Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Chất đồng quê trong thơ lục bát việt nam hiện đại qua thơ lục bát nguyễn duy và đồng đức bốn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 156 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

PHẠM MAI PHONG

CHẤT ĐỒNG QUÊ TRONG
THƠ LỤC BÁT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
(Qua thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn)

Chuyên ngành : Lý luận văn học

Mã số

: 60.22.32

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Hà Nội - 2008

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Về thơ lục bát Việt Nam hiện đại:
Từ lâu, thơ lục bát đã ăn sâu vào tiềm thức, tâm hồn và cả lối sống của
người Việt Nam ta. Có thể nói, với mỗi người dân Việt, ít ai là khơng biết đến


thơ lục bát như một điều bình dị và thân thuộc nhất. Nếu không là những vần
thơ lục bát hiện đại với nhiều cách tân thì cũng là đơi ba câu Kiều, một vài
câu ca dao. Chí ít cũng là những lời ru trong câu hát của bà, của mẹ.
Thơ lục bát dễ làm nhưng khó hay. Nó đi trên sợi dây ranh giới, giữa một
bên là những câu ca dao mượt mà, những thi phẩm làm rung động lòng người
và một bên là những câu vè mang đậm âm điệu ngôn ngữ sinh hoạt. Đánh giá
về thơ lục bát, nhà thơ Nguyễn Đình Thi gọi lục bát là hơi thở của người Việt.
Còn nhà văn Nguyễn Tuân lại lấy thơ lục bát làm tiêu chuẩn đánh giá tài năng
của một nhà thơ Việt: “Anh là nhà thơ Việt Nam ư? Vậy hãy chiềng ra cho tôi
mấy câu lục bát của anh, tôi sẽ nói cho anh ngay anh là hạng thi sĩ như thế
nào”. Qua đó, đủ để thấy rằng, thơ lục bát có vai trị quan trọng như thế nào
trong đời sống và trong văn học Việt Nam.
Sở dĩ thơ lục bát có vai trị quan trọng như vậy, ấy là bởi thể thơ này mang
đậm điệu tâm hồn Việt. Hiện nay, trong xu hướng hiện đại hố và sự chuyển
mình nhanh chóng của xã hội, thơ lục bát vẫn có một tiếng nói riêng, là “đứa
con cưng” của nền văn học nước nhà. Một trong những giá trị làm nên điệu
tâm hồn Việt của thể thơ này, đó chính là chất đồng q đậm đà vẫn khơng
ngừng chảy trong lịng thể loại.
Trong văn học Việt Nam, đã xuất hiện cả một dịng thơ đồng q có được
nhiều thành tựu đáng quí, đặc biệt là ở thể thơ lục bát. Tuy nhiên, văn học
luôn vận động, phát triển theo những qui luật riêng của nó bên cạnh sự tác
động của các yếu tố thời đại. Thơ đồng quê cũng không nằm ngồi những qui
luật ấy. Do vậy, tìm hiểu về chất đồng quê trong một thể thơ đặc trưng cho
tâm hồn Việt qua những thời kì, giai đoạn khác nhau ln là một yêu cầu cấp
thiết.

2


Về Nguyễn Duy

Nguyễn Duy, tên thật là Nguyễn Duy Nhụê, sinh năm 1948. Nguyễn Duy
đến với làng thơ Việt Nam từ những năm đất nước còn trong cuộc kháng
chiến chống Mĩ. Ơng đã góp một tiếng nói quan trọng làm nên diện mạo riêng
của một thế hệ thơ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Hồ mình vào
cuộc chiến đấu của dân tộc, Nguyễn Duy đã cho ra đời nhiều tập thơ có giá trị
và được cơng chúng nhiệt liệt đón chào.
Chiến tranh kết thúc, trở về với đời thường, bước vào cuộc sống mới, với
mỗi người chiến sĩ, mỗi nhà văn quả không phải là điều đơn giản. Nhiều
người trong số đó đã khơng tìm được lẽ sống và cảm hứng sáng tác, trở nên
lạc lõng giữa đời thường. Nhưng với Nguyễn Duy lại khác, ơng đã có nhiều
sáng tạo, đổi mới chứng tỏ được bút lực dồi dào của mình. Nhiều tập thơ có
giá trị sâu sắc tiếp tục được nhà thơ hoàn thiện. Năm 1997, bằng một cuộc
triển lãm thơ, Nguyễn Duy đã tuyên bố ngừng sự nghiệp sáng tác thơ ca của
mình. Tuy nhiên, theo thời gian, sức sống của thơ Nguyễn Duy dường như
mỗi lúc một mãnh liệt và toả sáng, được bạn đọc đón nhận nhiệt liệt hơn.
Nguyễn Duy làm thơ với nhiều thể loại khác nhau, nhưng chủ yếu và
thành công hơn cả vẫn là thơ lục bát. Nhiều câu thơ, bài thơ lục bát của ông
đã trở nên quen thuộc như tiếng lòng vọng về từ thuở xa xưa. Vậy điều gì đã
làm nên những thành cơng của thơ Nguyễn Duy? Đó là tài năng, sự nỗ lực
khơng ngừng của tác giả hay một yếu tố nào khác? Dĩ nhiên, một yếu tố đơn
lẻ sẽ khó có thể nói lên mơt điều gì. Tuy nhiên, trong số các yếu tố đó, sẽ rất
thiếu xót nếu chúng ta bỏ qua chất đồng quê như một sức sống tiềm ẩn trong
thơ Nguyễn Duy. Những hương vị đồng nội, những hình ảnh quê mùa, những
phẩm chất mộc mạc đáng mến dường như đã ngấm sâu vào cảm thức của nhà
thơ. Chất đồng quê ấy đã theo chân tác giả trải qua những năm tháng chiến
tranh, để rồi lại theo tác giả trở về lại với đời thường, bật lên những tiếng thơ
sao xuyến lòng người. Đi sâu tìm hiểu về chất đồng quê trong thơ Nguyễn
Duy sẽ cho chúng ta cái nhìn tồn diện hơn về nhà thơ này. Đồng thời, phần

3



nào thấy rõ hơn về một đặc điểm quan trọng của thơ lục bát Việt Nam hiện
đại.
Đồng Đức Bốn và chất đồng quê trong thơ ông
Đồng Đức Bốn nổi lên như một hiện tượng lạ trong làng thơ Việt Nam.
Giữa lúc mà mọi người cứ ngỡ thơ lục bát sau Nguyễn Bính, Đồn Văn Cừ,
Anh Thơ, Nguyễn Duy…khó có thể có thêm thành tựu và chỗ đứng thì giọng
thơ Đồng Đức Bốn cất lên như tiếng của “chim mỏ vàng” hót trong “hoa cỏ
độc”. Là kẻ đến sau, nhưng Đồng Đức Bốn lại mạnh dạn và liều lĩnh đến
mức dám chen chân vào mảng thơ lục bát về đồng quê, chỗ tưởng như các tác
giả trước đó đã gặt hái hết những thành tựu có thể có được. Nhưng cũng chính
cái sự khác người ấy đã góp phần tạo nên một Đồng Đức Bốn đầy cá tính với
phong cách riêng giữa lòng thời đại.
Đồng Đức Bốn sinh năm 1948, cùng trang lứa với nhà thơ Nguyễn Duy,
nhưng ông bước vào làng thơ Việt muộn hơn, chỉ khoảng chục năm cuối của
cuộc đời. Đồng Đức Bốn vội vã ra đi vào ngày 14/02/2006, giữa lúc hồn thơ
vẫn đang dạt dào sức sống. Dẫu biết rằng thơ lục bát dễ làm nhưng khó hay,
Đồng Đức Bốn vẫn tìm đến thể thơ này như một định mệnh. Chính ơng cũng
đã nhiều lần ý thức được điều đó trong thơ mình:
Tơi cịn nợ những người mong
Bài thơ lục bát viết trong cõi buồn”
(Tôi không thể chết được đâu)
Đi giữa hai dòng chảy, một bên là những miền quê bình dị, chất phác với
một bên là những thành thị đang trong q trình đơ thị hoá và hội nhập quốc
tế mạnh mẽ, Đồng Đức Bốn đã cho ra đời nhiều bài thơ đậm đà hương vị
đồng quê. Chất đồng quê chính là nguồn nhựa sống q báu nhất ni dưỡng
hồn thơ Đồng Đức Bốn. Nếu khơng có nguồn nhựa sống này, thơ Đồng Đức
Bốn sẽ trở nên mờ nhạt giữa làng thơ Việt Nam đang trong q trình hội
nhập, thay da đổi thịt. Có thể nói, đến Đồng Đức Bốn, thơ lục bát thêm một

lần nữa khẳng định được vị trí và sức sống lâu bền của mình. Tìm hiểu về

4


chất đồng quê trong thơ lục bát Viêt Nam từ quá khứ tới hiện tại sẽ trở nên rất
khó khăn, thiếu sót nếu như chúng ta bỏ qua thơ lục bát của Đồng Đức Bốn.
Văn hoá làng xã, những giá trị truyền thống của làng quê, cảnh sắc đồng
quê in đậm trong thơ ca Việt là những nhân tố quan trọng tạo nên tính dân
tộc, bản sắc dân tộc của nền văn học nước nhà. Vì vậy, đi vào tìm hiểu đề tài:
Chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại (Qua thơ lục bát Nguyễn
Duy, Đồng Đức Bốn) là một yêu cầu cấp thiết để làm rõ hơn đặc điểm thể loại
của thơ lục bát, thấy rõ hơn giá trị thơ ca Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn
cũng như sự đóng góp của họ cho văn học nước nhà. Đồng thời, công việc
này cũng khẳng định thêm một lần nữa những giá trị đặc trưng của thơ ca dân tộc
Việt Nam.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Để thấy rõ hơn quá trình phát triển và đánh giá giá trị của thơ lục bát nói
chung cũng như thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn nói riêng, chúng
tơi đi vào lược khảo vấn đề nghiên cứu theo từng tiêu chí cụ thể như sau:
2.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan tới chất đồng quê trong thơ
Việt Nam hiện đại
Cho đến nay, cơng việc nghiên cứu về dịng thơ đồng quê ở mức độ khái
quát với những tác giả chính, những thi phẩm tiêu biểu vẫn là một cơng việc
cịn bỏ ngỏ, địi hỏi sự góp sức của nhiều nhà khoa học, nhiều học giả. Tuy
nhiên, nghiên cứu về chất đồng quê trong thơ của một tác giả cụ thể hoặc một
số tác giả trong thế đối sánh với nhau thì đã có khá nhiều bài viết, nhiều cơng
trình có giá trị.
Khởi đầu cho cơng việc này, có thể kể đến Thi nhân Việt Nam của Hoài
Thanh và Hoài Chân. Những bài nghiên cứu, thẩm bình về các tác phẩm của

các tác giả Nguyễn Bính, Đồn Văn Cừ, Anh Thơ, Bàng Bá Lân đã bước đầu
bắt được cái thần, cái hồn đồng quê trong thơ các tác giả này. Khẳng định
được vị thế của thơ lục bát cũng như chất đồng quê trong thơ mỗi người, chỉ
ra được nét khác biệt, bản sắc riêng của mỗi nhà thơ dù họ cùng đi chung trên
một con đường (47).

5


Tiếp sau Thi nhân Việt Nam, có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu, các
bài viết về chất đồng q trong thơ các tác giả riêng lẻ. Đặc biệt là về Nguyễn
Bính, người được coi là chủ sối của dịng thơ đồng quê. Trong cuốn Nguyễn
Bính-thơ và đời, nhà văn Tơ Hồi có nhận xét: “Khi nào anh cũng là người
của các xứ đồng, của cái diều bay, của dây hoa lý, của mưa thưa, mưa bụi
giữa mọi công ăn việc làm vất vả sương nắng. Bởi đồng quê là cốt lõi cuộc
đời và tâm hồn thơ nguyễn Bính”(5).
Năm 1995, giáo sư Hà Minh Đức cho ra mắt cuốn Nguyễn Bính- thi sĩ của
đồng quê. Phần thứ nhất của cuốn sách được coi là một chuyên luận có giá trị
cao. Giáo sư đánh giá: “Nguyễn Bính là thi sĩ của đồng quê. Con người và
cảnh vật làng quê thấm đượm hồn quê” (13). Cuốn sách đã tìm hiểu khá hệ
thống về chất đồng quê trong thơ của tác giả Nguyễn Bính.
Tác giả Đồn Đức Phương hồn thành luận án tiến sĩ về thơ Nguyễn Bính
vào năm 1997. Luận án đã nhìn nhận Nguyễn Bính đầy đặn hơn với một cái
“tơi” đầy bản sắc đồng quê trong phong trào thơ mới (38). Gần đây nhất, nhà
nghiên cứu Chu Văn Sơn cũng cho ra mắt cuốn sách Ba đỉnh cao thơ mới:
Xuân Diệu-Nguyễn Bính-Hàn Mặc Tử. Tác giả đã đặt Nguyễn Bính trong thế
đối sánh với hai nhà thơ mới tiêu biểu là Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử, qua đó
khẳng định “lời thơ Nguyễn Bính là lời Việt trong vẻ đẹp chân quê” và
“nhuyễn lề lối quê ”... (43).
Bên cạnh các cơng trình nghiên cứu về thơ Nguyễn Bính, cịn có các bài

viết về chất đồng quê trong thơ của các tác giả khác. Vũ Quần Phương trong
cuốn Thơ với lời bình có bài viết về bài thơ Chiều xn của nhà thơ Anh Thơ.
Tác giả nhận ra rằng, Anh Thơ “sống ở quê từ tấm bé, những cảnh sắc quê
hương thấm vào chị từ tuổi thơ, nên chị mới diễn đạt cảnh quê bằng nhiều sắc
thái và chân thật đến thế” (40). Vẫn viết về thi phẩm này, học giả Lê Quang
Hưng trong cuốn Tinh hoa thơ mới, thẩm bình và suy ngẫm lại nhận định: “nữ
sĩ đã làm dịu tâm hồn người đọc bằng cách đưa họ về với những bức tranh
q n bình”. Cịn về bài Q hương của Tế Hanh, Lê Quang Hưng lại nhìn

6


thấy chất đồng quê của một “làng quê làm nghề chài lưới ở miền Trung Trung
Bộ với cuộc sống lao động vất vả mà đầy chất thơ”(24).
Ngoài các bài viết, các cơng trình nghiên cứu trên đây, cịn có nhiều bài
viết, nhiều cơng trình nghiên cứu khác. Đó đều là những cơng trình mang ý
nghĩa, giá trị sâu sắc, ít nhiều đề cập tới chất đồng quê trong thơ Việt Nam
hiện đại.
2.2. Các cơng trình nghiên cứu về tác giả Nguyễn Duy
Nguyễn Duy xuất hiện trên văn đàn và mang đến một tiếng nói riêng đầy
bản sắc, thu hút sự chú ý của nhiều độc giả. Đã có khá nhiều bài viết thẩm
bình, đánh giá về thơ ơng. Mỗi cơng trình nhìn nhận thơ Nguyễn Duy từ một
phương diện khác nhau, một khía cạnh nào đó trong đời thơ của ông. Để thấy
rõ hơn quá trình thẩm bình, đánh giá đó, luận văn chủ yếu đi vào khảo sát các
cơng trình nghiên cứu liên quan tới chất đồng quê trong thơ lục bát Nguyễn Duy.
Năm 1972, những bài thơ đăng báo lần đầu của Nguyễn Duy đã thu hút
được sự chú ý của Hoài Thanh. Bằng cảm nhận tinh tế, sắc sảo, ông đã nhận
ra vị quê mùa đằm thắm, chân chất trong thơ Nguyễn Duy, “quen thuộc mà
không nhàm”, là “khúc dân ca” vùng “đồng bằng miền Bắc đã cùng anh đi
vào giữa đỉnh Trường Sơn”. Chất thơ đó “nhẹ nhàng hiền hậu”, “rất Việt Nam

mà chúng ta vẫn giữ nguyên trong thử lửa”. Hoài Thanh cũng chỉ ra một số
hạn chế ở thơ Nguyễn Duy, “câu thơ anh cịn nhiều khi khắc khổ, cầu kì rắc
rối”, “chưa học được nhiều cái giản dị, cái trong sáng của thơ ca dân gian”
(46). Dĩ nhiên, những thiếu sót này đã được Nguyễn Duy khắc phục ở những
bài thơ tiếp sau. Như vậy, ngay từ những bài thơ đầu tiên trình làng, chất đồng
quê đã hiện diện trong thơ Nguyễn Duy.
Giáo sư Hà Minh Đức trong bài viết Về một số cây bút trẻ gần đây trong
quân đội nhận xét: “Thơ Nguyễn Duy mang nhiều màu sắc dân gian. Cách
suy nghĩ và cảm xúc trên trực tiếp hay gián tiếp nằm trong mạch suy nghĩ
quen thuộc của dân gian”, “anh chú ý nhiều đến thể lục bát, đến sự mềm mại,
nhịp nhàng của các làn điệu dân ca” (15). Cũng về thơ lục bát, Lê Quang

7


Trang nhận ra đây là thế mạnh của Nguyễn Duy: “anh vốn là người sở trường
về sử dụng thơ lục bát- một thể thơ có phần tĩnh và biến hố không nhiều” (54).
Nhà thơ Tế Hanh, với tâm hồn nhạy cảm ln gắn bó với q hương đã
cảm nhận sâu sắc về hồn quê, tình quê trong thơ Nguyễn Duy: “Một điểm
đáng chú ý nữa là thơ Nguyễn Duy nói về ruộng đồng dù đó là Thanh Hố
q anh hay Cà Mau q bạn, có cái gì đó rất tha thiết” (19).
Trên tạp chí văn học số 3 năm 1986, Lê Quang Hưng có bài viết Thơ
Nguyễn Duy và Ánh trăng đã nói: “Những bài thơ lục bát trong Ánh trăng thật
đậm đà chất ca dao, nhiều đoạn thơ lục bát nhuần nhụy ngọt ngào khiến cho
người ta khó phân biệt được đấy là ca dao hay thơ” (25).
Năm 1987, nhân đọc Ánh trăng, Lại Nguyên Ân đã đối chiếu với lục bát
truyền thống, cảm nhận về hơi hướng đồng quê trong thơ Nguyễn Duy. Tác
giả đã chỉ ra sự mới mẻ, phá cách của Nguyễn Duy so với truyến thống trên
cơ sở của sự kế thừa, “ngay cả những bài thơ lục bát, ta cũng thấy có cái gì đó
bên trong như muốn cãi lại vẻ êm nhẹ, mượt mà vốn có của câu hát ru truyền

thống” (2).
Tìm hiểu về thơ Nguyễn Duy, khó có thể bỏ qua mảng thơ lục bát đậm đà
chất đồng q của ơng, vì đây là tác giả “vốn có ưu thế trội hẳn lên trong thể
thơ lục bát, loại thơ ngỡ như dễ làm, ai cũng làm được, nhưng để đạt tới hay
thì khó thay. Thơ lục bát của Nguyễn Duy khơng rơi vào tình trạng quen tay,
nó có sự biến đổi, chuyển động trong câu chữ”. Lời nhận xét đó trong bài viết
Đi tìm tiềm lực trong thơ Nguyễn Duy của nhà văn Nguyễn Quang Sáng quả
là tinh tế. Ông nhấn mạnh thêm, Nguyễn Duy có “khả năng nắm bắt cái thần,
cái hồn của mỗi làng quê”, “lời thơ đơn sơ, gần với khẩu ngữ. tư duy thơ thì
hiện đại” (42).
Tác giả Đỗ Ngọc Thạch lại đi sâu vào hình ảnh Người vợ trong thơ
Nguyễn Duy và thấy rõ “hồn quê” có sức “lay động tận sâu thẳm tâm
linh…đưa ta trở về với bản ngã, với những gì con người nhất” (49).
Tạp chí văn học số 7. 1998 đăng bài Ca dao vọng về trong thơ Nguyễn
Duy của tác giả Phạm Thu Yến. Bài viết đã đi sâu vào những biểu hiện trong

8


mối quan hệ giữa ca dao và thơ hiện đại, cụ thể là tiếng vọng của ca dao trong
thơ lục bát Nguyễn Duy: “Đọc thơ Nguyễn Duy, ta như được gặp một thế giới
ca dao sinh động, phập phồng làm nền cho tiếng đàn độc huyền đầy sáng tạo
của hồn thơ thi sĩ”. Bài viết cũng khẳng định “thể thơ lục bát- thể thơ đặc
trưng của dân tộc được Nguyễn Duy sử dụng nhuần nhuỵ, giúp tác giả chuyển
tải một cách nhẹ nhàng trong sáng những suy nghĩ và tình cảm sâu sắc của
con người. Có lẽ, những bài thành công nhất của Nguyễn Duy là những bài
làm theo thể lục bát ”(58).
Thơ ca là một bộ phận quan trọng thể hiện tính cách, nhân phẩm của người
sáng tạo ra nó. Tác giả Vũ Văn Sỹ đã trình bày cảm nhận của mình về hình
ảnh Nguyễn Duy trong thơ và trong cuộc sống, một con người chất phác, chân

thật qua bài Nguyễn Duy- Người thương mến đến tận cùng chân thật. Tác giả
bài viết đánh giá và xếp Nguyễn Duy “vào bậc tài tình” trong làng thơ lục bát
Việt Nam (44).
Ngồi những bài viết mang tính chất thẩm bình, đánh giá chung về thơ
Nguyễn Duy, còn khá nhiều bài viết, bài bình văn về những bài thơ đặc sắc,
tiêu biểu là những bài lục bát của ông.
Bài Tre Việt Nam đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu văn học.
Giáo sư Lê Trí Viễn đã chỉ ra phẩm chất con người Việt Nam thơng qua hình
ảnh cây tre trong bài thơ, đồng thời thấy được giọng điệu quen thuộc của ca
dao dân gian của bài thơ: “người ta gặp ở đây vừa âm hưởng của ca dao- dân
ca ngọt ngào thân mật, vừa vang vọng của thơ ca bác học lắng sâu vào trí tuệ.
Cách tân linh hoạt nhưng lại nhuần nhuyễn cả xưa lẫn nay, cả truyền thống
lẫn hiện đại” (57). Vẫn ở bài thơ này, tác giả Chu Huy khẳng định “Tre Việt
Nam là một trong những bài thơ hay của Nguyễn Duy. Bài thơ dào dạt cảm
hứng cấu tứ sâu sắc, độc đáo kết tinh từ những hình ảnh cuộc sống dân dã đời
sống mà ai đã đọc một lần thì nhớ mãi ” (23).
Trần Hồ Bình trong Bình văn ấn tượng với “giai điệu thư thái lâng lâng”
của bài thơ cất lên từ nhịp thơ lục bát thân quen trong bài Tiếng hát mùa gặt
của Nguyễn Duy (19). Nguyễn Thị Bông lại mang cảm giác xốn xang khi

9


phát hiện ra Điểm gặp nhau thú vị của Tú Xương với Nguyễn Duy qua hai bài
thơ Thương vợ và Vợ ốm: “hai thi nhân của hai thời đại, một thì ngang
ngạnh…một thì trầm lắng…dịu dàng đằm thắm …lại có những điểm gặp
nhau tuyệt vời” (6).
Như vậy, các cơng trình nghiên cứu, các bài viết về thơ Nguyễn Duy đã
phần nào xác định được giá trị thơ lục bát của Nguyễn Duy và hơi hướng của
chất đồng quê trong thơ ông. Tuy nhiên, hầu như vẫn chưa có một công trình

xứng đáng đi sâu nghiên cứu cụ thể, tồn diện về chất đồng quê trong thơ lục
bát Nguyễn Duy và vị trí của nó trong hành trình thơ lục bát Việt Nam. Đó
vẫn là một khoảng trống cịn đang bỏ ngỏ.
2.3. Các cơng trình nghiên cứu về thơ Đồng Đức Bốn
Là một hiện tượng mới nổi, nhưng Đồng Đức Bốn và thơ ca của ơng đã có
được một vị trí khá sâu sắc trong lòng độc giả. Nghiên cứu về chất đồng quê
trong thơ lục bát của ông, chúng tôi tập trung vào khảo sát một số bài viết có
đề cập và liên quan đến chất đồng quê trong thơ lục bát của tác giả này. Phần
lớn các bài viết chúng tôi khảo sát được rút từ phần hai cuốn sách Chim mỏ
vàng và hoa cỏ độc (7) do chính tác giả Đồng Đức Bốn đã tập hợp.
Trước hết, phải kể đến chùm bài viết của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp,
người bạn văn chương của nhà thơ Đồng Đức Bốn. Ở trong bài viết Đồng
Đức Bốn- Vị cứu tinh của thơ lục bát, tác giả nhận định: “Thơ lục bát Đồng
Đức Bốn có một cái gì khác người, hiếm và lạ…Trong bối cảnh thơ có phần
nào lộn xộn, Đồng Đức Bốn hiện lên như một hiện tượng thơ đặc biệt…Đồng
Đức Bốn là người tự dưng đốn ngộ với riêng thể thơ lục bát”. Đó là cái
duyên, là ân huệ trời ban cho nhà thơ Đồng Đức Bốn. Không dừng lại ở đó,
Nguyễn Huy Thiệp cịn nhìn nhận Đồng Đức Bốn từ vai trò một nhà thơ của
đồng quê, của con trâu, cái diều.
Nhà thơ, nhà phê bình văn học Đỗ Minh Tuấn có bài viết Đồng Đức BốnKẻ mượn bút của trời nhận thấy “Sự xuất hiện của Đồng Đức Bốn đã đem lại
cho thơ lục bát, thơ truyền thống một niềm tự tin đáng kể”, “thơ Bốn vụt lên
với sự sáng trong giản dị mà không kém phần sâu sắc, mới lạ và ấn tượng như

10


mang cả hồn thiêng của tổ tiên trong mỗi lời đối thoại, mỗi tiếng nhủ thầm”.
Ở bài viết Trời đưa anh đến cõi thơ, tác giả này lại chỉ ra niềm kiêu hãnh, biết
ơn của Đồng Đức Bốn với thơ lục bát: “cái tình cảm của Bốn với thơ lục bát
nhìn bề ngồi giống như tình cảm của người nơng dân với con trâu”.

Bài viết Đồng Đức Bốn- Phiêu du vào lục bát của nhà phê bình văn học
Nguyễn Đăng Điệp thêm một lần nữa cho thấy rõ hơn vị trí của thơ lục bát
trong đời thơ Đồng Đức Bốn: “Trong các thứ hương hoả, Đồng Đức Bốn “ăn
lộc” ca dao nhiều hơn cả. Cái chất nhà quê trong thơ anh kết hợp với cái lang
thang, thân cò thân vạc của một kẻ bị bầm dập trong đời sống hiện tại đã làm
thành một lối nói ngang, tưng tửng”.
Tiến sĩ Đồn Hương cũng thấy được hình ảnh q mùa trong thơ Đồng
Đức Bốn qua bài Những câu thơ tình tang quê mùa, “Thơ lục bát của Đồng
Đức Bốn đẹp vẻ đẹp rất mộc của thơ ca dân gian, của những câu ca dao mà ta
đọc trong mọi thế hệ, đọc trong cả cuộc đời mà vẫn cứ giật mình. Trong tâm
hồn mỗi con người Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác”. Thơ Đồng Đức
Bốn giống như chìa khố mở ra cánh cửa cho mỗi con người tìm về với cội
nguồn của mình. “Đọc thơ Đồng Đức Bốn để ta tìm thấy quê, trở về với quê
hương trong tâm tưởng của ta”. Tác giả bài viết cịn nhìn nhận chất đồng quê
trong thơ Đồng Đức Bốn từ phương diện ngơn ngữ, đó là “một thứ ngơn ngữ
chân q, một ngơn ngữ chất phác nhất, đồng thời cũng chính xác nhất, tinh tế
nhất của ngôn ngữ tiếng Việt”.
Nhà thơ Phạm Tiến Duật với giọng điệu tự nhiên, pha chút ngang tàng
trong bài Đóng gạch nơi nao đã khẳng định: “một mình Đồng Đức Bốn tự
làm một cuộc trường chinh. Gã xông thẳng vào trận địa lục bát và chỉ một
thời gian ngắn Đồng Đức Bốn trở thành ông vua trẻ của thể loại này”. Nhà
văn Trần Huy Quang trong bài Đồng Đức Bốn- Nhàu nát và trau chuốt đánh
giá về chất đồng quê trong thơ Đồng Đức Bốn từ góc độ câu thơ, “Thơ Đồng
Đức Bốn đấy, mỗi câu giống như lời nói của các bà nơng dân lam lũ, yếm trễ
ngực, váy xắn quai cồng, đòn gánh oằn vai”.

11


Trong Tựa bão để sống làm người, tác giả Anh Quân cũng thấy được nhạc

tính giàu chất dân gian trong thơ lục bát nói chung và thơ Đồng Đức Bốn nói
riêng: “thực ra trong thơ ca, lục bát là thể thơ mang tính nhạc đậm nhất, ở thơ
Đồng Đức Bốn càng thấy rõ điều này. Bất kỳ một bài nào của anh đều như
những bài hát dân ca, điệu hò câu ví thuở xưa”.
Tác giả Băng Sơn trong bài Đồng Đức Bốn- Thi sĩ đồng quê đã nhận định
khá sâu sắc về hồn quê mùa trong thơ Đồng Đức Bốn, coi ông là “một nhà thơ
kiệt xuất trong lục bát, có lẽ là hồn Việt chắt lọc ngàn năm để ứ dồn vào tâm
hồn thi sĩ làm ta nghiêng ngả mê say những vần thơ như từ ca dao đi ra, như
từ thơ đi vào ca dao, cứ ngọt lịm và ở lại”. Nhà thơ Nguyễn Thanh Toàn trong
Vài ý nghĩ tản mạn về thơ Đồng Đức Bốn cũng có nhận xét, “thế mạnh thơ
Đồng Đức Bốn là thể thơ đồng quê, ngôn ngữ đồng quê, cảm hứng đồng
quê…Đặc biệt là tình ý tư tưởng đồng q”.
Ngồi các bài viết trên đây, còn phải kể tới bài viết của một số tác giả như
Nguyễn Ánh Ngân, Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Việt Hà, Văn Chinh…Đó
đều là những bài viết, những ý kiến đánh giá về thơ Đồng Đức Bốn khá sâu
sắc, xác đáng.
Nhìn chung, các bài viết tìm hiểu về thơ Đồng Đức Bốn bước đầu đã có
những tìm tịi mới mẻ, nhưng chủ yếu mới chỉ dừng lại ở mức độ là những
nhận định chung chung, là cái nhìn ban đầu về một hiện tượng thơ mới nổi, ít
có sự đi sâu phân tích những biểu hiện cụ thể trong thơ ơng, chưa có được cái
nhìn tồn cục về vị trí của thơ lục bát Đồng Đức Bốn trong dịng chảy của thơ
lục bát đồng quê Việt Nam.
Nghiên cứu về chất đồng quê trong thơ lục bát hiện đại nói chung, chất
đồng quê trong thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn nói riêng là một việc
làm có ý nghĩa quan trọng để đánh giá xác đáng hơn giá trị của thơ lục bát
cũng như thơ của hai tác giả trên. Điều này địi hỏi sự góp cơng, góp sức của
nhiều nhà nghiên cứu. Dẫu biết rằng như muối bỏ bể, cơng trình nghiên cứu
này của chúng tơi vẫn hy vọng được đóng góp một phần nhỏ vào q trình
nghiên cứu vấn đề này.


12


3. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, để cho công việc được thuận lợi,
chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu cụ thể như sau:
Chú ý tới toàn bộ thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn trong khả
năng cao nhất có thể. Riêng về thơ của Đồng Đức Bốn, chủ yếu là các bài lục
bát trong phần một tập sách Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc.
Bên cạnh các bài thơ lục bát của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn, chúng
tôi cũng liên hệ so sánh với thơ lục bát ca dao và lục bát của một số tác giả
văn học Việt Nam khác.
4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nhằm tìm hiểu sâu sắc vấn đề, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau
đây.
Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại
Thơng qua phương pháp này, luận văn sẽ nêu bật những đặc điểm về nội
dung và nghệ thuật của chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại,
đặc biệt là trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn. Đồng thời, tránh được
sự chủ quan, cảm tính khi đưa ra các nhận xét, các kết luận.
Phương pháp đối chiếu so sánh.
Đây là phương pháp quan trọng và được sử dụng nhiều trong luận văn. Để
thấy được chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại trong sự biến đổi
theo dịng chảy thời gian, chúng tơi sử dụng phương pháp này đối chiếu, so
sánh giữa thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn với các mảng thơ khác
trong đời thơ hai ơng và của các nhà thơ khác. Qua đó, những nét tiêu biểu
độc đáo của dòng thơ đồng quê, tiêu biểu là thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng

Đức Bốn sẽ hiện lên một cách nổi bật và có tính thuyết phục cao.
Phương pháp thống kê- phân loại.
Phương pháp này được sử dụng như một phương pháp bổ trợ hữu ích cho
hai phương pháp trên đây. Với sự thống kê, phân loại, luận văn sẽ tìm được
những yếu tố nội dung, nghệ thuật tiêu biểu để đi đến kết luận chính xác nhất,
có cơ sở cho sự thuyết phục.

13


Trong q trình nghiên cứu đề tài, chúng tơi phối hợp chặt chẽ giữa ba
phương pháp nêu trên để luận văn có tính khoa học và hệ thống, đạt được
những hiệu quả cao nhất.
5.

MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ.

Mục đích nghiên cứu của luận văn
Đi sâu vào đề tài này, mục đích của chúng tơi là hướng vào tìm hiểu những
biểu hiện cụ thể về chất đồng quê trong thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức
Bốn. So sánh đối chiếu chất đồng quê trong thơ hai ông với nhau và với các
tác giả khác, đặc biệt là các tác giả có thế mạnh về thơ lục bát để tìm ra những
đặc điểm chung nhất và bản sắc, đặc trưng riêng của thơ ca mỗi người. Bên
cạnh đó, luận văn cũng mong đạt được một hiệu quả cao hơn, đó là có được
cái nhìn khái quát về sự tồn tại, biến đổi của chất đồng quê trong thơ lục bát
Việt Nam hiện đại.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.
Hướng vào những mục đích đã nêu trên đây, luận văn thực hiện những
nhiệm vụ cụ thể sau đây:
-


Sơ lược tìm hiểu đặc trưng của thể loại thơ lục bát và sự vận động của

nó trong tiến trình thơ ca dân tộc.
-

Tìm hiểu các văn bản thơ của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn, cụ thể

là thơ lục bát để tìm ra những nét nổi bật trong nôị dung, nghệ thuật gắn liền
với chất đồng quê trong thơ họ.
-

Đối sánh thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn với thơ ca truyền

thống, thơ ca các tác giả khác, tìm ra những sự kế thừa và đổi mới của hai tác
giả này.
6.

CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được triển khai theo ba chương.
Chương một: Chất đồng quê và thơ lục bát về đồng quê trong thơ ca dân tộc.
Chương hai: Cảnh quê và tình quê trong thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức
Bốn.

14


Chương ba: Tính dân gian, hiện đại trong thơ lục bát về đồng quê của Nguyễn
Duy và Đồng Đức Bốn.


Chương một
CHẤT ĐỒNG QUÊ VÀ THƠ LỤC BÁT VỀ ĐỒNG QUÊ
TRONG THƠ CA DÂN TỘC
Theo những bước đi của thời gian, nền văn học Việt Nam cũng không
ngừng vận động, biến chuyển. Nhiều thành tựu của văn học nước nhà đã được
nhân loại biết đến và trân trọng. Trong những thành tựu ấy, thơ lục bát chiếm
một vị trí đáng kể, tạo nên tiếng nói tiêu biểu đặc trưng cho văn học người
Việt, tâm hồn người Việt.
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƠ LỤC BÁT
Cấu trúc thể loại
Lục bát là thể thơ tổng hợp giữa câu sáu và câu tám. Số câu khơng hạn
định, ít thì chỉ hai câu, cịn nhiều thì có thể kéo dài đến vơ kể. Từ khi ra đời,
thể lục bát đã trở thành thể loại được ưa chuộng trong sáng tác của người
Việt. Qua tiến trình thể loại, thể lục bát mỗi lúc càng trở nên hoàn thiện hơn.
Niêm, vần, luật.
Giáo sư Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức trong cuốn Thơ ca Việt Nam –
Hình thức và thể loại đã dành cho thể lục bát một sự quan tâm, ưu ái đặc biệt.
Niêm luật của thể thơ này đã được tóm tắt thành một hệ thống tương đối rõ ràng.
* Hệ thống phổ biến
- Trường hợp một:
Dòng/ti

1

2

3

4


ếng

15

5

6

7

8


Dòng

-

B

-

T

-

B

Dòng


-

B

-

T

-

B

lục
-

B

bát
B: Vần bằng; T: Vần trắc
Trường hợp này khá phổ biến trong ca dao và cả trong văn học viết. Chẳng
hạn:
Dù ai cho bạc cho vàng
Chẳng bằng trông thấy mặt chàng hôm nay
(Ca dao)
Láng giềng đã đỏ đèn đâu
Chờ em ăn dập bã giầu em sang
(Nguyễn Bính)
Ở hệ thống này, niêm luật giữa câu lục và câu bát đều theo mối quan hệ
tương liên từng cặp: B- B; T- T; B- B.
- Trường hợp hai:

Các tiếng thứ tư, thứ sáu, thứ tám nhất định phải theo vần bằng, riêng tiếng
thứ hai có thể linh động, hoặc bằng hoặc trắc.
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
(Ca dao)
Có oản anh tình phụ xơi
Có cam phụ qt, có tình phụu ta
(Ca dao)
*đổi khơng khí trong cuộc
sống, trong thơ của thi sĩ đã tạo nên những nét đặc biệt này.
Đồng Đức Bốn có những tiêu đề thơ lục bát ngắn gọn như của Nguyễn
Duy như: Phố đèo, Về đâu, Về Huế, Chuông buồn…Tuy nhiên, những tiêu đề
thơ lục bát trong tập Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc thì khơng có bài nào mang
tiêu đề chỉ một tiếng. Đa phần là các tiêu đề khá dài và có vần, có nhịp như
những câu thơ mượt mà. Đây là nét riêng, là điểm khác nhau trong thơ, trong
tính cách của hai thi sĩ đồng quê.
Thơ lục bát hiện đại có nhiều bài kết thúc theo lối mở. Dấu hiệu nhận biết
thường là các dấu câu đặc biệt. Tiêu biểu là dấu hỏi, dấu ba chấm và dấu
chấm than. Hiện tượng này trong ca dao xưa là chưa có. Từ khi người sáng
tác có ý thức chú ý tới việc đồng sáng tạo của người đọc, kiểu kết thúc này

140


ngày càng trở nên phổ biến hơn. Trong thơ Mới, nhiều thi phẩm đã có cấu
trúc mở và tạo ra hiệu quả nghệ thuật. Ví dụ như bài Tiếng thu của Lưu Trọng
Lư được tạo bởi sự kết hợp từ 3 câu hỏi. Hàn Mạc Tử kết thúc Mùa xuân chín
bằng câu hỏi bâng khuâng, day dứt:
Chị ấy năm nay cịn gánh thóc
Dọc bờ sơng trắng nắng chang chang?

Trong Tiền và lá, Nguyễn Bính dãi bày tấm lịng quặn xé đến tê tái. Câu
hỏi mà thi sĩ đặt ra, chính bản thân thi sĩ cũng khó có thể trả lời. Nó như nốt
nhạc buồn cứ quẩn quanh trong tâm trí người đọc:
Người ta đã bị mua rồi
Chợ đời ngồi họp, mình tơi mua gì?
Lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đã kế thừa trọn vẹn những cách
tân ấy. Nguyễn Duy kết thúc bài Hỏi thăm bằng câu hỏi gợi ra nỗi nhớ sâu
nặng:
Qn cơm Âm Phủ cịn khơng
Cơ gì hôm ấy lấy chồng hay chưa?
Ở bài Bát nước ngô, câu thơ cuối là một câu lục và lại đứng tách riêng ra
thành một khổ. Nó khẳng định tình người, tình quê hương qua chút quà mộc
mạc, giản dị là bát nước ngơ: “Q đồng chỉ có thế thơi”. “thế thôi” nhưng lại
vô cùng ý vị, ý nghĩa. Câu thơ cứ man mác, sâu lắng, là dư âm vang mãi trong
lòng độc giả.
Kết thúc bài thơ theo lối bỏ ngỏ trong lục bát Đồng Đức Bốn cũng khơng
ít. Mỗi lần kết thúc như thế, nhà thơ lại tạo ra một tín hiệu nghệ thuật đặc biệt.
Căn cứ vào đó, chúng ta có thể thấy được chiều sâu cảm xúc và nỗi lòng nhà thơ.
Nếu đời đang hết bùn nhơ
Mưa dầm ngõ nhỏ bao giờ tạnh đây
(Ngõ nhỏ mưa dầm)
Tẽn tò con sáo sang sơng
Bờ bên này tưởng cũng khơng có gì
Tẽn tị con sáo bay đi

141


Lại bờ bên ấy có gì cũng khơng
Ước gì trời nổi cơn giông

(Con sáo sang sông)
Cấu trúc khổ thơ, bài thơ lục bát của Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn đã
chứng tỏ thêm rằng, họ là những nhà thơ đồng quê rất linh hoạt. Bám sâu,
bám chắc vào gốc rễ truyền thống, đồng thời có nhiều đóng góp mới lạ, làm
giàu cho kho tàng lục bát Việt Nam. Thơ lục bát của họ cũ mà không nhàm,
mới mà không xa lạ, cá tính mà khơng lạc lõng. Tài thơ, tâm hồn thơ của họ
mỗi lúc lại được khẳng định hơn trong thơ Việt. Tiêu biểu là thơ lục bát.
Ở cấp độ câu thơ
3.2.1. Về ngắt nhịp
Từ thơ lục bát Nguyễn Duy đến thơ lục bát Đồng Đức Bốn đều tuân thủ
theo lối ngắt nhịp của lục bát truyền thống. Phần nhiều các câu lục bát trong
đời thơ họ đều ngắt nhịp theo lối xưa, lối cũ. Cách ngắt nhịp này phần nào tạo
nên âm hưởng ca dao trong thơ của hai tác giả đồng quê.
Bên cạnh những kế thừa, cách ngắt nhịp trong thơ lục bát Nguyễn Duy và
Đồng Đức Bốn cũng có nhiều khác lạ. Là những đổi mới trong tư duy thơ.
Những đổi mới đó là sự làm giàu thêm cho lục bát truyền thống chứ hồn tồn
khơng phải là sự vẫy vùng chối bỏ những giá trị đã có. Trong thơ lục bát của
các nhà thơ khác, chúng ta có thể thấy họ có khá nhiều cách ngắt nhịp sáng
tạo, tạo hơi thở mới cho thơ mình. Lục bát Nguyễn Bính có tiết tấu linh hoạt,
diễn tả đúng mạch cảm xúc của cái tơi trữ tình lãng mạn hiện đại:
Cái gì như thể nhớ mong
Nhớ nàng/ khơng/ quyết là khơng nhớ nàng
(Người hàng xóm)
Nhà thơ Tố Hữu lại có cách ngắt nhịp cực hay trong Nước non…Đang là
những câu thơ nhịp nhàng theo lối truyền thống:
Chập chùng/ thác lửa/ thác chơng
Thác Dài/ thác Khó/ thác Ơng/ thác Bà

142



Bỗng chuyển đổi, biến hoá trong nhịp 1/3/2 thể hiện sự quyết tâm mãnh
liệt đang bùng lên trong lòng người chiến sĩ cách mạng:
Thác/ bao nhiêu thác/ cũng qua
Từ những cung bậc tình cảm khác nhau, Nguyễn Duy tạo ra nhiều cách
ngắt nhịp khác nhau trong các bài thơ lục bát của mình. Có thể kể ra đây một
số cách ngắt nhịp tiêu biểu, phổ biến trong thơ lục bát của ơng. Cách ngắt
nhịp 1/6 như sự vỡ ồ về cảm xúc thi nhân:
Chao/… đêm đẹp biết chừng nào
Vẫn xin em chớ làm sao giữa trời
(Ca dao vọng về)
Có trường hợp, câu thơ theo nhịp 1/7, giống kiểu câu định nghĩa nhưng
thể hiện sự ngỡ ngàng trong tâm trạng nhà thơ.
Nét và hình chẳng riêng ai
Em/- thần nhan sắc trời sai giáng trần
(Nét và hình)
Ta về thăm chiến trường xưa
Em/- hoa đào muộn Kỳ Lừa mùa xuân
(Lạng sơn)
Cách ngắt nhịp 2/6 mang lại những giá trị biểu cảm khác lạ. Nó là sự bất
ngờ, mừng vui trong cảm xúc của thi nhân. Nhịp 2 giữ cho mạch thơ ngừng
lại, làm cho tâm trạng ngưng lại rồi chợt mở ra một nét mới lạ của cảnh vật,
không gian hoặc tạo khoảng trống để người đọc suy ngẫm và thấu hiểu hơn về
tấm lịng thi nhân.
Bom rơi toang hốc một vùng
Mẹt xanh/- khoảng trống của rừng hiện ra
(Sao)
Một đời/ không thể nào quên
Lòng dân/- chiếc mộc vững bền che ta
(Hầm chữ A)

Cách sử dụng dấu câu trong các câu thơ đôi khi cũng tạo nên những nhịp
thơ có hiệu quả nghệ thật cao. Nguyễn Duy thường dùng dấu chấm lửng tạo

143


ra sự lửng lơ, chậm rãi, gợi nhiều suy ngẫm. Thói quen này khơng chỉ có ở
thơ lục bát của nhà thơ mà còn ở nhiều thể thơ khác.
Ta bay lên trời
Và hình dung một lần chui xuống đất
Mười thước…ngàn thước…mười ngàn thước
(Trong đất)
Trong thơ lục bát, dấu chấm lửng giữa dòng thơ làm cho nhịp thơ chậm
lại, trầm buồn trong tâm hồn thi sĩ:
Cái cò…sung chát…đào chua
Câu ca mẹ hát gió đưa về trời
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)
Nếu dấu chấm lửng làm cho nhịp thơ chậm lại thì dấu chấm giữa dòng thơ
lại làm cho câu thơ bị đứt quãng. Nhịp thơ nghẽn lại, ngắt nghỉ một cách lạ
lẫm như lối nói dấm dẳng của những con người làng quê:
Nắng. Hoa đồng nội chói chang
Mùi hoang dại cỏ gợi hoang vu người
(Rau muối)
Bài Tre Việt Nam là bài thơ lục bát hay và tiêu biểu cho đời thơ Nguyễn
Duy. Phần kết bài thơ này, câu thơ bị ngắt ra thành từng khúc, từng đoạn làm
nên nhịp thơ lạ, gợi ra khoảng không gian, thời gian vô tận. Mỗi nhịp thơ là
tiếng lòng khẳng định niềm tin vào tương lai quê hương, đất nước.
Mai sau
Mai sau
Mai sau

Tre xanh xanh mãi xanh màu tre xanh
Cũng là nhà thơ đồng quê như Nguyễn Bính, Nguyễn Duy…Nhịp thơ lục
bát của Đồng Đức Bốn bám chắc, bám sâu vào gốc rễ của lục bát truyền
thống. Ấy vậy nhưng, vẫn phải nói rằng, Đồng Đức Bốn rất khéo và tài khi
đưa những giá trị thơ lục bát truyền thống hoà nhập cùng những giá trị thơ ca

144


hiện đại. ngay trong quá trình kiến tạo nhịp thơ, điều này thể hiện cũng khá
rõ.
Lục bát Đồng Đức Bốn có nhiều câu làm theo nhịp 3/5. Nó giống như sự
đứt gãy, hẫng hụt trong tâm hồn nhà thơ:
Cái đêm hơm ấy gió mùa
Tơ nhện giăng/ đến cổng chùa thì tan
(Cái đêm em ở với chồng)
Đồng Đức Bốn có những câu thơ làm theo lối bậc thang, nhịp thơ vì thế
gợi ra những dư âm bâng khuâng lòng người.
Bây giờ mới được tĩnh tâm
Bâng khuâng
trong khói nhang trầm
gặp nhau
(Mùa xuân đi phủ Tây Hồ)
Đặc biệt, Đồng Đức Bốn rất hay sử dụng những liên từ đứng ở đầu câu thơ
như: bởi, cho nên, để, lại... Thơ lục bát Nguyễn Duy cũng có những liên từ
như vậy, nhưng khơng thường xun và phổ biến như thơ Đồng Đức Bốn.
Những liên từ này trong lục bát truyền thống thường không được sử dụng do
đặc trưng thể loại. Nó tạo ra sự ngưng nghỉ, đứt gãy trong nhịp điệu và trong
cảm xúc. Đồng Đức Bốn sử dụng những liên từ như vậy nhằm nhiều ý đồ
nghệ thuật khác nhau. Khi thì lí giải cho những cay cực, chìm nổi đời người,

khi lại thể hiện tâm trạng hụt hẫng, trống vắng, lúc lại biểu hiện những cảm
xúc bâng khuâng ngỡ ngàng…
Bởi đem thương nhớ cho nhau
Cho nên cay đắng khổ đau rạc rài
(Gửi Tân Cương)
Trên nền tảng của thơ ca dân gian và những thói quen trong lối sống ngàn
đời của con người làng quê, tiếng thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn kế
tục, khẳng định được những giá trị tốt đẹp, sâu sắc từ ngàn xưa. Bên cạnh đó,
lục bát của họ đã đóng góp những tiếng nói riêng đầy cá tính. Về nhịp thơ, hai

145


tác giả đồng quê này đã tận dụng những gì mà thế hệ đi trước đã tạo nên.
Đồng thời, sự vận dụng của họ cũng rất linh hoạt, sáng tạo để tạo ra sức sống
mới cho thơ mình từ những gì đã có.
3.2.2. Về gieo vần
Riêng về gieo vần trong thơ lục bát, Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đã
triệt để tận dụng những thành tựu của lục bát truyền thống. Gieo vần bằng tại
tiếng thứ sáu của câu lục, tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám của câu bát. Dùng cả
vần chính và vần thơng. Khơng hề có câu nào gieo vần trắc, qua đó đủ để thấy
họ là những người làm thơ lục bát rất trung thành với truyền thống, cảm và
hiểu sâu sắc thế mạnh của thể lục bát quê mùa.
Nếu so về mức độ tuân thủ những nguyên tắc gieo vần của lục bát cổ điển
thì Nguyễn Duy có phần nghiêm ngặt hơn. Cịn lục bát Đồng Đức Bốn, tuy
khá đảm bảo những chuẩn mực nguyên tắc đó, nhưng đơi lúc vẫn lạc vào biến
cách. Thực ra, biến cách trong gieo vần ở lục bát Đồng Đức Bốn là những gì
đã có ở thơ lục bát từ trước Truyện Kiều. Đó là cách gieo vần ở tiếng thứ tư
câu bát:
Tơi cịn có một mùa đơng

Em ở với chồng tận cuối cơn mưa
(Tận cuối cơn mưa)
Hiện tượng này có khơng ít trong thơ lục bát của các nhà thơ hiện đại khác
như Nguyễn Bính, Tố Hữu… Một trong những điểm chung là những câu lục
bát gieo vần ở tiếng thứ tư đều viết về những gì thuộc thế giới quê mùa, dân
dã, mộc mạc. Có lẽ bởi nó gợi nên âm hưởng dân gian, hợp với lỗ tai của
người dân quê.
Lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đã bám rất sát vào cách gieo vần
của lục bát truyền thống. Tuy có những biến cách nhưng đó là sự trở về với
những gì thuộc cội rễ của thể loại. Vả lại, sự biến cách ấy cũng không nhiều.
Tuân theo những nguyên tắc cách gieo vần của lục bát xưa, cả Nguyễn Duy
và Đồng Đức Bốn đều góp phần khẳng định những giá trị bền vững, là thế
mạnh của thể thơ được coi là đại diện cho tâm hồn người Việt.

146


3.2.3. Về phối thanh
Như đã biết, những giá trị vốn có của lục bát truyền thống đã hun đúc và
tạo nên những giá trị thơ đặc sắc của Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn. Trân
trọng truyền thống, họ luôn ý thức để thơ mình khơng biến thành những đứa
con bất hiếu của thơ lục bát Việt. Về cách phối thanh, cả hai nhà thơ ln có ý
thức sáng tạo riêng. Nhưng để thơ mình trở nên mới lạ, có sức hấp dẫn hơn,
họ cũng cố gắng tận dụng tối đa sự tự do của các tiếng không qui định bằngtrắc cố định.
Lục bát Nguyễn Duy phối hợp khá hài hoà giữa bằng và trắc. Tuỳ theo nội
dung cảm xúc cụ thể mà thơ lục bát của ông dùng nhiều hơn hoặc bằng, hoặc
trắc. Có những câu thơ, thanh bằng được sử dụng nhiều hơn, đặc biệt là các
thanh ngang hướng vào diễn tả cảm xúc chân thành, nhẹ nhàng, bình dị:
Sao long lanh như giọt sương
Nhìn ta và cỏ thèm thuồng không sao

(Cỏ dại)
Nhưng phần nhiều, lục bát Nguyễn Duy luôn có dấu hiệu cãi lại truyền
thống khi số thanh trắc ngang bằng hoặc nhiều hơn thanh bằng. Sự đan xen
hay thiên lệch ấy ln cho thấy chất tình tang, chất bụi, chất ghẹo trong thơ ơng.
Thướt tha áo trắng nói cười
Để ta thương nhớ một thời áo nâu
(Áo trắng má hồng)
Nguyễn Duy lại có những câu lục bát khơng nhiều thanh trắc, cũng không
phá luật phối thanh của thể loại mà đọc lên vẫn gai góc, trúc trắc đến lạ. Than
có, ghẹo có, vui có, mà buồn cũng có.
Xanh xanh đỏ đỏ bừng bừng
Tứng từng tưng tửng từng tưng đã đời
(Cung văn)
Đó là sự tài tình trong cách phối âm và sự kết hợp giữa các âm, vần mà
tạo nên những câu lục bát lạ tai, giàu giá trị nghệ thuật. Hơn nữa, đây cũng là

147


cách nói rất gần gũi ngơn ngữ, giọng điệu của những con người quê mùa
trong thời hiện đại.
Cách phối thanh trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn cũng mang đậm dấu ấn
cá nhân. Có lẽ nhà thơ khơng bao giờ có chủ định là sẽ phối thanh cho thơ
theo cách này hay cách kia. Nhưng cũng chính vì thế mà lục bát của ơng có
cách phối thanh tự nhiên, theo đúng những cung bậc cảm xúc vốn có của
người sáng tác.
Đồng Đức Bốn có những cặp lục bát sử dụng nhiều thanh trắc. Nhưng lục
bát của nhà thơ Chăn trâu đốt lửa có vẻ hợp hơn với giọng trầm buồn, day
dứt, đôi khi là tâm trạng nặng nề của con người qua nhiều gió sương chìm nổi
với sự lấn áp của những thanh bằng.

Nghìn năm đi giữa mịt mờ
Cái gì cũng thấy ngờ ngờ lo lo
(Chín xu đổi lấy một hào)
Em từ buổi âý xa tôi
Cây bên đường chẳng đâm chồi nở hoa
(Em xa)
Phải thấy rằng, cách phối thanh trong thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức
Bốn đã theo rất sát với cách phối thanh của lục bát truyền thống. Để thể hiện
cá tính riêng, họ đã cố gắng tận dụng các thanh ở tiếng tự do. Mỗi nhà thơ
luôn có điệu cảm xúc, điệu tâm hồn riêng nên cách tận dụng các thanh điệu
này ắt hẳn không giống nhau. Nguyễn Duy thiên về tận dụng các thanh trắc,
Đồng Đức Bốn lại nghiêng về tận dụng các thanh bằng. Tuy nhiên, họ vẫn
gặp nhau ở một điệu thơ là điệu tâm hồn quê mùa.
4. VÀI NÉT VỀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ LỤC
BÁT NGUYỄN DUY VÀ ĐỒNG ĐỨC BỐN.
Trong văn học, thời gian được xếp vào một trong các yếu tố thuộc thế giới
nghệ thuật. Trong mỗi câu văn, câu thơ, dù trực tiếp hay gián tiếp, ln có sự
hiện diện của thời gian. Với mỗi nhà văn, nhà thơ, cách cảm nhận và thể hiện
thời gian trong tác phẩm của mình cũng mang cá tính riêng, khơng ai giống ai.

148


Thời gian trong thơ ca thường mang một ý nghĩa nào đó. Nó thể hiện
những cảm quan, tư tưởng và ý đồ nghệ thuật của người sáng tác. Thời gian
trong tác phẩm văn học nghệ thuật cũng khơng hồn tồn giống với thời gian
thực. Nó khơng chỉ vận động theo chiều tịnh tiến mà có thể biến chuyển
nhanh chậm theo nhiều chiều khác nhau. Đó có thể là thời gian lịch sử, thời
gian gắn liền với đời tư con người, thời gian tâm lí hoặc thời gian trong nỗi
nhớ, hồi niệm… Những dòng thời gian này đan xen vào nhau, tác động qua

lại tạo thành nhịp điệu đời sống trong các tác phẩm.
Quay trở lại với thơ lục bát của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn, thời gian
hiện lên trong thơ họ trước hết là thời khắc khách quan, khắc hoạ theo những
cách riêng, mang cá tính, cảm xúc mỗi tác giả. Ở thơ lục bát hai tác giả này,
chúng ta dễ nhận ra cách cảm nhận thời gian quen thuộc của những người dân
quê. Người dân quê có thói quen lấy đời người với những tần tảo, lo toan làm
thước đo thời gian riêng. Ta vẫn hay gặp những cách nói như: một đời người,
cả đời người hay nửa đời người…để tính khoảng thời gian. Nhà thơ Nguyễn
Duy cũng đã từng đo thời gian theo cách ấy. Đó là thời gian được đo bằng
cuộc đời của một người cha nơi chiến trận:
Ở đây có những con người
Nửa đời Việt Bắc nửa đời Trường Sơn
(Người cha)
Ngoài cách đo đếm thời gian bằng đời người, chúng ta cũng gặp ở thơ
Nguyễn Duy những cách đo đếm thời gian bình dị, những cách nói thường
gặp ở cuộc sống đồng quê. Đó là cách đo “vài ba năm”, “bốn năm năm”, “bảy
tám mùa xuân”…
Vài ba năm bốn năm năm
Em tôi bảy tám mùa xuân rừng già
Sốt nhiều mai mái nước da
Cái thời con gái đi qua cánh rừng
(Người con gái)

149


×