Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

De thi dinh ky lan 2 20122013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.82 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜ NG TH SỐ 1 BÌNH NGUYÊN Lớp 5 Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Điểm Đọc hiểu Điểm chung ĐTT. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I Môn : Tiếng Việt. lớp 5 Thời gian: 30 phút Năm học: 2012 -2013 Nhận xét GV coi và chấm. Đọc thầm bài: Ngu Công xã Trịnh Tường Khách đến xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ không khỏi ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao. Dân bản gọi dòng mương ấy là con nước ông Lìn. Để thay đổi tập quán làm lúa nương, ông Phàn Phù Lìn, người Dao ở thôn Phìn Ngan đã lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước. Nhưng tìm được nguồn nước rồi, mọi người vẫn không tin có thể dẫn nước về . Ông cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn., trồng một héc ta lúa nước để bà con tin. Rồi ông vận động mọi người cùng mở rộng con mương, vỡ thêm đất hoang trồng lúa. Con nước nhỏ đã làm thay đổi tập quán canh tác và cuộc sống của trên 50 hộ trong thôn. Những nương lúa quanh năm khát nước được thay dần bằng ruộng bậc thang. Những giống lúa lai cao sản được ông Lìn vận động bà con đem về trồng cấy, nhờ vậy mà cả thôn không còn hộ đói. Từ khi nước được dẫn về thôn, nhà ai cũng cấy lúa nước chứ không phá rừng làm nương như trước nữa. Muốn có nước cấy lúa thì phải giữ rừng. Ông Lìn lặn lội đến các xã bạn học cách trồng cây thảo quả về hướng dẫn cho bà con cùng làm Nhiều hộ trong thôn mỗi năm thu được mất chục triệu đồng từ các loại cây này. Riêng gia đình ông Lìn mỗi năm thu hơn hai trăm triệu. Phìn Ngan từ thôn nghèo nhất đã vươn lên thành thôn có mức sống khá nhất của xã Trịnh Tường. Chuyện của Ngu Công xã Trịnh Tường nhanh chóng bay về Thủ đô. Ông Phàn Phù Lìn vinh dự được Chủ tịch nước khen ngợi. Theo Trường Giang – Ngọc Minh * Dựa vào bài tập đọc trên, hãy khoanh vào ý trả lời đúng: Câu 1: Ông Lìn đã làm thế nào để đưa nước về thôn? A. Một mình ông đào suốt một năm trời… B. Ông cùng vợ con đào suốt một năm trời . . C. Ông cùng dân bản đào suốt một năm trời . . Câu 2: Nhờ có mương nước, tập quán canh tác ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào? A. Dân bản phá rừng làm nương rẫy. B. Dân bản cấy lúa nước C. Dân bản kết hợp cấy lúa nước và làm nương..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 3: Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng và bảo vệ dòng nước? A. Ông trồng cây thảo quả và hướng dẫn bà con cùng làm. B. Ông trồng cây cổ thụ và hướng dẫn bà con cùng làm. C. Ông trồng cây tre và hướng dẫn bà con cùng làm. Câu 4: Nhờ trồng cây cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào? A. Nhiều hộ trong thôn mỗi năm thu được mấy chục triệu. B. Phìn Ngan từ thôn nghèo nhất đã vươn lên thành thôn có mức sống khá nhất của xã Trịnh Tường C. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 5: Ông Lìn đã được ai gửi thư khen ngợi? A. Chủ tịch xã Trịnh Tường B. Chủ tich tỉnh Lào Cai C. Chủ tịch nước Câu 6: : Câu” Dân bản gọi dòng mương ấy là con nước ông Lìn” thuộc kiểu câu gì? A. Câu kể B. Câu cảm C. Câu cầu khiến Câu 7: Trong câu “ Cô bé mỉm cười rạng rỡ”từ nào là tính từ? A. Cô bé B. Mỉm cười C. Rạng rỡ Câu 8: Cặp quan hệ từ “ Vì .. nên” trong câu: “Vì mọi người tích cực trồng cây nên quê hương em có nhiều rừng cây xanh mát” biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu? A. Biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả B. Biểu thị quan hệ tương phản C. Biểu thị quan hệ điều kiện – kết quả Câu 9: Từ “ tớ” trong câu “ Theo tớ, quý nhất là lúa gạo.” Là: A. Đại từ dùng để xưng hô B. Đại từ dùng để thay thế Câu 10: Yếu tố nào là quan trọng nhất để tạo nên một gia đình hạnh phúc? A. Có nhiều tiền B. Mọi người sống hòa thuận C. Bố mẹ có chức vụ cao..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I. MÔN TIẾNG VIỆT Năm học : 2012 – 2013 B. Đọc thành tiếng: - GV chọn các bài tập đọc từ tuần 11 đến tuần 17. GV ghi tên bài cho học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn do GV đã đánh dấu, sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc. II. Phần viết: 1. Chính tả: Nghe - viết: Bài Thầy thuốc như mẹ hiền ( Từ đầu ... đến còn cho thêm gạo, củi.) 2. Tập làm văn: (5 điểm) Đề bài: Tả một người thân của em..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> CÁCH ĐÁNH GIÁ MÔN TIẾNG VIỆT. LỚP 5 Năm học: 2012 -2013 I. Phần đọc: (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng: (5 điểm) - HS đọc đúng từ, đúng tiếng (1 điểm) - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu (1 điểm) - Giọng đọc bước đầu có biểu cảm. (1 điểm) - Tốc độ đọc đạt yêu cầu. (1 điểm) - Trả lời đúng câu hỏi GV đưa ra. (1điểm) 2. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm) - HS trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm.. Câu Đáp án. 1 B. 2 B. 3 A. 4 C. 5 C. 6 A. 7 C. 8 A. 9 A. 10 B. II. Phần viết: (10 điểm) 1. Chính tả: (5 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn đạt 5 điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai lẫn phụ âm đầu, vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm. - Sai một lỗi về tiếng trừ 0,5 điểm - Các lỗi lặp lại trừ một lần. - Viết không đúng kiểu chữ, kích cỡ hoặc trình bày bẩn trừ 1 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn: (5 điểm) - Xác định đúng kiểu bài, đề bài, bố cục đủ 3 phần, dùng từ đặt câu đúng, có sự liên kết giữa các câu, các đoạn 5 điểm. - Tuỳ theo mức độ đạt được GV ghi điểm..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> TRƯỜNG TH SỐ 1 BÌNH NGUYÊN Lớp 5 Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Điểm Nhận xét. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I Môn : Toán lớp 5 Thời gian: 60 phút Năm học: 2012 -2013 GV coi và chấm. Câu 1: Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. a. Cho số thập phân 14,186. Chữ số 6 có giá trị là: A.. 6 10. B.. 6 100. C.. 6 1000. D. 6. b. Số gồm 6 đơn vị, 5 phần mười, 7 phần nghìn là: A. 6, 507 B. 6,57 C. 6,570 D. 6,705 c. Một người bán hàng bỏ ra 70.000 đồng tiền vốn và bị lỗ 8%. Vậy số tiền người đó bị lỗ là: d. 7200 đồng B. 5600 đồng C. 6500 đồng D. 8750 đồng e. 48,65 32 Phép chia này có thương là 1,52 số dư là: 166 065 1,52 01 A. 1 B. 0,01 C. 0,1 D. 0,001 Câu 2: Điền dâu thích hợp vào chỗ chấm: > a, 18,3 . . . . . 18,29 b, 61,1 . . . . 61,100 < = c. 0,664 . . . . 0, 665 d, 8,07 . . . . 56,77 Câu 3 : Đặt tính rồi tính: a, 89 – 4,375 b, 53,286 + 63,24. c, 985,28 : 3,2. d, 6,127 x 38.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Câu 4 : Điền số thích hợp vào chỗ chấm : a, 670 m = . . . . . . . km b, 9 ha 13 dam2 = . . . . . . . . . . . . . ha c, 0,5 kg = . . . . . . . . g d, 35 tạ = . . . . . . . . . . . . . . tấn Câu 5: Số học sinh nữ của một trường là 552 em và chiếm 92% số học sinh toàn trường. Hỏi số học sinh trường đó có bao nhiêu học sinh?. Câu 6: Một vườn cây hình chữ nhật có chiều dài 15,62m và chiều rộng 8,4 m . Tính chu vi và diện tích vườn cây đó?.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> CÁCH ĐÁNH GIÁ MÔN TOÁN. LỚP 5 NĂM HỌC 2012 – 2013 Câu 1 : (2 điểm) Học sinh khoanh đúng vào mỗi ý được 0,5 điểm. a,. C. 6 1000. b.. A 6,507. c.. B 5600 đồng. Bd,. 0,01 Câu 2: (1 điểm) HS điền dấu đúng ở mỗi chỗ chấm được 0,25 điểm. a. > b. = c. < Câu 3: (2 điểm) HS đặt tính và tính đúng mỗi phép tính được 0,5 điểm. a. 84,625 b. 116,526 c. 307,9 Câu 4: (1điểm) HS điền số đúng vào mỗi chỗ chấm được 0,25 điểm. a. 0,67 km b. 9,13ha c. 500g Câu 5: ( 2 điểm) 1% số học sinh toàn trường là: 552 : 92 = 6 ( học sinh) Số học sinh của trường đó có là: 6 x 100 = 600 ( học sinh) Đáp số: 600 học sinh Câu 6: ( 2 điểm) Chu vi vườn cây hình chữ nhật là: ( 15,62 + 8,4) x 2 = 48,04 (m) Diện tích vườn cây hình chữ nhật là: 15,62 x 8,4 = 131,208 (m2) Đáp số: Chu vi: 48,04 m Diện tích: 131,208 m2. d. < d. 232,826 d. 3,5 tấn (0,5 điểm) (0,5 điểm) ( 0,25 điểm) ( 0,5 điểm) (0,25 điểm) ( 0, 25 điểm) ( 0,5 điểm) ( 0,25 điểm) 0,5 điểm) ( 0,25 điểm) ( 0,25 điểm).

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×