Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.2 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>NGÀY MÙNG 10 THÁNG 3 (ÂM LỊCH)</b>
"<b>Dù ai đi ngược về xuôi</b>
<b>Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”</b>
Trong lịch sử Việt Nam, những người có cơng lớn trong sự nghiệp xây dựng đất
nước, bảo vệ nhân dân, chống ngoại xâm đều được nhân dân ta nhớ ơn. Một trong những
ngày kỷ niệm mà mọi người dân yêu nước từ Bắc chí Nam đều biết và đã có từ ngàn xưa
đến ngày nay là Ngày <b>Giỗ Tổ Hùng Vương</b>.
Trong nhiều truyền thống tốt đẹp, dân tộc Việt Nam ta luôn giữ vững một truyền thống có
ý nghĩa hay và đẹp vơ cùng: Tưởng nhớ tổ tiên, tưởng nhớ những người đã có cơng lớn
trong việc dựng nước và giữ nước. Hàng năm, vào dịp mùng mười tháng ba âm lịch, hàng
chục vạn lượt đồng bào từ khắp mọi miền trong cả nước về Đền Hùng trảy hội, thắp
hương thơm thành kính lễ tổ tiên, tưởng nhớ công đức to lớn của các Vua Hùng dựng
nước.
Do nhu cầu trị thủy, chống giặc ngoại xâm và do việc trao đổi kinh tế - văn hóa
ngày càng được đẩy mạnh, giữa các bộ lạc gần gũi nhau về dịng máu có xu hướng tập
hợp và thống nhất với nhau.
Trong số các bộ lạc Lạc Việt, có bộ lạc Văn Lang hùng mạnh hơn cả, lãnh thổ của
bộ lạc này trải dài từ chân núi Ba Vì tới sườn Tam Đảo. Thủ lĩnh của bộ lạc Văn Lang đã
đóng vai trị lịch sử là người đứng ra thống nhất các bộ lạc Lạc Việt dựng nên nước Văn
Lang, tự xưng là Hùng Vương, đóng đơ ở Phong Châu (nay là xã Hy Cương, huyện Lâm
Thao, tỉnh Phú Thọ), chia nước ra 15 bộ. Các đời vua sau đều gọi là Hùng Vương. Theo
Ngọc phả Hùng Vương, có 18 đời vua Hùng*<sub>. Nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng là</sub>
nhà nước phôi thai đầu tiên của Việt Nam, cịn rất đơn giản, mặc dù mới hình thành nhưng
Nhìn chung, cha ơng ta đã dựng nước trong một khung cảnh thiên nhiên thích hợp,
thuận lợi, trên một dải đất có nhiều núi cao, rừng rậm, nhiều sơng ngịi, hồ ao, có các ngả
đường giao thơng quan trọng với các miền khác; đó cũng là miền đất giàu có, nhiều
khống sản, lâm sản, hải sản, nhất là lại có những cánh đồng phì nhiêu thích hợp với nghề
nơng. Những yếu tố thiên nhiên này đã góp phần thúc đẩy nhanh q trình tiến bộ về kinh
tế và văn hóa, dẫn đến việc dựng nước Văn Lang, một nước có đủ sức chống ngoại xâm,
có nền văn hóa phát triển của vùng Đơng Nam Á thuở đó.
Từ lâu, nhân dân ta lấy ngày mùng mười tháng (ba âm lịch) hàng năm làm Ngày
Giỗ Tổ và cùng nhau trảy hội Đền Hùng để tưởng nhớ đến cội nguồn, tổ tiên của dân tộc
Việt Nam theo đúng với đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta.
Ngày này cả nước hướng về vùng Đất Tổ, người người trẩy hội Đền Hùng. Tổ tiên
người Việt luôn muốn nhắc nhở con cháu: ai ai cũng nên làm tròn bổn phận, nhiệm vụ và
chức năng của mình, giữ đúng kỷ cương vua ra vua, cha ra cha, con ra con thì gia đình sẽ
yên ổn, xã hội được an cư lạc nghiệp phồn vinh, phát triển. Thơng qua ngày giỗ Tổ, Tổ
tiên ta cịn có hồi bão muốn nhắc nhở hậu thế những kế sách giữ nước an dân. Đó là nỗi
lo mn thuở, là tấm lòng bao dung, tha thiết, rộng mở của Chư Tổ cịn vang vọng mãi
khắp núi sơng: "Hãy chơn ta trên núi Cả, để đứng trên núi cao ta cịn trơng nom bờ cõi cho
con cháu".
Lễ hội Đền Hùng là lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam, và có một đặc thù
riêng là: Phần lễ nặng hơn phần hội. Tâm tưởng người về dự hội là hướng về tổ tiên, cội
nguồn với sự tơn kính và lịng biết ơn sâu sắc (Ẩm hà tư nguyên - Uống nước nhớ nguồn).
41 làng xã thuộc tỉnh Vĩnh Phú tham gia rước kiệu lễ dâng Tổ. Từ ngàn xưa, trên các cổ
kiệu có bày lễ vật, đi kèm có phường bát âm tấu nhạc, cờ quạt, bát bửu, lọng che cùng
chiêng trống. Những làng ở xa thường phải rước 2-3 ngày mới tới" . "Xưa kia, việc cúng
Tổ (cử hành) vào ngày 12 tháng 3 (âm lịch) hằng năm. Thường khi con cháu ở xa về làm
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước
“Uống nước nhớ nguồn”, biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có cơng dựng nước và các bậc
tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày
hội chung của toàn dân, ngày mà mọi trái tim dầu ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp,
mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng: Đền Hùng.
Ngày 2-9-1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đánh dấu bước ngoặt lịch
sử mới của dân tộc ta. Kế tục truyền thống cao đẹp của cha ông, nhất là đạo đức "uống
nước nhớ nguồn" nên giỗ Tổ Hùng Vương 1946 sau khi Chính phủ mới được thành lập
-là một sự kiện hết sức đặc biệt, đáng ghi nhớ. Năm ấy, cụ Huỳnh Thúc Kháng, Phó Chủ
tịch nước, đã thay mặt Chính phủ VNDCCH lên làm lễ dâng hương tại Đền Hùng. Cụ mặc
áo the, khăn xếp, khấn vái theo lễ tục cổ truyền. Cụ còn trang trọng dâng lên bàn thờ tấm
bản đồ Việt Nam và thanh kiếm là hai vật báu nói lên ý chí của Chính phủ và nhân dân ta
trước họa xâm lăng đang đe dọa trở lại. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, do
chiến tranh ác liệt nên việc đèn hương nơi mộ Tổ do nhân dân vùng quanh Đền Hùng đảm
nhiệm.
Nhiều dòng lưu bút thừa nhận. "Đền Hùng là nơi đặt nền móng cho lịch sử Việt
Nam... Đền Hùng là một di tích vơ giá của nhân dân Việt Nam. Đây là biểu tượng của tổ
tiên dân tộc Việt Nam - một dân tộc đã có truyền thống dựng nước và giữ nước hàng
nghìn năm"