch đối với giao dịch thỏa thuận trái phiếu
 Nếu giao dịch lô lớn do người mua khởi xướng, sẽ khiến cho giá thị
trường tăng lên.
 Nếu giao dịch lô lớn do người bán khởi xướng sẽ là giao dịch giá
xuống.
Gọi X là tỷ lệ giá lên/giá xuống của giao dịch lô lớn:
+ Nếu X > 1: Xu thế giá lên.
+ Nếu X < 1: Xu thế giá xuống.
5. Sủ dụng phương pháp số dư trên tài khoản giao dịch
 Số dư có trên tài khoản giao dịch :
Số dư có xuất hiện khi nhà đầu tư bán chứng khoán mà không rút tiền ra
khỏi tài khoản giao dịch với hy vọng tiếp tục tái đầu tư.
Các nhà phân tích kỹ thuật xem số dư có trên tài khoản giao dịch là sức mua
tiềm năng.
Khi số dư này giảm xuống là xu thế của giá xuống.
Khi số dư này tăng lên là xu thế của giá lên.

Số liệu tổng hợp về tình hình tài khoản giao dịch của nhà đầu tư được công
bố trên một số tạp chí tài chính.
 Số dư nợ trên tài khoản giao dịch:
Số dư nợ trên tài khoản giao dịch phản ánh thái độ của một số nhà đầu tư có
kiến thức chuyên và kỹ năng chuyên sâu trong việc thực hiện các giao dịch
kí quỹ ( Giao dịch kí quỹ là giao dịch là việc mua hoặc bán chứng khoán
trong đó nhà đầu tư không có hoặc chỉ có một phần tiền hoặc chứng khoán,
phần còn lại do công ty chứng khoán cho vay).
Khi số dư nợ gia tăng sẽ là dấu hiệu của xu thế giá lên, vì nhà đầu tư vay
mượn nhiều để mua chứng khoán, sức mua trên thị trường tăng lên.
Ngược lại khi số dư nợ giảm xuống sẽ là dấu hiệu bán ra vì những người đầu
tư khôn ngoan này muốn kết thúc một chu kì giao dịch. Đồng thời, nó cũng
phản ánh sự giảm sút của luồng vốn sẵn sàng tham gia vào thị trường và sẽ
là dấu hiệu của xu thế giá xuống.
 Thực tế thì các nhà đầu tư thường theo dõi lượng tiền tại các quỹ đầu
tư, hoặc số dư tài khoản của các nhà môi giới.
Các quỹ hỗ tương thường nắm giữ một phần giá trị của danh mục đầu tư
dưới dạng tiền mặt vì thứ nhất, quỹ luôn cấn tiền mặt để đảm bảo khả năng
thanh toán cho các CK do những người chủ quỹ bán lại cho quỹ và thứ hai là
tiền thu được từ hoạt động kinh doanh CK của quỹ có thể chưa được đầu tư
kịp thời. Một quỹ hỗ tương có lượng tiền mặt cao có thể được coi là một chỉ
dẫn đầu tư giá tăng cho nhà đầu tư, bởi vì khả năng mua vào tiềm tàng của
nó rất cao và ngược lại một tỷ suất tiền mặt thấp nghĩa là các quỹ này đã
mua vào rất nhiều nên khả năng mua vào tiếp là rất nhỏ mà khả năng bán ra
rất cao như là chỉ dẫn đầu tư giá hạ cho nhà đầu tư.
6. Tỷ lệ giữa quyền lựa chọn mua và quyền lựa chọn bán (Put/Call
option)
Quyền chọn bán (Call option): Cho phép người nắm giữ quyền được bán
cổ phiếu với một giá cụ thể trong một khoảng thời gian xác định khi cổ
phiếu có dấu hiệu giá xuống.

Quyền chọn mua (Put option): Cho phép người nắm giữ quyền được mua
cố phiếu với một giá cụ thể trong một khoảng thời gian xác định khi cổ
phiếu có dấu hiệu giá lên.
 Khi tỷ số Put/Call option (mua/bán) <1 thị trường đang có xu
hướng sụt giá.
 Khi tỷ số Put/Call option (mua/bán) >1 thị trường đang có xu
hướng tăng giá.

×