Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

SKKN: Phương pháp dạy học tích hợp văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.54 KB, 23 trang )

BÁO CÁO
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
I. LỜI GIỚI THIỆU
1. Lí do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều,
rèn luyện tư duy sáng tạo và tích cực để học sinh chủ động nắm bắt kiến thức
được coi là nhiệm vụ trọng tâm của công tác giáo dục. Muốn thực hiện được
nhiệm vụ này, trước hết, mỗi giáo viên phải tạo được hứng thú cho học sinh, để
các em say mê, sau đó là tự giác học tập. Những năm gần đây, dạy học theo
hướng tích hợp kiến thức liên mơn được đề cập và vận dụng nhiều, đem lại hiệu
quả cho việc giảng dạy, trong đó có việc giảng dạy mơn Ngữ văn. Qua tìm hiểu,
nghiên cứu, tơi thấy cách dạy này có nhiều ưu điểm, phát huy được tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh. Nhưng khơng phải ở tác phẩm nào, bài học nào
cũng đạt được thành cơng. Đặc biệt đối với thể loại bút kí trong chương trình
sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, Nhà xuất bản (NXB) Giáo Dục là những tác
phẩm đòi hỏi người đọc phải có sự suy ngẫm, phải nhập tâm vào dòng tâm tư
của nhà văn, lưu tâm đến loại thể nhưng nhiều giáo viên hiện nay dạy tùy bút
giống như dạy truyện ngắn nghĩa là vẫn có tính chất truyện nên hiệu quả giảng
dạy không cao. Việc giảng dạy như vậy đã làm mất đi sức hấp dẫn riêng của thể
văn này.
Việc giảng dạy tích hợp trong bài “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?” của
Hồng Phủ Ngọc Tường trong chương trình Ngữ văn lớp 12 khơng phủ định
việc dạy các tri thức, kỹ năng riêng của từng phân mơn (Đọc văn, Tiếng Việt,
Làm văn) đồng thời đó cịn là sự tích hợp liên mơn giữa Ngữ văn và các môn
học khác như Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Tin học, Âm nhạc … để đạt
tới mục tiêu chung của bài học.
a. Cơ sở lý luận
Việc vận dụng kiến thức liên môn với môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục cơng
dân, và ứng dụng cơng nghệ thông tin làm cho hiệu quả của bài học Ai đã đặt
tên cho dịng sơng? được nâng cao, giúp cho học sinh học bài với niềm say mê,
hứng thú.


b. Cơ sở thực tiễn
Mặc dù phương pháp dạy học tích hợp đã được triển khai vào trường học
từ nhiều năm nay. Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc cũng đã có nhiều cuộc thi
soạn giảng tích hợp liên mơn dành cho giáo viên. Nhưng có một thực tế là trong
các nhà trường phương pháp tích hợp chưa thực sự phổ biến dẫn đến hiệu quả
1


thấp. Thực trạng giảng dạy văn bản Ai đã đặt tên cho dịng sơng? cũng gặp một
số khó khăn nhất định:
b1. Về thể loại và phong cách tác giả
- Thể loại bút kí
Bút kí khơng có sự hấp dẫn của cốt truyện như ở tác phẩm truyện hoặc
kịch, không ngắn và dễ đọc như thơ; sự hấp dẫn của bút kí thuộc về nội dung tri
thức phong phú và nghệ thuật trần thuật giàu cảm xúc của nhà văn. Ở thể bút kí địi
hỏi người đọc phải kiên trì, tập trung và nhập tâm cùng dòng tâm tư của nhà văn.
Nội dung hiện thực trong bút kí thường tản mạn, hòa lẫn với mạch xúc
cảm của người viết nên đòi hỏi khả năng tổng hợp của học sinh. Mặt khác, bút kí
có lối diễn đạt tinh tế, thiên nhiều về những cảm nhận trực giác nên nó địi hỏi ở
người đọc sự nhạy cảm tinh tế, khả năng liên tưởng, tưởng tượng phong phú.
- Phong cách tác giả
Hoàng Phủ Ngọc Tường có một giọng văn say nồng chất men Huế, một
tình u thắm thiết dành cho lịch sử, văn hóa, thiên nhiên và con người xứ Huế
thì việc giảng dạy tác phẩm bút kí của ơng cũng gặp khơng ít gian nan, thử
thách. Để truyền tải được vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc, lãng mạn bay bổng mà nhà
văn Hồng Phủ Ngọc Tường đã dày công xây cất ấy đến một cách giản dị và
thấm thía với đối tượng tiếp nhận là học sinh trung học phổ thông là điều không
đơn giản; sự sâu lắng trong những rung cảm và bề dày của sự trải nghiệm không
dễ để học sinh có thể cảm nhận và hiểu được một cách đầy đủ.
b2. Về phương pháp giảng dạy

Thiết kế và giảng dạy tác phẩm văn học, đặc biệt là tác phẩm thuộc thể
loại tùy bút, thể loại được coi là tương đối khó xác định ranh giới giữa tự sự và
trữ tình thì việc lựa chọn phương pháp dạy học tích hợp sao cho hiệu quả vẫn
được xem như một vấn đề khó khăn. Việc tìm kiếm và áp dụng phương pháp
dạy học phù hợp với đặc trưng thể loại tùy bút, phong cách tác giả và phát huy
tối đa năng lực tư duy sáng tạo, chủ động của học sinh là một điều trăn trở lớn
đối với các thầy cô giáo.
Là một giáo viên dạy môn Ngữ văn ở trường THPT, tôi luôn trăn trở với
câu hỏi:
Phải làm thế nào để học sinh phải hiểu rõ ràng, cụ thể những giá trị nội
dung, nghệ thuật, tư tưởng của một tác phẩm văn học nói chung và bút kí “Ai đã
đặt tên cho dịng sơng?” nói riêng?
Phải tích hợp như thế nào cho phù hợp, đặc biệt đối với những tác phẩm
tùy bút mà ở đó học sinh vừa phải hiểu được nội dung, nghệ thuật vừa phải nắm
được quan điểm của người viết.

2


Tôi đã thử nhiều giải pháp, mỗi giải pháp đem lại thành cơng nhất định.
Vì thế qua mỗi lần thử nghiệm, tơi đã tự điều chỉnh và tự hồn thiện dần phương
pháp dạy học. Tôi nhận thấy sử dụng phương pháp tích hợp kiến thức của các
mơn mà học sinh đã và đang được học như môn Lịch sử, Địa lí, mơn GDCD,
phân mơn Làm văn, Tiếng Việt… vào trong bài giảng đã đạt hiệu quả nhất định.
Chính vì những lý do trên nên tôi đã chọn đề tài Phương pháp dạy học
tích hợp văn bản “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?” của Hồng Phủ Ngọc
Tường để nghiên cứu và thực hiện, hy vọng sẽ giúp học sinh đến được với giá
trị đích thực của tác phẩm. Thiết kế của tơi nhằm khắc phục khó khăn và phát
huy thuận lợi, hướng đến mục đích phát triển tri thức, bồi dưỡng tâm hồn, tình
cảm và rèn luyện kỹ năng tích hợp liên mơn trong bút kí “Ai đã đặt tên cho

dịng sơng?” cho học sinh.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu:
- Bài Ai đã đặt tên cho dịng sơng? của Hồng Phủ Ngọc Tường
(Ngữ văn 12, tập 1)
- Học sinh lớp 12A1, 12A3, 12A6 trường THPT Ngô Gia Tự.
b. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
- Phạm vi: Trường THPT Ngô Gia Tự.
- Kế hoạch nghiên cứu: 5 năm (Từ tháng 9 năm 2014 đến hết tháng
9 năm 2019).
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp phân tích - tổng hợp.
Phương pháp so sánh.
Phương pháp đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
Phương pháp quan sát thực nghiệm.
Phương pháp hệ thống, thảo luận nhóm.
Tổ chức cho HS nghe băng, xem băng hình về dịng sơng Hương của xứ
Huế qua bài hát Dịng sơng ai đã đặt tên?
II. Tên sáng kiến: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP VĂN BẢN “AI
ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DỊNG SƠNG?” CỦA HỒNG PHỦ NGỌC TƯỜNG.
III. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Trần Thị Thúy Nguyệt.
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Ngô Gia Tự.
- Số điện thoại: 0984 937 135.
Email:
IV. Chủ đầu tư sáng tạo ra sáng kiến: Không
3



V. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến được áp dụng trong lĩnh vực giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong
nhà trường THPT nói chung và trong văn bản “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?”
của Hồng Phủ Ngọc Tường nói riêng.
VI. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
- Sáng kiến được áp dụng lần đầu tiên vào học kì I năm học 2014 - 2015
VII. Mô tả bản chất của sáng kiến:
1. Về nội dung lí luận của sáng kiến:
1.1. Khái niệm
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động,
chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích
hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.
Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng
nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác
nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latin
(integer) có nghĩa là “whole” hay “tồn bộ, tồn thể”. Có nghĩa là sự phối hợp
các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo
đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy.
Đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào trong q trình dạy học là cần thiết.
Dạy học tích hợp là một xu hướng của lí luận dạy học và được nhiều nước trên
thế giới thực hiện.
1.2. Quan điểm vận dụng tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở trường THPT
Việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở trường THPT
chẳng những dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập
trong các phân môn Văn học, Tiếng Việt, Làm văn cũng như các bộ phận tri thức
khác như hiểu biết lịch sử xã hội, văn hố nghệ thuật... mà cịn xuất phát từ đòi
hỏi thực tế là cần phải khắc phục, xố bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách
biệt thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống, cô lập giữa những kiến thức và kĩ
năng vốn có liên hệ, bổ sung cho nhau, tách rời kiến thức với các tình huống có

ý nghĩa, những tình huống cụ thể mà HS sẽ gặp sau này. Nói khác đi, đó là lối
dạy học khép kín “trong nội bộ phân mơn”, biệt lập các bộ phận Văn học, Tiếng
Việt và Làm văn vốn có quan hệ gần gũi về bản chất, nội dung và kĩ năng cũng
như mục tiêu, đủ cho phép phối hợp, liên kết nhằm tạo ra những đóng góp bổ
sung cho nhau cả về lí luận và thực tiễn, đem lại kết quả tổng hợp và vững chắc
trong việc giải quyết những tình huống tích hợp hoặc những vấn đề thuộc từng
phân môn.

4


1.3. Dạy học tích hợp liên mơn trong dạy học tác phẩm bút kí
Việc dạy học tích hợp liên mơn trong dạy học tác phẩm bút kí khơng chỉ
chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống
việc làm, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt HS từng bước thực hiện để
chiếm lĩnh đối tượng học tập, nội dung môn học, đồng thời hình thành và phát
triển năng lực, kĩ năng tích hợp, tránh áp đặt một cách làm duy nhất. Giờ học
Ngữ văn theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp địi
hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung tích hợp,
chứ khơng phải sự tác động các hoạt động, kĩ năng riêng rẽ lên một nội dung
riêng rẽ thuộc nội bộ phân mơn.
Tích hợp kiến thức Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân, Tiếng Việt, Làm
văn, kĩ năng sống… trong dạy học tác phẩm bút kí thực sự đã khơi dậy cho học
sinh niềm đam mê, ham hiểu biết đối với tác phẩm bút kí.
1.4. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
1.4.1. Điều kiện để thực hiện
- Chuẩn bị của GV
+ Để xây dựng bài giảng theo hướng tích hợp kiến thức liên môn, giáo
viên cần: Xác định đúng nội dung kiến thức nào trong bài cần tích hợp, tích hợp
với kiến thức thuộc mơn học hay lĩnh vực nào, tích hợp ở mức độ nào; chọn

hình thức tích hợp: giáo viên diễn giảng bằng lời, cung cấp trên giáo cụ trực
quan hay đưa ra nhiệm vụ học sinh thu thập, tìm hiểu ở nhà trước hoặc sau bài
học.
+ Xây dựng thiết kế bài giảng: phải bám sát kiến thức bài học, mục tiêu,
thời lượng dành cho mỗi đơn vị kiến thức trong bài học để đưa ra phương pháp
và cách tổ chức dạy học phù hợp; cần đa dạng hóa các hình thức luyện tập sáng
tạo để phát huy khả năng liên tưởng, tưởng tượng của HS; dự kiến được các tình
huống phát sinh trước hoạt động tích hợp liên môn.
+ Chuẩn bị phương tiện dạy học SGK, SGV, Chuẩn kiến thức kĩ năng, bài
soạn, phiếu học tập, hệ thống câu hỏi kiểm tra, đánh giá và các tiêu chí kiểm tra,
đánh giá xếp loại HS.
+ Chuẩn bị điều kiện học tập của học sinh.
- Chuẩn bị của học sinh:
+ Ôn tập bài cũ, chuẩn bị bài mới.
+ Chuẩn bị thái độ, tâm thế học tập.
1.4.2. Vận dụng các kiến thức liên môn
1.4.2.1. GV sử dụng tài liệu lịch sử

5


Trong các bài học ở sách giáo khoa, các nhà biên soạn đã có phần tiểu dẫn
trình bày về tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm để giáo viên khai thác tuy nhiên
vẫn cần có sự tham khảo thêm sử liệu để làm rõ yếu tố thời đại.
Chẳng hạn tìm hiểu phần Vẻ đẹp sơng Hương ở góc độ lịch sử, GV tích
hợp kiến thức lịch sử. Thế kỉ XV, trong “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, sơng
Hương được ghi là “linh giang”.
Thế kỉ XVIII, nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân, gắn liền với tên
tuổi của người anh hùng Nguyễn Huệ.
Nó đọng lại đến bầm da, tím máu “nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ

XIX”.
Nó đi vào thời đại của Cách mạng tháng Tám bằng những chiến
cơng rung chuyển.
Thời chống Mỹ: nó chứng kiến cuộc nổi dậy tổng tiến công tết Mậu Thân
1968.
(Lịch sử lớp 12- Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa
Cách mạng tháng Tám (1939-1945); Bài 22: Hai miền đất nước trực tiếp chiến
đấu chống đế quốc Mĩ)
1.4.2.2. GV sử dụng tài liệu địa lý
Về địa lý, Huế trong tổng thể là một đô thị cổ nằm suốt dọc hai bờ sơng có
nhiều biền bãi, nhiều cồn đảo và những nhánh sông đào mang nước sông Hương
tỏa đi khắp đơ thị. Về đến thành phố, dịng sông Hương càng trở nên mềm mại,
gợi cảm và đa cảm hơn. Dòng chảy hiền hòa, chậm rãi và yên tĩnh như mặt nước
hồ. Diện mạo vô cùng xinh đẹp, lộng lẫy.
Với những hiểu biết về vị trí địa lí, HS xác định vị trí của xứ Huế và dịng
sơng Hương trên bản đồ của Việt Nam; giúp các em hiểu thêm được địa hình và
đặc điểm sơng ngịi của nước Việt Nam.
GV tích hợp kiến thức địa lí sử dụng bản đồ sơng Hương để nhận biết địa
hình của dịng sơng một cách cụ thể.
- Việc học các bài học Địa lí giúp các em hiểu địa hình Việt Nam, các
dịng sơng chảy từ tây sang đơng, hầu hết ở thượng nguồn đều là vùng núi cao,
nhiều vực thẳm, rừng già khiến cho nước chảy xiết dữ dội.
- Học sinh hiểu thêm về đặc điểm sơng ngịi miền nhiệt đới ẩm gió mùa.
Ở nước ta mạng lưới sơng ngịi dày đặc, nước lên theo mùa, các con sông
thường nhiều nước, nhiều phù sa bồi đắp cho bờ bãi ven sơng.
(Địa lí lớp 12- Bài 6 tiết 1 “Đất nước nhiều đồi núi”; Bài 9,10: Thiên
nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa)

6



1.4.2.3. Sử dụng tư liệu về các tác phẩm nghệ thuật
Hội họa, kiến trúc, sân khấu, điêu khắc, ca nhạc, phim ảnh… là kết quả
sáng tạo của xã hội loài người. Một hình ảnh nghệ thuật giúp người học sử dụng
trí tưởng tượng của mình tập trung vào những điểm quan trọng.
Giáo viên bổ sung hình ảnh tư liệu thuộc các lĩnh vực nói trên vào bài
giảng để học sinh có vốn văn hóa rộng khi tiếp nhận.
Bản thân văn học có mối quan hệ mật thiết với các loại hình nghệ thuật
khác.
Học sinh tiếp nhận kiến thức văn học qua tranh ảnh đồ dùng trực quan kết
hợp với bài viết sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo sẽ nhớ lâu và hứng thú
hơn.
Để việc khai thác nguồn tư liệu này có hiệu quả, phát huy tính tích cực
của học sinh, giáo viên cần nghiên cứu kỹ mục tiêu và nội dung của từng tư liệu
trong bài học tư liệu thuyết minh hình ảnh.
1.4.2.4. Sử dụng cơng nghệ thông tin
Ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thơng tin, giáo viên trình chiếu
kênh hình sẽ có ưu thế hơn vì học sinh được trực tiếp quan sát với hình ảnh rõ,
kích thước lớn, màu sắc sinh động và ấn tượng hơn.
Ví dụ như khi vào bài, GV cho HS nghe một đoạn trong bài hát Dịng
sơng ai đã đặt tên của Trần Hữu Pháp để bước đầu hình dung và cảm nhận về xứ
Huế trong một văn bản văn học.
Khi dạy phần vẻ đẹp sông Hương, GV có thể cho HS xem bản đồ địa lí
sơng Hương, xứ Huế, thủy trình của sơng Hương, màu sắc của sơng Hương thay
đổi: Sớm xanh, trưa vàng, chiều tím.
Khi dạy phần vẻ đẹp sơng Hương ở góc nhìn văn hóa, GV cho HS nghe và
xem đoạn video về nhã nhạc cung đình Huế - di sản phi vật thể của nhân loại và
là một trong những tài sản vô giá của dân tộc ta.
1.4.2.4. Sử dụng tài liệu các lĩnh vực văn hóa khác: Việc vận dụng kiến thức
liên mơn của Giáo dục công dân, giáo dục kĩ năng sống, kiến thức dân tộc học

góp phần làm sáng rõ khi lí giải các khái niệm hay tư tưởng tác phẩm.
GV tích hợp bồi dưỡng lịng u q hương đất nước: Sơng Hương của
Hồng Phủ Ngọc Tường khơng chỉ mang vẻ đẹp trời phú mà còn ánh lên vẻ đẹp
của con người, những tài nữ đánh đàn, những người dân Châu Hóa lái thuyền
xi ngược, những người con anh dũng đã hi sinh, những Nguyễn Du, những Bà
huyện Thanh Quan, những Tố Hữu... đã viết thơ trên dòng chảy long lanh in
bóng mây trời.
1.4.3. Cách tích hợp liên mơn trong nội dung dạy học văn bản bút kí
* Để thực hiện tốt bài dạy của mình, tơi đã thực hiện các bước sau:
Bước 1: Đọc kỹ tác phẩm.
7


Bước 2: Nắm vững kiến thức cần đạt.
Bước 3: Tìm hiểu kiến thức có liên quan ở trong SGK, sách tham khảo,
mạng internet… của các môn HS đã và đang học để liên hệ tích hợp.
Bước 4: Lựa chọn, sắp xếp ý để soạn giáo án.
* Để giúp học sinh nắm được văn bản bút kí, GV cần hướng dẫn học sinh tìm
hiểu những nội dung sau:
- Nội dung 1: Tìm hiểu vị trí của văn bản được trích học.
- Nội dung 2: Tìm hiểu giá trị nội dung của văn bản.
- Nội dung 3: Tìm hiểu giá trị tư tưởng của văn bản.
- Nội dung 4: Tìm hiểu giá trị nghệ thuật đặc sắc của văn bản.
- Nội dung 5: Tìm hiểu ý nghĩa nhan đề của văn bản.
1.4.3.1. Hướng dẫn HS tìm hiểu vị trí của văn bản
- Tìm hiểu vài nét về tác giả Hồng Phủ Ngọc Tường.
- Tìm hiểu về tác phẩm và vị trí của đoạn trích.
Để hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung này, GV cần tìm hiểu những kiến
thức về nhà văn xứ Huế Hoàng Phủ Ngọc Tường, phong cách viết văn tài hoa,
un bác, giàu chất trí tuệ và trữ tình. Đặc trưng của thể loại bút kí.

1.4.3.2. Hướng dẫn HS khám phá nội dung tác phẩm qua hệ thống các luận
điểm tư tưởng của văn bản.
Để làm được phần này, GV cần chú trọng vào các câu hỏi sau để khai thác
và chuẩn bị kiến thức:
- Văn bản có mấy luận điểm.
- Luận điểm đó được triển khai bằng các lí lẽ, dẫn chứng nào? Nhận xét
cách sử dụng lí lẽ, dẫn chứng của tác giả?
- Qua hệ thống tư tưởng luận điểm đó, văn bản hướng tới vấn đề (chủ đề) gì?
Khi dạy văn bản này, GV xây dựng những luận điểm sau:
Luận điểm 1. Vẻ đẹp của sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên.
- Vẻ đẹp của sông Hương ở thượng nguồn.
- Vẻ đẹp của sông Hương ở đồng bằng và ngoại vi thành phố.
- Vẻ đẹp của sông Hương khi chảy trong lòng thành phố Huế.
- Vẻ đẹp của sông Hương khi rời khỏi thành phố Huế.
Luận điểm 2: Vẻ đẹp sơng Hương được khám phá dưới góc độ lịch sử và văn hóa.
- Vẻ đẹp sơng Hương trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc.
- Vẻ đẹp sơng Hương được khám phá dưới góc độ văn hóa.
Từ hai luận điểm trên rút ra ý nghĩa nhan đề “Ai đã đăt tên cho dịng sơng?”
1.4.3.3. Hướng dẫn HS khám phá giá trị nghệ thuật của tác phẩm

8


GV phải gợi ý căn cứ vào những lý thuyết môn Làm văn, Tiếng Việt để
HS phát hiện các thao tác lập luận và các biện pháp nghệ thuật để tăng tính
truyền cảm, thuyết phục của bài kí, phần nào hiểu được phong cách của tác giả.
Khi dạy văn bản này cần chú ý đến người trần thuật là chủ thể trữ tình
trong văn bản; chú ý đến điểm nhìn trần thuật ở nhiều góc độ khác nhau; phải
chú ý đến giọng điệu của văn bản kí...
1.4.3.4. Cấu trúc giáo án tích hợp

Tiết 49: Đọc văn
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DỊNG SƠNG?
(Trích)
- Hồng Phủ Ngọc Tường
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
1.1. Mơn Ngữ văn
- Hiểu được tình u, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng của tác giả dành cho
dịng sơng q hương, cho xứ Huế thân u và cũng là cho đất nước.
- Nhận biết được đặc trưng của thể loại bút kí và nghệ thuật viết bút kí
trong bài.
1.2. Mơn Lịch sử
Học sinh hiểu thêm những kiến thức về lịch sử, đó là những sự kiện gắn
liền với dịng sơng Hương như ở Huế.
1.3. Mơn Địa lí
- Sử dụng bản đồ sông Hương để nhận biết địa hình của dịng sơng một
cách cụ thể. Việc học các bài học Địa lí giúp các em hiểu địa hình Việt Nam, về
đặc điểm sơng ngịi miền nhiệt đới ẩm gió mùa.
1.4. Mơn Giáo dục cơng dân
- Bồi dưỡng lịng yêu quê hương, đất nước, trách nhiệm xây dựng và bảo
vệ tổ quốc; tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc; có ý thức học tập, rèn
luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
- Trân trọng, gìn giữ những danh lam thắng cảnh, những giá trị văn hóa
tinh thần của dân tộc. Giáo dục các em ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường.
1.5. Môn Âm nhạc
- Ngợi ca cảnh đẹp của non sơng đất nước.
- Bồi dưỡng lịng u quê hương, đất nước, trách nhiệm xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
2. Kĩ năng
2.1. Môn Ngữ văn

- Đọc diễn cảm thể loại bút kí.
9


- Phân tích văn bản bút kí theo đặc trưng thể loại.
2.2. Môn Lịch sử
- Rèn kĩ năng xem xét các sự kiện lịch sử trong mối quan hệ với thiên nhiên.
2.3. Mơn Địa lí
- Kĩ năng thu thập thơng tin, xem bản đồ, xây dựng kiến thức tổng hợp...
2.4. Môn Giáo dục công dân
- Kĩ năng sống, kĩ năng ứng xử, xử lí tình huống.
2.5. Mơn Âm nhạc
- Kỹ năng biểu diễn, cảm thụ một tác phẩm âm nhạc trữ tình.
3. Thái độ
Từ bài học về vẻ đẹp dịng sơng Hương nói riêng và thiên nhiên đất nước
nói chung, bồi dưỡng cho các em niềm tự hào về quê hương đất nước và ý thức
trân trọng, gìn giữ, bảo vệ danh lam thắng cảnh và bảo vệ môi trường...
4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển
- Năng lực thu thập thơng tin liên quan đến kí hiện đại Việt Nam.
- Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm kí hiện đại Việt Nam.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về kí văn học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những
đặc điểm cơ bản, giá trị của những tác phẩm kí văn học .
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của các thể loại tuỳ bút - bút kí hồi kí
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
B. Phương tiện dạy học
- Giáo viên:
+ Nghiên cứu SGK, SGV, thiết kế bài dạy, sách chuẩn kiến thức kỹ năng
và các tài liệu tham khảo khác liên quan đến bài học.
+ Soạn giáo án, đồ dùng dạy học, hình ảnh về dịng sơng Hương và xứ

Huế, bản đồ sông Hương...
- Học sinh:
+ Đọc SGK, cả lớp phải thực hiện các câu hỏi, có trọng tâm của cả 4
nhóm: Chia lớp ra thành các nhóm, tìm hiểu Vẻ đẹp của sơng Hương qua cảnh
sắc thiên nhiên:
* Vẻ đẹp của sông Hương nơi thượng nguồn.
* Vẻ đẹp của sông Hương ở vùng đồng bằng và ngoại vi thành phố
* Vẻ đẹp của sông Hương trong lịng thành phố Huế.
* Vẻ đẹp của sơng Hương khi rời xa thành phố Huế.
* Những phẩm chất của song Hương trong lịch sử và thơ ca.
* Văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
+ Sưu tầm tài liệu về lịch sử, địa lí, âm nhạc...
10


C. Phương pháp tiến hành
- Phân tích, tổng hợp.
- Quan sát trực quan.
- Đọc văn bản theo đặc trưng thể loại kí.
- Đàm thoại, thảo luận nhóm.
- Cho học sinh xem hình ảnh, video về dịng sơng Hương, xứ Huế...
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Bài mới
* Dẫn vào bài:
– GV cho HS nghe một bài hát về sông Hương.
– HS thực hiện các yêu cầu sau:
+ Dịng sơng nào được nhắc đến trong lời bài hát? Có những địa danh nào được
nhắc đến ở đây?
+ Ghi lại những từ ngữ những từ ngữ, hình ảnh, chi tiết đặc sắc về sơng đó.

+ Qua những từ ngữ đó, trình bày cảm nhận về dịng sơng này…
=> Dịng sơng Hương được nhắc đến. Địa danh: Huế
Từ ngữ, hình ảnh, chi tiết đặc sắc: Ai đặt tên, người đi nhớ Huế khơng qn…
Dịng sơng đẹp, gợi nhớ thương về Huế.
+ GV kết nối để giới thiệu về tác phẩm:
Nếu con sơng Đà trữ tình và hung bạo gắn liền với ngòi bút tài hoa uyên
bác của nhà văn Nguyễn Tn, thì dịng sơng Hương êm đềm của xứ Huế mộng
mơ lại hết sức sinh động dưới ngòi bút giàu chất trí tuệ và tài hoa của Hồng
Phủ Ngọc Tường. Hai nhà văn, hai dịng sơng nhưng cùng chung một nỗi niềm
yêu tha thiết cảnh săc thiên nhiên gắn liền với lịch sử dân tộc. Ở bài học trước,
chúng ta đã được tìm hiểu dịng sơng Đà qua những trang viết độc đáo của
Nguyễn Tuân, hôm nay, ta cùng nhau đi khám phá những vẻ đẹp kì thú của dịng
Hương Giang qua trích đoạn “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?” của Hồng Phủ
Ngọc Tường.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Nội dung tích
hợp
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
? Em hãy trình bày những - Hồng Phủ Ngọc Tường sinh năm
chính về cuộc đời và 1937 tại Huế.
SNVH của nhà văn HPNT? - Là một trí thức yêu nước có vốn
hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh
vực.
- Là một trong những nhà văn
chuyên viết về bút kí.
11



- Nét đặc sắc trong sáng tác của ông
là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa
chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa
nghị luận sắc bén với suy tư đa
chiều được tổng hợp từ vốn kiến
thức phong phú về triết học, văn
hóa, lịch sử, địa lí… Tất cả được
thể hiện qua lối hành văn hướng
nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.
- Các tác phẩm chính: Rất nhiều
ánh lửa (1979), Hoa trái quanh tơi
(1995), Ai đã đặt tên cho dịng
sơng? (1986), Ngọn núi ảo ảnh
(1999)… Đặc biệt là những trang
viết về Huế.
2. Tác phẩm Ai đã đặt tên
cho dịng sơng?
? Nêu những hiểu biết của - Tiêu đề: giàu chất thơ.
em về tác phẩm này?
- Thể loại: Tùy bút.
- Đề tài: Viết về sơng Hương và xứ
Huế.
- Hồn cảnh sáng tác: Tác phẩm viết
tại Huế năm 1981, in trong tập sách
cùng tên.
3. Đoạn trích
- Tác phẩm gồm ba phần, đoạn trích
? Xác định vị trí, bố cục trong SGK là phần thứ nhất.
của đoạn trích?
- Bố cục: Hình tượng sơng Hương

được tác giả khám phá ở ba góc độ:
+ Sơng Hương ở góc độ địa lí.
+ Sơng Hương ở góc độ văn hóa.
+ Sơng Hương gắn liền với những
sự kiện lịch sử.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Vẻ đẹp của sông Hương
qua cảnh sắc thiên nhiên
a.
Vẻ đẹp của sông
Hương ở thượng nguồn
? Ở thượng nguồn, sơng - Sơng Hương nhìn từ cội nguồn là
Hương được tác giả miêu dịng chảy có mối quan hệ sâu sắc
tả như thế nào? Để làm nổi với dãy Trường Sơn, tựa như “một
bật được vẻ đẹp ấy nhà văn bản trường ca của rừng già” với
đã sử dụng những hình hai nét tính cách trái ngược:
ảnh, chi tiết, những liên
+ Lúc mang một sức sống mãnh
tưởng và thủ pháp nghệ liệt, dữ dội và bí ẩn “rầm rộ giữa

Tích hợp với
mơn Địa lí 12:
Bài 6 tiết 1 “Đất
nước nhiều đồi
núi”; Bài 9,10:
Thiên nhiên nhiệt
đới ẩm gió mùa.
12



thuật nào? Nét riêng trong
lối viết kí của tác giả?
Nhóm 1 cử đại diện trình
bày.
HS khác lắng nghe.
GV nhận xét, chốt ý.

b.
Vẻ đẹp của sông
Hương ở đồng bằng và
ngoại vi thành phố
? Sông Hương ở đồng bằng
và ngoại vi thành phố bộc
lộ những phẩm chất nào
trong ngòi bút của tác giả?
Hiệu quả?
Nhóm 2 cử đại diện trình
bày.
HS khác lắng nghe.
GV nhận xét, chốt ý.

bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua
những ghềnh thác, cuộn xoáy như
cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”.
+ Lúc lại dịu dàng và say đắm
“giữa những dặm dài chói lọi màu
đỏ của hoa đỗ quyên rừng”.
+ Như một cơ gái Digan phóng
khống và man dại với “một bản
lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và

trong sáng”.
+ Trở thành người mẹ phù sa của
vùng văn hóa xứ sở.
à Ngơn ngữ tạo hình, gợi tả chính
xác đặc điểm của sông Hương ở
thượng lưu với vẻ đẹp vừa hùng vĩ,
man dại, vừa trữ tình say đắm lịng
người.
à Nhà văn đã sử dụng biện pháp
nhân hóa, khéo léo so sánh sông
Hương như một sinh thể sống động.
* Tiểu kết: sơng Hương ở đầu
nguồn có một sức sống mãnh liệt,
hoang dại nhưng cũng rất dịu dàng
và say đắm.
- Sông Hương được nhìn trong mối
quan hệ với kinh thành Huế:
+ Sơng Hương trở thành người tình
dịu dàng và thủy chung của cố đơ.
+ Đó là một dịng chảy sống động
qua những địa danh khác nhau của
xứ Huế:
* Giữa cánh đồng Châu Hóa đầy
hoa dại, sơng Hương như cơ gái đẹp
ngủ mơ màng.
* Khi ra khỏi vùng núi, sông Hương
như nàng tiên được đánh thức, bừng
lên sức trẻ và niềm khao khát của
tuổi thanh xuân trong sự chuyển
dòng liên tục, khi vòng đột ngột, khi

uốn mình theo những đường cong
thật mềm và khi vẽ một hình cung
thật trịn, …
* Màu sắc thay đổi: sớm xanh, trưa
vàng, chiều tím.

HS quan sát bản
đồ Việt Nam và
thủy trình sơng
Hương.

Tích hợp Địa lí:
chỉ trên bản đồ
thủy trình sơng
Hương.

13


c. Vẻ đẹp sơng Hương khi
chảy trong lịng thành
phố Huế
? Khi chảy vào thành phố
Huế, Sơng Hương có nét
khác biệt gì? Phát hiện của
tác giả về nét riêng, độc
đáo của dịng sơng cho
thấy những điều gì trong
tình cảm của tác giả với xứ
Huế và dịng sơng?

Nhóm 3 cử đại diện trình
bày.
HS khác lắng nghe.
GV nhận xét, chốt ý.

* Sơng Hương có vẻ đẹp trầm mặc
khi qua bao lăng tẩm, đền đài, rồi nó
bừng sáng, tươi tắn và trẻ trung khi
gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ
ngân nga…
-> Bằng bút pháp kể và tả được kết
hợp nhuần nhuyễn và tài hoa, nghệ
thuật nhân hóa, so sánh tác giả miêu
tả vẻ đẹp sơng Hương như triết lí,
như cổ thi.
- Trước khi giáp mặt: vui tươi hẳn
lên.
- Khi giáp mặt: uốn một cánh cung
thật nhẹ, như một tiếng vâng khơng
nói ra của tình u.
- Chảy trong lịng thành phố: chậm
như điệu slow tình cảm dành riêng
cho Huế.
- Sơng Hương có những nét tương
đồng với những dịng sơng nổi tiếng
trên thế giới: sơng Xen của Pa-ri,
sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét…
nhưng sông Hương chỉ dành riêng
cho Huế.
- Sông Hương trở thành người tài

nữ đánh đàn lúc đêm khuya,… toàn
bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã
được sinh thành trên mặt nước của
dịng sơng này…
-> Bằng lối hành văn lịch lãm, tài
hoa, tác giả cho thấy sông Hương
như người con gái đẹp, chung thủy,
dịu dàng; cũng cho thấy tình yêu,
niềm tự hào của tác giả dành riêng
cho xứ Huế và sơng Hương.

GV tích hợp kiến
thức văn hóa,
giáo dục cơng
dân về giữ gìn di
sản văn hóa: lăng
tẩm, đền đài…

GV
tiếp
tục
hướng dẫn cho
HS xem trên bản
đồ đoạn sơng
Hương
chảy
trong lịng thành
phố Huế.
(Tích hợp Địa lí)


GV tích hợp kiến
thức văn hóa, đời
sống cho HS xem
clip ca Huế, nhã
nhạc cung đình
Huế
(được
UNESSCO cơng
nhận là di sản
văn hóa phi vật
thể của nhân
loại)
Tích hợp mơn
GDCD giáo dục
trách nhiệm đối
với việc giữ gìn di
sản văn hóa.
d. Vẻ đẹp sông Hương khi - Lưu luyến ra đi giữa màu xanh bếc GV gợi mở để
rời khỏi kinh thành Huế
của tre, trúc…
giáo dục nếp
? Khi rời khỏi thành phố - Không muốn rời xa thành phố: đột sống văn minh,
Huế, sơng Hương có nét ngột đổi dịng, rẽ ngoặt để gặp lại thanh lịch.
14


đặc trưng gì?
thành phố lần cuối. Đó là nỗi vấn
Nhóm 4 cử đại diện trình vương, chút lẳng lơ kín đáo của tình
bày.

u.
HS khác lắng nghe.
- Sơng Hương (như nàng Kiều) chí
GV nhận xét, chốt ý.
tình trở lại tìm gặp thành phố (như
Kim Trọng) để nói lời thề trước khi
về với biển cả.
* Tiểu kết: Với lối viết kí lịch lãm,
tài hoa, mê đắm, kết hợp giữa tả và
kể cùng những lời bình luận, nhà
văn đã tơ đậm vẻ đẹp của sơng
Hương hịa lẫn vào thiên nhiên khi
ở đầu nguồn, ở đồng bằng và đặc
biệt gắn bó với thành phố Huế.
2. Vẻ đẹp sông Hương - Trong mối quan hệ nghiêm trang
dưới góc độ lịch sử và văn này, sơng Hương mang vẻ đẹp của
hóa:
một bản hùng ca ghi dấu những thế
a. Vẻ đẹp sông Hương kỉ vinh quang:
trong mối quan hệ với lịch - Thời vua Hùng là dòng sông biên
sử dân tộc:
thùy xa xôi của đất nước.
? Những chi tiết nào cho - Thời Nguyễn Trãi (TK XV): “Nó
thấy tác giả miêu tả sơng được ghi là Linh Giang” (dịng
Hương gắn với những sự sơng thiêng).
kiện lịch sử?
- Thời Nguyễn Huệ (TK XVIII), nó
vẻ vang soi bóng kinh thành Phú
Xn.
- TK XIX, nó đọng lại đến bầm da,

tím máu: “nó sống hết lịch sử bi
tráng của thế kỉ XIX với máu của
những cuộc khởi nghĩa”.
- Thời đại của Cách mạng tháng
Tám ghi dấu bao chiến cơng rung
chuyển.
- Nó chứng kiến cuộc nổi dậy tổng
tiến công tết Mậu Thân 1968.
à Sông Hương – chứng nhân của
lịch sử, gắn liền với lịch sử của
Huế, của dân tộc, là bản hùng ca tấu
lên bao chiến công.
b. Vẻ đẹp sông Hương * Sơng Hương - Dịng chảy của âm
được khám phá dưới góc nhạc.
độ văn hóa
- Sơng Hương trở thành người tài
? Vẻ đẹp sông Hương được nữ đánh đàn lúc đêm khuya.
khám phá dưới góc độ văn - Nó được ví như người nghệ nhân

Tích hợp với
Lịch sử: Lịch sử
lớp 12- Bài 16:
Phong trào giải
phóng dân tộc và
Tổng khởi nghĩa
Cách mạng tháng
Tám (1939-1945);
Bài 22: Hai miền
đất nước trực tiếp
chiến đấu chống

đế quốc Mĩ.

Tích hợp với âm
nhạc

15


hóa như thế nào?

? Vẻ đẹp của sơng Hương
được khám phá như thế
nào? Những đặc sắc và nét
riêng trong cách viết của
tác giả?

3. Ý nghĩa “Ai đã đặt tên
cho dòng sơng ?”
? Em hãy kể lại huyền
thoại về cách lí giải nguốn
gốc tên của dịng sơng
Hương?

già gần thế kỉ chơi đàn.
à Bằng ngòi bút tài hoa cộng với sự
rung cảm mạnh mẽ, tác giả mang
đến cho người đọc một sự bồi hồi,
xao xuyến.
* Sơng Hương- Dịng chảy của thi
ca: Đó là dịng thơ khơng lặp lại

mình:
- Trong cái nhìn tinh tế của Tản
Đà: “Dịng sơng trắng- lá cây
xanh”
(Chơi xn-Tản Đà)
- Trong khí phách của Cao Bá
Quát: như kiếm lập thanh thiên
(như kiếm dựng trời xanh) rất hùng
tráng
- Trong hồn thơ Bà Huyện Thanh
Quan đó là nỗi quan hồi vạn cổ với
bóng chiều bảng lảng.
- Trong thơ Tố Hữu thì đột ngột
thành sức mạnh phục sinh của tâm
hồn.
- Trong thơ Thu Bồn lại là con
sơng tình tứ: “Con sơng dùng
dằng, con sơng khơng chảy
Sơng chảy vào lịng nên Huế
rất sâu”
* Tiểu kết: Hình tượng sơng Hương
được cảm nhận từ nhiều góc độ làm
nên vẻ đẹp đa dạng, phong phú của
dịng sơng.
“Dịng sông ai đã đặt tên ?
Để người đi nhớ Huế khơng
qn?”
- Kết thúc bài kí bằng cách lí giải
về cái tên của dịng sơng – sơng
thơm.

- Bài kí mở đầu bằng một câu hỏi
đầy trăn trở “Ai đã đặt tên cho dịng
sơng?” tạo trí tị mị gây hứng thú
cho người đọc và những dòng cuối
của tác phẩm, tác giả đưa ra câu trả
lời độc đáo: “Có một huyền thoại kể
lại rằng… nấu nước của trăm loại

GV đọc cho HS
nghe bài thơ
Tiếng hát sông
Hương của Tố
Hữu.

GV cho HS xem
clip về huyền
thoại dịng sơng
Hương.

16


4. Những đặc sắc về nghệ
thuật
? Bài bút kí có những đặc
sắc nghệ thuật nào? Những
biện pháp nghệ thuật chính
tác giả đã sử dụng trong
bút kí này?
III. Tổng kết

? Hãy khái quát lại toàn bộ
nội dung và nghệ thuật của
bài?

hoa đổ xuống dịng sơng…”
- Văn phong tao nhã, hướng nội,
tinh tế và tài hoa.
- Ngơn từ phong phú, gợi hình, gợi
cảm; câu văn giàu nhạc điệu.
- Các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ,
nhân hóa, so sánh được sử dụng một
cách có hiệu quả.
- Cảm nhận và hiểu được vẻ đẹp
của Huế, của tâm hồn người Huế
qua sự quan sát sắc sảo cảu Hồng
Phủ Ngọc Tường về dịng sơng
Hương. Hồng Phủ Ngọc Tường
xứng đáng là một thi sĩ của thiên
nhiên, một cuốn từ điển sống về
Huế, một cây bút giàu lòng u
nước và tinh thần dân tộc.
- Bài kí góp phần bồi dưỡng tình
u, niềm tự hào đối với dịng sơng
và cũng là với quê hương, đất nước.

3. Củng cố, dặn dị:
* Củng cố:
- Vẻ đẹp của sơng Hương qua cảnh sắc thiên nhiên.
- Vẻ đẹp của sơng Hương dưới góc độ văn hóa.
- Vẻ đẹp của sơng Hương gắn liền với những sự kiện lịch sử.

- Văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
* Dặn dị:
- Học bài cũ. Phân tích vẻ đẹp của sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên
và dưới góc độ lịch sử, văn hóa?
- Chuẩn bị bài mới: Đọc thêm: “Những ngày đầu của nước Việt Nam
mới” – Võ Nguyên Giáp.
4. Rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện
.................................................................................................................................

Tổ trưởng chun mơn

Ngày…. tháng…. năm……
GIÁO VIÊN

1.5. Quy trình tổ chức dạy tích hợp văn bản “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?”
Bước 1: Xác định bài dạy tích hợp
17


Bước 2: Biên soạn giáo án tích hợp: Gồm các bước sau:
* Xác định mục tiêu của bài học
Xác định chi tiết mục tiêu học tập của từng bài ở các mặt kiến thức,
kỹ năng, thái độ, những năng lực mà học sinh cần phát triển.
* Xác định nội dung bài học: Dựa vào mục tiêu sẽ chọn lọc nội dung trình bày
ngắn gọn, súc tích và để biết cách sắp xếp, trình bày nội dung kiến thức một
cách dễ hiểu, mạch lạc, logic, chặt chẽ, giúp HS hiểu bài và ghi bài một cách dễ
dàng.
* Xác định các hoạt động dạy-học của GV và HS:
- Hoạt động dạy và học tập trung hướng tới mục tiêu.
- HS phải hình thành và phát huy năng lực hợp tác.

- Để HS nêu cao trách nhiệm trong quá trình học.
- HS phải học cách tìm kiếm thơng tin.
- HS bộc lộ năng lực.
- HS rèn luyện để hình thành kỹ năng sống.
Từ việc xác định các hoạt động học tập trên thì người giáo viên sẽ lựa
chọn được phương pháp dạy học phù hợp cho từng bài dạy.
* Xác định các phương tiện dạy học sử dụng trong bài dạy.
Căn cứ vào nội dung và phương pháp dạy học mà giáo viên lựa chọn các
phương tiện dạy học nhằm tổ chức tốt hoạt động dạy - học của bài học.
* Xác định thời gian cho mỗi nội dung của giáo án.
* Rút kinh nghiệm sau khi thực hiện giáo án: Công tác chuẩn bị, quá trình
thực hiện, kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ mà học sinh lĩnh hội
được.
Bước 3: Thực hiện bài dạy tích hợp
Bài dạy tích hợp tương ứng với kỹ năng, kỹ năng là năng lực hay khả
năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở
hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi. Trong kỹ
năng này thường gồm nhiều tiểu kỹ năng. Vì vậy, để thực hiện bài dạy tích hợp,
GV cần dạy từng tiểu kỹ năng.
Bước 4: Kiểm tra đánh giá
- Học sinh: Thực hiện bài kiểm tra về các mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ
theo mục tiêu bài học đề ra.
- Giáo viên: Từ kết quả kiểm tra mà học sinh đạt được, giáo viên sẽ điều
chỉnh nội dung, thay đổi phương pháp dạy học để chất lượng dạy - học ngày một
tốt hơn.
1.6. Điều kiện tổ chức dạy học tích hợp

18



- Chương trình dạy học: Chương trình đào tạo được xây dựng mới theo
hướng tích hợp.
- Phương pháp dạy học: Các phương pháp dạy học được áp dụng theo
định hướng tích hợp giữa truyền thụ kiến thức/lý thuyết với hình thành rèn và
luyện kỹ năng/thực hành, nhằm tạo điều kiện cho người học chủ động tham gia
và hình thành cho người học năng lực thực hành nghề.
- Phương tiện dạy học: Phương tiện dạy học bao gồm cả học liệu được
thiết kế, phát triển phù hợp với chương trình đào tạo.
- Giáo viên: Giảng dạy tích hợp là dạy kết hợp lý thuyết và thực hành, do
vậy giáo viên phải đảm bảo dạy được cả lý thuyết và thực hành. Ngồi kiến thức
chun mơn, kỹ năng tay nghề thì giáo viên phải có trình độ xác định các mục
tiêu bài dạy, phân bố thời gian hợp lý, chọn lựa phương pháp dạy học phù hợp,
khả năng bao quát và điều hành hoạt động của người học.
- Học sinh: Học sinh phải chủ động, tích cực, độc lập, có tinh thần hợp
tác.
- Đánh giá: Đánh giá kết quả học tập nhằm xác định/công nhận các năng
lực mà người học đã đạt được thong qua đánh giá sự thực hiện cũng như mức độ
đạt được các mục tiêu kiến thức, kỹ năng và thái độ.
- Cơ sở vật chất: Bản chất của dạy học tích hợp là tổ chức dạy học kết hợp
giữa dạy lý thuyết và dạy thực hành trong cùng khơng gian, thời gian và địa
điểm. Điều này có nghĩa là khi dạy một kỹ năng nào đó thì phần kiến thức liên
quan đến đâu sẽ được dạy đến đó và sẽ được thực hành ngay kỹ năng đó.
Như vậy, trong quá trình tổ chức cho học sinh khai thác nội dung của bài học,
giáo viên đã vận dụng và hướng dẫn học sinh áp dụng phương pháp tích hợp
một cách linh hoạt, đa dạng ở nhiều góc độ, nhiều khía cạnh và nhiều phạm vi.
2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
- Sáng kiến đã được sử dụng một cách hiệu quả trong công tác dạy học
theo định hướng tích hợp mơn Ngữ văn nói chung và bài “Ai đã đặt tên cho
dịng sơng?” nói riêng.
- Sáng kiến có tính khả thi trong việc giảng dạy bài “Ai đã đặt tên cho

dịng sơng?” trong hệ thống nhà trường THPT.
- Lợi ích từ sáng kiến: Học sinh dễ tiếp thu, nhớ lâu, liên hệ tốt và có kĩ
năng sống linh hoạt, năng động và hoàn thiện.
VIII. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Phải có kiến thức về các bộ mơn có liên quan như Lịch sử, Địa lí, Giáo
dục cơng dân, Tin học và Kĩ năng sống.
- Phịng học bộ mơn đảm bảo cơ sở vật chất về Máy chiếu, máy tính
xách tay,…
19


- Sưu tầm hệ thống hình ảnh có giá trị đối với học sinh. Hệ thống bản đồ,
tranh ảnh, video...
IX. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp
dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:
1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả:
Với nội dung nghiên cứu và đưa vào áp dụng cụ thể sáng kiến kinh
nghiệm trên, bản thân nhận thấy những lợi ích do áp dụng sáng kiến như sau:
* Về phía học sinh:
- Học sinh sẽ dành thời gian đọc, tiếp cận văn bản nhiều hơn. Buộc các
em phải tìm tịi, suy nghĩ để chuẩn bị bài có hiệu quả.
- Tạo cho học sinh tính nhạy bén, năng động, sáng tạo và hứng thú với giờ
học văn khi được liên hệ với các môn học khác.
- Học sinh vừa nắm được bài học lại đồng thời có điều kiện ơn lại kiến
thức Lịch sử, hiểu thêm về Địa lý, về những hiểu biết xã hội, văn hóa văn nghệ,
áp dụng vào thực tế đời sống...
* Về phía giáo viên:
- Thúc đẩy giáo viên đầu tư nhiều hơn trong công tác chuẩn bị, thiết kế

giáo án cho phù hợp với tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
“lấy học sinh làm trung tâm”.
- Đầu tư nghiên cứu kiến thức liên mơn có liên quan để cùng hợp tác với
học sinh giúp các em chiếm lĩnh nội dung bài học. Đặc biệt chú trọng đến kiến
thức của phân môn tiếng Việt và làm văn.
- Làm tốt công tác đầu tư cho tiết dạy sẽ giúp giáo viên chủ động, linh
hoạt trong khâu tổ chức, hướng dẫn học sinh tự khai thác và chiễm lính kiến
thức; mặt khác sẽ tránh được sự lúng túng, bị động khi học sinh chất vấn về
những thông tin liên quan.
- Áp dụng có hiệu quả phương pháp dạy học tích hợp thì khi lên lớp giáo
viên sẽ đỡ vất vả vì khơng phải làm việc nhiều.
Trên đây là kết quả nghiên cứu và thực nghiệm bước đầu của đề tài sáng
kiến kinh nghiệm “Phương pháp dạy học tích hợp trong văn bản Ai đã đặt
tên cho dịng sơng? của Hồng Phủ Ngọc Tường” góp phần nâng cao chất
lượng giờ học Ngữ văn ở trường THPT. Rất mong nhận được ý kiến nhận xét,
đánh giá và đóng góp của Hội đồng khoa học nhà trường cũng như các đồng
nghiệp để đề tài từng bước hồn chỉnh và áp dụng có hiệu quả hơn nữa. Xin chân
thành cảm ơn!

20


2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
X. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lần đầu.
Số TT Tên tổ chức/cá nhân
1

Học sinh các lớp
khối 12

2

- Tổ Văn
- Tên giáo viên:
Nguyễn Thị Nhung
Nguyễn Thúy Hằng
Nguyễn Thị Thúy
Đỗ Thị Hạnh
Vũ Thị Như Hoa

….., ngày.....tháng......năm......
Thủ trưởng đơn vị

Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
Trường THPT Ngô Gia - Phạm vi: Môn Ngữ văn
Tự - Lập Thạch – Vĩnh 12, học kì I.

Phúc.
- Lĩnh vực áp dụng:
Trường THPT Ngô Gia Giảng dạy môn Ngữ văn
Tự - Lập Thạch – Vĩnh trong nhà trường THPT.
Phúc.
- Dạy học bài “Ai đã đặt
tên cho dịng sơng? của
Hồng Phủ Ngọc Tường.

….., ngày.....tháng......năm......
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ

Lập Thạch, ngày 20 tháng 02 năm 2020
Tác giả sáng kiến

Trần Thị Thúy Nguyệt

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2008), Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 (tập 1,
2) NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2008), Sách giáo viên Ngữ Văn 12 (tập 1,
2), NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Nguyễn Trọng Hoàn (2003), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác
phẩm văn chương, NXB Giáo dục, Hà Nội
4. Nguyễn Trí (2003), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học văn - tiếng
Việt, NXB Giáo dục.

5. Chương trình THPT, mơn Ngữ văn, năm 2002 của Bộ GD&ĐT.
6. Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
7. Phan Trọng Luận (Chủ biên) (2010), Dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng
môn Ngữ văn 12, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
8. Sách giáo khoa Lịch Sử 12.
9. Sách giáo khoa Địa Lí 12.
10. Sách giáo khoa GDCD 12.
11. Tài liệu tìm kiếm trên mạng internet.

22


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NXB
THPT
HS
GV
SGK
SGV
GDCD
TK

Nhà xuất bản
Trung học phổ thông
Học sinh
Giáo viên
Sách giáo khoa
Sách giáo viên
Giáo dục công dân
Thế kỉ


23



×