Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

câu hỏi tự luận sinh học lớp 10 sinh học tế bào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.25 KB, 44 trang )

CÂU HỎI TỰ LUẬN SINH HỌC 10- PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO
Câu 1. Tại sao sự sống lại chọn C làm “xương sống” của các hợp chất hữu cơ?
(Tại sao cacbon “được chọn” làm nguyên tố tạo nên bộ khung của các chất hữu
cơ cao phân tử trong tế bào ?
Đáp án
Sự sống chọn C là “ xương sống” của các hợp chất hữu cơ vì:
- C là nguyên tố cơ bản của sự sống, tạo nên giới hữu cơ. Do nguyên tử C có 6e; 2e ở
lớp thứ nhất (đã ghép đơi) và 4e ở lớp ngồi (độc thân)  khi ở trạng thái kích thích,
ngun tử C có thể tạo tối đa 4 mối liên kết cộng hóa trị với các nguyên tố khác là H,
O, N và đặc biệt là với nguyên tử C khác có thể cấu tạo nên những chất hữu cơ với
khối lượng và kích thước lớn. Từ đó tạo thành hợp chất hữu cơ với các tính chất và
vai trị khác nhau.
- Năng lượng liêt kết C-C cao  nguyên tử C có thể hình thành các cấu trúc
chuỗi, vịng bền vững. Đơi khi các chuỗi, vòng này chứa O, N. Liên kết C-N, C-O đủ
mạnh để giữ cho các phân tử tạo nên bền vững.
- Mạch cacbon của các hợp chất hữu cơ đa dạng, mạch cacbon khác nhau, cấu
hình khơng gian khác nhau sẽ dẫn tới tính chất và chức năng của các hợp chất hữu cơ
trong cơ thể sống cũng khác nhau.
- Liên kết giữa các đơn phân tạo thành các đa phân, số lượng và cách liên kết giữa các
đơn phân tạo ra sự đa dạng của các hợp chất hữu cơ
Câu 2. Tại sao 4 nguyên tố C, H, O, N lại là những nguyên tố chính (chiếm 96%)
cấu tạo nên cơ thể sống mà không phải là các nguyên tố khác?
Đáp án
- Các nguyên tố chính cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ: C, H, O, N chiếm tới 96%
khối lượng chất sống trong cơ thể.
- Không phải ngẫu nhiên chúng được chọn là các nguyên tố chính xây dựng chất sống.
C, H, O,N là những nguyên tố chính cấu tạo nên những cơ thể sống là vì:
- Đây là 4 ngun tố có ngun tử bé nhất, có thể hình thành liên kết cộng hoá trị cả
trong trường hợp cùng một nguyên tố và cả với các nguyên tử của các nguyên tố khác
(liên kết dị ngun tử)
=> Có thể hình thành nhiều loại liên kết: gồm cả các liên kết bền vững và các liên kết


linh hoạt.
- Các nguyên tố này đứng đầu các nhóm trong bảng hệ thống tuần hồn, chúng là những
nguyên tố nhẹ nhất, bé nhất của mỗi nhóm. Lớp electron của các nguyên tố này là H 1,
O2+6, N2+5 và C2+4 nên chúng có hóa trị tương ứng là H=1, O=2, N=3, C=4.
+ Cả 4 nguyên tố này đều có tính chất là dễ tạo các liên kết cộng hóa trị, do vậy chúng
dễ tác dụng lẫn nhau để tạo ra nhiều hợp chất.


+ Trong các nguyên tố tạo liên kết cộng hóa trị chúng nhẹ nhất ở mỗi nhóm mà sự bền
vững của liên kết này hầu như tỉ lệ nghịch với trọng lượng của nguyên tử tham gia.
+ Ngoài ra, ba nguyên tố O, N, C có khả năng tạo liên kết đơn hoặc đơi, nhờ đó
các hợp chất thêm đa dạng. Riêng C có thể tạo thành liên kết  với N hoặc với C. Các
hợp chất của chúng dễ tạo thành các liên kết hidro.
Câu
3:
Tại sao trong khẩu phần ăn hằng ngày nên thường xun đổi món mà khơng nên
chỉ ăn 1 món cho dù là rất bổ?
Đáp án
Trong khẩu phần ăn hằng ngày nên thường xuyên đổi món mà khơng nên chỉ ăn
1 món cho dù là rất bổ vì:
- Sự phối hợp nhiều loại thực phẩm nhằm đảm bảo cung cấp cho cơ thể con người
năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết để cấu tạo tế bào cũng như tham gia các
hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
- Cơ thể con người đòi hỏi cần đựơc cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng để xây dựng
và đổi mới các tế bào trong cơ thể. Các chất dinh dưỡng này cơ thể không tự tổng hợp
được mà cần đưa vào từ nguồn thực phẩm được gọi là thức ăn.
Để có đủ các chất dinh dưỡng thì cần ăn đa dạng phối hợp nhiều loại thực phẩm nhằm
cung cấp cho cơ thể đủ các nhóm dinh dưỡng:
+ Nhóm chất đạm: thịt, cá, trứng, sữa, tơm cua, cá… là những chất đạm có nguồn
động vật. Đậu, đậu đỗ, vừng, lạc là chất đạm có nguồn thực vật. Nhóm chất đạm cung

cấp các axit amin, là những nguyên liệu chủ yếu xây dựng protein.
+ Nhóm chất bột đường: gạo, mì, ngơ, khoai, sắn và các sản phẩm chế biến, nhóm này
cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể.
+ Nhóm chất béo (dầu, mỡ): dầu đậu nành/ đậu tương, dầu vừng/ mè, dầu lạc…) là
những chất béo có nguồn thực vật. Mỡ, bơ là chất béo từ nguồn động vật. Chất béo
cung cấp năng lượng và duy trì thân nhiệt.
+Nhóm rau, quả cung cấp vitamin, chất khống và chất xơ đảm bảo cho các hoạt động
chuyển hoá của cơ thể.
Mỗi loại thực phẩm đều cung cấp một số chất dinh dưỡng nhất định nhưng ở một tỷ lệ
khác nhau. Khơng một thực phẩm nào là hồn hảo nhất và có thể cung cấp đủ các chất
dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể. Chính vì thế trong chế độ ăn tốt nhất là bữa ăn phải ăn
đa dạng phối hợp nhiều loại thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng phức tạp
của cơ thể. Cung cấp cho cơ thể đủ cả các nguyên tố đa lượng và vi lượng
Câu 4.
Trình bày cấu trúc và các đặc tính lý hóa của nước, cũng như vai trị của nước
nước trong tế bào sống? Từ đó giải thích tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành
tinh khác, việc đầu tiên là các nhà khoa học phải tìm xem ở đó có nước hay
khơng?
Đáp án
- Cấu trúc và đặc tính hóa lí của nước


Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bằng
các liên kết cộng hóa trị. Do đơi êlectron trong mối liên kết bị kéo lệch về phía ơxi
nên phân tử nước có hai đầu tích điện trái dấu nhau làm cho phân tử nước có tính phân
cực.
Sự hấp dẫn tĩnh điện giữa các phân tử nước tạo nên mối liên kết yếu (liên kết hidro)
tạo ra các mạng lưới nước.
Do phân cực nên phân tử nước này hút phân tử nước kia (qua liên kết hiđrô) và hút
các phân tử phân cực khác tạo cho nước có vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự sống

- Vai trò của nước đối với tế bào
Nước là thành phần chủ yếu, bắt buộc trong mọi tế bào và cơ thể sống. Trong tế bào,
nước phân bố chủ yếu ở chất nguyên sinh. Nước là dung môi phổ biến nhất, là môi
trường khuếch tán và môi trường phản ứng chủ yếu của các thành phần hố học trong
tế bào. Nước cịn vừa là nguyên liệu vừa là dung môi cho các phản ứng sinh hố trong
tế bào.
Do có khả năng dẫn nhiệt, toả nhiệt và bốc hơi cao nên nước đóng vai trị quan trọng
trong quá trình trao đổi nhiệt, đảm bảo sự cân bằng và ổn định nhiệt độ trong tế bào
nói riêng và cơ thể nói chung. Nước liên kết có tác dụng bảo vệ cấu trúc của tế bào.
Các phân tử nước trong tế bào tồn tại ở dạng tự do hoặc liên kết với các thành phần
khác. Vì vậy, nước vừa là thành phần cấu tạo vừa là dung mơi hịa tan nhiều chất tan
cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào, đồng thời nước còn là dung mơi của các
phản ứng sinh hóa.
- Giải thích: Từ cấu trúc và đặc tính lí hóa của nước giúp nước có vai trị đặc biệt
quan trọng đối với sự phát sinh và phát triển của sự sống, nếu không có nước, tế bào
khơng thể tiến hành chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống hay nói cách khác nếu
khơng có nước thì cũng đồng nghĩa với việc là khơng có sự sống.
Do vậy mà khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học
trước hết phải tìm xem ở đó có nước hay không.
Câu 5: Phân biệt các loại đường đơn, đường đơi, đường đa về cấu tạo và vai trị
cuả chúng, cho ví dụ. Nếu ăn q nhiều đường thì có thể dẫn tới nguy
cơ bị bệnh gì?
Đáp án
* Phân biệt đường đơn, đường đơi, đường đa
Dạng cacbon
Cấu trúc
Vai trị
Ví dụ
hidrat
Đường đơn

-là loại đường chỉ -là nguồn dự trữ Ribozo
gồm 1 đơn vị
cung cấp năng lượng Glucozo
-có từ 3-7 nguyên tử cho các hoạt động Fructozo
C;dạng mạch thẳng sống của tb và cơ Galactozo
và mạch vòng.
thể.
-là đơn phân cấu tạo
nên các loại đường
đôi,đường đa.
-pentozo 5C tham
gia cấu tạo nên ADN
và ARN.
Đường đôi
-gồm hai phân tử -là
nguồn
dự Lactozo(đường sữa)


Đường đa

đường đơn lk với
nhau
bằng
lk
golucozit.
-gồm nhiều phân tử
đường đơn lk với
nhau
bằng

lk
golucozit.

trữ,cung cấp năng
lượng cho các hoạt
động của tb và cơ thể
-là nguồn dự trữ
cung cấp năng lượng
cho các hoạt động
sống của tb và cơ
thể.(tinh bột)
-xây dựng nên nhiều
bộ
phân
của
tb(
xenlulozo)cấu
trúc nên thành phân
tb thực vật.
-kitin cấu tạo nên
thành phần tb nấm và
bộ xương ngồi của
cơn trùng.
-một số polisaccarit
kết hợp với protein
để vận chuyển các
chất qua màng,nhận
biết các vật thể lạ.

Sacarozo

( đường mía)
Xenlulozo
Tinh bột
Glicozen

Câu 6. Tại sao người khơng tiêu hóa được xenlulơzơ nhưng chúng ta cần phải ăn
rau xanh hàng ngày?
Đáp án
Người khơng tiêu hóa được xelulozo nhưng chúng ta vẫn phải ăn rau xanh hằng ngày
là vì:
- rau xanh có vai trò đặc biệt quan trọng cho cơ thể- chúng cung cấp cho cơ thể các
nguồn dinh dưỡng cần thiết như:
+ Nguồn vitamin (đặc biệt là vitamin A và C)
+ Các muối khống có tính kiềm như kali, canxi, magiê. Rau còn là nguồn chất sắt
quan trọng. Sắt trong rau được cơ thể hấp thu tốt hơn sắt ở các hợp chất vô cơ. Các
loại rau đậu, sà lách là nguồn mangan tốt.
+ các axit hữu cơ.
+ Ngoài ra khi ăn rau xanh sẽ đáp ưng cho cơ thể một số loại đường như saccalozo,
glucozo…
+ Nguồn chất xơ( xenlulozo); Mặc dù chúng ta khơng tiêu hóa được xenlulozonhưng
xenlulơzơ có tác dụng điều hịa hệ thống tiêu hóa, làm giảm hàm lượng mỡ, colesterol
trong máu, tăng cường đào thải các chất cặn bã ra ngoài cơ thể.
- Rau xanh gây thèm ăn và ảnh hưởng tới chức phận tiết của tuyến tiêu hoá. Tác dụng
này đặc biệt rõ rệt ở các loại rau có tính tinh dầu như rau mùi, rau thơm, hành, tỏi...Ăn
rau tươi phối hợp với những thức ăn nhiều protid, lipid, glucid làm tăng rõ rệt sự tiết
dịch của dạ dày.
Câu 7. So sánh cấu tạo, trạng thái của dầu và mỡ? Tại sao người già không nên
ăn nhiều mỡ?



Đáp án
* sự giống nhau và khác nhau giữa dầu và mỡ
Giống nhau
– Dầu mỡ đều không tan trong nước, mà chỉ hồ tan trong các dung mơi hữu cơ như:
ether, benzen, chlorofrom.
– Dầu và mỡ đều cung cấp một năng lượng như nhau: 1g cung cấp cho cơ thể 9kcalo.
– Dầu và mỡ được cấu tạo bởi các acid béo,
- Đều là những hợp chất hữu cơ gồm carbon, hydro và oxy.
Khác nhau
Dầu
Mỡ
Dầu thực vật chứa nhiều acid béo chưa Mỡ động vật chứa nhiều acid béo no
no (chưa bão hồ) và khơng có (bão hồ), có khả năng tạo ra
cholesterol (ngoại trừ dầu dừa, dầu cọ, cholesterol trong máu (ngoại trừ mỡ cá
dầu ca cao).
thu, cá hồi, cá trích...
Trong điều kiện nhiệt độ bình thường, Trong điều kiện nhiệt độ bình thường,
dầu thực vật ở thể lỏng
mỡ động vật thì đơng đặc lại.
chứa nhiều vitamine E, K,
Chứa nhiều vitamine A, D.
Dầu thực vật giúp làm hạ lượng Mỡ động vật làm tăng LDL trong máu
cholesterol xấu (LDL) trong máu
(ngoại trừ mỡ các loài cá như đã nêu
trên), dẫn đến xơ vữa động mạch, cao
huyết áp, tiểu đường
Dễ được dịch mật làm nhũ hố ở đường ít được dịch mật làm nhũ hoá ở đường
ruột nên dễ hấp thu hơn.
ruột nên khó hấp thu hơn
Dầu thực vật dễ bị oxy hố, làm sản sinh ít bị oxy hố, khơng sản sinh các chất có

một số chất khơng có lợi cho sức khoẻ
hại cho sức khoẻ
* Người già không nên ăn nhiều mỡ là vì
Những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ đều chứa nhiều cholesterol động vật. Nếu sử dụng
nhiều các loại thực phẩm này sẽ làm lượng cholesterol trong máu tăng cao làm thành
tế bào cứng lại giảm khả năng đàn hồi dẫn đến xơ vữa động mạch tăng nguy cơ đột
quỵ tim mạch hoặc tai biến mạch máu não...
Câu 8. Trong các loại đại phân tử sinh học, hãy cho biết:
- Những đại phân tử nào có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân?
- Những đại phân tử nào vừa có tính đa dạng và vừa có tính đặc thù?
- Loại đại phân tử nào có tính đa dạng cao nhất?
Đáp án
Trong TB có rất nhiều loại đại phân tử hữu cơ khác nhau nhưng chia thành 4 loại đại
phân tử: cacbohiđrat, lipit, prôtêin, axit nuclêic.
- Các đại phân tử prôtêin, axit nuclêic (AND, ARN), polysacarit (tinh bột, xellulôzơ)
được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
+ Đơn phân của prôtêin là axit amin
+ Đơn phân của axit nuclêic là nucleotit
+ Đơn phân của polysacarit (tinh bột, xellulôzơ) là đương đơn glucơzơ.
- Axit nucleic và prơtêin vừa có tính đa dạng vừa có tính đặc thù cho lồi.


+ Tính đa dạng của axit nuclotit thể hiện ở thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp
các nuclơtit. Tính đặc thù thể hiện ở trình tự sắp xếp các nucleotit, tỷ lệ (A+T)/(G+X)
và hàm lượng AND trong nhân tế bào.
+ Tính đa dạng của prơtêin thể hiện ở thành phần, số lượng, trật tự sắp xếp của các aa.
Tính đặc thù thể hiện ở trình tự sắp xếp các aa trong cấu trúc bậc 1 và cấu trúc khơng
gian của protein.
- Protein là loại đại phân tử có tính đa dạng cao nhất. Ngun nhân là vì:
+ Protein được cấu tạo từ 20 loại aa khác nhau, càng nhiều loại đơn phân thì tính đa

dạng càng cao.
+ Prơtêin có cấu trúc khơng gian 4 bậc. Các bậc cấu trúc khơng gian làm tăng tính đa
dạng của prơtêin.
Câu 9.
Trình bày đặc điểm cấu trúc của ADN giúp chúng thực hiện chức năng mang,
bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
Đáp án
* Những đặc điểm về cấu trúc của phân tử DNA đảm bảo cho nó bảo quản được
thơng tin di truyền:
- Trên mỗi mạch đơn của phân tử DNA, cac Nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết
cộng hóa trị bền vững.
- Trên mạch kép các cặp Nu lên kết với nhau bằng liên kết hidro giữa các cặp bazo
nitrit bổ sung. Tuy lên kết hidro không bền nhưng số lượng liên kết lại rất lớn nên đảm
bảo cấu trúc không gian của DNA được ổn định ở mức độ nhất định.
- Nhờ các cặp Nu liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung đã tạo cho chiều rộng
DNA ổn định, các vòng xoắn của DNA dễ dàng liên kết với protein tạo nên cấu trúc
NST.
.- Từ 4 loại Nu do cách sắp xếp khác nhau đã tạo nên tính đặc trưng và đa dạng của
các phân tử DNA ở các lồi sinh vật
- ADN có cấu trúc 2 mạch theo NTBS nên nếu có ĐB xảy ra trên 1 mạch thì có thể
được sửa sai nhằm đảm bảo tính ổn định của TTDT.
* Những đặc điểm của DNA đảm bảo chức năng truyền đạt thông tin di truyền:
- Liên kết hidrogiữa 2 mạch ADN là liên kết yếu, không bền, dễ bị bẻ gãy nên 2
mạch ADN dễ dàng tách ra trong q trình nhân đơi ADN cũng như trong quá trình
phiên mã.
- DNA – NST có khả năng nhân đơi ở kì trung gian và phân li ở kì sau của quá trình
phân bào – đảm bảo duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ TB và cơ thể.
- ADN chứa các gen cấu trúc, các gen này có khả năng phiên mã để thực hiện cơ chế
tổng hợp protein, đảm bảo cho gen hình thành tính trạng. Đảm bảo việc truyền TTDT
từ nhân ra TBC

- DNA có thể bị biến đổi về cấu trúc do đột biến, hình thành những thơng tin DT mới,
có thể được di truyền cho cơ chế tái sinh của DNA. Góp phần tào nên sự đa dạng di
truyền.


Câu 10 Nêu cấu trúc của phơtpholipit. Vì sao phơtpholipit lại giữ chức năng quan trọng
trong cấu trúc màng sinh học?
Đáp án
Cấu trúc và chức năng của phôtpholipit
- Gồm 1 phân tử glixeron liên kết với 2 pt axit béo, 1 gốc phôtphat, gốc phôtphat liên
kết với 1 alcôn phức (côlin...)
- Đầu phôtphat ưa nước, đuôi axit béo kị nước  là phân tử lưỡng cực.
- Là phân tử lưỡng cực nên phôtpholipit vừa tương tác được với nước vừa bị nước
đẩy => trong môi trường nước, các phân tử phơtpholipit có xu hướng tập hợp lại đầu
ưa nước quay ra ngồi mơi trường, đi kỵ nước quay vào nhau tạo nên cấu trúc kép,
tạo nên lớp màng => tham gia cấu trúc nên tất cả các màng sinh học.
Câu 11. So sánh cấu trúc và chức năng của ADN và ARN.
Đáp án
* Giống nhau
- Đều là các axit Nucleic có cấu trúc đa phân, đơn phân là các Nucleotit
- Đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học : C, H, O, N, P
- Đều có bốn loại Nucleotit trong đó có ba loại Nu giống nhau là A, G, X
- Giữa các đơn phân đều có liên kết hóa học nối lại thành mạch
- Đều có chức năng trong quá trình tổng hợp protein đề truyền đạt thơng tin di truyền
* Khác nhau
ADN
ARN
Có hai mạch xoắn đều quanh một trục
Có cấu trúc gồm một mạch đơn
Phân tử ADN có khối lượng và kích Có khối lượng và kích thước nhỏ hơn

thước lớn hơn phân tử ARN
ADN
Nu ADN có 4 loại A, T, G,X
Nu ARN có 4 loại A, U, G, X
Phân tử đường tham gia cấu tạo nu và Phân tử đường tham gia cấu tạo nu và
đường deoxy ribozo
đường ribozo
ADN có chức năng tái sinh ARN khơng có chức năng tái sinh
Lưu trữ và truyền đạt TTDT

mARN truyền thông tin qui định cấu trúc
protein từ nhân ra tế bào chất
tARN chở a.a tương ứng đến riboxom và
giải mã trên phân tử mARN tổng hợp
protein
cho
tế
bào
rARN là thành phần cấu tạo nên riboxom

Câu 12. Khảo sát thành phần hóa học các axit nucleic của 5 lồi sinh vật, người
ta thu được tỉ lệ phần trăm các loại nucleotit của 5 loài sinh vật, người ta thu
được tỉ lệ phần trăm các loại nucleotit của axit nucleic ở các loài này như sau:
Nucleotit

A

G

T


X

U


Loài
I
21
29
21
29
0
II
29
21
29
21
0
III
21
21
29
29
0
IV
21
29
0
29

21
V
21
29
0
21
29
hãy cho biết loại vật chất di truyền và cấu trúc vật chất di truyền của các lồi đó?
Đáp án
- Loài I, II AND mạch kép
-

III : AND 1 mạch
IV: ARN 2 mạch
V: ARN 1 mạch
Câu 13. Tại sao prôtêin có thể tham gia vào hầu hết các chức năng trong tế bào?
Đáp án
- Prơtêin có thể tham gia vào hầu hết các chức năng khác nhau trong tế bào là do
prơtêin có tính đa dạng cao về cấu trúc.
- Tính đa dạng về cấu trúc phân tử của prơtêin có được là do nó được cấu tạo từ 20
loại đơn phân khác nhau và có cấu trúc nhiều bậc.
- Sự đa dạng về cấu trúc của prôtêin dẫn đến sự đa dạng về đặc tính lí hóa.
Sự đa dạng về đặc tính lí hóa giúp cho prơtêin có thể tham gia vào rất nhiều chức năng
khác nhau trong tế bào.
Câu 14. Vì sao nước đá nổi trong nước thường?
Đáp án
Nước đá nổi trong nước thường:
- Vì sự hấp dẫn tĩnh điện giữa các phân tử nước tạo mối liên kết yếu hidro. Liên kết
này mạnh nhất khi nó nằm trên đường thẳng qua trục O-H của phân tử nước bên cạnh
và yếu hơn khi nó lệch trục O-H

- Ở nước đá liên kết hidro bền vững, mật độ phân tử ít, khoảng trống giữa các phân tử
lớn.
- Ở nước thường liên kết hidro yếu, mật độ phân tử lớn, khoảng trống giữa các phân tử
nhỏ.
Câu 15. Nước có thể tham gia các phản ứng hóa học nào trong TB ? Cho ví dụ.
Đáp án
Nước tham gia các phản ứng hóa học với vai trị là chất phản ứng, đặc biệt là trong
phản ứng thủy phân,và trong phản ứng trùng ngưng.
+ Trong phản ứng thủy phân các phân tử hữu cơ có kích thước lớn bị phân li thành các
phân tử đơn giản hơn.
+ Gần như toàn bộ các phân tử lớn sinh ra trong trao đổi chất được tạo nên bằng phản
ứng trùng ngưng.


+ Ứng dụng: Hạt giống khô, khi được cung cấp đủ độ ẩm, thì hợp chất hữu cơ cao
phân tử sẽ được thủy phân thành các chất đơn giản, cung cấp chất dinh dưỡng cho sự
nảy mầm. Ngược lại, muốn giữ hạt giống thì cần phải hạ thấp độ ẩm, tránh xảy ra
phản ứng thủy phân các chất hữu cơ cao phân tử( protein, tinh bột...).
Câu 16. Tại sao xenlulôzơ được xem là cấu trúc lí tưởng cho thành tế bào thực
vật?
Đáp án
- Xenlulozo là đại phân tử (polyme) có kích thước rất lớn
- Xenlulơzơ là chất đa phân được tạo thành từ nhiều đơn phân cùng loại là glucôzơ.
Các đơn phân này liên kết theo kiểu 1 - 4 glicozit tạo nên sự đan xen theo kiểu sấpngửa, không có sự hình thành liên kết hidro giữa các đơn phân nên phân tử xenlulơzơ
có dạng sợi dài khơng phân nhánh tạo thành bó dài dạng vi sợi.
- Các vi sợi xenlulozo lại có thể liên kết với nhau bởi liên kết hiđro . Các vi sợi khơng
hịa tan và sắp xếp thành các lớp đan xen tạo nên cấu trúc bền chắc
Từ đặc điểm cấu trúc, xenlulozo khá bền chắc, khơng thấm nước nên được xem
là cấu trúc lí tưởng cho thành TBTV
Câu 17. Tại sao chất dự trữ ở tế bào thực vật là tinh bột còn tế bào động vật lại là

glicôgen?
Đáp án
HD: Chất dự trữ ở TV và ĐV khác nhau vì: Nhu cầu huy động năng lượng ở hai đối
tượng này khác nhau.
+ TV: Không di chuyển  cần ít năng lượng hơn. Vì vậy chất dự trữ là tinh bột cũng
đủ để cung cấp năng lượng.
+ ĐV: Đời sống di chuyển cần nhiều năng lượng  nguồn năng lượng phải huy
động nhanh, dễ dàng chất dự trữ là glicôgen.
- Sự khác nhau của hai chất này do đặc điểm cấu tạo khác nhau  đặc tính, vai trị
khác nhau.
+ Tinh bột: Có 20% amilozơ và 80% aminopectin. Aminopectin dạng mạch nhánh, cứ
20 -24 C thì phân nhánh 1 lần, mạch nhánh bắt đầu bằng liên kết 1-6α glicôzit là liên
kết dễ dàng bị cắt bằng enzim amilaza để giải phóng năng lượng. Mặt khác tinh bột
khơng tan trong nước  thích hợp cho việc dữ trữ dài ngày trong tế bào mà không
ảnh hưởng đến áp suất thẩm thấu và không hao hụt.
+ Glicôgen: có cấu tạo tương tự aminopectin nhưng phân nhánh mau hơn  huy động
năng lượng nhanh hơn.
Câu 18. Có hai mẫu vật là bột gạo và gan lợn. Với các hóa chất cần thiết, em hãy
thiết kế thí nghiệm chứng minh chất dự trữ trong bột gạo là tinh bột, cịn chất dự
trữ trong gan lợn là glicơgen?
Đáp án


- Nghiền nhỏ bột gạo, thêm nước cất, khuấy đều, đun sôi, để nguội, nhỏ vào dung dịch
vài giọt iot thấy dung dịch chuyển sang màu xanh lam đặc trưng của phản ứng giữa iot
và tinh bột. Chứng tỏ chất dự trữ trong bột gạo là tinh bột.
- Nghiền nhỏ miếng gan lợn, lọc qua rây thu dịch lọc, đun sôi, để nguội, thêm dung
dịch cồn 90o, nhỏ vào dung dịch vài giọt dung dịch iot, thấy dung dịch có màu nâu đỏ.
Chứng tỏ chất dự trữ trong gan lợn là glicơgen.
Câu 19.

Người ta có thể dùng thuốc thử lugol để nhận biết tinh bột
- Thành phần chính của thuốc thử là gì?
- Khi nhỏ vài giọt dung dịch thuốc thử vào hồ tinh bột, nó biến thành màu xanh
nhưng khi đun nóng, nó bị mất màu, để nguội, màu xanh đậm xuất hiện trở lại.
Giải thích hiện tượng
Đáp án
+ Thành phần của thuốc thử lugol: Thuốc thử lugol là dung dịch chứa 5% Iodine (I 2)
và 10% potasium iodide (KI)
+ Các phân tử I2 sẽ liên kết với chuỗi polymer tinh bột trong vùng lõi nhờ liên kết yếu
tạo ra hợp chất có màu xanh đậm, khi đun nóng, chuỗi xoắn duỗi ra và khơng có khả
năng liên kết với Iode nên mất màu, khi hạ nhiệt độ, cấu trúc xoắn tái xác lập và lại có
khả năng liên kết với Iode, màu sắc nhận biết lại xuất hiện.
Câu 20. Vai trị của lipit trong việc duy trì tính lỏng của màng tế bào? Vì sao nói
cholesteron có tính đệm nhiệt?
Đáp án
- Vai trị của lipit trong duy trì tính lỏng của màng:
+ Tỉ lệ photpholipit / protein càng cao thì tính lỏng càng cao. Tỉ lệ axit béo khơng no
càng cao thì tính lỏng càng cao.
+ Hàm lượng cholesteron trong màng tế bào động vật càng cao thì tính lỏng càng
giảm.
- Cholesteron có tính đệm nhiệt vì:
+ Cholesteron cản trở việc bó chặt của photpholiphit khi ở nhiệt độ thấp nên tính lỏng
của màng được duy trì.
+ Khi ở nhiệt độ cao cholesteron lại hạn chế sự dịch chuyển của phơtpholipit duy trì
ổn định cấu trúc màng.
Câu 21. Nêu đặc điểm giống nhau giữa dầu và mỡ ? Tại sao ở điều kiện bình
thường mỡ ở thể rắn còn dầu ở thể lỏng?
Đáp án:
– Giống nhau: đều là triglixerit
- Ở điều kiện bình thường mỡ ở thể rắn cịn dầu ở thể lỏng vì:

+ Mỡ được cấu tạo từ các axit béo no  các phân tử xếp sít với nhau nhiệt độ nóng
chảy cao, nhiệt độ đơng đặc thấp  ở điều kiện bình thường  trạng thái đông.


+ Dầu được cấu tạo từ các axit béo không no  liên kết đôi bị bẻ cong  các phân tử
cách xa nhau  nhiệt đông đặc cao  ở điều kiện bình thường  trạng thái lỏng.
Câu 22 Hãy giải thích tại sao vào mùa khơ hanh nếu bơi sáp chống nẻ ta lại thấy
da mình mềm mại? Giải thích câu nói “nước đổ lá khoai” bằng kiến thức sinh
học?
Đáp án
- Sáp là một loại lipit được cấu tạo từ các este phức tạp của rượu mạch thẳng và
các axit béo, do đặc tính kị nước nên khi bôi một lớp sáp chống nẻ lên da sẽ làm cho
da không bị mất nước khiến da mềm mại.
- Ở bề mặt của một số loại lá cây như khoai nước, sen, súng có phủ một lớp sáp
màu bàng bạc. Do tính chất khơng thấm nước của sáp nên khi dội nước vào các loại lá
này thì nước trơi tuột đi, khơng có ý nghĩa gì cả, gọi là “nước đổ lá khoai” (thường
dùng với ý bảo ban, khuyên răn mà khơng nghe lời, khơng có hiệu quả).
Câu 23. Có ý kiến cho rằng colesteron hồn tồn có hại đối với cơ thể người. Ý
kiến đó có chính xác khơng? Vì sao?
Đáp án
- Ý kiến đó khơng chính xác.
- Colesteron có vai trị quan trọng với cơ thể, chẳng hạn
- Cấu tạo màng tế bào.
- Tạo các hoocmon sinh dục.
- Tạo muối mật → tiêu hố mỡ.
Câu 24
Có những loại lipit nào tham gia vào cấu trúc màng sinh chất? Trình bày cấu
trúc và mối quan hệ của các loại lipit đó trong việc ổn định cấu trúc của màng.
Các phân tử phơtpholipit trong mơi trường nước sẽ có cấu trúc như thế nào ? Giải
thích

Đáp án
- Photpholipit và colesteron
- Cấu trúc của photpholipit: Có cấu trúc gồm hai phân tử axit béo liên kết với một
phân tử glixerol, vị trí thứ ba của phân tử glixerol được liên kết với nhóm photphat
tích điện âm. Photpholipit có tính lưỡng cực: đầu ancol phức ưa nước, đầu axit béo kị
nước.
- Cấu trúc của colesteron: Chứa các nguyên tử kết vòng, đặc trưng là bộ khung cacbon
gồm 4 vịng dính nhau.
- Mối quan hệ:
+ Trong khung lipit, các phân tử colesteron sắp xếp xen kẽ vào giữa các phân tử
photpholipit tạo nên tính ổn định của khung.
+ Tỉ lệ photpholipit/colesteron cao thì màng mềm dẻo, thấp thì màng bền chắc.


→ Chúng tạo nên cái khung ổn định của màng, đồng thời chúng tham gia tạo nên tính
mềm dẻo của màng, giúp màng có thể thay đổi tính thấm khi nhiệt độ môi trường thay
đổi để đáp ứng với các hoạt động thích nghi của tế bào
- Các phân tử phơtpholipit trong nước có dạng mixen keo (giọt dịch) do các đầu kị nước
quay ra ngồi và các đi kị nước quay vào trong (vẽ hình)
Câu 25. Tính chất song song và ngược chiều trong cấu trúc hai mạch đơn của
chuỗi xoắn kép ADN được thể hiện như thế nào? Tính chất đó chi phối đến hoạt
động di truyền như thế nào?
Đáp án
– Tính chất song song: các nu trên hai mạch ADN liên kết theo nguyên tắc bổ sung
A=T, G≡X  2 mạch cách đều nhau.
- Tính chất ngược chiều: Mạch gốc có chiều 3’-5’, mạch bổ sung có chiều 5’-3’
- Chi phối hoạt động di truyền:
+ Trong nhân đơi ADN: 2 mạch đơn mới tạo thành có 1 mạch tổng hợp liên tục, 1
mạch tổng hợp gián đoạn.
+ Trong phiên mã: Mạch gốc 3’-5’ thực hiện phiên mã  mARN có chiều 5’-3’.

+ Trong dịch mã: Bộ 3 đối mã trên tARN có chiều 3’-5’ kết hợp với bộ 3 mã sao trên
phân tử mARN có chiều 5’-3’ hình thành nên các axit amin trong phân tử protein.
Câu 26. Hãy giải thích tại sao ADN ở các sinh vật nhân thực thường bền vững
hơn nhiều so với các loại ARN?
Đáp án
* ADN ở các sinh vật có nhân bền vững hơn nhiều so với các loại ARN vì:
- ADN được cấu tạo từ 2 mạch, còn ARN được cấu tạo từ một mạch
- ADN thường có dạng chuỗi kép phức tạp, ổn định cịn ARN có cấu trúc xoắn đơn
giản hơn nhiều
- ADN có một số lượng lớn liên kết hiđrơ nên dù chuyển động nhiệt có phá vỡ các liên
kết nằm 2 đầu của phân tử, hai mạch đơn vẫn được gắn với nhau bởi các liên kết ở
vùng giữa
- Chỉ trong trường hợp những điều kiện rất khắc nghiệt (nhiệt độ cao hơn hẳn nhiệt độ
sinh lý) mới có sự phá vỡ đồng thời quá nhiều liên kết hiđrơ khiến phân tử khơng cịn
giữ được cấu hình ban đầu, phân tử bị biến tính. Cịn ARN có ít liên kết hiđrơ (nhiều
nhất rARN chỉ có 70%) nên kém bền hơn ADN.
- ADN mang điện tích âm thường gắn kết với các prơtein mang điện tích dương (H 1,
H2A, H3B, H4) nên được bảo vệ tốt hơn ARN không được bảo vệ
- ADN được bảo quản trong nhân, ở đó thường khơng có enzim phân hủy chúng, trong
khi đó ARN thường tồn tại ở ngồi nhân - nơi có nhiều enzym phân hủy axit nuclêic
Câu 27. Dự đoán thời gian tồn tại của mỗi loại ARN trong tế bào? Giải thích ?
Loại ARN nào là đa dạng nhất? Loại ARN nào có số lượng nhiều nhất trong tế
bào nhân thực? Giải thích?
Đáp án


-Thời gian tồn tại phụ thuộc vào độ bền của phân tử do liên kết hidro tạo ra và trạng
thái tồn tại của chúng trong tế bào.
+ mARN: Mạch thẳng, khơng có liên kết hidro, độ bền vững kém, thời gian tồn tại
ngắn.

+ tARN: có liên kết hidro nhưng số lượng ít, thời gian tồn tại lâu hơn mARN.
+ rARN: Số liên kết hidro có khoảng 70% và liên kết với protein tạo thành riboxom,
thời gian tồn tại lâu nhất trong tế bào.
c.- ARN thông tin là đa dạng nhất: Vì tế bào có rất nhiều gen mã hóa protein, mỗi gen
lại cho ra một loại mARN (nhân sơ) hoặc nhiều loại mARN (nhân thực).
- Trong tế bào nhân thực, ARN riboxom thường được lặp lại rất nhiều lần, hơn nữa số
lượng riboxom lại rất lớn và riboxom được dùng để tổng hợp nên tất cả các loại
protein cho tế bào nên rARN có số lượng lớn nhất.
Câu 27. Cho biết vai trò của nước rửa bát và nước chiết quả dứa trong thí
nghiệm tách chiết ADN ?
Đáp án
- Vai trị của nước rửa bát:
+ Tạo mơi trường kiềm cho các enzyme thủy phân hoạt động để hòa tan lipit.
+ Hòa tan lipit.
+ Phá hủy màng tế bào và màng nhân, giải phóng ADN.
- Vai trị của nước chiết quả dứa: Chứa enzim phân hủy protein  phân hủy phần
protein trong tế bào nên kết tủa trong cồn chỉ có thể là ADN.
Câu 28.
Nghiên cứu 3 đoạn ADN trong 3 loại tế bào của 3 loài sinh vật khác nhau:
- Phân tử ADN 1: A = T = 2 x 107 Nu, G = X = 3 x 107 Nu
- Phân tử ADN 2: A = T = 3 x 107 Nu, G = X = 2 x 107 Nu
- Phân tử ADN 3: A = T = 105 Nu, G = X = 4 x 105 Nu
- Đoạn phân tử ADN nào có nhiệt độ nóng chảy cao hơn? Tại sao?
- Nếu cho rằng mỗi phân tử ADN trên được phân lập từ vi khuẩn, sinh vật cổ và
tế bào nhân chuẩn. Hãy xác định phân tử ADN tương ứng với mỗi loại sinh vật?
Giải thích?
Đáp án
Phân tử ADN 1 có A = T = 20%, G = X = 30%
Phân tử ADN 2 có A= T = 30%, G = X = 20%
Phân tử ADN 3 có A = T = 10%, G = X = 40%

- Nhiệt độ nóng chảy phụ thuộc vào số liên kết hidro trong phân tử ADN nên phân tử
ADN 3 có nhiệt độ nóng chảy cao nhất, sau đó đến phân tử ADN 1 và nhiệt độ nóng
chảy thấp nhất là phân tử ADN 2.
- Sinh vật cổ thường sống ở môi trường khắc nghiệt (nhiệt độ cao, nồng độ muối
cao...) nên vật chất di truyền cần phải bền nhất. Do vậy phân tử ADN 3 là của sinh vật
cổ. Vi khuẩn sống ở mơi trường ít khắc nghiệt hơn sinh vật cổ nhưng khơng có màng


nhân bảo vệ vật chất di truyền, thường xuyên phải thích nghi với mơi trường nhiều
biến đổi nên phân tử ADN 1 là của vi khuẩn. Sinh vật nhân thực có kích thước tế bào
lớn, có màng nhân bảo vệ vật chất di truyền, do đó phân tử ADN 2 là của sinh vật
nhân thực.
Câu 29 "Tại sao ADN ở tế bào có nhân có kick thước lớn nhưng vẫn được xếp
gọn trong nhân? Sự sắp xếp đó như thế nào ? Việc xếp gọn có ảnh hưởng tới khả
năng tiếp xúc của ADN với các protit ko?"
Đáp án
-ADN ở tế bào có nhân có kích thước lớn nhưng vẫn được xếp gọn trong nhân là do
cấu trúc xoắn phức tạp của AND . các phân tử ADN được nén chặt trong thể tích rất
hạn chế của nhân .Việc nén chặt được thực hiện ở nhiều mức độ , thấp nhất từ
nuclêoxome,
soleoit
tới
sợi
nhiễm
sắc.
-Các protein có vai trị cấu trúc nén chặt ADN trong nhân như các histon liên kết với
các phân tử ADN nhờ các liên kết ion giữa các nhánh bên mang điện tích âm của
histon với các nhóm photphat mang điện dương của ADN .
-việc xếp gọn của ADN trong nhân ko anhhr hưởng tới khả năng tiếp xúc của ADN
với các protein vì ADN quấn quanh lõi cấu tạo từ nhiều histonneen dù nén chặt phần

lớn bề mặt ADN vẫn có khả năng tiếp xúc với các protein khác .(vd:ADN
polimeraza....)
Câu 30. Insulin là một loại hooc mơn có bản chất prơtêin. Nó được tổng hợp
trong các tế bào β của tuyến tụy nội tiết và được bài xuất vào máu để tham gia
vào cơ chế điều chỉnh lượng glucôzơ trong máu. Hãy cho biết trong tế bào β
tuyến tụy, Insulin được tổng hợp và phân phối theo con đường nào để có thể ra
khỏi tế bào, đi vào máu thực hiện chức năng?
Đáp án
Con đường tổng hợp và phân phối Insulin:
+ Insulin được tổng hợp nhờ các ribôxôm trên lưới nội chất hạt sau đó được đóng gói
trong các túi đưa sang bộ máy gơngi để hồn thiện cấu trúc.
+ Sau khi hoàn thiện cấu trúc, Insulin được đóng gói trong các túi xuất bào và đưa ra
màng tế bào. Khi có tín hiệu, các túi này dung hợp với màng tế bào để giải phóng
Insulin ra dịch mô. Từ dịch mô, Insulin khuếch tán vào máu để thực hiện chức năng.
Câu 31. Khi bị nhiễm khuẩn cơ thể thường phản ứng lại, làm cho ta bị sốt.
a. Phản ứng như vậy có tác dụng gì?
b.Từ thực tế trên có thể suy ra tính chất protein của người và của vi khuẩn có
gì khác nhau?
Đáp án
a. Phản ứng như vậy có tác dụng làm biến tính protein của vi khuẩn vì vậy hạn chế sự
sinh sản và phát tán của vi khuẩn trong cơ thể.
b. Thực tế cho thấy protein của vi khuẩn biến tính ở nhiệt độ thấp hơn của protein ở cơ


thể người.
Câu 32. Tại sao nói cấu trúc bậc một của protein có vai trị tối quan trọng trong
cấu trúc và vai trò của phân tử protein?
Đáp án
Cấu trúc bậc một của protein có vai trị tối quan trọng vì:
- Trình tự các axit amin trên chuỗi polypeptit sẽ thể hiện tương tác giữa các phần trong

chuỗi polypeptit, từ đó tạo nên hình dạng lập thể của protein (cấu trúc bậc I sẽ quyết
định cấu trúc bậc II, III và IV của protein) và do đó quyết định tính chất cũng như vai
trị của protein.
- Sự sai lệch trong trình tự sắp xếp của các axit amin có thể dẫn đến sự biến đổi cấu
trúc và tính chất của protein. Sự khác nhau về thành phần, số lượng và trật tự sắp xếp
các axit amin tạo nên sự đa dạng của protein, từ đó tạo nên tính đa dạng của sinh giới.
Câu 33. Sự khác biệt trong cấu trúc xoắn anpha và nếp gấp beta trong cấu trúc
bậc hai của phân tử protein là gì? Những loại protein nào thường có cấu trúc
xoắn anpha, cịn loại nào thường có cấu trúc nếp gấp beta?
Đáp án
Cấu trúc nếp gấp β khác với xoắn α ở một số điểm như sau:
+Đoạn mạch polipeptit có cấu trúc phiến gấp β thường duỗi dài ra chø không cuộn
xoắn chặt như xoắn α. Khoảng cách giữa 2 gốc axit amin kề nhau là 3,5A0.
+Liên kết hidro được tạo thành giữa các nhóm –NH- và –CO- trên 2 mạch
polipeptit khác nhau, các mạch này có thể chạy cùng hướng hay ngược hướng với
nhau.
Trong phân tử của nhiều protein hình cầu cuộn chặt, cịn gặp kiểu cấu trúc "quayβ". Ở đó mạch polipeptit bị đảo hướng đột ngột. Đó là do tạo thành liên kết hidro giữa
nhóm –CO của liên kết peptit thứ n với nhóm –NH của liên kết peptide thứ n+2.
Các protein dạng hình cầu thường có cấu trúc nếp gấp β trong khi các protein dạng
sợi như keratin thường có cấu trúc xoắn α.
Câu 34. Tại sao một số sinh vật sống trong các suối nước nóng mà protein của
chúng lại khơng bị hư hỏng?
Đáp án


Khi nhiệt độ mơi trường q cao có thể phá hủy cấu trúc không gian 3 chiều của
prôtêin làm cho chúng mất chức năng (hiện tượng biến tính của prơtêin). Một số vi
sinh vật sống được ở trong suối nước nóng có nhiệt độ xấp xỉ 100 0C mà prơtêin của
chúng lại không bị hỏng do prôtêin của các loại sinh vật này có cấu trúc đặc biệt nên
khơng bị biến tính khi ở nhiệt độ cao. Ví dụ: trong phân tử protein giàu axit amin chứa

lưu huỳnh giúp chúng có tính bền nhiệt.
Câu 35. Tại sao protein vừa có tính đa dạng rất cao song lại có tính đặc thù?
Tính đặc thù này do yếu tố nào quy định?
Đáp án
Từ 20 loại axit amin kết hợp với nhau theo những cách khác nhau tạo nên vô số loại
prôtêin khác nhau (trong các cơ thể động vật, thực vật ước tính có khoảng 1014 –
1015 loại prơtêin). Mỗi loại prơtêin đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp
xếp các axit amin trong phân tử. Điều đó giải thích tại sao trong thiên nhiên các
prơtêin vừa rất đa dạng, lại vừa mang tính chất đặc thù.
Tính đặc thù này do thông tin di truyền quy định.
Câu 36. Sau khi biến tính, protein thường có đặc điểm gì?
Đáp án
Sau khi bị biến tính, protein thường thu được các tính chất sau:
-

Độ hịa tan giảm do làm lộ các nhóm kỵ nước vốn đã chui vào bến trong phân
tử protein.

-

Khả năng giữ nước giảm.

-

Mất hoạt tính sinh học ban đầu.

-

Tăng độ nhạy đối với sự tấn công của enzim proteaza do làm xuất hiện các liên
kết peptit ứng với trung tâm hoạt động của proteaza.


-

Tăng độ nhớt nội tại.

-

Mất khả năng kết tinh.

Câu 37.
Cho các hiện tượng: Thạch sùng bám và di chuyển được trên tường, giọt dầu nhỏ
hình cầu nổi trên mặt nước, con gọng vó di chuyển trên mặt nước mà khơng bị
dính ướt, phân tử ADN gồm hai mạch đối song song. Hãy cho biết các loại liên
kết được nói đến trong các hiện tượng trên, giải thích các hiện tượng đó?
Đáp án


Hiện
tượng
Tiêu chí

Thạch sùng
bám và di
chuyển được
trên tường

Giọt dầu nhỏ
hình cầu nổi
trên
mặt

nước

Loại liên Tương
tác Tương tác kị
kết
Van đe Van
nước
Giải thích

Giữa các sợi
lơng cực nhỏ
trên
chân
thạch sùng

tường
hình thành
tương
tác
Van đe Van
đủ
thắng
trọng
lực,
giúp
thạch
sùng khơng
bị rơi.

Giữa

các
phân tử dầu
hình thành
tương tác kị
nước với các
phân
tử
nước,
các
phân tử dầu
có xu hướng
co lại tránh
nước
tạo
thành
giọt
hình cầu, dầu
nhẹ
hơn
nước nên nổi
trên
mặt
nước.

Con gọng vó
di
chuyển
trên mặt nước
mà khơng bị
dính ướt

Tương tác kị
nước, liên kết
hiđrơ
Giữa
các
phân tử nước
ở bề mặt
thống hình
thành liên kết
hiđrơ khiến
các phân tử
nước liên kết
với nhau tạo
thành
sức
căng bề mặt
giúp gọng vó
di
chuyển
được trên bề
mặt
nước,
giữa lơng cực
nhỏ trên chân
nhện và nước
hình
thành
liên kết kị
nước khiến
chân

nhện
khơng bị dính
ướt

Phân tử ADN gồm
hai mạch đối song
song

Liên kết cộng hóa trị
và liên kết hiđrơ
- Liên kết cộng hóa
trị được hình thành
giữa các thành phần
trong đơn phân và
giữa các đơn phân
của ADN.
- Giữa các đơn phân
của hai mạch ADN
liên kết theo nguyên
tắc bổ sung, khoảng
cách giữa các bazơ
nitơ không đổi nên
hai mạch của ADN
chạy song song. Liên
kết hiđrô là liên kết
yếu nhưng số lượng
lớn nên càng làm cho
ADN thêm bền vững;
nó cũng dễ bị phá
hủy giúp ADN dễ

tham gia vào các cơ
chế sinh tổng hợp.

Câu 38
a. Liên kết hidro là gì?
b. Trong các đại phân tử sinh học: Xenlulozơ, lipit, ADN và protein, phân tử nào
có liên kết hidro được hình thành? Vai trị của các liên kết hidro trong cấu trúc
các hợp chất trên?
Đáp án
a. Liên kết hidro:


Liên kết Hidro là 1 liên kết rất yếu được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa Hidro
(đã liên kết trong 1 phân tử) với 1 nguyên tử có độ âm điện mạnh có kích thước bé (N,
O, F...) ở 1 phân tử khác hoặc trong cùng 1 phân tử. Là liên kết có năng lượng liên kêt
yếu chỉ vào khoảng từ 3 - 7 kcal/mol.
Ví dụ: Liên kết hidro giữa các bazơ nitơ: A-T G-X tạo nên sợi xoắn kép ADN, là cơ
sở của tính mềm dẻo trong cấu trúc của ADN.
b. Những phân tử có liên kết hidro được hình thành: Xenlulozơ, ADN và protein
- Vai trị của các liên kết hidro trong cấu trúc:
+ Xenlulozơ: Các liên kết hidro giữa các phân tử ở các mạch hình thành nên các bó
dài dạng vi sợi sắp xếp xen phủ tạo nên cấu trúc dai và chắc.
+ ADN: Các nucleotit tren hai mach đơn ADN liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ
sung, trong đó A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro, G liên kết với X bằng 3 liên kết
hidro đảm bảo cấu trúc không gian bền vững của ADN.
+ Protein: Liên kết hidro giữa các nhóm C-O với N-H ở các vịng xoắn gần nhau hình
thành các bậc cấu trúc protein bậc.
Câu 39. Tại sao phần lớn các thuốc chữa bệnh được sản xuất dưới dạng muối?
Đáp án
- Các hợp chất muối được hình thành nhờ các liên kết ion

- Liên kết này làm cho muối rất bền vững khi khô nhưng dễ dàng bị tách ra và tan
trong nước.
Câu 40. Kể tên các loại liên kết hóa học tham gia duy trì cấu trúc prơtêin?
Đáp án
Các loại liên kết hóa học tham gia duy trì cấu trúc prơtêin:
– Liên kết peptit hình thành giữa 2 axit amin. Các axit amin nối với nhau bởi liên kết
peptit hình thành nên chuỗi pơlipeptit tạo nên cấu trúc bậc 1 của prôtêin.
– Liên kết hiđrô. Cấu trúc bậc 2 của prôtêin được giữ vững nhờ liên kết hiđrô giữa các
axit amin ở gần nhau.
– Liên kết kỵ nước. Khi các gốc kỵ nước (ví dụ gốc -CH3 của các axit amin) ở gần
nhau, giữa chúng hình thành lực hút, đó là lực hút kỵ nước tạo nên liên kết kỵ nước.
– Liên kết đisunphua (-S-S-), góp phần hình thành cấu trúc bậc 3 và bậc 4 của prơtêin.
Câu 41. Trong các ngun tố có trong cơ thể sống, những nguyên tố nào được gọi
là các ngun tố khống, giải thích cách gọi?
Đáp án
- Các ngun tố kháng: N, P, K, Na, Ca, Mg...
- Có 3 ngun tố C, H, O khơng phải ngun tố khống vì chúng xâm nhập vào cơ thể
dưới dạng H2O, CO2 và O2
- Các nguyên tố còn lại được thực vật lấy vào cơ thể từ đất dưới dạng các ion của các
muối khoáng và được gọi là các nguyên tố khoáng


Câu 42. Vì sao nói tế bào vừa là đơn vị cấu trúc vừa là đơn vị chức năng của cơ
thể
sống?
Đáp án:
Tế bào vừa là đơn vị cấu trúc vừa là đơn vị chức năng của cơ thể sống
+ Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào, sự sống chỉ xuất hiện khi có tổ chức tế
bào. Các đại phân tử chỉ thể hiện chức năng sống trong tổ chức tế bào. Các q trình
chuyển hóa v/c và di truyền đều được diễn ra trong TB, TB được sinh ra từ TB.

+ TB tồn tại dưới những cấp độ khác nhau của tổ chức vật chất sống.
- Ở cơ thể đơn bào nó là mức độ cơ thể, cơ thể đa bào đã có những phương thức thích
nghi đa dạng để tồn tại nhưng khơng vượt ra ngồi giới hạn mơ hình chung của cấu
tạo tế bào.
- Ở cơ thể đa bào chúng thuộc mức độ dưới cơ thể, trong q trình tiến hóa đã xuất
hiện những dạng sống khác nhau, bằng chứng là đã có sự phân hóa về cấu tạo, và
chuyên hóa về chức năng sinh lí, sinh thái, di truyền.
- TB cũng như các hệ thống sống khác: có sinh trưởng, phát triển, bảo tồn, phục hồi
tính nguyên vẹn và sinh sản nhờ năng lượng- vật chất lấy từ môi trường. TB là một hệ
thống sống gồm 2 thành phần: Nhân và tế bào chất có quan hệ chặt chẽ với nhau, là cơ
sở của sự phát triển, cấu tạo và hoạt động của mọi thực vật, động vật.
- Nói cách khác TB khơng chỉ là 1 phần cử cơ thể đa bào mà cịn là một đơn vị sống
ngun vẹn.
- Vì vậy có thể nói tế bào vừa là đơn vị cấu trúc, vừa là đơn vị chức năng di truyền của
tất cả cơ thể sống.
Câu 43. Tại sao xenlulozo được xem là một cấu trúc lí tưởng cho thành tế bào
thực vật?
Đáp án
- Xenlulozo là chất trùng hợp của nhiều 9ơn phân cùng lọai là glucozo
sự đan xen một “sấp” một “ngửa” nằm như dải băng duỗi thẳng , khơng có sự phân
nhánh .
- Các đơn phân này nối với nhau bằng lien kết 1β_4
các sợi này khơng hịa tan và sắp xếp dưới dạng các lớp xen phủ tạo nên một cấu trúc
dai và chắc .
 bó dài dưới dạng vi sợi
- Nhờ cấu trúc này các liên kết Hidro giữa các phân tử nằm song song với nhau
Câu 44. Vì sao xà phòng lại tẩy sạch được các vết dầu mỡ ?
Đáp án
- Xà phòng là muối natri hay kali của các axit béo bậc cao
- Trong phân tử xà phịng có chứa đồng thời các nhóm ưa nước và các nhóm kị nước ,

khi cho xà phịng vào sẽ tạo thành nhũ tương mỡ không bền , các phân tử xà phòng


phân cực được hấp thụ trên bề mặt các giọt mỡ , tạo thành một lớp mỏng trên giọt
mỡ , nhóm ưa nước của xà phịng quay ra ngịai tíêp xúc với nước , do đó các giọt mỡ
khơng
kết
tụ
được
với
nhau

bị
tẩy
sạch
.
Câu 45. Phân biệt các bậc cấu trúc của Protein?
Đáp án
Vai trò của các lọai lien kết hóa học trong thành phần cấu trúc của protein?
- Cấu trúc bậc 1 : các axitamin liên kết với nhau nhờ lien kết peptit bền vững tạo thành
chuỗi polipeptit có dạng mạch thẳng .
Cấu trúc bậc 1 xác định tính đặc thù , đa dạng của protein , đồng thời quy định cấu
trúc bậc 2 và 3 của protein .
- Cấu trúc bậc 2 : chuỗi polipeptit xoắn ( α ) hoặc gấp nếp ( β ) nhờ các liên kết Hidro
giữa các axitamin gần nhau.
- Cấu trúc bậc 3 : do xoắn bậc 2 cuộn xếp tạo cấu trúc không gian 3 chiều đặc trưng
cho Protein quyết định , họat tính , cưức năng của protein . Cấu trúc này phụ thuộc
tính chất các nhóm R , cầu disulfit(_S_S) hay liên kết hidro giữa các gốc axit amin xa
nhau .
- Cấu trúc bậc 4 : khi protein có hai hay nhiều chuỗi polipeptit phối hợp .

biến đổi cấu trúc không gian --Các yếu tố mơi trường như nhiệt độ cao , độ pH… có
thể làm đứt các liên kết > Protein mất chức năng
Câu 46: Đặc điểm nổi bật của tế bào nhân sơ? Kích thước nhỏ đem lại những ưu
thế gì cho SV nhân sơ?
Đáp án
* Tế bao nhân sơ có đặc điểm:
- chưa có nhân hồn chỉnh
- tế bào chất khơng có hệ thống nội màng
- khơng có các bào quan có màng bao bọc
- Kích thước nhỏ: độ lớn của tế bào chỉ dao động trong khoảng 1 — 5 µm và
trung bình chỉ nhỏ bằng 1/10 tế bào nhân thực
* Nhờ kích thước nhỏ nên SV nhân sơ có những ưu thế nhất định
- Tế bào nhỏ thì tỉ lệ giữa diện tích bề mặt tế bào (màng sinh chất) trên thể tích
của tế bào ( S/V) sẽ lớn.
S là diện tích bề mặt tế bào
V là thể tích tế bào.
- Tỉ lệ s/v lớn sẽ giúp tế bào trao đổi chất với mơi trường một cách nhanh chóng làm
cho tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với những tế bào có cùng hình dạng
nhưng có kích thước lớn hơn.
Câu 47. Đặc điểm chung của tế bào nhân thực ?


Đáp án
- Có kích thước lớn hơn tế bào nhân sơ.
- Có màng nhân
- Có các bào quan khác nhau mà mỗi bào quan có cấu trúc phù hợp với chức năng
chun hóa của mình .
- Tế bào chất được chia thành nhiều ô nhỏ nhờ hệ thống màng .

Câu 48. Tại sao có giả thuyết cho rằng ti thể, lục lạp có nguồn gốc từ thể tiền

nhân (nhân sơ ) ?
Đáp án
Người ta cho rằng ty thể, lục lạp có nguồn gốc từ thể tiền nhân (thể tiền nhân có nghĩa
gần là tế bào nhân sơ!) là vì
- Ti thể và lục lạp có bộ máy di truyền riêng, là ADN trần dạng vịng, có khả năng
nhân đơi độc lập với ADN NST của tế bào. Cấu trúc gen cũng giống gen của vi khuẩn.
- Có chứa Ribosome 70S giống Ribosome của vi khuẩn.
- Cơ chế tổng hợp Protein tương tự như vi khuẩn.
- Có cấu trúc màng kép, nhân đơi giống vi khuẩn.
- có kích thước gần tương đương với TB vi khuẩn
=> Dựa vào căn cứ trên, nhiều nhà khoa học cho rằng nguồn gốc ty thể, lục lạp là từ
tế bào nhân sơ!
( Người ta cho rằng ti thể có nguồn gốc từ vi khuẩn dị dưỡng, lục lạp có nguồn gốc từ
vi khuẩn tự dưỡng cộng sinh nội bào với tế bào nhân thực).
Câu 49.Tại sao nói màng sinh chất có cấu trúc khảm động. Chức năng của màng
sinh chất.
Đáp án


Màng sinh chất có cấu trúc khảm vì lớp kép phơtpholipit được khảm bởi các phân tử
prơtêin (trung bình cứ 15 phân tử phôtpholipit xếp liền nhau lại xen vào 1 phân tử
prơtêin).
Màng sinh chất có cấu trúc động vì các phân tử phơtpholipit và prơtêin có thể di
chuyển dễ dàng bên trong lớp màng làm cho màng sinh chất có độ nhớt giống như
dầu. Điều này được thực hiện là do sự liên kết giữa các phân tử phôtpholipit là các
liên kết yếu. Một số prơtêin có thể khơng di chuyển được hoặc ít di chuyển vì chúng
bị gắn với bộ khung tế bào nằm phía trong màng sinh chất.
Cấu trúc đó giúp cho màng sinh chất trao đổi chất 1 cách có chọn lọc.

* Chức năng của màng sinh chất :

- Vận chuyển các chất từ ngòai vào hay đưa ra ngòai tế bào .
Câu 50. Trong cơ thể người loại tế bào nào có nhiều nhân, lọai tế bào nào khơng
có nhân ? Các tế bào khơng có nhân có khả năng sinh trưởng hay khơng ? Vì
sao ?
Đáp án
- Nhiều nhân : tế bào bạch cầu, tế bào cơ vân.
- Khơng có nhân : tế bào hồng cầu .
- Tế bào khơng có nhân khơng có khả năng sinh trưởng vì nhân tế bào là một trong
những thành phần quan trọng bậc nhất của tế bào . Nhân tế bào là kho chứa thông tin
di truyền, là trung tâm điều hành định hướng và giám sát mọi họat động trao đổi chất
trong quá trình sinh trưởng, phát triển của tế bào .
Câu 51. Lizơxơm có vai trị gì ? Nếu lizơxơm vỡ ra trong tế bào thì tế bao sẽ ra
sao ?
Đáp án
- Lizơxơm có chứa nhiều emzim thủy phân làm nhiệm vụ tiêu hóa nội bào, phân cắt


nhanh chóng các chất cao phân tử để ni tế bào, phân hủy các tế bào già, các bào
quan đã hết thời hạn sử dụng, phân hủy các phần tử lạ từ ngòai vào tế bào .
-Trong tế bào, nếu lizơxơm bị vỡ ra thì các enzim của nó sẽ phân hủy luôn cả tế bào.
Câu 52. Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn đều được cấu tạo từ
protein nhưng chúng khác nhau về rất nhiều đặc tính. Hãy cho biết sự khác nhau
đó là do đâu?
Đáp án
– Trình tự các axit amin trên chuỗi pôlipeptit sẽ thể hiện tương tác giữa các phần trong
chuỗi pơlipeptit, từ đó tạo nên hình dạng khơng gian 3 chiều của prơtêin và do đó
quyết định tính chất cũng như vai trị của prơtêin. Sự sai lệch trong trình tự sắp xếp
của các axit amin có thể dẫn đến sự biến đổi cấu trúc và tính chất của prơtêin. Số
lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin trên chuỗi pơlipeptit quyết
định tính đa dạng và đặc thù của prôtêin.

– Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn mặc dù đều được cấu tạo từ
prôtêin nhưng chúng khác nhau về nhiều đặc tính là do chúng khác nhau về số lượng,
thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin trên chuỗi pơlipeptit.
Câu 53. Thành phần cấu trúc nào đóng vai trị trong q trình thẩm thấu của tế
bào thực vật ? Giải thích ?
Đáp án
- Khơng bào.
- Vì khơng bào chứa nước và chất hòa tan tạo thành dịch tế bào, ln có áp suất thẩm
thấu cao hơn áp suất thẩm thấu của nước nguyên chất.

Câu 54. Tên của hai bào quan đã tham gia vào q trình chuyển hóa năng lượng
của tế bào là gì? So sánh cấu trúc và chức năng cảu 2 loại bào quan đó
Đáp án.
Hai bào quan đó là ti thể và lục lạp
- Giống nhau:
+) Đều là các loại bào quan chỉ có ở tế bào nhân thực
+) Có cấu trúc màng kép bao bọc và bên trong là chất nền
+) Chứa ADN, riboxom ở chất nền nên có khả năng tự tổng hợp,tự phân chia,tự sinh
sản bằng phân đôi
+) Đều là bào quan tạo ra năng lượng ATP
+) Số lượng thay đổi tùy vào các loại tế bào
- Khác nhau:
Ti thể
Lục lạp
có ở mọi tế bào, mọi cơ thể
chỉ có ở tế bào thực vật
có nhiều hình dạng khác nhau như hình

có hình bầu dục



cầu,thể sợi ngắn...
Ti thể khơng có chứa sắc tố
có cấu trúc màng trong dạng răng lược
Là bào quan hô hấp
phân giải các chất hữu cơ
chứa enzim xúc tác quá trình oxi hố
trong hơ hấp tế bào
năng lượng ATP được sử dụng cho mọi
hoạt động sống

có chứa sắc tố quang hợp
cả màng trong và màng ngoài đều trơn
Là bào quan quang hợp
tổng hợp các chất hữu cơ
chứa enzim quang hợp
Năng lượng ATP được tổng hợp từ pha
sáng nhưng chỉ được sử dụng để tổng
hợp chất hữu cơ ở pha tối

Câu 55. Phân biệt vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động?
Đáp án
Vận chuyển thụ động:
Vân chuyển chủ động
- Vận chuyển ko cần cung cấp năng
lượng
- Chất đc vận chuyển từ nơi có nồng độ
cao đến nơi có nồng độ thấp.
- Phụ thuộc vào bậc thang nồng độ
- Theo cơ chế khuyếch tán


- Vận chuyển chất cần có năng lượng
cung cấp
- Chất đc vận chuyển từ nơi có nồng độ
thấp sang nơi có nồng độ cao
- Phụ thuộc vào nhu cầu của tế bào và cơ
thể
- Do một chất hoạt tải đặc biệt

Câu 56. Phân biệt môi trương ưu trương, đẳng trương, nhược trương ?
Đáp án
- Môi trường ưu trương: môi trường bên ngồi tế bào có nồng độ của chất tan cao hơn
nồng độ của chất tan trong tế bào →chất tan có thể di chuyển từ mơi trường bên ngồi
vào bên trong tế bào hoặc nước có thể di chuyển từ bên trong ra bên ngồi tế bào.
- Mơi trường đẳng trương: mơi trường bên ngồi có nồng độ chất tan bằng nồng độ
chất tan trong tế bào.
- Môi trường nhược trương: mơi trường bên ngồi tế bào có nồng độ của chất tan thấp
hơn nồng độ của chất tan trong tế bào. Chất tan không thể di chuyển từ mơi trường
bên ngồi vào bên trong tế bào được hoặc nước có thể di chuyển từ bên ngồi vào
trong tế bào.
Câu 57. Nếu ta cho một tế bào hồng cầu và một tế bào thực vật vào nước cất thì
hiện tượng gì sẽ xảy ra? Tại sao?
Đáp án


Nước cất là nước tinh khiết không chứa các chất tan => môi trường nước cất là môi
trường nhược trưa so với tế bào
Khi cho một tế bào hồng cầu vào nước cất => nước trong nước cất đi vào trong tế bào
=> tế bào tăng kích thước sau đó bị vỡ ra .
Khi cho một tế bào thực vật vào trong nước cất => nước vào trong tế bào làm tăng

kích thước của tế bào tế bào to ra áp sát vào thành tế bào nhưng không bị vỡ vì đã có
thành tế bào gia cố vững chắc cho tế bào.

Câu 58. Tại sao muốn giữa rau tươi phải thường xuyên vảy nước vào rau?
Đáp án
Vì khi vẩy nước vào rau, nước sẽ thấm vào trong tế bào làm cho tế bào trương lên
khiến cho rau không bị héo.


×