Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

TAI LIEU SINH HOAT CHI DOAN THANG 3 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.16 KB, 23 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/193126/3/2013). THÁNG THANH NIÊN NĂM 2013 Tuổi trẻ tham gia xây dựng văn minh đô thị Phương châm: “ Ứng xử văn hóa, hành động văn mình”. SỐ 17 THÁNG 03/2013. BÌNH DƯƠNG. Tổ biên tập: - Nguyễn Phạm Duy Trang - Bí thư Tỉnh Đoàn – Tổ Trưởng. - Trần Thị Diễm Trinh – Phó Chánh Văn phòng Tỉnh Đoàn – Tổ Phó. Xem thông tin: www.tuoitrebinhduong.vn Điện thoại liên hệ: 0650. 3844330. LƯU HÀNH NỘI BỘ. TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN. MỤC LỤC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, TẤM Hai GƯƠNG ĐẠO ĐỨC VÀ PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH” mươi mốt tuổi, ra đi với hai bàn tay trắng, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành chỉ có một khát vọng cháy bỏng là tìm đường giải phóng dân tộc. Chính khát vọng đó đã hun đúc cho người thanh niên mảnh khảnh một sức mạnh phi thường, bền bỉ tự học, tự đào tạo để có đủ khả năng cứu nước, cứu dân. Đến đâu, Người cũng học, tìm mọi cách để học. Người tìm hiểu phong tục tập quán ở những nơi mình đi qua để nâng cao tri thức; học nghề để kiếm sống, kiếm sống để hoạt động cách mạng. Bác đã học và làm rất nhiều nghề khác nhau, bắt đầu từ việc làm thợ đốt lò trên tàu viễn dương, làm đầu bếp ở Mỹ, quét tuyết ở Anh, bốc thuốc ở Thái Lan, viết báo, viết truyện, viết kịch, làm thợ chụp ảnh, thợ sửa đồng hồ… Làm rất nhiều việc, nhưng nhờ tự học mà Bác làm việc gì cũng giỏi. Khi tới thăm Việt Nam, danh họa người Pháp Picaso đã trao cho chúng ta những bản ký họa của Nguyễn Ái Quốc hồi còn ở Pa-ri và nhận xét: “Chỉ mấy nét vẽ này thôi, ta đã thấy một tư tưởng lớn, một tâm hồn lớn tiềm ẩn bên trong. Nếu tác giả tiếp tục con đường hội họa thì ắt sẽ trở thành một đại danh họa!”. Đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta một sự nghiệp văn chương phong phú và vô giá, tiêu biểu là tập thơ Nhật ký trong tù. Nhà Việt Nam.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> học người Nga N.Phêđôrencô nhận xét: “Học chữ Hán cực khó, nắm vững nó, làm được thơ là một hiện tượng lạ, hiếm thấy… Nhật ký trong tù – một thi phẩm bằng chữ Hán có nội dung sâu sắc, ngôn từ, nhịp điệu phong cách rất riêng…”. Chắc chắn, nếu Bác không có quá trình nỗ lực tự học thì sẽ không làm được điều đó. Trước khi ra đi tìm đường cứu nước (năm 1911), Bác đã học lớp Trung đẳng (lớp Nhì) tại Trường Quốc học Huế và lớp Cao đẳng (lớp Nhất) ở Trường Tiểu học Quy Nhơn với thầy Phạm Ngọc Thọ. Trong thời gian hoạt động ở nước ngoài, Người có học ở Trường Đại học Phương Đông (năm 1923), Đại học Quốc tế Lênin (năm 1934), nghiên cứu sinh Viện Nghiên cứu các vấn đề thuộc địa (năm 1937) với luận án về cách mạng ruộng đất ở Đông nam Châu Á. Nhưng Bác chỉ nhận mình tự học và trên thực tế cả cuộc đời Bác vẫn tự học là chính. Năm 1935, dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII, Người ghi vào phiếu lý lịch của mình như sau: Trình độ học vấn: Tự học. Bác học ngoại ngữ, học viết báo, nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin, nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. Người biết và sử dụng thông thạo trên mười ngoại ngữ nhờ tự học chứ không qua một trường đào tạo chính quy nào. Người học ở sách báo, đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân. Người học từ thực tiễn sinh động ở các nước đế quốc, nước thuộc địa, ở phong trào cách mạng trên thế giới. Phát biểu với sinh viên Trường Đại học Băng Đung trong chuyến thăm In-đô-nê-xi-a năm 1959, Người nói đại ý: Khi còn trẻ, tôi không có dịp đến trường học. Cuộc sống, du lịch và làm việc là trường đại học của tôi. Trường học ấy đã dạy cho tôi khoa học xã hội, khoa học quân sự, lịch sử và chính trị. Nó dạy cho tôi yêu nước, yêu loài người, yêu dân chủ và hòa bình; căm ghét áp bức, ích kỷ… Đại tướng Hoàng Văn Thái kể rằng, năm 1969, mỗi lần đến làm việc, ông thường thấy trên chiếc bàn con bên giường của Bác để đầy sách báo đang xem. Ông lo lắng đến sức khỏe của Bác, nên đề nghị: “Thưa Bác, Bác mệt, Bác nên đọc ít, để nhiều thời gian nghỉ ngơi thư thả cho lại sức”. Bác trả lời, giọng như tâm sự mà rành rẽ, dứt khoát từng lời: “Chú bảo Bác không đọc sách báo ư? Dù già yếu cũng phải học, phải đọc sách báo nâng cao hiểu biết và nhất là để nắm vững tình hình chứ!”. Những cuốn sách Người đọc ở thời gian cuối đời là các cuốn: Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông, Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, The truth about Vietnam (Sự thật về vấn đề Việt Nam, NXB. Green Leaf Classic, 1966). Cuộc đời của Bác là một quá trình: Vừa học tập vừa hoạt động cách mạng; học tập để hoạt động cách mạng, đạt được mục đích, lý tưởng của mình; qua hoạt động cách mạng, không ngừng học tập, hoàn thiện tri thức và nhân cách của bản thân. Người là nơi hội tụ với tầm cao nhất tinh hoa văn hóa nhân loại, xứng đáng với sự tôn vinh của tổ chức UNESCO: Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất. Quá trình ấy đã tạo nên Hồ Chí Minh, một thầy giáo mẫu mực, một nhà giáo dục vĩ đại. Người đã để lại tấm gương cao đẹp về tinh thần tự học và học tập suốt đời mà chúng ta phải noi theo. Trong bản lý lịch đại biểu dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII, Bác đã ghi: “Biết các thứ tiếng: Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga”. Trên thực tế, dựa vào những lần Bác đi thăm nước ngoài, cũng như những lần đón tiếp các phái đoàn ngoại giao tới thăm Việt Nam, chúng ta còn được biết vốn ngoại ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh không dừng lại ở đó, Người còn có thể sử dụng thông thạo khá nhiều ngoại ngữ khác nữa như: Tiếng Xiêm (Thái Lan bây giờ), tiếng Tây Ban Nha,.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> tiếng Ả Rập, tiếng của rất nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam… vốn ngoại ngữ đó của Bác không phải do “thiên bẩm” mà có, tất cả đều xuất phát từ sự khổ công luyện tập. Việc tự học của Bác Hồ có mục đích cuối cùng là làm cách mạng, giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Người đã đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi bằng sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam. Vận dụng sáng tạo chính là quá trình tự thích nghi, tự tìm tòi thâm nhập thực tiễn, đúc rúc kinh nghiệm, phát huy nội lực. Sâu xa hơn, đó là quá trình tự học, tự giáo dục để làm cho nhân cách và năng lực của mình phù hợp với mục tiêu, lý tưởng, công việc. Khi tham dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản tại Mátxcơ-va vào tháng 8 năm 1935, Bác đã khai rõ trong lý lịch: “Họ và tên: Lin. Trình độ học vấn: Tự học”. Còn trong tập Nhật ký trong tù của Bác có bài Nghe tiếng giã gạo hết sức độc đáo: “Gạo đem vào giã bao đau đớn/Gạo giã xong rồi trắng tựa bông/ Sống ở trên đời người cũng vậy/ Gian nan rèn luyện mới thành công”. Đó chính là ý chí tự học, tự rèn, tự phấn đấu không mệt mỏi. Người dạy: “Không chỉ có ở nhà trường, có lên lớp mới học tập… Trong mọi hoạt động cách mạng, chúng ta đều phải học tập!”. Người nói với cán bộ, chiến sĩ: “Muốn trở nên người quân nhân mới, xứng đáng với cái vinh hạnh đứng trong quân đội cách mạng thì từ trên đến dưới, các cấp đều phải nghiên cứu học tập, luôn luôn cầu tiến bộ”. Bác nói về mục đích của học tập: “Học để tiến bộ mãi, càng tiến bộ càng thấy cần phải học”. Người cũng chỉ ra phương pháp học tập: “Học ở nhà trường, học ở thầy, học ở bạn, học trong sách vở và học nhân dân”. Quá trình lao động, làm việc là quá trình tự học tập, tích lũy, bổ sung kinh nghiệm và đúc rút kiến thức từ thực tiễn. Bác Hồ nhấn mạnh: “Phải nghiên cứu kinh nghiệm cũ để giúp cho thực hành mới, lại đem thực hành mới để phát triển kinh nghiệm cũ làm cho nó đầy đủ, dồi dào thêm”. Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực về tinh thần tự học, lấy tự học làm cốt, làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân. Song tự học ở Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải là một sự ngẫu hứng, tùy ý vô nguyên tắc… mà tự học ở Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một khoa học, một nghệ thuật, một triết lý nhân văn sâu sắc với một kế hoạch cụ thể, chặt chẽ, khoa học; với một ý chí và quyết tâm bền bỉ, dẻo dai, tinh thần sáng tạo, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để học. Đặc biệt, Người tự học với một động cơ trong sáng với ý nghuyện cao cả là tìm ra con đường cứu nước, cứu dân, làm cho đất nước độc lập, nhân dân được tự do, ấm no, hạnh phúc. Tấm gương tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh, soi xét trong thực tiễn đã qua, hiện nay và cả mai sau, vẫn còn nguyên giá trị, có ý nghĩa giáo dục hết sức sâu sắc; đó mãi là một tấm gương sáng ngời, một di sản vô giá đối với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục của Đảng và nhân dân ta. Từng cán bộ, đảng viên cần ghi sâu những lời dạy của Bác về nghị lực học tập, rèn luyện để có đủ đức, đủ tài phục vụ nhân dân. Tấm gương tự học và những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề tự giáo dục mãi mãi tỏa sáng, soi rọi cho mỗi chúng ta phấn đấu, rèn luyện, tự vươn lên trong tu dưỡng và rèn luyện bản thân để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân giao phó. Theo Thiếu tướng, TS Đặng Nam Điền - Chính ủy Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> THEO DÒNG LỊCH SỬ: NGÀY NÀY NĂM ẤY Những ngày đáng nhớ trong tháng 3:  1/3/1948: Ngày chiến thắng La Ngà (huyện Định Quán, Đồng Nai). Di tích văn hóa La Ngà được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 12-12-1986.  3/3/1959: Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3/3/1959 – 3/3/2012)  3/3/1989: Ngày Biên phòng toàn dân (3/3/1989 – 3/3/2012)  8/3/40: Ngày khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 - 43 sau công nguyên)  8/3/1910: Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 – 8/3/2012)  11/3/1945: Ngày khởi nghĩa Ba Tơ (Quảng Ngãi). Kinh nghiệm giành chính quyền ở Ba Tơ rất có giá trị cho các địa phương khác nhằm chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong mùa Thu Tháng Tám năm 1945.  26/3/1931: Ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/193126/3/2012).  27/3/1946: Ngày Thể thao Việt Nam (27/3/1946 – 27/3/2012) ---------------------------------. 26 – 3- 1931: Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Sau khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930), Đảng đã thấy rõ tầm quan trọng của việc xây dựng tổ chức Đoàn. Vào mùa xuân năm 1931, ở thời điểm từ ngày 20 đến 26 - 31931, khi tiến hành Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai, cuộc họp đã dành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp bộ đảng từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn. Xuất phát từ ý nghĩa đặc biệt ấy, được sự đồng ý của Bộ Chính trị và Bác Hồ, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III (họp từ 22/3 đến 25/3/1961) đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 là ngày thành lập Đoàn. Trước sự phát triển và lớn mạnh của phong trào Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng hơn 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành hệ thống tổ chức Đoàn xã, huyện lên đến tỉnh. Đến cuối năm 1931, số lượng đoàn viên trên cả nước lên đến hơn 2.500 đồng chí, chứng tỏ sự tác động tích cực của Hội nghị Trung ương lần thứ hai (tháng 3/1931). Sự ra đời của Đoàn thanh niên Cộng sản Đông Dương đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta bấy giờ. Được Bộ chính trị Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép thể theo đề nghị của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22- 25/3/1961, đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Từ 1931 – 1936: Đoàn thanh niên Cộng sản Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương. - Từ 1937 – 1939: Đoàn thanh niên Dân chủ Đông Dương. - Từ tháng 11/1939 – 1941: Đoàn thanh niên phản đế Đông Dương. - Từ 5/1941 – 1956: Đoàn thanh niên Cứu quốc Việt Nam. - Từ 25/10/1956 – 1970: Đoàn thanh niên Lao Động Việt Nam. - Từ 3/02/1970 – 1976: Đoàn thanh niên Lao Động Hồ Chí Minh. - Từ 12/1976 đến nay: Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Những thế hệ thanh niên kế tiếp nhau đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tư do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa cã hội. Đó là lớp thanh niên cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh mà tiêu biểu là Võ Thị Sáu, Trần Văn Ơn, Cù Chính Lan, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót. Đó là thế hệ thanh niên anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với những người con ưu tú như Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân, Thái Văn An…. Với các phong trào “Thanh niên xung phong tình nguyện”, “Ba sẵn sàng”, “Năm xung kích”, “Thanh niên kiên cường thắng Mỹ”, “Quyết thắng”. Thế hệ thứ 3 này có mặt đông đảo trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy thần tốc mùa xuân năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, hàng chục triệu đoàn viên đã hăng hái dấy lên phong trào “Ba xung kích làm chủ tập thể”, “Thanh niên lao động sáng tạo” đẩy mạnh thi đua sản xuất và tiết kiệm, thể hiện ý chí tiến công của tuổi trẻ dưới lá cờ vẻ vang của Đảng. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã động viên tổ chức thế hệ trẻ, tham gia tích cực các phong trào: “Thanh niên nông thôn sản xuất, kinh doanh giỏi”, phong trào CKT (chất lượng, kiểu dáng, tiết kiệm) trong thanh niên công nhân, phong trào “Xứng danh anh bộ đội cụ Hồ’ trong thanh niên quân đội, phong trào “Tuổi trẻ công an hành động cách mạng theo 6 điìeu bác hồ dạy, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện”, “Cuộc vận động 3 mục tiêu dân số - sức khỏe - môi trường”. Các phong trào này bước đầu gây được nhiều ấn tượng tốt đẹp trong nhân dân, khẳng định vai trò quan trọng chiến lược của thanh niên trong tình hình mới.. Cờ - Huy hiệu Đoàn * Cờ Đoàn: Nền đỏ  Hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba (2/3) chiều dài.  Ở giữa có hình huy hiệu Đoàn. Đường kính huy hiệu bằng hai phần năm (2/5) chiều rộng cờ. * Huy hiệu Đoàn: Biểu thị sức mạnh, ý chí của thanh niên Việt Nam, tính xung kích của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.. Đoàn ca.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Năm 1953, Bác Hồ đi chiến dịch Đông Khê, Bác có đến thăm đơn vị thanh niên xung phong làm đường và Bác căn dặn thanh niên “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí cũng làm nên”. Bài thơ ấy đăng trên báo Cứu quốc và nhạc sĩ Hoàng Hòa – khi ấy đang công tác trong vùng địch hậu ở Thái Bình, đã đem phổ nhạc. Tháng 7/1954, tại Hội nghị cán bộ Đoàn toàn quốc, bài hát lần đầu tiên được giới thiệu và ngay lập tức đã trở nên phổ biến. Bài hát đã đi theo đoàn quân tiếp quản Thủ đô và lan truyền qua nhiều thế hệ thanh niên. Bài ca “Thanh niên làm theo lời Bác” được Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 6 (1518/10/1992) quyết định chọn là bài ca chính thức của Đoàn. Nhạc sĩ Hoàng Hòa từng là Bí thư Tỉnh Đoàn Hưng Yên, Bí thư Thành Đoàn Hải Phòng, Thường vụ Trung ương Đoàn khóa III, IV, phụ trách thanh niên sinh viên. Ông đã về hưu tại Hà Nội. Nguồn: lichsuvietnam.vn. 8/3/1910: NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 bắt đầu từ phong trào đấu tranh đòi quyền sống của nữ công nhân Mỹ. Cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản phát triển tột bậc, nhất là ở nước Mỹ. Nền kỹ nghệ phát triển, thu hút nhiều phụ nữ và trẻ em vào làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp. Bọn chủ tư bản lợi dụng sức lực của phụ nữ, trẻ em, trả lương rẻ mạt làm cho đời sống của phụ nữ và trẻ em cực khổ, điêu đứng. Căm phẫn trước sự áp bức tàn bạo đó, ngày 8/3/1899, tại hai thành phố Chicago và New-York (của nước Mỹ) đã nổ ra cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nữ công nhân ngành dệt may, đòi tăng lương, giảm giờ làm. Mặc dù bị thẳng tay đàn áp, bắt bớ, đuổi ra khỏi nhà máy nhưng chị em vẫn đoàn kết, bền bỉ đấu tranh, buộc bọn chủ tư sản phải nhượng bộ. Thắng lợi đó đã cổ vũ tinh thần đấu tranh của phụ nữ lao động Mỹ. Ðến tháng 2 năm 1909 lần đầu tiên phụ nữ khắp nơi trên nước Mỹ đã tổ chức "Ngày phụ nữ" mít tinh, biểu tình rầm rộ đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ. Tại New-York đã có 3000 chị dự cuộc họp phản đối chính phủ công nhận quyền bầu cử của phụ nữ. Những cuộc đấu tranh đầu tiên đó của nữ công nhân Mỹ đã có tiếng vang lớn, là nguồn cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh của phụ nữ lao động trên toàn thế giới. Trong phong trào đấu tranh lúc bấy giờ, đã xuất hiện 2 nữ chiến sĩ cách mạng lỗi lạc là bà Cơ-la-re-Zet-Kin (người Ðức) và bà Rô-da-luya-Xăm-Bua (người Ba Lan). Hai bà đã phối hợp với bà Cơ-rúpxcai-a (vợ của Lê-nin) vận động thành lập Ban Thư ký quốc tế phụ nữ để lãnh đạo phong trào. Trước sự lớn mạnh về số lượng và chất lượng của phong trào phụ nữ trên thế giới. Ngày 26 và 27 tháng 8 năm 1910, Đại hội lần thứ 2 của những người phụ nữ thế giới đã được triệu tập ở Cô-pen-ha-gơ (thủ đô Ðan Mạch), về dự có 100 nữ đại biểu của 17 nước, đã quyết định lấy ngày 8/3 làm ngày Quốc tế phụ nữ với mục đích đấu tranh đòi các quyền lợi của phụ nữ và trẻ em. “Ngày làm việc 8 giờ. Công việc ngang nhau, tiền lương ngang nhau. Bảo vệ bà mẹ và trẻ em”. Từ đó đến nay, ngày 8/3 trở thành ngày hội của phụ nữ thế giới, đoàn kết đấu tranh để tự giải phóng, thực hiện quyền nam nữ bình đẳng và cũng từ đó, phụ nữ tiến bộ khắp năm Châu tổ chức ngày 8/3 với những nội dung và hình thức phong phú..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Nội dung ngày quốc tế phụ nữ 8/3 không chỉ dừng lại ở quyền bình đẳng mà được mở rộng thêm khái niệm mới "phát triển", "Giới". Vấn đề phụ nữ đã được đông đảo các quốc gia trên thế giới nhìn nhận và đánh giá một các đầy đủ trên những khía cạnh khác nhau thông qua một loạt các hội nghị thế giới. Từ thập niên 70 đến nay, đã có 4 hội nghị thế giới về phụ nữ: oHội nghị lần thứ nhất tổ chức tại Mêhicô năm 1975, mở đầu thập kỷ phụ nữ. oHội nghị lần thứ hai tổ chức tại Côpenhagơ (Ðan Mạch) năm 1980. oHội nghị lần thứ ba tổ chức tại Nairôbi (Kenya) năm 1985. Tại hội nghị này "Chiến lược nhìn về phía trước vì sự tiến bộ của phụ nữ" đã được thông qua. oHội nghị lần thứ tư tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc) năm 1995. Các hội nghị thế giới về phụ nữ do Liên hiệp quốc đứng ra tổ chức là những sự kiện Quốc tế to lớn đối với đời sống chính trị của toàn thế giới đặc biệt đối với phụ nữ. Vì lẽ đó, vấn đề giải phóng phụ nữ, vì sự tiến bộ của phụ nữ là một vấn đề toàn cầu. Mục đích của Hội nghị Bắc Kinh là nhằm kiểm lại việc thực hiện "Chiến lược nhìn về phía trước vì sự tiến bộ của phụ nữ" đã được đề ra tại hội nghị Narôbi và công ước liên hiệp quốc "Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ" (Công ước CEDAW) đồng thời thông qua "Cương lĩnh hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ toàn cầu đến năm 2000". "Tuyên bố Bắc Kinh" và "Cương lĩnh hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ toàn cầu đến năm 2000" là hai văn kiện quan trọng nhất của hội nghị Bắc Kinh. Hai văn kiện này một mặt phác họa những trở ngại trên con đường phấn đấu cho sự bình đẳng của nữ giới bên cạnh nam giới; Mặt khác khẳng định những cam kết và sự quyết tâm của các chính phủ, các tổ chức quốc tế bằng mọi biện pháp nhằm tới mục tiêu Bình đẳng-Phát triển-Hòa bình vì sự tiến bộ của phụ nữ. Thực hiện cam kết đó, ngày 4 tháng 10 năm 1997, chính phủ nước ta đã có quyết định số 822/TTG về việc phê duyệt kế hoạch hành động Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, ban hành 11 mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2000 nhằm cam kết trước thế giới Hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam thực hiện mục tiêu "Hành động vì bình đẳng, phát triển và hòa bình" của hội nghị Bắc Kinh. Ở nước ta, ngày 8/3 còn là ngày kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, 2 vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên đã đánh đuổi giặc ngoại xâm phương Bắc, giành lại chủ quyền dân tộc. Niềm tự hào và ý chí vươn lên của phụ nữ Việt Nam một phần cũng có cội nguồn từ truyền thống dân tộc độc đáo đó./. Nguồn: Trang điện tử Hội LHPN Việt Nam. CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC DÀNH CHO THANH NIÊN.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Trong tài liệu sinh hoạt chi đoàn số tháng 03/2013, chúng tôi xin trích dẫn phần B nội dung Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015” (gọi tắt là Đề án 103) của Tỉnh Bình Dương. Đề án 103 được triển khai thực hiện thông qua 4 dự án, chương trình cho từng nhóm nội dung. Tỉnh Bình Dương được trực tiếp thụ hưởng và tham gia thực hiện 3 dự án, chương trình, cụ thể như sau: B. DỰ ÁN “TƯ VẤN, HỖ TRỢ THANH NIÊN KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP VÀ LẬP NGHIỆP” 1. Đối tượng: 1.1. Đối tượng thụ hưởng: Những người lao động trong độ tuổi thanh niên có nhu cầu khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp, trong đó ưu tiên cho nhóm đối tượng sinh viên, thanh niên nông thôn, và thanh niên khuyết tật; Các cán bộ quản lý của doanh nghiệp vừa và nhỏ. 1.2. Đối tượng trực tiếp thực hiện: Đoàn Thanh niên các cấp; Hội doanh nhân trẻ, hệ thống các Trung tâm dạy nghề, Trung tâm GTVL Thanh niên, các cơ quan báo đài. 2. Mục tiêu: 2.1. Mục tiêu chung: - Hỗ trợ, tư vấn khởi sự doanh nghiệp và lập thân cho thanh niên. - Góp phần tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội hiện nay. - Góp phần thực hiện thành công Mục tiêu phát triển 500.000 doanh nghiệp của Chính phủ đến năm 2010. 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Phổ biến kiến thức cho 100% thanh niên có nhu cầu khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp. - Tiến hành cuộc rà soát, thống kê tình hình thanh niên trong Tỉnh, điều tra nhu cầu về đào tạo, số thanh niên có nguyện vọng tham gia chương trình khởi sự doanh nghiệp. - Chọn cử, giới thiệu 20 nhân sự tham gia các khoá đào tạo với tư cách là Giảng viên dự án; 2.000 lượt thanh niên được đào tạo tập trung và 150 lượt thanh niên được đào tạo qua Elearning về kiến thức khởi sự doanh nghiệp, có nhu cầu lập nghiệp do trung ương Đoàn phối hợp Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức. - Phối hợp Sở Công thương hàng năm tổ chức ít nhất 2 lớp đào tạo về khởi sự doanh nghiệp tại Tỉnh và gặp gỡ các chuyên gia, doanh nghiệp thành đạt cho 300 học viên là cán bộ Tỉnh Đoàn, các Trung tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm, hội viên Hội doanh nhân trẻ, cán bộ các sở ngành, thanh niên có nhu cầu lập nghiệp. - Phổ biến hình thức đào tạo trực tuyến qua Internet và E-learning đến 100% các tổ chức Đoàn cơ sở, các trường THPT, TCCN, Cao đẳng, Đại học. - Lựa chọn 600 lượt thanh niên nông thôn, 200 thanh niên khuyết tật tham gia các khoá đào tạo, tập huấn chuyển giao về khoa học công nghệ theo chương trình do Trung ương Đoàn tổ chức. - Phối hợp tổ chức ít nhất 7 chương trình hội nghị đầu bờ chuyển giao khoa học kỹ thuật hàng năm tại các huyện, thị trong Tỉnh. - Tham mưu UBND Tỉnh hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi của Tỉnh dành cho thanh niên thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện các dự án khởi sự doanh nghiệp, dự kiến tổng nguồn vốn vay hỗ trợ là 50 tỷ đồng (từ 2010 đến 2015)..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 3. Nội dung - Giải pháp: 3.1. Đào tạo về khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp: 3.1.1. Đào tạo tập trung: - Chủ động giới thiệu nhân sự là cán bộ Đoàn, các Trung tâm dạy nghề, Trung tâm GTVL Thanh niên, hội viên Hội Doanh nhân trẻ, cán bộ các cơ quan, ban ngành có liên quan tham gia đầy đủ các khoá đào tạo với tư cách là giảng viên dự án do Trung ương tổ chức. Đây là đội ngũ giảng viên nguồn của dự án, sẽ được cấp chứng chỉ cuối khoá và tham gia giảng dạy theo kế hoạch của dự án. - Tiến hành rà soát, thống kê nắm bắt số lượng thanh niên có nguyện vọng khởi sự doanh nghiệp, chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp đào tạo về khởi sự doanh nghiệp cho thanh niên có nhu cầu tại địa phương. Quá trình đào tạo kết hợp tổ chức các hoạt động ngoại khoá như: thăm và học tập kinh nghiệm khởi nghiệp của doanh nhân trẻ tại địa phương, tổ chức tọa đàm kinh nghiệp khởi sự doanh nghiệp. - Phối hợp với Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam và VCCI cấp chứng chỉ cho học viên hoàn thành các khoá tập huấn, đào tạo của dự án; tổ chức đánh giá kết quả trước và sau khoá học, mức độ hoàn thành mục tiêu khoá học. - Phối hợp các cơ quan Trung ương biên tập nội dung đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương;Tuyên truyền phổ biến các ấn phẩm về khởi sự doanh nghiệp cho thanh niên. 3.1.2. Đào tạo trực tuyến qua Internet và E-learning: - Tham gia các diễn đàn trao đổi, tư vấn trực tiếp thanh niên về khởi nghiệp (E-learning); tham gia các khoá đào tạo trực tuyến thông qua Website của Trung ương Đoàn www.doanthanhnien.vn và Website www.thanhgiong.vn với hình thức tự kiểm tra và thi trực tuyến. - Tuyển chọn nhân sự đáp ứng về nhận thức, trình độ tin học tham gia các khoá đào tạo hướng dẫn viên cho hình thức đào tạo qua Internet và E-learning do Trung ương tổ chức. - Phối hợp tổ chức các hoạt động truyền thông, tuyên truyền, phổ biến cho thanh niên tiếp cận và tham gia các chương trình đào tạo trực tuyến, trong đó đặc biệt quan tâm đến đối tượng sinh viên, học sinh, thanh niên tại các đô thị; Phổ biến hình thức đào tạo này đến tất cả các tổ chức Đoàn cơ sở, các trường THPT, TCCN, Cao đẳng, Đại học. 3.2. Tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hướng dẫn các mô hình, phương thức sản xuất kinh doanh mới cho thanh niên nông thôn: - Chủ động xây dựng, tổ chức các khóa tập huấn tại địa phương với 3 hình thức là tập trung; hội nghị đầu bờ chuyển giao khoa học kỹ thuật; tham quan mô hình điểm, mô hình trình diễn học hỏi kinh nghiệm. Chương trình tập huấn tập trung sẽ căn cứ vào nhu cầu của thanh niên trên địa bàn và điều kiện thực tế để tổ chức tập huấn ngắn ngày (từ 4- 7 ngày) hoặc tập huấn dài ngày (trên 7 ngày). - Tuyên truyền các ấn phẩm, tài liệu giới thiệu các gương điển hình làm kinh tế nông thôn và chuyển giao khoa học kỹ thuật, các mô hình làm kinh tế trang trại, các ứng dụng khoa học kỹ thuật mới…tại các địa phương trên cả nước. - Phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Hội Nông dân, các cơ quan nghiên cứu và chuyên gia, cố vấn về khoa học kỹ thuật tổ chức các hội nghị đầu bờ, tham quan các mô hình điểm, mô hình trình diễn học hỏi kinh nghiệm trên cơ sở đáp ứng về mặt kỹ thuật, phù hợp với điều kiện thực tế, giúp học viên có cơ hội.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> chia sẻ thông tin về công nghệ, kỹ thuật sản xuất và quyết đoán hơn trong các quyết định kinh doanh đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. - Liên kết với các Doanh nhân trẻ hỗ trợ dự án bao tiêu sản phẩm, phát triển nông nghiệp trong nông thôn. 3.3. Hoạt động tư vấn, hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp: - Thông qua các khóa đào tạo về khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp được tổ chức tại tỉnh, sẽ lồng ghép tổ chức các cuộc gặp gỡ, trao đổi giữa các chuyên gia, các chủ doanh nghiệp với các học viên nhằm truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp. - Định kỳ hàng năm tổ chức tuyên dương, động viên khuyến khích thanh niên làm kinh tế giỏi lồng ghép trong chương trình tổng kết công tác Đoàn/Hội hoặc tổng kết hoạt động của Hội Doanh nhân trẻ. - Thường xuyên phối hợp cùng Hội Doanh nhân trẻ trong việc mời tham gia các khoá đào đạo của dự án; Vận động các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội có trách nhiệm đỡ đầu, hướng dẫn cho những thanh niên có nguyện vọng khởi nghiệp có cơ hội mở rộng và phát triển mô hình, ý tưởng kinh doanh. - Giới thiệu website www.khoinghiep.vn cho thanh niên có nhu cầu tìm hiểu về khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp, tham gia tư vấn trực tuyến, diễn đàn trao đổi ý tưởng kinh doanh, tìm đối tác, nhịp cầu đầu tư, giao thương trong thanh niên. - Tuyên truyền, giới thiệu các chương trình, chuyên mục về khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp do đài tiếng nói, đài truyền hình trung ương và tỉnh sản xuất thực hiện đến đoàn viên thanh niên trong tỉnh. - Xây dựng giải thưởng và tổ chức cuộc thi “Khởi nghiệp” nhằm trao tặng, hỗ trợ cho những thanh niên có ý tưởng khởi nghiệp có cơ hội được phát triển, mở rộng mô hình thông qua nguồn vốn vay ưu đãi của Tỉnh.… (Còn tiếp kỳ sau…). SỔ TAY NGHIỆP VỤ Trong tài liệu sinh hoạt chi đoàn tháng 03/2013, Tổ Biên tập Tài liệu sinh hoạt chi đoàn xin trích dẫn nội dung phần “ Quy trình Kết nạp Đảng viên trong một số trường hợp cụ thể” theo Hướng dẫn số 02 HD/LT, ngày 14/3/2011 giữa Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn và Ban Tổ chức Tỉnh ủy, cụ thể như sau: 3. Việc xem xét kết nạp Đảng đối với những đoàn viên ưu tú cư trú tại các khu nhà trọ, ký túc xá công nhân, khu nhà ở xã hội: Đối với các đoàn viên đang làm việc tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước nhưng nơi đây chưa có tổ chức Đảng hoặc đoàn viên làm việc mà hợp đồng lao động dưới 12 tháng thì có thể xem xét kết nạp đoàn viên vào Đảng tại nơi cư trú (đã tạm trú ổn định từ 12 tháng trở lên) theo quy trình sau: - Thông qua các chi hội thanh niên công nhân khu nhà trọ (thành lập theo Đề án Đoàn kết tập hợp thanh niên công nhân Bình Dương), kết nạp thanh niên tại các khu nhà trọ, ký túc xá công nhân, khu nhà ở xã hội làm hội viên hội Liên hiệp thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Việt Nam; lựa chọn hội viên ưu tú, gắn bó với chi hội để kết nạp vào đoàn TNCS Hồ Chí Minh. - Tùy điều kiện cụ thể, cơ sở Đoàn cấp xã, phường, thị trấn tổ chức cho đoàn viên tham gia sinh hoạt (và tiếp nhận đoàn viên chuyển đến) tại chi đoàn khu phố - ấp; hoặc thành lập riêng chi đoàn thanh niên xa quê, khu nhà trọ,… trực thuộc cơ sở Đoàn xã, phường, thị trấn. - Cấp ủy xã, phường, thị trấn phân công, bố trí đảng viên làm công tác phát triển Đảng ở những chi đoàn trên. Đảng viên được phân công có trách nhiệm phối hợp cùng tổ chức Đoàn thanh niên thực hiện nhiệm vụ phát triển đảng viên theo các quy trình nêu trên. 4. Việc xem xét kết nạp Đảng đối với những đoàn viên ưu tú học tập trong trường trung học phổ thông (THPT), trung cấp (chuyên nghiệp, nghề): BCH cơ sở Đoàn có trách nhiệm theo dõi, giúp đỡ các đoàn viên có thành tích học tập và hoạt động Đoàn nổi bật, thực hiện quy trình giới thiệu đoàn viên ưu tú cho cấp ủy nhà trường (nếu trường không có tổ chức Đảng thì báo cáo với cấp ủy địa phương). Cấp ủy nhà trường có trách nhiệm chủ động thực hiện quy trình kết nạp kịp thời; cần hoàn tất các thủ tục cần thiết trước ngày học sinh thi tốt nghiệp (ít nhất 1 tháng). Khi có kết quả thi tốt nghiệp, thi đại học, cấp ủy xem xét kết nạp từng trường hợp cụ thể. Khi cấp ủy cơ sở ra nghị quyết đề nghị ban thường vụ cấp trên cơ sở kết nạp đảng viên thì cảm tình Đảng phải đủ 18 tuổi và đã có giấy chứng nhận học lớp nhận thức về Đảng. Đối với học sinh trường THPT, do hầu hết kết nạp trong học kỳ II của năm học lớp 12, nên Đoàn thanh niên, cấp ủy nhà trường lưu ý chuẩn bị hồ sơ kịp thời như sau: + Tạo môi trường học tập, hoạt động Đoàn thuận lợi cho học sinh thông qua các câu lạc bộ, đội nhóm sở thích, học tập; các hoạt động phong trào;… Qua kết quả học tập và kết quả phân loại đoàn viên của cuối năm học, Đoàn trường chỉ đạo, hướng dẫn để bình chọn đoàn viên ưu tú giới thiệu kết nạp Đảng; cấp ủy nhà trường xét đưa vào danh sách cảm tình Đảng. + Trên cơ sở danh sách cảm tình Đảng; trên cơ sở nhận xét, đánh giá định kỳ, hàng quý của chi bộ, những đoàn viên có đủ điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định của Điều lệ Đảng thì chi bộ xem xét, tiến hành thực hiện và hoàn tất thủ tục hồ sơ kết nạp mà không chờ đến đủ 18 tuổi. Những nơi do điều kiện khách quan mà chưa tổ chức cho đoàn viên học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng thì vẫn có thể cho tiến hành các quy trình, thủ tục hồ sơ kết nạp (trường hợp này phải báo cáo cấp ủy cơ sở). + Trong trường hợp học sinh chưa đủ 18 tuổi khi tốt nghiệp THPT, cho học sinh chuyển sinh hoạt đoàn về chi đoàn giáo viên; giao nhiệm vụ phù hợp cho học sinh, tham gia các hoạt động với nhà trường để tiếp tục theo dõi, giúp đỡ (trong thời gian chưa hoàn chỉnh thủ tục nhập học tại các trường sau THPT). Khi đủ 18 tuổi và đã hoàn tất các thủ tục, quy trình, theo quy định vẫn có thể tổ chức kết nạp Đảng tại cơ sở đảng nhà trường. Trong trường hợp cấp ủy cơ sở gửi nghị quyết và hồ sơ kết nạp đảng viên lên cấp có thầm quyền, cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp học sinh vào Đảng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày học sinh nhập học (ngày nhập học theo quyết định triệu tập của trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp), thì gửi công văn kèm theo quyết định và hồ sơ kết nạp đề nghị cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nhà trường của học sinh để chỉ đạo chi bộ tổ chức lễ kết nạp đảng viên. Không tổ chức lễ kết nạp tại chi bộ trường THPT. Một số trường hợp cụ thể khác thực hiện theo Điểm 3.13, Hướng dẫn số 03HD/BTCTW, ngày 29/12/2006..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> + Nếu học sinh đang là cảm tình Đảng mà chưa kịp kết nạp tại trường THPT, trung cấp thì cấp ủy nhà trường cấp giấy chứng nhận (Mẫu 5) học sinh đó là cảm tình đảng, đang được tổ chức Đảng giúp đỡ, xem xét kết nạp để cấp ủy cơ sở nơi đến (nhà trường, địa phương cư trú) giao cho chi bộ cấp dưới trực tiếp tiếp tục phân công đảng viên chính thức theo dõi giúp đỡ. 5- Việc xem xét kết nạp đảng viên đối với đoàn viên ưu tú đang trong thời kỳ được tổ chức Đảng xem xét kết nạp thay đổi đơn vị công tác, học tập hoặc nơi cư trú: Đối với cảm tình đảng đang trong thời kỳ được tổ chức Đảng xem xét kết nạp mà chuyển sang đơn vị công tác, học tập hoặc nơi cư trú mới thì cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi cấp giấy chứng nhận người đó là cảm tình đảng (Mẫu 5), đang được tổ chức Đảng giúp đỡ, xem xét kết nạp (có nhận xét về quá trình phấn đấu); cấp ủy cơ sở nơi đến giao cho chi bộ cấp dưới tiếp tục phân công đảng viên chính thức (không lệ thuộc vào thời gian đảng viên chính thức cùng công tác với cảm tình đảng) theo dõi giúp đỡ. Căn cứ hướng dẫn này, các huyện - thị Đoàn và tương đương hướng dẫn, quán triệt các cơ sở Đoàn thực hiện theo đúng quy trình; đề nghị các cấp ủy Đảng chỉ đạo các cơ sở Đảng thống nhất để thực hiện theo quy trình. Hướng dẫn được phổ biến đến cấp cơ sở đảng, cơ sở đoàn và có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Việc sửa đổi, bổ sung hướng dẫn cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng giai đoạn do Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn xem xét, quyết định.. GÓC KỸ NĂNG Các kỹ năng quản lý thời gian Chúng ta ai cũng muốn thành đạt, ai cũng muốn nhiều tiền... nhất là các bạn trẻ. Nhưng để thành đạt được chúng ta cần phải có nhiều yếu tố. Nhiều người đổ lỗi là do mình không may mắn, không có vốn. Chúng ta còn được tạo hóa ban cho một tài sản quý báu hơn, đó chính là vàng - thời gian... Ai cũng cũng có cùng một tài sản như nhau là 1440 phút/ngày. Nhưng cách chúng ta sử dụng tài sản đó như thế nào lại tạo nên sự khác biệt rất lớn giữa người thành đạt và kẻ thất bại. Thời gian là vàng, chúng ta nên dùng số vàng như thế nào để tạo ra cho chúng ta nhiều vàng nhất theo nghĩa đen của nó. Tại sao chúng ta sử dụng đồng tiền của mình rất tiết kiệm những chúng ta lại không sử dụng thời gian như vậy. Chúng ta phải sử dụng chi ly từng phút một. Hãy sử dụng thời gian một cách tiết kiệm nhất và tối ưu nhất. Chúng ta luôn nghĩ sao cho tối ưu trong việc tiêu tiền, nhưng thời gian thì không. Chúng ta lãng phí thời gian của mình như vậy thì hỏi còn đâu thời gian để học tập và làm những việc quan trọng??? Sai lầm lớn nhất của họ là nghĩ rằng mình có đủ thời gian để làm những việc gọi là quan trọng. Nhưng cứ làm việc theo kiểu “đánh trống bỏ dùi”, “buông quăng bỏ vãi” như thế thì chẳng có việc gì chúng ta làm đạt được kết quả. Vì vậy chúng ta phải có một kế hoạch để thực hiện và thay đổi thói quen đó bây giời cũng chưa muộn: 1. Liệt kê các công việc vào buổi sáng hằng ngày..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Liệt kê các công việc cần làm trong ngày ra một tờ giấy hoặc trên máy vi tính cũng được. Lưu ý chỉ cần liệt kê ra và chưa vội sắp xếp vội vì nếu như thế thì chúng sẽ rất bị rối trong việc nên làm việc gì và không nên làm việc gì. Não chúng ta không thể làm một lúc nhiều việc được. 2. Xác định ưu tiên. Sắp xếp thời gian mỗi ngày để giải quyết các công việc ưu tiên và cũng cần linh hoạt dành đủ thời gian cho những việc bất ngờ xảy ra. Hãy học cách nói “không” với những việc không phải là ưu tiên. 3. Xác định khoảng thời gian cho mỗi công việc. Chúng ta nên xác định khoảng thời gian cho mỗi công việc và thời gian bắt đầu, kết thúc. Và một điều rất quan trọng là các bạn sẽ thắc mắc là trong khi thực hiện công việc này lại bị công việc khác quan trọng hơn xen vào thì làm thế nào? Theo nghiên cứu chúng ta nên trừ khoảng thời gian 20% để dự phòng. Đừng quên những việc nhỏ, nhưng tập trung chúng lại. Chớ để cho các việc nhỏ trôi đi, tốt nhất là dành 30 phút mỗi ngày cho các công việc này. Nhưng đừng để phải mất công nhiều lần chạy đi chạy lại ra máy photocopy, và dành các cuộc điện thoại để một lần nhấc máy gọi luôn thể. Hãy tách thời gian ra những khoảng thời gian nhỏ để tận dụng tối đa nó. 4. Tập cho mình tính kỷ luật, và thói quen. Thay vì thường xuyên kéo lê cả đống việc, cần xác định hạn chót để hoàn thành từng công việc. Một mẹo nhỏ là nếu cần hoàn tất một việc vào 5h chiều thứ Năm thì hãy bắt mình kết thúc vào lúc 12h trưa. Nên giải quyết các việc khó trước, sau đó tha hồ... dạo chơi. Cuối cùng chúng nên tập cho mình thói quen làm việc chăm chỉ và có kế hoạch trước đó chính là dấu hiệu của người thành đạt! Nguồn kynangsong.org.vn. MÔ HÌNH – KINH NGHIỆM Hiệu quả từ mô hình "Chi đoàn mẫu, chi đoàn chủ động công tác" . Trong những năm qua, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi không ngừng phát triển; hệ thống tổ chức Đoàn ngày càng hoàn thiện; đội ngũ cán bộ Đoàn ngày càng đông về số, mạnh về chất; nội dung và phương thức hoạt động của Đoàn ngày càng được cải tiến, đáp ứng nhu cầu và lợi ích thiết thực của thanh niên tại địa phương. Tuy nhiên công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong những năm qua vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như: việc phát hiện các gương điển hình và mô hình có hiệu quả để nhân rộng đôi lúc còn chưa kịp thời, một số cán bộ Đoàn còn biểu hiện ngại khó, trông chờ, ỷ lại,…bên cạnh đó những vấn đề bức xúc của Thanh niên như: lao động, việc làm, vui chơi giải trí, vẫn chưa được giải quyết triệt để, một số thanh niên tay nghề còn yếu hoặc không có tay nghề dẫn đến tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao, thanh thiếu niên mắc các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, nhận thức mơ hồ lệch lạc, dễ bị tác động, thiếu ý thức trách nhiệm với gia đình và Xã hội.Trước tình hình đó, quán triệt Nghị Quyết TW 4 (khoá VII) về “Tăng cường công tác thanh niên trong thời kì mới”, đặc biệt là từ khi nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về “ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> đại hóa” ra đời đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở địa bàn dân cư được nâng lên rõ rệt. Thanh niên được tập hợp vào tổ chức Đoàn – Hội ngày càng đông. Thực hiện sự chỉ đạo của BTV Thành đoàn, thực hiện thí điểm mô hình “Chi đoàn mẫu, Chi đoàn chủ động công tác”, BCH Đoàn phường 9 đã xây dựng kế hoạch chọn Chi Đoàn khóm 3 thực hiện thí điểm mô hình này. Ngay từ khi nhận được kế hoạch, BCH Chi Đoàn khóm 3 đã Chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động, phân công nhiệm vụ cho từng uỷ viên BCH và tổ chức họp lệ định kì hàng tháng, nắm nguồn thanh niên để phát triển vào Đoàn - Hội, lập sổ theo dõi chi tiết từng đoàn viên, thanh niên có lý lịch trích ngang để khi cần là có thể liên hệ được ngay. Trong các buổi sinh hoạt lệ, Chi đoàn luôn nghiên cứu, tìm tòi nhiều hình thức mới lạ nhằm thu hút đoàn viên, thanh niên như ngoài những nội dung cơ bản (thông qua báo cáo tháng qua, phương hướng tháng tới, sinh hoạt chính trị,…) Chi đoàn còn tổ chức xoay vòng sinh hoạt văn nghệ đầu giờ nhằm phát huy năng khiếu của từng đoàn viên, tổ chức hùn vốn tiết kiệm, định kỳ mời Đoàn phường và một số ngành chuyên môn đến nói chuyện về những vấn đề được đoàn viên thanh niên quan tâm,… Trong hai năm qua, Chi đoàn luôn cố gắng nâng cao chất lượng hoạt động của đoàn viên về tư tưởng, lời nói, bản lĩnh chính trị, hành động cách mạng thông qua các phong trào cụ thể như: Thực hiện cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”, và kế hoạch tổ chức Hội thi kể chuyện “Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong cán bộ Đảng viên - Đoàn viên - Hội viên và quần chúng nhân dân của phường. Trong 2 năm qua đã đưa 15 thanh niên ưu tú tham gia học lớp cảm tình Đoàn do Đoàn phường tổ chức, qua đó đã phát triển 12 thanh niên vào tổ chức Đoàn. Tính đến nay chi đoàn hiện có 32 ĐV; thành lập được 02 CLB đó là: CLB Bạn gái, có 16 thành viên và CLB Tiền hôn nhân với 18 thành viên. Hằng năm 100% đoàn viên Chi đoàn đăng ký thực hiện Chương trình RLĐV, kết quả có trên 95% đoàn viên được xét phân loại từ khá trở lên. Đồng thời chi đoàn cũng đã phát động trong đoàn viên - hội viên - thanh niên đăng ký thực hiện “Không mắc các TNXH và Không vi phạm luật giao thông ” do Đoàn phường phát động, có 100% ĐVHVTN tham gia đăng ký và thực hiện tốt. Hằng tháng Chi Đoàn báo cáo Chi Bộ về tình hình hoạt động nhằm kịp thời xin ý kiến chỉ đạo và hỗ trợ. Song song đó, hàng năm Chi Đoàn còn lập danh sách giới thiệu đoàn viên ưu tú tạo nguồn phát triển Đảng cho chi bộ, hiện có 06 đảng viên tham gia sinh hoạt đoàn. Bên cạnh những việc làm trên, Chi Đoàn khóm 3 còn tổ chức các phong trào thiết thực, đáp ứng nhiệm vụ của địa phương như: tổ chức ra quân quét dọn, thu gom rác trên đường Nguyễn Huệ – tuyến đường Thanh niên của phường. Ngoài ra Chi Đoàn còn tổ chức ra quân khai thông mương, cống, rảnh và vệ sinh xung quanh các tuyến đường Mai Thanh Thế, Nguyễn Huệ với tổng chiều dài 600m. Chi đoàn còn phối hợp các ban ngành đoàn thể khóm cho trẻ uống vitamin A và cân trẻ, chủ động đề ra kế hoạch nuôi cá bảy màu, tổ chức ra quân thực hiện chiến dịch diệt lăng quăng phòng bệnh sốt xuất huyết cụ thể phát tờ bướm, kiểm tra dụng cụ chứa nước, thả cá và tiến hành xúc lu khi phát hiện có lăng quăng, tại các hộ dân. Nhân ngày thương binh liệt sĩ, BCH Chi đoàn tham gia cùng Chi bộ, Ban Nhân dân thăm, tặng quà cho hộ chính sách ở địa phương..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Qua 02 năm thực hiện mô hình “Chi đoàn mẫu, chi đoàn chủ động công tác”, Chi Đoàn đều được Đoàn phường công nhận là Chi Đoàn vững mạnh, được Thành Đoàn đánh giá cao và đã được nhân rộng mô hình ở các chi đoàn khóm trong phường, bên cạnh đó Chi Đoàn còn được tặng nhiều giấy khen cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất trong công tác Đoàn và phong trào TTN trong nhiều năm liền. Riêng năm 2009 tập thể BCH Chi Đoàn khóm 3 được Tỉnh Đoàn tặng Bằng khen có thành tích tốt trong công tác Đoàn và phong trào TTN năm 2009. Trong thời gian tới, BCH Chi đoàn sẽ tiếp tục nghiên cứu, vận dụng vào điều kiện thực tế của đơn vị nhiều mô hình phù hợp hơn nữa nhằm đưa công tác Đoàn và phong trào TTN của đơn vị ngày càng đi lên. Nguồn: tinhdoan.soctrang.gov.vn. DÂN SỐ - SỨC KHỎE – MÔI TRƯỜNG Vệ sinh nhà cửa đúng cách để nâng cao chất lượng sống Có nhiều thứ khiến cho ngôi nhà của bạn trở thành mối nguy cho sức khỏe, bao gồm cả những thứ mà thậm chí chúng ta không nghĩ tới. Tuy nhiên với một vài thay đổi đơn giản, bạn có thể cải thiện chất lượng ngôi nhà của mình. 1. Không khí trong lành Một trong những bí quyết đơn giản nhất cho ngôi nhà thông thoáng là mở cửa sổ mỗi khi có thể. Mở cửa sổ cho phép không khí trong lành tràn vào, căn nhà được thông thoáng và giúp ngăn ngừa nấm mốc (là thứ chắc chắn không tốt cho sức khỏe). Vì thế mỗi khi thời tiết cho phép, hãy mở cửa sổ để tống hết không khí tù đọng ra ngoài. Cũng cần thường xuyên thông gió cho nhà tắm, là nơi luôn rất ẩm ướt. 2. Cẩn thận với hóa chất Hãy nhìn vào kệ bếp và bạn có thể phát hoảng vì lượng hóa chất mà bạn có trong nhà. Tìm cách giảm sự có mặt của các hóa chất trong nhà là việc rất đáng làm. Ví dụ, tránh sử dụng các loại dung dịch xịt phòng - thay vào đó hãy mở cửa sổ, hoặc bạn có thể tự làm nước xịt phòng bằng cách pha thêm vài giọt tinh dầu. 3. Sản phẩm tẩy rửa tự chế Nhiều sản phẩm tẩy rửa rất độc và phải sử dụng thận trọng. Ví dụ tiêu biểu cho loại này là những sản phẩm dùng để thông cống và làm sạch lò nướng, có thể rất nguy hiểm nếu hít phải. Việc tự chế các sản phẩm tẩy rửa sẽ tốt hơn cho sức khỏe và không gây hại cho bạn, gia đình hoặc vật nuôi. 4. Vệ sinh đúng cách Sống trong một môi trường sạch sẽ rõ ràng là rất dễ chịu và tốt cho sức khỏe, nhưng đừng quá lạm dụng. Sạch sẽ thái quá có thể làm tăng bệnh dị ứng do cơ thể không được làm quen với mầm bệnh, vì thế không xây dựng được tính miễn dịch tự nhiên. Tất nhiên, không ai muốn sống trong một ngôi nhà bẩn thỉu, nhưng đừng để bị ám ảnh bởi việc phải cọ rửa nhà cửa thường xuyên bằng các chất tiệt trùng. 5. Không hút thuốc lá.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Không bao giờ được hút thuốc trong hoặc gần nhà để không ai khác phải hít khói thuốc. Cũng không cho phép khách khứa hút thuốc lá trong nhà. Ngoài mùi hôi khó chịu, liệu bạn có muốn hít khói thuốc lá do người khác hút hay không? 6. Lau sạch bụi Bụi có thể là yếu tố gây bệnh hô hấp và dị ứng. Cách tốt nhất để lau sạch bụi là dùng khăn ẩm, vì nó sẽ làm bụi bám vào khăn. Lau bằng khăn khô sẽ làm bụi bay ra và gây ho. Di chuyển đồ vật sao cho bạn có thể lau sạch bụi, và đừng quên sách, vốn là những ổ chứa bụi thực sự! 7. Vệ sinh những góc khuất Khi dọn dẹp nhà cửa bạn rất dễ bỏ sót một số khu vực trong nhà, khiến nó bám đầy bụi bẩn và có hại cho sức khỏe. Cần thường xuyên kéo bàn ghế ra và lau dọn cả đằng sau và bên dưới. Cũng luôn nhớ vệ sinh những đồ vật như công tắc đèn, hút bụi cho đệm để loại bỏ mạt bụi và da chết. 8. Trang trí Khi trang trí nhà cửa, hãy đảm bảo rằng khu vực đó được thông khí tốt, và tránh sử dụng phòng cho đến khi sơn hoặc giấy dán tường khô hẳn. Nếu bạn bị mẫn cảm với mùi sơn, hãy hỏi cửa hàng để tìm mua những loại sơn không mùi.. Nguồn Dân trí. THANH NIÊN VÀ NGHỀ NGHIỆP 10 kỹ năng nghề nghiệp Mỗi người từng đi làm cuối cùng rồi cũng nhận thấy, tương lai nghề nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào những kỹ năng mà mình có để cung cấp cho công ty. Đồng thời, ứng viên với đơn xin việc ghi rõ ràng những kỹ năng cần thiết sẽ nhận được việc làm. Những kỹ năng bạn nên phát triển sẽ tùy thuộc vào mối quan tâm, khả năng và mục tiêu nghề nghiệp. Tuy nhiên, với thời buổi kinh tế khó khăn trước mắt, điều quan trọng là điểm lại những kỹ năng hữu dụng trong việc phát triển sự nghiệp. Sau đây là 10 kỹ năng mà các nhà tuyển dụng mong muốn: 1. Kỹ năng giải quyết vấn đề Nhiều công việc chúng ta gặp phải hàng ngày, trong kinh doanh lẫn đời sống riêng, về bản chất rất phức tạp. Những người có khả năng xác định vấn đề, nghiên cứu giải pháp và đưa ra những quyết định hiệu quả đang ngày càng được ưa thích trong các ngành quản trị kinh doanh, tư vấn quản lý, hành chính công cộng, khoa học, y dược và kỹ thuật. 2. Kỹ năng chuyên ngành kỹ thuật Ngày nay, công nghệ phát triển trong mọi lĩnh vực của đời sống con người. Lắp đặt, kiểm tra và sửa chữa hầu hết các thiết bị điện, điện tử và cơ khí trong các lĩnh vực như khoa công trình, viễn thông, tự động, vận chuyển và hàng không cần những người có kỹ năng chuyên ngành kỹ thuật tiên tiến. 3. Kỹ năng quan hệ với người khác Tất cả các công ty thuê mướn nhiều nhân công sẽ không tránh khỏi những rắc rối nảy sinh trong quan hệ giữa người với người. Thông thường, thành công của một công ty tùy.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> thuộc vào việc mọi người làm việc với nhau có tốt hay không. Nhiệm vụ của các trưởng phòng nhân sự, cán bộ phòng nhân sự, trưởng phòng và ban quản trị là hiểu được nhu cầu của nhân viên và tìm ra cách tốt nhất để đáp ứng những nhu cầu đó trong phạm vi môi trường việc làm của họ. 4. Kỹ năng lập trình vi tính Hiểu được cách chế ngự sức mạnh của máy tính và lập trình nó nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của một công ty cụ thể, có thể gia tăng đáng kể cơ hội nghề nghiệp của bạn. Những ngôn ngữ lập trình cụ thể đang có nhu cầu cao nhất hiện nay bao gồm C++, Java, HTML, Visual Basic, Unix và SQL Server. 5. Kỹ năng huấn luyện Xã hội đương đại đang phát triển và thu thập lượng thông tin mới nhiều hơn trước rất nhiều. Kết quả là, không ngừng xuất hiện nhu cầu tìm người có kỹ năng huấn luyện trong các ngành giáo dục, dịch vụ xã hội, tư vấn quản lý và thương mại. 6. Kỹ năng khoa học và toán học Các lĩnh vực khoa học, y học và khoa công trình đều có những tiến bộ vượt bậc từng ngày. Những chuyên viên trong ngành khoa học và toán học đang được ưa chuộng để đáp ứng mọi thách thức trong các lĩnh vực này. 7. Kỹ năng quản lý tiền bạc Ngày nay, người ta phải cẩn thận lên kế hoạch chi tiêu để đảm bảo một cuộc sống hiện tại và về sau này. Thị trường lao động luôn cần đến các nhà môi giới đầu tư, nhân viên bảo hiểm, người lập kế hoạch hưu trí và nhân viên kế toán để đáp ứng nhu cầu này. 8. Kỹ năng quản lý thông tin Trong thời đại thông tin, Việt Nam đang phát triển thông tin thành nền tảng của hệ thống kinh tế và những cá nhân sở hữu khả năng quản lý thông tin giữ vai trò trọng yếu trong hầu hết các doanh nghiệp. Chuyên viên phân tích hệ thống, chuyên viên công nghệ thông tin, chuyên viên quản lý cơ sở dữ liệu và kỹ sư viễn thông là ví dụ về những người có kỹ năng quản lý thông tin tiên tiến. 9. Kỹ năng ngoại ngữ Việt Nam lệ thuộc rất nhiều vào các quốc gia khác về nguyên liệu và hàng hóa thô, cũng như vào thị trường toàn cầu khi giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của chúng ta. Kỹ năng ngoại ngữ, những ngoại ngữ đang có sức hút hiện nay như Anh, Nga, Nhật, Hoa và Đức, có thể giúp nâng cao cơ hội nghề nghiệp và mức lương của bạn. 10. Kỹ năng quản lý kinh doanh Hiểu được cách điều hành một công ty thành công là kỹ năng mà nhiều nhà tuyển dụng đang có nhu cầu cao. Trong đó, kỹ năng cốt lõi là khả năng quản lý con người, hệ thống, nguồn lực và tài chính; hiểu được nhu cầu của khách hàng và chuyển những nhu cầu trên thành cơ hội kinh doanh. Theo Học Làm Giàu. BÀI HÁT THANH NIÊN Khát vọng tuổi trẻ Nhạc: Vũ Hoàng.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Đường dài tương lai đang gọi mời Tuổi trẻ hôm nay ta xây ngày mới Dù lên rừng hay xuống biển Vượt bão giông, vượt gian khổ Tuổi trẻ kề vai vững vàng chân bước bạn ơi ĐK : Đừng hỏi tổ quấc đã làm gì cho ta Mà phải hỏi ta đã làm gì cho tổ quấc hôm nay Đừng hỏi tổ quấc đã làm gì cho ta Mà phải hỏi ta đã làm gì cho tổ quấc hôm nay. NGHỆ THUẬT SỐNG. Xương rồng Nó là một cây hoa nhỏ bé, sống trong một vùng đất màu mỡ. Ngày ngày, nó vui với ong, hát với gió… cuộc sống quá đầy đủ mà nó như cảm thấy thiếu thốn một thứ gì đó rất to lớn. Rồi một ngày kia, cơn gió đến, nói cho nó biết về cuộc sống của những cây xương rồng kia, mỗi ngày là một sự thử thách khắc nghiệt, đấu tranh để sinh tồn. Nó thấy trong lòng mình bỗng lấp đầy được khoảng còn thiếu đó. Nó biết rất rõ mình muốn gì. Nó bảo với gió: - Gió ơi, tôi muốn đến vùng đất của xương rồng! Gió đem tôi tới đó được không? Gió ngỡ ngàng: - Bạn sao thế? Bạn chỉ là một cây hoa nhỏ bé, cuộc sống của bạn là điều mà bao cây xương rồng mong ước, tại sao bạn lại muốn vứt bỏ nó đi?? - Tôi cũng không biết nữa, nhưng tôi cảm thấy nếu tôi cứ mãi ở đây, tôi sẽ sống và chết đi như bao loài hoa khác. Tôi muốn đến vùng đất của xương rồng, khi đó, lúc tôi nở hoa là lúc tôi khẳng định được sự tồn tại của mình. Gió hãy mang tôi theo với. Rồi nó, cây hoa nhỏ bé, nương nhờ làn gió đi tới nơi mà ở đó, nó biết, là nơi nó sẽ tìm thấy ý nghĩa cuộc sống của mình. Nó vượt qua bao cánh đồng, bao dãy núi xanh hùng vĩ. Nó rất phấn khích, ca hát cùng gió, tin rằng, đó là sự lựa chọn đúng đắn của mình. - Này, cây hoa bé nhỏ ơi, tôi biết bạn muốn gì, nhưng cuộc sống ở đó không phải lúc nào cũng như ý bạn muốn được đâu. Nếu bạn buông xuôi, đồng nghĩa bạn thất bại và kết thúc. - Tôi biết. Nói tôi không sợ thì là nói dối. Nhưng không hiểu sao tôi biết đó là điều mà tôi nên làm. Rồi nó cảm thấy, không khí xung quanh mình ngày một nóng dần, khô héo. Ngay đến cơn gió cũng không còn mát mẻ với nó như xưa nữa. Nó biết, mình đã đến nơi cần đến. Và nó cảm thấy, nó đã biến thành một cây xương rồng nhỏ nhoi, yếu ớt đang chuẩn bị bước vào cuộc chiến sinh tồn khắc nghiệt..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Nó bắt đầu cuộc sống khắc nghiệt của mình ở vùng đất chỉ toàn cát và đá đó. Sự xuất hiện của nó là một điều gì đó khá mới mẻ đối với các anh xương rồng ở đây. Sự dạn dày sương gió khiến các anh rõ ràng trưởng thành và chín chắn hơn nó nhiều. Mỗi ngày, thấy nó vất vả, cố chắt bóp những làn nước khan hiếm trong bầu trời nóng như thiêu đốt, cố đâm rễ sâu hơn vào mặt đất mà nó biết, bên dưới kia có thứ mà nó cần: NƯỚC... Các anh xương rồng bỗng muốn che chở cho nó, sẵn sàng giúp nó khi nó cần và nhường nó những phần nước ít ỏi. Nó mệt mỏi tiếp nhận những thứ đó và cảm thấy thật may mắn vì có các anh ở đây với nó, cảm thấy chưa bao giờ nó được quan tâm săn sóc như ở đây. Bỗng một ngày, nó nhận ra, nó đến đây không phải để làm gánh nặng cho người khác. Đến đây không phải để được bảo bọc, dựa dẫm. Mệt lắm, khát lắm. Nhưng nó dần từ chối sự ưu ái mà những người ở đây dành cho nó. Nó muốn các cây xương rồng hiểu, nó làm vậy là vì nó muốn xứng đáng với họ và xứng đáng với tình cảm mà mọi người dành cho nó cũng như nó dành cho mọi người. Nhưng như vậy cũng đồng nghĩa với việc cuộc sống của nó càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Có đôi lúc, ngắm những vì sao đêm sau một ngày mệt mỏi, nó tự hỏi tại sao mình phải cố gắng như thế? Tại sao mình cứ từ chối những gì nhẹ nhàng mà lại tự tạo ra những khó khăn cho mình? Bản chất nó vẫn là một cây hoa nhỏ bé và yếu đuối mà thôi. Liệu nó có vượt qua được không? Có đôi lúc quá khát và quá mỏi mệt, nó đã muốn bỏ cuộc. Đã nhiều lúc, nó quay trở lại làm cây hoa nhỏ bé đó, nhiều lắm. Nhưng không hiểu sao, nó vẫn cố đi tiếp... Có thể bây giờ bạn hỏi tôi, cây xương rồng nhỏ bé đó như thế nào rồi? Tôi cũng không biết nữa. Ở một nơi nào đó, có lẽ nó vẫn cố gắng. Có thể có người nghĩ: rồi nó cũng sẽ thất bại thôi, đó là kết cục cho những ai không biết tự lượng sức mình. Riêng tôi, tôi rất mong, mong tha thiết. Không, phải nói rằng, tôi tin: RỒI MỘT NGÀY EM SẼ NỞ HOA! Nguồn: Hạt giống tâm hồn. ĐỊNH HƯỚNG SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 3/2013. Các bạn cán bộ, Đoàn viên, hội viên thanh niên thân mến! Trong tháng 3 – Tháng Thanh niên năm 2013, tổ Biên tập Tài liệu sinh hoạt chi đoàn xin gợi ý một số nội dung sinh hoạt chi đoàn, cụ thể như sau: - Tiếp tục thông tin về kết quả và tổ chức các hoạt động chào mừng thành công Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình Dương lần thứ IX và Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X, nhiệm kỳ 2012 – 2017. - Các đơn vị cần làm tốt công tác giới thiệu đoàn viên ưu tú kết nạp Đảng và phát triển lớp đoàn viên mới nhân kỷ niệm 82 năm thành lập Đoàn. - Tổ chức phát động và thực hiện thành công “Tháng thanh niên” năm 2013, tập trung các hoạt động xây dựng văn minh đô thị với phương châm “Ứng xử văn hóa, hành động văn minh”; đối với những vùng sâu vùng xa tập trung xây dựng nông thôn mới. Trong đó tập trung tổ chức tuyên truyền giáo dục về truyền thống của Đoàn qua 82 năm cống hiến và trưởng thành; các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”; tôn vinh các điển hình thanh niên tiên tiến; tổ chức các diễn đàn “Thanh niên sống đẹp, sống có ích”; đẩy mạnh phong trào thanh niên.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> tình nguyện; tổ chức thăm tặng quà các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, tu sửa nghĩa trang, về nguồn, thăm địa chỉ đỏ, làm đường giao thông nông thôn, xóa các bảng quảng cáo sai quy định, thực hiện các ngày Chủ nhật xanh, ngày thứ Bảy tình nguyện….Mỗi chi đoàn đăng ký thực hiện một phần việc thanh niên hoặc một việc làm tình nguyện lập thành tích chào mừng kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. - Tổ chức trong đoàn viên thanh niên phong trào, hoạt động thi đua sôi nổi lập thành tích chào mừng kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thông qua các buổi sinh hoạt chi đoàn, BCH chi đoàn tổ chức ôn lại truyền thống, thi, tìm hiểu về lịch sử 82 năm của Đoàn và ý nghĩa của Tháng Thanh niên. Chú ý lồng ghép các chương trình giao lưu văn nghệ, sinh hoạt các bài hát truyền thống; kết hợp biểu dương các gương điển hình có thành tích xuất sắc trong công tác và trong hoạt động Đoàn. - Tổ chức cho đoàn viên thanh niên, hội viên học tập và thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ X và Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình Dương lần thứ IX, nhiệm kỳ 2012 – 2017; góp ý sửa đổi hiến pháp năm 1992 bằng nhiều hình thức phù hợp với các đơn vị hết hạn là 5/3/2013. - Tổ chức các hoạt động nhằm đảm bảo an toàn giao thông và gắn với tuyên truyền các hành vi có văn hóa của thanh thiêu nhi khi tham gia giao thông. * Một số chỉ tiêu cơ bản trong Tháng Thanh niên 2013 1. 100% các Huyện, Thị, Thành Đoàn và Đoàn trực thuộc tổ chức quán triệt, học tập, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X và tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992. 2. 100% Đoàn cấp xã, phường, thị trấn trong toàn Tỉnh tổ chức các hoạt động theo chủ đề, chủ điểm và phát động đồng loạt trong Tháng Thanh niên. 3. 100% Đoàn xã, phường, thị trấn có đội hình, mô hình, công trình, phần việc thanh niên tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an toàn giao thông, cảnh quan đô thị; tổ chức được ít nhất 01 hoạt động cho thanh thiếu niên hoàn lương. 4. 100% Huyện, Thị, Thành Đoàn và Đoàn trực thuộc tổ chức gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo cấp ủy, chính quyền với cán bộ Đoàn và đoàn viên thanh niên. 5. 100% Huyện, Thị, Thành Đoàn và Đoàn trực thuộc tổ chức các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho Thanh niên. 6. Phấn đấu tỷ lệ Đoàn viên, Hội viên được kết nạp đạt từ 30% trở lên so với chỉ tiêu cả năm, tỷ lệ Đảng viên được kết nạp từ Đoàn viên đạt ít nhất 20% so với chỉ tiêu của năm. Ngoài ra, BCH chi đoàn chủ động lựa chọn các hình thức sinh hoạt sao cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, khuyến khích các chi đoàn tổ chức bằng nhiều hình thức sáng tạo, tiết kiệm, hiệu quả khác. Các hoạt động trọng tâm:. Phát huy sức trẻ Bình Dương trong tháng Thanh niên 2013.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Thực hiện sự chỉ đạo của Tháng Thanh niên Tỉnh Bình Dương năm 2013 và Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tháng Thanh niên năm nay có chủ đề “Tuổi trẻ tham gia xây dựng văn minh đô thị” và phương châm: “Ứng xử văn hóa, hành động văn minh sẽ được thực hiện với 5 tuần lễ cao điểm từ ngày 24/2 đến 31/3/2013. Cụ thể như: + Từ ngày 24/2 đến ngày 2/3 sẽ diễn ra Tuần lễ cao điểm thực hiện các hoạt động Thanh niên tham gia xây dựng văn minh đô thị. Trọng tâm là lễ khởi động tháng Thanh niên và ngày hội thanh niên tham xây dựng văn minh đô thị vào lúc 7h ngày 28/2 tại Công văn văn hóa phường Phú Cường do Thành Đoàn Thủ Dầu Một đăng cai tổ chức. + Từ ngày 3/3 đến ngày 9/3 sẽ diễn ra: Tuần lễ cao điểm thực hiện các hoạt động tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và tham gia xây dựng Nông thôn mới. Trọng tâm là Ngày chủ nhật xanh được tổ chức tại UBND thị trấn Thái Hòa do Huyện Đoàn Tân Uyên đăng cai tổ chức. + Từ ngày 10/3 – 17/3 sẽ diễn ra Tuần lễ cao điểm thực hiện các hoạt động tham gia, giữ gìn và đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Trọng tâm là hoạt động Ngày hội Thanh niên với văn hóa giao thông do Thị Đoàn Dĩ An đăng cai tổ chức. + Từ 18/3 đến 26/3 sẽ diễn ra Tuần lễ cao điểm thực hiện các hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống cho đoàn viên thanh niên, các hoạt động kỷ niệm ngày thành lập Đoàn, các hoạt động chăm lo, bồi dưỡng và phát triển thanh niên. Trọng tâm là ngày hội Thanh niên Việt Nam do Huyện Đoàn Phú Giáo đăng cai tổ chức. + Từ 27/3 đến 31/3 sẽ diễn ra. Tuần lễ cao điểm thực hiện các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho thanh niên. Trọng tâm là Ngày hội tư vấn, giới thiệu việc làm tại thị trấn Mỹ Phước do Huyện Đoàn Bến Cát đăng cai tổ chức. Để thực hiện thành công và hiệu quả Tháng Thanh niên tỉnh Bình Dương năm 2013 đòi hỏi sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi của các cấp các ngành, sự đồng thuận và ủng hộ của toàn xã hội trong việc tổ chức và tham gia tổ chức các hoạt động trọng tâm trong tháng Thanh niên như tăng cường tuyên truyền, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đoàn tỉnh Bình Dương lần IX và Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X; tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và luật đất đai; xây dựng nếp sống văn minh, bảo vệ môi trường và giữ gìn cảnh quan đô thị; tham gia các Ngày chủ nhật xanh, Ngày Thứ Bảy tình nguyện; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; các hoạt động hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho thanh niên.v.v..và nhiều hoạt động ý nghĩa khác. Đây sẽ là điều kiện nhằm phát huy tính xung kích tình nguyện của tuổi trẻ và thể hiện được ý thức và trách nhiệm của mình trong việc tham gia các hoạt động vì cộng đồng, hướng đến xây dựng Bình Dương trở thành thành phố văn minh, hiện đại. Lịch hoạt động của Tỉnh Đoàn trong tháng 3/2013. NGÀY. PHÒNG BAN PHỤ. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH. ĐỊA ĐIỂM.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 3/3 9/3 10/3&17/3 10/3 17/3 Dự kiến 20/3 22/3&23/3 23/3 24/3 26/3 26/3. 29/3. TRÁCH Ban nông thôn Ban TNCN Đô Thị Ban Đoàn kết Trung tâm hoạt động Thanh Niên Tỉnh Văn phòng Hội Trung tâm hoạt động Thanh Niên Tỉnh Ban nông thôn Văn phòng Hội Ban tuyên giáo, Văn phòng. Ngày Chủ nhật xanh Thứ Bảy tình nguyện Hội thi tìm hiểu pháp luật an toàn giao thông Ngày hội văn hóa giao thông Giải bơi lội truyền thống hàng năm Hội nghị sơ kết & triển khai Đề án TNCN 2013 Giải bóng chuyền khối Cao đẳng- Đại học. Chiến dịch giờ trái đất Ngày hội Thanh niên Việt Nam Chương trình kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Đoàn và Họp mặt cựu cán bộ Đoàn qua các thời kỳ Ban Đoàn kết – Tập Chương trình Thắp sáng ước mơ cán bộ Đoàn, hợp thanh niên trao giải thưởng Cán bộ Đoàn xuất sắc, giải Ban tổ chức kiểm tra thưởng Tài năng trẻ; Tuyên dương cán bộ Ban tuyên giáo Đoàn cơ sở tiêu biểu và trao giải thưởng cán bộ Văn phòng Đoàn xuất sắc Văn phòng Hội Thắp sáng ước mơ Hoàn Lương. 30/3 31/3. Nhà Thiếu Nhi Tỉnh. Biểu diễn trống kèn chào mừng 26/3 Chủ nhật vui. 31/3. Ban TNCN Đô Thị. Ngày hội tư vấn giới thiệu việc làm cho thanh niên. Tân Uyên Nhà Thiếu Nhi Tỉnh Dĩ An Trung tâm hoạt động thanh niên Tỉnh Đoàn ĐH KTKTĐH TDM Ngã 6 Phú Giáo Tỉnh Đoàn Nhà Thiếu Nhi Tỉnh. Trại giam An Phước Ngã 6 Nhà Thiếu Nhi Tỉnh Bến Cát. 1. Tấm gương tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị nhân văn giữa học và hành đối với mọi cán bộ, đảng viên (Tr 1) 2. Theo dòng lịch sử: Ngày này năm ấy (Tr 3) 4. Những chủ trương, chính sách liên quan đến thanh niên (Tr 7) 5. Sổ tay nghiệp vụ: (Tr 9) 6. Góc Kỹ năng: (Tr 11) 7. Mô hình – kinh nghiệm: (Tr 12) 8. Dân số - Sức khỏe - Môi trường: (Tr 14).

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 9. Thanh niên và nghề nghiệp (Tr 15) 10. Bài hát thanh niên (Tr 16) 11. Nghệ thuật sống: (Tr 17) 12. Định hướng sinh hoạt chi Đoàn tháng 3/2012 (Tr 18) Tấm gương tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh – giá trị nhân văn giữa học và hành đối với mọi cán bộ, đảng viên Tự học là điều cần thiết trong quá trình tiếp nhận tri thức, là hoạt động có mục đích của con người. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự học có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định tạo nên trí tuệ của Người. Tự học tập và học tập suốt đời là một luận điểm quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (1947), Bác viết: “Lấy tự học làm cốt”. Ngày 21-71956, nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa I, Trường Đại học Nhân dân Việt Nam, Bác dặn: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”..

<span class='text_page_counter'>(24)</span>

×