Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Nguyễn Đình Chiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.99 KB, 10 trang )

LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
( Trích Lục Vân Tiên)
Nguyễn Đình Chiểu
I. Khái quát chung
1. Tác giả:
- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) tại tỉnh Gia Định ( nay là TP. Hồ Chí Minh). Tự là
Mạnh Trạch. Hiệu là Hiếu Trai.
- Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu chịu nhiều đau khổ bất hạnh: Tuổi thơ khó khăn phải về
tá túc quê nội. Năm 1843, ông đỗ Tú tài. Ba năm sau khi đang chuẩn bị thi Hội ở Huế thì
được tin mẹ mất, ơng phải về chịu tang, trên đường về vì khóc q nhiều nên ơng nhuốm
bệnh rồi mù hẳn khi đang ở tuổi 26. Tiếp đó gia đình vị hơn thê bội ước, ông về quê mẹ
dạy học và làm thuốc, sống trong nghèo khổ.
- Là con người với đạo đức cao cả, không để thực dân pháp mua chuộc. Dù khơng trực
tiếp cầm vũ khí chiến đấu, nhưng ơng vẫn dùng ngịi bút của mình động viên, cổ vũ
kháng chiến.
→ Nguyễn Đình Chiểu là một nhà yêu nước, một nhà thơ lớn của dân tộc cũng là một
thầy thuốc đáng trọng.
2. Sáng tác: Rất nhiều tác phẩm có giá trị phải kể đến : Truyện Lục Vân Tiên, Dương
Từ- Hà Mậu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,...
3. Tác phẩm: “ Lục Vân Tiên”
a. Hoàn cảnh sáng tác: Lục Vân Tiên được sáng tác vào khoảng đầu những năm 50
của thế kỉ XIX
b. Kết cấu: Kết cấu theo kiểu chương hồi xoay quanh diễn biến cuộc đời của nhân vật
chính. Truyện gồm 2082 câu lục bát, bố cục chia làm 4 phần
- Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga
- Lục Vân Tiên gặp nạn và được cứu
- Kiều Nguyệt Nga gặp nạn và được cứu
- Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga gặp lại và sum vầy
c. Thể loại: Truyện thơ Nôm viêt ttheo thể lục bát. Đây là tác phẩm mang tính chất là
một truyện kể chú trọng đến hành động hơn là nội tâm nhân vật.


II. Kiến thức trọng tâm
1. Nhân vật Lục Vân Tiên


a. Lúc Vân Tiên đánh giặc
“ Vân Tiên ghé lại bên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô
Kêu rằng: “ Bớ đảng hung đồ!”
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”
- Hình ảnh:
+ “ ghé lại bên đàng”
+ “ Bẻ cây làm gậy”: vũ khí đánh cướp thơ sơ
→ Miêu tả việc Vân Tiên tìm vũ khí
→ Tinh thần dũng cảm của Vân Tiên
- Cách xưng hô: gọi thẳng tên : “Bớ đảng hung đồ!”
- Lời trách mắng: “ Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”
→ Cách đánh giặc cơng khai, đàng hồng, quang minh, chính đại như các anh hùng
hảo hán
=> Vân Tiên hiện lên là một chàng trai giàu lòng nghĩa hiệp, tài giỏi, giữa đường gặp
chuyện bất bình thì sẵn sàng xả thân ra tay cứu giúp, khơng so đo tính tốn
“ Trước gây việc dữ tại mầy,
Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng
Vân Tiên tả đột hữu xơng,
Khác nào Triệu Tử phá vịng Đương Dang”
- Hình ảnh:
+ “ bốn phía phủ vây bịt bùng” : quân địch đông đảo, gươm giáo đầy dủ đang bao vây
Vân Tiên
+ “ tả đột hữu xông” : Vân Tiên chỉ có một mình nhưng chiến thuật đánh rất hợp lí và
linh hoạt
- So sánh: “ Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang” → “ Vân Tiên” so sánh

“ Triệu Tử” , trân đánh của Vân Tiên chẳng khác nào trận Đương Dang của Triệu Tử
=> Hình ảnh một dũng tướng đánh nhanh, kín võ, đầy bất ngờ, giành thắng lợi nhanh
chóng. Đây khơng phải là trận đánh của vũ lực mà là trận đánh giữa chính nghĩa với
gian tà
=> Sức mạnh của Lục Vân Tiên là kết tinh sức mạnh của nhân dân, chiến thắng của Vân
Tiên là niềm tin và ước vọng của nhân dân. Kết quả là quân địch thất bại thảm hại, bỏ
chạy tán loạn
“ Lâu la bốn phía vỡ tan
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay


Phong Lai trở chẳng kịp tay
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong”
=> Chân lí: kẻ bất nhân độc ác thì nhận lấy thảm bại, người anh hùng tất yếu sẽ chiến
thắng
=> Vân Tiên chiến thắng bởi sức mạnh của nhân nghĩa, lẽ phải, tình u thương và lịng
dũng cảm, kiên cường
b. Cách cư xử của Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga ( Cuộc gặp gỡ này chỉ toàn đối
thoại, người hỏi, người đáp, khơng có miêu tả)
“ Vân Tiên nghe nói động lịng
Đáp rằng: “Ta đã trừ dịng lâu la””
→ Vân Tiên thương xót, ân cần hỏi han, an ủi
→ Con người giàu tình cảm
“ Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái, ta là phận trai”
→ Câu nệ của lễ giáo phong kiến
→ Cư xử chừng mực, suy nghĩ trong sáng
Khi nghe rằng Kiều Nguyệt Nga muốn lạy tạ và xin đền ơn, chàng từ chối không nhận
chỉ xướng họa với nàng một bài thơ rồi từ biệt
“ Vân Tiên nghe nói liền cười

Làm ơn há dễ trông người trả ơn
Nay đà rõ đặng nguồn cơn,
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
→ Vân Tiên là người quang minh chính đại, phân định rõ ràng: phân định ranh giới nam,
nữ; muốn biết rõ lí lịch của cô gái, nguyên nhân mắc nạn, phân biệt tớ, thầy, hành động
cứu người cũng không muốn nhập nhằng với chuyện làm ơn. Một nhân cách sáng ngời,
một lí tưởng anh hùng truyền thống theo quan niệm Nho giáo
=> Lục Vân Tiên là hình tượng lí tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm vào đó niềm
tin và ước vọng của mình về những con người hào hiệp, chính trực, trọng nghĩa khinh
tài, từ tâm nhân hậu
2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga


“ Trước xe quân tử tạm ngồi,
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa”
- Cách xưng hô: “quân tử” - “ tiện thiếp” → vừa trân trọng vừa khiêm nhường
- Hành động : “lạy rồi sẽ thưa”
→ Hình ảnh của một tiểu thư khuê các, thùy mị, nết na và có học thức
“ Làm con đâu dám cãi cha,
Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành”
→ Phẩm chất hiền thục, một lịng vâng theo cha mẹ
“ Hà Khê qua đó cũng gần
….
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”
→ Một người trọng ân nghĩa, hết mực muốn báo đáp ân cơng của mình
=> Kiều Nguyệt Nga là một cơ gái khuê cát, hiền hậu, nết na, có học thức, có hiếu, ân
tình, trọng ơn nghĩa. Một nhân cách đáng quý đáng trân trọng


BÀI ĐỌC THAM KHẢO
Bài số 1
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn, nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt
Nam, thơ văn của ơng khơng có sự chau chuốt, cầu kỳ về câu từ mà lại rất mộc mạc,
dân dã gắn liền với đời sống của con người Nam Bộ. Vì vậy trong nền văn học của
Việt Nam, đại thi hào Nguyễn Du nổi tiếng với kiệt tác truyện Kiều, đây là tác phẩm
được đông đảo độc giả trong nước, cũng như độc giả nước ngồi đón nhận bởi câu
từ mượt mà, văn phong khoa học, giàu giá trị nội dung cũng như tư tưởng thì văn
chương của cụ Đồ Chiểu đã thâm nhập vào đời sống, trở thành một phần đời sống
của người dân Nam Bộ, người ta đọc Truyện Lục Vân Tiên phẩm của ông quen thuộc
như những bài đồng dao dân gian. Truyện Lục Vân Tiên nổi tiếng bởi chính chất
mộc mạc, gần gũi ấy, trích đoạn “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” cũng đã thể
hiện được phần nào đặc trưng thơ văn của tác phẩm này.
“Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” là một trích đoạn của tác phẩm “Truyện Lục
Vân Tiên”, kể về hành động nhân nghĩa, vô tư của Lục Vân Tiên, khi chàng bắt gặp trên
đường cảnh bạo tàn, chàng đã không hề né tránh hay e ngại những tai họa sẽ đến mà hết
lòng ra tay cứu giúp người bị nạn. Đoạn trích thể hiện được nét đẹp trong phẩm chất cũng


như tâm hồn của Lục Vân Tiên, chàng làm việc nghĩa xuất phát từ tấm lịng mà khơng hề
tính tốn đến việc thiệt hơn, báo đáp ân nghĩa. Ngoài ra, Kiều Nguyệt Nga cũng là một
nhân vật được xây dựng khá đặc sắc, nàng là một tiểu thư khuê các, khi được cứu giúp
bởi Lục Vân Tiên nàng đã thể hiện những phẩm chất tốt đẹp như trọng ân nghĩa, hiền thục
đoan trang lại là một người con có hiếu.
Mở đầu đoạn trích, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã miêu tả một cách chân thực, sống động
những hành động của Lục Vân Tiên, đó chính là khi chàng ra tay diệt trừ cái bạo tàn,
khơng cho phép nó làm tổn hại, gây ra đau khổ cho những người dân lương thiện, đây là
một hành động đẹp, là biểu hiện ra bên ngồi của một tấm lịng đáng q, đáng trân trọng.
“Vân Tiên ghé lại bên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô

Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ”
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”
Câu thơ miêu tả những hành động của Lục Vân Tiên khi gặp một sự cố ở trên đường, đó
là chứng kiến cảnh lũ cướp hồnh hành, đang gây họa cho người dân, bản tính cương trực,
căm ghét cái ác lại đề cao hành động nhân nghĩa đã thôi thúc Vân Tiên hành động, và
hành động của chàng dường như cũng chỉ diễn ra trong một cái chớp mắt, chàng khơng
hề suy nghĩ, tính tốn thiệt mất nếu như mình can dự vào mà chàng lập tức ra tay diệt trừ
mối nguy hại ấy, bảo vệ người dân. Và sự gấp rút của tình huống nên chàng khơng kịp
chuẩn bị gì mà tiện tay bẻ ln cành cây bên đường để làm vũ khí diệt trừ cái ác “Bẻ cây
làm gậy nhằm đằng xông vô”. Không chỉ nhân nghĩa trong hành động mà lời nói của
chàng cũng thể hiện được tính cách cương trực, thẳng thắn của chàng “Kêu rằng bớ đảng
hung đồ/ Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”.
Lời nói của Lục Vân Tiên là hướng đến chỉ trích, phê phán lũ giặc cướp nhưng cũng là
tuyên ngôn sống đầy cao đẹp của chàng, sống là phải hướng đến bảo vệ cuộc sống của
những người dân lành, chứ không phải mang đến những đau khổ cho họ. Và những hành
động bạo tàn, “hồ đồ” chàng càng khơng cho phép nó xâm hại đến những con người lương
thiện ấy. Vân Tiên không chỉ là một con người có tình thương với con người, mang trong
mình tinh thần chính nghĩa cao đẹp mà chàng cịn là một chàng trai khỏe mạnh, tài giỏi,
điều này được thể hiện ra trong những hành động chàng chống lại những tên cướp:
“Vân Tiên tả đột hữu xông
.............
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong”
Những động tác của Vân Tiên đều rất dứt khoát, nhanh nhẹn “tả đột hữu xung”, và những
hành động anh hùng này được nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu so sánh với hình ảnh người
anh hùng Triệu Tử khi phá vòng Đương Dang. Trước sức mạnh của Lục Vân Tiên thì băng
cướp bị đánh tan “Lâu la bốn phía vỡ tan”, chúng hoảng loạn bỏ lại gươm giáo mà tìm


đường thoát thân. Và cầm đầu của băng đảng này là Phong Lai thì bị Tiên cho một gậy
“thác rày thân vong”. Đây là sự trừng phạt thích đáng cho những kẻ lấy việc hại người

làm niềm vui, làm mục đích kiếm sống. Đối với những tên cướp ngày Lục Vân Tiên tuyệt
đối khơng khoan nhượng,lời nói và hành động đều hết sức quyết liệt nhưng khi hỏi thăm
người bị nạn thì chàng lại trở nên vơ cùng dịu dàng, phải phép:
Dẹp rồi lũ kiến chịm ong
Hỏi: “Ai than khóc ở trong xe này”
Không chỉ ra tay cứu giúp người bị nạn mà chàng còn hết lòng quan tâm đến họ, thể hiện
ngay qua lời hỏi thăm ân cần, và động viên, giúp người bị nạn trấn tĩnh lại tinh thần sau
cơn hoảng loạn bằng việc thông báo cho họ biết tình hình bên ngồi, rằng những lũ “kiến
chịm ong” đã bị tiêu diệt, cũng tức khơng cịn bất cứ sự nguy hiểm nào có thể đe dọa nữa.
Và phẩm chất tốt đẹp của Lục Vân Tiên cũng tiếp tục được bộc lộ khi chàng có cuộc đối
thoại với người bị hại, cũng tức Kiều Nguyệt Nga. Khi Kiều Nguyệt Nga có ý định bước
ra khỏi kiệu để cúi lạy Lục Vân Tiên vì cơng cứu mạng thì chàng nhất quyết khơng chịu
nhận:
“Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái ta là phận trai”
Chỉ thơng qua vài câu nói thơi nhưng ta có thể nhận thấy Lục Vân Tiên là một con người
trọng đạo lí, cũng như những khn phép trong xã hội xưa. Chàng không muốn Kiều
Nguyệt Nga ra ngồi cúi lạy mình vì khơng muốn sự gặp mặt này ảnh hưởng đến phẩm
tiết của nàng, vì trong quan niệm của xã hội phong kiến xưa, thì “nam nữ thụ thụ bất thân”,
tức là giữa con trai và con gái cần phải có những khoảng cách nhất định, khơng được tùy
tiện gặp mặt hay có những hành động thân thiết. Lời nói của Lục Vân Tiên cũng thể hiện
chàng là một con người có học thức, cịn đặt lời nói ấy trong xã hội ngày nay thì ta lại
thấy có cái gì đấy đáng u ở chàng trai này. Nhưng mục đích của Lục Vân Tiên khơng
chỉ vì lễ tiết mà chàng cũng không muốn nhận sự báo đáp của Kiều Nguyệt Nga, bởi hành
động cứu giúp của chàng là xuất phát từ tấm lịng chứ khơng phải vì mục đích vụ lợi gì
“Làm ơn há dễ trơng người trả ơn”, câu nói của chàng với Kiều Nguyệt Nga càng làm cho
con người chàng trở nên đáng trân trọng hơn.
“Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
Trong quan niệm của Lục Vân Tiên thì những việc nhân nghĩa là tất yếu, và nếu làm ơn

mà trơng ngóng việc trả ơn thì khơng phải người anh hùng “Làm người thế ấy cũng phi
anh hùng”.
Như vậy, đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga đã khắc họa một cách
chân thực, sống động hình ảnh của người anh hùng hiệp nghĩa Lục Vân Tiên, ở chàng hiện
lên với biết bao phẩm chất tốt đẹp, không chỉ là con người nhân nghĩa, thấy việc ác là ra


tay diệt trừ, bảo vệ sự bình yên cho con người mà chàng cịn là một con người có học thức,
trọng những lễ nghi, khuôn phép. Và ở chàng trai ấy ta cũng có thể thấy được một quan
niệm sống thật đẹp, đó là quan niệm về việc nghĩa và về người anh hùng. Khắc họa nhân
vật Lục Vân Tiên cũng là cách nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu hình mẫu anh hùng lí tưởng
và khát vọng về lẽ cơng bằng ở đời.

BÀI SỐ 2
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
(Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
Lục Vân Tiên là truyện Nơm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu, đề cao trung, hiếu,
tiết, nghĩa, phê phán thói phản trắc, đố kỵ, bất nhân, bất nghĩa
Lục Vân Tiên là nhân vật anh hùng, văn võ toàn tài, thể hiện trọn vẹn ước mơ, lý
tưởng của tác giả. Đoạn Lục Vân Tiên cứu Nguyệt Nga là đoạn kể về chiến công đầu tiên
của chàng trai họ Lục và cũng là cuộc gặp gỡ kỳ lạ đầu tiên của hai nhân vật chính trong
truyện, một hình thức giới thiệu nhân vật thường thấy trong lối tự sự. Đoạn văn đã thể
hiện nổi bật khí phách anh hùng và tinh thần nghĩa khí của Lục Vân Tiên, cũng như lòng
biết ơn, lưu luyến của Kiều Nguyệt Nga.
Sau khi từ biệt thầy học, lên đường lập nghiệp, Vân Tiên một mình đã đi qua mấy ngày
đường, đang tìm nơi trú chân và kết bạn thì gặp phải đám cướp làm cho dân làng tán loạn,
kêu khóc thảm thiết Hỏi được nguyên nhân, Vân Tiên khảng khái xin nhận việc diệt cướp:
“ Tôi xin đem sức anh hào,

Cứu người cho khỏi lao đao buổi này.”

Mặc cho mọi người khuyên can, ngăn cản, Vân Tiên vẫn một lịng xơng ra.
Đoạn văn mở đầu với việc Vân Tiên tìm vũ khí:


“ Vân Tiên ghé lại bên đàng,

Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.”
Chiếc gậy bằng cây là một vũ khí q thơ sơ trước một đảng cướp khét tiếng. Nhưng với
vũ khí đó càng chứng tỏ tinh thần anh dũng của Vân Tiên. Cái cách đánh giặc của chàng
cũng cơng khai, đàng hồng quang minh, chính đại như các anh hùng hảo hán: gọi tên,
trách mắng tên giặc điên cuồng, kiêu căng, hùng hổ, kêu quân vây bủa, Vân Tiên một
mình tả xung hữu đột như Triệu Tử Long ở Đương Dương trong Tam quốc diễn nghĩa,
làm cho lâu là vỡ tan:

“ Lâu la bốn phía vỡ tan,

Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
Phong Lai trở chẳng kịp tay,
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong.”
Trận đánh kết thúc nhanh chóng, bất ngờ như trong truyện cổ tích. Người đọc chưa kịp
hồi hộp mà quân giặc dường như chỉ chờ Vân Tiên đến để bỏ chạy và chịu chết. Đó khơng
phải là trận đánh của vũ lực, là trận đái của chính nghĩa chống gian tà, và chính nghĩa dù
vũ khí thơ sơ cũng nhất định thắng lợi. Đó là niềm tin và ước vọng của nhân dân.
Sau trận diệt cướp là cuộc gặp gỡ với người đẹp gặp nạn. Điều thú vị là cuộc gặp gỡ này
chỉ có tồn đối thoại, người hỏi, người đáp, ngồi ra khơng có miêu tả. Hình như Vân Tiên
chỉ nắm bắt thông tin bằng kênh nghe: Vân Tiên “Hỏi: Ai than khóc ở trong xe này?". Rồi
lời đáp và than khóc. “Vân Tiên nghe nói động lịng, nhưng chàng khơng muốn nhìn thấy
gì hết, chỉ muốn hỏi:
“Khoan khoan ngồi đó chớ ra,


Nàng là phận gái, ta là phận trai.
Tiểu thư con gái nhà ai,
Đi đâu nên nỗi mạng tai bất kỳ?
Chẳng hay tên họ là chi,


Kh mơn phận gái việc gì đến đây?
Trước sau chưa hãn dạ này,
Hai nàng ai tớ ai thầy nói ra?
Tiếp theo là Nguyệt Nga “Thưa rằng một thơi (22 dịng).
Rồi:
“ Vân Tiên nghe nói liền cười,

Làm ơn há để trơng người trả ơn.
Nay đà rõ đặng nguồn cơn,
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.”
Tuy chỉ là hỏi, đáp, nhưng lời hỏi của Vân Tiên chứng tỏ chàng quang minh, chính đại.
Lời hỏi dõng dạc, cái gì cũng muốn rõ ràng muôn phần định ranh giới nam, nữ rõ ràng,
muốn biết rõ lý lịch cô gái, nguyên nhân mắc nạn, phân biệt thứ bậc tớ, thầy. Ngay hành
động anh hùng chàng cũng không muốn nhập nhằng với việc làm ơn. Đó là một nhân cách
sáng ngời. Một lý tưởng làm người anh hùng truyền thống theo quan niệm Nho giáo. Nụ
cười của chàng mới thật hiền lành, đáng u biết bao. Chỉ có hỏi đáp mà tính cách Vân
Tiên hiện lên thật đẹp đẽ và độc đáo.
Câu trả lời của Nguyệt Nga cũng thể hiện phẩm chất hiền thục của nàng. Nàng một lòng
vâng theo cha mẹ:
“ Làm con đâu dám cãi cha,

Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành.”

Nàng cảm ơn cứu mạng và một lòng muốn được đền ơn. Lời nói của Nguyệt Nga hết sức
mộc mạc và thực thả:
“ Hà Khê qua đó cũng gần,


Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng.
Gặp đây đương lúc giữa đàng,
Của tiền chẳng có, bạc vàng cũng khơng.”
Tưởng câu báo đức thù cơng,
Lấy chỉ cho phỉ tấm lịng cùng ngươi.
Lúc nào nàng cũng muốn làm theo đức hạnh. Chỉ mấy nét, mà tác giả đã cho thấy một
người nết na, đức hạnh theo quan niệm truyền thống cổ xưa.
Tóm lại, đoạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga thực chất là đoạn thơ giới thiệu
nhân vật. Qua đoạn này, phẩm chất cao đẹp, đức hạnh của hai nhân vật đã được bộc lộ,
làm nền tảng cho tình yêu hai người về sau. Lời văn mộc mạc, giản dị mà ý tình sâu nặng
càng đọc càng thấy ý nghĩa sâu sắc, chắc nịch. Nhân vật nào cũng sống theo những lời
dạy đạo đức cổ truyền. Lục Vân Tiên thì "Nhớ câu kiến nghĩa bất vi, Làm người thế ấy
cũng phi anh hùng”, theo câu “Nam nữ thụ thụ bất thân": "Nàng là phận gái, ta là phận
trai”, rồi theo câu “Làm há dễ trông người trả ơn". Kiều Nguyệt Nga thì theo câu "Làm
con đầu dám cãi cha”, lại theo câu "báo đức thù công". Xét về mặt này, cả hai nhân vật
đều tiêu biểu cho nhân vật văn học cổ điển truyền thống Ta có thể nói, trong các truyện
Nôm, đây là những nhân vật "cổ điển" nhất trong các nhân vật "cổ điển”.



×