Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Logistics Giải bài tập Logistics

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.32 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
----------------------------------

BÀI TIỂU LUẬN

QUẢN TRỊ LOGISTICS
Đề tài:
“GIẢI BÀI TẬP LOGISTICS”

Giảng viên: ThS. Ngơ Thị Hải Xn
Lớp: LT22-FT003
Nhóm: 01

TP.HCM, 2019


DANH MỤC CÂU HỎI

PHẦN 1: BÀI TẬP VỀ MUA HÀNG VÀ THU MUA..............................................1
Câu 1: Phân biệt mua hàng với thu mua với quản trị cung ứng?...................................1
Câu 2: Chứng minh hiện tượng mua hàng, thu mua mang tính chiến thuật, quản trị
cung ứng mang tính chiến lược?...................................................................................2
PHẦN 2: BÀI TẬP VỀ DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG.................................................7
Câu hỏi: Chọn 1 Doanh nghiệp nào đó, phân tích dịch vụ khách hàng theo nhóm các
yếu tố của Doanh Nghiệp đó: Trước giao dich - trong giao dịch - sau giao dịch..........7
PHẦN 3: GIẢI BÀI TẬP TÍNH TỐN DỰ TRỮ...................................................10
BÀI 3, trang 446 - Sách Logistics những vấn đề cơ bản.............................................10
BÀI TẬP 4, trang 446 – Sách Logistics những vấn đề cơ bản.....................................11
BÀI 5, trang 446 - Sách Logistics những vấn đề cơ bản.............................................12
BÀI 7, trang 448 - Sách Logistics những vấn đề cơ bản.............................................13


Bài Tập Trên Lớp........................................................................................................14

Nhóm 01 - Logistics

1


PHẦN 1: BÀI TẬP VỀ MUA HÀNG VÀ THU MUA
Câu 1: Phân biệt mua hàng với thu mua với quản trị cung ứng?
1. Mua hàng
Là 1 trong những chức năng cơ bản, không thể thiếu của doanh nghiệp. Mua hàng
gồm những hoạt động có liên quan đến việc mua nguyên vật liệu, máy móc, trang thiết
bị, các dịch vụ để phục vu cho hoạt động của doanh nghiệp. Các hoạt động đó bao
gồm:
+ Phối hợp với các phịng ban, bộ phận để xác định nhu cầu nguyên vật liệu, máy
móc….cần cung cấp.
+ Tổng hợp nhu cầu của toàn bộ doanh nghiệp, xác định lượng hàng hóa thực sự cần
mua.
+ Xác định các nhà cung cấp tiềm năng.
+ Thực hiện các nghiên cứu thị trường cho những nguyên vật liệu quan trọng
+ Đàm phán với các nhà cung cấp tiềm năng
+ Phân tích các đề nghị
+ Lựa chọn các nhà cung cấp
+ Soạn thảo đơn đặt hàng/hợp đồng
+ Thực hiện các hợp đồng và giải quyết các vướng mắc
+ Thống kê theo dõi các số liệu mua hàng.

Nhóm 01 - Logistics

Trang 1



2. Thu mua
Là hoạt động thiết yếu của tổ chức, là sự phát triển, mở rộng chức năng mua hàng. So
với mua hàng người ta chú trọng nhiều hơn đến các vấn đề mang tính chiến lược. Cụ
thể, thu mua bao gồm các hoạt động:
+ Tham gia vào việc phát triển các nhu cầu nguyên vật liệu, dịch vụ, các chi tiết kỹ
thuật.
+ Thực hiện các nghiên cứu về nguyên vật liệu và quản lý các hoạt động phân tích có
giá trị
+ Thực hiện các hoạt động của chức năng mua hàng
+ Quản trị chất lượng của các nhà cung cấp
+ Quản lý quá trình vận chuyển
+ Quản trị các hoạt động mang tính đầu tư như: tận dụng, sử dụng lại các nguyên liệu.
Câu 2: Chứng minh mua hàng là hoạt động cịn thu mua mang tính chiến lược?
1. Quản trị cung ứng:
Là sự phát triển ở một bước cao hơn của thu mua. Nếu mua hàng và thu mua chủ yếu
là các hoạt động mang tính chiến thuật thì quản trị cung ứng tập trung chủ yếu vào các
chiến lược. Những hoạt động cụ thể của quản trị cung ứng là:
+ Đặt quan hệ trước để mua hàng (Early Purchasing Involvement – EPI) và đặt quan
hệ trước với các nhà cung cấp (Early Supplier Involvement – ESI) ngay trong quá
trình thiết kế sản phẩm và phát triển các chi tiết kỹ thuật kèm theo của các sản phẩm
quan trọng, việc làm này được thực hiện bởi nhóm chức năng chéo.
+ Thực hiện chức năng mua hàng và các hoạt động của q trình thu mua

Nhóm 01 - Logistics

Trang 2



+ Sử dụng sự thỏa thuận 2 bên khi mua hàng và các liên minh chiến lược với các nhà
cung cấp để phát triển mối quan hệ với những nhà cung cấp chủ yếu cũng như quản lý
chất lượng và chi phí.
+ Tiếp tục xác định những nguy cơ và cơ hội trong môi trường cung ứng của doanh
nghiệp
+ Phát triển các chiến lược, các kế hoạch thu mua dài hạn cho các nguyên liệu chủ yếu
+ Tiếp tục quản lý việc cải thiện dây chuyền cung ứng
+ Tham gia năng động vào quá trình hoạch định chiến lược phối hợp
2. Tính chiến lược và chiến thuật trong kinh doanh
Theo Tướng Carl Von Clausewitz định nghĩa: chiến lược là việc triển khai chiến trận
để kết thúc chiến tranh. Hiểu chiến lược như thế thì trên thương trường, mục tiêu của
chiến lược là giành chiến thắng cuối cùng.
Trong quân đội, chiến thuật (hay sách lược) là khoa học quân sự được triển khai để đạt
mục tiêu mà chiến lược đã đề ra. Cụ thể hơn là cách thức triển khai con người, qn
trang, vũ khí để đối phó tốt nhất với đối phương. Còn trên thương trường, mục tiêu tối
thượng của chiến lược hẳn nhiên là để nhằm mục tiêu giành chiến thắng cuối cùng,
cho dù có thể áp dụng các chiến thuật khác nhau. Đây cũng là thước đo quan trọng
nhất để đánh giá như thế nào là một chiến lược hiệu quả.
Chiến lược là gì?
Trong thực tế, khơng chỉ những người làm marketing mới vào nghề mà một số người
có thâm niên có vẻ cũng chưa phân biệt rõ ràng được sự khác nhau giữa chiến lược và
chiến thuật. Thậm chí, một số hoạt động mới dừng ở mức chiêu thức kích thích hành
động trong ngắn hạn cũng bị nhầm lẫn gọi là chiến lược. Lấy ví dụ như sau: mua một
tặng một; số lượng phát hành hạn chế; giảm giá “giờ vàng”; bán hàng theo “tinh thần
người lính”.
Nhóm 01 - Logistics

Trang 3



Mục tiêu của chiến lược định vị là để “khác biệt thương hiệu so với đối thủ cạnh
tranh” về dài hạn.
Một số doanh nghiệp, thậm chí những người làm nghề marketing nhầm lẫn gọi đây là
những hoạt động chiến lược định vị thương hiệu. Theo Brandchannel, định vị thương
hiệu là một vị trí nổi bật mà thương hiệu hướng tới trong bối cảnh cạnh tranh để đảm
bảo rằng, các cá nhân tại thị trường mục tiêu có thể phân biệt thương hiệu với các đối
thủ cạnh tranh. Từ khi mới xuất hiện trên Tạp chí Industrial Marketing của Mỹ năm
1969, tác giả của khái niệm định vị thương hiệu là Jack Trout cũng nêu rõ rằng, mục
tiêu của chiến lược định vị là để “khác biệt thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh” về
dài hạn.
Chiêu thức và chiến thuật?
Các hoạt động mang tính chiêu thức kêu gọi hành động sẽ có tác dụng thu hút sự chú
ý của khách hàng và thúc đẩy việc bán hàng. Các chiêu thức này chỉ có thể được coi là
chiến lược định vị khi nó trở thành hoạt động xuyên suốt, nhất quán và thường xuyên
trong dài hạn của doanh nghiệp. Quan trọng hơn, các hoạt động này cần phải giúp
thương hiệu khác biệt so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
Lấy ví dụ, một thương hiệu bán bánh pizza áp dụng chính sách mua một tặng một theo
từng đợt khuyến mãi khác với một thương hiệu áp dụng chính sách này 365 ngày
trong một năm. Khi đó, chiêu khuyến mãi hàng ngày đã trở thành “định vị” nếu nó
thực sự trở thành một “điểm bán hàng độc nhất” cho thương hiệu. Tại Mỹ, thương
hiệu bánh pizza Little Ceasar đã áp dụng chiêu thức “mua một tặng một” nhất quán
hàng ngày. Và chiêu thức này đã phát huy hiệu quả, giúp khách hàng biết đến và mua
bánh pizza của Little Ceasar, khiến nó trở thành một định vị. Mua một tặng một đã trở
thành chiến lược khác biệt, nhưng đáng tiếc là sau đó Little Ceasar gặp khó khăn trong
việc bán hàng khi họ từ bỏ chiến lược này.

Nhóm 01 - Logistics

Trang 4



Chiến thuật là gì?
Chiến lược gia cần phải thấu hiểu công cụ chiến thuật, chỉ ra con đường phù hợp để
đi.
Vấn đề đặt ra là khuyến mãi mua một tặng một cả 365 ngày trong năm có thực sự trở
thành một thuộc tính thương hiệu, giúp thương hiệu được nhớ đến, nhắc đến và được
mua hàng thường xuyên hay không? Các hoạt động giống nhau, nhưng thương hiệu
phải có cách làm thu hút hơn, hấp dẫn hơn. Theo khái niệm “Chiến lược cạnh tranh”
của Michael Porter, “mua một tặng một” được gọi là “same activity” – cùng một hoạt
động giống nhau, nhưng “do it differently” – triển khai khác biệt.
Tướng Carl Von Clausewitz đã định nghĩa chiến lược quân sự hiện đại như sau: chiến
lược là việc triển khai chiến trận để kết thúc chiến tranh. Chiến thắng một trận chưa
đủ. Chiến thắng để kết thúc chiến tranh mới khó. Quan điểm này khái quát rất đúng sứ
mệnh của chiến lược: một ý tưởng lớn để đạt được một mục tiêu lớn. Một ý tưởng lớn
đi lên từ hàng nghìn ý tưởng nhỏ. Một mục tiêu lớn khó đạt nếu khơng tích lũy từng
bước một từ các mục tiêu nhỏ. Tuy nhiên, nếu xem từng ý tưởng nhỏ, từng mục tiêu
nhỏ đều là chiến lược lại là một nhầm lẫn khơng nên. Vì lúc đó doanh nghiệp nghĩ
rằng, họ sẽ sống vì từng hoạt động đơn lẻ như vậy mà khơng nhìn được tồn cục.
Khơng nhìn được mục tiêu lớn thì cho dù chiến thắng một trận chiến cũng khó có thể
kết thúc được chiến tranh.
Những thay đổi trên cộng với sự phát triển của thương mại điện tử và việc các nhà
lãnh đạo cao cấp ngày càng thấy vai trò quan trọng của quản trị mua hàng/ cung ứng
đã dẫn đến sự thay đổi to lớn trong lĩnh vực này. Các nhà quản trị nhận ra rằng: trong
cơ cấu tổ chức của bộ phận cung ứng cần có.
-Những nhân viên chuyên nghiệp làm các nhiệm vụ chiến thuật, chuyên lo mua sắm
nguyên vật liệu, máy móc… nhằm đảm bảo cho sản xuất liên tục, nhịp nhàng trong
điều kiện tồn kho tối thiểu.

Nhóm 01 - Logistics


Trang 5


-Các nhà quản trị cung ứng, thực hiện những nhiệm vụ chiến lược như: tham gia vào
các nhóm chức năng chéo, xây dựng chiến lược cung ứng nói riêng, chiến lược kinh
doanh nói chung cho tổ chức. Họ sẽ tham gia vào việc phát triển các sản phẩm mới,
chịu trách nhiệm lựa chọn nguồn cung cấp, giữ gìn và phát triển quan hệ với các nhà
cung cấp tiềm năng, các liên minh chiến lược ký các hợp đồng cung ứng… nhằm nâng
cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức.
Nói tóm lại, hoạt động cung ứng đã chuyển từ tập trung vào các hoạt động chiến thuật
sang tập trung vào chiến lược. Chiến lược cung ứng trở thành vũ khí chiến lược sắc
bén, có tầm quan trọng ngang với chiến lược marketing, chiến lược sản xuất – kinh
doanh, chiến lược tài chính. Chiến lược cung ứng là một bộ phận hữu cơ trong chiến
lược kinh doanh chung của tổ chức.

Nhóm 01 - Logistics

Trang 6


PHẦN 2: BÀI TẬP VỀ DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG
Câu hỏi: Chọn 1 Doanh nghiệp nào đó, phân tích dịch vụ khách hàng theo nhóm
các yếu tố của Doanh Nghiệp đó: Trước giao dich  trong giao dịch  sau giao
dịch.
Công ty TNHH MISUMI – Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh là một công ty thương
mại, chuyên kinh doanh những sản phẩm Spare part (Sản phẩm được dịch vụ cung
ứng). Chúng ta tìm hiểu xem, MISUMI (MSM) cung cấp những dịch vụ khách hàng
nào:
 Trước giao dịch:
MSM cung cấp hệ thống WOS website bán hàng trực tuyến />khách hàng có thể tạo tài khoản và đăng nhập để tiến hành xem chi tiết sản phẩm, xem

giá, trả giá, và tiến hành mua hàng.
Thậm chí, khơng cẩn đăng nhập vào hệ thống, khách hàng vẫn có thể xem chi tiết
hàng hóa về kích thước, cơng dụng, hình ảnh thực tế của hàng hóa thơng qua inCAD
library (mơ hình bản vẻ 3D về sản phẩm).
MSM cam kết thời gian đặt hàng theo giờ làm việc từ 8:00 AM đến 5:00 PM từ thứ 2
đến thứ 7.
Ngồi ra, nếu khách hàng có bất kỳ vướng mắc, MSM có sẵn đội ngũ chăm sóc khách
hàng sẵn sàng trả lời điện thoại từ khách hàng trong vịng 3 hồi chng điện thoại.
MSM cịn cam kết QCT, Quality – giao hàng đúng chất lượng, C, Time – giao hàng
đúng hạn.
Sản phẩm của MSM có hơn 7 triệu sản phẩm, trong đó, cam kết với hơn 7 ngàn sản
phẩm miến phí giao hàng trong ngày và khơng giới hạn số lượng sản phẩm tối thiểu
đặt hàng, có nghĩa là bạn đặt hàng 01 con ốc MSM vẫn sẽ giao đến tạn tay bạn.

Nhóm 01 - Logistics

Trang 7


Hàng hóa của MSM đa dạng nguồn gốc, do tập đồn MSM có nhà máy sản xuất rộng
khắp thế giới, với bất kỳ hàng hóa ở bất kỳ trang web MSM của quốc gia nào, MSM
Việt Nam vẫn sẽ đủ năng lực cung cấp cho khách hàng.
 Trong giao dịch:
MSM cũng cấp dịch vụ giao hàng door-to-door theo điều kiện DAP, hay cả DDP với
những khách hàng nằm trong khu chế xuất.
MSM nhận làm cả thủ tục hải quan trong trường hợp khách hàng là những doanh
nghiệp chế xuất, với DAP, MSM cam kết sẽ gửi chứng từ đầu xuất cho khách trong
ngày đặt hàng, và với DDP sẽ chỉ cộng thêm 1 ngày cho thủ tục đầu nhập của khách
hàng.
Khi hồn tất thủ tục thơng quan, Misumi cung cấp dịch vụ giao hàng door-to-door,

giao hàng tận tay khách hàng, tránh trường hợp giao hàng sai, thông qua nhiều trung
gian, đảm bảo được uy tín cũng như chất lượng dịch vụ mang lại cho khách hàng.
Ngoài ra, tùy từng khách hàng, MSM có những Quy trình làm việc riêng biệt (SOP),
đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
MSM có kho rộng hơn 1000m2, đảm bảo lượng hàng lưu kho ln ln có hơn 7 ngàn
mặt hàng, đội ngũ nhân viên kho.
Tuy hạn chế tối đa việc giao nhầm hàng, nhầm địa chỉ, đảm bảo chất lượng hàng đến
tay khách hàng, nhưng không thể không dự trù trước việc giao sai hàng, khơng đúng
chất lượng, hàng hóa hư hỏng do vận chuyển,... Misumi chủ động nhận hàng trả lại và
giao hàng bù cho khách trong những trường hợp lỗi do Misumi gây ra.
 Sau giao dịch:
Misumi thường xuyên sắp xếp lịch cho các saler, customer servicer đến khách hàng
thăm hỏi, xem xét tình hình sử dụng hàng hóa đã được giao.

Nhóm 01 - Logistics

Trang 8


Trong 1 vài trường hợp, nhân viên này có thể chủ động lấy hàng từ kho và mang đến
tận tay khách hàng.
Khi xãy ra các vấn đề vướng mắc trong việc sử dụng hàng hóa, Misumi ln có đội
ngũ nhân viên am hiểu về kỹ thuật, chi tiết máy móc hổ trợ khách hàng tối đa có thể.
MSM hổ trợ tối đa nhằm đạt sự thỏa mãn tối đa của khách hàng. Quan niệm của MSM
là ưu tiên giữ chữ tín. MSM chấp nhận giải thích bất cứ than phiền từ khách hàng,
trong từng trường hợp, mức độ, MSM sẽ có những biện pháp riêng biệt để đền bù thiệt
hại gây ra cho khách hàng.
Như đã phân tích, dịch vụ khách hàng của MSM khá hoàn thiện, hội đủ yếu tố trước,
trong và sau giao dịch. Bởi trong thời buổi kinh tế hiện nay, khơng ít những doanh
nghiệp khơng đủ khả năng đáp ứng dịch vụ khách hàng, có trước và trong nhưng thiếu

sau giao dịch, khi xãy ra trouble, những doanh nghiệp này thụ động, không chấp nhận
giải quyết mà im lặng từ đó mất dần khách hàng. Cịn có những doanh nghiệp đã có
nguồn khách hàng ổn định, nên chỉ có yếu tố trong giao dịch, họ khơng muốn
promotion thêm những khách hàng mới, cũng như vẫn thụ động trong việc giải quyết
những vấn đề sau giao dịch, chăm sóc khách hàng hiện có.

Nhóm 01 - Logistics

Trang 9


PHẦN 3: GIẢI BÀI TẬP TÍNH TỐN DỰ TRỮ
BÀI 3, trang 446 - Sách Logistics những vấn đề cơ bản (Cô Hồng Vân)
Hãy xác định nhu cầu từng loại kim loại và tổng nhu cầu kim loại để sản xuất 1000
quạt trần loại cánh dài 1400mm, biết mức sử dụng kim loại để sản xuất một quạt trần
như sau :
Thép : 12kg/ chiếc
Đồng : 0,83kg/ chiếc
Nhôm : 4,00 kg/ chiếc
● Áp dụng cơng thức N = Q.M, ta có:
N (thép) = Q x M (thép) = 1000 x 12 = 12 000 kg
N (đồng) = Q x M (đồng) = 1000 x 0,83 = 830 kg
N (nhôm) = Q x M (nhôm) = 1000 x 4 = 4 000 kg
⇨ Tổng nhu cầu Kim loại = 12 000 + 830 + 4 000 =16 830kg

Nhóm 01 - Logistics

Trang 10



BÀI TẬP 4, trang 446 – Sách Logistics những vấn đề cơ bản (Cô Hồng Vân)
Hãy xác định nhu cầu từng kim loại và tổng nhu cầu kim loại để sản xuất 1000 bơm
nước chạy điện công suất 4000m3/h, biết mức sử dụng kim loại để sản xuất một bơm
nước như sau:
- Gang đúc: 800kg/ máy bơm
- Thép: 28000kg/ máy bơm
- Đồng: 150kg/ máy bơm
● Áp dụng công thức N = Q.M, ta có:
N (gang) = Q x M (gang) = 1000 x 800 = 800 000 kg
N (thép) = Q x M (thép) = 1000 x 28000 = 2800 0000 kg
N (đồng) = Q x M (đồng) = 1000 x 150 = 150 000 kg
⇨ Tổng nhu cầu kim loại = 28950000 kg

Nhóm 01 - Logistics

Trang 11


BÀI 5, trang 446 - Sách Logistics những vấn đề cơ bản (Cô Hồng Vân)
Hãy xác định nhu cầu kim loại để hoàn thành kế hoạch sản xuất của 1 phân xưởng,
biết rằng:
Kế hoạch sản xuất của phân xưởng:
● Sản phẩm A: 5000
● Sản phẩm B: 10500
● Sản phẩm C: 2500
- Để sản xuất một sản phẩm A cần sử dụng 7 chi tiết Z, sản xuất 1 sản phẩm B cần 5
chi tiết Z; sản xuất một sản phẩm C cần 9 chi tiết Z.
- Mức sử dụng kim loại để sản xuất một chi tiết Z là 800 kg/ chi tiết.
● Áp dụng công thức N = Q.M, ta có:
N(A) = Q(A).M(A) = 5000.7.800 = 28 000 000 kg

N(B) = Q(B).M(B)= 10500.5.800 = 42 000 000 kg
N(C) = Q(C). M(C) = 2500.9.800 = 18 000 000 kg
⇨ Tổng nhu cầu vật tư Z là : 88 000 000 kg

Nhóm 01 - Logistics

Trang 12


BÀI 7, trang 448 - Sách Logistics những vấn đề cơ bản (Cô Hồng Vân)
Hãy dự báo nhu cầu thép xây dựng cho công tyw B trong các tháng tiếp theo (13, 14,
15) dựa trên cơ sở các dữ liệu sau :
Thứ tự từng tháng (t)

Nhu cầu thép xây dựng từng theo (y) (tấn)

1

395

2

415

3

427

4


445

5

463

6

475

7

490

8

510

9

522

10

538

11

556


12

570

Bài giải :

Nhu cầu thép xay dựng có xu hướng tăng dần theo thời gian
 Đồ thị có dạng : yt=a0+a1t
Với a0 và a1 lần lượt là nghiệm của phương trình:
na0 + a1t=y
a0t + a1t2 =yt
12a0 + 78a1=5806
78a0 + 650a1=39995

Nhóm 01 - Logistics

Trang 13


a1=15,776
a0=381,288
 Phương trình yt=381,288+15,776t

Bài Tập Trên Lớp:
Nhu cầu SP: 10.000 SP/1 năm
CP đặt hàng: 20USD/lần
Chi phí dự trữ: C = 20%
Giá của SP tùy theo khối lương Sản phẩm:

Giải:

D= 10.000 dv
P=20
H=C*V= 20%V
TC=V*D+*P+ *
Q1= =632> 99 => Chọn Q1= 99
Vậy TC1=5*10000+*20+*0.25=52.069 (SP)
Q2= =666(100->999) => Chọn Q2= 666
Vậy TC2= 45.600 (SP)
Nhóm 01 - Logistics

Trang 14


Q3= =716 < 1000 => Chọn Q3= 1.000
Vậy TC3= 39.590 (SP)
TCmin = TC3 = 39.560 (SP)
Cách tính 2:

Nhóm 01 - Logistics

Trang 15



×