Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ thơ vũ quần phương trong vết thời gian luận văn thạc sỹ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.61 KB, 104 trang )

1

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

Trần thị mai

đặc điểm ngôn ngữ thơ vũ quần phơng
trong vết thời gian
CHUYÊN NGàNH: NGÔN NGữ HọC
MÃ số: 60.22.01

LUậN VĂN THạC Sĩ NGữ VĂN
Ngời hớng dẫn khoa học:
Pgs. ts. Hoàng trọng canh

Vinh - 2011


2

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nghiên cứu ngơn ngữ nghệ thuật nói chung, ngơn ngữ thơ nói riêng là
một trong những hướng nghiên cứu cần thiết của việc nghiên cứu ngôn ngữ với
tư cách là phương tiện của nghệ thuật. Trong lịch sử nghiên cứu văn học nói
chung, nghiên cứu thơ ca nói riêng, ngơn ngữ thơ đã được nhiều tác giả quan tâm
nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau như góc nhìn văn hố, góc nhìn phân tâm
học… Mặc dù những xu hướng này có những ưu thế riêng mà các hướng tiếp
cận khác khơng có được, nhưng nghiên cứu ngôn ngữ thơ theo hướng này dễ rơi
vào cách cảm nhận mang màu sắc chủ quan, cảm tính. Trong những năm gần


đây, ngơn ngữ thơ đã được nhiều tác giả nghiên cứu dưới góc nhìn ngơn ngữ để
xem xét các quan hệ nội tại và ngoại tại của chất liệu tác phẩm; khai thác tính
nghệ thuật của ngơn ngữ thơ và cơ chế hình thành thuộc tính đó. Hầu hết các tác
giả đều khẳng định ý nghĩa và hiệu quả thẩm mỹ của ngôn ngữ thơ nói riêng,
ngơn ngữ nghệ thuật nói chung phụ thuộc rất lớn vào sự nhận thức đối tượng
phản ánh của chủ thể phát ngơn. Điều đó cho thấy, việc nghiên cứu ngơn ngữ thơ
dưới góc nhìn ngơn ngữ là hướng nghiên cứu quan trọng giúp người đọc nhận ra
phong cách nghệ thuật của tác giả và những đóng góp của họ qua từng giai đoạn
văn học. Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ thơ Vũ Quần Phương là một trong
những đề tài nằm trong hướng đi cần thiết đó.
1.2. Trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại, Vũ Quần Phương là một trong
những nhà thơ có vị trí quan trọng. Với Vũ Quần Phương, thơ là kinh nghiệm
sống, được thu nhận từ cảm xúc và cũng được gửi đi bằng cảm xúc. Chính vì thế


3

trong 40 năm qua ông đã thu nhận và gửi đi những cảm xúc của mình qua từng
trang thơ, tạo nên những ấn tượng khó qn trong lịng độc giả. Giữa giai đoạn
các nhà thơ Việt Nam đang hướng vào cách tân thơ một cách mạnh mẽ cả về nội
dung cũng như hình thức, Vũ Quần Phương vẫn trầm lặng tìm cho mình một lối
đi riêng, đem đến cho thơ Việt đương đại những vần thơ giản dị, sâu sắc, đầy
cảm xúc và suy tư. Tuy nhiên, bên trong sự giản dị, thơ Vũ Quần Phương vẫn là
một tiếng thơ mới mẻ và độc đáo cả về nội dung và hình thức, đặc biệt là hình
thức.
1.3. Cho đến nay, vị trí của Vũ Quần Phương trong nền thơ Việt Nam
đương đại đã được khẳng định. Thơ Vũ Quần Phương nói chung, tập thơ Vết
thời gian nói riêng đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Đã có nhiều bài
viết về tác giả Vũ Quần Phương và các tác phẩm của ơng đăng trên các tuần báo
văn nghệ, tạp chí văn học và một số bài viết trong giáo trình, sách tham khảo...,

song hầu hết những bài viết đó mới đi vào một vài khía cạnh chung về phương
diện nội dung. Phương diện hình thức, trong đó có đặc điểm ngôn ngữ thơ của
Vũ Quần Phương vẫn là vấn đề chưa được quan tâm đúng mức.
Đó chính là những lí do cơ bản để chúng tơi mạnh dạn tìm hiểu đề tài:
Đặc điểm ngôn ngữ thơ Vũ Quần Phương trong tập "
Vết thời gian"
.
2. Lịch sử vấn đề
Vũ Quần Phương là một nghệ sĩ đa tài. Trước khi trở thành nhà thơ, ông là
một bác sỹ, thuộc lớp nhà thơ xuất hiện thời chống Mỹ, Vũ Quần Phương đến
với thơ từ rất sớm. Năm 1965, chàng sinh viên đại học Y khoa Hà Nội Vũ Ngọc
Chúc xuất hiện trong làng thơ Việt Nam với bút danh Vũ Quần Phương qua tập


4

thơ "Sức mới". Ngay trong tập thơ đầu tiên, Vũ Quần Phương đã tạo cho mình
một giọng thơ riêng - giọng thơ trữ tình, sâu lắng, nặng suy tư:
Trong khói mẹ cời rơm thổi lửa
Chim gù trên tổ, bếp cơm reo
Em nhỏ học bài trên ngưỡng cửa
Khói bay ra mờ mịt ao bèo.
Cho đến nay, Vũ Quần Phương đã có trên 40 năm gắn bó với thơ, suốt thời
gian ấy, Vũ Quần Phương đã gắng sức không mệt mỏi cho lao động thi ca. Ơng
ln sáng tác với cả bầu nhiệt huyết, với ý thức vượt lên chính mình để có những
sáng tạo làm rung động lịng người. Và chính sự chân thực xuất phát từ đáy tâm
hồn của nhà thơ đã đưa tác phẩm của ông đọng lại trong lòng người đọc, được
bạn bè và nhiều nhà nghiên cứu ghi nhận.
Nhận định về thơ Vũ Quần Phương nói chung, trong bài viết “Lòng Vũ
Quần Phương run khi xuống câu”, tác giả Lê Thiếu Nhơn khẳng định: “Cái tài

của Vũ Quần Phương là có thể dùng những chi tiết rất cũ, hình ảnh rất cũ để tạo
nên câu thơ mới. Do vậy không cần biết tên riêng từng bài thơ, vẫn có thể hấp
thụ cảm xúc thơ ơng”; “Tập thơ Vũ Quần Phương theo hệ thống xuyên suốt tôi
nhận ra chỉ cần rời khỏi bốn bức tường vuông vắn nơi phố thị thì trái tim thi sỹ
của ơng lập tức đánh đu với thiên nhiên mà hình thành những câu thơ thật bay
bổng” [11.tr.2]. Cùng chung ý kiến với Lê Thiếu Nhơn, nhà phê bình Vũ Nho
cũng đã nhận xét: “Vũ Quần Phương ưa khám bề sâu, chiêm nghiệm bề dày,
hướng tới bề xa. Với anh hành trình là cần thiết, nhưng quan trọng hơn cả hành
trình là quãng dừng chân suy ngẫm”, “Nàng thơ của Vũ Quần Phương cứ như là
cơ gái chân q, có đổi mới thì cũng chỉ tới mức “áo cài khuy bấm” chứ chưa
phải các cô váy ngắn áo thun hay quần jin te tua, mắt xanh, môi đỏ. Cấu tứ, cách


5

cảm, cách phô diễn của Vũ Quần Phương nghiêng về thơ cổ điển. Nó khơng đẹp
vẻ đẹp chói lồ, kiêu sa, gây ấn tượng mạnh cuốn hút lập tức, mà đẹp một vẻ đẹp
dung dị khiêm nhường phải nhìn tinh mới thấy, mà đã thấy thì có thể qn”
[42,tr.36] .Và Minh Phương cũng có cái nhìn sắc sảo về thơ Vũ Quần Phương
qua bài viết đăng trên Báo Nhân dân số ra ngày mùng 7 tháng 7 năm 2000: “Các
hiện tượng ngỡ như vụn vặt, ngẫu nhiên của đời sống trong cách chiêm nghiệm
của anh nâng lên thành chân lý, thành phương châm xử thế. Thơ anh nhuần
nhuyễn trong giọng thơ giản dị và tứ thơ kiệm lời. Anh thường làm sáng rõ chủ
đề bằng cách diễn đạt ngắn gọn, có những phát hiện dễ dàng lại thật sâu sắc và
mới mẻ.”
Ngoài những đánh giá về thơ Vũ Quần Phương nói chung, nhiều tác giả
cũng đã tìm hiểu, nghiên cứu về đặc điểm thơ Vũ Quần Phương qua từng tập thơ
của ơng, trong đó, có tập Vết thời gian. Có thể nói, trong sự nghiệp sáng tác của
Vũ Quần Phương, tập Vết thời gian (1996) là tập thơ tiêu biểu nhất. Viết về tập
thơ này, tác giả Nguyễn Thị Lan nhận định: “Thơ Vũ Quần Phương là vậy: nhẹ

nhàng tinh tế đầy dư vị, dư vang. Thơ Vũ Quần Phương là thơ trữ tình tâm tư.
Như một khúc nhạc dịu êm, âm hưởng của những câu thơ anh gieo vào lòng ta
một nỗi buồn da diết, một nỗi buồn làm trong lại hồn người" [11, tr1].
Trong bài viết Ba bài thơ, ba phận đời nghệ sĩ trên trang web cand.com,
tác giả Tuấn Đạt đã có những nhận xét hết sức xác đáng về mảng thơ viết về các
nghệ sĩ lớn, đặc biệt là ba nhà thơ: Trần Huyền Trân, Xuân Diệu, Chế Lan Viên
trong tập Vết thời gian của Vũ Quần Phương. Tác giả khẳng định: "Thơ Vũ
Quần Phương ở mảng chân dung này có cái thấm thía ở hình ảnh, bùi ngùi ở
giọng điệu. Ba bài anh viết về Chế Lan Viên, về Xuân Diệu, về Trần Huyền Trân
mà tơi đang nhắc tới là ba bài có bút pháp linh hoạt, điệu thơ có thể làm ta nhớ


6

tới khí chất của những con người ấy, cũng như các thể loại thơ họ vẫn ưa dùng
khi còn trên dương thế" [11,tr.5].
Như vậy, nhìn một cách khái qt, có thể thấy rằng, có khá nhiều bài viết
nghiên cứu về thơ Vũ Quần Phương. Nhìn chung, các ý kiến đều khẳng định
chiều sâu ý nghĩa và sức nặng cảm xúc của thơ Vũ Quần Phương. Tuy nhiên,
phần lớn các bài viết này chủ yếu đi vào tìm hiểu những đặc sắc về chủ đề, tư
tưởng, nội dung và mới chỉ dừng lại ở mức độ phác hoạ một cách sơ lược chân
dung thơ Vũ Quần Phương. Ngôn ngữ thơ Vũ Quần Phương nói chung, ngơn
ngữ thơ Vũ Quần Phương trong tập Vết thời gian nói riêng vẫn cịn là một vấn đề
còn bỏ ngỏ, cần được quan tâm nghiên cứu.

3. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn này chúng tôi tập trung tìm hiểu tập thơ Vết thời gian của Vũ
Quần Phương trên các phương diện: đặc điểm từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật,
cách thức tổ chức và các phương tiện liên kết bài thơ như vần, nhịp,… Do yêu
cầu đối sánh để làm nổi bật những nét đặc sắc riêng của tập thơ nên chúng tôi sẽ

khảo sát một số phương diện trong các tập thơ khác của Vũ Quần Phương và các
tác giả khác cùng thời.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu ngơn ngữ thơ Vũ Quần Phương trong tập Vết thời gian, chúng
tơi hướng tới hai mục đích nêu bật được những nét đặc sắc của ngôn ngữ thơ
trong tập Vết thời gian để thấy được đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Vũ
Quần Phương.


7

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi đặt ra cho luận văn nhiệm vụ nhận diện, mơ
tả, đánh giá một cách có hệ thống những nét đặc sắc ngôn ngữ thơ Vũ Quần
Phương trong Vết thời gian trên các phương diện: từ ngữ, biện pháp tu từ, đặc
điểm thể thơ, vần, nhịp,…

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Tư liệu khảo sát gồm 65 bài thơ trong tập “ Vết thời gian”, Nxb Văn học,
H. 1996.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp thống kê ngôn ngữ học để tiến hành thống kê, phân loại và
xác lập tư liệu.
- Phương pháp phân tích, miêu tả và tổng hợp nhằm khái quát những nét
đặc trưng ngôn ngữ thơ Vũ Quần Phương.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu: so sánh ngôn ngữ thơ Vũ Quần

Phương với một số nhà thơ cùng thời để thấy những đặc điểm phong cách ngôn
ngữ riêng của nhà thơ.

6. Đóng góp của luận văn
Có thể nói, đây là lần đầu tiên tập thơ Vết thời gian của Vũ Quần Phương
được khảo sát và nghiên cứu một cách có hệ thống, tồn diện từ góc độ ngơn ngữ


8

học. Các tư liệu cùng với những nhận xét, đánh giá của luận văn giúp người đọc
nhận biết một cách đầy đủ về đặc điểm ngôn ngữ thơ Vũ Quần Phương trong
Vết thời gian.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung liên quan đến đề tài
Chương 2: Vần, nhịp và thể thơ trong Vết thời gian
Chương 3: Các lớp từ nổi bật và một số biện pháp tu từ đặc sắc trong
Vết thời gian


9

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Thơ và ngơn ngữ thơ
1.1.1. Định nghĩa thơ
Thơ là gì và nó ra đời từ khi nào vẫn là một câu hỏi thật khó trả lời. Từ
trước đến nay đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thơ, tuy nhiên, cho đến

nay, cách hiểu về thơ vẫn chưa được thống nhất.
Như chúng ta đã biết, thơ là một thể loại văn học thuộc phương thức biểu
hiện trữ tình, thơ gắn với cái tơi trữ tình nên có nhiều cung bậc, cảm xúc phong
phú đa dạng. Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận thức cuộc sống, bằng
khả năng gợi cảm sâu sắc, bằng sự rung động của ngôn từ giàu chất nhạc. Mỗi
tác giả khi nghiên cứu về thơ đều nhìn thơ bằng nhiều giác độ khác nhau. Đó
cũng là lý do tạo nên nhiều quan niệm, nhiều cách lý giải khác nhau, thậm chí
trái ngược nhau về bản chất của thơ ca. Tuy vậy, nhìn một cách tổng quát, cho
đến nay, vẫn tồn tại ba khuynh hướng thể hiện cách quan niệm khác nhau về thơ.
Khuynh hướng thứ nhất là thần thánh thơ ca, cho rằng thơ ca là những gì
thuộc về thần thánh, thiêng liêng, huyền bí. Platơn xem bản chất thơ ca thể hiện
trong linh cảm - những cảm giác linh thiêng nhất giữa thế giới cao xa của thần
thánh và thế giới con người, nhà thơ là người trung gian có năng lực cảm giác và
biểu hiện chúng. Hay “Văn xi thuộc phía con người, thơ ca thuộc phe thượng
đế” (Satre). Hàn Mặc Tử khẳng định:“Làm thơ tức là điên” [21, tr.91], Chế Lan


10

Viên cũng cho rằng: “Làm thơ là làm tâm sự phi thường, thi sĩ khơng phải là
người, nó là Người Mơ, Người Say, Người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là
Tinh, là u. Nó thốt tại. Nó xáo trộn dĩ vãng. Nó ơm trùm tương lai. Người ta
khơng hiểu được nó, vì nó nói tới những cái vơ nghĩa, tuy rằng có những cái vơ
nghĩa hợp lý” [21, tr.91]. Nhóm Xuân Thu Nhã Tập quan niệm “Thơ là cái
huyền ảo, tinh khiết, thâm thuý, cao siêu”.
Khuynh hướng thứ hai là hình thức hóa thơ ca, coi bản chất thơ thuộc về
những nhân tố hình thức. So với các loại hình văn học và nghệ thuật khác, thơ tự
bộc lộ mình bằng chính ngơn ngữ của đời sống một cách trực tiếp, khơng có sự
hỗ trợ nào khác của sự kiện cốt truyện, tình huống... từ tiếng nói quen thuộc của
đời sống, ngôn ngữ thơ ca đã tạo thêm cho mình năng lực kỳ diệu. Ngơn ngữ thơ

ca được một số nhà nghiên cứu đẩy lên bình diện thứ nhất, xem bản chất thơ ca
thuộc về nhân tố hình thức, đánh giá cao tính chất sáng tạo trong thơ là sự sáng
tạo ngôn ngữ hoặc tổ chức kết cấu hơn là nhân tố nội dung. Trong cuốn “Văn
tâm điêu long” của Lưu Văn Hiệp ra đời cách đây 1500 năm, đã chỉ ra 3 phương
diện cấu thành tác phẩm thơ là Hình văn (sự vật), Thanh văn (Nhạc điệu) và
Tình văn (cảm xúc)[ 25, tr.17]. Đến đời Đường, bạch Cư Dị lại cụ thể một bước
các yếu tố cấu thành thơ ca: "Với thơ, gốc là tình cảm, mà lá là ngôn ngữ, hoa là
âm thanh, quả là ý nghĩa"[dẫn theo 53]. Giáo sư Phan Ngọc trong bài viết Thơ là
gì đưa ra quan niệm: "Thơ là một tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt
người phải tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và phải suy nghĩ do chính hình thức
ngơn ngữ này" [38,tr.18]. Chữ qi đản mà Phan Ngọc nói ở đây chính là nói
đến cách tổ chức khác thường của ngôn ngữ thơ.
Khuynh hướng thứ ba là gắn sứ mệnh và bản chất thơ với xã hội. Người ta
coi cuộc sống chính là mảnh đất màu mỡ của thơ ca. Do vậy, người nghệ sỹ


11

không nên chú trọng đẽo gọt ngôn từ, xa rời cuộc sống mà phải bám sát cuộc
sống. Nói như Tố Hữu "Thơ chỉ trào ra khi cảm xúc trong tim cuộc sống thật
tràn đầy". Cuộc sống chính là nơi xuất phát và điểm đi tới của thơ ca.
Tóm lại, ba khuynh hướng với các quan niệm tuy có khác nhau nhưng đều
gặp nhau ở chỗ, đó là đều làm rõ bản chất của thơ ca và vai trò của người nghệ
sỹ trong sáng tạo nghệ thuật. Tuy nhiên, các khuynh hướng, quan niệm đó chưa
chỉ ra được đặc trưng riêng biệt của thơ ca.
Theo chúng tôi, trong hơn 300 định nghĩa về thơ để tìm ra được một định
nghĩa bao quát được cả nội dung và hình thức của thơ là một công việc khá nan
dãi. Xin dẫn ra hai định nghĩa, theo chúng tôi là tiêu biểu và đầy đủ hơn cả:
- Định nghĩa của Đại từ điển Tiếng Việt : "Thơ là một hình thức nghệ thuật
dùng ngơn ngữ giàu hình ảnh, có nhịp điệu, vần điệu để thể hiện ý tưởng và cảm

xúc nào đó của tác giả một cách hàm xúc" [ 58 , tr.288].
- Theo nhóm các nhà phê bình nghiên cứu Văn học Lê Bá Hán, Trần Đình
Sử, Nguyễn Khắc Phi: "Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống,
thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ, bằng ngôn ngữ hàm xúc,
giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu" [ 20, tr.210].
Qua các quan niệm và định nghĩa trên chúng ta có thể rút ra mội số đặc
điểm chung của thơ ca như sau: thơ là một tổ chức của hệ thống ngơn từ, có tổ
chức riêng, có vần điệu, nhịp điệu, thể hiện cảm xúc qua hình ảnh, biểu tượng.
1.1.2. Khái niệm ngôn ngữ thơ
Trước tiên, phải khẳng định ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của
văn học. Vì vậy, văn học được gọi là loại hình nghệ thuật ngơn từ. M.Gorki
khẳng định: "ngơn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học". Từ đó có thể hiểu: "ngơn


12

ngữ mang tính nghệ thuật được dùng trong văn học" [20, tr.149]. Thơ là một thể
loại sáng tác của văn học nghệ thuật. Do đó ngơn ngữ thơ trước hết là ngôn ngữ
của văn học nghệ thuật.
Nếu xét về phạm vi thể loại, ngôn ngữ thơ được hiểu là một đặc trưng về
ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp nhằm biểu trưng hoá, khái quát hoá hiện thực khách
quan theo cách tổ chức riêng của thơ ca
1.1.2.1. Phân biệt thơ và văn xuôi
Vấn đề phân biệt thơ với văn xuôi đã diễn ra từ lâu và đã có rất nhiều
người thực hiện. Một nhà phê bình cho rằng, thơ khác với các thể văn khác ở chỗ
in sâu vào trí nhớ. Một câu hoặc một bài thơ hay thì có đặc điểm là ghi ngay vào
trí nhớ của ta, làm cho ta không quên được nữa. Văn xuôi trái lại, trôi qua trí nhớ
của ta. Cái hay của một đoạn văn xi cịn lại sau khi đã qn hết đoạn văn ấy.
Cịn đặc tính của bài thơ là in lại, từ gọi từ, câu gọi câu, đọc từ trước phải đến từ
sau, đọc câu trước phải đến câu sau, không thể nào khác.

Trước hết, ta thấy rằng trên cùng một chất liệu ngơn ngữ nhưng các nhà
văn, nhà thơ có sự tư duy, lựa chọn, sử dụng khác nhau. Trong văn xuôi, các đơn
vị ngôn ngữ cùng một loạt giống nhau được tập hợp nhờ thao tác lựa chọn thông
qua mối quan hệ liên tưởng, hay nói cách khác, trong cùng một hệ hình nhà văn
có thể lựa chọn bất kỳ đơn vị nào trong mỗi hệ hình rồi kết hợp lại với nhau để
tạo nên thông báo. Tuy nhiên, lựa chọn đơn vị nào trong từng hệ hình cũng được
nhưng không được phép lặp lại. Đây là nguyên lý làm việc của văn xuôi, làm
việc bằng thao tác kết hợp. Do đó các thơng báo trong văn xi bao giờ cũng gợi
đến một ngữ cảnh nào đó chứ hồn tồn không phải để giải mã các đơn vị ngôn
ngữ. Chúng ta chỉ bắt gặp trong văn xuôi các thông báo được dùng để xây dựng


13

phương trình như thế trong một trường hợp duy nhất. Vậy là, trong văn xuôi, lặp
lại là điều tối kị. Nhưng chính cái điều văn xi tối kị lại là thủ pháp làm việc
của thơ. Trong thơ, tính tương đồng của các đơn vị ngôn ngữ lại dùng để xây
dựng các thông báo. Như đã biết, trong thơ thường xuất hiện các hiện tượng điệp
âm (phụ âm, nguyên âm), điệp từ, điệp câu ... Như vậy, ngôn ngữ thơ khai thác
triệt để thủ pháp lặp lại các đơn vị ngôn ngữ. Điều đó cho thấy các nhà thơ đã tư
duy trên chất liệu ngôn ngữ một cách khá đặc thù: hình thành các hệ hình rồi từ
các hệ hình xây dựng các phương trình thành chiết đoạn. Cứ như thế các đơn vị
ngôn ngữ thơ chồng lên nhau tạo thành nhiều tầng, nhiều lớp trên bề mặt.
Khác với văn xuôi, sự tương đồng của các đơn vị ngôn ngữ trong thơ sẽ
tạo nên chiết đoạn tạo thành thông báo bao giờ cũng bao hàm một sự tương
đương về nghĩa. Tức là, cơ cấu lặp lại của kiến trúc song song trong thơ chính là
ở chỗ tạo nên một láy lại, song song trong tư tưởng. Như vậy, chức năng mỹ học
chiếm ưu thế nhưng lại không loại trừ chức năng giao tiếp nên đã làm cho thông
báo trở nên đa nghĩa, mập mờ có tính nước đơi. Thơ phải là ý tại ngơn ngoại,
hàm xúc cơ đọng.

Bên cạnh đó, ta thấy rằng sự khác nhau giữa văn xuôi và thơ cịn ở chỗ
ngơn ngữ văn xi là liền mạch nhưng ngôn ngữ thơ lại chia cắt thành những
đơn vị tương ứng nhau. Việc tổ chức ngôn ngữ trong thơ bao giờ cũng theo
những quy luật tuần hoàn âm thanh mà ở đó ln ln đề ra sự chia cắt thành
từng vế tương đương. Câu trong văn xuôi không theo một kích thước bó buộc
nào, cịn câu trong thơ có kích thước nội tại. Về cơ bản, ngữ pháp của thơ khác
ngữ pháp điển phạm của văn xuôi. Cấu trúc ngữ pháp của câu thơ nhiều khi là
bất quy tắc. Ngôn ngữ thơ là thứ ngôn ngữ nhiều màu sắc, âm thanh, nhịp điệu
với những cấu trúc đặc biệt. Mỗi chữ trong thơ có ý nghĩa riêng nhưng trong


14

những trường hợp khác, những cấu trúc khác sẽ mang những ý nghĩa khác. Mỗi
chữ, mỗi từ không chỉ là xác mà là hồn, là chiều sâu ngữ nghĩa, độ sâu của ngân
vang, của cảm quan nghệ thuật. Mỗi thể loại thơ lại mang một sắc thái riêng, đòi
hỏi một cách tổ chức có màu sắc riêng. Trong thơ, ngơn ngữ bác học, ngơn ngữ
địa phương, thậm chí ngơn ngữ thông tục đều được phát huy hết giá trị của nó.
Trong thơ, cái thật cái ảo gắn bó mật thiết, có ý thức và vơ thức, tiềm thức; có
cảm giác và trực giác, ảo giác ... Do đó, tìm hiểu thơ khác với văn xuôi ở chỗ
phải sử dụng liên phương pháp mới phát hiện được vấn đề, xác lập được nhiều
lớp nghĩa, nhiều thông báo trong một văn bản cơ đọng, hàm xúc. Người đọc thơ
có khi phải sử dụng một siêu giác quan để cảm thơ, hiểu thơ.
Hơn nữa, khác với văn xuôi, thơ là một cấu trúc đầy nhạc tính. Thơ có thể
bỏ vần, khơng chặt chẽ bằng bằng trắc trắc nhưng thơ không thể bỏ được nhịp
điệu. Nhịp điệu là linh hồn của thơ. Thơ là văn bản ngôn từ được tổ chức bằng
nhịp điệu. Nhịp điệu làm nên sức ngân vang cho thơ, tạo sự ám ảnh người đọc và
tiếng đồng vọng của ngững tiếng lịng.
Như vậy, so với ngơn ngữ văn xi, ngơn ngữ thơ có nhiều nét đặc trưng
1.1.2.2. Đặc trưng ngơn ngữ thơ

Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi của sáng tạo văn học nghệ
thuật. Vì vậy ngơn ngữ thơ trước hết là ngôn ngữ văn học, là ngơn ngữ mang
tính nghệ thuật được dùng trong văn học. Đặc trưng của ngơn ngữ thơ là: “ tính
chính xác, tính hàm xúc, tính đa nghĩa, tính tạo hình, tính biểu cảm” [30, tr.183].
Xét ở phạm vi thể loại, ngôn ngữ thơ được biểu hiện là một chùm đặc
trưng về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp nhằm biểu trưng hoá, khái quát hóa hiện
thực khách quan theo cách tổ chức riêng của thơ. Đặc trưng của thơ được thể
hiện trên ba bình diện ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp


15

a. Về ngữ âm
Thơ là hình thức tổ chức ngơn ngữ đặc biệt mang thuộc tính thẩm mĩ về
ngữ âm. Do vậy, hình thức ngữ âm trong thơ là vơ cùng quan trọng, các yếu tố
âm thanh như: âm, vần, điệu là những yếu tố tạo nên tính nhạc của thơ. Đây cũng
là điểm nổi bật để phân biệt thơ và văn xuôi. Tuy nhiên, đặc điểm này thể hiện
một cách khác nhau tuỳ vào cách cơ cấu, cách cấu tạo và tổ chức khác nhau của
mỗi ngôn ngữ. Theo Tômasepki: "Mỗi một dân tộc, mỗi một ngôn ngữ đều có
cách hồ âm riêng của mình. Cách thức đó dựa vào truyền thống của từng dân
tộc và hình thức của từng ngôn ngữ cụ thể " [14. tr.202]. Tiếng Việt có số lượng
thanh điệu phong phú (6 thanh), số lượng các đơn vị nguyên âm và phụ âm đa
dạng (14 nguyên âm, 21 phụ âm). Những đơn vị này được khai thác để tổ chức
bài thơ. Và cũng chính những đơn vị này tạo nên âm hưởng, tiết tấu và nhạc điệu
trong thơ: khi du dương, khi trầm bổng, khi dìu dặt ngân nga, khi dồn dập. Vì thế
khi khai thác tính nhạc trong thơ chúng ta cần chú ý những đối lập sau:
- Sự đối lập về trầm / bổng, khép/ mở của các nguyên âm làm đỉnh vần.
- Sự đối lập vang / ồn giữa hai dãy phụ âm mũi và phụ âm tắc vô thanh
trong các phụ âm cuối.
- Sự đối lập về cao/ thấp, bằng /trắc giữa các thanh điệu.

Bên cạnh sự đối lập đó, cần phải chú ý đến vần và nhịp bởi hai yếu tố này
cũng góp phần quan trọng trong việc tạo tính nhạc cho ngơn ngữ thơ ca. Tính
nhạc trong ngơn ngữ đưa thơ ca xích lại gần với âm nhạc. Vì vậy, mà từ xa xưa,
nhiều hình thức ca hát dân tộc đã lấy thơ ca dân gian làm chất liệu sáng tác âm
nhạc, và trong nền âm nhạc hiện đại, nhiều bài thơ được các nhạc sĩ phổ nhạc
thành công như: Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, Đợi của Vũ Quần Phương,
Em đi chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp, Biển nỗi nhớ và em của Hữu Thỉnh


16

Nhạc thơ là thứ nhạc đặc trưng, nó khác với âm nhạc thông thường. Nhạc
thơ được tạo thành bởi ba yếu tố là âm điệu, vần điệu và nhịp điệu.
* Về âm điệu
Có thể hiểu âm điệu là sự hịa âm được tạo ra từ sự luân phiên xuất hiện ở
các đơn vị âm thanh (tiếng), có những phẩm chất tương đồng và dị biệt trên trục
tuyến tính. Trong tiếng Việt nhờ tính đối lập các âm tiết đã tạo nên âm điệu trong
thơ cách luật. Phẩm chất ngữ âm của tiếng Việt là tổng hòa các mặt như cao độ,
trường độ, âm sắc. Trường độ của hai âm tiết khác nhau là do hồn cảnh phát
ngơn hoặc do âm lượng của nguyên âm. Chẳng hạn âm tiết kết thúc bằng nguyên
âm, bán nguyên âm và phụ âm vang thì có độ vang và khả năng kéo dài trường
độ lớn hơn âm tiết kết thúc bằng các phụ âm tắc vơ thanh.
* Về vần điệu
Trong thơ vần có một vị trí quan trọng. Vần là yếu tố lặp lại của một bộ
phận âm tiết. Ở các khổ thơ, câu thơ, vần có chức năng tổ chức, chức năng liên
kết các câu thơ (dòng thơ) thành khổ thơ, các khổ thơ thành bài thơ. Có thể hình
dung: "Vần như sợi dây ràng buộc các dịng thơ lại với nhau, do đó giúp người
đọc được thuận miệng, nghe thuận tai và làm cho người nghe dễ thuộc, dễ nhớ"
[10, tr. 215].
Vần còn là yếu tố quan trọng tạo nên sự hoà âm giữa các câu thơ. Đơn vị

biểu diễn vần trong thơ tiếng Việt là âm tiết, trong các vần thơ bao giờ cũng có
sự cộng hưởng, sự hồ xướng với nhau của hai âm tiết có vần. Sự hiệp vần giữa
âm tiết này với âm tiết khác tạo sự hòa âm cho các cặp vần. Ngồi ra, nói đến tác
dụng hồ phối, kết hợp, tương hỗ của các yếu tố cấu tạo âm tiết còn phải kể đến
sợ hòa xướng, đối lập nhau giữa các yếu tố tương ứng giữa hai yếu tố hiệp vần.
Đó là sự hịa âm giữa hai thanh điệu của âm tiết này với âm tiết kia; giữa âm


17

chính, âm cuối của âm tiết này với âm chính, âm cuối của âm tiết kia. Vì vậy âm
tiết của tiếng Việt có vai trị rất lớn trong việc xác lập các vần thơ. Tất cả các yếu
tố cấu tạo nên âm tiết tiếng Việt đều tham gia vào việc tạo nên sự khác biệt của
vần thơ Việt Nam, trong đó, thanh điệu và âm chính, âm cuối là yếu tố chính
tham gia vào việc tạo nên sự hịa âm cho các vần thơ.
Trong thơ, vần được phân loại theo ba cách: theo vị trí các tiếng hiệp vần,
theo mức độ hoà âm giữa các tiếng hiệp vần và theo đường nét thanh điệu trong
các tiếng hiệp vần. Theo vị trí các tiếng hiệp vần, thơ Việt Nam có hai loại vần:
vần chân và vần lưng. Theo mức độ hoà âm giữa các tiếng hiệp vần, trong thơ
phân biệt vần chính và vần thơng. Theo đường nét thanh điệu trong các tiếng
hiệp vần, truyền thống thơ Việt Nam đã phân biệt vần bằng và vần trắc.
* Về nhịp điệu
Có thể hiểu nhịp điệu là điệu tính được tạo ra từ sự luân phiên các ngữ
đoạn ngữ lưu. Theo F.de.Sausure: "Dòng âm thanh chỉ là một đường thẳng, một
dải liên tục trong đó thính giả khơng thấy sợ phân chi nào đầy đủ và chính xác,
muốn có sự phân chia như vậy phải viện ý nghĩa...Nhưng khi đã biết cần phải
gắn cho mỗi bộ phận của chuỗi âm thanh một ý nghĩa và một vai trị gì thì ta sẽ
thấy những bộ phận đó tách ra và cái dãi vơ hình kia sẽ phân ra từng đoạn" [50,
tr. 9].
Như vậy, nhịp điệu của giao tiếp thơng thường được hình thành từ tính

phân phối ngữ nghĩa. Trong thơ nhịp điệu là kết quả hoà phối âm thanh được tạo
ra từ sự ngắt nhịp. Nhịp điệu chỉ cách thức nhất định khi phát âm hay còn gọi là
sự ngắt nhịp. Cho đến nay, ngắt nhịp trong thơ có thể phân thành hai loại là ngắt
nhịp cú pháp và ngắt nhịp tâm lý. Nhịp thơ gắn kết tình cảm, cảm xúc, là những
ngân vang trong tâm hồn nhà thơ. Các trạng thái xúc động, rung cảm, cảm xúc...


18

đều ảnh đến việc lựa chọn và tổ chức của câu thơ. Hai loại nhịp này có khi hồ
quyện vào nhau, có khi tách bạch tuỳ vào cấu trúc ngơn từ của dòng thơ, thể thơ
và cảm hứng của nhà thơ. Như vậy, nhịp thơ là cái được nhận thức thơng qua
tồn bộ sự lặp lại có tính chu kì, cánh quãng hoặc luân phiên theo thời gian của
những chỗ ngừng nghỉ, ngắt hơi trên những đơn vị cơ bản như câu thơ (dịng
thơ), khổ thơ, thậm chí cả đoạn thơ. Yếu tố tạo nên nhịp điệu là những chỗ
ngừng nghỉ trong sự phân bố mau thưa theo sự chuyển định của thể thơ hoặc
theo sự đa dạng của cảm xúc, thi hứng. Nhịp thơ khác với nhịp văn xuôi. Nhịp
thơ khơng hồn tồn trùng với nhịp cú pháp. Trong một số thể thơ cánh luật,
ngắt nhịp bị chi phối bởi yếu tố tâm lý và cấu trúc âm điệu. Cách ngắt nhịp, tạo
nhịp trong thơ hết sức đa dạng, muôn màu muôn vẻ, tùy vào từng bài thơ cụ thể.
Nhịp trong thơ thể hiện bản sắc của từng nhà thơ, bộc lộ cá tính thi ca rõ nét.
Ví dụ: Trong thơ lục bát, sự ngắt nhịp trước hết diễn ra dưới áp lực của
vần lưng và xu hướng tăng song tiết hố của tiếng Việt. Vì vậy, trong thể thơ này
lúc nào cũng chứa một loại nhịp đặc thù là nhịp tâm lý. Nhịp này xuất hiện khi
bối cảnh không đủ sức cho nhịp lẻ tồn tại. Nhịp tâm lý có nguồn gốc từ sự đồng
hóa nhịp lẻ bởi tính nhịp nhàng của nhịp đơi trong dịng thơ và giữa các cặp 6/8
với nhau. Nhịp chẵn 2/2/2; 2/2/2/2 và tiết tấu nhịp đơi đã hình thành từ lâu và trở
thành nét đặc trưng của tiếng Việt. Loại nhịp này dễ dàng tương hợp với mỗi
dòng thơ lục bát vốn có số tiếng chẵn. Tuy nhiên, khơng loại trừ nhịp lẻ mặc dù
loại nhịp này khơng có tính ưu thế vì người Việt vốn ưa cân đối, hài hồ. Nếu

nhịp lẻ có xuất hiện thì cũng ưu tiên nhịp lẻ cân đối 3/3, sau đó mới đến các loại
nhịp lẻ khác.
Trong thơ tự do, có những câu thơ rất gần gũi với văn xi song lại có sức
ngân vang rất lớn. Hiệu quả đó là do nhà thơ đã có ý cho vào đó một số âm tiết


19

làm cho câu thơ dài và trùng với đơn vị cú pháp của văn xi, làm cho người đọc
có cảm tưởng như đang bơi trên một dịng chảy khơng dứt của một chuỗi ngơn từ
đầy ấn tượng, câu thơ có sức ngân vang rất lớn. Theo GS Mai Ngọc Chừ thì nhịp
điệu là "tiền đề cho hiện tượng gieo vần" [10, tr.28]. Nhịp điệu là kết quả hòa
phối âm thanh, liên kết các yếu tố ngữ âm lại với nhau để tạo ra nhạc tính, tạo ra
sự trầm bổng trong thơ.
Như vậy, âm điệu, vần và nhịp là những đơn vị ngữ âm không thể thiếu
trong ngôn ngữ thi ca. Trong đó tuy vần và nhịp là hai hiện tượng khác nhau
nhưng chúng có mối quan hệ hữu cơ và tương hỗ lẫn nhau, cái này là tiền đề của
cái kia. Chúng bổ sung cho nhau tạo nên một bộ mặt hồn chỉnh của những yếu
tố hình thức thơ ca.
b. Về ngữ nghĩa
Thơ là một loại hình nghệ thuật đặc thù. Ngơn ngữ thơ là một phương diện
hình thức góp phần đặc biệt quan trọng làm nên phong cách, diện mạo của thơ.
Vì vậy, ngơn từ khi đưa vào thơ đều đã được sự lựa chọn của tác giả.
Từ ngữ khi đi vào thơ hoạt động rất đa dạng, linh hoạt và biến hố. Văn
xi khơng hạn chế số lượng âm tiết, từ ngữ, câu chữ, còn trong thơ, tuỳ theo
từng thể thơ mà ngơn ngữ có những cấu trúc nhất định. Khi đi vào thơ, do áp lực
của cấu trúc và ngữ nghĩa, ngôn từ nhiều khi không dừng lại ở nghĩa đen, nghĩa
gốc, nghĩa ban đầu của nó mà được xác lập những nghĩa mới tinh tế, đa dạng
hơn nhiều. Chính vì thế, mỗi từ ngữ trong thơ chứa đựng sức mạnh tiềm tàng, ẩn
chứa những thông điệp thẩm mĩ tinh tế, sâu sắc. Vì vậy, ngữ nghĩa trong thơ

phong phú hơn nhiều so với ngữ nghĩa trong văn xuôi và trong giao tiếp hàng
ngày. Trong thơ mỗi đơn vị ngôn từ đều chứa tất cả mọi giá trị sáng tạo mang
tính nghệ thuật ngồi giá trị ý niệm chung của ngôn từ.


20

Dù nhịp điệu đóng vai trị quan trọng trong thơ song một mình nó khơng
thể tạo nên giá trị bài thơ. Ngữ nghĩa và ngữ âm là hai mặt cơ bản để cấu thành
tác phẩm thi ca. Điều kì diệu của ngôn từ trong thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ vừa gọi
tên sự vật vừa gợi những liên tưởng khiến người đọc phát hiện ra những nét tiềm
tàng mà trong giao tiếp hàng ngày khơng có được. Đó là sức mạnh của ngơn ngữ
nghệ thuật nói chung, ngơn ngữ thơ ca nói riêng. Ngơn ngữ thơ là ngơn ngữ khơi
gợi và thực hiện chức năng thẩm mỹ. Các đơn vị ngôn ngữ trong bài thơ phải
được lựa chọn sắp xếp theo những cách thức nhất định của từng nhà thơ. Hiệu
quả biểu đạt theo nguyên tắc ý tại ngôn ngoại là mục đích mn đời của thi ca.
Cho nên, khi nghiên cứu ngôn ngữ thi ca ta phải chỉ ra được các phương thức tạo
lập những đơn vị ngôn ngữ có hiệu quả biểu đạt cao, tức là có giá trị tu từ. Đặc
trưng ngữ nghĩa này tạo cho ngôn ngữ thơ một sức cuốn hút kỳ lạ đối với người
đọc, người nghe. Bởi đến với thơ, chúng ta không chỉ tiếp nhận bằng mắt, bằng
tai mà bằng cả tình cảm, cảm xúc, bằng trí tưởng tượng, liên tưởng và bằng điệu
tâm hồn. Điều đó làm cho ngơn ngữ thơ khơng chỉ là phương tiện giao tiếp mà
cịn đóng vai trị tiếng nói nội tâm đồng điệu. Trong q trình vận động của ngôn
ngữ thơ, cái biểu hiện và cái được biểu hiện đã xâm nhập chuyển hoá vào nhau
tạo nên cái khoảng không ngữ nghĩa vô cùng cho thi ca.
c. Về ngữ pháp
Nếu như Phan Ngọc từng cho rằng: "Thơ là một tổ chức ngôn ngữ hết sức
quái đản" [38, tr.18], thì sự qi đản đó thể hiện rõ trong bình diện ngữ pháp của
ngơn ngữ thi ca.
Trước hết, đó là sự phân chia ranh giới các dịng thơ. Có người quan niệm

mỗi dịng thơ tương ứng với một câu thơ nhưng trong thực tế ranh giới giữa câu
thơ và dịng thơ khơng hồn tồn trùng nhau. Có những câu thơ bao gồm nhiều



×