Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phân tích lực lượng lao động trong các doanh nghiệp tại khu công nghiệp yên phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.74 KB, 87 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN HỮU DIỆN

PHÂN TÍCH LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP TẠI KHU CÔNG NGHIỆP YÊN PHONG

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

8340101

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Bùi Thị Nga

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận
văn đã được cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc,
bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân tơi (ngồi phần đã trích dẫn).
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Diện

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này tôi đã nhận
được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, góp ý chỉ bảo tận tình của thầy cơ của nhiều tập thể và
cá nhân trong và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn trước hết cho tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
PGS.TS Bùi Thị Nga người hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo nhiều điều kiện giúp đỡ tôi về kiến thức cũng như phương pháp nghiên cứu,
chỉnh sửa trong q trình hồn thiện Luận văn này.
Tơi xin cảm ơn Khoa Kế tốn và Quản trị kinh doanh, Chuyên ngành Quản trị
kinh doanh, Ban đào tạo, Học viện nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi thuận lợi cho quá
trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin cảm hơn UBND huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh và Phòng Lao
động – Thương binh và Xã hội huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đã cung cấp số liệu
những gợi ý giúp tơi hồn thiện luận văn.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận
văn, nhưng do thời gian và kinh nghiệm cịn hạn chế nên khơng tránh khỏi những thiếu
sót. Vì vậy, tơi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của Q thầy, cơ và tất cả bạn bè.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Diện

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................................................ i
Lời cảm ơn........................................................................................................................................... ii
Mục lục................................................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt........................................................................................................................ v
Danh mục bảng.................................................................................................................................. vi
Danh mục hình.................................................................................................................................. vii
Trích yếu luận văn.......................................................................................................................... viii
Thesis abstract..................................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu................................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................... 2

1.2.1.


Mục tiêu chung.................................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể.................................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................ 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn.............................................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận........................................................................................................................ 4

2.1.1.

Một số khái niệm................................................................................................................ 4

2.1.2.

Vai trị phân tích lực lượng lao động trong các doanh nghiệp tại khu cơng

nghiệp................................................................................................................................... 7

2.1.3.

Nội dung phân tích lực lượng lao động trong các doanh nghiệp tại khu
công nghiệp......................................................................................................................... 8

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến lực lượng lao động trong các doanh nghiệp tại
khu công nghiệp............................................................................................................... 11

2.2

Cơ sở thực tiễn.................................................................................................................. 15

2.2.1.

Thực trạng về lực lượng lao động tại một số khu công nghiệp tại Việt Nam....15

2.2.2.

Một số đề tài nghiên cứu liên quan.............................................................................. 18

2.2.3.

Bài học rút ra cho các khu công nghiệp tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc
Ninh..................................................................................................................................... 19

iii



Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu................................................... 24
3.1.

Đặc điểm địa bàn.............................................................................................................. 24

3.1.1.

Tổng quan về khu công nghiệp huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh....................... 24

3.1.2.

Những hạn chế của khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh......................... 32

3.2.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 33

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu........................................................................................ 33

3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................................. 34

3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu...................................................................................... 34


3.2.4.

Các chỉ tiêu phân tích lao động..................................................................................... 35

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.............................................................................. 36
4.1.

Phân tích lực lương lao động trong các doanh nghiệp tại khu công nghiệp
huyện Yên Phong............................................................................................................. 36

4.1.1

Phân tích vê số lượng...................................................................................................... 36

4.1.2.

Phân tích về chất lượng lao động................................................................................. 39

4.1.3.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lực lượng lao động trong các doanh
nghiệp tại khu cơng nghiệp n Phong...................................................................... 46

4.2.

Phân tích những mặt tiêu cực, tích cực, hạn chế, thuận lợi và khó khăn
của lực lượng lao động trong các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Yên
Phong.................................................................................................................................. 51


4.2.1.

Những điểm thuận lợi...................................................................................................... 51

4.2.2.

Những điểm khó khăn..................................................................................................... 52

4.2.3.

Những điểm hạn chế........................................................................................................ 53

4.3.

Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển lực lượng lao động trong các
doanh nghiệp tại khu công nghiệpYên Phong, tỉnh Bắc Ninh.............................. 57

4.3.1

Định hướng nhằm phát triển lực lượng lao động...................................................... 57

4.3.2

Giải pháp phát triển lực lượng lao động..................................................................... 58

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.................................................................................................... 60
5.1.

Kết luận.............................................................................................................................. 60


5.2.

Kiến nghị............................................................................................................................ 61

Tài liệu tham khảo............................................................................................................................ 63
Phụ lục................................................................................................................................................ 65

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ch ữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa

KCN

Khu cơng nghiệp

TBXH

Thương binh xã hội

UBND

Ủy ban nhân dân


v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đối tượng điều tra ........................................................................................
Bảng 4.1.

Cơ cấu lao động the

nghiệp Yên Phong n
Bảng 4.2. Cơ cấu lao động theo độ tuổi trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp

Yên Phong năm 20
Bảng 4.3. Cơ cấu số lượng doanh nghiệp tại khu công nghiệp Yên Phong năm

2016-2018 .............
Bảng 4.4.

Cơ cấu trình độ văn

tại khu cơng nghiệp
Bảng 4.5. Cơ cấu theo trình độ chun mơn của lực lượng lao động trong doanh

nghiệp tại khu công
Bảng 4.6. Số lao động phân chia theo ngành nghề của doanh nghiệp tại khu

công nghiệp Yên Ph
Bảng 4.7. Cơ cấu theo thâm niên kinh nghiệm của lực lượng lao động trong


doanh nghiệp tại kh
Bảng 4.8. Cơ cấu theo tình hình kỷ luật, khen thưởng lực lượng lao động trong

doanh nghiệp tại kh
Bảng 4.9.

Tỷ lệ lao động khám

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ hành chính hun n phong....................................................................... 25
Hình 3.2. Tỷ trọng phát triển nền kinh tế hun n phong năm 2018.............................. 31
Hình 3.3. Khu cơng nghiệp Yên Phong...................................................................................... 32
Hình 4.1. Số lượng lao động đang làm việc trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp
Yên Phong năm 2016-2018. 36

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Hữu Diện
Tên luận văn: Phân tích lực lượng lao động trong các doanh nghiệp tại khu công
nghiệp huyện Yên Phong.
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 8340101

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông Nghiệp Việt Nam

2, Nội dung bản trích yếu 2.1. Mục tiêu nghiên
cứu
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về lao động và phân tích lực
lượng lao động trong các doanh nghiệp.
Phân tích thực trạng lực lượng lao động trong các doanh nghiệp tại khu công
nghiệp huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Đề xuất một số định hướng và giải pháp phát triển lực lượng lao động trong
các doanh nghiệp trong khu công nghiệp huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu
Số liệu thứ cấp về l ực l ượng l ao độn g được thu thập từ qua sách, báo, tạp chí,
niên giám thống kê, báo cáo của các Phòng, ban như: Phòng Lao động thương binh
xã hội, Phòng Thống kê, sở Lao động TB-XH Bắc Ninh, Tổng cục Thống kê
huyện
Yên Phong sẽ được tổng hợp và hệ thống hóa.
Số liệu sơ cấp được thông qua điều tra chuyên ngành kinh tế 30 lực lượng lao
động, 40 lực lượng lao động cơ khí, 25 lực lượng lao động cơ khí và 5 lực lượng lao
động thực phẩm.
Phương pháp phân tích số liệu bao gồm phương pháp thống kê mô tả và so sánh
( sử dụng kiểm định t-test, phân tích số bình qn ).
2.3. Kết quả đạt đƣợc và kết luận
Luận văn đã hệ thống hóa và luận giải cơ sở lý luận về phân tích lực lượng lao
động trong các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Yên Phong là: chỉ tiêu số lượng và cơ
cấu lực lượng lao động.
Luận văn đã phân tích lực lượng lao động, giới tính lực lượng lao động, độ tuổi
lực lượng lao động, số lượng doanh nghiệp, trình độ chun mơn, ngành nghề lực lượng
lao động, kinh nghiệm lực lượng lao động và thực trạng khen thưởng, kỷ luật.

viii



Quá trình phát triển lực lượng lao động trong các doanh nghiệp tại KCN Yên
Phong đã góp phần mang lại một diện mạo mới cho tỉnh Bắc Ninh. Phát triển lực lượng
lao động trong các doanh nghiệp tại KCN Yên Phong là bước đi tất yếu trong quá trình
phát triển KT - XH của địa phương, q trình đó đã góp phần mang lại sự dịch chuyển
tích cực trong cơ cấu kinh tế, tạo sự đa dạng hóa ngành nghề, mở rộng thêm nhiều
ngành mới trong khu vực nông thôn, làm tăng đáng kể nguồn thu của người dân từ khu
vực công nghiệp và dịch vụ.
Luận văn đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến lực lượng lao động trong các
doanh nghiệp tại KCN Yên Phong: khung cảnh kinh tế, văn hóa – xã hội, đối thủ cạnh
tranh và cơ cấu hạ tầng hệ thống hóa.
Những kết luận nêu trên tuy còn nhiều hạn chế và bất cập những tơi tin tưởng
cũng sẽ có đóng góp nhất định cho vấn đề việc làm của nông dân trong các CCN, KCN
nhất là giai đoạn hiện nay-thời kỳ hội nhập.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Huu Dien
Thesis Title: Analysis of labor force in enterprises in Yen Phong district industrial park.
Majot: Business Administration

Code: 8340101

Educational organization: Vietnam National Unversity of Agriculture ( VNUA )
2.

Content of summary

2.1. Objectives

Contributing to systematizing theoretical and practical basis on labor and
analyzing labor force in enterprises.
Analyze the current situation of labor force in enterprises in Yen Phong district
industrial park, Bac Ninh province.
Proposing some orientations and solutions to develop the labor force in
enterprises in Yen Phong district industrial park, Bac Ninh province.
2.2. Methods
Secondary data on the labor force were collected from books, newspapers,
magazines, statistical yearbooks, reports of departments and boards such as: Labor, War
Invalids and Social Affairs Department, Statistics Department, Department of Labor. In
addition, Bac Ninh Statistical Office will be summarized and systematized.
Primary data are through economic surveys of 30 labor force, 40 mechanical
labor force, 25 mechanical labor force and 5 food labor force.
Data analysis methods include descriptive and comparative statistical methods
(using t-test, average number analysis).
2.3. Main findings and conclusions
The thesis has systematized and explained the theoretical basis for analyzing labor
force in enterprises in Yen Phong industrial zone: quantity and structure of labor force.

The thesis analyzes the labor force, gender of the labor force, the age of the
labor force, the number of enterprises, the qualifications and qualifications of the labor
force, the experience of the labor force, and the real situation. reward and discipline.
The process of developing the labor force in enterprises in Yen Phong Industrial
Zone has contributed to bring a new face to Bac Ninh province. Developing labor force
in enterprises in Yen Phong Industrial Zone is an inevitable step in the process of socioeconomic development of the locality, which has contributed to a positive shift in the

x


economic structure. create diversification of industries, expand more new industries in rural

areas, significantly increase the income of people from industry and service sectors.

The thesis has pointed out the factors affecting the labor force in enterprises in
Yen Phong Industrial Zone: economic, cultural - social context, competitors and
systematized infrastructure.
Although the above-mentioned conclusions are still limited and inadequate, I
believe that there will be a certain contribution to the employment of farmers in ICs and
IPs, especially the current period - the integration period.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thực tế cho thấy, các nước có nền kinh tế phát triển đều đi theo con đường
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Về cơ bản, có thể nói cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa là q trình xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở vật chất của ngành
công nghiệp, của các ngành sản xuất khác, ngành thương mại và dịch vụ. Đồng
thời nó cũng là q trình xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế và phục vụ yêu cầu nâng cao đời sống của người dân.
Công nghiệp hóa dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ bản dân số
và lao động, từ đó hình thành nên các khu đơ thị mới, tập trung.
Q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố - hiện đại hố đất nước dẫ đến sự hình
thành các cụm cơng nghiệp, khu công nghiệp mới và mở rộng các khu công nghiệp
hiện có là một xu hướng tất yếu. Tính đến năm 2016 cả nước ta có 267 khu cơng
nghiệp và trên 800 cụm công nghiệp đã được quy hoạch phát triển. Chính q trình
này đã dẫn tới chuyển đổi một phần đất từ nông nghiệp sang phục vụ các cụm công
nghiệp, KCN đồng thời tác động tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lực
lượng lao động từ nông nghiệp sang các lĩnh vực khác. Với vị thế là các khu vực tập
trung sản xuất công nghiệp quy mô lớn, các cụm CN, KCN đã đem lại tăng trưởng

kinh tế cao, thu ngân sách địa phương, giải quyết công ăn việc làm, tạo chuyển biến
về cơ cấu kinh tế theo hướng tiến nhanh tới hiện đại.

Bắc Ninh là một tỉnh dẫn đầu cả nước về các khu công nghiệp và được ví
như là trung tâm kinh tế của phía Bắc Hà Nội. Trong 8 đơn vị hành chính thì n
Phong là huyện có khu cơng nghiệp nhiều nhất và có giá trị thu hút vốn đầu tư và
sản xuất lớn nhât. Có được điều này bởi Yên Phong là một huyện có diện tích lớn
và đơng dân của tỉnh Bắc Ninh, có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, là nơi kết nối từ các trung tâm kinh tế.
Hiện nay trên địa bàn huyện n Phong có rất nhiều khu cơng nghiệp hay
doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tạo nhiều công việc cho nguồn lao động đồng thời
cũng mở lớp đào tạo lực lượng lao động để giải quyết một phần công ăn việc làm
cho người lao động trong khu công nghiệp huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Lực lượng lao động trong doanh nghiệp có vai trị quan trọng trong q
trình đổi mới, áp dụng khoa học – công nghệ, nâng cao kết quả và hiệu quả sản

1


xuất của doanh nghiệp. Là một tỉnh có vị trí thuận tiện, những năm qua Bắc Ninh
đã xây dựng nhiều khu công nghiệp ( KCN ) thu hút khoảng 1000 dự án đầu tư,
nhờ đó một lượng lớn LĐ được tham gia sản xuất trong các doanh nghiệp. Tuy
nhiên, áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp về đầu vào lao động có chất
lượng lao động cao theo đó cũng gia tăng, sự thiếu hụt nhất thời hay biên động về
số lượng, chất lượng lao động có thể xảy ra tại các khu cơng nghiệp. Vì vậy, việc
phân tích thực trạng lực lượng lao động trong các doanh nghiệp tại khu công
nghiệp là cần thiết để thất rõ hiện trạng, khả năng đáp ứng cầu về lao động của
các doanh nghiệp, từ đó có các chính sách, giải pháp về lao động phù hợp. Do đó,
chủ đề “ Phân tích lực lƣợng lao động trong các doanh nghiệp tại khu cơng
nghiệp huyện n Phong” thực tế em lựa chọn có ý nghĩa cả về lý luận và thực
tiễn làm nội dung nghiên cứu của mình.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm phân tích thực trạng lực lương lao
động về số lượng và chất lượng lao động trong các doanh nghiệp tại khu cơng
nghiệp.Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển lực
lượng lao động trong các doanh nghiệp tại khu công nghiệp huyện Yên Phong,
tỉnh Bắc Ninh trong thời đại cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa nhằm thực hiện hóa
lực lượng lao đơng trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về lao động và phân
tích lực lượng lao động trong các doanh nghiệp.
Phân tích thực trạng lực lượng lao động trong các doanh nghiệp tại khu
công nghiệp huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Đề xuất một số định hướng và giải pháp phát triển lực lượng lao động
trong các doanh nghiệp trong khu công nghiệp huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực trạng về phân
tích lực lượng lao động trong các doanh nghiệp tại khu công nghiệp huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc , từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển lực lượng lao động.

2


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
Đề tài phân tích lực lượng lao động trong các doanh nghiệp tại khu công
nghiệp huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại khu công nghiệp Yên Phong cùng với các doanh

nghiệp tại KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Phạm vi thời gian
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 10/2018 đến tháng 10/2019
Thời gian thu thập số liệu thứ cấp là 2016, 2017 và 2018
Thời gian điều tra tháng 01/2019.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
* Khái niệm
Hiện nay, khái niệm "lao động” được hiểu theo nhiều cách khác nhau:
Theo Marx trong kinh tế - chính trị Marx-Lenin: Lao động là sự tiêu hao
sức lực lao động của người sản xuất.
Theo Mác-Ănggen: Lao động là nguồn của mọi của cải và mọi văn hóa.
Lao động là tài sản quý giá nhất trong mỗi doanh nghiệp, là đầu vào của
mọi q trình sản xuất, nó cũng là yếu tố tích cực nhất, hoạt động nhất trong quá
trình sản xuất vì lao động chính là con người biết suy nghĩ, biết hành động, biết
học hỏi các kỹ năng, biết tích lũy kinh nghiệm để phục vụ sản xuất.
Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay
đổi các vậ thể tự nhiên phù hợp với nhu cầu con người. Thực chất là sự vận động
cúa sức lao động trong quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội, lao động cũng
chính là quá trình kết hợp của sức lao động và tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản
phẩm phục vụ nhu cầu con người. Có thể nói lao động là yếu tố quyết định cho
mọi hoạt động kinh tế.
*

Lực lƣợng lao động


Theo quan niệm của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): Lực lượng lao động
là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định, thực tế đang có việc làm
và những người thất nghiệp song đang có nhu cầu tìm việc làm.
Theo từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân của Nguyễn Văn
Ngọc: Lực lượng lao động là số người có thể sử dụng trong nền kinh tế với tư
cách là nhân tố lao động.
Lực lượng lao động là bộ phận của nguồn lao động đang tham gia hoạt
động kinh tế, không kể là có việc làm hay khơng có việc làm.
Lực lượng lao động là khái niệm định lượng của nguồn lao động theo từ
điển Nga.

4


Lực lượng lao động là số lượng và chất lượng những người lao động được
quy đổi theo các tiêu chuẩn trung bình về khả năng lao động có thể sử dụng thep
từ điển Pháp.
Theo quan điểm của ngành lao động tại Việt Nam thì lực lượng lao động
gồm những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang tham gia hoạt động kinh tế khơng
phân biệt là có việc làm hay khơng có việc làm.
Có thể nói rằng lực lượng lao động là khái niệm mà các nước đang phát
triển trong đó có Việt Nam thường dung để đánh giá nguồn lao động.
* Phân tích lực lƣợng lao động
Theo Mác khuyên rằng; “để con người tư duy, hành động, xây dựng tính
hiện thực của mình, với tư cách là con người đã thốt khỏi ảo tưởng và đạt đến
độ tuổi có lý trí; để con người vận động xung quanh mình nghĩa là vận động xung
quanh mặt trời thật sự của mình”.
Lao động có ý thức và có mục đích, theo Mác là cơ sở thực tiễn tạo ra mọi
vấn đề và phương hướng giải quyết những vấn đề đã nói. Với những hình thức đó

con người chẳng những chiếm hữu tự nhiên mà cịn qua đó “ làm thay đổi bản
tính con người” nghĩa là “ phát triển những tiềm lực đang nằm ngủ trong bản tính
đó và bắt sự hoạt động của những tiềm lực đó phải phục tùng quyền lực của
mình”.
Thực tiễn lao động có ý thức là gạch nối con người với tự nhiên: ngồi
thực tiễn đó thì sẽ khơng cịn co cái gì khác, đó chính là điểm cốt tử trong tư
tưởng của Mác.
Phân tích là một quá trình xác định và ghi chép lại các thơng tin liên quan
một cách có hệ thống.
Phân tích lực lượng lao động nhằm xác định năng lực, kỹ năng và phẩm
chất của người lao động.
Phân tích lực lượng lao động nhằm nắm bắt thông tin về số lượng và trình
độ chuyển mơn để bố trí cơng việc cho phù hợp.
* Doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở
giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm
mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

5


Doanh nghiệp là một trong những chủ thể kinh doanh chủ yếu của xã hội.
Doanh nghiệp là một đơn vị kinh doanh được thành lập để thực hiện hoạt động
kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên
riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định pháp
luật nhằm thực hiện ổn định các hành đồng kinh doanh.
Theo Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 Quốc Hội ban hành ngày 26
tháng 11 năm 2014, tại Điều 4 thì:
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được
đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký
thành lập theo pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam.
Cũng theo Luật doanh nghiệp 2005 giải thích, Kinh doanh là việc thực
hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản
xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích
sinh lợi. Như vậy doanh nghiệp là tổ chức kinh tế vị lợi, mặc dù thực tế một số tổ
chức doanh nghiệp có các hoạt động khơng hồn tồn nhằm mục tiêu lợi nhuận.
* Khu cơng nghiệp
KCN đã hình thành và phát triển ở các nước tư bản phát triển vào những
năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một định
nghĩa được thừa nhận chung về KCN. Các tổ chức quốc tế, các quốc gia trên thế
giới đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về KCN.
Theo Hiệp hội khu chế xuất thế giới (Wepza) đã định nghĩa khu chế xuất
(KCX) (một dạng đặc biệt của KCN) là “Khu tự do do chính phủ xây dựng để
xúc tiến các mục tiêu chính sách được áp dụng thí điểm, đột phá. Các chính sách
này khác với chính sách áp dụng cho khu nội địa và phần lớn các chính sách áp
dụng cho khu là cởi mở hơn” (Wepza, 1997). Như vậy, “khu tự do” có nghĩa là
khu vực được vây kín bằng hàng rào, với các “chốt” ra vào được kiểm soát và tại
địa phận đó một số ưu đãi về kinh tế được áp dụng. Khái niệm này về cơ bản gần
với khái niệm “khu vực miễn thuế”.

Việt Nam, qua hơn 25 năm kể từ khi khu công nghiệp (KCN) đầu tiên
được thành lập, các KCN đã có bước phát triển đáng kể về cả số lượng, chất
lượng, ngày càng có đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
KCN đầu tiên được đề cập đến từ khi miền Bắc xây dựng khu Gang thép

6


Thái Ngun, khi chính quyền Việt Nam cộng hồ xây dựng KCN Biên Hồ.

Nhưng chỉ đến khi có Luật Đầu tư nước ngồi (1986), khái niệm về KCN mới
được chính thức nêu ra tại Khoản 14&15, Điều 2. Theo văn bản này, “KCN là
khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất
hàng CN”.
Theo Nghị định số 29/2008/NĐ – CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ, tại
Điều 2 thì: “Khu cơng nghiệp là khu chun sản xuất hàng công nghiệp và thực
hiện các dịch vụ cho sản xuất cơng nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được
thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định”.
Mặc dù hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về KCN, nhưng khái quát
lại, có thể hiểu KCN theo 2 cách:
Thứ nhất, KCN là một lãnh thổ xác định được xây dựng cơ sở hạ tầng và
pháp lý phù hợp với sản xuất CN. Trong KCN có thể xây dựng thêm các DN dịch
vụ, nhất là dịch vụ sản xuất CN, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí phục vụ người
lao động, khu thương mại, văn phịng, nhà ở cho cơng nhân... Về thực chất, đây
là khu hành chính kinh tế đặc biệt như KCN Batam (Indonesia), công viên CN ở
Đài Loan, Thái Lan và một số nước Tây Âu, khu kinh tế mở Chu Lai, Dung Quất


Việt Nam.

Thứ hai, KCN là lãnh thổ có giới hạn nhất định, tập trung các doanh
nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp dịch vụ sản xuất cơng nghiệp, khơng có dân
cư sinh sống. Mơ hình này được xây dựng ở một số nước như Malaysia,
Indonesia, Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam.
Dù hiểu theo hình thức nào, KCN đều là một lãnh thổ có ranh giới địa lý
xác định, có những điều kiện tương xứng với phát triển CN về tự nhiên, cơ sở hạ
tầng, quản lý nhà nước, tập trung các DN sản xuất CN, các DN dịch vụ có liên
quan đến hoạt động CN.
2.1.2. Vai trị phân tích lực lƣợng lao động trong các doanh nghiệp tại khu
công nghiệp.

Lực lượng lao động là động lực cho sự phát triển kinh tế nói riêng và là
động lực phát triển xã hội, con người nói chung. Xét từ nhiều yếu tố thì lực lượng
lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi có khả năng lao động được pháp
luật quy định, Một quốc gia cũng như một khu cơng nghiệp hay một số doanh
nghiệp cần phải có nguồn lượng lao động của sự phát triển kinh tế như: tài

7


nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học – công nghệ và con người. Trong các nguồn
lực đó thì con người là quan trọng nhất có tính chất quyết định dẫn đến sự phát
triển và tăng trưởng của một khu công nghiệp mong muốn.
Tạo nên một nền kinh tế ngày càng phong phú và chủ thể sáng tạo nhằm
thỏa mãn các nhu cầu xã hội.
Gia nhập vào việc tạo cung, cầu, vừa trực tiếp điều tiết quan hệ gắn bó với
kinh tế - xã hội do con người tạo ra.
Đảm nhận chức năng hợp tác và hội nhập quốc tế, vừa đảm nhận vai trị
tiếp nhận thơng tin, các thành tựu về phát triển khoa học, cơng nghệ, kinh tế, văn
hóa của thế giới rồi lan rộng ra các vùng xung quanh.
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đón bắt và thu hút đầu tư các ngành
như điện, giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, cảng biển, các hoạt động
dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường địa
ốc… đáp ứng nhu cầu hoạt động và phát triển của các KCN.
LLLĐ đóng vai trò quyết định việc sử dụng các lực lượng, nguồn lực khác.

Rà soát và điều chỉnh lực lượng năng lực theo một hướng thuận lợi một
cách linh hoạt, nhanh nhẹn.
Tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao trình độ và hiện đại hóa cơng nghệ,
tăng cường khả năng tổ chức quản lý sản xuất và quản lý nhà nước, từ đó làm
giảm chi phí sản xuất, tăng cường năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong quá

trình hội nhập.
2.1.3. Nội dung phân tích lực lƣợng lao động trong các doanh nghiệp tại khu
cơng nghiệp
* Phân tích về số lượng
Số lượng lao động

Lực lượng lao động trong các doanh nghiệp tại KCN ngày càng tăng lên
do lực lượng lao động từ các nhà, khu dân cư thuộc nông thôn, vùng núi, cao
bằng,… chuyển đến dẫn đến tốc độ tăng trưởng lao động tăng mạnh.
Hệ thống dùng để đánh giá chỉ tiêu số lượng lao động:
Chỉ tiêu số lượng lao động hiện có: Chỉ tiêu phản ánh quy mơ số lượng lao
động của doanh nghiệp hiện có tại một thời điểm nhất định thường là cuối kỳ (số

8


lượng lao động cuối kỳ bằng số lượng đầu kì cộng số lượng tăng trong kỳ và trừ
số lượng giảm trong kỳ).
Chỉ tiêu số lượng lao động bình quân trong kỳ: Chỉ tiêu phản ánh số lượng
lao đông mà doanh nghiệp sử dung bình quân trong một thời kỳ nhất định.
Về giới tính:
Lực lượng lao động về giới tính nữ trong các doanh nghiệp ngày càng tăng
nên do các doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp chế biến
như: lắp ráp điện tử, cơ khí, giày dép, điện thoại di động và bánh kẹo đòi hỏi sự
tỷ mỷ, nhẫn nại do đó lao động nữ phù hợp hơn. Khơng những thế trong xu thế
tồn cầu hóa đất nước đang phát triển theo hướng bình đẳng giới.
Độ tuổi
Lực lượng lao động trong các doanh nghiệp thường chia theo các độ tuổi lao
động để tạo sự cân bằng trong sản xuất. Đa số, trong doanh nghiệp sử dụng độ tuổi
20-39 do sức lao động trong độ tuổi này vừa trẻ, khỏe lại tiếp thu những kỹ thuật

công nghệ mới nhanh và lực lượng lao động trẻ có thời gian lao động lâu hơn.

* Phân tích về chất lƣợng lao
động Sức khỏe lực lƣợng lao động
Sức khỏe vừa là mục đích của phát triển, đồng thời cũng là điều kiện để phát
triển. Sức khỏe là sự phát triển hài hòa của con người cả về vật chất và tinh thần. Đó
là sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần. Sức khỏe cơ thể là sự cường tráng, là năng
lực lao động chân tay. Sức khỏe tinh thần là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, là
khả năng vận động trí tuệ, biến tư duy thành hoạt đơng thực tiễn.

Trong mối quan hệ với sự phát triển kinh tế, việc đảm bảo các dịch vụ y tế
và chăm sóc sức khỏe làm tăng chất lượng lao động cả trong hiện tại lẫn tương
lai. Lực lượng lao động có sức khỏe tốt có thể mang lại năng suất lao động cao
nhờ sự bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung khi làm việc. Việc chăm sóc sức
khỏe tốt làm tăng lực lượng lao động trong tương lao nhằm kéo dài tuổi thọ.
Trình độ văn hóa
Là khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ
bản, thực hiện những việc đơn giản để duy trì cuộc sống. Trình độ văn hóa được
cung cấp qua hệ thống giáo dục chính quy, khơng chính quy, qua quá trình học
tập suốt đời của mỗi cá nhân. Hệ thống chỉ tiêu dùng để đánh giá là:

9


Tỷ lệ dân số biết chữ: Là số % của những người từ 10 tuổi trở lên có thể
đọc viết và hiểu được những câu đơn giản. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá trình độ
văn hóa ở mức tối thiểu của một quốc gia.
Số năm trung bình đi học của dân số tính từ 25 tuổi trở lên: là số năm
trung bình một người đi học.
Hiện nay, đất nước đang phát triển theo hướng CNH-HĐH chính vì thế

các doanh nghiệp trong KCN mong muốn có một lực lượng lao động có kiến
thức để doanh nghiệp ngày càng phát triển vững mạnh. Nhưng những người có
kiến thức sẽ khơng bao giờ chịu làm việc chân tay cực nhọc nên trình độ kiến
thức của lực lượng lao động theo hướng Phổ thông vẫn tăng dần làm cho sự phát
triển của doanh nghiệp khơng được mạnh.
Trình độ chun mơn
Là kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm đương các chức vụ trong quản
lý, kinh doanh và các hoạt động nghề nghiệp. Lực lượng lao động kỹ thuật bao
gồm những công nhân kỹ thuật từ bậc 3 trở lên cho tới những người có trình độ
từ đại học trở lên. Họ được đào tạo trong các trường lớp dưới các hình thức khác
nhau. Song nhờ kinh nghiệm thực tế trong sản xuất mà có trình độ tương đương
có trình độ từ bậc 3 trở lên.
Các chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn là:
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo: là % số lao động đã qua đào tạo so với tổng
số lao động. Chỉ tiêu này dùng để đáng giá khái qt về trình độ chun mơn của
lực lượng lao động mỗi quốc gia, mỗi địa bàn.
Tỷ lệ lao động theo cấp bậc đào tạo: Cơ cấu đào tạo theo đại học, cao
đẳng, trung cấp cho ta thấy được sự cân đối với nhu cầu thực tế sản xuất hay
không. Trên cơ sở đó có kế hoạch điều chỉnh nhu cầu đào tạo của cả nước.
Bậc thợ
Bậc thợ phản ánh trình độ chun mơn kỹ thuật và tay nghề của lực lượng
lao động tại thời điểm nghiên cứu. Bậc thợ có thể tính cho một tổ cơng nhân, một
phân xưởng hay một đoạn sản xuất thuộc bộ phận lao động trực tiếp sản xuất
kinh doanh và cũng có thể tính cho các nhóm thuộc lao động quản lý.
Ngày nay, lực lượng lao động phân chia theo cấp bậc ngày càng cao nhằm
phân chia các tay nghề trong công việc cho lực lượng lao động làm việc đúng
năng lực, khả năng và kinh nghiệm của mình. Trong cơng cuộc chuyển đổi cơ

10



cấu kinh tế, thực hiện chính sách CNH-HĐH thì rất cần sự am hiểu và có thao tác
tay nghề nhanh nhẹn, năng động nhằm nâng cao năng suất lao động.
Ngành nghề
Lực lượng lao động đã và đang làm việc trọng các doanh nghiệp có chút
hạn chế về chun mơn nghiệp vụ, trình độ tay nghề nên những ngành nghề có
xu hướng tập nhiều ở những ngành có yêu cầu kỹ thuật, thao tác đơn giản khơng
địi hỏi đỗ xử lý phức tạp do tiêu chuẩn của ngành thì ít nhưng số lượng xem xét
lại nhiều. Chính vì thế, lực lượng lao động làm trái ngành nghề rất nhiều.
Tính ổn định
Do đặc thù về lực lượng lao động trong các doanh nghiệp tại Khu cơng
nghiệp rất đa dạng, do đó tính ổn định chưa được đảm bảo. Một số bộ phận chưa
có mục tiêu và kế hoạch lập nghiệp rõ ràng: họ sẵn sàng thôi việc cũ để chuyển
doanh nghiệp khác hay một cơng việc mới có mức thu cao hơn.
Kinh nghiệm thâm niên
Thâm niên nghề phản ánh trình độ thành thạo cơng việc, cũng như phản
ánh trình độ chuyển mơn, nghiệp vụ của người lao động tăng lên, nhưng đồng
thời tuổi đời của lực lượng lao động cũng tăng lên. Vì vậy, chỉ tiêu này chỉ có thể
theo dõi ở một giới hạn nhất định.
Lực lượng lao động trong doanh nghiệp thường có kinh nghiệm do họ đi
làm từ trình độ phổ thông hay một số người đi làm từ chỗ khác chuyển đến thì ít
nhất cũng phải có chút kinh nghiệm để khi làm còn vận dụng.
Phẩm chất, đạo đức
Thực tiễn, cho thấy các doanh nghiệp chưa được đào tạo về kỷ luật, ý thức
lao động trong doanh nghiệp cũng như trong Khu công nghiệp. Ý thức chấp hành
kỷ luật lao động kém, hiểu biết kiến thức về luật pháp không tốt.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến lực lƣợng lao động trong các doanh nghiệp
tại khu công nghiệp
Yếu tố bên ngoài
Khung cảnh kinh tế: chu kỳ kinh tế ảnh hưởng lớn đến nguồn lao động

trong giai đoạn kinh tế suy thối hoặc kinh tế bất ổn có chiều hướng đi xuống
doanh nghiệp vẫn phải duy trì lực lượng lao động có tay nghề và một mặt phải
giảm chi phí lao động. Ngược lại, khi kinh tế phát triển và có chiều hướng ổn

11


định thường nhu cầu lao động tăng lên do đó sẽ ảnh hưởng đến thị trường lao
động nói chung.
Luật pháp: thường thường luật lao động ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình
tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, vì muốn sử dụng lao động các doanh
nghiệp bắt buộc phải trả lương cho người lao động lớn hơn mức lương tối thiểu
nhà nước quy định đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động và các vấn đề
khác có liên quan đến quyền lợi người lao động.
Văn hóa - Xã hội: nề nếp văn hóa - xã hội ảnh hưởng lớn đến hoạt động
của con người, sự thay đổi về thái độ làm việc và nghỉ ngơi, sự thay đổi về lối
sống xã hội, sự thay đổi về cách nhìn nhận đối với lao động nữ....Tất cả các yếu
tố đó đều ảnh hưởng đến thị trường lao động.
Ðối thủ cạnh tranh: để tồn tại và phát triển nhất thiết doanh nghiệp phải
dựa vào nguồn lao động của mình, do đó để thu hút lao động các doanh nghiệp
thường có các chính sách lương bổng sao cho khuyến khích và giữ nhân viên làm
việc với mình.... Do đó, để duy trì phải biết đề ra các chính sách để thu hút lao
động một cách có hiệu quả.
Chính quyền và đồn thể: chính quyền và cơ quan đồn thể tác động đến
doanh nghiệp nhằm đảm bảo các quyền lợi của người lao động. Do đó, ảnh
hưởng của các tổ chức này đối với các doanh nghiệp thường liên quan đến chế
độ, chính sách tuyển dụng, sa thải... lao động.
Các bước ngoặt của nền kinh tế có thể ảnh hưởng tới nhu cầu về lực lượng
lao động.
Trong giai đoạn nền kinh tế phát triển, nhu cầu lực lượng lao động có thể

tăng lên.
Trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái, nhu cầu lực lượng lao động có thể
giảm.
Những thay đổi về chính trị hay pháp luật cũng có thể ảnh hưởng tới nhu
cầu lực lượng lao động tương lai của một tổ chức.
Những thay đổi về chính trị hay pháp luật có thể ảnh hưởng một cách trực
tiếp và mạnh mẽ đến tình hình hoạt động kinh doanh của tổ chức và như vậy chắc
chắn sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu lực lượng lao động hiện tại và tương lai của tổ
chức.

12


Các thay đổi về kỹ thuật sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhu cầu tương lai của
một tổ chức về lực lượng lao động.
Khi công nghệ được cải tiến, bản chất của cơng việc trở nên phức tạp hơn,
vì vậy nhu cầu của tổ chức đối với loại công nhân có kỹ năng đặc biệt sẽ tăng lên.
Tuy nhiên tổ chức thường phải đương đầu với sự thiếu hụt loại nhân công kỹ
thuật cao này do sự chậm chạp trong đào tạo nhân viên quen với kỹ thuật mới.
Bởi sự đào tạo thường diễn ra sau và chậm hơn so với sự đổi mới về kỹ thuật và
công nghệ.
Sức ép của cạnh tranh toàn cầu sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu tương lai của tổ
chức về lực lượng lao động.
Giảm quy mô và thiết kế lại công việc là những biện pháp thông thường
được sử dụng để giảm giá thành sản phẩm. Những biện pháp này sẽ ảnh hưởng
đến nhu cầu của lực lượng lao động trong tổ chức.
Yếu tố bên trong
Các yếu tố ảnh hưởng đến lực lương lao động trong doanh nghiệp:
Mục tiêu của doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp đều có mục tiêu riêng, mỗi
cấp quản trị phải hiểu rõ mục tiêu của mình. Trong thực tế, mỗi bộ phận phịng

ban đều phải có mục tiêu của bộ phận mình. Mục tiêu cụ thể của mỗi doanh
nghiệp là một yếu tố môi trường bên trong ảnh hưởng đến các bộ phận chuyên
môn như sản xuất, kinh doanh, marketing, tài chính. Mỗi bộ phận chun mơn
phải dựa vào định hướng của công ty để đề ra mục tiêu của bộ phận mình.
Chính sách của doanh nghiệp: Chính sách của doanh nghiệp thường là các
lĩnh vực thuộc về quản trị nhân lực. Các chính sách này tùy thuộc vào chiến lược
dùng người của mỗi doanh nghiệp. Các chính sách là chỉ nam hướng dẫn, chứ không
phải luật lệ cứng nhắc, do đó chính sách của doanh nghiệp phải linh động, địi hỏi
cần phải giải thích và cân nhắc. Nó có một ảnh hưởng quan trọng đến cách hành xử
công việc của các cấp quản trị, Một số chính sách ảnh hưởng như là: cung cấp cho
nhân viên một nơi làm việc an tồn, khuyến khích một người làm việc hết khả năng
của mình và bảo đảm cho lực lượng đang làm việc trong doanh nghiệp là họ sẽ được
ưu tiên khi doanh nghiệp có chỗ trống nếu họ chứng tỏ đủ khả năng.

Văn hóa của doanh nghiệp: Khi gặp những vấn đề khó khăn, thì văn hóa
của tổ chức sẽ giới hạn những điều mà nhân viên sẽ làm bằng cách gợi ra môt
phương thức đúng để tổng hợp, xác định, phân tích và giải quyết vấn đề.

13


×