2. Cấu tạo chung của khuôn
Mô hình một bộ khuôn cơ bản:
Hinh1.10 : Mô hình khuôn hai tấm
Hình 1.11 : Mô hình khuôn ba tấm
1
2
3
4
5
7
8
9
10
11
12
1314
15
16
17
18
19
Hình 1.12 : Kết cấu khuôn
1. Tấm kẹp trước.
2. Tấm khuôn trước.
3. Vòng định vị.
4. Bạc cuống phun.
5. Sản phẩm.
6. Bạc cuống dẫn.
7. Tấm đỡ.
8. Khối đỡ.
9. Tấm kẹp phía sau.
10. Chốt đẩy.
11. Tấm giữ.
12. Tấm đẩy.
13. Bạc dẫn hướng chốt.
14. Chốt hồi về.
15. Bạc mở rộng.
16. Chốt đỡ.
17. Tấm khuôn sau.
18. Bạc dẫn hướng.
19. Chốt dẫn hướng.
Tùy thuộc vào kiểu khuôn và tính chất phức tạp của chi tiết nhựa mà bộ khuôn
có thể có nhiều chi tiết khác nhau. Tuy nhiên các khuôn nhựa thường có các bộ
phận cơ bản như hình 1.12 . Các chi tiết này có thể phân thành nhóm:
+ Tấm lòng và lõi khuôn: Tạo ra phần lòng khuôn có hình dạng chi tiết.
+ Hệ thống đẩy ( gồm các tấm đẩy, chốt đẩy ...): Thực hiện việc đẩy sản phẩm ra
khỏi khuôn.
+ Hệ thống kẹp( tấm kẹp di động và tấm kẹp cố định): Dùng để cố định các nửa
khuôn trên bàn máy.
+ Các chi tiết dẫn hướng: Dẫn hướng cho quá trình đóng mở của khuôn.
+ Hệ thống dẫn liệu.
+ Các chi tiết khuôn cơ bản khác: Các bulông, thanh kê, bộ gia nhiệt...
3. Các kiểu khuôn phổ biến
3.1. Khuôn hai tấm
Khuôn hai tấm đơn giản và thường được sử dụng nhất(Các đường làm mát và
lõi không được thể hiện).
Khi lấy sản phẩm thì chỉ có một khoảng sáng nên còn được gọi là khuôn một
khoảng sáng, cuống nhựa đi theo sản phẩm.
Hình 1.13 : Khuôn 2 tấm
3.2. Khuôn ba tấm
Khuôn ba tấm thì hệ thống dẫn nhựa tự động tách ra khỏi sản phẩm khi mở
khuôn. Chính vì vậy năng suất rất cao, không cần nguyên công tách cuống nhựa ra
khỏi sản phẩm.
Hình 1.14: Khuôn 3 tấm. Hình 1.15: Quá trình tháo khuôn 3
tấm.
Quá trình tháo hệ thống kênh nhựa trong khuôn 3 tấm : Khi khuôn mở, các lò
xo giữa tấm giữa và tấm trung gian đảm bảo cho tấm giữa chuyển động cùng với
tấm chuyển động, trong khi hệ thống kênh nhựa vẫn được giữ nguyên bởi trục kéo
cuống phun. Kết quả này làm cho các miệng phun bị đứt và tách hệ thống kênh
nhựa ra khỏi sản phẩm. Cùng lúc đó tấm đệm trên cũng dịch chuyển xuống dưới
làm cho kênh nhựa tách ra khỏi cuống phun. Tấm giữa sẽ tiếp tục đi theo tấm
chuyển động của khuôn cho đến khi nó bị nút chặn trên phần khuôn di động giữ lại.
Khoảng dịch chuyển phải đủ lớn để cả độ dài của hệ thống kênh nhựa thoát ra được.
3.3 Khuôn nhiều tầng
Khi yêu cầu một số lượng sản phẩm lớn và
để giữ giá thành sản phẩm thấp, hệ thống khuôn
nhiều tầng được chế tạo để giữ lực kẹp của máy
( nghĩa là sử dụng cho loại máy có kích thước
nhỏ). với loại khuôn này ta có một hệ thống đẩy ở
mỗi mặt của khuôn.
Hình 1.16: Khuôn nhiểu tầng
4. Kết cấu các hệ thống trong khuôn
Như đã trình bày ở trên, khuôn gồm nhiều chi tiết được lắp ghép với nhau,
chúng kết hợp với nhau tạo thành các hệ thống đảm nhận các chức năng khác nhau
trong khuôn. Khi thiết kế và gia công khuôn cần nắm được đặc điểm của mỗi hệ
thống, cấu tạo, hoạt động thì mới thu được kết quả tốt.
4.1. Vùng lòng khuôn
Lòng và lõi khuôn là hai bộ phận chính để
tạo lên vùng lòng khuôn. Vùng lòng khuôn là
một khoảng rỗng có hình dạng giống chi tiết,
đây là nơi nhựa được phun vào tạo lên sản phẩm.
Trong một bộ khuôn ta có thể bố trí nhiều vùng
lòng khuôn để tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh
tế. Hình 1.17: Vùng lòng khuôn