Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Áp dụng pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại tỉnh tiền giang (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (897.76 KB, 56 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NGUYỄN THỊ TÚ

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG
KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NGUYỄN THỊ TÚ

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG
KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI TỈNH TIỀN GIANG

Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ VŨ NAM

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021




LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Nguyễn Thị Tú xin cam đoan:
Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực
tiếp của thầy PGS.TS. Lê Vũ Nam. Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được
trích dẫn rõ ràng, và trung thực, tên tác giả, tên cơng trình, thời gian, địa điểm cơng
bố. Mọi vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tú


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

STT

Diễn giải

01

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

02

GCNQSDĐ


Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

03

GPMB

Giải phóng mặt bằng

04

KT

Kinh tế

05

LĐĐ

Luật Đất đai

06

MTTQVN

Mặt trận tổ quốc Việt Nam

07

NN


Nông nghiệp

08

SDĐ

Sử dụng đất

09

TLSX

Tư liệu sản xuất

10

THĐ

Thu hồi đất

11

UBND

Ủy ban nhân dân

12

XH


Xã hội


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ...................................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 5
3.1. Mục đích nghiên cứu................................................................................................. 5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 5
4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 5
4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn................................................................ 7
7. Kết cấu của luận văn .................................................................................................. 7
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG
NGHIỆP .......................................................................................................................... 8
1.1. Khái quát về thu hồi đất nông nghiệp ................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm thu hồi đất nông nghiệp ........................................................................ 8
1.1.2. Đặc điểm bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp .............................. 10
1.1.3. Các trường hợp thu hồi đất nông nghiệp.............................................................. 12
1.2. Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ..................... 14



1.2.1. Nguyên tắc bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ................. 14
1.2.2. Điều kiện bồi thường về đất và các thiệt hại khác khi nhà nước thu hồi đất nông
nghiệp ............................................................................................................................. 15
1.2.3. Thẩm quyền thu hồi đất nơng nghiệp................................................................... 16
1.2.4. Trình tự, thủ tục thu hồi đất nơng nghiệp vì mục đích quốc phịng, an ninh; phát
triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng: ..................................................... 18
1.2.5. Xác định giá trị bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp .................... 21
1.2.6. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp không được bồi thường ............ 24
CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG KHI NHÀ
NƯỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH TIỀN GIANG ..................... 27
2.1. Tình hình áp dụng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông
nghiệp tại tỉnh Tiền Giang........................................................................................... 27
2.1.1. Tổng quan tình hình áp dụng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp. ................................................................................................................... 27
2.1.2. Đánh giá thuận lợi, khó khăn và bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi
thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại tỉnh Tiền Giang ............................... 32
2.1.2.1. Thuận lợi ........................................................................................................... 32
2.1.2.2. Khó khăn, bất cập.............................................................................................. 33
2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông
nghiệp tại tỉnh Tiền Giang........................................................................................... 35
2.2.1. Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất Nông
nghiệp ............................................................................................................................. 35
2.2.2. Kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi
đất nông nghiệp tại tỉnh Tiền Giang .............................................................................. 38
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước Việt Nam chúng ta đang trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đưa đất nước ngày càng đi lên, ngày càng phát triển hơn trong mắt bạn bè quốc tế.
Song song với q trình đó, để phục vụ cho q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa,
lợi ích quốc gia, lợi ích kinh tế là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm thì việc
thu hồi đất để phục vụ cho mục đích phát triển cơng nghiệp, thương mại, dịch vụ là
tất yếu và người chịu ảnh hưởng trực tiếp và nhiều nhất đó chính là những người nơng
dân sở hữu mảnh đất nông nghiệp bị thu hồi. Người nông dân sẽ đối mặt với nhiều
khó khăn như thất nghiệp, nghèo đói cùng nhiều hệ lụy khác như tệ nạn xã hội, làm
mất ổn định và gây rối loạn đến đời sống của người dân.
Tiền Giang là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long với điều kiện tự nhiên
rất thuận lợi, để phát triển mạnh kinh tế- xã hội tỉnh đã chủ trương đa dạng hố các
loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống góp phần giải quyết việc làm chuyển
dịch cơ cấu kinh tế. Sự phát triển của Tiền Giang trên các mặt: kinh tế, văn hóa, xã
hội có tác động to lớn đến sự phát triển chung của Đồng bằng sông Cửu Long. Để
thực hiện được những mục tiêu đặt ra, Tiền Giang cần diện tích khơng nhỏ để có thể
xây dựng các cơng trình, phục vụ các dự án phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao cơ
sở hạ tầng, làm tiền đề góp phần tăng trưởng GDP hàng năm. Với một lượng không
nhỏ các dự án trong tương lai đã đặt ra cho Tiền Giang vấn đề lớn trong công tác bồi
thường, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Việc thu hồi
đất và bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến
sự phát triển của tỉnh và tác động lớn đến đời sống của hàng nghìn hộ gia đình. Chính
vì vậy, Đảng ủy và UBND tỉnh Tiền Giang cần có sự chuẩn bị đồng bộ về cơ chế,
chính sách hợp lý, xây dựng được phương án bồi thường thích hợp nhằm giải quyết
thấu đáo, tránh vướng mắc, gây khiếu kiện các vấn đề liên quan đến bồi thường khi
Nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp, hạn chế tình trạng mất ổn định về an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội.



2

Thực trạng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cho thấy nhiều Khu công nghiệp, cụm
công nghiệp, các dự án phát triển kinh tế đã hình thành và đang hoạt động rất có hiệu
quả. Theo định hướng phát triển kinh tế xã hội thì tỉnh Tiền Giang đang phát triển về
phía Đông Bắc, để đáp ứng cho nhu cầu xây dựng các cơng trình, dự án nêu trên thì
đất đai là nền tảng và trụ cột hết sức quan trọng, nguồn tư liệu không thể thiếu, là cơ
sở hạ tầng để triển khai xây dựng và phát triển đối với các dự án. Cùng với việc phát
triển cơ sở hạ tầng, đầu tư xây dựng cơ bản với các thành quả mang lại vẫn tồn tại
khơng ít những vấn đề khó khăn phát sinh cần có sự giải quyết đồng bộ, trong đó phải
nói đến hậu quả mang lại từ việc thu hồi đất và bồi thường về đất cho người có đất bị
thu hồi để thực hiện các dự án đang xảy ra nhiều khó khăn bất cập.
Để giải quyết bài tốn sau thu hồi đất nơng nghiệp đó thì việc cấp thiết nhất
và đặt lên hàng đầu đó là ban hành chính sách pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp,
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đến khâu giải quyết các khiếu nại có liên quan, bàn
giao mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ triển khai thi cơng, sớm hồn thành cơng trình
đưa vào sử dụng.
Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, quy định, ban hành nhiều loại
văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến đất đai, về vấn đề bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư trong việc thu hồi đất, giải quyết các vấn đề liên quan. Các cơ quan có
thẩm quyền, các ngành chức năng đã có nhiều cố gắng trong việc tìm hiểu, nghiên
cứu, tìm ra nhiều giải pháp hữu hiệu nhất để tập trung thực hiện, nhưng thực tế vẫn
còn những tồn tại, hạn chế nhất định; thậm chí có một số vụ, việc phát sinh trong
cơng tác khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư kéo dài, gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết, xử lý cho
dứt điểm. Bởi lẽ, đất đai là sở hữu của toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý,
nhưng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất đối với bất kỳ người dân nào là một tài
sản rất lớn..

Về mặt tài sản, người có đất nông nghiệp bị thu hồi sẽ mất đi quyền sử dụng
đất, chịu sự thiệt hại về các kết quả đầu tư đã bỏ công sức xây dựng nên như công


3

trình hạ tầng, cây cối..., thiệt hại do khơng được hưởng khai thác hoa lợi, lợi tức phát
sinh từ đất. Đất nơng nghiệp với vai trị tư liệu sản xuất chính trong nơng nghiệp,
những thiệt hại về cây cối, hoa lợi, nông sản, lợi tức trong tương lai lại vô cùng lớn.
Kéo theo đó có thể là những bất ổn về an ninh lương thực của quốc gia.
Thực tế công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư vẫn cịn nhiều
khó khăn, bất cập. Một trong những vấn đề quan trọng, được quan tâm đó là công tác
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Hiện nay, cơng tác này cịn nhiều tồn tại, hạn chế
như: chính sách bồi thường khơng thỏa đáng với nguyện vọng của người dân, đơn giá
bồi thường thấp, không sát với thời giá thực tế…
Từ những tồn tại và nguyên nhân trên, nên tôi chọn đề tài: “Áp dụng pháp luật
về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại tỉnh Tiền Giang” để làm
luận văn tốt nghiệp ngành luật học của mình nhằm góp phần hồn thiện các quy định
của pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện là việc có tính cấp thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong nhiều chuyên đề nghiên cứu, trên các tạp chí, các báo cáo, bài viết, báo
viết, báo điện tử đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến các nội dung xoay quanh vấn
đề này như nghiên cứu “Hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư ở Việt Nam”, PGS. TS. Phan Trung Hiền, Tạp chí khoa học trường Đại học
Cần Thơ, 2016. Bài viết này tổng quan về bồi thường và giải phóng mặt bằng theo
hướng phân tích những điểm mới của Luật đất đai năm 2013 đồng thời chỉ ra những
điểm bất cập cần phải được sửa đổi, hướng dẫn1. Qua đó, bài viết tìm ngun nhân
dẫn đến bất cập và định ra những vấn đề cần hoàn thiện trong thời gian tới. Ngoài ra,
cuốn sách “Pháp luật về định giá đất trong bồi thường, giải phóng mặt bằng ở Việt


1

PGS. TS. Phan Trung Hiền, Hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở

Việt Nam xem tại: (Ngày đăng tải: 24/11/2016),
(Ngày truy cập: 01/11/2020)


4

Nam”, PGS.TS Doãn Hồng Nhung (chủ biên), NXB. Tư pháp 2013 thể hiện đúng
thực trạng hiện nay. Nội dung xuất phát từ sự chênh lệch giữa bảng giá đất do Nhà
nước quy định và giá đất thực tế, đang có thực trạng là người dân không khai thật giá
trị mua bán, chuyển nhượng đất thông qua hợp đồng để tránh thuế. Điều này dẫn đến
hệ quả là các giao dịch đất đai không trung thực, không đủ tin cậy để làm cơ sở, số
liệu thông tin giao dịch về đất trên địa bàn. Và nếu Nhà nước lấy chính giá đó bồi
thường cho người dân thì khơng nhận được sự hợp tác của người dân, thời gian thực
hiện bồi thường giải phóng mặt bằng kéo dài… Ngược lại, việc kê khai giá chuyển
nhượng có thể tăng lên gấp nhiều lần giá trị thật nếu người dân dùng hợp đồng mua
bán, chuyển nhượng để thế chấp ngân hàng. Điều đó rất nguy hiểm cho thị trường tài
chính2.
Luận văn nghiên cứu và kế thừa các thành quả của các nhà nghiên cứu trước,
nhưng có sự tập trung về pháp luật bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
một cách chuyên sâu hơn qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Tiền Giang.
Nhìn chung, các cơng trình này đã đi sâu nghiên cứu nhiều khía cạnh của vấn
đề áp dụng pháp luật khi Nhà nước thu hồi đất hoặc tập trung nghiên cứu về thực
trạng pháp luật về thực hiện bồi thường, hỗ trợ ở một số địa phương nhất định. Luận
văn đi sâu tìm hiểu một cách hệ thống, tồn diện và tập trung về áp dụng pháp luật
về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp nói chung và trên địa huyện tỉnh
Tiền Giang nói riêng như hiện nay.


2

Doãn Hồng Nhung (chủ biên) (2013), Pháp luật về định giá đất trong bồi thường, giải phóng mặt

bằng ở Việt Nam, NXB. Tư pháp.


5

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thường
khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở tỉnh Tiền Giang nhằm chỉ ra những thành
tựu, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại. Trên cơ sở đó, đề
xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật, nhằm đáp ứng có hiệu quả các yêu cầu do
thực tiễn cuộc sống đặt ra, trong quá trình thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất nông nghiệp.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đã nêu ở trên, tác giả xác định, nhiệm vụ
nghiên cứu của đề tài là:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến áp dụng pháp luật khi Nhà nước
thu hồi đất nông nghiệp và bồi thường về đất nơng nghiệp.
- Phân tích khái niệm, đặc điểm của thu hồi đất nơng nghiệp; phân tích khái
niệm, đặc điểm và cơ sở lý luận của việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông
nghiệp địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản đối với việc áp dụng pháp luật khi Nhà
nước thu hồi đất và bồi thường về đất từ thực tiễn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là các văn bản pháp luật và chính sách của Nhà nước
của tỉnh Tiền Giang áp dụng pháp luật về bồi thường khi khi nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp trong những năm gần đây.
- Đề tài nghiên cứu đánh giá thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà
nước thu hồi đất nông nghiệp qua thực tiễn thi hành trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.


6

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp là một vấn đề có nội
dung vơ cùng phức tạp. Trong khn khổ có hạn, luận văn khơng tìm hiểu tồn diện
và giải quyết thấu đáo các yêu cầu của vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp ở Việt Nam mà giới hạn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và
thực tiễn của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thông
qua việc tìm hiểu, đánh giá việc áp dụng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu
hồi đất nông nghiệp tại tỉnh Tiền Giang. Hơn nữa, Luận văn đi sâu tập trung nghiên
cứu, việc hỗ trợ, bồi thường thu hồi đất nơng nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân, chủ
thể sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật,
nhất là thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật tại tỉnh Tiền Giang.
Song song đó, căn cứ vào những văn bản pháp luật được áp dụng ở địa phương
về công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để hoàn thành luận văn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp: áp dụng trong việc tổng hợp các số liệu trong các
quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan đến vấn đề bồi thường,
giải phóng mặt bằng như diện tích đất cần thu hồi phục vụ dự án; Số tiền bồi thường
về đất, về tài sản; thông qua việc tổng hợp các số liệu, con số chúng ta dễ dàng hiểu
và tiếp cận luận văn hơn.
Phương pháp bình luận: đưa ra ý kiến, quan điểm của mình về các quy định
của pháp luật liên quan đến bồi thường. Đó là quan điểm về giá đất; Thời hạn thơng

báo thu hồi đất; các chính sách hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất…
Phương pháp thu thập tài liệu: thu thập các tài liệu, số liệu tại các sở, ngành
trong UBND tỉnh như: Sở Tài nguyên và Mơi trường, ban quản lý dự án, Ban giải
phóng mặt bằng…Các tài liệu, số liệu điều tra, thu thập phải phản ánh đúng q trình
thực hiện các chính sách đền bồi thường thu hồi đất nơng nghiệp và có độ chính xác
qua một số dự án đã được thực hiện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong thời gian gần
đây.


7

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Qua thực tiễn quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang tại một số dự án cụ thể, nghiên cứu đề tài sẽ cho thấy rõ hơn sự phù hợp, không
phù hợp của pháp luật và thực tiễn cuộc sống. Kết quả này có thể được sử dụng làm
tài liệu tham khảo đối với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về luật học cũng như có
giá trị tham khảo cho các cơ quan xây dựng và thực thi pháp luật về bồi thường khi
Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở tỉnh Tiền Giang nói riêng và cả nước nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn được bố cục gồm 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về thu hồi đất nông nghiệp và pháp luật về
bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi
đất nông nghiệp tại tỉnh Tiền Giang.


8

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC
THU HỒI ĐẤT NƠNG NGHIỆP
1.1. Khái qt về thu hồi đất nơng nghiệp
1.1.1. Khái niệm thu hồi đất nông nghiệp
Để đưa ra được khái niệm về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
ta cần làm rõ một số thuật ngữ như: bồi thường, nhà nước thu hồi đất,…
* Bồi thường:
Thuật ngữ “bồi thường” trong pháp luật đất đai ở Việt Nam đã được ghi nhận
trong các văn bản pháp luật về đất đai, kể từ trước khi có Luật Đất đai năm 1987. Sau
khi Luật Đất đai năm 1987 ra đời, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban
hành Quyết định số 186/HĐBT ngày 31/5/1990 quy định “Về đền bù thiệt hại đất
nơng nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang sử dụng vào mục đích khác”, thuật ngữ
“bồi thường” được thay thế bằng thuật ngữ “đền bù thiệt hại”. Mặc dù pháp luật
không đưa ra sự giải thích về vấn đề này, song có thể hiểu “đền bù thiệt hại” khi Nhà
nước thu hồi đất là việc đền bù lại những thiệt hại do việc thu hồi đất gây ra, trả lại
tương xứng với giá trị quyền sử dụng đất và công lao mà người sử dụng đất đã đầu
tư vào đất trong quá trình sử dụng.
Thuật ngữ này tiếp tục được sử dụng trong Luật Đất đai năm 1993, Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998 và các Nghị định hướng dẫn thi
hành.
Tuy nhiên, việc “đền bù thiệt hại” khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện chỉ
đơn giản là việc Nhà nước đền bù thiệt hại do hành vi thu hồi đất gây ra cho người sử
dụng đất mà khơng đi kèm sau đó việc thực hiện các chính sách hỗ trợ, tái định cư.
Hơn nữa, với thuật ngữ “đền bù thiệt hại” khi Nhà nước thu hồi đất, cho người ta nghĩ
ngay đến việc phải được đền bù 100% giá trị của mảnh đất bị thu hồi (trả lại đầy đủ,


9


tương xứng với sự mất mát hoặc vất vả), trong khi giá trị ban đầu của đất đai không
do con người tạo ra mà họ chỉ tạo ra giá trị tăng thêm của đất đai (do người sử dụng
đất đầu tư vào đất). Còn thuật ngữ “bồi thường” lại cho thấy rằng, Nhà nước chỉ bồi
thường những giá trị, thiệt hại hợp lý về đất và tài sản trên đất cho người có đất bị thu
hồi, kèm theo đó có thể là cơ chế hỗ trợ để giúp người sử dụng đất nhanh chóng vượt
qua những khó khăn khi bị thu hồi đất.
Khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2001 được Quốc
hội ban hành, thuật ngữ “bồi thường” được sử dụng trở lại bởi sự hợp lý của nó và
tiếp tục xuất hiện trong Luật Đất đai năm 2003; Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày
03/12/2004 của Chính phủ quy định “Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất" cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành khác.
Tại khoản 6, Điều 4 Luật Đất đai năm 2003 quy định: "Bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích
đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất" Tuy nhiên, quy định này chưa thật sự chặt chẽ
và chưa thể hiện được trọn vẹn những giá trị thiệt hại mà Nhà nước sẽ bồi thường khi
thu hồi đất, đó khơng chỉ là giá trị quyền sử dụng đất mà cịn phải tính đến giá trị thiệt
hại về tài sản có trên đất, ngồi ra phải tính đến những thiệt hại vơ hình khác, mà Nhà
nước phải sử dụng thêm cơ chế hỗ trợ mới đền bù được một cách trọn vẹn những thiệt
hại do thu hồi đất gây ra. Vì vậy trong Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội thông
qua ngày 29/11/2013, Khoản 12, Điều 3 về giải thích từ ngữ đã quy định rõ: “Bồi
thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất
thu hồi cho người sử dụng đất”. Còn vấn đề hỗ trợ và bồi thường thiệt hại về tài sản
được quy định tại mục 2, mục 3 chương VI của Luật Đất đai năm 2013.
* Nhà nước thu hồi đất:
Theo Khoản 11, Điều 3 về giải thích từ ngữ trong Luật Đất đai năm 2013 được
Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013 quy định:


10


“Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất
của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng
đất vi phạm pháp luật về đất đai3.”
Như vậy, khi Nhà nước thu hồi đất, Nhà nước có nghĩa vụ bồi thường cho
người sử dụng đất hợp pháp bị thu hồi đất những giá trị, thiệt hại hợp lý về đất và tài
sản trên đất, việc bồi thường được thực hiện theo những quy định của pháp luật đất
đai.
* Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất:
Từ những phân tích trên, có thể hiểu một cách đầy đủ về bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất như sau: Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước hoặc
tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích quốc
phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế phải bồi thường
những tổn hại về đất và tài sản gắn liền với đất do hành vi thu hồi đất gây ra, cho
người sử dụng đất tuân theo những quy định của pháp luật đất đai.
* Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp:
Từ khái niệm chung trên, có thể đưa ra khái niệm về bồi thường khi Nhà nước
thu hồi đất nông nghiệp như sau: “Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
là việc Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nơng
nghiệp để sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng
cộng, phát triển kinh tế, phải bồi thường những tổn hại về đất và tài sản gắn liền với
đất do hành vi thu hồi đất nông nghiệp gây ra, cho người sử dụng đất tuân theo những
quy định của pháp luật đất đai”.
1.1.2. Đặc điểm bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp

3

Khoản 1 Điều 3 Luật số 45/2013/QH13


11


Thứ nhất, cơ sở làm phát sinh việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nơng
nghiệp, đó là việc Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích quốc
phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng hay vì mục tiêu phát triển kinh tế.
Có thể nói, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp là hậu quả pháp lý trực
tiếp do việc thu hồi đất nông nghiệp gây ra, bên cạnh đó, việc bồi thường đối với đất
nơng nghiệp chỉ được thực hiện khi thu hồi đất này để sử dụng vào mục đích chung
của xã hội.
Thứ hai, về đối tượng được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp:
về ngun tắc chỉ những người có quyền sử dụng đất nơng nghiệp hợp pháp, tức là
phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc có các giấy tờ mang tính hợp lệ về
quyền sử dụng đất hoặc có đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất nơng nghiệp thì mới được bồi thường.
Thứ ba, về phạm vi bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp, hộ gia
đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp không những được bồi thường các thiệt hại
vật chất về đất và tài sản mà còn được Nhà nước xem xét, giải quyết các vấn đề mang
tính xã hội như được hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất, chuyển đổi việc làm
thông qua đào tạo nghề mới,... Đối với người nơng dân, thì đất nông nghiệp không
chỉ đơn thuần là vấn đề giá trị vật chất mà nó cịn là nguồn lực để họ duy trì sự sống
và tài sản này có giá trị trường tồn theo thời gian.
Chính vì vậy, khi thu hồi đất nông nghiệp, Nhà nước không chỉ chú trọng tới
việc bồi thường về đất, mà cần chú trọng những tổn thất về mặt tinh thần cho người
bị thu hồi đất như sự xáo trộn nơi ăn chốn ở, phong tục tập quán; mất tư liệu sản xuất
và hơn thế nữa là mất đi tình cảm gắn bó với mảnh đất - nơi bản thân họ làm ăn sinh
sống, mất nghề nghiệp để sinh sống từ bao đời. Việc bồi thường của Nhà nước được
thực hiện một cách trọn vẹn sẽ giúp người dân nhanh chóng ổn định đời sống và sản
xuất. Điều này thể hiện tính nhân đạo, ưu việt của Nhà nước Việt Nam và đây cũng
là sự khác biệt rõ nét trong chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông
nghiệp so với bồi thường đối với các loại đất khác.



12

1.1.3. Các trường hợp thu hồi đất nông nghiệp
Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp trong các trường hợp: Thu hồi đất vì mục
đích quốc phịng, an ninh; thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia,
cơng cộng.
Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phịng, an ninh4 trong các trường hợp
sau đây:
- Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;
- Xây dựng căn cứ qn sự;
- Xây dựng cơng trình phịng thủ quốc gia, trận địa và cơng trình đặc biệt về
quốc phòng, an ninh;
- Xây dựng ga, cảng quân sự;
- Xây dựng cơng trình cơng nghiệp, khoa học và cơng nghệ, văn hóa, thể thao
phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;
- Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;
- Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;
- Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của
lực lượng vũ trang nhân dân;
- Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;
- Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an
quản lý.

4

Điều 61 Luật số 45/2013/QH13


13


Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng
cộng5 trong các trường hợp sau đây:
- Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương
đầu tư mà phải thu hồi đất;
- Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư
mà phải thu hồi đất, bao gồm:
+ Dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu
kinh tế; khu đô thị mới, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA);
+ Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
- xã hội ở trung ương; trụ sở của tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại giao; cơng
trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng
trường, tượng đài, bia tưởng niệm, cơng trình sự nghiệp cơng cấp quốc gia;
+ Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia gồm giao thơng, thủy
lợi, cấp nước, thốt nước, điện lực, thông tin liên lạc; hệ thống dẫn, chứa xăng dầu,
khí đốt; kho dự trữ quốc gia; cơng trình thu gom, xử lý chất thải;
- Thực hiện các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu
hồi đất bao gồm:
+ Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
- xã hội; cơng trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng,
công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp cơng cấp
địa phương;

5

Điều 61 Luật số 45/2013/QH13


14


+ Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương gồm giao thông,
thủy lợi, cấp nước, thốt nước, điện lực, thơng tin liên lạc, chiếu sáng đơ thị; cơng
trình thu gom, xử lý chất thải;
+ Dự án xây dựng cơng trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư;
dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở cơng vụ; xây dựng cơng
trình của cơ sở tơn giáo; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ công cộng;
chợ; nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
+ Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô
thị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp; khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm
sản, thủy sản, hải sản tập trung; dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;
+ Dự án khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, trừ
trường hợp khai thác khống sản làm vật liệu xây dựng thơng thường, than bùn,
khống sản tại các khu vực có khống sản phân tán, nhỏ lẻ và khai thác tận thu khoáng
sản.
1.2. Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
1.2.1. Nguyên tắc bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp cần tuân thủ các nguyên tắc bồi thường
về đất như sau: Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được
bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật Đất đai năm 2013 thì được bồi thường. Việc
bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất
thu hồi, nếu khơng có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất
cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết
định thu hồi đất. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ,
khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật6.

6

Điều 74 Luật số 45/2013/QH13



15

1.2.2. Điều kiện bồi thường về đất và các thiệt hại khác khi nhà nước thu
hồi đất nông nghiệp
Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phịng, an ninh; phát triển kinh tế
- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng các đối tượng đáp ứng các điều kiện sau đây
thì được bồi thường về đất: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất khơng phải là đất
thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây
gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định
của LĐĐ năm 2013 mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77
của LĐĐ năm 2013. Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất
mà khơng phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ
điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của LĐĐ năm 2013 mà chưa được cấp.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng
đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận chuyển nhượng
quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công
nghệ cao, khu kinh tế, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy
định của LĐĐ năm 2013 mà chưa được cấp. Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu
tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận
thừa kế quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng
đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng đã trả khơng có nguồn gốc từ ngân sách nhà
nước, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của LĐĐ
năm 2013 mà chưa được cấp. Tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại giao được Nhà
nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng

nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của LĐĐ năm 2013 mà chưa


16

được cấp. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngồi, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện
dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê; cho thuê đất trả tiền
thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất theo quy định của LĐĐ năm 2013 mà chưa được cấp7.
Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nơng nghiệp, có xây
dựng nhà trước thời gian công bố quy hoạch xây dựng phải di chuyển chỗ ở mà khơng
cịn nơi ở nào khác trên địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi, có hộ khẩu
tại nơi có đất bị thu hồi thì được hỗ trợ tái định cư.
Ngồi ra, đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp các cá nhân trực tiếp sản
xuất đất nông nghiệp được hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm khi có đủ các điều
kiện sau đây: có nhu cầu đào tạo nghề, giải quyết việc làm; và trong độ tuổi lao động.
Người lao động bị thu hồi đất được hưởng chính sách hỗ trợ trong thời hạn 5 năm kể
từ ngày có Quyết định thu hồi đất.
1.2.3. Thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp: thu hồi
đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngồi, tổ chức
nước ngồi có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, trừ
trường hợp thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện; thu hồi đất nơng nghiệp thuộc quỹ
đất cơng ích của xã, phường, thị trấn.
Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp: thu
hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.


7

Điều 75 Luật số 45/2013/QH13


17

Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng thuộc thẩm quyền cấp
huyện và cấp tỉnh thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền
cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất8.

8

Điều 66 Luật số 45/2013/QH13


18

1.2.4. Trình tự, thủ tục thu hồi đất nơng nghiệp vì mục đích quốc phịng, an
ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng:
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm
đếm được quy định như sau:
+ Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi
đất.
+ Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến
đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thơng báo trên phương tiện thông tin
đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của
khu dân cư nơi có đất thu hồi;
+ Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ
bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra,

khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;
+ Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện
tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư;
+ Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp
với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo
sát, đo đạc, kiểm đếm thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt
bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.
+ Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử
dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt
bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt
buộc. Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc.
Trường hợp người có đất thu hồi khơng chấp hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp


19

huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ
chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 70 của Luật Đất đai năm 2013.
- Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như
sau:
+ Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập
phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã
nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo
hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời
niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân
dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.
+ Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại

diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã,
đại diện những người có đất thu hồi.
+ Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng
hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến
không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại đối với
trường hợp cịn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
hồn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền;
+ Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.
- Việc quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau:
+ Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 66 của Luật Đất đai
năm 2013 quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư trong cùng một ngày;


×