Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Vấn đề quyền con người, quyền cơ bản của công dân và trách nhiệm của cơ quan nhà nước bài tập lớn môn hiến pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.62 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
NỘI DUNG................................................................................................ 1
I.

Khái quát chung về quyền con người, quyền cơ bản của công dân.................1

1.

Khái niệm.....................................................................................................1

2.

Mối quan hệ.................................................................................................2

II.

Vấn đề quyền con người, quyền cơ bản của công dân và trách nhiệm của cơ

quan nhà nước xong sự việc trên...............................................................................2
1.

Quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong trường hợp trên đã bị

xâm phạm.................................................................................................................. 3
2.

Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong vụ việc trên.................................5

KẾT LUẬN............................................................................................... 6
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 8



0


MỞ ĐẦU
Quyền con người là những quyền tự nhiên do tạo hóa ban cho mỗi cá nhân kể
từ lúc sinh ra. Quyền con người là một trong những mục tiêu cao cả nhất mà nhân
loại hướng đến, xây dựng và đảm bảo, được cụ thể hóa và quy định trong các văn
bản pháp lí chính trị của mỗi quốc gia, khi đó quyền con người trở thành quyền cơ
bản của công dân. Hai quyền này luôn là những vấn đề nóng, được thế giới và các
nước đặc biệt quan tâm trong mọi thời đại.

1


NỘI DUNG
I.
Khái quát chung về quyền con người, quyền cơ bản của cơng dân
1. Khái niệm
1.1. Quyền con người
Dưới góc độ tự nhiên, quyền con người là toàn bộ các quyền, tự do và đặc
quyền được công nhận dành cho con người do tính nhân bản của nó, sinh ra từ
chính bản chất con người. Đây là những quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả
xâm phạm do đấn tạo hóa ban cho con người.
Dưới góc độ pháp lí, quyền con người được hiểu là những đảm bảo pháp lí
tồn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động
hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và sự tự do cơ
bản của con người.
Các quyền con người được thế giới thừa nhận, bảo vệ và được tuyên bố trong
nhiều văn kiện pháp lí quốc tế như: Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948,

Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, Công ước quốc tế về
các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966. Từ đây có thể phân chia quyền con
người thành hai nhóm là: Các quyền dân sự, chính trị; các quyền kinh tế, chính trị,
văn hóa. Tính phổ biến, tính khơng thể chuyển nhượng, tính khơng thể phân chia,
tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau là bốn đặc trưng cơ bản của quyền con người.
1.2. Quyền cơ bản của công dân
Công dân là sự xác định một thể nhân về mặt pháp lí thuộc một nhà nước nhất
định. Khái niệm công dân gắn liền với khái niệm quốc tịch. Quyền của công dân
luôn đi cùng với nghĩa vụ. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là các quyền và
nghĩa vụ được xác định trong Hiến pháp trên các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế,
xã hội, văn hóa, là cơ sở để thực hiện các quyền và nghĩa vụ cụ thể khác nhau của
công dân và cơ sở chủ yếu để xác định địa vị pháp lí của cơng dân. Quyền cơ bản
của công dân thường được xuất phát từ các quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả
xâm phạm của con người, được hầu hết các quốc gia trên thế giới thừa nhận; thường
được quy định trong hiến pháp; là cơ sở chủ yếu để xác định địa vị pháp lí của cơng
dân; đây cũng là nguồn gốc để phát sinh những quyền khác của cơng dân; nó thể
hiện tinh thần dân chủ, nhân văn và tiến bộ của nhà nước.
2. Mối quan hệ

2


Quyền con người và quyền cơ bản của công dân là hai phạm trù rất gần gữi
nhưng không đồng nhất với nhau. Cách mạng Tư sản đã đưa con người từ địa vị
những thần dân và pháp điển hóa cá quyền con người dưới hình thức các quyền
cơng dân. Về bản chất, quyền cơng dân chính là những quyền con người được nhà
nước thừa nhận và áp dụng cho công dân của mình. Khơng phải ai cũng được
hưởng quyền cơng dân của một quốc gia và hệ thống pháp luật về quyền cơng dân
giữa các quốc gia có sự khác nhau. Quyền con người có phạm vi chủ thể rộng hơn
quyền công dân và được pháp luật quốc tế bảo vệ bên cạnh pháp luật quốc gia.

Ở Việt Nam, quyền con người gắn chặt với quyền công dân và thể hiện trong
các quyền công dân,Quyền con người, quyền cơ bản của công dân luôn được chú
trọng. Cùng với việc ghi nhận trong các bản hiến pháp qua nhiều năm, Đảng và Nhà
nước ta cịn thi hành nhiều chính sách để đảm bảo quyền con người và quyền cơ
bản của công dân được thực hiện. Công cuộc này đã đạt được những thành tựu nhất
định, ngày một hướng tới xây dựng một đất nước giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
Khoản 1 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 đã quy định “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền cơng dân về chính trị, dân sự, kinh tế,
văn hóa, xã hội được cơng nhận, tơn trọng, bảo vệ , đảm bảo theo Hiến pháp và
pháp luật”. Để làm được điều này đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền, các nhà chức
trách phải thật sự có trách nhiệm.
II.

Vấn đề quyền con người, quyền cơ bản của công dân và trách nhiệm
của cơ quan nhà nước xong sự việc trên

Thành phố H là một thành phố lớn, tập trung đông dân cư. Thời gian gần đây,
môi trường bao quanh hầu hết các khu vực trong thành phố đều bị ơ nhiễm bụi và
khí độc hại. Số liệu quan trắc tại các trạm đặt trên một số tuyến đường cho kết quả:
nồng độ bụi mịn cao hơn cao hơn nhiều lần mức được WHO khuyến cáo. Sự việc
này đã gây ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống người dân. Sự việc trên đã xâm
phạm đến quyền cơ bản của con người, của cơng dân đó là quyền được sống, quyền
bảo vệ sức khỏe của mình và cộng đồng. Vấn đề này đòi hỏi cơ quan nhà nước phải
vào cuộc để có những biện pháp bảo vệ sức khỏe của người dân.

3


1.


Quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong trường hợp trên đã

bị xâm phạm.
Việt Nam là một quốc gia có nền văn hiến lâu đời, có truyền thống bảo vệ các
giá trị nhân văn trong đó có quyền con người. Ngay trong Tuyên ngôn độc lập ngày
2/9/1945 Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã trang trọng dành phần đầu cho quyền con người
thiêng liêng và bất khả xâm phạm lần đầu tiên xuất hiện trong Tuyên ngôn độc lập
năm 1766 của nước Mỹ “Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng. Tạo hóa cho họ
những quyền khơng ai có thể chối cai được, trong những quyền ấy, có quyền được
sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Với ý thức sâu sắc như vậy,
chúng ta luôn tôn trọng và đặt vấn đề quyền con người, quyền cơng dân lên trên hết
mà trước đó là quyền sống. Quyền sống là yếu tố tiên quyết để cho con người phát
triển. Con người là tổng hòa các mối quan hệ của xã hội, để phát triển trong cá lĩnh
vực kinh tế, chính trị, văn hóa thì trước đó cần phải được sống trong một môi
trường trong lành.
Trong Tuyên bố Stockholm của Liên Hợp Quốc, Nguyên tắc 1 đã thiết lập nền
tảng mói quan hệ giữa quyền con người với mơi trường, rằng “ con người có cả
quyền cơ bản về tự do, bình đẳng và điều kiện sống tối thiểu trong môi trường trong
lành”. Môi trường tự nhiên là mái nhà thứ hai của con người. môi trường trong lành
là mơi trường sạch, khơng bị ơ nhiễm, suy thối, giúp con người phát triển lành
mạnh. Quyền được sống trong môi trường trong lành là quyền và mong muốn của
tất cả mọi người ở hiện tại và cả tương lai. Quyền về môi trường là một trong những
quyền quan trọng được khẳng định trong nhiều văn kiện như: Tuyên ngôn tồn thế
giới về quyền con người năm 1948, Tun ngơn về môi trường và phát triển năm
1992…
Như vậy việc môi trường khơng khí bao quanh thành phố H đều bị ô nhiễm và
khí thải độc hại, vi phạm Khoản 2 Điều 38 Hiến pháp 2013 “Nghiêm cấm các hành
vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe người khác và cộng đồng” và Điều 43 Hiến pháp
2013 “ Mọi người có quyền được sống trong mơi trường trong lành và có nghĩa vụ
bảo vệ môi trường”.

Nguyên nhân dẫn đến vấn đề bụi mịn xuất hiện bao trùm lên lên khơng khí
tồn thành phố chủ yếu là do:

4


Thứ nhất, là do tác động của tự nhiên do gió, bão đã quấn theo bụi bẩn đẩy xa
hàng trăm km làm cho ơ nhiễm lan rộng. Bên cạnh đó các thiên tai như cháy rừng,
núi lửa cũng làm không khí bị ơ nhiễm.
Thứ hai, là do con người- đây là ngun nhân chính dẫn đến ơ nhiễm khơng
khí. Từ những hoạt động sinh hoạt của người dân như nấu nướng đến hoạt độnh sản
xuất, khói bụi từ nhà máy công nghiệp đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến
không khí thành phố và do hoạt động của các phương tiện tham gia giao thơng.
Ơ nhiễm khơng khí với nồng độ bụi mịn cao vượt mức WHO khuyến cáo.
Điều này là vô cùng nguy hiểm làm cho người dân hoang mang và lo sợ.
Tác hại của ô nhiễm bụi
Theo một nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới WHO và cơ quan nghiên cứu
ung thư quốc tế IARC, có một mối tương quan tỷ lệ thuận giữa mức độ ô nhiễm
khói bụi với tỷ lệ người mắc ung thư.
Cụ thể hơn, mật độ PM10 trong khơng khí tăng lên 10 µg/m3 thì đồng nghĩa
tỷ lệ mắc ung thư sẽ tăng lên 22%. Mật độ PM2.5 tăng thêm 10 µg/m3 thì tỷ lệ mắc
ung thư phổi tăng tới 36%.
PM2.5 và PM10 đi vào đường hơ hấp khi con người hít thở thế nhưng mức độ
xâm nhập lại khác nhau tùy theo kích thước hạt bụi. Nếu PM10 đi vào cơ thể sẽ gây
ra kích ứng cho mắt, mũi và cổ họng thường sẽ khơng dễ đến được phổi thì PM2.5
lại nguy hiểm hơn vì chúng bé tới mức có thể luồn lách vào các túi phổi, tĩnh mạch
và xâm nhập vào hệ tuần hồn máu.
Ở mức độ tiếp xúc bình thường, các loại bụi mịn này sẽ khiến cho người khỏe
mạnh có thể bị ngạt mũi, viêm họng, viêm phế quản. Cịn khi tích tụ lâu ngày chúng
sẽ làm tăng nguy cơ phát bệnh ở hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ tuần hoàn và cả hệ sinh

sản của con người. Các chuyên gia y tế đã đưa ra những cảnh báo về tác hại của bụi
mịn như sau:
PM2.5 là ngun nhân gây nên hiện tượng máu khó đơng, nhiễm độc máu
khiến cho hệ tuần hoàn bị ảnh hưởng nghiêm trọng, làm suy nhược hệ thần kinh,
gây ra các bệnh về tim mạch.
Bụi mịn khi đi vào cơ thể sẽ làm giảm chức năng của phổi, gây viêm phế quản
mãn tính, gây ra hen suyễn và ung thư phổi. Với các bệnh nhân đã bị phổi từ trước
sẽ khiến cho bệnh tình trầm trọng hơn và tăng nguy cơ tử vong.
Bụi mịn cũng là nguyên nhân gây nhiễm độc máu nhau thai, khiến thai chậm
phát triển, sinh ra bị thiếu cân, nguy cơ cao mắc các bệnh thần kinh và tự kỷ.

5


Chuyên gia của Cơ quan Bảo vệ môi sinh Mỹ (EPA) cũng nhận định, hạt
PM2.5 chứa nhiều kim loại nặng có khả năng gây ung thư hoặc tác động đến DNA
gây đột biến gen.
Giáo sư Sudha Seshadri - Trung tâm Y khoa Beth Israel Deaconess và Trường
Y Đại học Boston nhận định, bụi mịn và ơ nhiễm khơng khí cũng có ảnh hưởng trực
tiếp tới hoạt động của não bộ, làm tăng nguy cơ đột quỵ và chứng suy giảm trí nhớ
đặc biệt ở người trung niên.
Các hạt bụi siêu mịn cũng là tác nhân gây nên chứng rối loạn tâm lý.
Có thể thấy rằng, những hạt bụi mịn vơ cùng nhỏ nhưng lại có những ảnh
hưởng vơ cùng nguy hiểm đến sức khỏe của con người.
Bất kể ai cũng đều có quyền được sống, quyền được bảo vệ sức khỏe. Vậy mà
sức khỏe của cộng đồng đang bi đe dọa bởi ơ nhiễm bụi và các khí thải độc hại.
Như vậy, quyền con người nói chung cũng như quyền cơ bản của cơng dân ở thành
phố H nói riêng đã không được đảm bảo. Câu hỏi đặt ra ở đây là trách nhiệm của vụ
việc thuộc về ai và cần có những biện pháp giải quyết như thế nào?
2. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong vụ việc trên

Vấn đề ơ nhiễm bụi và khí thải độc hại là vấn đề vơ cùng nghiêm trọng và cấp
thiết vì nó ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe và đời sống của người dân. Vai trò của các
cơ quan Nhà nước trong vấn đề này là vô cùng nghiêm trọng.
Căn cứ vào Điều 14 Hiến pháp 2013 quy định: “1. Ở nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền cơng dân về chính trị, dân sự,
kinh tế, văn hóa, xã hội được cơng nhận, tơn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến
pháp và pháp luật. 2. Quyền con người, quyền cơng dân chỉ có thể bị hạn chế theo
quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia,
trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.
Nhà nước có trách nhiệm phải bảo vệ sức khỏe, ngăn chặn các hành vi đe dọa
đến tính mạng, sức khỏe của người dân. Các cơ quan nhà nước có liên quan cần
phải liên tục nắm bắt tình hình để đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời, đảmbảo sức
khỏe cũng như đời sống của người dân.
Một số biện pháp khắc phục tình trạng ơ nhiễm khơng kí tại thành phố H như
tăng cường các phương tiện công cộng, nghiên cứu phương pháp hạn chế phương
tiên giao thơng cá nhân, khuyến khích sản xuất, sử dụng các phương tiện giao
thông thân thiện môi trường.

6


Giảm thiểu nguồn thải công nghiệp, giảm thiểu nguồn thải từ hoạt động xây
dựng, mặt đường thành phố cũng cần tăng cường vệ sinh mặt đường, hút bụi và tưới
cây.
Bên cạnh đó, việc quan trọng là tăng cường cơng khác thanh tra kiểm tra các
đối tượng gây ô nhiễm không khí, đặc biệt là các phương tiện giao thơng, nâng cao
năng lực quan trắc đầu tư đồng bộ hệ thống trang thiết bị và cácphần mềm mơ hình
hóa chất lượng khơng khí. Tăng cường cơng tác tun truyền, vận động mọi người
tích cực thanh gia để bảo vệ mơi trường.
Nhà nước đóng vai trị chủ đạo trọng việc đẩy lùi ô nhiễm bụi và khí thải độc

hại. Nhà nước cần nâng cao vai trị của mình hơn nữa, đưa ra những chính sách tích
cực để mọi người thực hiện, bảo vệ quyền của mọi người.
Nhà nước cũng cần đưa ra chế tài xử lý phù hợp để răn đe những tổ chức, các
nhân có hành vi ảnh hưởng xấu đến mơi trường.
Như đã nói ở trên, trách nhiệm của doanh nghiệp và cơ quan chức năng chính
quyền địa phương, nhà nước là tất yếu nhưng bên cạnh đó, để bảo vệ mơi trường
tồn vẹn, cần có trách nhiệm của mọi người dân chung sống trong thành phố ấy.
Người dân có quyền sống trong môi trường trong lành nhưng cũng phải có trách
nhiệm trong việc bảo vệ. Nghĩa là phải có ý thức bảo vệ môi trường, không xả thải
bừa bãi ra môi trường, không che giấu hành vi vi phạm làm nguy hại đến môi
trường, khiếu nại lên cơ quan cấp trên nếu phát hiện khu vực ô nhiễm hay có nguy
cơ nhiễm độc, tích cực tham gia tun truyền nâng cao ý thức của mọi người cùng
nhau bảo vệ mơi trường sống của chính mình.

KẾT LUẬN
Trải qua bao thời kỳ phát triển, mục đích cuối cùng của nhân loại cũng như
của mỗi quốc gia là bảo vệ và tôn vinh quyền con người, quyền cơ bản của công
dân; đưa con người lên làm chủ. Tạo hóa đã ban cho họ những quyền khơng ai có
thể chối cãi được trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh
phúc. Dù là ai, là công dân của quốc gia nào, thì bên cạnh việc được hưởng những
quyền con người chung vốn có, cịn được hưởng quyền cơ bản của cơng dân do
quốc gia đó quy định. Được sống trong môi trường trong lành là mong ước và cũng
là quyền đi kèm với nghĩa vụ của mỗi con người, mỗi công dân. Môi trường là điều
7


kiện tiên quyết cho sự phát triển của con người nên việc bảo vệ nó là hết sức quan
trọng cả hiện tại và tương lai sau này.

8



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

Giao trình Luật Hiến pháp (Trường Đại học Luật Hà Nội)
Hiến pháp Việt Nam năm 1992, năm 2013
Tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Hỏi đáp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân –

PGS.TS
5.
Bộ luật Hình sự năm 2015
6.
Luận án Quyền con người được sống trong mơi trường trong lành theo Hiến
pháp nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 – Vũ Tú Linh
7.
Hỏi đáp về quyền con người, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung
tâm nghiên cứu quyền con người

9



×