Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Cư dân quỳnh đôi, quỳnh lưu, nghệ an trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm từ thế kỷ xiv đến năm 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.05 KB, 100 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lịch sử Việt Nam đã trải qua mấy ngàn năm xây dựng và phát
triển. Trong mấy ngàn năm ấy, ông cha ta đã rất nhiều lần phải đứng lên đấu
tranh để giành và giữ đất nước. Cả q trình đó đã hung đúc nên truyền thống
tốt đẹp, đó là truyền thống yêu nước. Truyền thống đó là sức mạnh, là niềm tự
hào của mỗi người dân Việt Nam. Truyền thống đó cần được phát huy trong
mọi thời kỳ lịch sử. Chính vì vậy việc tìm hiểu về các vùng dân cư trong
cơng cuộc đấu tranh chống ngoại xâm là hết sức cần thiết để làm rõ truyền
thống yêu nước của của mỗi vùng miền nói riêng và của cả dân tộc nói chung.
Từ đó phát huy và đẩy mạnh hơn nữa ý thức của mọi người trong việc xây
dựng và phát triển đất nước, phát huy được sức mạnh khối đại đoàn kết của
tồn dân tộc.
1.2. Xã Quỳnh Đơi, huyện Quỳnh Lưu thường được gọi là Làng Quỳnh, từ
lâu đã đi vào lịch sử tỉnh nhà, lịch sử của đất nước như một vùng đất hứa của
việc học hành khoa cử, như một địa danh văn hiến “ Bắc Hà-Hành Thiện,
Hoan Diễn-Quỳnh Đôi”. Nơi đây cũng là một vùng đất nổi tiếng với truyền
thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, là quê hương của những người con ưu
tú, những nhân tài cho đất Việt như: Hồ Sỹ Dương, Hồ Phi Tích, Hồ Sỹ
Đống, Hồ Sỹ Tuần, Hồ Bá Ơn, Phạm Đình Tối, Hồ Học Lãm, Hồ Tùng Mậu,
v.v…
Với những đóng góp to lớn trong sự nghiệp đấu tranh và bảo vệ quê
hương đất nước, năm 1996 Quỳnh Đôi đã được Nhà nước phong tặng danh
hiệu cao quý “ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Đây là sự ghi nhận
của Nhà nước đối với làng Quỳnh, nó là niềm tự hào , là vinh dự lớn của nhân
dân Quỳnh Đôi ngày nay và mãi mãi về sau.


2

Chính vì vậy, việc nghiên cứu về cư dân Quỳnh Đôi trong công cuộc


đấu tranh chống ngoại xâm từ thế kỷ XIV đến 1975 nhằm khơi dậy lòng tự
hào về truyền thống cha ông của cư dân Quỳnh Đôi, từ đó nó trở thành nguồn
động lực to lớn để con em làng Quỳnh hôm nay phấn đấu học tập, rèn luyện
để xứng đáng với truyền thống đó, góp phần vào xây dựng quê hương đất
nước ngày một tươi đẹp hơn.
1.3. Trong xu thế giao lưu và hội nhập chung của nhân loại hiện nay có nhiều
mặt tích cực nhưng cũng có rất nhiều những thách thức mới. Việc đấu tranh
để bảo vệ và gìn giữ cho nền độc lập và tồn vẹn lãnh thổ khơng phải là đã
chấm dứt vĩnh viễn. Chính vì vậy, việc đi sâu tìm hiểu về cư dân làng Quỳnh
trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm nhằm củng cố thêm ý thức trách
nhiệm của nhân dân làng Quỳnh nói riêng, nhân dân cả nước nói chung đối
với dân tộc. Từ đó họ có những hành động thiết thực, những việc làm cụ thể
hơn để đẩy mạnh sự phát triển của đất nước và đấu tranh chống lại những
luận điệu xuyên tạc của kẻ thù.
Với những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “ Cư dân Quỳnh
Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm từ thế kỷ
XIV đến năm 1975” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quỳnh Đơi là một làng nổi tiếng với những truyền thống tốt đẹp. chính
vì vậy, việc nghiên cứu về làng Quỳnh Đôi cũng được rất nhiều nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu, trong đó có đề cập đến những cuộc đấu tranh của nhân
dân Quỳnh Đôi trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
Cuốn “Lịch sử Đảng bộ Nghệ An” của Ban nghiên cứu lịch sử đảng
tỉnh ủy, nhà xuất bản -Nghệ Tĩnh – Vinh 1987. Cuốn này đã đề cập đến
truyền thống đấu tranh cách mạng trong phạm vi hai tỉnh Nghệ An-Hà Tĩnh,
trong đó có điểm qua phong trào cách mạng ở Quỳng Đôi.


3


Cuốn “Từ Thổ đôi trang đến xã Quỳnh Đôi”-Nhà xuất bản- Nghệ Tỉnh
1988 và cuốn “Quỳnh Đôi những chặng đường tiếp nối là một cơng trình
nghiên cứu khá tồn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị,văn hóa xã
hội.Trong đó có đề cập sơ lược đến truyền thống yêu nước và cách mạng của
Quỳnh Đôi.
Cuốn “Quỳnh Lưu huyện địa đầu xứ Nghệ” (1990) do Ban chấp hành
huyện Đảng bộ và Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Lưu biên soạn. Cuốn sách
khái quát về Quỳnh Lưu qua các thời kỳ, giai đoạn lịch sử, trong đó có nhắc
đến Quỳnh Đơi nhưng chỉ với tư cách là một sự kiện để minh họa cho sự đấu
tranh chung của cả huyện chứ không làm nổi bật được truyền thống yêu nước
của nhân dân Quỳnh Đơi.
Cuốn “Địa chí văn hóa Quỳnh Lưu” Ninh Viết Giao-Nhà xuất bản
Nghệ An năm 1998 cũng nói về truyền thống yêu nước và cách mạng của
Quỳnh Đôi nhưng chỉ điểm qua một cách khái quát, chung chung chứ chưa có
sự đánh giá cụ thể về truyền thống và cách mạng của Quỳnh Đôi từ thế kỷ
XIV đến 1975.
Cuốn “ Lịch sử Đảng bộ xã Quỳnh Đơi” cũng tóm tắt sơ lược về truyền
thống yêu nước và cách mạng của xã Quỳnh Đơi.
Ngồi ra cịn nhiều tác phẩm, cơng trình lớn như “Việt Nam nghĩa liệt
sử” “ Những người cộng sản trên quê hương Nghệ Tĩnh’ “ Những người làng
Quỳnh qua sách báo”... cũng đề cập một phần nào đó rất ngắn gọn về người
làng Quỳnh trong cơng cuộc chống ngoại xâm.
Nói chung làng Quỳnh được nhiều nhà khoa học quan tâm tới trên
nhiều phương diện và lĩnh vực khác nhau, nhưng đi sâu nghiên cứu một cách
cụ thể và sâu sắc về cư dân làng Quỳnh trong công cuộc đấu tranh chống giặc
ngoại xâm từ thế kỷ XIV đến 1975 thì chưa có một cơng trình nào đề cập một
cách có hệ thống, cụ thể và tồn diện. Chính vì vậy, thơng qua các cơng trình


4


khoa học trên của các tác giả và đi thực tế tại xã Quỳnh Đơi , tơi muốn đi sâu
tìm tòi, hệ thống để làm rõ hơn nữa về cư dân Quỳnh Đôi trong công cuộc
đấu tranh chống ngoại xâm từ thế kỷ XIV đến 1975. Từ đó làm nổi bật truyền
thống yêu nước của nhân dân làng Quỳnh.
3. Phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ khoa học của đề tài
3.1. Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở những tài liệu hiện có, chúng tơi đặt ra phạm vi nghiên cứu
về cư dân Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An trong công cuộc đấu tranh chống
giặc ngoại xâm từ thế kỷ XIV cho đến 1975.
3.2. Nhiệm vụ khoa học của đề tài
Từ việc nghiên cứu “Cư dân Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An trong
công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm từ thế kỷ XIV đến năm 1975” luận
văn nhằm giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Khái quát điều kiện địa lý, tự nhiên, dân cư và lịch sử hình thành, phát
triển của làng.
- Khái quát truyền thống văn hóa làng Quỳnh
- Đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống về cư dân Quỳnh Đôi trong
công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm từ thế kỷ XIV đến 1975, trong đó làm
nổi bật lên được những đóng góp của cư dân làng Quỳnh đối với công cuộc
đấu tranh chống giặc ngoại xâm theo từng giai đoạn lịch sử như từ thế kỷ XIV
đến trước khi Đảng ra đời và từ năm 1930 đến 1975.
Từ những vấn đề nêu trên sẽ làm cho người đọc hiểu thêm một cách
sâu sắc hơn về làng Quỳnh nói chung và mỗi lãng xã Việt Nam nói riêng. Từ
đó, khơi dậy truyền thống yêu nước trong mỗi người đọc, để họ có những
hành động đúng đắn trong những việc làm xây dựng quê hương đất nước,
phát huy truyền thống cha ông.


5


4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Trong q trình thực hiện đề tài chúng tơi dựa vào các nguồn tư liệu
sau:
4.1.1. Nguồn tư liệu lịch sử
Chúng tôi tham khảo các tài liệu: Quỳnh Đôi chặng đường nối tiếp ( Hồ
Sĩ Giàng), Từ Thổ Đôi trang đến xã Quỳnh Đơi ( Hồ Sĩ Giàng) Địa chí văn
hố Quỳnh Lưu ( Ninh Viêt Giao), Quỳnh Đơi cổ kim sự tích hương biên ( Hồ
Phi Hội, Hồ Trọng Chuyên, Hồ Đức Lĩnh) Người làng Quỳnh những chặng
đường chiến đấu và bảo vệ đất nước ( Phan Hữu Thịnh), Quỳnh Đôi Văn
hiến quê tôi ( Hồ Văn Khuê), Quỳnh Lưu huyện địa đầu xứ Nghệ ( Hồ Sỹ
Giàng), Họ Hồ trong cộng đồng dân tộc Việt Nam ( Hồ Sĩ Giàng) Lịch sử
đảng bộ huyện Quỳnh Lưu, Lịch sử đảng bộ Quỳnh Đơi.
Ngồi ra chúng tơi cịn tham khảo được các tài liệu như: Danh nhân
Nghệ Tĩnh ( Ban nghiên cứu lịch sử), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nghệ Tĩnh ( Ban
nghiên cứu lịch sử Đảng- tỉnh uỷ Nghệ An) Lịch sử Việt Nam, tập 1, 2,3 của(
Lê Mậu Hãn), Nghệ An Ký ( Bùi Dương Lịch),

Quỳnh Lưu tiết phụ truyện

( tài liệu viết tay, lưu thư viện Nghệ An), Những nhân vật nổi tiếng của làng
Quỳnh qua sách báo ( Phan Hữu Thịnh)
Bên cạnh tham khảo qua những qn sách trên, chúng tơi cịn tìm hiểu
gia phả của các dịng họ như họ Hồ, họ Nguyễn, Họ Hồng, Họ Dương… ở
Quỳnh Đơi. Nghiên cứu báo, tạp chí có viết về làng Quỳnh Đôi xưa và nay.
4.1.2. Nguồn tư liệu địa phương
Chúng tôi đã nhiều lần nghiên cứu thực địa tại địa phương, đình làng,
nhà bia tưởng niệm các anh hùng Liệt sĩ Quỳnh Đôi, nhà thờ của các dịng họ
Hồ, Họ Hồng, Họ Nguyễn, Họ Dương, bia Hồng Giáp- Quỳnh Quận cơng

Hồ Phi Tích, bia tưởng niệm nữ sĩ Hồ Xuân Hương, v.v,... Đồng thời chúng


6

tôi gặp gỡ phỏng vấn những người dân địa phương, nhất là những người cao
tuổi ở làng Quỳnh, thu thập những tư liệu từ chính quyền xã Quỳnh Đơi và
của Huyện Quỳnh Lưu để có số liệu chính xác trong luận văn.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Sưu tầm tài liệu
Để có nguồn tư liệu cho đề tài nghiên cứu chúng tơi đã tiến hành sưu
tầm, tham khảo và tích luỹ tài liệu chủ yếu tại thư viện xã Quỳnh Đôi, thư
viện huyện Quỳnh Lưu, thư viện Nghệ An, thư viện Quốc gia Hà Nội. Bên
cạnh đó cịn đi phỏng vấn, điều tra xã hội học, chụp ảnh làm tư liệu các đền,
đình, bia mộ ở xã Quỳnh Đơi.
4.2.2. Xử lý tư liệu
Thực hiện luận văn này chúng tôi sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử
và phương pháp logic để trình bày một cách có hệ thống và chặt chẽ q trình
hình thành và phát triển làng Quỳnh Đơi qua các chặng đường lịch sử, và
những sự kiện đấu tranh của cư dân Quỳnh Đôi trong các thời kỳ lịch sử. Bên
cạnh đó chúng tơi cịn dùng phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh đối
chiếu các nguồn tài liệu khác nhau để xác minh tính chính xác của các sự kiện
và số liệu thu thập được cho luận văn.
Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng khá phổ biến phương
pháp điền dã, điều tra xã hội học, dân tộc học tại xã Quỳnh Đôi cùng các làng
lân cận có liên quan đến đề tài. Qua phương pháp này chúng tơi đã phân tích,
đánh giá để có được những số liệu chính xác cho luận văn.
5. Đóng góp khoa học và giá trị thực tiễn của luận văn
- Luận văn cung cấp một lượng thông tin nhất định cho bạn đọc nhất là
những bạn đọc khơng có điều kiện tiếp xúc thực tế tại địa phương hiểu được

mảnh đất và con người ở Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An.


7

- Luận văn cung cấp cho người đọc hiểu một cách khái quát về lịch sử,
truyền thống văn hoá của làng Quỳnh Đôi. Đặc biệt là hiểu được một cách sâu
sắc về truyền thống yêu nước và cách mạng của cư dân làng Quỳnh.
- Luận văn có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo để nghiên cứu và
giảng dạy về lịch sử địa phương của làng Quỳnh.
- Luận văn hồn thành góp phần vào việc gìn giữ, phát huy truyền
thống yêu nước, cách mạng trong cư dân làng Quỳnh nói riêng, và nhân dân
cả nước nói chung. Qua đó giáo dục sâu sắc tới thế hệ trẻ hôm nay sự tự hào,
lòng biết ơn với những truyền thống văn hố tốt đẹp của cha ơng, từ đó để họ
có thêm động lực, tinh thần phấn đấu xây dựng quê hương, đất nước ngày
càng giàu đẹp hơn.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1. Khái quát về làng Quỳnh Đôi
Chương 2. Cư dân Quỳnh Đôi trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm
từ thế kỷ XIV đến trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
Chương 3. Cư dân Quỳnh Đôi trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm
từ năm 1930 đến năm 1975


8

NỘI DUNG
Chương 1

KHÁI QT VỀ LÀNG QUỲNH ĐƠI.
1.1

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

1.1.1 Vị trí địa lý
Quỳnh Đơi ở vùng phía Bắc nghệ An. Là một xã đồng bằng thuộc
huyện Quỳnh Lưu. Từ Hà Nội theo đường quốc lộ 1A đi vào khoảng 238km,
từ Vinh đi ra Bắc khoảng 62km, bên đường quốc lộ 1A có bảng ghi “Làng
văn hóa Quỳnh Đơi, bia mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương” . Theo hướng mặt trời
mọc, qua xã Quỳnh Hậu sẽ đến làng Quỳnh Đôi.
Địa giới Quỳnh Đôi được phân định như sau: Phía bắc giáp ranh làng
Thanh Dạ (nay là xã Quỳnh Thanh), phía nam giáp làng Hạ Lãng, Cẩm
Trường (nay là xã Quỳnh Yên), phía tây giáp làng Bào Hậu (nay là xã Quỳnh
Hậu), phía đơng giáp làng Thượng Yên (nay là xã Quỳnh Yên). Từ giữa làng
lấy đình làng làm chuẩn theo đường chim bay, qua bến đò Hàu ( xã Quỳnh
Nghĩa) xuống biển khoảng 5km.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
1.1.2.1. Địa hình đất đai
Địa hình đất đai là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến
sự ổn định và phát triển của một cộng đồng dân cư. Làng Quỳnh Đơi cũng
vậy, địa hình đất đai là nơi quy tụ, sinh hoạt và phát triển của dân cư làng. Ở
đây đã tạo nên những con người, những nét văn hóa phong phú mang bản chất
riêng của làng Quỳnh.
Nguyên xưa, Quỳnh Đôi là biển. Nền đất gốc là cát biển, đào xuống
sâu khoảng gần 50cm đất có điệp ( vỏ của các sinh vật biển), lớp đất màu rất
mỏng. Đất đai của Quỳnh Đôi được mở rộng qua quá trình lấn mặn. Đồng


9


Tương là nơi xây dựng trang ấp đầu tiên vì đấy là vùng đất cao, thực chất đó
là một gị đất nổi lên giữa một vùng kênh rạch, sau này nước ngọt thau chua
rửa mặn, ruộng đất được mở mang dần về phía đơng. Tuy là một vùng đất
chua mặn, nhưng có địa thế đẹp bởi nằm kề sơng ( sơng Mai Giang), cận biển.
Trải qua q trình khai hoang, quai đê lấn biển, biển đã ngày càng lùi xa (hiện
nay làng cách biển 5km đường chim bay) đất đai được mở rộng và ngọt hóa
dần. Tuy vậy diện tích đất canh tác của làng vẫn chỉ chiếm 30% tổng diện tích
đất đai tự nhiên và sản lượng thu hoạch khơng cao. Chính vì ruộng đất ít, dân
làng khơng thể ai cũng nhờ vào nghề làm ruộng mà sống nên phải kiếm kế
sinh nhai bằng nhiều con đường. Đây cũng là một trong những nguyên nhân
dẫn đến sự phong phú về nghề của làng. Số dân sống bằng nghề nông nghiệp
chỉ chiếm 1/4 dân số của làng.
Quỳnh Đôi là nơi thế đẹp. Là một xã khơng có núi nhưng bốn phía đều
có núi hướng về, đứng giữa làng Quỳnh Đơi trơng rất đẹp mắt: Núi Quy Vinh
hình cái bảng gọi là “ Bảng giáp” ở xã Quỳnh Bảng, núi Hiền Hoa gọi là cái “
Bảng canh” ở xã Quỳnh Hậu, núi Yên Mã hình “yên ngựa” ở xã Quỳnh Bá,
núi Trụ Hải hình “cái tàn” ở xã Quỳnh Tùng, núi Nga Mi hình “đơi lơng mày”
ở xã Diễn Hùng (Diễn Châu), Hòn Thoi ở xã Quỳnh Giang, Hòn Bút ở xã
Quỳnh Ngọc. Mặt đơng, mặt bắc làng có một giải sông Mơ (sông Mai Giang)
bọc quanh uốn khúc chảy ra lạch Quèn.
Từ xa xưa đến nay, những núi non hùng vĩ đó đã tượng trưng cho cảm
nghĩ và nguyện vọng của nhân dân Quỳnh Đơi. Bởi vì họ cảm nhận và trông
thấy đây là mảnh đất thịnh cho việc học hành (nghiên, bút, bảng, cờ, trống)
cho việc xông pha chinh chiến (ngựa), cho nghề dệt (thoi) và phụ nữ xinh đẹp
(Nga Mi là đơi lơng mày). Và cũng chính mảnh đất này thực tế đã làm nên
những nét đẹp đó. Điều đó được thể hiện qua những đúc kết như sau : Về việc
học



10

Sinh ra ở đất Quỳnh Đôi
Bảng vàng bia đá, hoa khơi dõi truyền”.
Nói về con gái làng Quỳnh thì:
“ Gái thì canh cửi hơm mai
Khéo tay Tơ Huệ, đua tài Tần Nga”
Hiện tại đường chính của xã kéo thẳng lên tiếp giáp với đường Quốc lộ
1A từ địa đầu phía tây đến phía đơng do Quận cơng Hồ Phi Tích đắp lại vào
khoảng năm 1700 đời vua Lê Hy Tôn. Đường nối liền từ làng Bào Hậu
( Quỳnh hậu) xuống Thượng Yên (Quỳnh Yên). Đường có hai cống lớn bằng
đá, cống đá trên thuộc xã Quỳnh Hậu, cống đá dưới là mốc địa giới phía tây
của Quỳnh Đơi. Tương truyền rằng, khi đắp nên cái đường làng này, họ đắp
đường hình chữ á ( đường vịng vèo) là để khi có người vinh quy, cờ xí đi
vịng cho tăng vẻ trang nghiêm. Hiện nay khơng cịn hai cống đá này nữa vì
con đường hình chữa á đã bỏ, mà thay vào đó là một đường trục chính đi từ
giữa làng lên đường quốc lộ 1A.
Làng có 5 giếng nước ở 4 xóm : Xóm Trước, Xóm Trong, Xóm Giữa
và Xóm Ao. Trong những giếng ấy có giếng Cây Đa là giếng nước trong và
mát hơn cả, nên có câu:
“ Giếng cây đa vừa trong vừa mát
Đường đền Nghè lắm cát dễ đi”
Làng có đền Nghè ( đền làng) được xây cất từ thời Bao Vinh hầu Hồ
Nhân Hy, đền nằm trên đất cao về phía Tây-nam làng. Chùa Quỳnh Thiên ở
Xóm Trong được Bao Vinh hầu Hồ Nhân Hy xây cất vào năm 1531. Chùa
Đồng Tương do các con ông Hồ Phi Tích lập, chùa có cây gạo và cây đa lâu
đời, cành lá xum xuê tỏa lá cả một vùng, xa khoảng 10 km đã thấy bóng hai
cây này. Làng còn xây dựng Hiền từ để thờ phụng những người có cơng với
làng.



11

Đình làng nằm ở chính giữa làng, hướng về phía đông nam, xem như là
thắng địa của làng. Xung quanh làng Quỳnh Đơi ngày xưa có lũy tre bao bọc.
Hiện nay, những di tích như đền chùa, nhà thánh, lũy tre, đình các xóm
hầu như khơng cịn nữa, chỉ cịn lại một số dấu tích như ngựa đá, bia đá.
Các họ ở Quỳnh đơi hầu hết đều có nhà thờ xây bằng gạch để thờ cúng
tổ tiên. Ba dòng họ lớn ở Quỳnh Đơi là họ Hồ, Hồng, Nguyễn xây dựng nhà
thờ rất lớn ở giữa đồng phía trước làng thể hiện sự uy nghi của dịng họ, đó
cũng như là một trong những nét độc đáo của làng Quỳnh Đơi.
1.1.2.2. Khí hậu
Ở trong vùng của xứ Nghệ, nên xã Quỳnh Đôi cũng là mảnh đất phải
chống chọi với thiên tai địch họa. Cũng chịu thời tiết khắc nghiệt: nắng lắm,
mưa nhiều và những cơn bão biển. Cũng hứng chịu những đợt gió nam Lào
khốc liệt - loại gió ào ào làm rung động cả núi rừng, gió mang đến cái nóng
bức bối trên da người, một cái nắng chói chang làm nứt nẻ chân chim, đồng
ruộng.
Nhiệt độ trung bình nơi đây 25 đến 26 độ C, khi nóng nhất lên tới 38
đến 39 độ C. Từ tháng 4 đến tháng 8 gió Lào đưa hơi nóng về. Lượng mưa
trunh bình1600 ly nhưng tập trung vào tháng 9,tháng 10 và vào dịp tiểu mãn
21 tháng 5. Hạn hán thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9.
Mùa vụ bấp bênh, thường xuyên bị hạn và lũ. Nhiều năm hạn hán kéo
dài, đồng cỏ khô cháy, người và gia súc không có nước uống phải đi gánh
nước xa và có khi phải đi tới 10 đến 15 km. Lụt bão thì hầu như thường xuyên
và thỉnh thoảng lại có bão lớn khiến nhà cửa, cây cối bị đổ và hư hỏng.
Nói chung Quỳnh Đơi nằm trên một mảnh đất có khí hậu khắc nghiệt, đã
thế nền đất chua mặn. Chính vì vậy, ở đây cái nghèo cái khổ cứ đeo bám
người nông dân, khiến họ phải bứt phá ra những cách thức khác để làm cho
cuộc sống đỡ khổ hơn mà vươn lên. Điều này đã làm cho Quỳnh đôi trở nên



12

phong phú về các nghành nghề, nó cũng là cái nguyên nhân gốc để dẫn tới
việc nơi đây trở thành một làng học, một làng khoa bảng.
1.2

Lịch sử hình thành, phát triển làng Quỳnh Đơi

1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển làng Quỳnh Đơi
Như đã nói ở trên, cách đây 600 năm, Quỳnh Đôi là một vùng đất nước
mặn bồi tụ đang trong q trình ngọt hóa, động vật, thực vật nước lợ bắt đầu
phát triển. Năm 1314 ( Giáp Dần – năm đầu đời của vua Trần Minh Tơng) có
ơng Hồ Kha – một quan chức đời Trần đã từ Đường Khê ( Trại Tiên Sinh)
phía tây huyện Quỳnh Lưu ( nay là xã Phú Mỹ - Nghĩa Thuận thuộc huyện
Nghĩa Đàn) về xem phong cảnh ở vùng này. Đứng trên gị nhìn ra bốn
phương trời. Với nhận thức và tâm linh thuở ấy, ông cho đất ở đây là “ đinh
phong dẫn mạch, đinh thủy đáo đường”. Đã là sinh địa ắt sinh nhân kiệt, nhân
kiệt đời đời trên nghiên bút và cả yên ngựa.
Nhưng chỉ dừng lại ở gị trên diện tích eo hẹp, lại cấu tạo phức tạp “
nào gai góc, rậm rạp, nào đất đai bùn lầy, nào đồng chua nước mặn” ( theo
bia ở nhà thờ họ Nguyễn) là không đủ đảm bảo cuộc sống cho nhiều người và
cho nhiều đời. Qua “ Hai Cồn” lội về phía nam là một vùng tuy khơng rộng
nhưng nước hơi cạn có thể mỡ rộng bờ cõi. Dị về phía đơng nước hơi sâu,
nếu chịu khó và kiên trì đắp bờ, đắp đập, lấn sơng đuổi mặn thì diện tích đất
đai có phần mở rộng hơn. Tuy đã tìm được mảnh đất đứng chân, nhưng biết
buổi ban đầu dựng xây cơ nghiệp mn nỗi gian khó khăn, nếu chỉ một mình
thì khơng thể làm được. Hồ Kha phải đi tìm bạn cộng sự. Sau một thời gian
ông gặp được Nguyễn Thạc ở vùng Kẻ Thơi và Hoàng Khánh ở vùng Kẻ Mơ

– là những người cũng đang ấp ủ ước mơ như mình. An tâm với hai bạn có
tâm lại có tầm ấy, Hồ Kha cho con cả là Hồ Hồng ở lại để khai hoang lập
nghiệp ở mảnh đất này.


13

Nguyễn Thạc là hậu duệ lâu đời của Định quốc cơng Nguyễn Bặc. Ơng
là người thơn Hàng Giang ( nay là xã Bình Hàn thuộc huyện Nam Sách, tỉnh
Hải Dương). Nơi đây từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà Trần rơi vào khủng hoảng,
nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra chống lại triều Trần – một triều Trần đã
làm mất lòng dân cao độ, ngày càng đi vào con đường khủng hoảng sụp đổ.
Nguyễn Thạc đưa cả gia quyến theo đường thủy vượt biển dạt vào vùng bãi
ngang Hiền Lương thuộc huyện Quỳnh Lưu (nay là xã Quỳnh Nghĩa, Tiến
Thủy) lánh nạn, và từ đó cùng con cháu ở lại đây xây dựng và phát triển làng.
Hoàng Khánh hậu duệ gần đời của Sát Hải, đại tướng quân Hoàng Tá
Thốn, người đã cùng danh tướng Yết Kiêu, đục thuyền giặc Ngun Mơng
vào cuối thế kỷ XIII. Hồng Khánh tên thụy là Cương Chính Cơng làm quan
hành khiển cai quản lộ Châu Diễn dưới các triều vua Trần Duệ Tông, Trần
Phế Đế trong những năm 70 và 80 của thế kỉ XIV.
Ba ơng Hồ, Nguyễn, Hồng tuy khác họ, khơng cùng quê nhưng đã
quyết tâm biến mảnh đất hoang vu này thành nơi sinh sống lâu dài cho con
cháu đời sau.
Việc đầu tiên là đặt tên cho chốn nương thân của mình, họ đã lấy tên
vùng đất này là Thổ Đơi (Gị đất).
Nửa sau thế kỉ XIV, lợi dụng tình hình suy yếu của nhà Trần, Chế
Bồng Nga, vua Chiêm Thành mở nhiều cuộc tiến công đánh phá Nghệ An,
Thanh Hóa và cả Thăng Long. Theo lệnh triều đình Hồ Hồng phải trở lại cầm
quân đánh giặc từ Châu Bồ Chính (Quảng Bình) trở vào. Ơng đã hi sinh
trong một trận đánh ở sông Tiền Giang. Việc xây dựng Thổ Đơi lúc này đã

nhường lại cho Hồng Khánh, Nguyễn Thạc kế đó là Hồ Hân (con Hồ Hồng)
tiếp tục thực hiện ý đồ của Hồ Kha và Hồ Hồng trước đây.
Năm 1440, Hồ Hân mời thầy Dương Văn Khai về Thổ Đơi trang dạy
học cho con cháu mình – ơng là người thầy đâu tiên làm cái việc “trồng


14

người” vì lợi ích trăm năm cho dân làng Quỳnh. Con của ông là Dương Thế
Thông (Thiếu Khanh) lấy con gái Hồ Ước Lễ ở lại xây dựng Thổ Đôi trang.
Năm 1460 ông Phan Hoằng Nhiễu từ thôn Hào Kiệt (Yên Thành) ra ở
làng Phú Mỹ (xã Quỳnh Hoa - Quỳnh Lưu) lấy bà Hồ Thị Thái (con gái Hồ
Hân) và cho con cháu về ở Thổ Đôi.
Đầu thời Lê và thời Lê Trung Hưng, các ông tổ họ Phạm (Phan
Phạm), Trần, Lê, Dương, Mạc, Trịnh, Cù, Cao, Ngô, Bùi, Đinh, Văn, Vũ,
Phạm, Hồ đến Thổ Đôi xây dựng cuộc sống làm cho Thổ Đôi ngày càng đông
đúc và phát triển.
Năm 1528, Minh Đức thứ 2 đời nhà Mạc, Bao Vinh Hầu Hồ Nhân Hy
(con Hồ Hòan Khê, tri phủ Tân Binh, đậu giám sinh và cử nhân võ triều Lê,
làm Đô chỉ huy sử tước Bao Vinh Hầu. Sau khi nhà Mạc thay thế nhà Lê sơ
(1527-1593), ông làm quan ít lâu rồi về cày ruộng xây dựng thơn trang), ông
là cháu năm đời của Hồ Hồng đã đổi Thổ Đơi ra Quỳnh Đơi, tức là gị Quỳnh.
Lúc này Quỳnh Đơi đã là một nơi có dân cư trù mật. Đến triều Nguyễn,
Quỳnh Đôi trở thành một làng với mật độ dân cư đông đúc và được gọi với
cái tên Quỳnh Đôi thôn.
Năm 1946, Quỳnh Đôi hợp nhất với làng Thượng Yên gọi là xã
Quỳnh Yên nhập thêm các làng: Hạ Lãng, Cẩm Trường, Thanh Dạ, Cự Tân,
và được gọi là xã Quỳnh Đôi và tên xã Quỳnh Đôi tồn tại cho đến ngày hôm
nay.
Khi thành lập Quỳnh Đôi có ba gia đình đại diện ba dịng họ, nhưng

đến năm 1856 (Tự Đức thứ 9) tức là sau đó 542 năm Quỳnh Đơi có 4 xóm
(Giáp), là xóm giữa ( Thọ Khánh) xóm trước (Ngũ Phúc), xóm Ao (Phú Thọ),
xóm trong (Trung Thơn). Dân số đã lên tới 1.856 nhân khẩu. Đến nay Quỳnh
Đơi là một vùng đất có địa thế khá bằng phẳng với diện tích tự nhiên khoảng
399,19 ha với dân số lên tới 4.843 người với 43 dòng họ.


15

Vậy là từ một mảnh đất nước mặn bồi tụ đang trong q trình ngọt hóa,
động vật, thực vật nước lợ bắt đầu phát triển với gai góc rậm rạp, được khai
phá, cải tạo cho đến ngày nay đã trở thành một mảnh đất trù phú. Trong quá
trình hình thành, xây dựng và phát triển, từ ba dòng họ Hồ, Hồng, Nguyễn,
đã có thêm nhiều người của nhiều dịng họ khác nhau đến đây sinh sống và
khai phá, xây dựng làng, tạo nên những nét văn hóa phong phú, những truyền
thống đẹp và đáng tự hào, trong đó có truyền thống yên nước và cách mạng.
Sự đa dạng trong nguồn gốc cư dân, cộng với những đòi hỏi khắc khe của
điều kiện tự nhiên đã buộc các thế hệ cư dân đoàn kết, chung lưng đấu cật,
chinh phục cải tạo đồng ruộng, dựng họ,lập làng, ổn định cuộc sống vật chất
và tinh thần. Theo dòng chảy của lịch sử, bề dày văn hóa - lịch sử ở làng
Quỳnh ngày càng được bồi tụ, chắt lọc và những giá trị truyền thống quý báu
được các thế hệ cư dân ở đây gìn giữ và phát triển phong phú thêm.
1.2.2. Đặc điểm dân cư làng Quỳnh.
Quỳnh Đơi có một địa hình đẹp, nên nơi đây đã sản sinh ra những con
người đẹp, những con người có sức sống bền vững như cây thơng trên núi
Tùnh Lĩnh chịu đựng được bão to gió lớn, hạn hán, lũ lụt. Người làng Quỳnh
có tâm hồn cao quý biết yêu cái đẹp, yêu cái chân lý, u chuộng hồ bình và
có tinh thần vượt khó. Trong mọi thời kỳ lịch sử, người làng Quỳnh luôn luôn
kiên cường, đấu tranh chống lại với giặc ngoại xâm, với thiên nhiên khắc
nghiệt

Thành phần dân cư làng Quỳnh chủ yếu có nguồn gốc từ các vùng xung
quanh di cư đến như Hà Tĩnh, Diễn Châu, Tỉnh Gia ( Thanh Hoá), Nam Định,
Bắc Ninh, chính vì vậy ở đây đã tạo nên những nét văn hoá phong phú trong
sinh hoạt của cư dân.
Dân cư làng Quỳnh là một cộng đồng các dịng họ. Trước hết là ba họ:
Hồ, Nguyễn, Hồng cụm lại, rồi đến ba họ Dương, Phan, Phạm và cho đến


16

nay đã có 43 dịng họ. Từng dịng họ khơng kể lớn nhỏ đều làm cho diện mạo
văn hoá làng trở nên sinh động, phong phú. Vốn là một làng lâu đời chịu ảnh
hưởng của Nho giáo cho nên ngày xưa và cả ngày nay, dân cư vẫn giữ
nghiêm phong tục cố tránh hơn nhân nội tộc. Vì thế mỗi gia đình trong làng
đều gần như là một cộng đồng của các dịng họ. Một gia đình nếu ơng cha là
người họ Hồ thì bà là người họ Nguyễn, mẹ là người họ Hoàng và con dâu,
con rể là người họ khác. Từ đó trong một gia đình là sự chung đúc các truyền
thống văn hố của các dịng họ. Chính trong một gia đình là một cộng đồng
dịng họ, cho nên nó tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên trong
làng, tránh được sự kỳ thị, bất hồ giữa các cư dân trong dịng họ.
Người dân ở đây họ không theo một tôn giáo nào làm chính thống, mà
chỉ chắt lọc những cái tính túy của các tơn giáo để làm chuẩn mực của cuộc
sống mình, đặc biệt là Nho giáo. Về đây chúng ta thấy được những nề nếp gia
phong kính trên, nhường dưới, tơn trọng người già trong mỗi gia đình, dịng
họ, trong mỗi xóm dân cư.
Dân cư ở đây cũng giống như dân cư trong cả nước là luôn hướng về tổ
tiên, ông bà. Trong mỗi họ, mỗi gia đình đều có bàn thờ tổ tiên dù giàu hay
nghèo. Hàng năm, cứ đúng ngày giỗ tổ, con cháu ở quê, hay đi đâu xã ở mọi
miền đất nước đều hành hương về quê dự lễ. Khi hành hương mọi người đều
thành kính hướng lên bàn thờ tổ tiên nghi ngút khoi hương, bập bùng ánh nến

với một tâm linh sâu lắng. Trong suy tưởng của những người dân nơi đây thì
những người đã khuất luôn luôn sống mãi với con cháu, chỉ bảo và che chở
cho con cháu. Qua việc thờ cúng đó, đồng thời cũng nhằm giáo dục con cháu
phải biết ơn các thế hệ đi trước mà cố gắng phấn đấu học hành chăm chỉ để
sau này trở về phát triển quê hương đất nước.
Quỳnh Đôi là một làng học, một làng khoa bảng, nên dân cư ở đây dù
nghèo hay giàu đều có một phong thái rất nho nhã, giản dị trong cách ăn mặc,


17

lời nói. Về làng Quỳnh chúng ta sẽ thấy được sự giản dị thanh tao qua cánh ăn
mặc, và lối sống của họ. Những ngôi nhà đơn giản, nhưng sạch sẽ, ngăn nắp
gọn gàng với những chồng sách trên kệ tủ.Trong nhà, những đứa trẻ ê a học
bài, các cụ già đọc sách báo. Những chị, những anh sau một ngày làm việc
căng thẳng cũng ngồi trò chuyện, chơi cờ, đọc sách báo thư giản. Ra đường,
chúng ta sẽ thấy những cảnh quan sạch sẽ mặc dù vẫn như những làng quê
khác, vẫn có những bụi tre, những hàng rào bằng cây lá. Nhưng ở đây, cứ
chiều chiều, không ai bảo ai, mỗi gia đình đều ra tự vệ sinh ngõ xóm của
mình.
Một đặc điểm nổi bật của cư dân làng Quỳnh nữa đó là sự cần cù trong
lao động, luôn cố gắng để vươn lên trong cuộc sống.
Từ khi thành lập làng đến nay với bao khó khăn vất vả về đất đai, thời
tiết, với cuộc sống nghèo túng, nhưng nhân dân làng Quỳnh đã luôn chăm chỉ,
cần cù lao động, học tập. Ngồi nghề nơng ra, họ đã làm những nghành nghề
phụ khác để cải thiện đời sống cho gia đình, cho chồng, cho con ăn học.
Chính vì vậy, từ một làng nghèo họ trở thành một làng quê trù phú, cuộc sống
đủ đầy với những phương tiện hiện đại. Nhưng khơng chỉ dừng lại ở đó, nhân
dân làng Quỳnh hôm nay vẫn miệt mài lao động sản xuất, vẫn cố gắng học
hành để cho cuộc sống bản thân nói riêng và cho quê hương đất nước nói

chung ngày càng giàu đẹp hơn.
1.2.3. Các dòng họ lớn ở Quỳnh Đơi
Ở Quỳnh Đơi hiện nay có 43 dịng họ lớn nhỏ, mỗi dịng họ nơi đây đã
đóng góp sức mình và sự nghiệp đấu tranh để bảo vệ quê hương, đất nước.
Nhưng trong đề tài này tôi chúng tôi chỉ tập trung trình bày những nét khái
quát nhất về bốn dòng họ lớn là ba dòng họ đặt chân khai cơ nên vùng đất
này đầu tiên đó là họ Hồ, Hồng, Nguyễn và dịng họ Dương- đây là dịng họ
đã mang truyền thống học hành khoa bảng đầu tiên đến cho làng Quỳnh, mà


18

khơng có điều kiện để trình bày lịch sử hình thành của tất cả các dịng họ ở
Quỳnh Đơi.
1.2.3.1. Họ Hồ
Đây là một trong ba dòng họ khai cơ lập ấp nên xã Quỳnh Đơi trước
đây. Ơng tổ khai cơ Thổ Đôi Trang là Hồ Kha- là một người thông văn giỏi
võ, một quan chức đời nhà Trần và có uy tín lớn trong vùng. Ơng đã quyết
định bỏ cơng khai phá mảnh đất Thổ Đôi Trang làm kế lâu dài cho con cháu
đời sau. Sau đó ơng giao cho con cả là Hồ Hồng tiếp tục sự nghiệp của mình
ở đây và đi nơi khác. Hồ Hồng trở thành ông tổ của Họ Hồ ở Quỳnh Đôi. ( tại
nhà thờ Quỳnh Đôi thờ cả hai cha con ông là Hồ Kha và Hồ Hồng).
Hồ Hồng đã cùng hai ông họ Nguyễn , họ Hoàng dốc sức vào xây dựng
Thổ Đôi Trang ngày một đẹp hơn. Họ Hồ ở Quỳnh Đôi hiện nay chiếm 50%
dân số của làng. Người họ Hồ ở Quỳnh Đơi nói chung là trung thực, thẳng
thắn,cần cù lao động, học tập để xây dựng quê hương đất nước.
Dưới các triều đại độc lập tự chủ của đất nước và thời đại Hồ Chí
Minh, những người con họ Hồ ở Quỳnh Đơi ln một lịng một dạ vì non
sơng đất nước, tiêu biểu như cụ Hồ Hồng (thủy tổ họ Hồ) là chánh đội trưởng,
liệt sĩ Bỉnh Chiêm, con trai của cụ là Hồ Hân, Hồ Hữu Nhân là cơng thần của

Lam sơn khởi nghĩa…Sau này có Hồ Bá Ôn, Hồ Sỹ Tuần, Hồ Học Lãm, Hồ
Tùng Mậu…
Họ Hồ Quỳnh Đơi là một dịng họ có tinh thần hiếu học. Nơi đây đã
sinh các nhà thơ, nhà sử học như Hồ Sỹ Dương, Hồ Phi Tích, Hồ Sỹ Tân, Hồ
Sỹ Đống. Đặc biệt ở đây đã ra bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương – người mà
được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam.
Nói chung họ Hồ ở Quỳnh Đơi là một dịng họ lớn, đã có nhiều đóng
góp cho dân tộc Việt Nam trong nhiều thời đại và trên nhiều lĩnh vực, quân


19

sự, lịch sử, văn học, nghệ thuật… Nhà thờ họ Hồ đã được Nhà nước cơng
nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
1.2.3.2. Họ Hồng
Lịch sử phát triển dịng họ Hồng- Quỳnh Đơi do cụ thủy tổ là quan
hành khiển Hồng Khánh khai sinh- là một q trình lịch sử xây dựng và phát
triển không ngừng, vô cùng vẻ vang và xuất sắc, xứng đáng với niềm tự hào
chung trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Trải qua một thời gian lịch sử lâu dài cùng với các dòng họ ở Quỳnh
Đơi, dịng họ Hồng là dịng họ có phần ít người thi cử đỗ đạt hơn so với họ
Hồ và họ Dương. Nhưng dịng họ Hồng cũng đã có những cống hiến rất
quan trọng cho quê hương đất nước trong nhiều giai đoạn lịch sử, trong đó có
những nhân vật nổi tiếng được lưu truyền như:
Tam triều Quốc sư Hoàng Hà ( đời thứ 5), đậu cử nhận năm 1585 sau
đó đậu Đệ tam giáp tiến sĩ làm quan Đô chỉ huy Thiêm sự, Tri phủ Quốc Oai
Hà Tây. Ông được vua mời vào làm Quốc sư dạy cho các Thái tử suốt ba đời
vua Lê ( vua Lê Thế Tông, vua Lê Kinh Tông, vua Lê Thần Tơng). Đến năm
ơng 69 tuổi, các Thái tử cịn đến theo học với ơng, ít lâu sau ơng về nghỉ hưu
và qua đời lúc 79 tuổi, tên của ơng có khắc trong văn bia Quốc Tử Giám ở

Thăng Long xưa, Hà nội nay.
Bà Hoàng Thị Tâm ( đời thứ 7) là thân mẫu của Duệ Quận Công Hồ Sỹ
Dương ( danh nhân Nghệ Tĩnh), bà là một bà mẹ đặc trưng cho phẩm chất cao
quý của các bà mẹ làng Quỳnh, là người phụ nữ Việt Nam được đời đời
truyền tụng ngợi ca, đã có rất nhiều truyền thuyết và giai thoại viết về cuộc
sống đức hạnh của bà vẫn được lưu truyền trong nhân dân , nêu tấm gương
cho hậu thế soi chung.
Lãnh tụ nghĩa quân Hoàng Phan Thái ( đời thứ 14) thường gọi là Đầu
Xứ Thái, còn có tên là Hồng Đại Hữu, là một danh nhân của Nghệ Tĩnh. Lúc


20

giặc Pháp xâm lược nước ta, triều đình Tự Đức đầu hàng, ông không chịu
khuất phục đã đứng lên tổ chức nghĩa quân và tự xưng là Đông Hải Đại
Vương, với mưu đồ lật đổ ngai vàng Tự Đức và chống Pháp đến cùng. Tuy
nhiên mưu đồ đó khơng thành vì mưu sự bị lỗ, nhưng nước non này cịn lưu
danh mn thuở. Ơng đã bị Pháp bắt và xử tử tại Quán Bàu, thành phố Vinh
năm 1865. Trước khi lưỡi dao cay nghiệt của chế độ bạo tàn đưa ông về thế
giới bên kia, ông vẫn hiên ngang cất tiếng sang sảng ngâm hai câu thơ:
“Ba hồi trống dục thây cha kiếp
Một nhát gươm đưa đéo mẹ đời”.
Sau ông lại ngâm tiếp:
“Sống làm tướng mạnh ba phương đất
Thác xuống thần thiên bốn phía trời”
Qua đó thể hiện sự ung dung trước cái chết, và sự thách thức trước kẻ
thù, thể hiện ý chí một anh hùng vì dân vì nước.
Tú tài Hoàng Tam Đạt, con trưởng cụ Tú tài Hồng Sỹ Toại- một nhà
nho nghèo ở Quỳnh Đơi, hào hoa phong nhã, sống thanh bạch, ngay thẳng,
thật thà, nghiêm túc, suốt đời chỉ dạy học. Học trò của cụ rất đơng, có người

làm nên sự nghiệp lớn, nổi tiếng trong sự nghiệp chính trị và văn thơ của
nước ta trước và sau cánh mạng Tháng Tám năm 1945 như Cử nhân Thái Văn
Chính, Tổng đốc Nguyễn Khắc Niêm, Ủy viên Bộ Chinhs trị Trung Ương
Đảng Cộng sản Việt Nam Hoàng Ngọc Ân, Thứ trưởng Hoàng Ngọc Nhân,
nhà thơ Hoàng Trung Thơng, Nhà sử học Hồng Nhật Tân….
Đó là một số nhân vật tiêu biểu trước đây, còn con cháu họ Hồng ở
Quỳnh Đơi ngày hơm nay vẫn tỏa ra trên khắp mọi miền đất nước để góp sức
mình vào xây dựng và bảo vệ quê hương trong từng lĩnh vực của xã hội. Vì
những đóng góp to lớn đó, nhà thờ họ Hồng ở Quỳnh Đơi đã được Nhà nước
cơng nhận là Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia.



×